1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp giữ chân người tài tại các doanh nghiệp

11 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

Lý do chúng tôi chọn đề tài này: Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, một thị trường thay đổi hàng giờ nên việc duy trì đội ngũ nhân viên trong một doanh nghiệp là một v

Trang 1

BIỆN PHÁP GIỮ CHÂN NGƯỜI TÀI TẠI

CÁC DOANH NGHIỆP

I Kết luận:

-

-I PHẦN GIỚI THIỆU:

1 Đề tài:

Một doanh nghiệp có thể áp dụng những phương pháp nào để giữ nhân viên?

2 Lý do chúng tôi chọn đề tài này:

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, một thị trường thay đổi hàng giờ nên việc duy trì đội ngũ nhân viên trong một doanh nghiệp là một việc làm đầy khó khăn và là yếu tố góp phần không nhỏ cho sự thành công của doanh nghiệp Đứng trước những thách thức không nhỏ từ thị trường lao đồng đầy cạnh tranh, những công ty “săn đầu người” thường xuyên chào đón, lôi kéo những nhân viên từ công ty này sang những công ty khác, thậm chí có những thỏa thuận ngầm giữa các công ty đối thủ với các công ty tuyển dụng nhằm lôi kéo những nhân tài từ phía đối thủ cạnh tranh đã làm cho những nhà quản lý doanh nghiệp đau đầu trước câu hỏi “phải áp dụng phương pháp nào

để giữ nhân viên?”

Vì thế, chúng tôi chọn đề tài này với mục đích thông qua các cơ sở lý luận đã học cùng với kinh nghiệm thực tế đã và đang xãy ra nơi các Doanh Nghiệp chúng tôi đang làm việc, hy vọng rằng có thể đóng góp được vào việc giúp các bạn tìm ra được hướng giải quyết thích hợp và hiệu quả trong việc giữ người tài lại trong Doanh Nghiệp mình trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay

Trang 2

II PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI:

Các nhà Quản Lý Doanh Nghiệp đều hiểu rõ rằng tuyển dụng là một quá trình tốn kém về thời gian và công sức của doanh nghiệp và một thực tế đặt ra

là trong thời buổi kinh tế hiện nay thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc phần lớn nhân viên sau một thời gian được đào tạo và làm việc có kinh nghiệm thì lại xin thôi việc chuyển sang một doanh nghiệp khác Do đó, việc xác định “Thế nào là người tài?” để từ đó tìm ra

phương pháp thích hợp để giữ họ lại cho Doanh Nghiệp nên được đặt ra đầu tiên

1 Xác định người tài giỏi:

Về tổng thể, có 4 loại người trong doanh nghiệp:

a) Tài cao, đức cao: Loại người của cải, Doanh Nghiệp chúng ta bằng mọi giá phải giữ

b) Tài cao nhưng đức không cao: Loại người tài năng, Doanh Nghiệp có thể

sử dụng cho những công việc mang tính dự án

Đối với loại người này, nên:

− Dùng cho các dự án ngắn hạn và sử dụng tiền là công cụ để giữ chân họ

− Dần dần uốn nắn họ sống với các giá trị của công ty và chuyển họ trở thành dạng người thứ nhất

c) Tài không cao nhưng đức cao: Loại người tư liệu

d) Người tài không cao, đức cũng không cao: Loại người kém cỏi

Trang 3

Ngoài ra, để có thể nhận ra đâu là nhân viên giỏi, người tài thực sự, chúng ta

có thể dựa vào các câu hỏi sau:

- Người đó có tham vọng, cầu tiến hay không? Người xuất sắc phải có ham muốn giành thành công mãnh liệt Anh ta có tìm kiếm thành công bằng cách cống hiến hết mình cho công việc hay không?

