1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện gia lộc tỉnh hải dương

171 136 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, nguồn thu tài chính của các đơn vị sự nghiệpcông lập không chỉ do ngân sách nhà nước cấp mà còn do chính từng đơn vị tổ chứccung cấp thêm các hoạt động dịch vụ c

Trang 1

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ THỊ THÀNH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN GIA LỘC

Trang 2

ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ THỊ THÀNH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN GIA LỘC

TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI THỊ MINH HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2015

I I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luậnvăn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiệnluận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ

rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của c á nhântôi (ngoài phần đã trích dẫn)

Thái Nguyên, ngày 9 tháng 7 năm 2015

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thành

Trang 4

đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Thị Minh Hằng đã tận tnhhướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Y tế Hải Dương, Sở Tài Chính Hải Dương, Bangiám đốc và cán bộ Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc, các phòng ban của Bệnhviện đa khoa huyện Gia Lộc đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu, tư liệu khách quangiúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè, đồng nghiệp

và người thân trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 9 tháng 7 năm 2015

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thành

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài

1 2 Mục tiêu nghiên cứu

3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp của đề tài

3 5 Kết cấu của đề tài

4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 5

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu

5 1.1.1 Một số vấn đề chung về đơn vị sự nghiệp có thu

5 1.1.2 Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu

9 1.2 Các công cụ quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu 28

1.2.1 Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước

28 1.2.2 Công tác kế hoạch

28 1.2.3 Quy chế chi tiêu nội bộ

28 1.2.4 Hạch toán, kế toán, kiểm toán 28

Trang 6

1.2.5 Hệ thống thanh tra, kiểm tra

29 1.2.6 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính 29

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu 29

1.4 Cơ sở thực tiễn của đề tài

35 1.4.1 Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính trong Bệnh viện công của các nước trên thế giới 35

1.4.2 Kinh nghiệm quản lý tài chính của một số Bệnh viện ở Việt Nam 38

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 39

Trang 7

2.2 Phương pháp nghiên cứu 39

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

39 2.2.2 Phương pháp tổng hợp số liệu 40

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 40

2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 41

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN GIA LỘC TỈNH HẢI DƯƠNG 42

3.1 Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 42

3.1.1 Quá trình phát triển của Bệnh viện 42

3.1.2 Đặc điểm chức năng hoạt động của Bệnh viện 43

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện 43

3.1.4 Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của Bệnh viện 45

3.2 Thực trạng quản lý tài chính của Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 47

3.2.1 Quản lý các nguồn thu tại bệnh viện 47

3.2.2 Quản lý các khoản chi tại bệnh viện 53

3.3 Thực trạng việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính tại Bệnh Viện đa khoa huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 63

3.3.1 Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước 63

3.3.2 Công tác kế hoạch 64

3.3.3 Qui chế chi tiêu nội bộ 64

3.3.4 Công cụ hạch toán, kế toán, kiểm toán 64

3.3.5 Kiểm tra, thanh tra 65

3.3.6 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính 66

3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại bệnh viện Đa Khoa huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 66

3.4.1 Những nhân tố khách quan 66

3.4.2 Những nhân tố chủ quan

68 3.5 Kết quả khảo sát, đánh giá về quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập 69

Trang 8

63.6 Đánh giá kết quả thực hiện quản lý tài chính tại Bệnh viện 713.6.1 Những kết quả đạt được 713.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 73

Trang 9

Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN GIA LỘC 76

4.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Bệnh viện 76

4.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện 78

4.2.1 Quản lý tốt nguồn thu của Bệnh viện 78

4.2.2 Hoàn thiện việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 78

4.2.3 Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài sản 80

4.2.4 Sắp xếp lại bộ máy kế toán, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác kế toán tại Bệnh viện 81

4.3 Kiến nghị 82

4.3.1 Một số kiến nghị với Sở Y Tế, Sở Tài Chính và cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương 82

4.3.2 Kiến nghị với Bệnh viện 84

4.3.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương 84

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 89

Trang 10

DANH MỤC VIẾT TẮT

BHXH Bảo hiểm xã hội BHYTBảo hiểm y tế BVGL Bệnh viện Gia Lộc CCTL Cải cách tiền lương ĐVSN Đơn vị sự nghiệp

