1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương ôn tập môn y học cổ truyền

4 635 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 16,98 KB

Nội dung

1 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN ( ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN Y5) Câu 1: Nêu định nghĩa, các quy luật cơ bản và ứng dụng trong y học của học thuyết âm dương? ............. 3 Câu 2: Nêu định nghĩa, các quy luật cơ bản và ứng dụng trong y học của học thuyết ngũ hành? ............... 6 Câu 3: Nêu các nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền? ................................................................... 10 Câu 4: Nêu bốn phương pháp khám bệnh (tứ chẩn) của y học cổ truyền? ................................................ 13 Câu 5: Nêu tám cương lĩnh để chẩn đoán ( Bát Cương) trong y học cổ truyền? ...................................... 18 Câu 6: Nêu tám phương pháp dùng thuốc uống (Bát pháp) trong y học cổ truyền? .................................. 21 Câu 7: Nêu cơ chế tác dụng của châm cứu theo y học cổ truyền và theo học thuyết Thần kinh Nội tiết Thể dịch? ..................................................................................................................................................... 24 Câu 8: Nêu định nghĩa và tên các đường kinh mạch chính trong cơ thể theo y học cổ truyền? ................ 25 Câu 9: Nêu một huyệt thuộc các vùng: Tay, chân, đầu mặt cổ, ngực lưng, thượng vị lưng, hạ vị lưng (Tên, vị trí, nằm trên đường kinh, tác dụng chữa bệnh)? ..................................................................................... 26 Câu 10: Nêu định nghĩa, nguyên tắc và tên của các động tác xoa bóp bấm huyệt? ................................... 26 Câu 11: Nêu cách kê đơn thuốc theo lý luận y học cổ truyền? .................................................................. 27 Câu 12: Nêu định nghĩa, phân loại, những điều cần lưu ý khi dùng thuốc giải biểu. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng giải biểu? ...................................................................................................................................... 29 Câu 13: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc chữa ho long đờm. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng chữa ho long đờm? ...................................................................................................................................... 30 Câu 14: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc thanh nhiệt. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt. ........................................................................................................................................................... 31 Câu 15: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc hành khí. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng hành khí? .................................................................................................................................................................... 32 Câu 16: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc hành huyết. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng hành huyết? .......................................................................................................................................................... 33 Câu 17: Nêu định nghĩa, phân loại, những điểm cần lưu ý, cấm kỵ của thuốc bổ? ................................... 34 2 Câu 18: Nêu định nghĩa, tác dụng, cấm kỵ khi dùng thuốc bổ âm, bổ dương. Nêu tên 5 vị thuốc bổ âm, 5 vị thuốc bổ dương? ..................................................................................................................................... 35 Câu 19: Nêu định nghĩa, tác dụng, cấm kỵ khi dùng thuốc bổ khí, bổ huyết. Nêu tên 5 vị thuốc bổ khí, 5 vị thuốc bổ huyết? ........................................................................................................................................... 37 Câu 20: Nêu khái niệm bệnh danh, nguyên nhân, các thể lâm sàng, phương pháp điều trị theo y học cổ truyền của bệnh cảm cúm? .......................................................................................................................... 39 Câu 21: Nêu khái niệm bệnh danh, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, các thể lâm sàng, phương pháp điều trị theo y học cổ truyền và tư vấn phòng bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên? ............................. 42 Câu 22: Nêu đại cương, nguyên nhân, triệu chứng các thể lâm sàng, cách điều trị bệnh đau thần kinh Hông to theo y học cổ truyền? .............................................................................................................................. 45 Câu 23: Nêu nguyên nhân theo Y học hiện đại và y học cổ truyền, phân loại, triệu chứng chẩn đoán, điều trị theo y học cổ truyền của bệnh mề đay? .................................................................................................. 48 Câu 24: Nêu đại cương, nguyên nhân, thể lâm sàng theo y học hiện đại và y học cổ truyền, các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền của bệnh đau vai gáy? .......................................................................... 50 3 Câu 1: Nêu định nghĩa, các quy luật cơ bản và ứng dụng trong y học của học thuyết âm dương? Trả lời 1.Định nghĩa: Học thuyết âm dương là triết học cổ đại phương Đông, nghiên cứu sự vận động và tiến hoá không ngừng của vật chất. Học thuyết âm dương giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển và tiêu vong của vạn vật. Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của các ngành học thuật phương Đông đặc biệt là Y học, từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán cũng như trong điều trị, bào chế thuốc và dùng thuốc, tất cả đều dựa vào học thuyết âm dương. 2. Những quy luật âm dương 2.1. Âm dương đối lập. Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm – dương mà thống nhất tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên. VD: ngày – đêm, trên – dưới,…. Tuy mỗi sự vật và hiện tượng đều có 2 mặt âm – dương, nhưng trong dương có âm và trong âm có dương 2.2. Âm dương hỗ căn. Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm – dương tuy đối lập nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được. Cả 2 mặt âm – dương đều trong quá trình phát triển của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được. VD: Có đồng hóa thì mới có dị hóa. 2.3. Âm dương tiêu trưởng. Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương. VD: khí hậu 4 mùa luôn luân chuyển: từ lạnh sang nóng là “âm tiêu dương trưởng”, từ nóng sang lạnh là “dương tiêu âm trưởng”. 4 Vận động của 2 mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới một mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là âm sinh cực dương, dương sinh cực âm. VD: bệnh ở phần dương (sốt cao) gây ảnh hưởng đến phần âm (gây mất nước). 