- Người đó có hay được người khác cầu cứu hay không? Nếu bạn phát hiện ra rằng có rất nhiều người cần đến ý kiến và sự trợ giúp của anh ta, thì có nghĩa đây chính là người bạn đang tìm Vì điều đó thể hiện anh ta là người có khả năng giải quyết vấn đề, và phương pháp, tư duy của anh ta được người xung quanh coi trọng

- Người đó có khả năng lôi kéo người khác cùng hoàn thành công việc hay không? Hãy để ý xem ai là người có thể tác động đến người khác để công việc trôi chảy, đạt kết quả, bởi vì điều đó thể hiện anh ta có tài quản lý

- Cách người đó đưa ra một quyết định Cần chú ý đến người có thể thay đổi ý tưởng nhanh chóng và có khả năng thuyết phục người khác Một nhà quản lý cao cấp thường lập tức đưa ra được quyết định khi đã có đủ thông tin liên quan

- Người có thể giải quyết vấn đề hay không? Nếu là một người chăm chỉ, sẽ không bao giờ anh ta đến gặp ông chủ và nói “chúng tôi có vấn đề” Anh ta chỉ đến sau khi đã giải quyết xong vấn đề và nói: “Vừa rồi có một vấn đề như thế, chúng tôi đã giải quyết như thế và kết quả như sau…”

- Người đó có tiến bộ nhanh hơn người khác không? Một người thực sự xuất sắc thường có thể hoàn thành công việc nhanh hơn bình thường, anh ta sẵn sàng nhận thêm phần việc, anh ta tự cảm thấy phải đầu tư công sức hơn nữa, chứ không chịu dừng lại ở việc lăng xăng bận rộn bề ngoài

Trang 4

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể sử dụng các tiêu chí sau để xác định người tài trong Doanh Nghiệp:

- Là người thường xuyên hoàn thành các công việc xuất sắc (3 năm liên tục)

- Là tấm gương điển hình trong việc thực hiện các giá trị văn hóa của doanh nghiệp

- Là người có tìềm năng giữ được các vị trí lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên trong thời gian từ 3 - 5 năm tới

- Là những người đang sở hữu những kỹ năng làm việc mà rất khó tìm người thay thế

2 Biện pháp giữ người tài:

Con người chúng ta thường sống theo Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow

Do đó, điều tiên quyết là Doanh Nghiệp phải nhìn ra nhân viên mình đang ở đâu trong Hệ thống cấp bậc nhu cầu đó để thỏa mãn họ một cách hợp lý a) Chân thành: Thành thật mà nói thì quản lý chính là làm thế nào để nhân viên của mình cảm thấy hạnh phúc Khi họ làm được như vậy, nhân viên sẵn lòng làm việc hết mình và luôn muốn gắn bó lâu dài với công ty Giữ chân nhân viên giỏi đồng nghĩa với việc làm cho nhân viên hài lòng và hạnh phúc

b) Quan tâm nhân viên:

- Lý do thường gặp nhất cho tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao là sự không công bằng trong quản lý Nhà quản lý cần quan tâm đến các nhu cầu của nhân viên đồng thời họ phải đối xử với nhân viên một cách đúng mực và công bằng Một số nhà quản lý chưa có kinh nghiệm thường quá nuông chiều nhân viên mà quên việc khiển trách hoặc

kỷ luật nhân viên khi cần thiết

Trang 5

- Qua nhiều năm kinh nghiệm phỏng vấn hàng ngàn ứng viên, tôi thấy hình mẫu nhà quản lý mà các nhân viên ưa thích là: “Kiên quyết nhưng công bằng” Nếu một nhân viên mắc lỗi, nhà quản lý cần phân tích cho nhân viên biết lỗi của họ nhưng không được phép hạ thấp giá trị của họ “Khen thưởng công khai, chỉ trích / khiển trách riêng tư” là một nguyên tắc làm việc hiệu quả mà các nhà quản lý nên áp dụng Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu tôn trọng và thiếu sự công nhận năng lực thường là nguyên nhân dẫn đến nhân viên nghỉ việc Đa số các nhân viên, nếu được tôn trọng và giá trị của họ được công nhận thì họ sẽ thích ở lại công ty thay vì tìm kiếm một công việc khác

c) Có nhiều cơ hội được học tập và đào tạo:

Không thể giữ được người nếu chỉ bắt họ làm, làm và làm Những vị trí chuyên môn luôn có nhu cầu tái đào tạo để theo kịp công nghệ mới Tổ chức huấn luyện ngay tại doanh nghiệp hoặc các khóa học theo trường lớp đều cần thiết Đừng bao giờ từ chối khi nhân viên gõ cửa đề nghị hỗ trợ học phí vì doanh nghiệp sẽ được hoàn trả xứng đáng

