Môi trường; Làng nghề; Chính sách pháp luật; Bảo vệ môi trường; Bắc Bộ Content MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và định
Trang 1Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ
Trần Duy Khánh
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Luận văn ThS ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Người hướng dẫn: TS Trần Quốc Trọng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract Tổng quan về hiện trạng, xu thế và các áp lực tới môi trường từ hoạt động
cúa các làng nghề Triển khai thực hiện đối với môi trường làng nghề tại các thành phố Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yến, Hải Dương và Nam Định Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, hải Dương và Nam Định Phân tích tình hình thực hiện chính sách pháp luật về bảo
vệ môi trường đối với các làng nghề: Hiện trạng văn bản quy phạm pháp luật; phân công trách nhiệm về quản lý môi trường làng nghề; thực hiện chính sách, pháp luật
về bảo vệ môi trường và đánh giá chung Đề xuất, kiến nghị giải pháp bảo vệ môi
trường làng nghề
Keywords Môi trường; Làng nghề; Chính sách pháp luật; Bảo vệ môi trường; Bắc
Bộ
Content
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục trở lại và nhiều làng nghề mới ra đời, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết lao động dư thừa tại các địa phương
Do tính chất linh hoạt trong sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm đa dạng và luôn thay đổi theo nhu cầu thị trường, các làng nghề đang là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế và luôn được chú trọng trong các định hướng phát triển kinh tế - xã hội nước ta
Bên cạnh những mặt thuận lợi, các làng nghề của Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các mâu thuẫn về xã hội nhưng quan trọng nhất là các tác động đến chất lượng môi trường sống và sức khỏe cộng đồng do hoạt động sản xuất của làng nghề gây ra Đa phần các làng nghề Việt Nam được hình thành và phát triển một cách tự phát với công nghệ lạc hậu và thiết bị đơn giản, thủ công, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho
Trang 2xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường rất ít được quan tâm; ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của người lao động còn rất hạn chế Vì vậy, vấn
đề ô nhiễm môi trường các làng nghề ở nông thôn đã và đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm và giải quyết
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư và hỗ trợ phát triển các làng nghề Nhiều công trình nghiên cứu, điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đã được tiến hành Các công trình này đã thu được những kết quả nhất định nhưng những kết quả đó vẫn manh mún, rời rạc, chưa đủ sức mạnh để tạo một bước đột phá trong công tác quản lý môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, chưa tạo động lực
để thúc đẩy các làng nghề vừa phát triển, vừa đảm bảo được sự tuân thủ các quy định về bảo
vệ môi trường Bên cạnh đó, đến nay, vẫn chưa có một cơ chế ràng buộc đủ mạnh để các cấp chính quyền, người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác cải thiện và bảo vệ môi trường làng nghề; chưa khuyến khích được công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề
Với thực trạng báo động của môi trường làng nghề hiện nay, đặc biệt là tại các tỉnh
Bắc Bộ, tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện
chính sách BVMT làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ” Kết quả của đề tài sẽ hỗ trợ cho việc
đưa ra các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn, với lộ trình hợp lý
nhằm từng bước phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề
CHƯƠNG I TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
