ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI THÔNG QUA TRÒ CHƠI CHO TRẺ TỰ KỶ Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC THEO
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI THÔNG QUA TRÒ CHƠI CHO TRẺ TỰ KỶ
Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Thừa Thiên Huế, năm 2018
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI THÔNG QUA TRÒ CHƠI CHO TRẺ TỰ KỶ
Ở ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 8310401
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Người hướng dẫn khoa học
TS ĐINH THỊ HỒNG VÂN
Thừa Thiên Huế, năm 2018
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với sự trân trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cám ơn đến cô giáo
TS Đinh Thị Hồng Vân vì những định hướng khoa học, hướng dẫn tận tâm trong quá trình em viết luận văn Cám ơn cô vì là người luôn cho em cảm giác ấm áp, thân thuộc, đã luôn lắng nghe và lo lắng cho em về nhiều điều trong cuộc sống em thấy mình rất may mắn khi được gặp cô
Em xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô giáo ở khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế đã tạo điều kiện cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu ở đây
Cám ơn các em học trò những người bạn nhỏ của cô đã giúp cô có niềm tin hơn vào những điều mình đang làm, nhìn các em vui cười đó là động lực để cô cố gắng nhiều hơn, có các em cuộc sống sẽ không hề tẻ nhạt
Với sự biết ơn chân thành em xin gửi lời cám ơn đến cô Nguyễn Phước Cát Tường và cả nhà vì đã luôn là động lực để em cố gắng làm tốt mọi chuyện, người luôn cho em niềm tin và cảm giác ấm áp như là nhà
Và điều may mắn trong suốt những năm tháng ni là có 2 bạn Ngân và Ngọc, những người đã luôn sẵn sàng hỗ trợ tớ ở mọi phương diện để tớ yên tâm viết tiếp giấc mơ của mình
Tôi xin cám ơn Trung tâm Hoa Sen, Đơn vị Âm ngữ trị liệu đã tận tình giúp tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn
Con xin dành tình cảm biết ơn tới gia đình, những người thân yêu và các bạn
đã luôn bên con trong quá trình học tập, công tác của mình
Và còn rất nhiều lời cảm ơn em muốn gửi đến mọi người nhưng không thể nhắc hết ở đây
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do lựa chọn đề tài 6
2 Mục đích nghiên cứu 7
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7
4 Giả thuyết khoa học 7
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Phạm vi nghiên cứu 8
8 Cấu trúc luận văn 8
NỘI DUNG 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI THÔNG QUA TRÒ CHƠI CHO TRẺ TỰ KỶ 9
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 11
1.2 Lý luận về rối loạn phổ tự kỷ 12
1.2.1 Khái niệm rối loạn phổ tự kỷ 12
1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rối loạn phổ tự kỷ 13
1.2.3 Chẩn đoán trẻ rối loạn phổ tự kỷ 16
1.2.4 Phân loại trẻ tự kỷ 19
1.2.5 Can thiệp cho trẻ tự kỷ 20
1.3 Lý luận về kỹ năng tương tác xã hội của trẻ tự kỷ 22
1.3.1 Khái niệm kỹ năng tương tác xã hội 22
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 61.3.2 Phân loại kỹ năng tương tác xã hội 22
1.3.3 Chức năng của kỹ năng tương tác xã hội 23
1.3.4 Kỹ năng tương tác xã hội ở trẻ tự kỷ 24
1.4 Lý luận về hoạt động chơi ở trẻ tự kỷ 25
1.4.1 Khái niệm về hoạt động chơi 25
1.4.2 Phân loại trò chơi 26
1.4.3 Đặc điểm hoạt động chơi của trẻ 26
1.4.4 Hoạt động chơi ở trẻ tự kỷ 28
1.4.5 Ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi nhằm phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ 28
Tiểu kết chương 1 30
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI THÔNG QUA TRÒ CHƠI CHO TRẺ TỰ KỶ Ở THÀNH PHỐ HUẾ 31
2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu 31
2.1.1 Trung tâm Âm ngữ trị liệu 31
2.1.2 Trung tâm Hoa Sen 31
2.2 Quy trình tổ chức điều tra và đánh giá thực trạng 32
2.2.1 Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu khảo sát và lựa chọn các thang đo 32
2.2.2 Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát 34
2.2.3 Giai đoạn 3: Phân tích và xử lý số liệu 35
2.3 Thực trạng kỹ năng tương tác xã hội của trẻ tự kỷ ở thành phố Huế 35
2.4 Thực trạng phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ ở thành phố Huế 37
2.4.1 Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của kỹ năng tương tác xã hội đối với sự phát triển của trẻ tự kỷ 38
