1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản? Phân biệt tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản”

17 552 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 46,02 KB

Nội dung

Trong những tội nằm trong nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu thì “cướp tài sản” là tội thường xuyên xảy ra và có những diễn biến phức tạp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Vậy tội “cướp tài sản” có các dấu hiệu pháp lý như thế nào? Giữa tội “cướp tài sản” với các tội khác cùng nằm trong nhóm các tội xâm phạm quyền sở hữu hữu có gì khác biệt?

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 1

I Dấu hiệu pháp lý của tội “cướp tài sản” 1

1 Về khách thể của tội phạm 1

2 Về mặt khách quan của tội phạm 2

3 Về mặt chủ quan của tội phạm 3

4 Về chủ thể của tội phạm 4

II Phân biệt tội “cướp tài sản” với tội “cưỡng đoạt tài sản” 4

1 Dấu hiệu pháp lý của tội “cưỡng đoạt tài sản” 4

1.1 Về khách thể của tội phạm 4

1.2 Về mặt khách quan 5

1.3 Mặt chủ quan của tội phạm 5

1.4 Về chủ thể của tội phạm 5

2 Một số điểm phân biệt tội “cướp tài sản” với tội “cưỡng đoạt tài sản” 5

III Thực trạng tội “cướp tài sản” trong thời gian qua 7

1 Thực trạng 7

2 một số nguyên nhân của tình trạng trên 8

3 Một số giải pháp khắc phục 10

C KẾT LUẬN 11

Tài liệu tham khảo: 12

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Hiện nay, tình hình kinh tế xã hội của đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao Đó là những dấu hiệu tích cực đối với sụ phát triển của đất nước Tuy nhiên bên cạnh đó tình hình tội phạm trong xã hội cũng có xu hướng phức tạp hơn trước, đặc biệt là cá tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản – một trong những khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ

Trong những tội nằm trong nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu thì “cướp tài sản” là tội thường xuyên xảy ra và có những diễn biến phức tạp đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Vậy tội

“cướp tài sản” có các dấu hiệu pháp lý như thế nào? Giữa tội

“cướp tài sản” với các tội khác cùng nằm trong nhóm các tội xâm phạm quyền sở hữu hữu có gì khác biệt?

Để làm rõ những vấn đề trên em xin chọn đề tài “Phân tích

các dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản? Phân biệt tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản” làm đề tài cho bài tiểu luận của

mình

B NỘI DUNG

I Dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản

“Tội cướp tài sản” được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình

sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) Theo đó tội “cướp tài sản” là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản

Dấu hiệu pháp lý của tội cướp tài sản được biểu hiện ở những mặt sau:

1 Về khách thể của tội phạm

Trang 3

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm và bị tội phạm xâm hại đến Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì các quan hệ xã hội được pháp luật hình

sự bảo vệ gồm: “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh

thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”

Khách thể của “tội cướp tài sản” là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân và quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của con người

Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm mà khi tác động đến nó người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ Đối tượng tác động của tội phạm gồm có: Con người, những dạng vật chất cụ thể, sự hoạt động bình thường của các chủ thể khi tham gia các quan hệ xã hội

Tội “cướp tài sản” có đối tượng tác động là tài sản thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ thể nhất định và có khả năng chuyển dịch được giữa các chủ thể với nhau

2 Về mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Nó được biểu hiện bởi: Hành vi khách quan, thời gian, công cụ,

Trang 4

phương tiện, địa điểm phạm tội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm…

Mặt khách quan của tội “cướp tài sản” được thể hiện ở hành vi dung vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản

Hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng sức mạnh vật chất gây thiệt hại đến tính mạng hặc sức khỏe của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản người phạm tội

có thể sử dụng công cụ, phương tiện hoặc không có công cụ phương tiện tác động vào thân thể người khác Đối tượng tác động có thể là chủ tài sản hoặc bất kì người nào mà người phạm tội cho rằng có thể ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản của mình

Hành vi dùng vũ lực tấn công nạn nhân trong tội cưới tài sản có thể gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc gây chết người

Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng ngay lập tức, tại chỗ sức mạnh vật chất với ý thức làm cho người bị đe dọa có căn cứ để

lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện ngay nếu không để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản Ví dụ như hành vi chĩa súng vào đầu dọa sẽ bắn chết nếu không giao tiền,…

Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cụ được nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi khác ngoài hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc có khả năng làm cho người khác lâm vòa tình trạng tê liệt sức phản kháng Ví dụ như: Sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến

Trang 5

tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản1

3 Về mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, thể hiện ở dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó được biểu hiện dưới hình thức cố

ý hoặc vô ý

Trong tội “cướp tài sản” thì tội phạm được thực hiện với lỗi

cố ý Mà cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp, bởi vì: Về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức rõ được hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng

vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là nguy hiểm cho xã hội, thấy rõ được hậu quả nguy hiểm cho xã của hành vi đó Về mặt ý chí thì người thực hiện hành vi cướp tài sản mong muốn thực hiện được hành vi của mình, mong muốn chiếm đoạt được tài sản

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện tội phạm

Động cơ phạm tội của người phạm tội “cướp tài tài sản” là

vụ lợi, mục đích phạm tội là chiếm đoạt tài sản của người khác

4 Về chủ thể của tội phạm

1 Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "các tội xâm phạm sở hữu" của bộ luật hình sự năm 1999.