1.1 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Từ xa xưa, hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của người dân nông thôn Việt Nam Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắn kết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế -
xã hội của nông thôn Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làng nghề nước ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnh thông qua sự tăng trưởng về số lượng và chủng loại ngành nghề sản xuất mới Một số làng nghề từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần được khôi phục và phát triển Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có được vị thế trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang có sự biến thái, pha tạp giữa làng nghề thực sự mang tính chất thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam
Cho đến nay, đã có số liệu thống kê về số lượng, loại hình của các làng nghề, làng nghề truyền thống và làng có nghề cũng như mật độ và phân bố trên quy mô toàn quốc nhưng chưa đầy đủ và toàn diện Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Môi trường được tổng hợp từ báo cáo chính thức của Ủy ban nhân dân (UBND), Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến tháng 7 năm 2011, tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó có 1.318 làng nghề
đã được công nhận và 2.037 làng có nghề chưa được công nhận
Sự phân bố các làng nghề ở Việt Nam
- Làng nghề truyền thống phân bố và có mật độ không đều giữa các vùng miền trên phạm vi toàn quốc và phản ánh những nét đặc thù của các dân tộc anh em
Trang 3- Các làng nghề ở nước ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn
- Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc
- Loại hình sản xuất đa dạng, được phân thành 08 nhóm ngành nghề
Do đặc điểm phân bố nêu trên, tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cư cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trường là rõ rệt nhất Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thưa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cư nhưng hậu quả môi trường
bị tác động chưa đến mức đáng báo động như miền Bắc
1.2 XU THẾ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
Số lượng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hướng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nước cũng như hậu quả của ô nhiễm môi trường đến cộng đồng dân cư và quan trọng hơn cả là chất lượng không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất công nghiệp Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lượng làng nghề lớn nhất trên cả nước thì số lượng vẫn tiếp tục tăng
so với các khu vực khác nên khu vực này được coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lượng
có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây
1.3 CÁC ÁP LỰC TỚI MÔI TRƯỜNG TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ
- Kết cấu hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, hệ thống cấp nước, thoát nước,
xử lý nước thải, điểm tập kết chất thải… rất yếu kém hoặc không đáp ứng được nhu cầu của phát triển sản xuất; chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan bị phá vỡ
- Quy mô sản xuất nhỏ, việc mở rộng sản xuất lại rất khó vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, xen kẽ với sinh hoạt; chất thải phát sinh không bố trí được mặt bằng để xử lý, lại ở trên một phạm vi hẹp, nên đã tác động trực tiếp đến môi trường sống, ảnh hưởng tới điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân
- Quan hệ sản xuất mang nét đặc thù là quan hệ họ hàng, dòng tộc, làng xã, gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường
- Công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công, thiết bị cũ và chắp vá, bên cạnh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tiêu hao nhiên liệu, điện, nước, còn kéo dài thời gian sản xuất và phát sinh ô nhiễm, đặc biệt là tiếng ồn, bụi, nhiệt