2.4. Âm dương bình hành. Hai mặt âm – dương luôn tồn tại và giữ được thế cân bằng giữa 2 mặt. Bình hành là song song vận hành và giữ cân bằng giữa 2 mặt âm dương. Sự mất cân bằng giữa hai mặt âm dương là cơ sở sinh ra bệnh tật. VD: Trong cơ thể luôn phải duy trì thế cân bằng giữa hai quá trình đồng hóa và dị hóa. Nếu đồng hóa mạnh hơn dẫn đến thwuaf cân béo phì và ngược lại dễ dẫn đến chứng tiêu khát trong y học cổ truyền. 3.Ứng dụng của học thuyết âm dương vào Y học 3.1. Phân định tính chất âm dương trong cơ thể Âm Dương Các tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận Các kinh âm: Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm, mạch Nhâm Tinh, huyết, tân dịch, dinh khí Phần lý: gồm các nội tạng bên trong cơ thể Nửa người bên trái Các phủ Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang Các kinh dương: Dương minh, Thái dương, Thiếu dương, mạch Đốc Khí, thần, vệ khí Phần biểu: da, cơ, cân, khớp, lông, tóc, móng, lưng Nửa người bên phải 3.2. Quan niệm về bệnh và nguyên tắc chữa bệnh Bệnh tật phát sinh là do mất cân bằng âm dương trong cơ thể Sự thiên thắng: do âm thịnh hoặc dương thịnh + Âm thịnh sinh nội hàn: + Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: Sự thiên suy: do âm hư hoặc dương hư + Âm hư sinh nội nhiệt: + Dương hư sinh ngoại hàn: 5 Chữa bệnh là lặp lại thế cân bằng âm dương: 6.3. Trong bào chế thuốc Âm dược: các vị thuốc có tính mát lạnh, có vị đắng, chua, mặn, hướng thuốc đi xuống, như nhóm thuốc thanh nhiệt, sổ hạ, lợi tiểu chữa bệnh nhiệt thuộc dương. Dương dược: các thuốc có tính ấm nóng, có vị cay ngọt, hướng đi lên, như nhóm thuốc bổ, thuốc hành khí hoạt huyết, thuốc giải biểu, chữa bệnh hàn thuộc âm. Bào chế thuốc: có thể biến đổi một phần dược tính bằng cách bào chế. Muốn thay đổi tính hàn nhiệt của vị thuốc ta dùng những phụ dược có tính đối lập Ví dụ: chế sinh địa có tính mát thành thục địa tính ấm dùng rượu, gừng,sa nhân tẩm vào sinh địa rồi chưng sấy nhiều lần thành thục địa Giảm tính mát còn dùng lửa sao cho thuốc khô vàng, cháy sén… 6.4. Trong phòng bệnh Y học cổ truyền đề cao việc rèn luyện tính thích nghi với môi sinh để có thể luôn giữ được cân bằng âm dương. Các phương pháp tập luyện đều phải coi trọng cả về thể chất (âm), lẫn tinh thần (dương). Giữ gìn và bồi bổ chính khí Ăn uống đủ lượng đủ chất, cân bằng hàn nhiệt Lao động nghỉ ngơi hợp lý, thức ngủ điều hòa Rèn luyện thân thể thích nghi điều kiện sống Âm thịnh + + Dương thịnh + Âm dương cân bằng + Âm hư Dương hư + 6 Câu 2: Nêu định nghĩa, các quy luật cơ bản và ứng dụng trong y học của học thuyết ngũ hành? Trả lời 1. Định nghĩa Là vũ trụ quan của triết học Trung Quốc cổ đại dùng để mô tả mối tương tác giữa sự vật, các hiện tượng trong tự nhiên. Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý các tạng phủ: để chẩn đoán bệnh tật để tìm tính năng và tác dụng của thuốc để tiến hành công tác bào chế thuốc men 2. Các quy luật hoạt động của ngũ hành. a. Quy luật tương sinh: Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cư lặp lại không ngừng. nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do nó sinh ra được gọi là “con”. Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc b. Quy luật tương khắc: Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng. Trong cơ thể con người: can mộc khăc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc 7 Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý: Có hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia tạng kia quá mạnh mà sinh ra bệnh gọi là tương thừa; hoặc hành nọ tạng nọ không khắc được hành kia tạng kia gọi là tương vũ + VD về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh gây các hiện tượng như đau vùng thượng vị (dạ dầy), đi ngoài nhiều lần (ỉa chảy do TK), khi chữa phải chữa bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (tăng chức năng kiện vận của tỳ). + VD về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không khăc được thận thủy sẽ gây: ứ nước (bệnh ỉa chảy kéo dài) gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ và lợi niệu (để làm mất phù thũng). 3. Ứng dụng trong y học 3.1. Trong quan hệ sinh lý: STT Hiện tượng Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận 1 Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy 2 Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang 3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy 4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai 5 Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ 3.2. Trong quan hệ bệnh lý: STT Nguyên nhân bệnh VD: chứng mất ngủ bênh tại tâm có các nguyên nhân như Can Tâm Tỳ Phế Thận Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy 1 Chính tà (bệnh nguyên phát) 2 Hư tà (từ mẹ truyền cho con) 8 3 Thực tà ( từ con truyền cho mẹ) 4 Vị tà (nó bị khắc quá mạnh) 5 Tặc tà (nó không khắc được) 3.3. Chẩn đoán học: Căn cứ vào các triệu chứng dấu hiệu của ngũ sắc, ngũ thể, ngũ vị, ngũ quan, ngũ chí để tìm bệnh thuộc tạng phủ có liên quan. STT Hiện tượng Bệnh thuộc tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận 1 Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen 2 Ngũ chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ 3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy 4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai a. Đề ra nguyên tắc chữa bệnh: Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con Vd: Trong bệnh phế khí hư, phế lao… trong điều trị phải kiện tỳ, vì tỳ thổ sinh phế kim đây chính là con hư bổ mẹ Trong bệnh cao huyết áp, nguyên nhân do can dương thịnh, phải chữa vào tâm (an thần), vì can mộc sinh tâm hoả đây chính là mẹ thực tả con. b. Về châm cứu: Trong châm cứu người ta tìm ra các loại ngũ du huyệt ngũ du: Tuỳ vào kinh âm kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh, giữa hai đường kinh âm và dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi trong đường kinh như dòng nước chảy: 9 Tên huyệt ngũ du Ý nghĩa của nó Huyệt hợp Nơi kinh khí đi vào Huyệt kinh Nơi kinh khí đi qua Huyệt du Nơi kinh khí dồn lại Huyệt huỳnh Nơi kinh khí chảy xiết Huyệt tỉnh Nơi kinh khí đi ra • Dưới đây là sơ đồ sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh và tương khắc của ngũ hành: • Khi sử dụng huyệt ngũ du để điều trị bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyên tắc hư bổ mẹ và thực tả con. Kinh Loại huyệt ngũ du Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp Dương Âm Kim Mộc Thuỷ Hoả Mộc Thổ Hoả Kim Thổ Thuỷ 3.4. Về sử dụng dược: a. Người ta xét tác dụng của vị thuốc đối với bệnh tật tại các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị thuốc, màu sắc thuốc với tạng phủ Vị thuốc Màu thuốc Tác dụng vào tạng phủ vị chua Màu xanh tạng can – đởm vị đắng Màu đỏ tạng tâm tiểu trường vị ngọt Màu vàng tạng tỳ vị vị cay Màu trắng tạng phế đại trường vị mặn Màu đen Tạng thận bàng quang b. Người ta còn dùng ngũ vị này để bào chế làm thay đổi tính dược của các vị thuốc, đưa thuốc vào các tạng theo yêu cầu điều trị: Thuốc sao với Tác dụng vào tạng: 10 Sao với dấm Thuốc đi vào tạng can Sao với muối Thuốc đi vào thận Sao với đường Thuốc đi vào tỳ Sao với gừng Thuốc đi vào phế Câu 3: Nêu các nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền? Trả lời 1. Những