Trang 6

Chủ thể của tội phạm là cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự khi thỏa mãn những điều kiện nhất định để trở thành chủ thể của tội phạm

Điều kiện để cá nhân trở thành chủ thể của tội phạm là khi người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đã đạt độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự Điều kiện để pháp nhân trở thành chủ thể của tội phạm được quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sụ 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), theo đó:

“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141,

142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248,

249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và

304 của Bộ luật này.”

Đối với tội “cướp tài sản” thì chủ thể của tội này là người từ

đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự

II Phân biệt tội “cướp tài sản” với tội “cưỡng đoạt tài sản”

1 Dấu hiệu pháp lý của tội “cưỡng đoạt tài sản”

Tội “cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), theo đó thì tội cướp tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

Trang 7

Các yếu tố cấu thành của tội “cưỡng đoạt tài sản” đó là:

1.1 Về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người

1.2 Về mặt khách quan

Tội cưỡng đoạt tài sản được thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản

Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa dùng sức mạnh vật chất tấn công người quản lý tài sản với ý thức làm cho người đó căn cứ lo sợ rằng nếu không

để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản thì sau một khoảng thời gian nhất định từ khi đe dọa sẽ bị gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người quản lý tài sản hoặc người thân của người đó

Hành vi uy hiếp tinh thần là hành vi khác ngoài hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực với ý thức làm cho người quản lý tài sản có căn cứ để lo sợ rằng nếu không đưa tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt thì sau một thời gian nhất định thì sẽ bị người phạm tội gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình hay của người thân Thủ đoạn đe dọa có thể là sẽ lan truyền những thông tin mà người quản lý tài sản muốn giữ bí mật nhằm khống chế tinh thần của người quản lý tài sản dưới các hình thức như: tung thông tin đó lên mạng, gọi điện, phát tờ rơi, đăng báo…

1.3 Mặt chủ quan của tội phạm

Trang 8

Tội “cưỡng đoạt tài sản” được thực hiện với lỗi cố ý, động

cơ của người phạm tội là vì động cơ vụ lợi Mục đích của tội phạm là nhằm chiếm đoạt tài sản

1.4 Về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại khoản 1, từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội tại khoản 2, 3,4 của Điều 170 Bộ luật hình

sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và có năng lực trách nhiệm hình sự

2 Một số điểm phân biệt tội “cướp tài sản” với tội

“cưỡng đoạt tài sản”

Tội “cướp tài sản” và tội “cưỡng đoạt tài sản” là hai tội trong nhóm tội xâm phạm quyến sở hữu theo quy định của Bộ luật hình sự Hai tội trên đều cùng xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân Cả hai tội đều được thực hiện với lỗi cố ý và có động cơ vụ lợi với mục đích là chiếm đoạt tài sản của người khác

Tuy nhiên giữa tội “cướp tài sản” và tội “cưỡng đoạt tài sản” có một số điểm khác biệt cơ bản đó là:

Thứ nhất, trong mặt khách quan tội “cướp tài sản” và tội

“cưỡng đoạt tài sản” đều có cùng hành vi là đe dọa dùng vũ lực

để đe dạo nạn nhân Tuy nhiên khác với hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc trong tội “cướp tài sản” thì hành vi đe dọa dùng vũ lực trong tội “cưỡng đoạt tài sản” là đe dọa sẽ dùng vũ lực trong tương lai Người đe dọa không có ý thức dùng ngay lập tức sức mạnh vật chất để tấn công và người bị đe dọa cũng nhận thức được là người phạm tội không có ý thức dùng ngay sức mạnh vật chất nếu không đưa tài sản cho người phạm tội

Trang 9

chiếm đoạt Người bị đe dọa hoàn toàn có điều kiện về mặt thời gian để lựa chọn các biện pháp chuẩn bị phòng vệ hoặc báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để bắt giữ người phạm tội mà không phải đưa tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt

Việc chứng minh người phạm tội là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay chỉ là đe dọa dùng vũ lực thì cần phải dựa vào các yếu tố như: Cách thức đe dọa, công cụ phương tiện phạm tội, hoàn cảnh, thời gian cũng như địa điểm nơi xảy ra hành vi đe dọa vớ nạn nhân Ví dụ như một nam thanh niên xông vào một cửa hàng tạp hóa vào lúc đêm muộn khi của hàng vắng không có khách và dùng súng chĩa về phía người nhân viên thu ngân của cửa hàng ở lại cuối cùng để dọn dẹp cửa hàng trước khi ra về yêu cầu lấy tiền của cửa hàng cho mình nếu không sẽ nổ súng Ở trường hợp này nạn nhân là người nhân viên thu ngân hiểu rằng nếu như không đưa đưa tiền cho tên cướp thì sẽ bị bắn chết

Thứ hai, trong tội cướp tài sản, việc đe dọa dùng vũ lực không bắt buộc người phạm tội có khả năng thực tế sử dụng vũ lực khi cần thiết, ngay cả trong trường hợp người phạm tội biết

rõ mình không thể thực hiện hành vi dùng vũ lực nhưng những hành vi, những biểu hiện bên ngoài làm cho người bị hại hiểu rằng nếu không giao tài sản thì sẽ ngay lập tức bị dùng vũ lực, thì hành vi đó vẫn phạm tội “cướp tài sản” Ví dụ, các trường hợp sử dụng súng giả, lựa đạn giả đe dọa nạn nhân để cướp tài tài sản

Thứ ba, một người đang có hành vi của tội cưỡng đoạt tài sản có thể chuyển hóa sang tội cướp tài sản khi mục đích cưỡng đoạt của họ không đạt được và họ có những hành vi đe dọa ngay tức khắc đối với người bị hại Ví dụ: A và B có tình cảm yêu

Trang 10

đương với nhau, nhiều lần quan hệ A đều quay video lại nói là

để làm kỉ niệm, tuy nhiên do phát hiện A là một kẻ nghiện ma túy nên B đã chia tay A Vì hết tiền tiêu A đã gọi điện cho B đe dọa B sau ba ngày phải đưa cho mình 50 triệu đồngng nếu không sẽ phát tán các clip có nội dung nhạy cảm của hai người lên mạng xã hội để B hết đường yêu người khác Sau ba ngày B không đưa tiền cho A cho nên A đã đến gặp B kề dao vào cổ B yêu cầu B chuyển tiền vào tài khoản của mình Trong trường hợp này, A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản mặc dù hành vi ban đầu của A là biểu hiện của tội cưỡng đoạt tài sản

III Thực trạng tội “cướp tài sản” trong thời gian qua

1 Thực trạng

Trong những năm vừa qua, tình hình tội phạm trên cả nước ngày càng diễn biến phức tạp Số lượng vụ vi phạm pháp luật hình sự có xu hướng tăng, các hành vi phạm tội ngày càng tinh

vi, xảo quyệt trên tất cả các lĩnh vực Trong nhóm tội về xâm phạm quyền sở hữu thì tội “cướp tài sản” là một trong những tội thường xuyên xảy ra và có những diễn biến phức tạp, điều đó được thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất, số vụ cướp tài sản xảy ra ngày càng nhiều, chỉ

tính riêng năm 2014, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 1.528

vụ cướp tài sản2 Trong đó số lượng lớn những vụ cướp xảy ra ở các thành phố lớn nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như:

Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai…

Thứ hai, những đối tượng phạm tội “cướp tài sản” ngày

càng táo bạo, công khai và thể hiện sự coi thường tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác Thời gian gần đây, đối tượng

2 http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/1968/Toi-pham-xam-pham-so-huu-o-nuoc-ta-va-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-phong-ngua-dau-tranh-trong-tinh-hinh-moi

Ngày đăng: 17/01/2019, 10:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV "các tội xâm phạm sở hữu" của bộ luật hình sự năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: các tội xâm phạm sở hữu
3. Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội. “Giáo trình luật hình sự Việt Nam” (phần chung). Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật. 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình luật hình sự ViệtNam”
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự Thật. 2014
4. Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội. “Giáo trình luật hình sự Việt Nam” (phần các tội phạm – tập 1). Nxb Đại học quốc gia hà Nội.2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự ViệtNam”
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia hà Nội.2016
5. Ts.Lê Đăng Doanh. “Định tội danh với các tội xâm phạm sở hữu”. Nxb Tư pháp. 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định tội danh với các tội xâm phạm sởhữu”
Nhà XB: Nxb Tư pháp. 2014
6. Gs.Ts. Nguyễn Ngọc Hòa. “Tội phạm và cấu thành tội phạm”.Nxb Tư pháp. 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tội phạm và cấu thành tội phạm”
Nhà XB: Nxb Tư pháp. 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w