1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 thông qua các hoạt động giáo dục

30 928 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 16,96 MB

Nội dung

Mục tiêu cơ bản của nền giáo dục của nước ta chính là tạo ra những người có thể thích ứng, sáng tạo trong mọi môi trường và điều kiện xã hội như sự thay đổi như vũ bão của khoa học, công nghệ; những con người phát triển một cách toàn diện về Đức Trí Thể Mỹ. Nền giáo dục của chúng ta đang áp dụng các hình thức dạy học lấy sự hoạt động của học sinh làm trung tâm. Giáo viên không chỉ dạy kiến thức, tri thức cho học sinh mà còn phải phát huy được năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh. Vì vậy, trong quá trình dạy học, bản thân tôi luôn chú trọng đến việc hình thành các tiêu chí về năng lực, chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh trong các mối quan hệ: gia đình, thầy cô, bạn bè; mối quan hệ với thiên nhiên và cộng đồng, tạo nhiều cơ hội cho các em bộc lộ tính cách và phát triển bản thân về mọi mặt. Có thể nói, năng lực, phẩm chất của học sinh chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Vậy, làm thế nào để chúng ta phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học? Đó là câu hỏi mà có rất nhiều băn khoăn cũng như có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay đã được đưa ra để trả lời cho câu hỏi đó. Tuy nhiên, bản thân tôi xin được mạnh dạn đưa ra những giải pháp xuất phát từ thực tế giảng dạy, kinh nghiệm của bản thân cũng như để phù hợp với đặc trưng riêng của đối tượng học sinh, thực trạng đơn vị nhà trường, tôi quyết định chọn đề tài: “Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 thông qua các hoạt động giáo dục”.

Trang 1

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

2.1 Nghiên cứu lí luận 2

2.2 Nghiên cứu thực tế 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 4

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 5

2.1 Thuận lợi 5

2.2 Khó khăn 12

2.3 Nguyên nhân của thực trạng 13

3 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH 3.1 Xác định rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm 14

3.2 Thấu hiểu tính cách, hoàn cảnh học sinh ngay khi bước vào lớp 1 14

3.3 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chi tiết 15

3.4 Áp dụng giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh 16

3.5 Lồng ghép việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh vào các môn học: 19

3.6 Thiết kế chủ đề của hoạt động trải nghiệm Tiến hành tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm: 19

4 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 24

5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM 25

C KẾT LUẬN 26

Trang 2

Nền giáo dục của chúng ta đang áp dụng các hình thức dạy học lấy sựhoạt động của học sinh làm trung tâm Giáo viên không chỉ dạy kiến thức, trithức cho học sinh mà còn phải phát huy được năng lực, phẩm chất của mỗihọc sinh

Vì vậy, trong quá trình dạy học, bản thân tôi luôn chú trọng đến việchình thành các tiêu chí về năng lực, chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinhtrong các mối quan hệ: gia đình, thầy cô, bạn bè; mối quan hệ với thiên nhiên

và cộng đồng, tạo nhiều cơ hội cho các em bộc lộ tính cách và phát triển bảnthân về mọi mặt

Có thể nói, năng lực, phẩm chất của học sinh chỉ có thể được hình thànhthông qua hoạt động học tập và giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dụckhác trong nhà trường

Vậy, làm thế nào để chúng ta phát triển năng lực, phẩm chất cho họcsinh Tiểu học? Đó là câu hỏi mà có rất nhiều băn khoăn cũng như có rất nhiềusáng kiến kinh nghiệm hay đã được đưa ra để trả lời cho câu hỏi đó Tuynhiên, bản thân tôi xin được mạnh dạn đưa ra những giải pháp xuất phát từthực tế giảng dạy, kinh nghiệm của bản thân cũng như để phù hợp với đặctrưng riêng của đối tượng học sinh, thực trạng đơn vị nhà trường, tôi quyết

định chọn đề tài: “Phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 1 thông qua các hoạt động giáo dục”

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh giúp các em rènluyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng; giúp các

em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xâydựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực,chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh trở thành người phát triển toàn diện

- Tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu những định hướng về sự phát triểnnăng lực, phẩm chất của học sinh Tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ranhững giải pháp nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS để các em pháttriển toàn diện Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọnlọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân

- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công vềnâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh

- Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắnghọc tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại

- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từBan Giám khảo của Phòng Giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi pháthuy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót của bản thân

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Nghiên cứu lí luận

- Đọc các tài liệu có liên quan đến đánh giá học sinh; Thông tư22/2016/TT-BGDĐT quy định về cách đánh giá học sinh Tiểu học