HCSN Hành chính sự nghiệpKCB Khám chữa bệnh

KT Khen thưởng

NSNN Ngân sách Nhà nướcÔĐTN Ổn định thu nhập

PL Phúc lợi

SNCT Sự nghiệp có thu TNTT Thu nhập tăng thêm TTB Trang thiết bị

XHH Xã hội hoá

Trang 11

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng:

Bảng 3.1: Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn 43

Bảng 3.2: Cơ sở vật chất của BVGL từ năm 2011-2013 46

Bảng 3.3: Nguồn kinh phí Bệnh viện từ năm 2011-2013 49

Bảng 3.4: Bảng giá thu viện phí Bệnh viện Gia Lộc 52

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chi thường xuyên năm 2011-2013 54

Bảng 3.6: Định mức tiền ngoài giờ 56

Bảng 3.7: Định mức phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật

57 Bảng 3.8: Định mức tiền bồi dưỡng bằng hiện vật 58

Bảng 3.9: Định mức khoán điện thoại và công tác phí 60

Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá tnh hình quản lý tài chính tại Bệnh viện công lập 70

Sơ đồ: Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Bệnh viện 44

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý tài chính công là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế - xã hội

và là khâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính công được diễn ra trongcác bộ phận cấu thành nên tài chính công như: Ngân sách nhà nước; tài chính các cơquan hành chính nhà nước, tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập; tài chính cácđơn vị công ích nhà nước, các quỹ ngoài ngân sách Việc quản lý tài chính ở cácđơn vị sự nghiệp công lập có thể hiểu đó là sự tác động có điều chỉnh của chủ thểquản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập lên quá trình tạo lập, phân phối, sửdụng tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo những nguyên tắc, phương phápnhất định và thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý hữu hiệu, hữu dụngnhằm đạt được mục tiêu của chủ thể quản lý trong giới hạn thời gian, không gian

cụ thể

Trong những năm gần đây, nguồn thu tài chính của các đơn vị sự nghiệpcông lập không chỉ do ngân sách nhà nước cấp mà còn do chính từng đơn vị tổ chứccung cấp thêm các hoạt động dịch vụ cho xã hội ngoài nhiệm vụ được nhà nướcgiao để tạo thêm nguồn thu tài chính của đơn vị mình Nguồn thu từ hoạt độngcung ứng dịch vụ ngoài nhiệm vụ nhà nước giao của từng đơn vị đang có xu hướngtăng dần lên, tỷ trọng thu từ hoạt động sự nghiệp như thu phí, lệ phí, thu hoạtđộng sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận trong tổng nguồn thuhàng năm của các đơn vị ngày càng cao, góp phần hết sức quan trong cho sự pháttriển của các đơn vị sự nghiệp công lập cả về bề rộng lẫn bề sâu

Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ ra đời đã traoquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp giúp các đơn vị chủđộng hơn trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động vànguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng củađơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằmtừng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức Việc đổi mới cơ chế quản lý đối

Trang 13

2với các đơn vị sự nghiệp công lập hướng tới mục tiêu chất lượng, công bằng và hiệuquả trong cung cấp dịch vụ công phù hợp với lộ trình cải cách hành chính nhà nước

và điều kiện thực tế của Việt Nam là hết sức cần thiết

Trang 14

Đầu tư, phát triển sự nghiệp y tế luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi Chính phủ,

là một trong các trụ cột của chính sách an sinh xã hội Trong vài năm trở lại đây, sựnghiệp y tế luôn được Nhà nước ta quan tâm bằng chính sách xã hội hóa công tác y

tế, phát triển BHYT toàn dân và việc trang bị cho các cơ sở y tế công lập các trangthiết bị y tế thiết yếu nhằm nâng cao chất lượng y tế Nhờ đó, sự nghiệp y tế

đã huy động được sự đóng góp hết sức to lớn của mọi tầng lớp trong xã hội.Nguồn kinh phí để duy trì và phát triển các hoạt động của các cơ sở y tế công lậpngoài nguồn Ngân sách Nhà nước cấp còn có nguồn thu viện phí của nhân dân,từng bước góp phần bảo vệ sức khoẻ của nhân dân được tốt hơn

Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương là đơn vị sự nghiệp cóthu, sau hơn 6 năm thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đến nayBệnh viện rất tích cực đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác kếtoán nói riêng, đã chủ động khai thác tối đa các khoản thu, nâng cao hiệu quả cáckhoản chi phí, tích cực cân đối thu chi đảm bảo tự chủ về tài chính phục vụ tốt sựnghiệp y tế