Nhà quản lý nên đề ra kế hoạch đào tạo cho nhân viên của mình để họ biết được làm thế nào để làm tốt công việc của họ, sao cho hiệu quả Thật không công bằng khi chúng ta không đào tạo nhân viên nhưng lại đánh giá họ là không đủ năng lực

Toàn bộ nhân viên công ty chúng tôi đều được tham gia những khóa huấn luyện kỹ năng liên quan đến công việc của họ: Nhân viên phục vụ khách hàng (Customer Service) sẽ được đào tạo những kỹ năng mềm (Soft skills) để tiếp xúc với khách hàng hiệu quả; nhân viên Kinh Doanh sẽ được đào tạo cụ thể về những sản phẩm/dịch vụ của Công ty; nhân viên Kế toán sẽ được gửi đi đào tạo cập nhật kiến thức về Kế toán/Thuế Khi họ được trang bị đủ kiến thức liên quan đến công việc,

Trang 6

họ sẽ tự tin hơn khi giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn

d) Cung cấp hướng dẫn: Cần cung cấp cho nhân viên các văn bản về quy trình làm việc và các quy tắc của công ty để nhân viên biết công ty kỳ vọng điều gì ở họ Ngoài việc hướng dẫn nhân viên cách làm việc, các quy trình được viết thành văn bản còn giúp nhà quản lý không phải

“sáng tạo lại cái bánh xe” hoặc thường xuyên phải đào tạo lại nhân viên mới khi có nhân viên nghỉ việc ở công ty

Công ty chúng tôi có lập ra Quy trình làm việc/Mô tả công việc (Working Procedure/Job Description) cụ thể cho từng vị trí nhân viên Bên cạnh đó, chúng tôi kiểm soát hoạt động của nhân viên bằng các chỉ tiêu cụ thể (SOPs, KPIs) để có thể đánh giá khách quan công việc của họ

e) Phát triển năng lực:Tìm kiếm những cơ hội để đưa nhân viên vào những tình huống thử thách, nơi mà khả năng và năng lực của họ sẽ phát triển

f) Thời gian làm việc linh hoạt:Với những vị trí chịu nhiều áp lực hoặc làm công việc đòi hỏi tính sáng tạo, các nhà lãnh đạo hãy áp dụng nhiều hơn phương pháp quản lý theo công việc, từ bỏ dần cách quản lý theo thời gian Khi cho nhân viên tự chủ về thời gian, họ sẽ làm nhiều hơn tám tiếng mỗi ngày

g) Quản lý sự thay đổi: Theo sát nhân viên trong những thời gian cụ thể, bao gồm sự thay đổi của cá nhân và tổ chức Hãy luôn thường xuyên kiểm tra và cởi mở

h) Cơ hội thăng tiến: Nhân viên cần phải biết họ sẽ có cơ hội thăng tiến trong công ty Điều này không có nghĩa là tất cả các nhân viên đều có cơ hội trở thành trưởng phòng mà đơn giản chỉ là nhân viên

có thể trở thành “cánh tay phải” của nhà quản lý

Trang 7

i) Hỗ trợ của Phòng Nhân Sự: Nhân viên cần có người thấu hiểu và

hỗ trợ các nhu cầu của họ, người này có thể là Trưởng Phòng Nhân

Sự, là người sẽ thảo luận với nhân viên về các chế độ phúc lợi, ngày nghỉ, hoặc bất cứ vấn đề gì mà nhân viên quan tâm Thay vì đơn thuần đưa ra các hướng dẫn cho nhân viên, Trưởng Phòng Nhân Sự nên dành ra vài phút để giải thích cho nhân viên về các quy định của công ty, việc này tuy đơn giản nhưng sẽ làm nhân viên cảm thấy được quan tâm và tránh những hiểu lầm có thể xảy

ra sau này Tuy nhiên công ty cũng cần linh động, thỉnh thoảng bạn

có thể thay đổi các nguyên tắc để nhân viên hiểu rằng bạn quan tâm và sẵn sàng làm việc với họ Tôi đã từng chứng kiến một nhân viên nghỉ việc chỉ vì bất đồng quan điểm trong việc trả tiền thù lao cho 30 phút làm việc ngoài giờ! Hãy cẩn thận vì thỉnh thoảng một giọt nước có thể làm tràn ly, một cuộc đối thoại gây hiểu lầm có thể khiến một nhân viên “ngôi sao” nghỉ việc