nguyên nhân gây bệnh bên ngoài Là những yếu tố thời tiết và khí hậu bất thường. Có 6 thứ khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả. Khi trở thành nguyên nhân gây bệnh thì gọi là lục tà. 1.1. Phong Là dương tà, chủ khí về mùa Xuân, hay gặp nhất (phong dẫn đầu trăm bệnh Hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên cơ thể và phần ngoài cơ thể (phần biểu) Làm ra mồ hôi (bì phu khai tiết), sợ gió, mạch phù, hay gây hắt hơi, sổ mũi, mẩn ngứa, co giật... Phong hay di chuyển và biến hoá nên lúc đau chỗ này, lúc đau chỗ khác, hoặc gây ngứa nhiều chỗ (còn gọi là phong động), biến hoá bệnh nặng, nhẹ, mau lẹ. Kết hợp với các ngoại tà khác gây các chứng: + Phong hàn: như các bệnh cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh ngoại biên, đau co cứng cơ do lạnh. + Phong nhiệt: như cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm. + Phong thấp: viêm khớp, phù dị ứng, chàm... 1.2. Hàn: Là âm tà, thường làm tổn hại đến dương khí, chủ khí về mùa Đông. Hay gây đau, điểm đau cố định, chườm nóng thì hết đau Hay gây ứ trệ co cứng, mồ hôi không ra được 11 Người bệnh sợ lạnh, thích ấm Kết hợp với các ngoại tà khác gây các chứng: + Phong hàn + Hàn thấp: như ỉa chảy, đầy bụng do lạnh 1.3. Thử: Là nắng, là dương tà, chủ khí về mùa hạ, thường làm tổn thương đến tân dịch. Hay gây sốt cao, vật vã, khát nước, mạch hồng, gây ra mồ hôi nhiều. Trường hợp nhẹ gọi là thương thử như say nắng, say nóng. Trường hợp nặng gọi là trúng thử: có thể gây ra truỵ mạch, hôn mê. Kết hợp với các loại tà khác gây các chứng: + Thử nhiệt: là những bệnh sốt cao về mùa hè, vật vã khát nước, ra mồ hôi nhiều. + Thử thấp: gặp rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy mùa hè, lỵ nhiễm khuẩn. 1.4. Thấp: Là độ ẩm thấp, chủ khí cuối hạ. mùa mưa lũ. Thường gây bệnh ở nửa người dưới Bệnh kéo dài dai dẳng, gây cảm giác nặng nề, cử động khó khăn (thấp khớp) Hay bài tiết các chất đục (thấp trọc) như đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, dày, nhớt, dính. Kết hợp các loại tà khác gây các chứng: + Phong thấp: + Thử thấp: + Thấp nhiệt: gây bệnh viêm nhiễm ở đường tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, khớp, bệnh ngoài da. + Thấp chẩn: Eczema, loét chảy nước nhiều. 1.5. Táo: Là sự khô hanh, là dương tà, chủ khí mùa Thu, thường làm tổn thương tân dịch. Gây tổn thương chức năng tạng Phế: mũi, miệng, họng khô, da nứt nẻ, táo bón, tiểu tiện sẻn, ho khan. Gây sốt cao, không có mồ hôi, khát, thích uống nước. 12 Kết hợp ngoại tà khác gây các chứng: + Táo nhiệt: những bệnh sốt cao về mùa Thu như sốt xuất huyết, viêm não... + Lương táo: là những trường hợp cảm mạo về mùa Thu, sốt, sợ lạnh, đau đầu, không có mồ hôi, họng khô. 1.6. Hoả (nhiệt): Hoả là mức cao của nhiệt, là dương tà, chủ khí mùa Hạ Các ngoại tà khác như phong, hàn, thử, thấp, táo khi vào cơ thể đều có khả năng chuyển hoá thành hoả. Gây sốt cao, sợ nóng, thích mát, ra mồ hôi nhiều, khát nước, mặt đỏ, mắt đỏ. Gây chảy máu (nhiệt bức huyết vong hành) Gây mụn nhọt, bệnh truyền nhiễm Nhiệt thường bốc lên trên gây mê man, phát cuồng Kết hợp các ngoại tà khác gây các chứng: + Thấp nhiệt + Phong nhiệt + Thử nhiệt + Táo nhiệt 2. Những nguyên nhân bên trong Là những nguyên nhân do hoạt động tinh thần, do quan hệ gia đình, xã hội (rối loạn tâm lý xã hội, stress bệnh lý) mất cân bằng gây ra “Thái quá bất cập” . Có 7 loại tình chí sau: Vui mừng (hỷ) thuộc tạng Tâm Giận dữ (nộ) thuộc tạng Can Lo lắng, suy nghĩ (ưu, tư) thuộc tạng Tỳ Buồn phiền (bi) thuộc tạng Phế Sợ sệt, hốt hoảng (kinh, khủng) thuộc tạng Thận 3. Những nguyên nhân khác 3.1. Nguyên nhân do ăn uống Ăn quá nhiều gây rối loạn tiêu hoá (thực tích) 13 Ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, ôi thiu gây tổn thương Tỳ, Vị. Ăn nhiều thức ăn béo, ngọt dễ sinh nhiệt, sinh thấp (bệnh do rối loạn chuyển hoá) Ăn thiếu dẫn đến âm hư, huyết hư. 3.2. Nguyên nhân do lao động: Nếu không hoạt động, khí huyết khó lưu thông dễ sinh bệnh. Lao động quá sức, kéo dài sinh lao lực. Lao động không an toàn dễ gây chấn thương. 3.3. Nguyên nhân tình dục: Tiết chế tình dục là một biện pháp bảo vệ sức khoẻ. Hoạt động tình dục quá độ có ảnh hưởng đến sức khoẻ và cũng là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tật. Người xưa nói: Hiếu sắc hại Tâm, đa dâm hại Thận Câu 4: Nêu bốn phương pháp khám bệnh (tứ chẩn) của y học cổ truyền? Trả lời 1 VỌNG CHẨN 1.1 QUAN SÁT THẦN Thần tốt: tỉnh táo, mắt sáng, tiếp xúc tốt Thần yếu: vẻ mặt u uất, tiếp xúc chậm Lạc thần: ánh mắt đờ đẫn, hoặc sáng bất thường, cười nói không ăn nhập. Giả thần: bệnh nặng đột nhiên tỉnh táo, minh mẫn, chính khí sắp thoát. 1.2 QUAN SÁT MÀU DA Sắc đỏ: hỏa nhiệt, bệnh thuộc tâm Sắc trắng: hư hàn, bệnh thuộc phế Sắc xanh: khí huyết hư trệ, bệnh thuộc can Sắc vàng là đàm thấp, bệnh thuộc tỳ Sắc đen là dương khí suy hoặc huyết ứ,bệnh thuộc thận 1.3 QUAN SÁT LƯỠI a. Rêu lưỡi 14 • Rêu trắng mỏng: hàn ở biểu • Rêu vàng: nhiệt ở lý • Rêu xạm đen: bệnh nặng • Rêu dày:bệnh ở lý • Rêu khô: nhiệt cao, âm hư, mất tân dịch • Rêu dính nhầy: thấp b. Chất lưỡi • Nhạt: bệnh hư hàn • Đỏ: chứng nhiệt • Xanh tím: khô là cực nhiệt, ướt là cực hàn hoặc huyết ứ 2.VĂN CHẨN 2.1 NGHE ÂM THANH 2.1.1 tiếng nói Nhỏ yếu: hư chứng To mạnh: thực chứng Mê sảng: nhiệt vào tâm Ngọng, khó nói: trúng phong 2.1.2 tiếng thở To mạnh: thực Nhỏ nhẹ: hư 2.1.3 Tiếng ho Ho mạnh: phế thực nhiệt Ho khan yếu: phế âm hư Ho kèm hắt hơi: phong hàn Trẻ em ho cơn dài, có tiếng rít vào: ho gà 2.2 Ngửi phân và nước tiểu Mùi phân tanh loãng: tỳ hư Phân chua hoặc thối khẳn: thực tích, nhiệt Nước tiểu rất khai và đục: thấp nhiệt 15 3. VẤN CHẨN 3.1 Hỏi về hàn nhiệt 3.1.1 Cảm giác sợ lạnh Bệnh mới mắc mà sợ lạnh: cảm phong hàn Bệnh lâu ngày mà sợ lạnh, chân tay lạnh là dương hư Chân tay lạnh kèm theo đau bụng ỉa chảy buổi sáng sớm là tỳ dương hư 3.1.2 Phát sốt: Sốt nhẹ, nhức đầu sổ mũi, sợ lạnh là do phong hàn Sốt cao, ra mồ hôi nhiều, khát nước, mặt đỏ, lưỡi đỏ, vật vã, biểu hiện của lý thực nhiệt Sốt nhẹ về chiều lâu ngày, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, nhức trong xương, lòng bàn chân, và lòng bàn tay nóng là thuộc chúng âm hư hoả vượng. Lúc sốt nóng, lúc sốt rét thuộc chứng bán biểu bán lý. 3.1.3 Hỏi về mồ hôi Sốt, không ra mồ hôi: biểu thực nhiệt Sốt, ra mồ hôi nhiều: lý thực nhiệt Tự ra mồ hôi: (không phải do lao động hoặc thời tiết nóng) là do dương hư Tự ra mồ hôi ban đêm khi ngủ là do âm hư 3.3. Hỏi về đau Đau đầu: Đau vùng chẩm, vai, gáy: thuộc kinh thái dương Đau vùng trán, tai, mắt: thuộc kinh duương minh Đau nửa đầu vùng thái dương: thuộc kinh thiếu dương Đau vùng đỉnh đầu: thuộc quyết âm Can Đau khắp đầu như bó chặt: do Tỳ thấp Đau ngực: Đau ngực kèm theo sốt cao, ho, đờm quánh là do Phế nhiệt. Đau ngực lâu ngày, hay tái phát: do đàm ẩm Ngực sườn đầy tức: do Can khí uất 16 Đau lưng: Đau nặng nề, ngủ dậy đau nhiều, vận động đau giảm là do phong thấp. Đau lưng do mang vác nặng hoặc sai tư thế do huyết ứ. Đau lưng lâu, thể trạng yếu,vận động đau tăng là do Thận hư. Đau bụng: Đau bụng kèm theo đầy hơi, ợ chua: do thực tích Đau bụng có liên quan đến bữa ăn, đau giảm sau ăn, sợ xoa nắn, thích chườm lạnh: thuộc chứng thực nhiệt. Đau bụng đầy hơi, khi đau chỗ này, lúc đau chỗ khác là do khí trệ. 3.4. Hỏi về ăn uống Cảm giác khát: Khát, thích uống nước mát: do thực nhiệt Khát không muốn uống: do hàn thấp Thích uống nước nóng, uống lạnh đầy bụng là do dương hư. Thèm ăn: Thèm ăn, ăn nhiều, mau đói: do Vị nhiệt Đói mà không muốn ăn: do Vị âm hư Ăn thức ăn mát, lạnh bụng đầy chướng là do Tỳ dương hư Cảm giác trong miệng. Miệng đắng: nhiệt ở Can, Đởm Miệng chua, hôi: nhiệt ở Vị, Trường Miệng hôi: do Vị hỏa Miệng nhạt: gặp ở chứng hư, đàm trệ Miệng ngọt: do thấp nhiệt ở Tỳ Miệng mặn: do Thận hư 3.5. Hỏi về ngủ Mất ngủ kèm theo hồi hộp, hay mê: do Tâm huyết hư Trằn trọc khó vào giấc ngủ: do âm hư hoả vuợng Ngủ nhiều là chứng dương hư âm thịnh. 