1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

35 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 461 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Theo nhiều chuyên gia, "học bằng chơi, chơi mà học" là phương pháp giáodục phù hợp nhất cho trẻ

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC XÂY DỰNG

TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM

Theo nhiều chuyên gia, "học bằng chơi, chơi mà học" là phương pháp giáodục phù hợp nhất cho trẻ mầm non vì sự phát triển tâm lý của trẻ đang ở trong thếgiới của các trò chơi Theo quan điểm của phương pháp học mà chơi, chơi bằnghọc này thì việc học chia làm hai dạng: học một cách thú vị và học một cách khổ sở

Trong đó, học một cách thú vị chính là việc học gắn với việc vui chơi Vuichơi cũng có hai dạng: vui chơi có ích và vui chơi nhàm chán vô ích Nói một cách

dễ hiểu thì vui chơi có ích chính là học tập Theo đó, học mà chơi, chơi mà học làphương pháp giáo dục phù hợp đối với trẻ mầm non Giữa việc học và chơi phảidiễn ra một cách tự nhiên, hợp nhất linh hoạt

1 Học và vui chơi

1.1 Học là gì?

- Học nghĩa là sự thay đổi tương đối thường xuyên của những gì mà ngườihọc biết, hiểu hoặc làm

- Việc học diễn ra như một kết quả của sự trải nghiệm

- Việc học sẽ thuận lợi hơn khi được xây dựng trên cơ sở những gì người học

đã biết hoặc có thể làm

- Việc học diễn ra mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi mỗi cá nhân làm một việc bất

kỳ hoặc tương tác với người khác

- Ai cũng có khả năng học tập, kể cả trẻ em

1.2 Việc học của trẻ

Việc học của trẻ diễn ra khi:

- Trẻ tương tác với người lớn, với bạn bè và với thế giới xung quanh

- Trẻ khám phá và tìm tòi

- Khi trẻ khám phá, sử dụng các giác quan (sờ, ngửi, nếm…)

Trang 3

- Khi trẻ với trẻ giao tiếp, tương tác với nhau

- Quan sát và lắng nghe

- Khi bắt chước và thực hành

- Khi được chỉ bảo hay hướng dẫn

- Khi tiếp nhận sự giúp đỡ vật chất

- Khi trẻ suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng

- Khi nói chuyện

- Khi nhớ mọi thứ

- Khi liên hệ với những hiểu biết đang có hoặc với cách thức đang thực hiệnđiều gì đó

- Khi giải quyết một vấn đề nào đó

- Khi trẻ khỏe mạnh và được chăm sóc

1.3 Trẻ chơi mà học, học bằng chơi

Trẻ nhỏ có mong muốn tự nhiên được cảm nhận và khám phá một cách tíchcực về thế giới Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạtđộng trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng Vui chơi không chỉ làhoạt động giúp trẻ giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giớixung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng Tất cả trò chơi đều có tiềmnăng hỗ trợ cho việc học của trẻ Thông qua chơi, trẻ được:

- Khám phá, trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ

- Mắc lỗi, thất bại và luyện tập

- Phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề

- Tham gia vào việc tổ chức, ra quyết định, lựa chọn các vấn đề

- Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo

- Phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp

- Hợp tác, thương thuyết và học các kỹ năng xã hội

Trang 4

- Nhận ra những xúc cảm và tình cảm của bản thân cũng như của người khác.

- Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thực hiện đến cùng

- Phát triển các kỹ năng vận động và tăng cường sức khỏe

- Trẻ học nhiều thứ theo nhiều cách khác nhau

1.4 Hoạt động chơi ở trẻ mầm non

1.4.1 Đặc điểm hoạt động chơi ở trẻ mầm non

- Chơi là thiên hướng tự nhiên, là nhu cầu của trẻ để tham gia và khám phánhững điều trẻ quan tâm, làm cho trẻ được hưởng thụ và hài lòng

- Chơi là tự nguyện, trẻ có thể tự quyết định tham gia chơi hay không chơi.Trẻ có thể kiểm soát và thay đổi hướng chơi

- Chơi là thú vị, dù bất đồng có thể xảy ra trong quá trình chơi Khi chơikhông vui, thông thường trẻ sẽ chuyển sang hoạt động khác

- Chơi là tượng trưng, chơi cho phép trẻ sử dụng trí tưởng tượng, sáng tạo củamình

- Chơi có ý nghĩa với người chơi- nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa vớingười khác Trẻ có giải thích riêng của mình về tình huống, sự kiện, kinh nghiệm vàmong muốn chơi của trẻ

