1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tiểu thuyết của khaled hosseini (tt)

16 564 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN ĐÌNH KHÁNH LINH NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA KHALED HOSSEINI Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 8 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THE

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN ĐÌNH KHÁNH LINH

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA KHALED HOSSEINI

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

HUẾ, 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN ĐÌNH KHÁNH LINH

NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA KHALED HOSSEINI

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC

Mã số: 8 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN VĂN THUẤN

HUẾ, 2018 Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Phan Đình Khánh Linh

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS Nguyễn Văn Thuấn – người đã luôn luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Xin cám ơn các thầy cô trong tổ Lí luận văn học, trong khoa Ngữ Văn, ĐHSP Huế đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Xin dành những lời cuối cùng để cám ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này

Mặc dù tôi đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, rất mong nhận được sự chỉ dạy của các thầy cô

Tôi xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 11 năm 2018

Tác giả

Phan Đình Khánh Linh

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 5

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Đóng góp của luận văn 10

6 Cấu trúc của luận văn 10

B PHẦN NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: CẤU TRÚC NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHALED HOSSEINI 11

1.1 Những người đàn ông và những người đàn bà trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini 11

1.1.1 Đàn ông – gương mặt kẻ thống trị 11

1.1.2 Đàn bà – kẻ bị trị và những chấn thương tâm lý 18

1.2 Người lớn và trẻ em trong tiểu thuyết Khaled Hosseini 28

1.2.1 Cha và con 28

1.2.2 Mẹ và con 33

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHALED HOSSEINI 37

2.1 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Khaled Hosseini 37

2.1.1 Phố chính và ngoại ô 38

2.1.2 Hòa bình và chiến tranh 41

2.1.3 Đất mẹ và lưu vong 45

2.2 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Khaled Hosseini 49

2.2.1 Thời gian lịch sử 50

2.2.2 Thời gian hồi tưởng và hoài niệm 53

2.2.3 Tương lai, hi vọng – ngàn mặt trời rực rỡ 62

CHƯƠNG 3: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHALED HOSSEINI 64

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 6

3.1 Người kể chuyện đáng tin cậy với điểm nhìn hạn tri 65

3.1.1 Người kể chuyện với tư cách người làm chứng 66

3.1.2 Người kể chuyện với tư cách là tội nhân 71

3.1.3 Người kể chuyện với tư cách là nạn nhân 73

3.2 Người kể chuyện không đáng tin cậy với điểm nhìn toàn tri 75

3.2.1 Người kể chuyện – kẻ ngoài cuộc 76

3.2.2 Người kể chuyện về phe nước mắt 77

3.3 Nhãn quan phức hợp và liên văn hóa 80

3.3.1 Nhãn quan phức hợp và trần thuật phức hợp 80

3.3.2 Nhãn quan liên văn hóa 87

C PHẦN KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 100

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 7

1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Nhắc đến Afghanistan ta sẽ liên tưởng ngay đến các cụm từ nội chiến, khủng bố, Taliban, IS nhưng có lẽ rất ít người biết đến đất nước này một cách sâu sắc

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan là một quốc gia nằm giữa lục địa Châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan Tùy theo trường hợp nước này có thể bị coi là thuộc Trung và/hay Nam Á cũng như Trung Đông Về mặt tôn giáo, ngôn ngữ, dân tộc và địa lý nước này có quan hệ với hầu hết các quốc gia láng giềng Afghanistan có đường biên giới dài với Pakistan ở phía nam và phía đông, Iran ở phía tây, Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan ở phía Bắc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở khu vực viễn đông bắc Cái tên Afghanistan có nghĩa “Vùng đất của người Afghan”

Afghanistan bao gồm nhiều nhóm sắc tộc, nằm ở ngã tư đường giữa Đông và Tây Nước này từng là một trung tâm thương mại và di cư cổ đại Vùng này cũng đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và chinh phục, bởi Đế quốc Ba Tư, Alexandros Đại

đế, người Ả Rập Hồi giáo, các dân tộc người Turk và những người du mục Mông

Cổ, Đế quốc Anh, Liên bang Xô Viết và cả Hoa Kỳ

Ahmad Shah Durrani đã tạo lập đất nước Afghanistan ở giữa thế kỷ 18 với tư cách một quốc gia lớn, có thủ đô tại Kandahar Sau đó, đa phần lãnh thổ quốc gia đã

bị nhượng lại cho các quốc gia xung quanh ở đầu thế kỷ 20, sau những cuộc xung đột khu vực Ngày 19 tháng 8 năm 1919, sau cuộc chiến tranh Anh - Afghan lần thứ