17 3.6. Hỏi về đại tiện Táo bón: bệnh mới, ở người khoẻ là do thực nhiệt. ở người già, yếu là do âm hư, huyết hư hoặc khí hư. ỉa lỏng: Phân thối khắm: do tích trệ, lý nhiệt Phân ít thối: do Tỳ Vị hư hàn ỉa lỏng buổi sáng sớm: do Thận dương hư Phân trước rắn sau lỏng: do Tỳ Vị hư Đại tiện nhiều lần kèm theo đau mót rặn: do thấp nhiệt Đại trường 3.7. Hỏi về tiểu tiện Nước tiểu ít, nóng, màu đậm: thực nhiệt Nước tiểu trong, nhiều: hư hàn Đái buốt, đái rắt, nước tiẻu đậm màu: thấp nhiệt Bàng quang Đái luôn, mót đái, đái đêm nhiều lần: Thận khí hư 3.8. Hỏi về kinh nguyệt Kinh nguyệt sớm trước kỳ, màu đỏ tươi, lượng nhiều: là do huyết nhiệt. Kinh nguyệt muộn sau kỳ, mầu thẫm có cục kèm theo đau bụng trước khi hành kinh: do hàn hoặc huyết ứ Hành kinh muộn, lượng ít, màu nhạt là do huyết hư Khí hư màu trắng, nhiều: Tỳ Thận hàn thấp Khí hư vàng dính, hôi: thấp nhiệt. 4. THIẾT CHẨN 4.1 Mục đích xem mạch Đánh giá tình trạng hư, thực của khí, huyết Vị trí nông sâu và tính chất hàn nhiệt của bệnh. 4.2 Nơi bắt mạch Thốn khẩu ( 3 bộ vi: thốn quan xích) 4.5. Sờ nắn Sờ da lòng bàn tay, lòng bàn chân nóng do âm hư . 18 Cả chân tay đều lạnh do dương hư. Da căng, khô do Phế nhiệt. • Nắn bụng: Ấn day bệnh nhân thấy dễ chịu thuộc hư chứng. Ấn day đau, đẩy tay ra (cự án), thuộc thực chứng Bụng đầy, chướng hơi là Tỳ hư, khí trệ. • Ấn tìm điểm đau: thường để tìm á thị huyệt và tìm xem đường kinh nào có bệnh (gọi là kinh lạc chẩn). Câu 5: Nêu tám cương lĩnh để chẩn đoán ( Bát Cương) trong y học cổ truyền? Trả lời I. Biểu Lý: 2 cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu của bệnh tật. Bệnh ở biểu thì phát tán. Bệnh ở lý thì dùng phép thanh, hạ, ôn, bổ... 1. Biểu chứng: Là bệnh còn ở phần ngoài cơ thể như ở bì phu, kinh lạc, cân cơ, xương, khớp 1.1 Biểu hiện: phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù, đau đầu, đau mình, ngạt mũi. 1.2 Ý nghĩa Bệnh mới mắc, cũn ở phần ngoài cơ thể, chớnh khớ cũn chưa suy yếu 1.3 thể phối hợp Biểu hàn Biểu nhiệt Biểu hư Biểu thực 2. Lý chứng: Là bệnh ở bên trong, ở sâu thường là bệnh thuộc các tạng phủ, hoặc huyết dịch, các bệnh nội thương hoặc các bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát. 19 Biểu hiện lâm sàng: sốt cao, khát nước, mê sảng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng , nước tiểu đỏ, nôn mửa, đau bụng, táo bón hoặc ỉa chảy, mạch trầm. Biểu lý kết hợp: những trường hợp bệnh phát ở bên ngoài như mụn nhọt, ban chẩn, mày đay... Nhưng lại do bệnh lý ở bên trong như huyết nhiệt gây ra. Chứng bán biểu bán lý: biểu hiện lúc sốt nóng, lúc sốt rét, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, mắt hoa. Phản ánh tình trạng bệnh tà lúc ở biểu, lúc ở lý hoặc biểu lý chưa rõ ràng. II. Hàn Nhiệt: 2 cương lĩnh dùng để đánh giá tính chất bệnh. Bệnh hàn dùng thuốc nhiệt. Bệnh nhiệt dùng thuốc hàn Nhiệt thì châm, hàn thì cứu 1. Hàn chứng Biểu hiện: Sợ lạnh thích ấm, miệng nhạt, không khát, sắc mặt xanh trắng, chân tay lạnh, nước tiểu trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu trắng trơn ướt, mạch trầm trì. 2. Nhiệt chứng Biểu hiện: Sốt, thích mát, mặt đỏ, chân tay nóng, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác. Hàn chứng thuộc âm thịnh, nhiệt chứng thuộc dương thịnh III. Hư và Thực Là 2 cương lĩnh dung để đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh. Hư thì bổ, thực thì tả. 1. Hư chứng: Biểu hiện chính khí suy nhược Sự phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh suy giảm. Âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư. Lâm sàng: Tinh thần yếu đuối, sắc mặt trắng nhợt, mệt mỏi, k có sức, gầy, hồi hộp, thở ngắn, tự ra mồ hôi, hoặc da mồ hôi trộm, đi tiểu luôn k tự chủ, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược. 2. Thực chứng: Do ngoại tà hay khí trệ, huyết ứ, đàm tích, ứ nước, giun sán gây bệnh. 20 Biểu hiện LS: Thở thô mạnh, phiền táo, ngực bụng đầy trướng, đau cự án, táo, rặn, bí tiểu tiện, đái buốt, đái rắt, rêu lưỡi vàng, mạch thực hữu lực. . Hư thực còn phối hợp với các cương lĩnh khác IV. Âm Dương. Là 2 cương lĩnh tổng quát, để đánh giá xu thế chung của bệnh tật vì những hiện tượng hàn, nhiệt, hư, thực luôn phối hợp lẫn lộn với nhau. Sự mất cân bằng âm dương: Thiên thắng ( âm thinh, dương thịnh), thiên suy (âm hư, dương h hư, vong âm, vong dương). 1. Âm chứng và dương chứng Âm chứng thường bao gồm các chứng hư hàn Dương chứng gồm các chứng thực nhiệt. Âm Chứng Dương Chứng Người lạnh, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, thở nhỏ, thích ấm, không khát, tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng, nằm quay vào trong, mặt trắng, lưỡi nhạt, mạch trầm nhược Tay chân ấm, dễ bị kích thích, thở thô to, sợ nóng, khát, tiểu tiện đỏ, đục ít, đại tiện táo, nằm quay ra ngoài, mặt đỏ, mạch hoạt sác, phù sác có lực. 2. Âm hư và Dương hư Âm hư do tân dịch, huyết k đủ ( âm hư sinh nội nhiệt) Dương hư do công năng trong người bị giảm (dương hư sinh ngoại hàn) Âm Hư Dương Hư Triều nhiệt, nhức trong xương, ho khan, họng khô, 2 gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, khát vật vã, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác Sợ lạnh chân tay lạnh, ăn không tiêu, di tinh liệt dương, đau lương mỏi gối, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, ỉa chảy, tiểu tiện trong dài, mạch nhược vô lực 3. Vong âm, Vong dương Vong âm là hiện tượng mất nước do ra mồ hôi, ỉa chảy nhiều, sự mất nước đến gđ nào đó gây ra vong dương ( choáng, trụy mạch còn gọi là chứng thoát dương) 21 Chứng Mồ Hôi Tay chân Lưỡi Mạch Các chứng khác Vong Âm Nóng và mặn không dính Ấm Khô Phù vô lực, mạch xích yếu Khát thích uống nước lạnh Vong Dương Lạnh, vị nhạt dính Lạnh Nhuận Phù sác vô lực rồi mạch vi muốn tuyệt Không khát thích uống nước nóng Câu 6: Nêu tám phương pháp dùng thuốc uống (Bát pháp) trong y học cổ truyền? Trả lời 1. HÃN PHÁP: (Làm cho ra mồ hôi). Là phương pháp dùng các vị thuốc có tác dụng làm cho ra mồ hôi đưa các tác nhân gây bệnh ra ngoài, khi bệnh còn ở biểu phận. Trên lâm sàng hay dùng để chữa các bệnh ngoại cảm do phong hàn thấp nhiệt. Phát tán phong hàn Phát tán phong nhiệt Phát tán phong thấp. Chống chỉ định : khi bệnh nhân tiêu chảy, nôn, mất máu, mùa hè không nên cho ra mồ hôi 2. THỔ PHÁP: (Gây nôn). Dùng các vị thuốc để gây nôn khi ngộ độc