- Chơi có thể tiến hành cá nhân, với người khác và với các đồ vật, vật liệu

- Chơi là một trong những cách mà qua đó trẻ học hỏi

Trang 5

- Chơi có thể giúp trẻ vượt lên trên mức độ mà mình đang có, thay đổi những

gì mà trẻ biết và có thể làm được/học được

- Chơi giúp trẻ làm được những điều mà trẻ không làm được trong cuộc sốngthực

- Chơi giúp trẻ thích thú và thoát khỏi sức ép căng thẳng của việc học

1.5 Giáo viên hỗ trợ trẻ chơi mà học

- Hướng dẫn trẻ tự do chọn bạn chơi, góc hoạt động, trò chơi, vai chơi, đồchơi, cách chơi, người/sự vật/hành động thay thế, tình huống chơi theo ý thích vàkinh nghiệm của cá nhân,

- Lắng nghe và đáp ứng ý tưởng, tình cảm, mong muốn chính đáng của trẻ

- Hướng dẫn trẻ hợp tác, chia sẽ, lắng nghe bạn chơi

- Dành đủ thời gian cho trẻ chơi, quan sát, suy nghĩ, đưa ra ý kiến, giải quyếtvấn đề

` - Gợi ý hành động, vai chơi, chủ đề chơi mới bằng các cách: làm mẫu, đóngvai, dùng lời, chơi cùng trẻ; cung cấp đồ chơi tương ứng- tùy vào mức độ phát triểnchơi ở lứa tuổi và cá nhân Thay đổi quy tắc chơi dần dần cho phù hợp với sự tiến bộcủa trẻ

- Hướng dẫn trẻ học thông qua chơi bằng cách đưa ra các khái niệm, chủ đề,kinh nghiệm cho trẻ khám phá, trẻ tự hướng dẫn, ra quy định, đặt câu hỏi,

- Xác định những kiến thức trẻ nên biết bằng cách tạo ra những kinh nghiệm

và tương tác để thúc đẩy kỹ năng tư duy cho trẻ

- Khuyến khích trẻ tham gia tích cực trong việc học của mình Cho trẻ cónhiều lựa chọn

- Tương tác với trẻ để hỗ trợ việc học của trẻ- trò chuyện, tham gia chơi cùngtrẻ

- Chấp nhận sự bừa bộn của trẻ trong khi chơi

- Không nhất thiết lúc nào cũng can thiệp vào trò chơi của trẻ

Trang 6

2 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Mỗi con người có sự khác biệt về: hoàn cảnh, điều kiện sống, thể chất, sởthích, năng lực, trình độ… trẻ em cũng vậy Mỗi trẻ đều có sự khác biệt về hoàncảnh, điều kiện gia đình, môi trường sinh sống và học tập (thành phố hay nông thôn,đồng bằng hay miền núi,…), thành phần dân tộc (dân tộc Kinh hay các dân tộc thiểusố), …do đó, mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt khác nhau về thể chất, tình cảm, mốiquan hệ xã hội, trí tuệ, tâm lí

Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt nên từng trẻ sẽ có hứng thú, cách học và tốc

độ học tập riêng Cần biết rằng những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởngsâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của trẻ và đứa trẻ nào cũng có thể thànhcông Những trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức độ pháttriển của trẻ và phải được xây dựng trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm.Điều này có nghĩa là chúng ta phải cẩn trọng, không cố gắng dạy cho trẻ những gìquá khó đối với trẻ để trẻ có thể hiểu hoặc làm được

2.1 Thế nào là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm?

- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là:

+ Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ- tin tưởngrằng mỗi đứa trẻ đều có thể thành công và tiến bộ

+ Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vuichơi

+ Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trênnhững gì trẻ đã biết và có thể làm

- Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo:

+ Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu, đánhgiá đúng và được tôn trọng

+ Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công

+ Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt làthông qua vui chơi

Trang 7

- Để thực hiện được việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên cần:

+ Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ để xây dựng

kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đối tượng

+ Tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ

+ Tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vuichơi, vì vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo,đóng vai, tưởng tượng và tương tác với bạn bè

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm;

kế hoạch giáo dục phải phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ

2.2 Đặc điểm chính của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

- Đối với trẻ:

+ Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia vào các hoạt động khác nhau

+ Trẻ được khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn

+ Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề

+ Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau

+ Cho trẻ thời gian để học

+ Trẻ được vui chơi và có nhiều cơ hội để học tập như khám phá, sáng tạo,giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và

kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ

+ Cho trẻ thời gian để học phù hợp

+ Giáo viên cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để học và diễn đạt những

gì trẻ biết và hiểu

+ Giáo viên trò chuyện với trẻ và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động và giao tiếp

có ý nghĩa

Trang 8

+ Giáo viên sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thông tin, giúp trẻ diễn đạt và bộc

lộ những gì trẻ biết và hiểu

+ Giáo viên có tri thức, kinh nghiệm, luôn luôn tư duy linh hoạt và học tậpkhông ngừng

+ Sự tương tác tích cực giữa nhà trường- gia đình- cộng đồng.