- Vốn đầu tư cho sản xuất hạn hẹp nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm là hầu như không có Ngay cả trong trường hợp nhiều cơ sở sản xuất liên doanh theo hướng hình thành các doanh nghiệp/hợp tác xã lớn, có doanh thu không nhỏ nhưng vẫn không đầu tư cho xử lý chất thải
và BVMT
- Trình độ sản xuất thấp và do lợi nhuận trước mắt nên chỉ quan tâm được đến sản xuất, còn nhận thức về tác hại của ô nhiễm đến sức khỏe và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường rất hạn chế
- Nhiều cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ
và mức độ ô nhiễm của làng nghề, tác động tiêu cực tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và chính bản thân người lao động
Trang 4CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP THỰC HIỆN
2.1 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong năm 2012, Đề tài được triển khai thực hiện đối với môi trường làng nghề tại một số địa phương Bắc Bộ, bao gồm: thành phố Hà Nội và các tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định
2.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Phương pháp thống kê, tổng hợp
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp phân tích, đánh giá
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp kế thừa
CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN A: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI MỘT SỐ TỈNH BẮC BỘ
3.1 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1.1 Tổng quan làng nghề Hà Nội
3.1.1.1 Xu thế phát triển
- Phát triển thành các cụm, điểm công nghiệp làng nghề
- Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch
- Phát triển, bảo tồn và khôi phục các làng nghề truyền thống phục vụ nhu cầu trong nước
- Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống hướng tới thị trường quốc tế
- Phát triển làng nghề mới gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới
Bên cạnh đó, phát triển các loại hình dịch vụ bổ trợ, phục vụ cho phát triển nghề và làng nghề
3.1.1.2 Hiện trạng môi trường từ hoạt động của các làng nghề
a Đặc điểm chung của các làng nghề trong công tác BVMT
- Hầu hết các cơ sở sản xuất với quy mô hộ gia đình, đặt tại nhà và nằm trong khu dân
cư nên việc thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) rất khó khăn Nước thải sản xuất được thải chung với nước thải sinh hoạt của làng vào hệ thống thoát nước mặt Đại đa số các làng nghề chưa đầu tư bất kỳ giải pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, bụi, CTR
- Công tác quản lý và những giải pháp BVMT chưa được quan tâm đúng mức Chính quyền địa phương chưa có ý thức về tuyên truyền và chỉ đạo nhân lực thực hiện về BVMT Chưa có cán bộ chuyên môn về môi trường làng nghề tại các cơ sở nên việc quản lý BVMT hạn chế
- Ý thức BVMT của người dân và các đơn vị sản xuất tại làng nghề còn kém
b Hiện trạng chất lượng môi trường tại các làng nghề của Hà Nội
Hiện trạng môi trường không khí tại các làng nghề
Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2009 thực hiện tại 23 làng nghề cho thấy
có 9/23 làng nghề có từ 1- 4 chỉ tiêu quan trắc nồng độ khí thải gây ô nhiễm vượt quá TCCP từ 1,1- 3,1 lần (so sánh với TCVN 5938: 2005)
Trang 5Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2010 thực hiện tại 46 làng cho thấy có 45/46 làng nghề có từ 01 chỉ tiêu quan trắc chất lượng không khí vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1- 4,3 lần (so sánh với QCVN 05:2009)
Hiện trạng chất lượng nước tại các làng nghề
Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại vị trí các cống thải của làng nghề đổ ra môi trường nước mặt thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010 cho thấy 100% số lượng làng nghề được quan trắc đều có từ 1 chỉ tiêu phân tích nước thải vượt TCCP theo TCVN 5945:2005 (B), trong đó các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có chỉ tiêu hữu cơ quan trắc vượt TCCP cao nhất từ 10- 14 lần so với TCCP
Hiện trạng môi trường tại cụm công nghiệp làng nghề
Trong năm 2010, Sở TN&MT đã thực hiện giám sát chất lượng môi trường tại 02 cụm công nghiệp làng nghề tại huyện Thường Tín là cụm công nghiệp làng nghề Duyên Thái (chuyên sản xuất hàng mỹ nghệ, sơn mài) và cụm công nghiệp làng nghề Liên Phương Kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại 02 cụm công nghiệp làng nghề cho thấy khu vực cụm công nghiệp làng nghề có nước thải ra ngoài môi trường vượt TCCP
3.1.2 Kết quả khảo sát chất lượng môi trường năm 2011
3.1.2.1 Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, huyện Thạch Thất
Hiện tại, trên địa bàn xã đã thành lâ ̣p cụm công nghiệp (CCN) làng nghề; trong cụm
đã xây dựng hê ̣ thống xử lý nước thải nhưng do công ngh ệ lạc hậu, người lao động chưa được đào tạo đầy đủ, nên hoạt động không hiệu quả Nước thải từ quá trình mạ kẽm, cán kéo sắt thép; khí thải từ các lò nung, nấu kim loại và hơi hóa chất; chất thải rắn từ sinh hoạt và sản xuất thải ra ngày một nhiều
3.1.2.2 Làng nghề cơ khí Đa Sỹ, Hà Đông
Hoạt động sản xuất của các hộ chủ yếu là nhỏ lẻ mang tính chất gia đình Nhìn một cách tổng thể, chính quyền địa phương chưa có quy hoạch làng nghề Vì vậy, tình trạng ô nhiễm khí than, đặc biệt là tiếng ồn chưa được giải quyết một cách triệt để Tổng lượng nước thải trong làng nghề: 40 m3/ngày (có hệ thống xử lý nước thải) Chất thải rắn trong làng nghề: 0,8 tấn/ngày
3.1.2.3 Làng nghề sơn mài Hạ Thái, Duyên Thái, Thường Tín
Lượng nước thải trong làng nghề: 150 m3/ngày (có hệ thống xử lý nước thải) Nhìn chung, chất lượng nước sinh hoạt của các hộ gia đình có chất lượng còn tương đối tốt, đa số các chỉ tiêu phân tích đều nhỏ hơn TCCP
Theo kết quả phân tích chấ t lượng không khí môi trường xung quanh cơ sở sản xuất tại làng nghề cho thấy hàm lượng bụi vượt TCCP , bụi PM10 từ 3,35 - 3,8 lần, bụi TSP vượt TCCP 2,04 lần
3.1.2.4 Làng nghề lược sừng Thụy Ứng, Hòa Bình, Thường Tín
Nguồn chất thải chủ yếu là từ dầu mỡ, xương, sừng, da, lông trâu bò, vỏ trai, vỏ ốc, vụn gỗ phíp các loại hóa chất vốn có của làng Toàn bộ lượng chất thải này đều đổ trực tiếp ra cống rãnh chạy quanh làng, chưa có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến mạch nước ngầm, môi trường không khí, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân Một số
diện tích đất canh tác bị nhiễm mặn do nước thải muối da trâu bò không còn canh tác được
Chất thải rắn của làng chủ yếu là sừng bỏ đi khi cưa (chế biến) lược Lượng thải này cũng không nhiều và ít hơn so với chất thải rắn sinh hoạt Trong khi đó tỷ lệ thu gom khoảng 50%
3.1.2.5 Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm (LTTP) Yên Viên, Gia Lâm
Hàng ngày, toàn thôn thải ra môi trường một lượng nước thải là 800 m3/ngày; chất thải rắn phát sinh chủ yếu là rác thải sinh hoạt Tỉ lệ thu gom chất thải rắn đạt 72%
Làng nghề LTTP Yên Viên với quy mô khép kín nên mức độ tác động đến môi trường chưa rõ rệt
3.1.2.6 Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Bắc Hồng, Đông Anh
Trang 6Hoạt động phun sơn làm không khí đặc quánh lại, gây ồn; mùn cưa, bụi sơn còn ngấm xuống đất, đi vào nguồn nước ngầm Lượng nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt hòa trỗn lẫn nước của các cơ sở sản xuất đạt khoảng 40 m3/ngày Chất thải rắn trong làng nghề: 01 tấn/ngày
3.1.2.7 Làng nghề kim khí Thanh Thùy, Thanh Oai
Bụi cơ khí, đặc biệt nước thải, chất thải rắn của hàng trăm hộ sản xuất không qua xử