thức ăn, thức uống, thuốc độc.v.v.. Lúc bệnh còn ở thượng tiêu. Phương pháp này ít dùng trên lâm sàng. 3. HẠ PHÁP: (Tẩy xổ, nhuận trường). Dùng các loại thuốc có tác dụng tẩy xổ và nhuận trường để đưa các chất ứ động ra ngoài bằng đường đại tiện như : phân táo, huyết ứ, đàm ứ.v.v.. Chỉ dùng phương này khi bệnh thuộc về thực chứng. Gồm + Ôn hạ : Dùng các vị thuốc xổ có tính cay ấm như ba đậu để tẩy hàn tích. 22 + Nhuận hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ nhẹ nhuận trường như : mồng tơi, rau muống. + Hàn hạ : Dùng các vị thuốc có tính lạnh như : Ðại hoàng, phát tiêu để tẩy nhiệt tích. + Công hạ : Dùng các vị thuốc có tính chất xổ mạnh như : lô hội, tả diệp để trừ thực tích hạ tiêu. + Phù chính công hạ : Cũng dùng thuốc xổ mạnh nhưng vì tỳ vị hư yếu nên phai phối hợp với thuốc kiện tỳ. Chống chỉ định : khi bệnh còn ở biểu, sốt mà không táo, người già yếu, phụ nữ có thai hay sản hậu 4. HOÀ PHÁP: (Hoà hoãn) • Dùng chữa các bệnh ngoại cảm còn bán biểu bán lý. Hàn nhiệt vãng lai không giải biểu được không thanh lý được, các bệnh rối loạn sự tương sinh tương khắc của Tạng Phủ, một số bệnh do sang chấn tinh thần. • Trên lâm sàng thường dùng chữa một số bệnh như : Cảm mạo, lúc nóng lúc lạnh, rối loạn chức năng Can Tỳ, rối loạn kinh nguyệt. • Chống chỉ định: Không dùng khi bệnh còn ở biểu hay vào lý. 5. THANH PHÁP: ( Làm cho mát ). Dùng các vị thuốc mát để làm hạ sốt khi tà khí đã vào lý phận. Trên lâm sàng thường dùng 3 cách: Thanh nhiệt lương huyết : Dùng các vị thuốc mát huyết như : Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm. Thanh nhiệt Tả hoả : Dùng các vị thuốc để trừ hoả nhiệt như : Huyền sâm, sinh địa, thạch cao. Thanh nhiệt giải độc : Dùng các vị thuốc để giải nhiệt độc như : Kim ngân hoa, Bồ công anh, Chi tử, Nhân Trần. Chú ý : Dùng thận trọng trong trường hợp Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy kéo dài. 6. ÔN PHÁP: ( Làm ấm nóng ) 23 Dùng các loại thuốc ấm nóng để chữa các chứng hư hàn, quyết lảnh hồi dương cứu nghịch. Trên lâm sàng thường dùng các vị thuốc như: Nhân sâm,Phụ tử, Nhục quế, Sinh cương. 7. TIÊU PHÁP: ( Làm cho tan ) Dùng để phá tan các chứng ngưng trệ, ứ đọng do hiện tượng ứ huyết,. Ứ nước do khí trệ gây ra. Trên lâm sàng thường dùng các cách như : Tiêu đạo : Dùng Hương phụ, Sa nhân để chữa đầy hơi, khí uất. Tiêu thũng : Dùng các vị như :Ý dỉ, Phục linh, Mã đề, Mộc thông để lợi tiểu khi bị thuỷ thũng . Tiêu ứ : Dùng các vị thuốc như : Ðơn sâm, Hồng hoa, Tô mộc, Ðào nhơn để trị các chứng ứ huyết. Tiêu tích: Dùng các vị thuốc như : Miết giáp, Tạo giác thích, để trị các chứng ung nhọt, kết hạch. Chống chỉ định : Không nên dùng trong trường hợp người có thai. Vì đây là phương pháp chữa triệu chứng nên cần phối hợp với các vị thuốc chữa nguyên nhân. 8. BỔ PHÁP: ( Bồi dưỡng cơ thể ) Dùng các vị thuốc chữa các chứng bệnh do công năng hoạt động của cơ thể bị giảm sút gọi là chính khí hư. Nhằm mục đích nâng cao thể trạng và giúp cho cơ thể thắng được tác nhân gây bệnh. Trên lâm sàng thường sử dung 4 nhóm chính : Bổ Âm : Thường dùng thang Lục vị hoàn để chữa chứng Thận âm hư. Bổ dương : Thường dùng thang Bát vị hoàn để chữa chứng Thận dương hư. Bổ Khí : Thường dùng thang Tứ quân để chữa hội chứng suy nhược toàn thân. Bổ huyết : Thường dùng thang Tứ vật để chữa các chứng : Bần huyết, mất huyết. Ngoài bốn phương thức trên người ta còn dùng phép bổ trực tiếp các tạng phủ như: Phế hư bổ Phế, Tỳ hư bổ Tỳ hoặc Tâm hư bổ Tâm hoặc theo phương thức bổ mẹ sinh con. 24 Câu 7: Nêu cơ chế tác dụng của châm cứu theo y học cổ truyền và theo học thuyết Thần kinh Nội tiết Thể dịch? Trả lời 1 – CƠ CHẾ CỦA CHÂM CỨU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC Sự mất thăng bằng về âm dương dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương. Nâng cao chính khí đuổi tà khí ra ngoài Nhiệt thì châm. Hàn thì cứu Hư thì bổ Thực thì tả Bệnh tật phát sinh ra làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc. • Trên cơ sở học thuyết kinh lạc, tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng của cơ thể, người ta chú trọng đặc biệt đến các vấn đề sau: • Châm kim phải đắc khí • Hư thì bổ, thực thì tả • Dựa vào sự liên quan giữa tạng phủ và đường kinh, người ta phối hợp sử dụng các huyệt tại chỗ với các huyệt ở xa (thường ở tay, chân 2. Cơ chế tác dụng của châm cứu theo YHHĐ. a) Phản ứng tại chỗ: Phản ứng tại chỗ có ý nghĩa thực tiễn lâm sàng khá lớn là cơ sở của phương pháp điều trị tại chỗ hay xung quanh nơi có thương tổn mà châm cứu dùng các huyệt gọi là A thị huyệt (thống điểm, thiên ứng huyệt). b) Phản ứng tiết đoạn Việc sử dụng phản ứng tiết đoạn có nhiều ý nghĩa thực tiễn lớn vì nó có thể giúp cho người thầy thuốc châm cứu chọn những vùng và huyệt ở một tiết đoạn thần kinh tương ứng với một cơ quan, nội tạng bị bệnh c) Phản ứng toàn thân 25 Điểm quan trọng của phản ứng toàn thân là tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương và thông qua hệ này và hệ thần kinh thực vật mà ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và mọi tổ chức của cơ thể. Câu 8: Nêu định nghĩa và tên các đường kinh mạch chính trong cơ thể theo y học cổ truyền? Trả lời 1 ĐỊNH NGHĨA Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể, kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc đi ở sâu; lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng lục phủ, can mạch, cơ nhục, xương v.v… kết thành một chính thể thống nhất. 12 kinh mạch chính Tay 3 kinh âm Thủ thái âm phế Thủ thiếu âm tâm Thủ quyết âm tâm bào lạc 3 kinh dương Thủ thái dương tiểu trường Thủ dương minh đại trường Thủ thiếu dương tam tiêu Chân 3 kinh âm Túc thái âm tỳ Túc thiếu âm thận Túc quyết âm can 3 kinh dương Túc thái dương bàng quang Túc thiếu dương đởm Túc dương minh vị 8 kinh mạch phụ: 26 Nhâm mạch Âm duy mạch Đốc mạch Dương duy mạch Xung mạch Âm kiểu mạch Đới mạch Dương kiểu mạch Câu 9: Nêu một huyệt thuộc các vùng: Tay, chân, đầu mặt cổ, ngực lưng, thượng vị lưng, hạ vị lưng (Tên, vị trí, nằm trên đường kinh, tác dụng chữa bệnh)? Trả lời Vùng Tên huyệt Vị trí cách xác định Tác dụng điều trị Tay Kiên ngung (Đại trường kinh) Chỗ lõm dưới mỏm cùng vai đòn, nơi bắt đầu của cơ Delta. Đau khớp vai, bả vai, đau đám rối thần kinh cánh tay, liệt dây mũ. Chân Huyết hải (Kinh Tỳ) Từ điểm giữa bờ trên xương bánh chè đo lên một thốn, đo vào trong hai thốn. Đau khớp gối, đau dây thần kinh đùi, rối loạn kinh nguyệt, dị ứng, xung huyết. Đầu mặt cổ Ấn đường (Ngoài kinh) Điểm giữa đầu trong 2 cung lông mày. Nhức đầu, sốt cao, viêm xoang trán, chảy máu cam. Ngực lưng Trung phủ (Kinh Phế) Ở khoang liên sườn II trên rãnh Delta ngực. Viêm phế quản, ho, hen, đau vai gáy, viêm tuyến vú. Thượng vị lưng Can du (Bàng quang kinh) Từ giữa DIX DX đo ngang ra 1,5 thốn. Đầy bụng, nhức đầu Viêm màng tiếp hợp, đau dạ dày. Hạ vị lưng Đại trường du (Bàng quang kinh) Giữa liên đốt LIV LV đo ngang ra 1,5 thốn. Đau thần kinh toạ, trĩ, ỉa chảy, sa trực tràng. Câu 10: Nêu định nghĩa, nguyên tắc và tên của các động tác xoa bóp bấm huyệt? Trả lời 27 1. Định nghĩa xoa bóp Xoa bóp dân tộc