Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, toàn thể quý Thầy Cô Phòng đào tạo Sau Đại học, quý Thầy Cô khoa Lịch sử, Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học sư phạm Huế,
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ KIM ANH
PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ CỦA ANH
THẾ KỶ XV - XVIII
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
Thừa Thiên Huế, năm 2018
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỖ KIM ANH
PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ CỦA ANH
THẾ KỶ XV - XVIII
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 8229011
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐẶNG VĂN CHƯƠNG
Thừa Thiên Huế, năm 2018
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Đỗ Kim Anh
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân còn có sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Đặng Văn Chương người
đã hết lòng giúp đỡ hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu, toàn thể quý Thầy Cô Phòng đào tạo Sau Đại học, quý Thầy Cô khoa Lịch sử, Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học sư phạm Huế, quý Thầy cô trường Đại học Khoa học Huế
đã giúp đỡ và tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
đề tài Luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, các anh chị cùng khóa K25 - Khoa Lịch sử đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 10 năm 2018
Đỗ Kim Anh
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 5MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 8
4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 8
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 8
7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 9
B PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ CỦA ANH THẾ KỶ XV - XVIII 10
1.1 Cuộc chiến tranh 100 năm với Pháp và cuộc nội chiến Hai bông hồng 10
1.1.1 Cuộc chiến tranh 100 năm với Pháp (1337 – 1453) 10
1.1.2 Cuộc nội chiến Hai bông hồng 12
1.1.3 Ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh và nước Anh cuối thời trung đại 13
1.2 Sự phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa và những vấn đề nội tại 15 1.2.1 Sự phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa 15
1.2.2 Giải quyết được những vấn đề nội tại trong nước 16
1.3 Những con đường sang phương Đông bị tắt nghẽn 18
1.4 Ham muốn vàng, hương liệu, gia vị… 19
1.5 Cạnh tranh thương mại với các nước Tây Âu ở phương Đông 20
Chương 2 CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ TIÊU BIỂU CỦA ANH THẾ KỶ XV – XVIII 23
2.1 Các cuộc phát kiến địa lý của Anh ở châu Mỹ 23
2.1.1 John Cabot (1450-1500) 23
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 62.1.2 Chuyến đi của Sebastian Cabot 27
2.1.3 Chuyến đi của Sir Francis Drake 30
2.1.4 Cuộc phát kiến của John Davis 35
2.1.5 Cuộc phát kiến của Henry Hudson 39
2.1.6 Cuộc phát kiến của Martin Frobisher 45
2.1.7 Cuộc phát kiến của Walter Raleigh 51
2.2 Các cuộc phát kiến địa lý của Anh ở Nam Thái Bình Dương 56
2.2.1 Cuộc phát kiến của James Cook 56
2.2.2 Cuộc phát kiến của Matthew Flinders và George Bass 66
2.2.3 Cuộc thám hiểm của Authur Phillip 73
Chương 3 NHẬN XÉT VỀ PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ CỦA NƯỚC ANH THẾ KỶ XV - XVIII 77
3.1 NGUYÊN NHÂN ANH CHẬM TRỄ TRONG PHONG TRÀO PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ Ở TÂY ÂU VÀO CUỐI THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVI 77
3.2 ĐẶC ĐIỂM 79
3.3 HỆ QUẢ CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI NƯỚC ANH VÀ THẾ GIỚI 81
3.3.1 Đối với nước Anh 81
3.3.2 Đối với thế giới 85
C KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 1