lý vẫn từng ngày xả thẳng ra môi trường… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân
Phân tích các chỉ tiêu nước thải của làng nghề cho thấy hàm lượng TSS vượt TCCP 2.3 lần, hàm lượng BOD5 vượt TCCP hơn 2 lần, hàm lượng COD vượt TCCP 1.87 lần, Kẽm vượt 4 lần, Crom vượt 15 lần, Cadimi vượt 2 lần, chì vượt 7 lần Các chỉ tiêu phân tích mẫu nước thải cho thấy môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm
3.1.2.8 Làng nghề dệt Vạn Phúc
Khảo sát và lấy mẫu phân tích tại làng nghề cho thấy: nước thải có màu đen, mùi hôi, TSS vượt TCCP 2,6 lần
3.1.2.9 Làng nghề giết mổ gia súc Bái Đô, Phú Xuyên
Hệ thống thoát nước của thôn Bái Đô luôn bị tắc, ứ đọng chất thải, bốc mùi hôi tanh Trung bình mỗi đêm, lượng nước, chất thải (gồm lông và phân) từ các lò mổ xả ra hệ thống thoát nước của thôn tới hàng trăm mét khối
3.1.2.10 Làng nghề chế biến LTTP Cát Quế
Cát Quế là một trong những làng nghề trọng điểm chế biến nông sản thực phẩm ở thủ
đô Hà Nội, nhưng hiện tại Cát Quế đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất chế biến nông sản thực phẩm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước thải và rác thải Các giải pháp đã áp dụng cho làng nghề Cát Quế chưa giúp cải thiện được tình hình do lượng thải ngày càng lớn
3.1.2.11 Làng nghề làm miến Minh Khai, xã Minh Khai, Hoài Đức
Khảo sát hiện trạng nước ngầm cho thấy, nhìn chung chất lượng nước ngầm có các chỉ tiêu phân tích nhỏ hơn TCCP duy chỉ có NH4 lớn hơn TCCP 2 lần
3.1.2.12 Làng nghề làm miến Dương Liễu, xã Dương Liễu, Hoài Đức
Khảo sát và quan trắc môi trường nước thải làng nghề này cho thấy, môi trường nước thải có chỉ tiêu TSS vượt TCCP 3,0 lần, BOD5, COD đều vượt TCCP từ 1 - 2 lần
3.1.2.13 Làng nghề gỗ Vân Hà, Đông Anh
Qua khảo sát tại 03 hộ tại làng nghề, chúng tôi thấy môi trường không khí đã bị ô nhiễm bụi từ các hộ sản xuất Bụi PM10 vượt TCCP từ 2,6 - 19 lần, bụi TSP vượt TCCP từ 1,8 - 18,5 lần
3.1.2.14 Làng nghề tái chế nhựa Trung Văn
Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy môi trường không khí tại làng nghề đã bị ô nhiễm nghiêm trọng Kết quả phân tích mẫu khí cho thấy, nồng độ bụi vượt TCCP từ 2,6 - 5,56 lần; nồng độ NO2 vượt TCCP từ 3,9 - 4,6 lần, nồng độ SO2 vượt TCCP từ 4,1 - 7,3 lần
Chất thải rắn của làng nghề này cũng rất nhiều loại, từ túi ni-lon, vỏ chai nhựa, bao dứa đến bột nhựa thải trực tiếp ra mương đặc quánh Những đống rác, phế thải xếp cao như núi Theo ước tính, chất thải rắn nguy hại khoảng 62 tấn/tháng
3.1.3 Đánh giá chung
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cả nguồn nước, không khí, tiếng ồn do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn với sinh hoạt hàng ngày và ý thức BVMT của người dân chưa tốt đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Các thiết bị phòng chống cháy nổ, trang thiết
bị an toàn lao động chưa được chú trọng
Nguyên nhân:
- Do nằm trong khu dân cư, việc thu gom và xử lý chất thải sản xuất rất khó khăn, hầu hết các chất thải rắn sản xuất đều được thải chung với cống thoát nước thải sinh hoạt của làng
Trang 7không qua xử lý, sau đó đường cống này lại đổ ra kênh mương phục vụ cho mục dích tưới tiêu
- Công tác quản lý về BVMT còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa được quan tâm đúng mức
- Nguồn vốn đầu tư cho xử lý môi trường tại các làng nghề rất hạn chế do đặc thù của sản xuất làng nghề nguồn vốn nhỏ
- Hạ tầng làng nghề còn chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước thải
- Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề còn thiếu, chức năng nhiệm
vụ quản lý nhà nước về làng nghề còn nhiều bất cập, chồng chéo
3.2 TỈNH BẮC NINH
3.2.1 Tổng quan làng nghề Bắc Ninh
3.2.1.1 Tổng quan các làng nghề Bắc Ninh