là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền. Đặc điểm của nó là dùng bàn tay, ngón tay là chính để tác động lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh, nhằm đặt tới mục đích phòng bệnh và chữa bệnh. Ưu điểm là giải tiện, rẻ tiền có hiệu quả, có phạm vi chữa bệnh rộng, có gía trị phòng bệnh lớn. Có hiệu quả vì có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh nhất định. Có khả năng chữa một số chứng bệnh mãn tính và nhiều khi đạt kết quả nhanh chóng, đảm bảo an toàn, làm xong nhẹ người, triệu chứng bệnh giảm nhẹ. 2. NGUYÊN TẮC KHI XOA BÓP BẤM HUYỆT Làm từ nhẹ đến mạnh Làm từ chỗ không đau đến chỗ đau làm từ xa tới gần Xoa bóp cũng có thủ thuật bổ tả tùy theo chẩn đoán và pháp điều trị 3. Xoa bóp bấm huyệt gồm 19 động tác cơ bản sau: 1. Xoa 2. Xát 3. Day 4. Ấn 5. Miết 6. Phân 7. Hợp 8. Véo 9. Bấm 10. Điểm 11. Bóp 12. Đấm 13. Lăn 14. Rung 15. Phát 16. Chặt 17. Vê 18. Vờn 19. Vận động Câu 11: Nêu cách kê đơn thuốc theo lý luận y học cổ truyền? Trả lời Sau khi chẩn đoán, người thầy thuốc sẽ căn cứu vào tình trạng bệnh cụ thể mà thiết lập một đơn thuốc điều trị. Đông y thường gọi là biện chứng luận trị (dựa vào bệnh chứng của người bệnh mà biện luận cách trị liệu). Có nhiều phương pháp kê đơn thuốc trong Đông y 1. Cổ phương gia giảm theo lý luận Đông y: Là những bài thuốc đã được xác lập, ghi nhận kết quả từ lâu đời qua nhiều thế hệ, được ghi lại trong các sách kinh điển. 28 Khi điều trị người thầy thuốc thường tăng thêm (gia) hoặc giảm bớt (giảm) vị thuốc hay liều dùng sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế của bệnh nhân. Một ví dụ như để chữa chứng Ngoại cảm phong hàn, biểu thực (có sợ lạnh, phát sốt, không mồ hôi, ngạt mũi, thở suyễn, hoặc ho đờm, đau đầu, đau nhức các khớp, cứng gáy, mạch phù khẩn) thì bài thuốc kinh điển Đông y sử dụng là bài Ma hoàng thang. Ưu điểm: thể hiện đầy đủ tính chất lý pháp của Đông y. Nhược điểm: khó nhớ, lệ thuộc vào thuốc ngoại nhập, khó vận dụng vì bệnh cảnh có thể thay đổi. 2. Theo đối chứng trị liệu: Theo phương pháp này, người thầy thuốc cổ truyền chọn thuốc điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. Ưu điểm:  Đơn giản, linh hoạt trong việc vận dụng các vị thuốc.  Không phải nhớ nhiều bài thuốc. Nhược điểm: do hoàn toàn chạy theo triệu chứng nên dễ sa đà, làm mất tính cân đối trong lý pháp phương dược. Triệu chứng Thuốc Sợ lạnh, phát sốt, không đổ mồ hôi, đau nhức tứ chi Quế chi Ho, hen đờm suyễn Tía tô Đau đầu, cứng gáy, ngạt mũi Bạch chỉ 3. Theo kinh nghiệm dân gian: Phương pháp này sử dụng những kinh nghiệm gia truyền (có khi chỉ là truyền khẩu). Thường gặp trong dân tộc ít người. Dùng nồi xông với các loại lá có chứa tinh dầu thơm. Ưu điểm: dễ sử dụng, vận dụng được nam dược. Khuyết điểm: không bảo đảm tính lý pháp của Đông y. 4. Theo toa căn bản: 29 Nội dung bài thuốc theo toa căn bản được dựa theo kinh nghiệm của quân dân y trong thời gian kháng chiến. Ngoài 1011 vị thuốc dùng để nhuận tiểu, nhuận gan, nhuậntràng, nhuận huyết, giải độc cơ thể, kích thích tiêu hóa, khai khiếu, việc sử dụng toa căn bản còn gia thêm Quế chi, Tía tô, Hành, Kinh giới, Bạch chỉ. Ưu điểm: dễ sử dụng không cần học nhiều, vận dụng được Nam dược. Nhược điểm:  Không thể hiện tính lý pháp của Đông y.  Đôi khi còn dùng quá nhiều thuốc. Câu 12: Nêu định nghĩa, phân loại, những điều cần lưu ý khi dùng thuốc giải biểu. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng giải biểu? Trả lời 1. Định nghĩa: Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà (Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt) ra ngoài cơ thể bằng đường mồ hôi. 2. Phân loại: Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh: Phong hàn, Phong nhiệt và Phong thấp mà người ta chia 3 loại chính: Thuốc phát tán Phong hàn: Đa số vị cay (Tân), tính ấm (Ôn) nên còn gọi là thuốc Tân ôn giải biểu. Thuốc phát tán Phong nhiệt: Đa số vị cay (Tân), tính mát (Lương) nên còn gọi là thuốc Tân lương giải biểu. Thuốc phát tán Phong thấp: Có nhiều vị cay ấm (Tân ôn) cũng có vị tính mát lạnh hoặc tính bình dùng để chữa các chứng bệnh phong thấp kèm thêm hàn, nhiệt khác nhau. 3. Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc giải biểu:  Chỉ sử dụng thuốc này khi Tà còn ở biểu. Nếu Tà đã vào Lý mà Biểu chứng vẫn còn thì phối hợp với thuốc phần lý: gọi là biểu lý cùng giải.  Mùa hè trời nóng thì dùng lượng ít, mùa đông lạnh dùng lượng cao .  Phụ nữ sau đẻ, người già yếu, trẻ em thì dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng Âm, bổ Huyết, ích Khí.  Các vị thuốc phát hãn gây ra mồ hôi không nên dùng lâu. 30  Khi uống thuốc cho ra mồ hôi, nên uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn, mặc áo ấm để giúp cho việc ra mồ hôi tốt hơn. 4. Tên 5 vị thuốc có tác dụng giải biểu. Thuốc phát tán phong hàn (Tân ôn giải biểu): Bạch chỉ, sinh khương. Thuốc phát tán phong nhiệt (Tân lương giải biểu): Bạc hà, cát căn. Thuốc phát tán phong thấp: ngũ gia bì. Câu 13: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc chữa ho long đờm. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng chữa ho long đờm? Trả lời 1. Định nghĩa: Thuốc chữa ho là những thuốc làm hết hay làm giảm cơn ho, nguyên nhân gây ra ho có nhiều, nhưng đều thuộc phế, vì vậy khi chữa ho phải lấy chữa phế làm chính. Ho và đàm có quan hệ mật thiết, các thuốc chữa ho có tác dụng trừ đàm và ngược lại. 2. Phân loại Do nguyên nhân gây ra ho có tính chất hàn, nhiệt khác nhau nên thuốc ho dc chia làm 2 loại: Ôn phế chỉ khái: ho do lạnh,dùng các vị thuốc tính ôn để chữa. + Thuốc ôn phế chỉ khái đẻ chữa các chứng ho mà đờm lỏng,dễ khạc mặt hơi nề,sợ gió rêu lưỡi trắng trơn,tự ra mồ hôi. + Nguyên nhân gây ra do ngoại cảm phong hàn hay kèm theo ngạt mũi khản tiếng,do nội thương hay gặp ở ng già dương khí suy kém thấy chứng ho ngày nặng đêm nhẹ,trời ấm thì đỡ trời lạnh thi lại phát. Thanh phế chỉ khái: ho do sốt dùng các thuốc mát lạnh để chữa. Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đờm dính, ho khan,mặt đỏ miện khát,đại tiện táo người sốt, khó thở, lưỡi vàng dầy, mạch phù sác. Hay gặp ở bệnh viêm họng viêm phế quản cấp, viêm phổi… 3. Cấm kỵ: những người ỉa lỏng không dùng hạnh nhân. 31 Bệnh sởi lúc bắt đầu mọc hoặc đang mọc ban không được dùng thuốc chữa ho nếu ko sẽ ảnh hưởng đến việc mọc ban và đẽ thành biến chứng. 4. Tên 5 vị thuốc có tác dụng chữa ho long đờm Thuốc ôn phế chỉ khái: hạnh nhân, la bạc tử, bách bộ. Thuốc thanh phế chỉ khái: tiền hồ, tang bạch bì. Câu 14: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc thanh nhiệt. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt. Trả lời 1. Định nghĩa Thuốc thanh nhiệt là những vị thuốc có tính hàn, lương để chữa bệnh gây chứng nhiệt trong người (lý thực nhiệt). 