2.4.2 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi nhằm phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ 40
2.4.3 Mức độ sử dụng các loại trò chơi để phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ 42
2.4.4 Mục đích sử dụng trò chơi trong phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ 43
2.4.5 Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi sử dụng trò chơi nhằm phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ 45
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7Tiểu kết chương 2 48
Chương 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ TỰ KỶ 49
3.1 Nguyên tắc xây dựng trò chơi nhằm phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ 49
3.2 Quy trình xây dựng hệ thống trò chơi nhằm phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ 50
3.3 Hệ thống trò chơi phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ 52
3.4 Yêu cầu về cách sử dụng hệ thống trò chơi 62
3.4.1 Lựa chọn trò chơi để chơi với trẻ 62
3.4.2 Đánh giá mức độ thành thục của trẻ 62
3.5 Thực nghiệm các trò chơi nhằm phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỷ 62
3.5.1 Mục đích thực nghiệm 62
3.5.2 Nội dung thực nghiệm 62
3.5.3 Địa điểm, thời gian và khách thể thực nghiệm 63
3.5.4 Quy trình thực nghiệm 63
3.5.5 Kết quả thực nghiệm 64
Tiểu kết chương 3 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1 Kết luận 76
2 Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
GV Giáo viên KNTTXH Kỹ năng tương tác xã hôi TTK Trẻ tự kỷ
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Mẫu khách thể TTK 34
Bảng 2.2 Mẫu khách thể giáo viên 35
Bảng 2.3 Xếp loại mức độ TK của trẻ ở các trung tâm can thiệp ở Huế 36
Bảng 2.4 Xếp loại mức độ tương tác xã hội của TTK ở các trung tâm can thiệp ở Huế 36
Bảng 2.5 Các tiểu lĩnh vực của kỹ năng tương tác xã hội của TTK ở các trung tâm can thiệp ở Huế 37
Bảng 2.6 Ý nghĩa của KNTTXH với sự phát triển của TTK 38
Bảng 2.7 Tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống trò chơi nhằm phát triển KNTTXH cho TTK 40
Bảng 2.8 Mức độ sử dụng các loại trò chơi nhằm phát triển KNTTXH cho TTK 43
Bảng 2.9 Mục đích sử dụng trò chơi nhằm phát triển KNTTXH cho TTK 44
Bảng 2.10 Những yếu tố thuận lợi của GV khi phát triển KNTTXH cho TTK 45
Bảng 2.11 Những yếu tố khó khăn của GV khi phát triển KNTTXH cho TTK 46
Bảng 3.1 Tạo lập chú ý đồng thời thông qua chơi giác quan – vận động và chơi khám phá 52
Bảng 3.2 Phát triển chơi chức năng và tăng cường các hoạt động có cấu trúc 56
Bảng 3.3 Phát triển kỹ năng chơi hợp tác và tưởng tượng 60
Bảng 3.4 Kết quả tổng hợp quá trình can thiệp KNTTXH thông qua trò chơi 66
Bảng 3.5 Kết quả tổng hợp quá trình can thiệp KNTTXH cho TTK thông qua hệ thống trò chơi 71
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Tự kỷ (autism) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp là “Autos” có nghĩa là “tự bản thân” Hội chứng tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật về phát triển có thể gây ra những trở ngại đáng kể về mặt xã hội, giao tiếp và hành vi Rối loạn do các triệu chứng của nó có thể rất khác nhau ở từng trẻ Tuy nhiên, tất cả trẻ tự kỷ (TTK) đều có khó khăn về giao tiếp, tương tác xã hội Trẻ cũng có thể có các hành vi cứng nhắc và lặp đi lặp lại gây cản trở đến việc tương tác xã hội
Hiện nay, trên thế giới, tỷ lệ trẻ được phát hiện và chẩn đoán tự kỷ tăng một cách đáng kể Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO [43], cứ 160 người thì có một người tự kỷ Tại Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nước ta khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ Số lượng trẻ tự kỷ tăng nhanh chóng nhưng nhiều người chưa có nhận thức đúng đắng về rối loạn phổ tự kỷ Chính vì vậy, không phải trẻ tự kỷ nào cũng được đến trường hay trung tâm để được trị liệu, dẫn đến việc trẻ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi hòa nhập vào cộng đồng
Trẻ tương tác với người khác thông qua giao tiếp mắt, ngôn ngữ cơ thể, điệu
bộ, và lời nói Tuy nhiên, TTK lại gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác theo những cách này Chính vì vậy, phát triển kỹ năng tương tác xã hội (KNTTXH) của trẻ là biện pháp quan trọng để phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội
Có nhiều bằng chứng về tác dụng của các phương pháp can thiệp thông qua các hoạt động chơi để giúp trẻ rối loạn phổ tự kỷ phát triển kỹ năng xã hội Khi đánh giá tổng quan 16 nghiên cứu về các phương pháp can thiệp sử dụng chiến lược
về chơi và tương tác xã hội, Hwang và Hughes (2000) chỉ ra rằng các nghiên cứu đều cho thấy “trẻ có biểu hiện tích cực trong hành vi xã hội, giao tiếp mắt, chú ý đồng thời và bắt chước theo các cử động Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng cho thấy bằng chứng của việc trẻ có thể áp dụng và duy trì các hành vi mong muốn này trong các môi trường khác nhau”
Rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng đến người lớn và trẻ em Đặc điểm của rối
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11loạn phổ tự kỷ là sự khiếm khuyết, khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi Điều này gây trở ngại trong việc kết bạn, quan hệ xã hội và vui chơi của trẻ khiến trẻ không thể hòa nhập vào cộng động Trẻ nhỏ giao tiếp với người khác thông qua hoạt động chơi TTK thường không biết cách chơi, vì trẻ có khiếm khuyết trong giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi rập khuôn Chơi là một phương tiện trung gian nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức, tương tác xã hội Những TTK có kỹ năng chơi tốt hơn thường có thể tham gia vào các hoạt động với trẻ khác, từ đó phát triển KNTTXH tốt hơn “Kỹ năng chơi đồ chơi và chơi với người khác góp phần vào sự phát triển sớm các kỹ năng xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, khả năng biểu đạt/hình tượng hóa, cũng như sự phát triển toàn diện thể chất và cảm xúc” (Theo Kasari, Huynh& Gulsrad, 2011, trong Casby, 2008)
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu, nghiên cứu các vấn đề về tự kỷ như các nghiên cứu về hành vi, kỹ năng giao tiếp, quan hệ xã hội của người tự kỷ Tuy nhiên, các nghiên cứu về phát triển kỹ năng tương tác cho TTK thông qua trò chơi
còn ít Chính vì vậy, tôi đã chọn vấn đề “phát triển kỹ năng tương tác xã hội cho
trẻ tự kỷ thông qua trò chơi” để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng phát triển kỹ năng tương tác xã hội thông qua trò chơi cho trẻ tự kỷ ở thành phố Huế, tác giả xây dựng
các trò chơi nhằm phát triển KNTTXH cho TTK
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Trẻ tự kỷ ở thành phố Huế
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Phát triển KNTTXH thông qua chơi cho TTK ở thành phố Huế
4 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống trò chơi nhằm phát triển KNTTXH cho TTK với tiếp cận khoa học và có những chỉ dẫn cụ thể thì có thể giúp TTK nâng cao được KNTTXH
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển KNTTXH thông qua trò chơi cho TTK
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 12- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về phát triển KNTTXH thông qua trò chơi cho TTK ở thành phố Huế
- Xây dựng hệ thống trò chơi nhằm phát triển KNTTXH cho TTK
6 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của đề
tài, tìm hiểu các trò chơi có thể sử dụng nhằm phát triển KNTTXH cho TTK
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp trắc nghiệm: sử dụng thang đánh giá CARS để đánh giá mức
độ hội chứng tự kỉ của trẻ, thang Vineland (mục xã hội hóa) để đánh giá KNTTXH
của TTK
+ Phương pháp quan sát: Nhằm thu thập thông tin về kỹ năng chơi của TTK + Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn phụ huynh về kết quả ứng dụng hệ
thống các trò chơi để phát triển KNTTXH cho TTK
+ Phương pháp chuyên gia: Nhằm xin ý kiến chuyên gia về các trò chơi để
phát triển KNTTXH cho TTK
+ Phương pháp thực nghiệm: Nhằm đánh giá tính khả thi của hệ thống trò
chơi nhằm phát triển KNTTXH cho TTK
7 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu khảo sát TTK trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi trên địa bàn thành
phố Huế
- Thực nghiệm các trò chơi nhằm phát triển KNTTXH trên 2 TTK từ 3
đến 6 tuổi
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được cấu trúc gồm 3 phần:
- Phần thứ nhất: Mở đầu
- Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển KNTTXH thông qua trò chơi cho TTK + Chương 2: Cơ sở thực tiễn về phát triển KNTTXH thông qua trò chơi cho TTK ở thành phố Huế
+ Chương 3: Xây dựng hệ thống trò chơi nhằm phát triển KNTTXH cho TTK ở thành phố Huế
- Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị
Demo Version - Select.Pdf SDK