2.3 Vị trí của trẻ và vai trò của giáo viên trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm2.3.1 Vị trí của trẻ

- Được tôn trọng: Lợi ích, nhu cầu, khả năng của mỗi trẻ đều được hiểu, quantâm và đáp ứng

- Tích cực hoạt động:

+ Trẻ có cơ hội tham gia vào các hoạt động giáo dục bằng nhiều cách

+ Trẻ được tham gia vào các hoạt động giáo dục khuyến khích sự khám phá,quan sát, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng, …đặc biệt là hoạt động chơi

+ Trẻ được học bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm trải nghiệm, khám phá,quan sát, bắt chước, sáng tạo, tưởng tượng, thử nghiệm, thực hành, giao tiếp, chơi,giải quyết nhiệm vụ, học có hướng dẫn,…đặc biệt là học bằng chơi

+ Trẻ được tham gia vào các hoạt động với cả lớp, trong nhóm nhỏ và với cánhân

+ Trẻ được tự đề xướng hoạt động

+ Trẻ được tự lựa chọn các hoạt động

+ Trẻ dược khuyến khích nói lên và chia sẽ ý tưởng của mình

2.3.2 Vai trò của giáo viên trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

- Tôn trọng trẻ:

+ Chấp nhận sự khác biệt, đa dạng, độc đáo của mỗi trẻ và gia đình

+ Tin tưởng vào khả năng thành công của mỗi trẻ

- Mở rộng việc học cho mỗi cá nhân trẻ:

Trang 9

+ Tăng cường tiếp cận cá nhân, nhóm nhỏ khi hướng dẫn trẻ.

+ Xác định và đáp ứng sự hiểu biết, sở thích, ý tưởng, kỹ năng của từng trẻ

- Tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động:

+ Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động phù hợp với khả năng, nhu cầu

+ Hướng dẫn trẻ hiểu được các mục đích của hoạt động giáo dục

+ Hỗ trợ trẻ trong quá trình hoạt động bằng cách khuyến khích, gợi mở

+ Sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thông tin, giúp trẻ trình bày, giải thíchnhững gì trẻ biết và hiểu

+ Tham gia vào các hoạt động vui chơi để hỗ trợ trẻ học

+ Quan sát và đáp ứng đầy đủ nhu cầu chính đáng của trẻ

+ Lập kế hoạch cho các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (tăng cườngchơi mà học- học bằng chơi, tương tác giữa trẻ với trẻ)

+ Điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp với nhu cầu và khả năngcủa trẻ

- Hỗ trợ mỗi trẻ phát triển thành công so với chính bản thân trẻ

2.3.3 So sánh giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và giáo dục lấy giáo viên làmtrung tâm

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm

Trang 10

- Được tôn trọng lợi ích, nhu cầu, khả

năng cá nhân

- Tích cực tham gia các hoạt động giáo

dục bằng nhiều cách

- Được tự do lựa chọn nhiều hoạt động từ

nhiều góc hoạt động khác nhau để học

- Thường xuyên được học theo cặp,

ích, nhu cầu, khả năng của từng trẻ

- Mở rộng việc học của mỗi trẻ bằng

cách: cung cấp môi trường giáo dục

thuận lợi, nhiều cách học khác nhau, tăng

cường chơi mà học-học bằng chơi, tương

tác giữa trẻ với trẻ, trẻ với người lớn

- Chú trọng phương pháp trải nghiệm,

gì, làm như thế nào và vào khi nào

- Cung cấp ít cách học khác nhau cho trẻ,

ít sử dụng chơi, những tương tác giữa trẻvới trẻ, trẻ với người lớn

- Chú trọng phương pháp dùng lời và làmmẫu

- Chủ yếu hướng dẫn trẻ hoạt động theo

Trang 11

- Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xungquanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phươngchâm “chơi mà học, học bằng chơi”.

- Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơhội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động mộtcách vui vẻ

- Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm với giáo dục cá nhân, chú ýđặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp

- Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm và cả lớp, phùhợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu, hứng thú củatrẻ và với điều kiện thực tế

b) Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong Chương trình Giáo dục mầm non

- Chương trình Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất,tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ, hình thành nền tảng của nhân cách

- Chương trình Giáo dục mầm non thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa chămsóc, nuôi dưỡng và giáo dục toàn diện để đáp ứng các nhu cầu phát triển của trẻ

- Các lĩnh vực, nội dung quan trọng và cơ bản được mở, linh hoạt cho giáoviên lựa chọn nội dung phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ.Cách tiếp cận này tập trung vào các lợi ích, nhu cầu của từng trẻ và các nhóm nhỏ

- Chương trình Giáo dục mầm non giáo dục trẻ theo độ tuổi, khả năng, nhucầu, nguyện vọng của cá nhân và điều kiện thực tế

- Các phương thức này chủ yếu dựa trên các hoạt động giáo dục giúp trẻ trảinghiệm, tìm tòi, khám phá bằng nhiều cách khác nhau để đáp ứng các nhu cầu, lợiích của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”

2.4 Vai trò, vị trí của giáo viên khi trẻ hoạt động

a) Vai trò của giáo viên khi trẻ hoạt động

Trong khi trẻ hoạt động, vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng Giáo viêncần di chuyển xung quanh các góc hoạt động của trẻ thật hợp lý, để:

Trang 12

- Quan sát

- Lắng nghe

- Trò chuyện với trẻ

- Đôi khi tham gia hoạt động cùng trẻ

b) Vị trí của giáo viên khi trẻ hoạt động

Để triển khai thực hiện tốt quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giáoviên cần chú ý đến vị trí của mình đối với trẻ trong mọi hoạt động giáo dục

Một điều rất quan trọng là khi chúng ta tương tác với trẻ, vị trí của giáo viêncần ngang bằng với trẻ Điều này bao gồm cả việc chúng ta ngồi trên sàn hoặc trênnhững đồ dùng thấp hoặc là quỳ xuống, sao cho dễ dàng tạo ra sự giao tiếp bằngmắt với trẻ, tạo thuận lợi cho giáo viên khi tham gia hoạt động cùng trẻ

2.5 Vai trò của nhà quản lý

Nhà quản lý có thể làm gì để hỗ trợ giáo viên thực hiện chương trình giáo dụclấy trẻ làm trung tâm?

- Nhà quản lí cần hiểu rõ quan niệm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó: + Thay đổi về mặt nhận thức của bản thân và của giáo viên

+ Nhìn nhận đúng, sâu sắc chương trình giáo dục theo quan điểm giáo dục lấytrẻ làm trung tâm

- Nhà quản lí cần hỗ trợ giáo viên:

+ Về tinh thần:

 Lắng nghe ý kiến của giáo viên, tư vấn, cho lời khuyên kịp thời

 Dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với giáo viên

Trang 13

+ Về chuyên môn:

 Lên kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, với tinh thần

“lấy người học làm trung tâm”

 Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên thảo luận, chia sẻthông tin, kinh nghiệm

 Kiểm tra, dự giờ, trao đổi, tư vấn, ra quyết định

 Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan

 Thay đổi cách đánh giá giáo viên

 Quan tâm chế độ, chính sách, đời sống của giáo viên; có chế độ khuyếnkhích, động viên, khen thưởng kịp thời

2.6 Giáo viên có thể phát triển tư duy và việc học của trẻ bằng cách

Khi hỗ trợ và mở rộng việc học cho trẻ, giáo viên cần thận trọng trong lời nói

và hành động vì phần lớn sự tương tác mà giáo viên thực hiện với trẻ mang tính tình

Trang 14

thế, xảy ra trong khi đáp lại những gì trẻ đang nói hoặc đang làm, chỉ có một số hoạtđộng/công việc đã được lập kế hoạch trước.

b) Khi trẻ vui chơi

Khi trẻ vui chơi, giáo viên có thể phát triển tư duy và kỹ năng của trẻ bằngcách:

- Khuyến khích trẻ thiết lập mối quan hệ với những gì trẻ đã biết và có thểlàm hoặc với những kinh nghiệm có sự tương đồng

- Sử dụng các từ ngữ để miêu tả những gì trẻ đang làm

- Khuyến khích trẻ mở rộng và phát triển các trò chơi tưởng tượng

- Sử dụng các tình huống có vấn đề và các thách thức nảy sinh trong quá trìnhchơi để khuyến khích trẻ thảo luận và tìm cách giải quyết

- Tập trung vào sự tham gia của trẻ, nội dung học tập và kết quả mong đợi

- Giúp đỡ trẻ

- Đôi lúc cần duy trì hội thoại và thảo luận giữa cô và trẻ, cả cô và trẻ cùngđưa ra các ý kiến và lắng nghe lẫn nhau