2. Phân loại theo nguyên nhân Thuốc thanh nhiệt tả hoả: Do hỏa độc phạm vào phần khí hay kinh dương minh. Thanh nhiệt tả hỏa là những thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do hoả độc nhiệt độc phạm vào phần khí, hay kinh dương minh gây sốt cao, vật vã, mê sảng, khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hồng sác. Thuốc thanh nhiệt lương huyết: là những vị thuốc để chữa các chứng bệnh do huyết nhiệt gây ra. Do huyết nhiệt gây tạng nhiệt (bệnh thuộc phần dinh huyết của ôn bệnh) Thuốc thanh nhiệt giải độc: Do nhiệt độc gây các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm. Thuốc thanh nhiệt giải độc là những thuốc chữa những bệnh do nhiệt độc, hỏa độc gây ra. Các vị thuốc này có tác dụng kháng sinh chống viêm nhiễm tính hàn lương. Thuốc thanh nhiệt táo thấp: Do thấp nhiệt gây ra các bệnh truyền nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu và tiêu hóa. Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây ra. Đa số vị đắng, tính hàn. Quy kinh tâm, can, tỳ, phế, thận. Đều mất tân dịch. Thuốc thanh nhiệt giải thử: Do thử nhiệt gây sốt, say nắng,… 32 + Thuốc giải thử là những vị thuốc dùng để chưã các chứng bệnh do thử (nắng) gây ra. Thử hay kết hợp với nhiệt gây các chứng thử nhiệt. Thử còn kết hợp với thấp gây các chứng thử thấp. + Do đó chia thuốc giải thử thành 2 loại: Thuốc thanh nhiệt giải thử: Chữa các chứng thử nhiệt Thuốc ôn tán thử thấp: Chưã các chứng thử thấp 3. Cấm kị chung Không dùng khi bệnh còn ở biểu Tỳ vị hư hàn, mất nước, mất máu dùng thận trọng Có hiện tượng dương hư, chân hàn giả nhiệt không nên dùng. Thuốc thanh nhiệt lương huyết: Không dùng thuốc này trong các bệnh tỳ hư gây ỉa chảy tà còn ở khí phận. Thuốc thanh nhiệt táo thấp: Tỳ vị hư hàn. 4. Ví dụ: Thuốc thanh nhiệt tả hỏa: thạch cao, chi tử, hạ khô thảo, thảo quyết minh, cây cối xay. Thuốc thanh nhiệt lương huyết: sinh địa, địa cốt bì, huyền sâm, mẫu đơn bì, xích thược. Thuốc thanh nhiệt giải độc: kim ngân hoa, sài đất, liên kiều, thiềm tô, xạ can. Thuốc thanh nhiệt táo thấp: hoàng liên, nha đảm tử, nhân trần, hoàng cầm, hoàng bá. Thuốc thanh nhiệt giải thử: lá sen, tây qua, hương nhu, hoắc hương, bạch biển đậu. Câu 15: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc hành khí. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng hành khí? Trả lời 1. Định nghĩa: Thuốc lý khí là thuốc dùng để điều hòa phần khí trong cơ thể. Các loại chứng về khí: khí hư và khí trệ, khí hãm, khí thoát, khí nghịch, khí bế Khí hư dùng thuốc bổ khí. ( Chương thuốc bổ) Nguyên nhân gây khí trệ : Khí hậu không điều hòa. 33 Ăn uống không điều độ, tình chí uất kết. Các vị thuốc hành khí thường cay, ấm,thơm và làm khô 2. Phân loại: chia làm 3 loại thuốc lý khí: Hành khí giải uất. Phá khí giáng nghịch. Loại khai khiếu. 3. Cấm kỵ Những người khí hư,âm hư không được dùng, các loại tân lương (cay thơm). Phụ nữ người yếu có mang không được dùng, các loại phá khí giáng nghịch. Những trụy tim mạch, choáng, mắt nhắm miệng há, tay duỗi đái ỉa dầm dề, mồ hôi ra nhiều cấm được dùng thuốc hành khí. 4. Ví dụ: Thuốc hành khí giải uất: hương phụ, sa nhân, ô dược, trần bì, thanh bì. Thuốc phá khí giáng nghịch: chỉ thực, chỉ xác, hậu phác, thị đế, đại phúc bì. Câu 16: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ của thuốc hành huyết. Nêu tên 5 vị thuốc có tác dụng hành huyết? Trả lời 1. Định nghĩa: Thuốc hành huyết là thuốc dùng để chữa những bệnh do huyết ứ gây ra. Nguyên nhân huyết ứ thường do viêm nhiễm, sang chấn, do co mạch hoặc giãn mạch… Thuốc hành huyết có tác dụng làm lưu thông huyết. 2. Phân loại: Căn cứ vào độ mạnh yếu của thuốc chia thuốc hành huyết thành 2 nhóm: + Thuốc hoạt huyết: Tác dụng nhẹ + Thuốc phá huyết: Tác dụng mạnh: dùng với bệnh huyết ứ đọng gây đau đớn mãnh liệt. 3. Cấm kỵ Phụ nữ có thai không nên dùng thuốc hành huyết, nhất là không được sử dụng các thuốc phá huyết như Tam lăng, Nga truật, Tô mộc,… 34 4. Ví dụ Thuốc hoạt huyết: đan sâm, xuyên khung, ích mẫu, bồ hoàng, đào nhân. Thuốc phá huyết: khương hoàng, nga truật, tam lăng, tô mộc. Câu 17: Nêu định nghĩa, phân loại, những điểm cần lưu ý, cấm kỵ của thuốc bổ? Trả lời 1. Định nghĩa: Thuốc bổ là các vị thuốc dùng để chữa các chứng trạng như nhược của chính khí cơ thể do nguyên nhân bẩm sinh,do dinh dưỡng hay do hậu quả bệnh tật khi gây ra. 2. Phân loại: Chính khí của cơ thể gồm 4 mặt chính: âm, dương, khí, huyết, nên thuốc bổ dc chia làm 4 loại: bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết. 3. Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc bổ: Khi dùng thuốc bổ trước hết phải chú ý đến tỳ vị, nếu tỳ vị hồi phục thì mới phát huy được kết quả thuốc bổ… Đối với người có chứng hư lâu ngày phải dùng thuốc từ từ,nếu âm dương khí huyết mất đột ngột thì phải dùng Liều dùng mạnh… Thuốc bổ khí hay được dùng kèm thuốc hành khí,thuốc bổ huyết hay dc dùng kèm với thuốc hành huyết để phát huy tác dụng nhanh và mạnh hơn. Tùy theo tình trạng của người bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh,người ta có thể phối hợp thuốc bổ với thuốc chữa bệnh… Thuốc bổ phải sắc lâu. 4. Cấm kỵ : Những người dương hư, tỳ vị hư không nên dùng các thuốc bổ âm tính nê trệ. Khi cần phải dùng cần thiết phải dùng cần phối hợp với các thuốc kiện tỳ… Những người âm hư không nên dùng thuốc bổ dương sẽ làm mất thêm tân dịch 35 Câu 18: Nêu định nghĩa, tác dụng, cấm kỵ khi dùng thuốc bổ âm, bổ dương. Nêu tên 5 vị thuốc bổ âm, 5 vị thuốc bổ dương? Trả lời A. THUỐC BỔ ÂM 1. Định nghĩa: Thuốc bổ âm là thuốc chữa các bệnh do phần âm của cơ thể giảm sút (âm hư), tân dịch không đầy đủ, hư hoả đi xuống gây nước tiểu đỏ, táo bón. Phần âm của cơ thể bao gồm Phế âm, Vị âm, thận âm, Can âm, Tâm âm, huyết và tân dịch, khi bị suy kém có các triệu chứng âm hư sinh nội nhiệt và các triệu chứng của tạng phủ bị bệnh kèm theo. VD: Tâm âm hư: hồi hộp trống ngực, ngủ hay mê, hay quên, dễ kinh sợ và kèm theo hội chứng âm hư. Thuốc bổ âm đa số có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng làm tăng tân dịch. Khi uống dễ gây nê trệ, dẫn đến tiêu hoá kém nên thường phối hợp với thuốc lý khí, kiện Tỳ. Có thể phối hợp thuốc bổ huyết, hoạt huyết, trừ ho, hoá đờm.. Căn cứ vào sự quy kinh của thuốc mà lựa chọn thuốc cho phù hợp với bệnh của Phế âm hư, Thận âm hư hay Vị âm hư. 2. Tác dụng chữa bệnh: Chữa bệnh do rối loạn quá trình ức chế thần kinh như cao huyết áp, mất ngủ, tâm căn suy nhược thể ức chế giảm, trẻ em đái dầm, ra mồ hôi trộm, tình trạng dị ứng nhiễm trùng ... Chữa các chứng bệnh rối loạn thực vật do lao như hâm hấp sốt về chiều, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, ho, ho ra máu. Rối loạn các chất tạo keo, viêm đa khớp dạng thấp, nhức trong xương, khát nước, các trường hợp sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, thời kỳ phục hồi của một số bệnh nhiễm khuẩn do sốt kéo dài gây hiện tượng mất nước, mất tân dịch, Y học cổ truyền cho là do âm hư. 3. Cấm kỵ: Không dùng thuốc bổ âm cho những người rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy kéo dài, chậm tiêu, viêm loét dạ dày do Tỳ Vị hư. 36 4. Các vị thuốc bổ âm: sa sâm, bạch thược, quy bản, bách hợp, thiên môn đông, mạch môn đông. B. THUỐC BỔ DƯƠNG 1. Định nghĩa: Thuốc bổ dương là thuốc dùng để chữa các tình trạng bệnh do phần dương của cơ thể bị suy kém (dương hư). Phần dương trong cơ thể gồm Tâm dương, Tỳ dương, Thận dương. Tâm Tỳ dương hư gây các chứng chân tay mỏi mệt, da lạnh, chân tay lạnh, ăn chậm tiêu, ỉa chảy mạn tính… Dùng kết hợp với các thuốc trừ hàn để chữa như Can khương, Nhục quế... Thận dương hư gây các chứng liệt dương, di tinh, Tiểu tiện nhiều lần, đau lưng, mỏi gối, mạch trầm tế, dùng các thuốc ôn thận hay bổ thận dương. Thực chất thuốc bổ dương nêu ở phần này là thuốc bổ thận dương. 