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 7A PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vào thế kỷ thứ XV, thương nhân và những nhà hàng hải châu Âu về cơ bản chỉ hoạt động chung quanh các miền bờ biển quanh châu Âu và nhất là ở Địa Trung Hải Nhưng từ cuối thế kỷ XV đến thế kỷ XVI trở đi, các cuộc thám hiểm vượt đại dương của người châu Âu nhằm mục đích tìm ra con đường biển sang phương Đông liên tục được thực hiện Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất và nền kinh tế hàng hóa đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng Nhưng từ giữa thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Tuốc và Ả-rập độc chiếm nên vấn đề cấp thiết đang được đặt
ra là phải tìm ra con đường thương mại giữa phương Tây và phương Đông Vào thời điểm đó, những tiền đề cần thiết cho các cuộc phát kiến địa lí đã xuất hiện ở nhiều nước Tây Âu mà trước hết là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha
Thời kỳ này, các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất Người ta đã vẽ được nhiểu bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Caraven đã thúc đẩy hành trình khám phá diễn ra có hiệu quả, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi đầu trong việc tìm kiếm những vùng đất mới, sở dĩ như vậy bởi vì sự phát triển của chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở hai nước này đồng thời nhận được sự ủng hộ của giáo hội La Mã – tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công cuộc khám phá
Trong suốt Thời đại Khám phá (Discovery Age) vào thế kỷ XV và XVI, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai quốc gia châu Âu đi tiên phong trong phong trào thám hiểm thế giới, khám phá ra những miền đất mới và trong quá trình đó họ đã thiết lập được các thuộc địa hải ngoại Trong lịch sử nhân loại chúng ta được biết đến ba cuộc đại phát kiến đó là: Cuộc thám hiểm tìm ra châu Mỹ (1492) của C Colombo; cuộc thám hiểm đường biển vòng quanh châu Phi tới Ấn Độ (1497 - 1498) của
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8Vasco Da Gama và cuộc thám hiểm đi vòng quanh thế giới (1519 - 1522) của F.Magellan Nhờ các cuộc phát kiến địa lý nói trên mà lúc bây giờ con người gần như đã biết đến hầu hết các lục địa, đồng thời Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người Nó đã khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới và tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
Cạnh tranh với sự giàu có, thịnh vượng vô cùng lớn mà hai nước Bồ Đào Nha
và Tây Ban Nha giành được, các nước Anh, Pháp, Hà Lan bắt đầu tiến hành các cuộc phát kiến địa lý của riêng mình, thiết lập các thuộc địa và các mạng lưới mậu dịch trên các châu lục thế giới Do bị chậm trễ trong công cuộc Phát kiến địa lý nên Anh sau khi thoát khỏi hậu quả của Chiến tranh 100 năm với Pháp và giải quyết xong những vấn đề nội tại trong cuộc chiến tranh “Hai bông hồng”, Anh đã tăng cường thêm lực lượng khám phá các khu vực trên thế giới theo hướng đi lên phía Bắc và đi xuống phía Nam và cuối cùng cũng tìm được cho mình những vùng đất, hình thành được các thuộc địa rộng lớn ở nhiều châu lục trên thế giới Các cuộc chiến với Pháp và Hà Lan trong thế kỷ XVII và XVIII thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi cho Anh trở thành một cường quốc chi phối thống trị nhiều thuộc địa rộng lớn Đúng thật vậy, nếu như chúng ta nhìn tổng thể thành quả mà nước Anh xây dựng một đề chế thuộc địa với tên gọi “đất nước mặt trời không bao giờ lặn” vào thế kỷ XX, sau một thời kỳ cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, ta sẽ thấy được tác động của thời kỳ phát kiến địa lý đối với nước Anh cũng như đối với tiến trình của lịch sử thế giới