Thực hiện Nghị định số 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc tự bảo đảmkinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế, Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộctiếp tục mở rộng công tác xã hội hoá y tế, tăng cường cung cấp các dịch vụ chămsóc và phục vụ bệnh nhân trong và ngoài huyện để không ngừng nâng cao quy môcác khoản thu chi tài chính của đơn vị Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn cònnhững hạn chế cần khắc phục, cần đổi mới, bổ sung và hoàn thiện cơ chế quản lýtài chính của mình để đảm bảo hoạt động tài chính của Bệnh viện được quản lýngày càng tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, góp phần hoàn thành tốt nhất nhiệm vụchính trị được lãnh đạo cấp trên giao phó

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương" với mong muốn tổng hợp, phân

tích, khái quát hóa, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoahuyện Gia Lộc những năm gần đây, từ đó, đề ra các giải pháp quản lý tài chính hữuhiệu có khả năng thực thi, giúp cho Bệnh viện phát triển ngày một lớn mạnh, đáp

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

4ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đặt ra cho cả trướcmắt và lâu dài

Trang 16

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoahuyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý tài chính tại đơn vị sựnghiệp có thu

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

Trang 18

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong các đơn vị sự

nghiệp có thu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc

tỉnh Hải Dương

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa Gia

Lộc tỉnh Hải Dương

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu

1.1.1 Một số vấn đề chung về đơn vị sự nghiệp có thu

1.1.1.1 Khái niệm về đơn vị sự nghiệp có thu

Đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập đểthực hiện các hoạt động sự nghiệp Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động cungcấp dịch vụ công cho xã hội nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của

xã hội Hoạt động sự nghiệp không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng nó tácđộng trực tiếp tới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính quyết định năngsuất lao động xã hội Những hoạt động sự nghiệp mang tính chất phục vụ là chủyếu và không nhằm mục tiêu lợi nhuận Trong quá trình hoạt động được ngân sáchNhà nước cấp hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao,nhưng vẫn có chức năng sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm tận dụng cơ sở vậtchất, trang thiết bị hiện có để tạo thêm thu nhập, nhằm hỗ trợ nâng cao đời sốngcán bộ công chức, viên chức và bổ sung kinh phí hoạt động thường xuyên

Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chínhphủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Đơn vị sự nghiệp cóthu được xác định dựa trên những tiêu chuẩn sau:

- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩmquyền ở Trung ương hoặc địa phương

- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động thực hiện nhiệm vụchính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu phí, lệ phí theochế độ Nhà nước quy định

- Có tổ chức bộ máy biên chế và bộ máy quản lý kế toán theo chế độ Nhànước quy định

Trang 20

- Có con dấu và tài khoản riêng, tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước để kiểmsoát các khoản thu, chi tài chính

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

10

1.1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu

Đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức hoạt động theo nguyên tắcphục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận

Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sự nghiệp cung ứng dịch

vụ cho nền kinh tế nhưng mục đích chính không phải vì mục tiêu lợi nhuận Nhànước duy trì, tổ chức, tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ chothị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của nhà nước trong việc phân phốilại thu nhập và thực hiện chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thịtrường Nhờ đó, nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế hoạt động bình thường,nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực,thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt

Đặc điểm của các đơn vị sự nghiệp là rất đa dạng, bắt nguồn từ nhu cầuphát triển kinh tế xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Mụcđích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội, đấtnước Trong quá trình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cho xã hội, các đơn

vị sự nghiệp được phép tạo nguồn thu nhập nhất định thông qua các khoản thu phí

và các khoản thu từ cung ứng dịch vụ do Nhà nước quy định để trang trải cáckhoản chi tiêu Quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp phải tuân thủ theo những quyđịnh pháp lý của Nhà nước Tuỳ theo đặc điểm tạo lập nguồn thu của các đơn vị sựnghiệp, Nhà nước áp dụng cơ chế quản lý tài chính thích hợp để các đơn vị sựnghiệp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình phù hợp với xu hướng cảicách khu vực công trong bối cảnh hội nhập Nhà nước thực hiện chính sách đổimới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp theo hướng nâng caoquyền tự chủ tài chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ xã hội

Đơn vị sự nghiệp có những đặc điểm khác với cơ quan hành chính Cơ quanhành chính là những tổ chức cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính công chongười dân khi thực hiện chức năng qiản lý Nhà nước của mình Các dịch vụ hànhchính công được cung cấp theo luật định, với chất lượng đồng nhất cho mọi người

