1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện trạng du lịch làng chăm châu phong

12 304 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 420,5 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, đề tài, tài liệu, thạc sĩ, cao học

Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (GIỚI THIỆU CHUNG) 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Mọi người sống và làm việc không chỉ để phục vụ cho nhu cầu ăn, mặc, ở mà rộng hơn nữa là để đáp ứng những đòi hỏi khác của bản thân như: thích khám phá, thích đi du lịch v.v… An Giang là một tỉnh miền tây Nam Bộ đầu nguồn sông Cửu Long. Phía đông bắc giáp Đồng Tháp, phía đông nam giáp Cần Thơ, phía nam và tây nam giáp Kiên Giang, phía tây giáp nước bạn Campuchia. An Giang là vùng đất màu mỡ phù sa thuộc khu vực đồng bằng với hai nhánh sông tiền và sông hậu hiền hoà. Tỉnh An Giang có rất nhiều loại hình du lịch: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch về nguồn, bên cạnh đó là du lịch để tìm hiểu bản sắc của các dân tộc v.v…Hằng năm đã thu hút rất nhiều du khách đến thăm, ở các đại danh nổi tiếng như: núi Sam, núi Cấm, đồi Tức Dụp v.v… Từ đầu năm 2009, tỉnh An Giang đã thu hút hơn 5 triệu lượt khách tham quan, tăng trên 15% so với năm trước. Doanh thu tháng 10/ 2009 tăng gần 20% so với cùng kỳ. Xã Châu Phong là một phần tử nhỏ nằm trong tỉnh An Giang, nhưng với đặc thù riêng vốn có, nơi đây đã tạo nên cơ sở du lịch mang bản sắc văn hoá dân tộc của người dân đang sinh sống, đó là du lịch làng Chăm. Với doanh thu về ngành du lịch mà tỉnh đã đạt được qua các năm ngày càng tăng như vậy, là một tử nhỏ du lịch làng Chăm có ảnh hưởng đến doanh thu này hay không? Và những yếu tố nào đang còn tồn tại ảnh hưởng đến du lịch làng Chăm? Để tận dụng tất cả những tiềm năng vốn có của làng Chăm Châu Phong đưa cơ sở du lịch nơi đây ngày càng thu hút được du khách, thì việc hiểu biết về hiện trạng ở khu du lịch này là một vấn đề quan trọng, cần thiết mà đề tài “ Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong” sẽ được tiến hành. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Mô tả hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong. - Một số yếu tố ảnh hưởng đến du lịch làng Chăm Châu Phong. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch làng Chăm Châu Phong. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu: Việc nghiên cứu sẽ được tiến hành thông qua hai bước: Thu thập các số liệu thống kê của khu GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 1 Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong du lịch làng Chăm Châu Phong trong 3 tháng đầu năm 2010, trực tiếp trao đổi phỏng vấn với 2 đến 3 nhân viên nơi đây về tình hình kinh doanh của khu du lịch với bảng câu hỏi sơ bộ được soạn thảo. Sau đó hoàn thiện bảng câu hỏi sơ bộ thành bảng câu hỏi chính thức. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức bà con đang sinh sống nơi đây, ban quản lý khu du lịch và các nhân viên với tổng số mẫu là 40 mẫu trong đó ban quản lý và các nhân viên trong khu du lịch là 5 mẫu. - Phương pháp xử lý số liệu: sau khi đã có được những thông tin, số liệu từ 40 mẫu thì những số liệu này sẽ được mã hoá, làm sạch. Sử dụng phần mềm excel để tổng hợp, phân tích và so sánh các kết quả có được. 1.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Toàn bộ quy trình nghiên cứu sẽ được mô tả qua sơ đồ dưới đây: GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 2 Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong CƠ SỞ LÝ THUYẾT THANG ĐO DANH NGHĨA NGHIÊN CỨU SƠ BỘ NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 1.4.1 Xây dựng thang đo Loại thang đo được sử dụng chủ yếu trong bảng câu hỏi là thang do danh nghĩa. 1.4.2 Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện được tiến hành thông qua bảng phỏng vấn trực tiếp với cở mẫu 40 mẫu. Trong đó 5 mẫu dành cho ban quản lý và nhân viên tại khu du lịch, 35 mẫu là những bà con đang sinh sống tại xã Châu Phong. GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 3 Khảo sát nghiên cứu thực tế Phát thảo bảng câu hỏi sơ bộ Phỏng vấn N = 2…3 Bảng câu hỏi chính thức Soạn thảo báo cáo Phỏng vấn trực tiếp N = 40 Hiệu chỉnh, làm sạch, mã hoá dữ liệu Phân tích dữ liệu Mô tả hiện trạng 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CÚU Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong Đề tài chỉ tập trung vào tìm hiểu hiện trạng du lịch làng ChămChâu Phong thông qua số liệu thống kê của khu du lịch nơi đây và những số liệu được phỏng vấn từ những người dân đang sinh sống tại xã Châu Phong. Thời gian: đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2010. 