Các làng nghề phát triển tự phát , không được quy hoa ̣ch , đã và đang bô ̣c lô ̣ nhiều yếu kém trong công tác bảo vệ môi trườ ng, tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng; mô ̣t số nơi tình tra ̣ng ô nhiễm đã trở nên báo đô ̣ng
3.2.1.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
a Hiện trạng môi trường nước
Kết quả quan trắc chất lượng nước thải so với TCVN 5945 - 2005 mức B cho thấy hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) cao hơn TCCP 4,5 - 11 lần; hàm lượng Pb cao hơn tiêu chuẩn cho phép 5,5 lần, hàm lượng COD cao hơn 8 - 500 lần (nước thải của các cơ sở sản xuất bột giấy từ nguyên liệu tre, nứa), hàm lượng Pb cao hơn TCCP 5,5 lần (làng tái chế thép Đa Hội)
b Hiện trạng môi trường không khí
Môi trường không khí tại các khu vực làng nghề bị ô nhiễm nặng do nồng độ bụi, khí thải, mùi, tiếng ồn và nhiệt độ cao từ các xưởng sản xuất và các hoạt động vận tải
c Chất lượng môi trường đất
Môi trường đất chịu tác động trực tiếp của các loại hóa chất độc hại từ các nguồn thải (rắn, lỏng) đổ bừa bãi và nước mưa chảy tràn trên bề mặt cuốn theo dầu, mỡ, kim loại nặng, hóa chất ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác xung quanh các hộ sản xuất
d Hiện trạng về chất thải nguy hại
Chất thải của các làng nghề, trong đó có chất thải nguy hại chỉ được thu gom và đổ tại khu vực trũng cũng như ao, hồ, ven sông… sau đó được đốt cháy tự nhiên đã làm ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí, đất của khu vực
3.2.2 Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3.2.2.1 Làng nghề bún bánh Khắc Niệm, Tiên Du
Qua khảo sát cho ta thấy nồng độ BOD5, COD, SO42- đều vượt TCCP Nồng độ BOD5
vượt TCCP từ 1,88 – 3,1 lần; tổng N vượt TCCP từ 3,32 – 6,56 lần, tổng P vượt TCCP từ 2,64 – 2,71 lần; nồng độ SO42- vượt TCCP từ 2,16 – 2,53 lần; Coliform vượt TCCP từ 1,58 – 1,86 lần
3.2.2.2 Làng nghề đúc đồng Đại Bái, Gia Bình – Làng nghề đúc đồng Quảng Bố, Quảng Phú, Lương Tài
Qua khảo sát quan trắc chất lượng không khí và tiếng ồn tại 02 làng nghề đúc đồng cho thấy chất lượng không khí và tiếng ồn đều ô nhiễm nghiêm trọng Tại làng nghề Đại Bái nồng độ NO2 vượt TCCP từ 25,41- 34,81 lần, SO2 vượt TCCP từ 20 – 26,4 lần; nồng độ bụi vượt TCCP từ 2 – 2,6 lần; tiếng ồn vượt TCCP 1,2 lần Tại làng nghề Quảng Bố nồng độ NO2 vượt TCCP 9,81 lần, SO2 vượt TCCP 2,6 lần; nồng độ bụi vượt TCCP từ 1,57 lần; tiếng ồn vượt TCCP 1,15 lần
Trung bình làng nghề này thải ra khoảng 40 m3
nước thải sản xuất /ngày có chứa hóa chất độc hại và kim loại nặng, cùng hàng nghìn m3 khí thải
Chất thải chủ yếu có thấy than, củi, dây đồng, đất sét, cao su…trong đó chất thải nguy hại ước tính khoảng 4 tấn/tháng
Trang 83.2.2.3 Làng nghề đúc nhôm Văn Môn
Kết quả phân tích các mẫu khí tại làng nghề Văn Môn cho thấy, hàm lượng bụi PM10 vượt TCCP từ 2,5 đến 5,5, lần; TSP vượt từ 1,4 đến 6,8 lần; hàm lượng NO2
vượt 3,2 lần;
SO2 vượt 3,0 lần
Chất lượng nước thải chung của làng nghề cho thấy hàm lượng BOD5 vượt TCCP 1,5 lần, tổng Nitơ vượt 3,3 lần, tổng Phốt pho vượt 2,7 lần, hàm lượng dầu mỡ vượt TCCP 1,35 lần
3.2.2.4 Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ
Khảo sát tại 01 hộ gia đình cho thấy, bụi PM10 vượt 7,8 lần TCCP, bụi TSP vượt 3,7 lần TCCP; tiếng ồn vượt 1,1 lần TCCP
3.2.3 Đánh giá chung
Tình hình suy thoái môi trường tại các làng nghề và các cụm công nghiệp tại Bắc Ninh đang có chiều hướng gia tăng, một số nơi tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí đã ở mức báo động Hiện nay, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường có chuyển biến, song nhìn chung còn hạn chế Những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề tại Bắc Ninh có nguồn gốc từ cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, bao gồm:
Nguyên nhân chủ quan