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thống kê

Trang 4

2.2 Nghiên cứu thực tế

- Đối tượng: Học sinh lớp 1B

- Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học Nam Hồng- TP Bắc Bắc Giang

Giang-Năm học 2018- 2019, tôi được phân công giảng dạy lớp 1B Qua phỏngvấn, khảo sát thực tế, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tôi nhận thấynhững năng lực, phẩm chất giúp các em rất nhiều trong cuộc sống như: có ýthức tự phục vụ, tự trọng, trung thực, đoàn kết với các bạn…

Trang 5

B GIẢIQUYẾT VẤN ĐỀ

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

Năng lực được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà mỗingười học sinh cần phải có Năng lực được thể hiện qua quá trình học tập, thểhiện các kĩ năng của bản thân trong cuộc sống hàng ngày Năng lực là nhữnghành động, thao tác được thực hiện thuần thục, ổn định trên cơ sở tập luyện

và vận dụng kiến thức, để thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể.Đánh giá học sinh theo ba nhóm năng lực sau: Năng lực tự phục vụ, tự quản;Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực tự học và giải quyết vấn đề

Phẩm chất cá nhân của mỗi học sinh được đánh giá theo bốn nhóm :Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự trọng, tựtin,tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỷ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè vànhững người khác; yêu trường, lớp, quê hương

Thông qua quá trình học tập, rèn luyện thì năng lực, phẩm chất của họcsinh sẽ được hình thành và phát triển

Nhiệm vụ trung tâm của nhà trường là dạy và học, đó cũng là nhiệm vụcủa giáo viên Không những thế mà giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh

về năng lực, phẩm chất cũng như các mặt hoạt động khác

Như vậy vấn đề giáo dục học sinh trở thành những con người phát triểntoàn diện là nhiệm vụ hàng đầu Giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quảgiáo dục của nhà trường chính là giáo viên chủ nhiệm lớp

Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi nhận thấy: Sự hình thành và phát triểnnăng lực, phẩm chất cho học sinh không phải ngày một, ngày hai là có được

mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện

Cho nên chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại và phải tốn nhiều thời

Trang 6

phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng sự tậntuỵ, nhiệt huyết và cả tấm lòng yêu thương, nhân ái.

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

Năm học 2016-2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư BGDĐT bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học banhành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học sinhtiểu học, nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổchức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kếtthúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến

22/2016/TT-bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế của họcsinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độnghọc tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Giúphọc sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học.Giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rènluyện của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt độnggiáo dục học sinh Thông tư này đánh giá học sinh thường xuyên về học tập,năng lực, phẩm chất Với tiêu chí năng lực, phẩm chất thì được bộc lộ rõ ởcác hoạt động học tập trên lớp, luyện tập, thực hành và trải nghiệm thực tế

Năm học 2018-2019 là năm học đầu tiên tôi được phân công chủ nhiệm

và giảng dạy lớp 1B với tổng số 39 học sinh Qua thực tế giảng dạy và nghiêncứu đề tài, bản thân tôi gặp được nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít nhữngkhó khăn

2.1 Thuận lợi

Nhà trường, Ban giám hiệu thường xuyên giúp đỡ giáo viên nghiêncứu, cải tiến nâng cao chất lượng dạy học, không ngừng đổi mới PPDH phùhợp với nội dung chương trình của sách Tiếng Việt công nghệ Và đặc biệtchú trọng đến việc nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh Nhà trường

Trang 7

coi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiệnmục tiêu giáo dục Mỗi giáo viên chúng tôi không chỉ nâng cao chất lượngchuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tưtình cảm của học sinh

Việc nâng cao năng lực, phẩm chất cho học sinh cũng đồng nghĩa vớiviệc phải giáo dục kỹ năng sống cho các em Ngoài việc lồng ghép giáo dục

kĩ năng sống vào các môn học hàng ngày thì hoạt động trải nghiệm, hoạt độngngoài giờ lên lớp là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả trongviệc nâng cao năng lực, phẩm chất, rèn kĩ năng sống cho học sinh Chính vìthế, bằng nhiều hình thức khác nhau nhà trường thường xuyên tổ chức nhữnghoạt động trải nghiệm, những buổi sinh hoạt ngoại khóa như: “Trung thunhớ Bác”, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động,… Trường còn khuyếnkhích các em học tập, rèn luyện tốt hơn; cho các em đi thăm quan ngoài tỉnh,tham gia các hoạt động ngày hội Tiếng Anh, Rèn kĩ năng sống: “Phòng chốngxâm hại”, dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, trồng cây, tổ chức các hoạt độngquyên góp ủng hộ bạn nghèo, Thông qua những hoạt động này, nhà trườngmuốn rèn luyện cho các em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việctheo nhóm Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các

em Sau đây là một số hình ảnh diễn ra buổi ngoại khóa:

Trang 8

Chúng em tự tay trang trí mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả của các lớp

Vui văn nghệ trong Tết trung thu

Trang 9

Ủng hộ quỹ: “Vì bạn nghèo” nhân dịp Tết trung thu

Các bạn có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà nhân dịp Tết trung thu

Trang 10

Chúng em dọn vệ sinh môi trường, chăm sóc cây cối

Trang 11

Chúng em dọn vệ sinh lớp học

Trang 12

Hoạt động sân khấu hóa giờ chào cờ

Trang 13

Hoạt động vui chơi trong ngày hội Tiếng anh

Chúng em chơi các trò chơi dân gian

Trang 14

2.2 Khó khăn

2.2.1 Đối với học sinh:

- Năm học 2018-2019, học sinh lớp tôi chủ nhiệm và giảng dạy là các

em lớp 1 Do các em mới bước chân vào môi trường giáo dục Tiểu học nênnăng lực tự phục vụ, tự quản còn hạn chế; nhiều em rụt rè khi thể hiện bảnthân mình trước tập thể; kĩ năng giao tiếp, ứng xử còn hạn chế dù đã đượcthầy cô động viên; Ngoài ra còn một số em hạn chế về năng lực tự học và giảiquyết vấn đề; Một số em không chăm học, không đoàn kết với bạn, khôngchấp hành nội quy trường lớp

- Có nhiều em chưa được sự quan tâm từ gia đình Có ba em bố mẹ bỏnhau, một số em phải ở với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa; Các em còn béchưa được sự uốn nắn kĩ năng sống cơ bản từ gia đình; Một số em cá tính haychạy ra khỏi chỗ, quay xuống nói chuyện riêng với bạn, hay có em chưa biết

tự xin đi vệ sinh… Mỗi em một hoàn cảnh, một tính cách khác nhau nên ảnhhưởng rất nhiều đến việc giáo dục các em phát triển toàn diện cả về năng lực

và phẩm chất

- Năng lực của mỗi em không đồng đều, số lượng học sinh tham giavào các hoạt động học tập, trải nghiệm hầu như chỉ tập trung vào một số emsôi nổi

- Nhiều em còn chưa ý thức được vai trò của các hoạt động học tập, cáchoạt động ngoại khóa nên tham gia còn hời hợt, chưa tập trung

2.2.2 Đối với phụ huynh:

- Một số cha mẹ các em đi làm xa nhà, trình độ học vấn còn hạn chế, cóhọc sinh không được sống cùng cha mẹ nên các em không được theo sát, giáodục năng lực, phẩm chất cho các em tại gia đình ngay từ khi còn nhỏ

Trang 15

- Một số cha mẹ các em luôn nóng vội trong việc dạy con; chỉ chútrọng đến việc con mình về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biếtlàm toán thì lo lắng một cách thái quá Đồng thời lại chiều chuộng, cungphụng con cái khiến trẻ không có năng lực tự phục vụ.

2.3 Nguyên nhân của thực trạng

Trong quá trình giáo dục, rèn luyện học sinh, tôi tìm ra được một sốnguyên nhân sau:

- Do chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập (từ mẫu giáosang lớp 1) nên các em còn hiếu động, thiếu kiên trì chưa quen với hoạt độngcủa trường Tiểu học

- Học sinh nhận thức chậm, khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề cònhạn chế có thể là ở gia đình các em đó không quan tâm đến việc học của con

em họ, không dạy dỗ các em đó học ở nhà hoặc em đó có lỗ hổng về kiếnthức nên cảm thấy chán nản

- Học sinh chưa có ý thức tự quản, tự phục vụ và không biết làm nhữngviệc đơn giản phù hợp với khả năng của các em là do gia đình nuông chiềukhông khiến các em làm bất kể việc gì và các việc đó đều do ông bà, bố mẹthường làm thay, làm hộ hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đìnhchưa giáo dục được…

- Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, thiếu sự quan tâm của giađình

Mỗi giáo viên muốn làm tốt nhiệm vụ của mình thì phải vừa là mộtgiáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu họcsinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quảgiáo dục cao Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thầntrách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ Chất lượng học tập của học

Trang 16

rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt cácmôn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụcủa một giáo viên chủ nhiệm lớp