ba, đất nước này đã giành lại độc lập hoàn toàn từ Anh Quốc về đối ngoại

Từ năm 1978, Afghanistan đã phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài và đẫm máu, với sự can thiệp từ nước ngoài của Liên Xô và cuộc xung đột năm 2001 với Hoa Kỳ trong đó chính phủ Taliban cầm quyền đã bị lật đổ Tháng 12 năm 2001, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc đã cho phép thành lập một Lực lượng Hỗ trợ An ninh quốc tế (ISAF) Lực lượng này, gồm binh lính NATO, đã hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai trong việc thiết lập an ninh trên toàn quốc Năm 2005, Hoa Kỳ và Afghanistan đã ký kết một thoả thuận đối tác chiến lược cam kết mối quan hệ lâu dài giữa hai quốc gia

Afghanistan - trong sâu thẳm nổi loạn, chiến tranh, chết chóc có những giá trị văn hóa khiến cả thế giới phải nể phục Người Afghanistan tự hào về tôn giáo, quốc

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 8

2

gia, tổ tiên, và trên tất cả là nền độc lập của họ Như những người dân vùng cao nguyên khác, người Afghanistan được cho là nhanh nhạy và mến khách, họ rất coi trọng danh dự cá nhân, trung thành với dòng tộc, sẵn sàng mang theo và sử dụng vũ khí để giải quyết các tranh chấp Các cuộc tranh chấp bộ tộc và những cuộc tàn sát phong kiến đã trở thành một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của họ từ xa xưa, kiểu chủ nghĩa cá nhân tiêu biểu này đã là một trở ngại lớn đối với những kẻ xâm lược từ bên ngoài

Afghanistan có một lịch sử phức tạp thể hiện qua những nền văn hóa hiện nay của họ cũng như dưới hình thức nhiều ngôn ngữ và công trình kiến trúc khác Tuy nhiên, nhiều công trình kiến trúc lịch sử quốc gia đã bị tàn phá trong những cuộc chiến gần đây Hai pho tượng Phật tại tỉnh Bamiyan đã bị lực lượng Taliban, những

kẻ coi đó là sự sùng bái thần tượng, phá huỷ Các địa điểm nổi tiếng khác gồm các thành phố Kandahar, Herat, Ghazni và Balkh Tháp Jam, tại thung lũng Hari Rud, là một địa điểm di sản văn hóa thế giới của UNESCO Tấm áo choàng của Muhammad được cất giữ bên trong Khalka Sharifa nổi tiếng tại Thành phố Kandahar Dù tỷ lệ người biết chữ thấp, thi ca Ba Tư vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong văn hóa Afghanistan Thi ca luôn là một môn học quan trọng tại Iran và Afghanistan, tới mức nó đã thống nhất vào trong văn hóa Văn hóa Ba Tư, từng và luôn luôn có ảnh hưởng lớn trong văn hóa Afghanistan Những cuộc thi thơ giữa cá nhân thường xuất hiện trong những người bình dân Hầu như mọi gia đình đều sở hữu một hay nhiều tập thơ ở mọi kiểu, thậm chí khi chúng không được mang ra đọc thường xuyên Nhiều nhà thơ Ba Tư nổi tiếng trong giai đoạn thế kỷ thứ mười đến thế kỷ mười lăm xuất thân từ Khorasan nơi được coi là Afghanistan ngày nay Đa số

họ cũng là các học giả trong nhiều trường phái khác nhau như ngôn ngữ, khoa học

tự nhiên, y học, tôn giáo và thiên văn học

1.2 Khaled Hosseini sinh ngày 4 tháng 3 năm 1965 ở Kabul, Afghanistan, là con cả trong gia đình có năm người con Cả cha mẹ ông đều xuất thân từ Herat: cha ông – Nasser là nhà ngoại giao của Bộ Nội Vụ Afghanistan (MPA) ở Kabul, còn mẹ ông là giáo viên dạy tiếng Ba Tư ở một trường cấp ba cho nữ giới Năm 1970, gia đình ông chuyển đến Iran, ở đó cha ông làm việc cho Đại sứ quán Afghanistan ở Tehran Năm 1973, gia đình ông trở lại Kabul và em trai nhỏ nhất của ông ra đời tháng 7 năm đó Năm 1976, lúc Hosseini lên 11 tuổi, cha ông đã tìm được một công việc ổn định ở Paris, Pháp và chuyển cả gia đình đến đó Họ không

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 9

3

thể trở lại Afghanistan vì cuộc Cách mạng Saur diễn ra vào tháng 4 năm 1978, theo