Trang 22

11tiêu dùng và được chi trả trực tiếp bằng ngân sách nhà nước Dịch vụ hành chínhcông là chức năng của cơ quan hành chính Nhà nước, là trách nhiệm và nghĩa vụ

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

12

của Bộ máy Nhà nước với nhân dân và chỉ có Nhà nước (chứ không có một tổ chức

tư nhân nào khác) có đủ thẩm quyền thực hiện chức năng đó Nhà nước với tư cách

là một tổ chức công quyền phải có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ này cho nhân dân,còn người dân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước dưới hình thức thuế

Như vậy, quan hệ trao đổi các dịch vụ hành chính công không phản ánh quan

hệ thị trường, mà phản ánh quan hệ nghĩa vụ của Nhà nước và phương tiệnthực hiện nghĩa vụ do xã hội công dân cung cấp Người sử dụng có thể trả một phầnhoặc không phải trả tiền cho việc sử dụng dịch vụ đó, nhưng phải đóng thuế đểchi trả cho chúng Chính vì vậy, cơ quan hành chính chỉ được tự chủ tài chính trongphần kinh phí ngân sách nhà nước cấp (cơ chế khoán chi), không được tự do mởrộng dịch vụ và nguồn thu, dịch vụ và nguồn thu là cố định theo Luật Trong khi đó,dịch vụ của đơn vị sự nghiệp cung ứng có thể cạnh tranh với khu vực tư nhân vàcung ứng theo nhu cầu nên các đơn vị này được phép khai thác và mở rộng nguồnthu từ các hoạt động sự nghiệp của mình Đặc điểm khác biệt này cho phép đơn vị

sự nghiệp có thể hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính

Đơn vị sự nghiệp có những điểm khác với loại hình doanh nghiệp trong kinh

tế thị trường Các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc hạch toán kinhdoanh, hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận bằng cách tự bù đắp đủ chi phí

và có lãi Doanh nghiệp phải hoạt động theo quy luật thị trường Đơn vị sựnghiệp không hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường và không coi lợi nhuận làmục tiêu hàng đầu của mình

Lĩnh vực sự nghiệp tạo ra những sản phẩm đặc biệt vừa mang tính phục vụchính trị xã hội, sản phẩm của hoạt động sự nghiệp không thể chỉ đo bằng giá trịtiền tệ hữu hình Những đơn vị tạo ra sản phẩm đó không thể và càng không hạchtoán được lỗ lãi đơn thuần bởi sản phẩm của nó thuộc chức năng phục vụ nhândân, phục vụ xã hội Mặt khác, mỗi sản phẩm này đều mang trong nó giá trị đãhao phí để tạo ra nó Để tái sản xuất giản đơn, các đơn vị sự nghiệp phải thu lại từngân sách nhà nước và từ chi trả của người hưởng thụ

Trang 24

13Hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp không đơn thuần đo đếm bằngtiền mà thường được tính bằng các giá trị phi tiền tệ Chính vì thế, việc đánh giáhiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thường khó khăn.

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

14

1.1.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

Để phân loại đơn vị SNCT có thể phân loại theo hai căn cứ sau:

* Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động các đơn vị Sự Nghiệp Có Thu (SNCT) bao gồm:

- Các đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Các đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực y tế

- Các đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực kinh tế

- Các đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ

- Các đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực văn hoá - thông tin truyền thông

- Các đơn vị SNCT hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao

- Các đơn vị sự SNCT hoạt động trong lĩnh vực xã hội…

* Căn cứ vào mức độ tự chủ nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên các đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm:

- Đơn vị SNCT tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên: đây làcác đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chỉ đủ trang trải một phần kinh phí hoạt độngthường xuyên, phần còn lại vẫn phải phụ thuộc vào kinh phí do NSNN cấp Mức tựbảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên luôn nhỏ hơn 100% vàđược

xác định theo công thức sau:

Trang 26

1.1.1.4 Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu

Với đặc điểm là đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước - một bộ phận củaTài chính Nhà nước - giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, các đơn

vị sự nghiệp có thu đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng kinh tế,

xã hội của Nhà nước, cụ thể như sau:

- Đơn vị SNCT cung cấp các dịch vụ công về giáo dục - đào tạo, dịch vụ y

tế, văn hoá thông tin, thể thao, khoa học công nghệ, nông lâm thuỷ lợi,… đáp ứng

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu về đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Đơn vị SNCT có vai trò tự chủ trong điều hành hoạt động của đơn vị vàquản lý tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được ổnđịnh kinh phí hoạt động thường xuyên do Ngân sách Nhà nước cấp, được vay tíndụng nhà nước, tìm kiếm khai thác các nguồn thu để tăng thu, giảm chi, tự trangtrải một phần chi tiêu của đơn vị, giảm gánh nặng cho NSNN và xã hội hoá nguồnlực để phát triển các sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, nông lâmngư nghiệp,… với chất lượng cao cho xã hội, xây dựng đất nước tiến lên côngnghiệp hoá, hiện đại hoá

1.1.2 Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu

Căn cứ vào Luật, chế độ quản lý tài chính do Nhà nước ban hành, các đơn vịtùy thuộc vào lĩnh vực, chức năng hoạt động cần phải xây dựng cho mình các quyđịnh riêng trong quản lý tài chính để điều hành các hoạt động để đạt được mụctiêu cao nhất Các quy định quản lý tài chính của đơn vị phải tuân thủ các quy địnhcủa Luật và chế độ quản lý tài chính do Nhà nước ban hành

Như vậy, Quản lý tài chính là hoạt động của chủ thể quản lý trong lĩnh vựctài chính nhằm sử dụng nguồn tài sản dưới hình thái tiền, giấy tờ có giá của mộtđơn vị, tổ chức vừa đảm bảo cho đơn vị, tổ chức hoạt động bình thường, vừa đảmbảo cho nguồn tài chính sử dụng tiết kiệm và sinh lợi nhiều nhất

Trang 28

Chủ thể quản lý tài chính ĐVSN gồm cơ quan nhà nước chuyên trách, bộphận quản lý tài chính trong ĐVSN.

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

1.1.2.2 Mục tiêu quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp có thu

Việc quản lý tài chính ĐVSN có thu nhằm đạt tới các mục tiêu:

- Làm cho ĐVSN có thu hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đòi hỏingày càng cao của xã hội

- Tạo động lực khuyến khích các ĐVSN có thu tích cực, chủ động tổ chức hoạtđộng hợp lý, xác định số biên chế cần có, sắp xếp, tổ chức và phân công lao độngkhoa học, nâng cao chất lượng công việc nhằm sử dụng kinh phí tiết kiệm

- Nêu cao ý thức trách nhiệm, tăng cường đấu tranh chống các hiệntượng tiêu cực trong sử dụng tài chính

- Tạo điều kiện để công chức phát huy khả năng, nâng cao chất lượng côngtác và tăng thu nhập vật chất cho cá nhân và tập thể

1.1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu

- Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý tài

chính nói chung và trong quản lý các ĐVSN nói riêng Hiệu quả trong quản lý tàichính thể hiện ở sự so sánh giữa kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực chính trị,kinh tế và xã hội với chi phí bỏ ra Tuân thủ nguyên tắc này là khi tiến hành quản lýtài chính các ĐVSN, Nhà nước cần quan tâm cả hiệu quả về xã hội và hiệu quả kinh

tế Mặc dù rất khó định lượng hiệu quả về xã hội, song những lợi ích đem lại về xãhội luôn được đề cập, cân nhắc thận trọng trong quá trình quản lý tài chínhcông Nhà nước phải cân đối giữa việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trên cơ sởlợi ích của toàn thể cộng đồng, những mục tiêu chính trị quan trọng cần phảiđạt được trong từng giai đoạn nhất định với định mức chi hợp lý Hiệu quả kinh

tế là tiêu thức quan trọng để các cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền cân nhắckhi xem xét các phương án, dự án hoạt động sự nghiệp khác nhau Hiệu quả xã hội

và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khihình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách liên quan đếnhoạt động sự nghiệp

- Nguyên tắc thống nhất: Là thống nhất quản lý tài chính ĐVSN bằng những

văn bản luật pháp thống nhất trong cả nước Thống nhất quản lý chính là việc tuân

Trang 30

theo một khuôn khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, thanhquyết toán, xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện quản lýthu,

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

chi tài chính ở các ĐVSN Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính côngbằng, bình đẳng trong đối xử với các ĐVSN khác nhau, hạn chế những tiêu cực vàrủi ro trong hoạt động tài chính, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khiquyết định các khoản thu, chi