- Ý thức chấp hành luật BVMT của các cơ sở hoạt động sản xuất trong làng nghề còn thấp
- Sự phối hợp giữa các ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức xã hội trong công tác BVMT làng nghề còn nhiều hạn chế
- Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cơ sở quản lý, tổ chức kinh tế xã hội
và cộng đồng dân cư về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được tiến hành thường xuyên
- Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chưa được sự ủng hộ của các ngành chức năng có liên quan
- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành kiểm soát chất lượng môi trường của Sở TN&MT Bắc Ninh còn thiếu
Nguyên nhân khách quan
- Nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống chủ yếu là chất thải
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động BVMT chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế
xã hội
- Hệ thống bộ máy quản lý môi trường cấp huyện mới được hình thành trên chưa phát huy tác dụng
3.3 TỈNH HƢNG YÊN
3.3.1 Tổng quan về làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề
Số lượng làng nghề: tổng số 66 trong đó UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề là 32 Vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái sức khỏe và đời sống của nhân dân Các cơ sở sản xuất trong làng nghề hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải và thu gom, xử lý chất thải rắn; nên xuất hiện tình trạng nước thải chưa qua xử lý thải thẳng ra ao hồ, kênh mương xung quanh; chất thải rắn đổ tràn lan, không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan nông thôn
3.3.2 Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh
3.3.2.1 Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
Nước thải từ các làng nghề tái chế nhựa có vượt TCCP 1.5 lần, BOD5 vượt TCCP , nước thải có màu xám đen, Cadimi vượt 2,87 lần
Trang 9Kết quả khảo sát tại các làng nghề tái chế nhựa cho thấy nồng độ hơi khí ô nhiễm hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép
Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai chủ yếu thải túi nhựa, vỏ chai, túi ni-lon… Rác thải nguy hại ước tính khoảng 52.05 tấn/tháng
3.3.2.2 Làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi
Nước thải từ làng nghề tái chế nhựa chủ yếu là nước thải rửa nguyên liệu, loại nước ngày chứa tất cả các chất ô nhiễm bám vào nguyên liệu chủ yếu là cặn bẩn, dầu mỡ, SS, chất tẩy rửa,… làm cho COD, BOD5, SS, cao
Nhìn chung chất lượng không khí tại làng nghề Phan Bôi bị ô nhiễm NO2 lớn hơn TCCP 3 lần; hàm lượng bụi PM10 vượt gần 3 lần
Do đặc trưng của mưa sinh nên làng Phan Bôi tái chế đủ thứ, từ nhựa, ác quy, hạt nhựa đến buôn bán vật liệu nên chất thải rắn của làng cũng đử các chủng loại: túi ni-lon, vở chai, ác quy hỏng… Chất thải rắn nguy hại hàng tháng cũng khá cao khoảng 92 tấn
3.3.2.3 Làng nghề chạm bạc Huệ Lai
Qua kết quả phân tích cho thấy môi trường nước tại làng nghề chạm bạc Huệ Lai đã
bị ô nhiễm Tổng chất rắn hòa tan (TDS) vượt TCCP tới 7 lần, BOD vượt 1,5 lần
Qua kết quả phân tích mẫu khí tại làng nghề chạm bạc bị ô nhiễm bụi: hàm lượng bụi PM10 đã vượt quá TCCP tới trên 3 lần, TSP vượt 1,46 lần
Do đặc thù là ngành đòi hỏi kỹ thuật chế tác cao, nguồn nguyên liệu đắt nên làng nghề chạm bạc Huệ Lai hay cũng như các làng nghề chạm bạc khác, lượng chất thải rắn hầu như
không đáng kể
3.3.2.4 Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm Xuân Lôi, Đình Dù
Kết quả phân tích mẫu nước thải tại làng nghề được thể hiện trên bảng 2.21 Qua bảng này cho thấy, Coliform vượt TCCP xấp xỉ 1,4 lần; TDS vượt 8,0 lần; BOD5 vượt 1,3 lần; COD vượt 1,2 lần
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí làng nghề chế biến lương thực Xuân Lôi có hàm lượng khí NO2 vượt quá giới hạn cho phép xấp xỉ 3 lần, hàm lượng bụi PM10 vượt 1,4 lần
