Những đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: -Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo qui định của Chính phủ.. Đ
Trang 1CÂU HỎI CỦNG CỐ
1.Các trường hợp hàng hóa, dịch vụ không là đối tượng chịu thuế của nhóm thuế thu
vào hàng hóa, dịch vụ:
-Hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh
-Hàng hóa, dịch vụ là hàng giả, hàng nhái
Bởi vì hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế phải là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp, được phép lưu thông trên thị trường Khi Nhà nước tiến hành thu thuế tức là nhà nước đã thừa nhận tính hợp pháp của hành vi chịu thuế
2 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế gián thu Người tiêu dùng là người chịu thuế trong
thuế xuất khẩu, nhập khẩu
3 Những đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
-Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo qui định của Chính phủ
=>Bởi vì hàng hóa này không hội đủ điều kiện để nhà nước thu thuế Cụ thể, hàng hóa
này mặc dù được mang qua biên giới Việt Nam nhưng không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc không có nguồn gốc từ Việt Nam
-Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại
=>Bởi vì đối tượng tiêu dùng hàng hóa này là những chủ thể cần được hưởng chính sách
đãi ngộ từ nhà nước Đối với hàng hóa viện trợ không hoàn lại, chủ thể tiếp nhận chúng là các cơ quan nhà nước theo cam kết viện trợ giữa các chính phủ, nếu thu thuế thì đối tượng nộp thuế chính là nhà nước
-Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngòai vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa dưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác
=>Bởi vì quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoại là
quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu Nhưng nếu hàng hóa từ khu phi thuế quan đưa ra nước ngoài, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan, hàng hóa được giao dịch trong khu phi thuế quan với nhau không được coi là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu vì vậy không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
-Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của nhà nước khi xuất khẩu
=>Bản thân phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên đã bị đánh thuế rất nặng, nếu chịu thêm thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì sẽ dẫn đến hiện tượng thuế trùng thuế
Trang 24 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu không điều tiết vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ
qua biên giới Việt Nam bởi vì cơ sở để nhà nước thu thuế là dựa vào thời gian dịch chuyển của chúng qua cửa khẩu, biên giới nước ta, mà dịch vụ không xác định được thời điểm dịch chuyển nên không thể thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hành vi này được
Câu 5 Những trường hợp nào được miễn thuế xuất khẩu-nhập khẩu? Tại sao lại quy định miễn thuế xuất khẩu – nhập khẩu mà không quy định đó là trường hợp không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu- nhập khẩu dù hệ quả pháp lý cả hai trường hợp đều không nộp tiền thuế cho nhà nước?
Trả lời:
*Những trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
1 Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong tời hạn nhất định;
2 Hàng hóa là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ;
3 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng uyền uu đãi, quyền miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức do Chính phủ uy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
4.Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng óa xuất khẩu cho nước ngoài để gia công;
5 Hàng hóa uất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định;
6 Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc;
b)Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân;
c)Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gắ lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d)Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc
để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời,phụ tùng, gắ lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a khoản này;
đ) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được;
e) Hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu lần đầu theo danh mục do Chính phủ quy định của dự án đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, liểm toán, dịch vụ tư vấn
việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng dự án, thay thế, đổi mới công nghệ;
7 Hàng hóa nhập khẩu để phục hoạt động dầu khí, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí;
b)Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được;
Trang 38 Hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được; tài liệu, sách báo khoa học;
9 Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhạp khẩu để sản xuất của dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc danh mục địa àn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn lĩnh vực 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất;
10 Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước;trường hợp có
sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó;
11 Các trường hợp cụ thể khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định
*Quy định miễn thuế xuất khẩu – nhập khẩu mà không quy định đó là trường hợp không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu- nhập khẩu dù hệ quả pháp lý cả hai trường hợp đều không nộp tiền thuế cho nhà nước là bởi vì:
Trường hợp đối tượng không thuộc diện chịu thuế quy định tại điều 03 luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu không có khả năng tác động chi phối thị trường Còn chế độ miễn thuế ở đây nó vẫn có khả năng tác động lên thị trường ở mức độ nhỏ vì đây là hàng phi mậu dịch
Vậy nên cần phải phân ra từng trường hợp cụ thể để có phương pháp điều chỉnh phù hợp dù hậu quả pháp ý là như nhau
Câu 6 Trình bày căn cứ xác định đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu? việc xác định đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu có bị yếu tố quốc tịch của chủ thể thực hiện hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa chi phối không? Tại sao?
Trả lời:
Căn cứ xác định đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
- Phải có hành vi trực tiếp thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
- Hành vi đó phải là hành vi hoàn tất
Việc xác định đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu không bị yếu tố quốc tịch chi phối mà chỉ phụ thuộc vào căn cứ ở trên
Câu 7 Sự khác nhau cơ bản giữa quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại Điều 02, Điều 10, Điều 16 Điều 17 Luật thuế xuất khẩu – nhập khẩu?