- Nguyên tắc tập trung, dân chủ: Là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài

chính đối với các ĐVSN thụ hưởng ngân sách nhà nước Nguyên tắc tập trung dânchủ trong quản lý tài chính ĐVSN đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sửdụng hợp lý cả ở quy mô nền kinh tế quốc dân lẫn quy mô ĐVSN

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: ĐVSN là tổ chức công nên việc quản lý

tài chính các đơn vị này phải đáp ứng yêu cầu chung trong quản lý tài chính công,

đó là công khai, minh bạch trong động viên, phân phối các nguồn lực xã hội, nhất lànguồn lực về tài chính Bởi vì tài chính công là đóng góp của xã hội Thực hiệncông khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát,kiểm soát các quyết định về thu, chi tài chính công, hạn chế những thất thoát

và đảm bảo tính hợp lý trong chi tiêu của bộ máy nhà nước

1.1.2.4 Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có thu

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước là toàn bộ các chính sách, chế độ tàichính thống nhất trong các cơ quan Nhà nước mà các ĐVSN phải tuân thủ Trong cơchế quản lý của Nhà nước, các công cụ về định mức chi tiêu, danh mục được phépchi tiêu, quy trình xét duyệt và cấp ngân sách, phân cấp quản lý chi tài chính công

có vai trò quan trọng Thông qua cơ chế quản lý tài chính, Nhà nước kiểm tra, kiểmsoát việc sử dụng các nguồn lực tài chính trong các đơn vị sự nghiệp Chính vì thế,

cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước là cơ sở, nền tảng của quản lý tài chínhtrong các đơn vị sự nghiệp Tính chất tiến bộ hay lạc hậu của cơ chế quản lý tàichính của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính trong các ĐVSN

Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho việctạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt độngcủa đơn vị Nó được xây dựng dựa trên quan điểm định hướng về chính sáchquản lý ĐVSN trong từng giai đoạn cụ thể của Nhà nước nhằm cụ thể hoá cácchính sách đó Cơ chế này sẽ vạch ra những khung pháp lý về mô hình quản lý tài

Trang 32

chính của ĐVSN, từ việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về lập

dự toán,

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

điều chỉnh dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm tra, kiểm soát đến quyết toán kinh phí,nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý vĩ mô của Nhà nước có tính đến quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị Do đó, nếu cơ chế tài chính phù hợp sẽ tạođiều kiện tăng cường và tập trung nguồn lực tài chính, đảm bảo sự linh hoạt, năngđộng và hữu hiệu của các nguồn lực tài chính, giúp cho đơn vị sự nghiệp thực hiệntốt nhiệm vụ chuyên môn được giao Ngược lại, nếu các định mức quá lạc hậu,quy trình cấp phát và kiểm tra quá rắc rối, phức tạp thì không chỉ chi phí quản lýtăng, mà còn gây tnh trạng che dấu, biến báo các khoản chi cho hợp lệ hoặc quản

lý tài chính không theo hoạt động chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp

Các đổi mới cơ bản trong quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu theo

cơ chế tự chủ tài chính so với cơ chế cũ gồm:

a Về mở rộng quyền cho đơn vị sự nghiệp có thu

Theo cơ chế cũ Theo cơ chế hiện nay

- Đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị

hành chính sự nghiệp, chỉ được phép sử

dụng nguồn kinh phí nhà nước hoặc

được coi là kinh phí nhà nước.Ngoài

nguồn NSNN cấp các đơn vị sự nghiệp

công lập gần như không có nguồn thu nào

khác, và được ngân sách cấp theo dự

toán được duyệt nếu có thu khác gần như

không đáng kể (TT 59/2003/ TT-BTC)

- Thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh

miễn phí theo quy định của Nhà nước

- Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước

theo quy định đối với đơn vị hành chính

sự nghiệp Với tài sản cố định dùng cho

hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ được

phép trích khấu hao thu hồi vốn theo chế

độ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà

nước

- Ngoài ra, số tiền trích khấu hao tài sản

cố định và số tiền thu do thanh lý tài sản

thuộc nguồn ngân sách nhà nước phải nộp

Nhà nước

- Đơn vị sự nghiệp có thu là các đơn vi

sự nghiệp có thu, thực hiện chế độ tự chủtài chính trên cơ sở xác định nhiệm vụphải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từNSNN và phần còn lại do đơn vị tự trang trải(Nghị đinh 43/2006/NĐ CP)

- Được thực hiện các dịch vụ khám chữabệnh tự nguyện và sử dụng thu nhập dodịch vụ này mang lại để nâng cao đời sốngcán bộ nhân viên Bệnh viện

- Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và sốtiền thu do thanh lý tài sản thuộc nguồnNSNN được phép sử dụng tại đơn vị để đầu

tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trangthiết bị

- ĐVSN được phép huy động và sử dụng cácnguồn tài chính ngoài nhà nước để đầu tưphát triển

- Ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp cònđược phép vay tín dụng ngân hàng hoặc quỹ

hỗ trợ phát triển để mở rộng và nângcao chất lượng hoạt động, cung ứng dich

vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo

Trang 34

b Về các nguồn tài chính

Nguồn thu của các ĐVSN có thu gồm:

1) Nguồn Ngân sách nhà nước cấp:

Đây là nguồn tài chính quan trọng nhất cho hoạt động của đơn vị, được Nhànước cấp căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ được giao Số kinh phí này thường đáp ứngđược từ 30 đến 50% nhu cầu chi tiêu tối thiểu của đơn vị

Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

- Kinh phí cho hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ.Điểm mới ở đây là: Nhà nước chỉ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên đối với cácđơn vị không tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, các đơn vị tựbảo đảm chi phí sẽ không nhận khoản kinh phí này;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vịkhông phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặthàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nướcquy định (nếu có);

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớntài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩmquyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩmquyền phê duyệt;

- Kinh phí khác (nếu có)

2).Nguồn tự thu của đơn vị:

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:

- Phần được để lại từ số thu viện phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

- Thu từ hoạt động sản xuất và dịch vụ;

Trang 36

- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.Mức thu, tỷ lệ nguồn thu để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi phải theo quyđịnh của Nhà nước Riêng với các khoản thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch

vụ thì thủ trưởng đơn vị quyết định mức thu theo nguyên tắc bảo đảm bù đắpchi phí và có tích luỹ

- Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật

c Đổi mới về chi

Những đổi mới về chi gồm:

Thứ nhất; đổi mới phương thức và định mức chi Đó là:

- Nhà nước không cấp kinh phí theo số lượng biên chế như trước đây mà sẽtính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động của ĐVSN;

- Quản lý tài chính không quá chú trọng đến đầu vào mà hướng chủ yếu vàokiểm soát đầu ra và chất lượng chi tiêu theo mục tiêu một cách đơn giản hơn

- Định mức chi quản lý hành chính cũng thay đổi theo hướng hợp lý và tiếtkiệm hơn Theo quy định cũ, định mức chi quản lý hành chính (công tác phí, hộinghị phí, điện thoại…) và chi nghiệp vụ thường xuyên phải tuân thủ nghiêm ngặtđịnh mức do Nhà nước quy định bất kể tính thực tế cũng như hiệu quả củacông việc Điều này đã không khuyến khích người thực hiện, đồng thời còn gây lãngphí, kém hiệu quả Theo cơ chế mới, định mức chi này do chính thủ trưởng đơn vịquyết định căn cứ vào nội dung và hiệu quả công việc Định mức này có thể caohơn nhưng cũng có thể thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định

Thứ hai; đổi mới trong việc chi trả lương cho người lao động: Nhà nước

khuyến khích đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế tạo điều

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giaovà

Trang 38

thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chínhcủa đơn vị mà thủ trưởng đơn vị xác định quỹ lương, tiền công của đơn vị Trongphạm vi quỹ lương này, sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn và công khaitrong đơn vị, thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả lương theo nguyên tắc chấtlượng và hiệu quả công việc; người nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góplàm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được hưởng cao hơn Tiềnlương cho mỗi cá nhân ngoài mức lương tối thiểu, hệ số lương cấp bậc, hệ số phụcấp như hiện nay còn được hưởng mức điều chỉnh tăng thêm cho mỗi cá nhân từ 1-3,5 lần mức lương tối thiểu.