Nhưng nếu tìm trong các sách giáo trình, các sách viết về phát kiến địa lý, khóa luận, luận văn thì đề tài về phát kiến địa lý của nước Anh là rất mờ nhạt, chủ yếu là những dòng giới thiệu khái quát, sơ lược như vậy sẽ không làm sáng tỏ được bức
tranh của thời kì “phát kiến địa lý” thế giới, đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Phát
kiến địa lý của Anh thế kỷ XV - XVIII” để làm đề tài luận văn cao học lịch sử thế
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9giới Nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ toàn diện các cuộc phát kiến địa lý vĩ đại trong lịch sử thế giới mà phương Tây thường gọi là “Kỷ nguyên khám phá” (Discovery Age) bởi vì trong các giáo trình Lịch sử thế giới ở Việt Nam cũng như sách giáo khoa lịch sử Trung học phổ thông không đề cập đến các phát kiến địa lý của Anh, bên cạnh đó luận văn còn có ý nghĩa như một tài liệu tham khảo bổ ích khi nghiên cứu và giảng dạy phần phát kiến địa lý nói chung cũng như hoàn thiện thêm những kiến thức về phát kiến địa lý của nước Anh đóng góp với “kỷ nguyên khám phá” ấy
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Việc nghiên cứu các cuộc phát kiến địa lý nói chung được đề cập nhiều đến trong các tài liệu trong nước nhưng chủ yếu là các cuộc phát kiến địa lý của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha còn phát kiến địa lý của các nước khác, trong đó có Anh hoàn toàn mờ nhạt
Tác giả Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh trong tác phẩm “Lịch sử thế giới Trung Đại” của Nhà xuất bản Giáo dục (2002) đã khẳng định tầm quan trọng của
các cuộc phát kiến địa lý đến xã hội châu Âu lúc bấy giờ, nhưng lại chỉ dừng lại ở các cuộc phát kiến địa lý của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha
Hay trong cuốn “Lịch sử thế giới Cổ - Trung đại” do tác giả Đặng Văn Chương chủ biên đã đi sâu vào phân tích các cuộc phát kiến địa lý về nguyên nhân lẫn hệ quả, nhưng vẫn như các tài liệu trong nước khác chỉ đề cập đến các chuyến hành trình của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha còn các chuyến khám phá của Anh thì không được nhắc đến
Trong tác phẩm “Lược sử nước Anh” của tác giả Bùi Đức Mãn đã đề cập đến những tiến bộ hàng hải của nước Anh, khiến sau này Anh chiếm ưu thế trong việc thiết lập thuộc địa, cũng như đề cập đến những cuộc phát kiến tiêu biểu như James Cook, nhưng chỉ mởi ở mức độ nêu tên của các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu mà chưa đi sâu tìm hiểu, phân tích các cuộc phát kiến, cũng như không thấy được tầm quan trọng thành quả của các cuộc phát kiến địa lý này đối với nước Anh cũng như lịch sử thế giới
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10Trong tác phẩm “Các nước Nam Thái Bình Dương” do Vũ Dương Ninh chủ
biên đã khái quát phần nào tầm quan trọng của các nước ở khu vực này nhưng không đề cập gì đến các cuộc phát kiến địa lý của Anh nhằm khám phá vùng biển
bí ẩn này
Trong hai thế kỷ XVI và XVII người Tây Ban Nha đã nhận định Thái Bình Dương là một Mare clausum (nghĩa đen: biển kín), với chỉ duy nhất một lối vào từ Đại Tây Dương được biết đến đó là eo biển Magellan Thời điểm đó eo biển này đặt dưới sự tuần tra của các hạm đội được cử đến để ngăn chặn sự xâm nhập của các con tàu không phải Tây Ban Nha Các nhà thám hiểm châu Âu đã liên tục tìm con đường xâm nhập vùng “biển kín” đó, trong đó phải kể đến Anh
Vào những năm cuối của thế kỷ XV, hầu hết Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã thống nhất chia sẻ quyền lợi của mình trên bản đồ thế giới Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha với lợi thế người đi đầu chiếm được nhiều lợi ích đã cùng nhau kí hòa ước Caetera lấy một đường kinh tuyến tưởng tượng dựa trên bán đảo Azones –