Trả lời:
-Sự khác nhau cơ bản ở đây là hậu quả pháp lý
+Đối tượng chịu thuế( điều 02) phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
+Đối tượng miễn thuế(điều 16),đối tượng xét miễn thuế(điều 17) không phải thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế
- Sự tác động ảnh hưởng đến thị trường trong nước
+Đối tượng chịu thuế tác động đến thị trường, đối tượng xét miễn thuế tác động đến thị trường
ở mức độ nhỏ dưới hình thức là hàng phi mậu dịch, còn đối tượng miễn thuế không tác động đến thị trường
-Vai trò quyết định của cơ quan thuế
+Ở đối tượng chịu thuế, đối tượng miễn thuế được quy định rõ trong luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu cơ quan thuế chỉ thực hiện nghĩa vụ căn cứ vào điều luật để áp dụng Còn đối với đối tượng
Trang 4xét miễn thuế thì việc quy định không chi tiết cụ thể vì vậy đối tượng xét miễn thuế muốn được miễn thì phải có sự đồng ý của cơ quan thuế trong trường hợp này quyền quyết định phụ thuộc vào cơ quan thuế
Câu 8 Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế suất thuế xuất khẩu? Yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu trong từng trường hợp cụ thể?
Trả lời:
*Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu và thuế suất thuế nhập khẩu
đó là ở thuế xuất khẩu chỉ căn cứ vào chủng loại hàng hóa còn ở thuế nhập khẩu bên cạnh căn cứ vào chủng loại hàng hóa còn căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ bởi vì dựa vào quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia khác nhau thì việc quy định thuế suất sẽ khác nhau
*Yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu
-Đối với thuế suất thông thường thì yếu tố đóng vai trò quyết định là căn cứ vào biểu thuế do nhà nước quy định
-Đối với thuế suất ưu đãi thì yếu tố đóng vai trò quyết định đó là dựa vào chế độ đối xử tối huệ quốc giữa nhà nước và các quốc gia đó khác nhau thì mức thuế suất sẽ khác nhau
NHẬN ĐỊNH
aCâu v: thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng nhập khẩu tăng thêm về so với tờ khai hải quan
Đây là nhận định sai Vì thuế chống trợ cấp là loại thuế nhập khẩu bổ sung, được áp dụng khi hàng hóa được nhập khẩu nhận được sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ nước xuất xứ hàng hóa cho các cá nhân, tổ chức sản xuất ra hàng hóa đó và việc trợ cấp này gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước Như vậy, nếu như hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số lượng so với
tờ khai hải quan nhưng việc tăng thêm này không do sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc cơ quan của Chính phủ hoặc không gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước thì cũng không bị áp thuế chống trợ cấp
Câu vi: chỉ có cơ quan thuế mới có thẩm quyền thu thuế xuất khẩu-nhập khẩu
Đây là nhận định sai Đối với thuế xuất khẩu nhập khẩu thì cơ quan đứng ra thu thuế không phải là cơ quan thuế (tổng cục thuế, cục thuế, chi cục thuế) mà là cơ quan hải quan (điểm a K2 Đ2 LQLT)
Câu vii: hàng hóa xuất khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết thuế xuất khẩu
Đây là nhận định sai Vì thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung, chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có đủ các điều kiện để áp dụng thuế tự vệ, còn thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào hành vi xuất khẩu hành vi nhập khẩ và xuất khẩu này là hoàn toàn khác nhau nên việc áp dụng 2 loại thế này không có liên quan j với nhau
Trang 5Tình huống 3: Vũ trường M đi vào hoạt động từ ngày 01.02.2008 Để phục vụ cho hoạt
động của mình, vũ trường có kinh doanh, bán lẻ mặt hàng rượu, bia, thuốc lá cho khách Ngoài ra để mở rộng hoạt động, vũ trường đã xin mở thêm dịch vụ kinh doanh trò chơi bằng máy jack pot và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý Ngày
10/04/2010, vũ trường M đã nhập khẩu 10 máy jack pot để phục vụ mục đích nói trên
Cơ quan thuế đã yêu cầu M nộp thuế nhập khẩu và thuế TTĐB đối với 10 máy jack pot nói trên 10/05/2010, cơ quan thuế đã yêu cầu Vũ trường M kê khai nộp thuế TTĐB đối với hoạt động vũ trường, trò chơi máy jack pot, kinh doang rượu bia, thuốc lá.
Hỏi:
1 Xác định các hành vi làm phát sinh nghĩa vụ nộp Thuế?
2 Là một nhà tư vấn, anh chị hãy cho biết Vũ trường M có thể phải thực hiện những nghĩa vụ thuế nào cho những hoạt động của mình?