2.7 Chiến lược giúp trẻ phát triển kỹ năng và thành công trong học tập

- Giáo viên cần suy nghĩ cẩn trọng về quyết định thời điểm nào tham gia vàohoạt động của trẻ, thời điểm nào không nên làm phiền trẻ

- Giáo viên cần tìm hiểu năng lực, hứng thú và nhu cầu của trẻ VD: Quan sát,tương tác với trẻ, sử dụng hội thoại, đặt câu hỏi để tìm thông tin và giúp trẻ thể hiện,phân loại những gì chúng biết và hiểu

- Thiết kế hoạt động mang tính thiết thực, phù hợp với vốn kinh nghiệm củatrẻ

- Phối hợp hài hòa giữa nhu cầu của trẻ và điều trẻ cần- điều chỉnh nội dungcho phù hợp với mức độ phát triển và nhu cầu khác nhau của trẻ

- Giáo viên cần phải hiểu biết các nội dung học tập và các thuật ngữ chính xác

để hướng dẫn

Trang 15

- Kích thích trẻ thử nghiệm và khám phá thông qua các hoạt động trải nghiệm.

- Đưa trẻ đến các góc hoạt động, hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hành,vui chơi, tìm tòi, khám phá

- Cung cấp nhiều cơ hội để trẻ được lựa chọn và tham gia các hoạt động mangtính tưởng tượng, sáng tạo

- Dành thời gian cho trẻ chơi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, quan sát và đưa

ra các ý kiến

- Tạo cơ hội cho trẻ học tập qua chơi tự do, chơi có sự hướng dẫn của giáoviên và qua các giờ học chung theo kế hoạch; tạo cơ hội cho trẻ chơi một mình vàchơi cùng các bạn khác

- Cung cấp cho trẻ địa điểm hoạt động, thời gian hoạt động và đầy đủ phươngtiện hoạt động, cần tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương

- Linh họat trong cách sử dụng các phương pháp, hoạt động học tập, như:+ Lời nói và chỉ dẫn của giáo viên cần rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác,giúp trẻ thực hiện thao tác, hành động tự lực và sáng tạo

+ Điều chỉnh sự hỗ trợ của mình phù hợp đối với các đối tượng trẻ khác nhau.+ Giáo viên cần tham gia, tương tác với trẻ, đưa ra những gợi ý, đề xuất, yêucầu, hướng dẫn trẻ chơi

+ Sử dụng cách động viên, khuyến khích và khen trẻ phù hợp với tình huống,tính cách của trẻ

+ Vận dụng các hình thức hoạt động một cách linh hoạt, tùy thuộc vào nộidung giáo dục cụ thể, tạo cơ hội cho trẻ được chơi một mình và chơi cùng các bạnkhác

3 Khái niệm, ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non

3.1 Khái niệm

Trang 16

Môi trường nói chung được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tácđộng tương hỗ với nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để conngười tồn tại và phát triển.

Từ khái niệm đó có thể định nghĩa: Môi trường giáo dục trong trường mầmnon là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đếnhoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non và hiệu quả của những hoạtđộng này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ

3.2 Phân loại

- Có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục trong trường mầm non bao

gồm môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội (bầu không khí giao tiếp trong trường

mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữatrường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác, )

- Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trường vậtchất và môi trường xã hội

+ Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ

dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằngngày của trẻ Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhucầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xãhội

+ Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính

trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình Môi trường xãhội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm nonbao gồm sự giao tiếp giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với nhữngngười xung quanh Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chấtgia đình

Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng đối vớigiáo dục mầm non là cần phải cung ứng điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ

Trang 17

trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt, thông qua đó, nhân cách của trẻ sẽđược phát triển tốt và thuận lợi.

3.3 Ý nghĩa

Có thể nói, việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực

sự cần thiết và quan trọng Việc này được ví như người giáo viên thứ hai trong công

tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động củatrẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện

Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp,ngoài trời phù hợp, thuận tiện, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thểchất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kíchthích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữagiáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơhội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với giáoviên, với bạn bè Nhờ vậy mà giáo viên hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt độngphối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêulớp, yêu giáo viên và bạn bè hơn

Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ làphương tiện, là điều kiện để họ phát triển các ý tưởng tổ chức những hoạt động giáodục phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi

Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thuhút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội

để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, từngthời kỳ

4 Nguyên tắc chung của việc thiết kế môi trường giáo dục trong trường mầm non

Tổ chức môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non có vai trò quan trọngđối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm- kỹ năng xã hội, khảnăng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ Vì vậy, việc thiết kế môi trường giáo dục trongtrường mầm non phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Ngày đăng: 20/01/2019, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w