đó Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDGA) lên nắm quyền Năm 1980, không lâu sau chiến tranh Xô Viết tại Afghanistan, gia đình Hosseini tìm đến sự bảo hộ của chính phủ Mỹ và rồi định cư ở San Jose, California Lúc đó, Hosseini mới 15 tuổi, không nói chút tiếng Anh nào cho đến khi đặt chân lên đất Mĩ, và sau này ông

mô tả cảm xúc khi đó là "một cú sốc văn hoá" và "rất lạ lẫm"

Ông tốt nghiệp trường Trung học Independence ở San Jose vào năm 1984 và theo học Đại học Santa Clara và giành được bằng cử nhân sinh học năm 1988 Năm tiếp theo ông đăng ký học trường Đại học California, San Diego, khoa Dược và có được bằng tiến sĩ năm 1993 Hosseini hoàn tất quá trình thực tập nội trú ở Nội khoa tại Trung tâm Dược liệu Cedars-Sinai ở Los Angeles năm 1996 và làm dược

hơn 10 năm (cho đến một năm rưỡi sau khi phát hành tiểu thuyết Người đua diều)

Ông còn là phái viên của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) và tham gia hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Afghanistan thông qua Quỹ Khaled Hosseini Hiện tại, ông đang sống ở Bắc California với vợ ông, bà Roya, và hai người con, Haris và Farah

Chính những biến cố trong quãng đời tuổi thơ đã khiến ông có cách nhìn nhận sâu sắc về Afghanistan – đất nước nơi ông sinh ra, để rồi trong 3 tiểu thuyết của mình ông đã có cái nhìn rất khác về Afghanistan, khác hơn những điều mà ta từng biết về đất nước này Có lẽ, với độc giả Việt Nam nói riêng và độc giả trên toàn thế giới nói chung, các tác phẩm của Khaled Hosseini là những cuốn tiểu thuyết đầu tiên giúp ta có cái nhìn toàn diện, chân thực và xúc động nhất về vẻ đẹp cũng như nỗi đau của đất nước và con người Afghanistan Chiến tranh, loạn lạc, những thành phố đổ nát, những công trình văn hoá bị tàn phá, những người phụ nữ trùm đầu than khóc và những kẻ cực đoan với nhiều đạo luật hà khắc dường như là tất cả những

gì người ta được biết về Afghanistan qua các phương tiện thông tin đại chúng Thế nhưng, qua các tác phẩm của mình, Khaled Hosseini đã đưa người đọc đến với một vùng đất hoàn toàn khác, một Afghanistan thanh bình và phồn thịnh, một Afghanistan của truyền thống văn hoá lâu đời, một Afghanistan thuộc về những con người cao thượng và kiêu hãnh, một Afghanistan từng tồn tại, đã bị huỷ diệt và đang hồi sinh

1.3 Các tác phẩm của Khaled Hosseini có đầy đủ các yếu tố để trở thành một tác phẩm best seller: tính thời sự, cốt truyện ly kỳ, xúc động, xung đột gay gắt giữa

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 10

4

các tuyến nhân vật và trong chính bản thân nhân vật Tác giả chứng tỏ không chỉ giỏi xây dựng những cốt truyện giàu kịch tính, mà sở hữu cả một tài văn điêu luyện, chỉ phác ra đôi ba nhân vật đã làm toát lên cả một bối cảnh Những gì Hosseini mang lại cho chúng ta không chỉ là những rung động rất nhân bản của tình người

mà còn cả vẻ đẹp của ngôn từ, cấu trúc, vẻ đẹp của nghệ thuật

Tài năng của Khaled Hosseini là điều không thể nào phủ nhận được, ông đã chứng minh rằng sự thành công của mình không phải là may mắn, những cuốn tiểu thuyết của ông không cầu kì phi lý mà giản dị, tinh tế và chặt chẽ, tuy vậy đơn giản không có nghĩa là dễ hiểu, và một lối kể chuyện giản dị không phải là loại bỏ những

nỗ lực kín đáo trong việc thoát ra khỏi những lối đi văn chương đã mòn cũ Vì vậy

tìm hiểu Nghệ thuật tiểu thuyết của Khaled Hosseini, không chỉ hiểu dấu ấn tài

năng của tác giả mà còn giúp chúng ta nhìn nhận một cách đầy đủ và chân thực nhất

về vẻ đẹp cũng như nỗi đau của Afghanistan, một đất nước, một dân tộc, một nền văn hóa lâu đời bị tàn phá bởi những kẻ cuồng tín và chiến tranh Với ba cuốn tiểu thuyết được xuất bản trong vòng 10 năm, đây là món quà tặng xúc động và đầy ý nghĩa mà nhà văn Hosseini gửi lại cho quê hương mình, nơi cuộc sống yên bình vẫn chưa trở lại

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ở đây chúng tôi tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu các tác phẩm của Khaled Hosseini ở trong và ngoài nước