3 Thủ tục thực hiện các nghĩa vụ thuế của Vũ trường M như thế nào? ( đăng kí, kê khai, nộp, quyết toán)
4 Giả sử không có tiền thanh toán lô hàng trên, nên Vũ trường M đã xuất cho phía đối tác 1 tấn cà phê tương đương với giá trị 10 máy jackpot) theo phương thức hàng đổi hàng M lập luận rằng vì việc nhập khẩu thực hiện theo phương thức hàng đổi hàng nên không phải thực hiện nghĩa vụ thuế Lập luận của M đúng hay sai? Tại sao?
5 Yêu cầu Vũ trương M nộp thuế TTĐBcủa cơ quan thuế như trên là đúng hay là sai? Tại sao?
6 Xác định giá tính thuế đối với từng loại thuế phát sinh trong tình huống trên.
7 Giả sử nhân ngày 30.04.2010, Vũ trường M có tổ chức tiệc cho nhân viên của mình, có tiêu thụ hơn 100 két bia Hỏi việc tiêu thụ 100 két bia có phat sinh nghĩa
vụ Thuế của Vũ trường M không? Giá tính thuế trong trường hợp này?
Trả lời:
1 Các hành vi làm phát sinh nghĩa vụ Thuế là:
Hành vi kinh doanh với thuế TNDN hoặc thuế TNCN
Thuế TTĐB đối với các hoạt động:
+ kinh doanh vũ trường ( điểm a, khoản 2, luật Thuế TTĐB
+ Trò chơi jackpot
Trang 6Thuế nhập khẩu, đối với các hoạt động:
+ nhập khẩu 10 máy Jackpot ( khoản 1, điều 2, luật Thuế nhập khẩu, xuất khẩu)
Thuế GTGT đối với các hoạt động:
+ kinh doanh rượu, bia thuốc lá ( điều 3, luật Thuế GTGT)
+ kinh doanh vũ trường ( điều 3, luật thuế GTGT)
2 Vũ trường M phải thực hiện những nghĩa vụ Thuế cho các hoạt động của mình là: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng
Thuế TNDN hoặc thuế TNCN
3 Thủ tục thực hiện các nghĩa vụ Thuế của Vũ trường M:
a Đăng kí thuế: M đăng kí thuế phải đăng kí TTNDN hoặc TNCN, TTTĐB, TGTGT trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày: được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép đăng kí thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư ( khoản 1, điều 22, luật Quản lí thuế) và thực hiện các yêu cầu theo các điều khoản hợp lí
ở Chương 2, luật Quản lí thuế) Và ĐK tờ khai HQ đối với máy jackpot
b Kê khai Thuế: Thực hiện đúng theo các yêu cầu của việc kê khai thuế chính xá c, trung thực, đầy đủ theo mẫu mà BTC quy định Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp trừ trường hợp CQT tính thuế theo quy định của CP ( chương 3, luật quản lí thuế.)
c Nộp Thuế: Chương 5, luật quản lí thuế ( thời hạn nộp thuế, địa điểm và hình thức nộp thuế…)
TTNDN hoặc TTNCN, TTTĐB, TGTGT nộp trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế
Hoặc thời hạn do CQ thuế thông báo trong trường hợp CQT tính thuế
TNK nộp trước khi nhận hàng hoặc là trong thời hạn 30 ngày kể từ đăng ký tờ khai hải quan nếu như M đáp ứng được đk tại K2, Đ15 LTXK-NK
d Quyết toán thuế: TTNDN hoặc TTNCN, TTTĐB, TGTGT thường thực hiện khi kết thúc năm tài chính hoặc năm dương lịch TNK thường quyết toán sau khi chấm dứt hành
vi NK nhằm kt số thuế đã nộp xem có đúng với từng hành vi chịu thuế không
4 Lập luận của M là sai, bởi theo việc xuất lô hàng 1 tấn cà phê đã chịu phạm vi điều chỉnh của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu Cụ thể: điều 1, luật Xuất khẩu, nhập khẩu đã
Trang 7quy định rõ: “Luật này quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân
biên giới Việt Nam và hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá Xuất khẩu, nhập khẩu.”