Thứ ba; đổi mới về trích lập các quỹ Gồm:

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng caohoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trangthiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ,trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán

bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức,

cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng,nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật.Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ củađơn vị

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động

- Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cánhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vàohoạt động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chếchi tiêu nội bộ của đơn vị

- Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi chocác hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khókhăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/

thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế Thủ trưởngđơn vị quyết định việc sử dụng quỹ phúc lợi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơnvị

Trang 40

1.1.2.5 Vai trò của quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu

Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất

kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường Bởi vì, tài chính biểu hiệntổng hợp và bao quát hoạt động của đơn vị Thông qua quản lý tài chính, chủ thểquản lý không chỉ kiểm soát được toàn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà cònđánh giá được chất lượng hoạt động của chúng Tài chính còn biểu hiện lợi ích củacác chủ thể tham gia và liên quan đến đơn vị Thông qua quản lý tài chính, chủ thểquản lý sử dụng được công cụ kích thích lợi ích một cách hữu hiệu

Quản lý tài chính ở các ĐVSN cũng có vai trò quan trong như thế Ngoài ra, dohoạt động của các ĐVSN rất đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế, vănhóa, xã hội và theo đuổi không chỉ mục tiêu riêng, mà còn phục vụ mục tiêu chungcủa toàn xã hội nên quản lý tài chính khá phức tạp, thường được quy định cụ thểcho từng ngành Trong điều kiện kinh tế thị trường, yêu cầu về chất lượng dịch vụcông và hiệu quả hoạt động của các ĐVSN là những vấn đề còn mang tính phức tạphơn nữa Bên cạnh các khoản chi của ngân sách nhà nước đối với các ĐVSN, các đơn

vị này còn có nguồn thu nhập từ chi trả của dân cư Quản lý tốt tài chính của ĐVSNkhông những góp phần làm giảm bớt các khoản chi sự nghiệp của ngân sách nhànước, mà còn khuyến khích cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội với chi phítiết kiệm

Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các ĐVSN liên quan trực tiếp đếnhiệu quả kinh tế - xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân dân Do đó, nếu tài chínhcủa các ĐVSN được quản lý, giám sát, kiểm tra tốt, sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừacác hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chínhcông, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính của đất nước.Ngoài ra, quản lý tài chính các ĐVSN còn cung cấp thông tin để tái cơ cấuhoạt động cung cấp dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao… trong tươngquan với sự cạnh tranh của khu vực tư nhân

1.1.2.6 Nội dung quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu

a Quản lý các nguồn thu

Ngày đăng: 14/01/2019, 08:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Dương Thị Ngân (2013), "Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương", Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính tại trường caođẳng kinh tế kỹ thuật trung ương
Tác giả: Dương Thị Ngân
Năm: 2013
7. Đại học Kinh tế Quốc dân (2007), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế Giáo trình Quản lý kinh tế, NXB chính trị quốc gia 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tếGiáo trình Quản lý kinh tế
Tác giả: Đại học Kinh tế Quốc dân
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia 2003
Năm: 2007
8. Võ Đình Hảo (1993), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính , NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính
Tác giả: Võ Đình Hảo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1993
13. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Sách, tạp chí
Tiêu đề: 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
17. Nguyễn Thị Thu (2010), Hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành theo cơ chế tự chủ tài chính, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoakhu vực Long Thành theo cơ chế tự chủ tài chính
Tác giả: Nguyễn Thị Thu
Năm: 2010
18. Lê Ngọc Trọng và nhóm các tác giả (2001), Giáo trình Quản lý Bệnh viện, NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý Bệnh viện
Tác giả: Lê Ngọc Trọng và nhóm các tác giả
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2001
1. Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc(2013), Báo cáo tài chính và kế hoạch hoạt động năm 2011, 2012, 2013 Khác
2. Bộ Y tế (2007), Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/ 12/ 2007 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các Y tế công lập Khác
4. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Khác
5. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT- BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 Hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ- CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước Khác
7. Giáo trình Khoa học quản lý (2002), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội Khác
9. Học Viện hành chính quốc gia, Hà Nội (2003), Giáo trình Quản trị kinh doanh Khác
11. Luật số quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước 09/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 Khác
12. Chính phủ (2002), Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có bệnh viện Khác
14. Chính phủ (2012), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập Khác
15. Đại học Y Hà Nội (2005), Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế Khác
16. Bệnh viện đa khoa huyện Gia Lộc (2013), Số liệu thống kê năm 2011, 2012, 2013 Khác
19. Viện chiến lược và chính sách tài chính(2015), Đề cương luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của BHYT, http://nif. m of.go v .vn Khác
20. Viện chiến lược và chính sách y tê (2013), Báo cáo kết quả khảo sát tnh hình thực hiện nghị định 43/2006/ N Đ - CP trong hệ thống bệnh viện công lập, http:// hspi. org.vn Khác
1.Ông/bà đánh giá như thế nào về công tác quản lý thu, chi của cơ quan, đơn vị ông/bà hiện nay?TốtBình thường Kém Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w