2. Tác dụng chữa bệnh: Chữa các bệnh gây ra do hưng phấn thần kinh bị suy giảm như tâm căn suy nhược thể hưng phấn và ức chế đều giảm, với các triệu chứng liệt dương, di tinh, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh, mạch trầm nhược. Người già lão suy với các chứng đau lưng, ù tai, chân tay lạnh, đái dầm, đái đêm nhiều lần, mạch yếu nhỏ. Trẻ em chậm phát dục: chậm biết đi, chậm mọc răng, thóp chậm liền, trí tuệ kém phát triển. Một số người mắc bệnh đau khớp, thoái khớp lâu ngày, hen phế quản mạn tính do địa tạng… 3. Cấm kỵ: Không nên dùng thuốc bổ dương cho những người âm hư sinh nội nhiệt, tân dịch giảm sút,… 4) Các vị thuốc bổ dương: lộc nhung, đỗ trọng, cáp giới, ích trí nhân, cốt toái bổ. 37 Câu 19: Nêu định nghĩa, tác dụng, cấm kỵ khi dùng thuốc bổ khí, bổ huyết. Nêu tên 5 vị thuốc bổ khí, 5 vị thuốc bổ huyết? Trả lời A. THUỐC BỔ KHÍ 1. Định nghĩa: Thuốc bổ khí là thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư. Khí hư thường gặp ở hai tạng phế và tỳ, khi suy yếu có triệu chứng sau: Phế khí hư: Tiếng nói nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khó thở, đặc biệt khi lao động nặng. Tỳ khí hư: Chân tay mỏi mệt, ăn kém, ngực bụng đầy chướng, đại tiện lỏng, thịt nhẽo. . .Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính (con hư bổ mẹ), tỳ khí vượng phế khí sẽ đầy đủ. Nên các thuốc bổ khí gọi là thuốc kiện tỳ. Khí si

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT MÔN Y HỌC CỔ TRUYỀN ( ĐỐI TƯỢNG SINH VIÊN Y5) Câu 1: Nêu định nghĩa, quy luật ứng dụng y học học thuyết âm dương? Câu 2: Nêu định nghĩa, quy luật ứng dụng y học học thuyết ngũ hành? Câu 3: Nêu nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền? 10 Câu 4: Nêu bốn phương pháp khám bệnh (tứ chẩn) y học cổ truyền? 13 Câu 5: Nêu tám cương lĩnh để chẩn đoán ( Bát Cương) y học cổ truyền? 18 Câu 6: Nêu tám phương pháp dùng thuốc uống (Bát pháp) y học cổ truyền? 21 Câu 7: Nêu chế tác dụng châm cứu theo y học cổ truyền theo học thuyết Thần kinh - Nội tiết Thể dịch? 24 Câu 8: Nêu định nghĩa tên đường kinh mạch thể theo y học cổ truyền? 25 Câu 9: Nêu huyệt thuộc vùng: Tay, chân, đầu mặt cổ, ngực lưng, thượng vị lưng, hạ vị lưng (Tên, vị trí, nằm đường kinh, tác dụng chữa bệnh)? 26 Câu 10: Nêu định nghĩa, nguyên tắc tên động tác xoa bóp bấm huyệt? 26 Câu 11: Nêu cách kê đơn thuốc theo lý luận y học cổ truyền? 27 Câu 12: Nêu định nghĩa, phân loại, điều cần lưu ý dùng thuốc giải biểu Nêu tên vị thuốc có tác dụng giải biểu? 29 Câu 13: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ thuốc chữa ho long đờm Nêu tên vị thuốc có tác dụng chữa ho long đờm? 30 Câu 14: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ thuốc nhiệt Nêu tên vị thuốc có tác dụng nhiệt 31 Câu 15: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ thuốc hành khí Nêu tên vị thuốc có tác dụng hành khí? 32 Câu 16: Nêu định nghĩa, phân loại, cấm kỵ thuốc hành huyết Nêu tên vị thuốc có tác dụng hành huyết? 33 Câu 17: Nêu định nghĩa, phân loại, điểm cần lưu ý, cấm kỵ thuốc bổ? 34 Câu 18: Nêu định nghĩa, tác dụng, cấm kỵ dùng thuốc bổ âm, bổ dương Nêu tên vị thuốc bổ âm, vị thuốc bổ dương? 35 Câu 19: Nêu định nghĩa, tác dụng, cấm kỵ dùng thuốc bổ khí, bổ huyết Nêu tên vị thuốc bổ khí, vị thuốc bổ huyết? 37 Câu 20: Nêu khái niệm bệnh danh, nguyên nhân, thể lâm sàng, phương pháp điều trị theo y học cổ truyền bệnh cảm cúm? 39 Câu 21: Nêu khái niệm bệnh danh, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, thể lâm sàng, phương pháp điều trị theo y học cổ truyền tư vấn phòng bệnh liệt dây thần kinh VII ngoại biên? 42 Câu 22: Nêu đại cương, nguyên nhân, triệu chứng thể lâm sàng, cách điều trị bệnh đau thần kinh Hông to theo y học cổ truyền? 45 Câu 23: Nêu nguyên nhân theo Y học đại y học cổ truyền, phân loại, triệu chứng chẩn đoán, điều trị theo y học cổ truyền bệnh mề đay? 48 Câu 24: Nêu đại cương, nguyên nhân, thể lâm sàng theo y học đại y học cổ truyền, phương pháp điều trị theo y học cổ truyền bệnh đau vai gáy? 50 Câu 1: Nêu định nghĩa, quy luật ứng dụng y học học thuyết âm dương? Trả lời 1.Định nghĩa: - Học thuyết âm dương triết học cổ đại phương Đông, nghiên cứu vận động tiến hố khơng ngừng vật chất - Học thuyết âm dương giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển tiêu vong vạn vật - Học thuyết âm dương tảng tư ngành học thuật phương Đông đặc biệt Y học, từ lý luận đến thực hành, chẩn đoán điều trị, bào chế thuốc dùng thuốc, tất dựa vào học thuyết âm dương Những quy luật âm dương 2.1 Âm dương đối lập - Đối lập mâu thuẫn, chế ước đấu tranh hai mặt âm – dương mà thống tồn vật tượng tự nhiên VD: ngày – đêm, – dưới,… - Tuy vật tượng có mặt âm – dương, dương có âm âm có dương 2.2 Âm dương hỗ - Hỗ nương tựa lẫn Hai mặt âm – dương đối lập phải nương tựa vào tồn - Cả mặt âm – dương trình phát triển vật, đơn độc phát sinh, phát triển VD: Có đồng hóa có dị hóa 2.3 Âm dương tiêu trưởng - Tiêu đi, trưởng phát triển, nói lên vận động khơng ngừng, chuyển hóa lẫn hai mặt âm dương VD: khí hậu mùa ln ln chuyển: từ lạnh sang nóng “âm tiêu dương trưởng”, từ nóng sang lạnh “dương tiêu âm trưởng” - Vận động mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới mức độ chuyển hóa sang gọi âm sinh cực dương, dương sinh cực âm VD: bệnh phần dương (sốt cao) gây ảnh hưởng đến phần âm (gây nước) 2.4 Âm dương bình hành - Hai mặt âm – dương tồn giữ cân mặt - Bình hành song song vận hành giữ cân mặt âm dương Sự cân hai mặt âm dương sở sinh bệnh tật VD: Trong thể ln phải trì cân hai q trình đồng hóa dị hóa Nếu đồng hóa mạnh dẫn đến thwuaf cân béo phì ngược lại dễ dẫn đến chứng tiêu khát y học cổ truyền 3.Ứng dụng học thuyết âm dương vào Y học 3.1 Phân định tính chất âm dương Dương thể Âm - Các tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận - Các phủ Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại - Các kinh âm: Thái âm, Thiếu âm, Quyết trường, Bàng quang âm, mạch Nhâm - Các kinh dương: Dương minh, Thái - Tinh, huyết, tân dịch, dinh khí dương, Thiếu dương, mạch Đốc - Phần lý: gồm nội tạng bên - Khí, thần, vệ khí thể - Phần biểu: da, cơ, cân, khớp, lơng, tóc, - Nửa người bên trái móng, lưng - Nửa người bên phải ... kinh Hông to theo y học cổ truyền? 45 Câu 23: Nêu nguyên nhân theo Y học đại y học cổ truyền, phân loại, triệu chứng chẩn đoán, điều trị theo y học cổ truyền bệnh mề đay? ... đại cương, nguyên nhân, thể lâm sàng theo y học đại y học cổ truyền, phương pháp điều trị theo y học cổ truyền bệnh đau vai g y? 50 Câu 1: Nêu định nghĩa, quy luật ứng dụng y học học... danh, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, thể lâm sàng, phương pháp điều trị theo y học cổ truyền tư vấn phòng bệnh liệt d y thần kinh VII ngoại biên? 42 Câu 22: Nêu đại cương, nguyên nhân,

Ngày đăng: 14/01/2019, 19:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w