Từ thực trạng trên, tôi mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm giúphọc sinh nâng cao năng lực, phẩm chất mà bản thân đã thực hiện có hiệu quả

và sẽ tiếp tục phát huy, đổi mới thực hiện ở những năm học tiếp theo

3 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH

3.1 Xác định rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

Bản thân giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằmkhuyến khích sự sáng tạo, tích cực của học sinh, phải biết khai thác, phát huynăng khiếu của mỗi học sinh Luôn đặt mình vào vị trí của học sinh, giáo dụccác em như thế nào để các em luôn cảm thấy thoải mái khi học tập

Giáo viên cần đặt các em trong các tình huống cần có sự tương tác giữahọc sinh với học sinh để giúp các em đoàn kết với nhau, luôn biết lắng nghe,chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau Các em sẽ học được cách ứng xử, biết lắng nghe

và trình bày được ý của mình khi được tham gia vào các nhóm học tập cộngtác, được tham gia vào các thử thách…

Giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình

tự học của học sinh bằng cách mạnh dạn đổi mới cách thiết kế và tổ chức lớphọc trong đó các hoạt động thực hành cần được thực hiện thường xuyên.Chuyển quá trình thuyết giảng một cách hình thức, áp đặt của người dạythành quá trình tự học, tự tìm tòi khám phá của người học

Trong quá trình học sinh học, giáo viên chọn vị trí đứng thích hợp đểbao quát toàn lớp học, quan sát được từng cử chỉ, thái độ, nét mặt của họcsinh để giúp đỡ kịp thời nếu học sinh đó gặp khó khăn Khuyến khích độngviên học sinh nếu làm đúng, nếu chưa đúng cũng động viên để các em tự tintìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn, từ thầy cô giáo

Trang 17

3.2 Thấu hiểu tính cách, hoàn cảnh học sinh ngay khi bước vào lớp 1

Đầu năm học, tôi đã tìm hiểu tỉ mỉ, sâu sắc toàn diện đời sống vật chất

và hoàn cảnh tâm lý của học sinh để xác định một cách cụ thể, chính xác,phương thức giáo dục năng lực, phẩm chất của từng em trong cả lớp Nếu chỉdừng lại ở việc đọc bản sơ yếu lý lịch của học sinh đầu năm thì khó hoặckhông thể lý giải được hoặc lý giải không đúng những năng lực, phẩm chấtcủa các em biểu hiện trên lớp

Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng nếu học sinh chỉ học trên lí thuyếtchưa đủ hiểu hết mà cần phải được trải nghiệm thực tế, áp dụng trong từngtình huống học tập Mà mỗi giáo viên cần phải sáng tạo trong việc đưa ra cáctình huống học tập gần gũi với các em Khi được rèn luyện nhiều, tự khắc các

em sẽ có năng lực giải quyết các tình huống có vấn đề trong cuộc sống

3.3 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chi tiết

Đầu năm học, tôi cho cả lớp bầu ra Hội đồng tự quản lớp Đội ngũ này

sẽ giúp tôi rất nhiều trong việc đôn đốc, nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện

nề nếp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bạn trong các hoạt động học tập,hoạt động ngoại khóa

Việc bầu Hội đồng tự quản của lớp tôi để các em tự chọn, tôi chỉ thamgia sau khi đã có ý kiến của số đông học sinh Tiếp theo đó cùng cả lớp thảoluận về nội quy của nhà trường và một số điều do lớp đặt ra để các bạn trongHội đồng tự quản của lớp dễ theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ Tất cảcác em đều được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểmnào các em thấy khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn

Từ việc nắm bắt được tình hình của học sinh tôi xây dựng một số kếhoạch cho lớp như: Kế hoạch trải nghiệm, kế hoạch chủ nhiệm Những kếhoạch này ngoài việc căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, tôi phải dựa vào

Ngày đăng: 18/01/2019, 04:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bùi Văn Huệ (1997) Giáo trình tâm lý học Tiểu học, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học Tiểu học
Nhà XB: NXBGD
[2] ( 2008) Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học – Nhà xuất bản GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Nhà XB: Nhà xuất bản GD
[3] Ngô Thị Tuyên (2010), Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinhTiểu học, NXBGD, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho họcsinhTiểu học
Tác giả: Ngô Thị Tuyên
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2010
[5] Cẩm nang văn hoá ứng xử nơi công sở, NXB Văn hóa- Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang văn hoá ứng xử nơi công sở
Nhà XB: NXB Văn hóa- Thông tin
[4] Nguồn internet: Các năng lực, phẩm chất cần đạt của học sinh Tiểu học theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT Khác
[6] Các trang mạng điện tử có liên quan Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w