j) Ổn định: Không ai muốn thay đổi công việc như thay áo, nhất là với những người đã lập gia đình Các chính sách giữ nhân viên mang tính ổn định có thể áp dụng như thưởng lớn, tặng nhà, tặng

xe hoặc tặng bảo hiểm cho những người cống hiến lâu năm hay trọn đời

Công ty chúng tôi có chính sách “Quỹ Trung Thành (Loyalty Fund)”, trích 5% quỹ lương mỗi tháng gửi vào tài khoản cá nhân của từng nhân viên (do công ty đứng tên) Nhân viên sẽ được nhận được toàn

bộ số tiền trong tài khoản này (gồm cả tiền gốc và lãi) nếu nhân viên làm việc cho Công ty năm (05) năm

k) Trả lương công bằng và thỏa đáng:

Trang 8

- Nói công bằng là so với năng lực, còn thỏa đáng là khi so sánh với các vị trí tương đương trong cùng bộ phận và trên cùng thị trường ngành nghề Trong một thế giới mở, việc kiểm tra mức lương có phù hợp với năng lực và công sức bỏ ra không còn là quá khó, nhất là khi các công ty đối thủ luôn nhăm nhe săn những vị trí chủ chốt của nhau

- Lương không phải là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy nhân viên, tuy nhiên lương lại là nguyên nhân thường gặp khiến nhân viên nghỉ việc Hãy luôn nhớ đến chi phí công ty phải trả khi tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao Tưởng tượng nếu bạn có thể trả lương cao hơn 5-10% so với mức lương trung bình trên thị trường lao động thì tỷ lệ nhân viên xin nghỉ sẽ ít hơn bao nhiêu?

l) Phúc lợi: Bạn sẽ dành cho nhân viên những phần thưởng như thế nào để họ biết rằng họ được đánh giá cao? Thưởng Tết, thưởng quý, …? Hãy nhớ rằng chỉ một phần thưởng nhỏ nhưng được trao một cách xứng đáng thì cũng khiến nhân viên hài lòng

Trong thời điểm khó khăn hiện nay, Công ty chúng tôi tuy không có ngân sách cho các khoản thưởng lớn nhưng vẫn dành ra một khoản để tặng những món quà nhỏ cho nhân viên trong những ngày đặc biệt như lì xì cho nhân viên vào dịp Tết Nguyên Đán, tặng quà cho nhân viên nữ trong ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam

20-10, tặng quà cho toàn thể nhân viên trong ngày Giải phóng đất nước 30-4 và ngày 2-9, v.v “Của cho không bằng cách cho”, tuy giá trị các món quà này không lớn nhưng với sự đầu tư suy nghĩ của nhóm nhân viên chuyên lo về hoạt động xã hội (Social Development Team), người nhận quà đã rất cảm động khi thấy Công ty quan tâm đến nhân viên như thế

Trang 9

m)Có các hoạt động giúp cân bằng công việc và cuộc sống: Đi du lịch, nghỉ dưỡng, “happy hour” (giờ vui vẻ có trong hằng tuần), buổi họp mặt có đầy đủ gia đình nhân viên là các loại hình nên được duy trì thường xuyên Đừng tiếc tiền cho những hoạt động này vì đổi lại là lòng trung thành của người lao động Hơn nữa, có được vui chơi thì nhân viên sẽ làm việc khỏe

Ngoài ra, chúng tôi thường tổ chức các buổi team-building (do ngân sách hạn hẹp nên chúng tôi chỉ tổ chức được mỗi năm một lần, đi những nơi gần gần thôi) để nhân viên các phòng ban có dịp làm quen với nhau, tạo điều kiện cho họ thân thiết để có thể cùng nhau giải quyết khó khăn trong công việc khi có mâu thuẩn giữa các phòng ban phát sinh

Trang 10

III Kết luận:

Người Lao động Việt Nam hiện nay đã ý thức rõ được năng lực của họ

Vì thế, song song với việc đòi hỏi mỗi nhân viên phải có các kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu, hãy đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của người lao động để đảm bảo cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp và người được tuyển dụng bền chặt

Trang 11

Hết

Ngày đăng: 15/01/2019, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w