5 Yêu cầu của cơ quan thuế về việc buộc Vũ trường M phải nộp thuế TTĐB đối với
10 máy jackpot nói trên là sai, bởi, đối tượng chịu thuế của Luật thuế TTĐB là hàng hoá, máy Jackpot không nằm trong danh mục phải chịu thuế này
Yêu cầu của cơ quan thuế về việc buộc Vũ trường M phải nộp thuế TTĐB đối với việc kê khai nộp thuế đối với việc kinh doanh rượu, bia, thuốc lá là sai, bởi vi hành vi dịch vụ kinh doanh rượu bia, thuốc lá không phải chịu thuế TTĐB, mà đối tượng chịu Thuế chỉ đánh vào hàng hoá là rượu bia, thuốc lá ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu ( điều
2, luật Thuế TTĐB)
6 Giá tính Thuế TTĐB đối với các hoạt động:
+ kinh doanh vũ trường: là DT từ kd vũ trường và các hoạt động trong vũ trường + Trò chơi jackpot: DT trừ (-) tiền thưởng trả cho khách hàng
+ Giá tính Thuế nhập khẩu, xuất khẩu đối với hoạt động:
Là trị giá HQ nhập khẩu 10 máy Jackpot:
Giá tính Thuế GTGT đối với các hoạt động:
+ kinh doanh rượu, bia thuốc lá: giá tính thuế = Giá bán chưa có thuế GTGT của phần tăng thêm
+Giá tính thuế thu nhập DN là Doanh thu – các chi phí hợp lý được trừ
Hoặc
+ Giá tính thuế TNCN là thu nhập – các khoản được trừ
Việc tiêu thụ 100 két bia sẽ làm phát sinh nghĩa vụ thuế của Vũ trường M, bởi trong trường hợp này, Nhân viên của Vũ trường M đóng vai trò là người tiêu dùng, và là đối tượng chịu thuế của Thuế GTGT
Giá tính Thuế GTGT đối với việc tiêu thụ 100 két bia này là:
Giá tính Thuế GTGT=Giá thanh toán / 1+ thuế suất 10%
Tình huống 19:
1 Với việc cho thuê nhà của mình ông Bằng phải thực hiện nghĩa vụ thuế:
Thuế TNCN theo Điểm a, K1, Đ3
Đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày kể tư ngày cho thuê nhà theo k4, Đ22 LQLT
Trang 8Kỳ tính thuế theo năm Điểm a, K1, Đ7 LTTNCN
Thực hiện kê khai và quyết toán thuế theo năm, hàng quý tạm nộp thuế theo kết quả kinh doanh K1, Đ 31 NĐ100
Thuế GTGT theo Đ 4 LTGTGT
Đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày kể tư ngày cho thuê nhà theo k4, Đ22 LQLT
2 Ông Bằng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN trên phần giá trị 2 triệu theo K1,
2 Đ10 LTTNCN
Và thuế GTGT cũng trên giá trị 2 triệu Điểm a, K1, Đ7 LTGTGT
Vì 2 triệu là giá trị thực tế được thỏa thuận trong hợp đồng thuê nah2 giữa ô Bằng và bà Cúc
3 Việc tố cáo của bà Cúc không thề cho phép Chi cục thuế xác định ô Bằng có hánh vi trốn thuế Bởi muốn xác định Ô Bằng trốn thuế thì Chi cục thuế phải có trách nhiệm chứng minh trên cơ sở kiểm chứng lời tố cáo của Bà Cúc
Việc khai giá thấp hơn với giá thuê thực tế của ô Bằng là biểu hiện của hành vi trốn thuế vì:
Ô Bằng đã có sự thống nhất giữa ý chí và hành vi của mình trong việc khai giá thấp
Hành vi của ô Bằng đã vi phạm pháp luật về thuế theo quy định tại Điểm n, K1, Đ14 NĐ 98
Để củng cố cho lập luận của mình cơ quan thuế theo k3, Đ81, và áp dụng các biện pháp thanh tra theo Đ88 LQLT Và so sánh với giá cả thuê nhà cùng cấp và tương đương về chất lượng tại địa phương để củng cố cho lập luận của mình
4 Chi cục thuế có thẩm quyên xử phạt theo thẩm quyền của Chi cục trưởng được quy định tại điểm c, K3, Đ18 NĐ98
Tiền phạt đồng thời với việc truy thu thuế không được xem là cùng một hành vi mà chịu xử phạt hai lần vì truy thuê thuế không phải là hình thức xử phạt mà chỉ là hành vi thu lại khoản thuế chưa thu Nên truy thu thuế không đồng nhất với xử phạt về thuế
5 Không bời vì như đã nói hành vi inh doanh của bà Cúc là trái phép thì không được xem là
vi phạm pháp luật về thuế và c ũng không bị truy thu Vì Thu nhập của bà Cúc có được không được hình thành từ hành vi kinh doanh hợp pháp do đó TN này không được xem là đối tượng điều chinh của PL về thuế do đó TN này không chịu sự tác động của PL về thuế nên không xem là vi phạm PL thuế và không bị xử phạt vi phạm về thuế hay truy thu thuế
mà HV trên của bà Cúc có thể chịu trách nhiệm vi phạm PLHC trong hoạt động kinh doanh
về ĐKKD hoặc vi phạm PLHS về hành vi kinh doanh trái PL