1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN Thực hiện đề tài này là để tìm hiểu hiện trạng của khu du lịch, từ đó phát hiện được những yếu tố tiềm năng và tận dụng những yếu tố này để giúp cho khu du lịch làng Chăm ngày càng phát triển, cũng như tạo cơ sở việc làm cho người dân đang sinh sống nơi đây. Là cơ sở thông tin để khu du lịch kịp thời nhận thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến khu du lịch, từ đó có thể khắc phục những yếu tố này. 1.7 TIẾN ĐỘ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Bảng 4.1 Tiến độ các bước nghiên cứu Bước Dạng Kỹ Thuật Thời gian 1 Sơ bộ Phỏng vấn nhân viên 1tuần N = 2…3 2 Chính thức Điều tra qua bảng câu hỏi 5ngày N = 40 BƯỚC 1: Khảo sát và nghiên cứu những vấn đề đang diễn ra ở khu du lịch làng Chăm Châu Phong. Thu thập các số liệu thống kê của khu du lịch trong hai năm gần đây, trực tiếp trao đổi phỏng vấn với 2 đến 3 nhân viên nơi đây về tình hình kinh doanh của khu du lịch với bảng câu hỏi sơ bộ được soạn thảo. Sau đó hoàn thiện bảng câu hỏi sơ bộ thành bảng câu hỏi chính thức. BƯỚC 2: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chính thức, toàn bộ dữ liệu sẽ được hiệu chỉnh, làm sạch, mã hoá, đưa vào xử lý bằng phần mềm excel và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch làng Chăm Châu Phong. GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 4 Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC 1 Bản sắc văn hoá là cái cốt lõi đặt trưng riêng có của một cộng đồng văn hoá trong lịch sử, tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác bản sắc văn hoá thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống – ý thức của một cộng đồng, bao gồm cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng tạovăn hoá, khoa học nghệ thuật. Có hai quan hệ cơ bản: - Quan hệ bên trong là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau. - Quan hệ bên ngoài chỉ tính đồng nhất mà một cá thể trong cộng đồng phải có. 2.2 KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH 2.2.1 Khái niệm Tại hội nghị Liện Hiệp Quốc về du lịch hợp tại ROMA – ITALYA (21/8 đến ngày 05/09/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. 2.2.2 Các loại hình du lịch 2.2.2.1 Khái niệm du lịch cộng đồng: theo Trọng Đức (2006) thì du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ ở tại nhà dân, cùng ăn, cùng tham gia các hoạt động của người dân như cấy lúa, tỉa rau, tát cá… Mặc khác, theo Võ Quế (2008) thì du lịch cộng đồng là một phương thức phát triển du lịch, tham gia bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại các điểm, khu có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi từ vật chất đến tinh thần từ du lịch 2.2.2.2 Khái niệm về du lịch văn hoá: Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. 2.2.3 VAI TRÒ CỦA DU LỊCH 1 www.tailieu.vn GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 5 Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong - Giải quyết việc làm cho nhiều người dân đang sinh sống nơi đây. Bởi lẽ những khu vực cư trú của dân tộc thiểu số trong nước đa số là nơi tập trung những dân cư nhàn rỗi, thiếu việc làm. - Tạo điều kiện vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tìm hiểu tham quan, phục hồi sức khoẻ cho du khách - Đây là ngành công nghiệp không khói thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước và có sự phát triển nhanh chóng. - Du lịch phát triển kéo theo sự hoàn thiện ngày càng cao của các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng, các phương thức dịch vụ mới sẽ ra đời mang lại sự thuận tiện cho nền phát triển của xã hội. - Đưa nền văn hoá dân tộc Việt, con người Việt, lịch sử Việt ra thế giới. 2.2.4 KHÁCH DU LỊCH VÀ NHU CẦU CỦA KHÁCH DU LỊCH 2.2.4.1 Khái niệm khách du lịch “Khách du lịch là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, đi làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Khách du lịch gồm khách du lịch nội tại và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch quốc tế (International tourist). Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Khách du lịch nội địa ( Domestic tourist). Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 2.2.4.2 Nhu cầu của khách du lịch Theo Trần Thị Thu Hà (2005) cho rằng, nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, nhận thức và giao tiếp). Nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng phát triển, sự phát triển này do nhiều nguyên nhân khác nhau: Đi du lịch đã trở nên phổ biến đối với mọi người; khả năng thanh toán cao, phí tổn du lịch giảm dần; trình độ dân trí được nâng cao; đô thị hoá; thời gian nhàn rỗi nhiều, mối quan hệ thân thiện hoà bình giữa các quốc gia; du lịch là tiêu chuẩn của cuộc sống; các xu hướng du lịch sinh thái, du lịch tính ngưỡng phát triển nhanh. Nhu cầu du lịch rất đa dạng và Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 6 phong phú, thoả mãn nhu cầu du lịch là đồng thời thoả mãn tất cả các nhu cầu của khách du lịch trong hoạt động du lịch. 2.2.5 TÀI NGUYÊN DU LỊCH Là cảnh quan thiên nhiên yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình sáng tạo của con người các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các du lịch, điểm du lich, tuyến du lịch, đô thị du lịch. 2.2.6 KHU DU LỊCH Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế tài nguyên du lịch tự nhiên được huy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường. 2.2.7 TUYẾN DU LỊCH Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. 2.2.8 DỊCH VỤ DU LỊCH Là việc cung cấp dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trữ, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin hướng dẫn, và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch. 2.2.9 SẢN PHẨM DU LỊCH Điều 4 chương I Luật Du Lịch giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. 2.3 NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH 2.3.1 ĐIỀU KIỆN CHUNG 2.3.1.1.Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội: Đất nước ổn định không chiến tranh, không xảy các xung đột đó là yếu tố quan trọng khi mà một vị du khách khi đi tham quan bất cứ nơi nào cũng quan tâm đến, bởi lẽ muốn đem lại sự thoải mái hay sự tìm tòi hiểu biết không ai lại đánh đổi bằng sự bất ổn của bản thân mà lúc nào cũng có thể xảy ra. 2.3.1.2 Điều kiện kinh tế Ngành nông nghiệp và công nghiệp: Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đóng vai trò rấtquan trọng đối với nền kinh tế của đất nước, nông nghiệp và công nghiệp phát triển đất nước cũng đi lên, kéo theo đó là những chính sách cải thiện đổi mới đất nước tạo sự hấp dẫn Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 7 đối với ngành du lịch. Giao thông vận tải: Giao thông thuận lợi và phát triển là tiền đề, là một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch. Trong những năm gần đây, lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao thông trong du lịch có sự phát triển cả về số lượng (đó là viện tăng chủng loại và số lượng các phương tiện vận chuyển) và chất lượng (đó là tốc độ vận chuyển, đảm bảo an toàn trong vận chuyển, đảm bảo tiện lợi trong vận chuyển, vận chuyển với giá rẻ). 2.3.1.3 Chính sách phát triển du lịch Nhà nước có các cơ chế chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng dầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Nhà nước có các chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai, tài chính tín dụng đối với tổ chúc, cá nhân nước ngoài đầu tư. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác huy hoạch hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lich điểm du lịch hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, bảo vệ tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và ngoài nước; bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách du lịch. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia mọi hoạt động du lịch, mở rộng dân cư hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế. Nhà nuớc khuyến khích tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 2.3.2 CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ THÂN LÀM NẢY SINH NHU CẦU DU LỊCH 2.3.2.1 Thời gian rỗi Thời gian nhàn rỗi của khách du lịch: Khách du lịch muốn tham gia vào các hoạt động du lịch đòi hỏi phải có thời gian rỗi. Vì vậy thời gian rỗi của khách du lịch là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để họ tham gia vào hoạt động du lịch. Quỹ thời gian của con người được chia làm hai phần: Thời gian làm việc và thời gian ngoài giờ làm việc. Vì vậy, để có thể tăng thời Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 8 gian rỗi thì cần phải có cơ cấu thời gian ngoài giờ làm việc hợp lý. Điều này có thể thực hiện được nếu mạng lưới thương nghiệp mở rộng, mạng lưới phục vụ cộng đồng, giao thông, y tế, hành chính được tổ chức và quản lý tốt. Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian dành cho du lịch, thể thao và nghỉ ngơi lại nằm trong thời gian rỗi. Do vậy, du lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu đấy đủ cơ cấu của thời gian làm việc, cơ cấu của thời gian rỗi phải xác lập được ảnh hưởng của các thành phần thời gian khác lên thời gian rỗi. 2.3.2.2 Khả năng tài chính của khách du lịch Thu nhập của người dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia du lịch con người khi muốn tham gia du lịch không chỉ cần có thời gian mà còn phải cần có đủ tiền mới có thể thực hiện được mong muốn đó. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên, khách du lịch luôn là người tiêu dùng của nhiều loại dịch vụ, hàng hoá. Con người để có thể đi du lịch và tiêu dùng phải có phương tiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán vì đi du lịch họ phải trả ngoài khoản tiền cho các nhu cầu giống như các nhu cầu thường ngày, họ còn phải trả thêm các khoản khác như tiền xe, tiền thuê nhà ở, tiền tham quan và xu hướng của con người khi đi du lịch là chi tiêu rộng rãi hơn. Do vậy phúc hợp vật chất của người dân là điều kiện to lớn cho sự phát triển của du lịch. 2.3.2.3 Trình độ dân trí Ngoài ra trình độ văn hoá của người dân được nâng cao thì động cơ đi du lịch của họ cũng tăng lên. Và ngược lại nếu trình độ văn hoá của người dân ở một nước, một địa phương được nâng cao thì người dân ở đó khi phát triển du lịch sẽ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách đi du lịch đến đó. Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 9 CHƯƠNG 3: BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CHĂM VÀ SỰ HÌNH THÀNH DU LỊCH LÀNG CHĂM CHÂU PHONG 3.1 BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC CHĂM Người Chăm định cư ở tỉnh An Giang từ rất lâu đời, hiện có khoảng 13000 người sinh sống tập trung ở 9 xóm ở các huyện An Phú, Tân Châu, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành với các dân tộc anh em trong tỉnh, dân tộc Chăm tỉnh An Giang đã một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc, bản sắc văn hoá của dân tộc Chăm mang những nét đặt trưng như: Nhà ở các đồng bào dân tộc Chăm được xây dựng quây quần ở các xóm ấp ven sông, người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề buôn bán, thêu đan, dệt truyền thống, nghề nông. Đồng bào Chăm theo tín ngưỡng Hồi Giáo, nhiều Thánh Đường với nét kiến trúc độc đáo, nhiều lễ hội truyền thống: Lễ ramadan, lễ haji… - Kiến trúc Thánh Đường Hồi Giáo: Công trình kiến trúc mang đậm nét đặt trưng ẢRẬP Hồi Giáo. Đặc điểm chung của Thánh Đường là kiểu mái vòm cột thon nhỏ, cửa uốn hình bầu dục, hình móng ngựa, hoặc có mũi nhọn cao vút, và được trang trí rất đẹp. - Lễ Ramadan: Người Chăm còn gọi là ngày “roya ớ” có nghĩa là ngày nhịn ăn. Thời gian nhịn ăn trong vòng một tháng. Đêm cuối cùng trong tháng tức vào đêm 30 kết thúc tháng ăn chay, những đứa trẻ tổ chức rước đèn đi khắp làng, vào sáng hôm sau mọi người dân trong làng đền ăn mặc rất đẹp, họp mặt tại các Thánh Đường để làm lễ. Sau đó đến thăm hỏi bà con họ hàng, thăm hỏi từng nhà để xoá bỏ mọi thù hằn và giận hờn mà trong suốt thời gian qua mắc phải. Các chàng trai nếu có hứa hôn thì ra mắt ba mẹ vợ, và ngày sau đó sinh hoạt trở lại bình thường. - Lễ Roya Haji: Có nghĩa là ngày mừng khai sinh của ISLAM hình thức tổ chức cũng tương tự như ngày lễ Ramadan. Người dân tổ chức buổi đọc kinh “coran”, sinh hoạt vui chơi… Ăn mừng ngày lễ tất cả người dân trong làng đi đâu xa đến những ngày này mọi người đề tập hợp đông đủ để chung vui xóm làng. Mọi thứ đều chuẩn bị trước từ thức ăn, thức uống đến các trang phục…nhưng tuyệt đối không được rượu chè, cờ bạc, đó là những đều cấm kỵ Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong GVHD: Ths. Trần Minh Hải SVTH: Kho Ti Chah 10 . Mô tả hiện trạng 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CÚU Hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong Đề tài chỉ tập trung vào tìm hiểu hiện trạng du lịch làng ChămChâu Phong. tả hiện trạng du lịch làng Chăm Châu Phong. - Một số yếu tố ảnh hưởng đến du lịch làng Chăm Châu Phong. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch

Ngày đăng: 19/08/2013, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w