“một quyết định chia đôi thế giới”, đẩy các nước châu Âu khác vào tình trạng “bế tắc”, buộc phải tìm con đường khác, lúc ấy, các vùng đất “bí ẩn” Nam Thái Bình Dương trở thành vùng đất đầy hứa hẹn, khi chưa có sự phân chia ảnh hưởng
Nhưng nếu tìm trong các sách giáo trình, các sách về phát kiến địa lý, khóa luận, luận văn thì đề tài về phát kiến địa lý của nước Anh là rất mờ nhạt, chủ yếu là những dòng giới thiệu qua, sơ sài như vậy sẽ không làm nổi bật lên được bức tranh của thời kì “phát kiến địa lý” thế giới, đó chính là lý do tôi chọn đề tài này để hoàn thiện thêm những kiến thức về phát kiến địa lý của nước Anh đóng góp với dòng chảy đó
Trên thế giới, ở các nước châu Âu và đặc biệt là ở Anh đã có nhiều tác phẩm đề cập đến quá trình phát kiến địa lý của Anh ở khu vực Nam Thái Bình Dương, có
thể kể đến là các công trình như “An Illustrated History of Britain” (Tạm dịch:
Một bức tranh lịch sử nước Anh) của David McDowall (2006) đã trình bày tổng quan Lịch sử nước Anh từ thời lập quốc đến thế kỷ XX trong đó phải kể đến thời đại khám phá của Anh để ta thấy được tầm quan trọng của các cuộc phát kiến địa
lý ở khu vực Thái Bình Dương thế kỷ XVIII
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11Trong tác phẩm “The voyages of the Cabots and the English discovery of North America under Henry VII and Henry VIII” (Tạm dịch: Những chuyến hành trình
của Cabots và hành trình khám phá Bắc Mỹ dưới thời Henry VII và HenryVIII) đã trình bày một cách chi tiết hành trình khám phá của nhà Cabots cũng như các chuyến đi đến Bắc Mỹ dưới thời của Henry VII và Henry VIII Qua đó, ta có thấy được những nỗ lực của Anh trong việc tìm kiếm một con đường khác đến Bắc Mỹ khi những ngả đường Đông – Tây đã bị Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nắm giữu
Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo như tác phẩm “James Cook – his early life and the endeavour voyage” (James Cook – cuộc đời và chuyến đi cuối
cùng) Tác phẩm chủ yếu đề cập đến hành trình khám phá của James Cook mà chủ yếu là ở khu vực Nam Thái Bình Dương
Hay tác phẩm “The Life of Captain Matthew Flinders R.N” (Tạm dịch: Cuộc đời của thuyền trưởng Matthew Flinders) đã có đề cập đến hành trình khám phá của Matthew Fliders ở khu vực Thái Bình Dương
Một tác phẩm nữa phải kể đến đó là “The History of Australia” (Tạm dịch: Lịch
sử Australia) của Rusden G.W, trong tác phẩm này đã trình bày những nét chính của lịch sử Australia, trong đó có đề cập đến hành trình khám phá và xây dựng Australia của Anh Từ đó, ta có thể thấy rõ được vai trò của Anh đối với quốc gia nằm ở khu vực Nam Thái Bình Dương này
Bên cạnh đó, những thông tin về các chuyến thám hiểm của Anh còn được khái quát qua các trang web nước ngoài về “kỷ nguyên khám phá” như biographi.ca hay britannica.com … Qua các trang web ấy, ta có thể tìm hiểu được những thông tin
cơ bản về các cuộc phát kiến của Anh nhưng chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê mà không hề đi sâu phân tích, để ta có thể vẽ nên được bức tranh tổng thể của thời địa khám phá ở Anh, cũng như của thế giới
Vì thế, theo chúng tôi việc nghiên cứu “Phát kiến địa lý của Anh thế kỷ XV - XVIII” là cần thiết và cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện mang tính hệ
thống từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII Nếu làm được điều có ý nghĩa này, không những góp phần dựng lại được “bức tranh” về thời đại khám phá trên thế giới mà còn giúp ta hiểu sâu sắc hơn về nước Anh trong thời đại khám phá
Demo Version - Select.Pdf SDK