* Ở trong nước

1 Tác giả Lương Xuân Hà có bài viết: “Viết như một nhu cầu sám hối và

hòa giải” (Tạp chí Tia sáng – số 14) Bài viết này nói về tác phẩm Người đua diều,

tác giả đề cập đến bi kịch của cá nhân (nhân vật Amir) và bi kịch dân tộc Afghanistan Nhưng cốt yếu là tác giả truy tìm câu hỏi về cái ác, nỗi đau và sự giải thoát Cuối cùng tác giả giải thích nguồn gốc bi kịch nhân vật là sự hữu hạn của bản thể, chỉ có sự giải thoát là quay về đối diện với chính mình, còn nguồn gốc bi kịch của dân tộc là sự bất toàn của dân tộc đó Theo tác giả, Khaled Hosseini đã nhìn ra cái ung nhọt của một xã hội ngay trong trạng thái bình yên xa xưa của nó, trước những cuộc chiến tranh: sự cuồng tín tôn giáo, bản tính cực đoan mà ở một mặt là tinh thần phóng khoáng, yêu tự do, kiên cường nhưng mặt bên kia là sự tàn bạo không thương tiếc, sự bất bình đẳng giữa người với người, khi mà loại người này có được cái quyền là người mà loại người khác phải cam chịu thân phận bị hãm hiếp

Demo Version - Select.Pdf SDK

Trang 11

5

và bị sỉ nhục như một lẽ đương nhiên Bài viết này tìm hiểu khá sâu khía cạnh nội dung nhưng còn chưa bàn đến nghệ thuật của tác phẩm

2 Bài trả lời phỏng vấn của chính tác giả Khaled Hosseini với độc giả báo

mạng do Tiểu Linh dịch Ở bài trao đổi này, Khaled Hosseini đã góp phần định

hướng cho người đọc tiếp cận Người đua diều như không nên đồng nhất câu chuyện

của Amir với cuộc đời của tác giả, về đất nước Afghanistan trong kí ức của Khaled Hosseini

3 Tác giả Thiên Thanh có bài viết “Ngàn mặt trời rực rỡ” – Nỗi khổ đau

sau tấm khăn choàng burqa trên https://news.zing.vn/ Bài viết nói đến số phận của những người phụ nữ trong xã hội đầy biến động của Afghanistan qua hai nhân vật chính của câu chuyện là Mariam và Laila Theo tác giả cuộc đời của Mariam từ khi sinh ra cho đến lúc chết dường như đều gắn với lỗi lầm nào đó, và trong cuộc đới đó chỉ có một điểm sáng duy nhất là ngọn lửa leo lét của tình người mà cuối cùng

cô cũng tìm được nơi để soi sáng và sưởi ấm, đó là Laila Hai người phụ nữ, một già, một trẻ lặng lẽ sưởi ấm tâm hồn nhau Số phận họ đã hòa quyện vào nhau trong thân phận đau thương, bền bỉ của người phụ nữ Afghanistan trước nền chính trị phức tạp và tôn giáo hà khắc, làm nên một trường ca tiểu thuyết vô cùng cảm động

4 Tác giả Huy Minh có bài viết Và rồi núi vọng: Khắc khoải, âm vang và

ngọt ngào công bố ngày 7/11/2017 trên https://docsach.org, bài viết đã giới thiệu về

cách viết của Hosseini trong Và rồi núi vọng Theo tác giả những câu chuyện

trong đó chứa đựng bao nhiêu tầng cao típ tắp, cứ đều đặn xếp lên nhau, liên kết với nhau dù mỗi câu chuyện đều như một ngọn núi có thể đứng riêng một cách vững vàng mà vẫn hòa hợp với nhau để tạo thành một khung cảnh đầy choáng ngợp Lựa chọn cách kể chuyện có phần khó nắm bắt, Hosseini đưa người đọc đến những vùng đất khác nhau với những mốc thời gian thay đổi liên tục, với mỗi chuyện ông lại thay đổi một người kể chuyện mới với một góc nhìn mới, như một bộ xếp hình khổng lồ, mỗi nhân vật như một mảnh ghép được ông giao phó những bí mật để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh Và qua đó tác giả lí giải sự thành công của Khaled Hosseini có lẽ do cách kể chuyện độc đáo của ông, hay cũng là do ông luôn viết từ chính trái tim mình về quê hương Afghanistan

5 Trong quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi có tiếp cận khóa luận tốt

nghiệp của Lê Thu Trang – Khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế với đề tài “Nghệ thuật thể hiện bi kịch kép trong “Người đua diều” của Khaled

Demo Version - Select.Pdf SDK

Ngày đăng: 18/01/2019, 12:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w