3.3.3 Đánh giá chung
Môi trường tại các làng nghề Hưng Yên đang trong tình trạng báo động, đặc biệt là môi trường nước, không khí, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng
Nguyên nhân chính là do công nghệ sản xuất ở các làng nghề rất lạc hậu, quy mô sản xuất ở các làng nghề thường là hộ cá thể không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để đầu tư cải tiến công nghệ và bảo vệ môi trường; chưa có cơ quan chủ trì quản lý môi trường ở các làng nghề, hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý môi trường chưa cụ thể và chưa phù hợp với đặc điểm làng nghề; hiểu biết về bảo vệ môi trường của nhân dân ở các làng nghề còn rất hạn chế
3.4 TỈNH HẢI DƯƠNG
3.4.1 Tổng quan về các làng nghề tại tỉnh Hải Dương
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại cac làng nghề trên địa bàn tỉnh đang gia tăng song vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành và của cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 56 làng nghề, ngoài ra còn có nhiều làng nghề khác chưa được cấp giấy chứng nhận Phần lớn nước thải, chất thải rắn, lỏng và chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo đúng quy định mà đổ thải ngay tại các ao hồ, kênh mương
và các khoảng đất trống trong làng, ngoài đồng gây ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân
3.4.2 Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh
3.4.2.1 Làng nghề bún bánh Đông Cận, Tân Tiến, Gia Lộc
Do làng nghề sản xuất mang tính nhỏ lẻ, manh mún, nên chỉ gây ô nhiễm nguồn nước cục bộ tại chính các hộ gia đình, chưa gây ảnh hưởng lớn đến toàn khu vực
Trang 10Hiện nay làng nghề Đông Cận ngoài việc làm bún, người dân còn tận dụng bã thải của sản xuất bún để chăn nuôi tăng thu nhập nên lượng chất thải rắn giảm đi nhưng chất thải của chăn nuôi lại tăng lên đáng kể
3.4.2.2 Làng nghề cơ khí Tráng Liệt, Gia Bình
Nhìn chung, các cơ sở sản xuất đã có ý thức tốt trong việc chấp hành Luật BVMT, song vẫn còn các cơ sở chấp hành không nghiêm, mang tính hình thức, đối phó với cơ quan
quản lý nhà nước
Môi trường không khí tại làng nghề ô nhiễm khá nghiêm trọng đặc biệt là bụi và tiếng
ồn phát ra từ các xưởng cơ khí Qua khảo sát cho thấy nồng độ bụi và tiếng ồn tại làng nghề đều vượt TCCP Bụi PM10 vượt 17 lần TCCP, bụi TSP vượt 7,78 lần TCCP; tiếng ồn vượt 1,2 lần TCCP
3.4.2.3 Làng nghề nấu rượu Phú Lộc, Cẩm Vũ, Cẩm Giàng
Qua khảo sát chúng tôi thấy môi trường ở đây tương đối tốt Tuy nhiên, nấu rượu kết hợp với chăn nuôi lợn cũng có gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường do ý thức của người dân chưa cao
3.4.2.4 Làng nghề giầy da Hoàng Diệu, Gia Lộc
Làng nghề may gia công, da giầy tạo ra chất thải rắn như vải vụn, da vụn gồm da tự nhiên, giả da, cao su, chất dẻo với lượng thải lên tới 4 - 5 tấn/ngày
3.4.3 Đánh giá chung
Nhìn chung, tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang diễn ra rất nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm và chưa được quan tâm giải quyết
Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhiều bất cập
- Thiếu cơ chế chính sách về công tác BVMT tại các làng nghề
- Nguồn kinh phí dành cho BVMT làng nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu
- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BVMT tại các làng nghề chưa thường xuyên và sâu rộng
Nguyên nhân khách quan:
Nhận thức về môi trường, BVMT của các doanh nghiệp và người dân tại các làng nghề còn hạn chế
3.5 TỈNH NAM ĐỊNH
3.5.1 Tổng quan chung về làng nghề
Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay có 90 làng nghề đang hoạt động; tải lượng chất thải phát sinh tuy không nhiều, nhưng tính chất có khả năng tiềm ẩn chứa các chất độc hại, nên có những ảnh hưởng đáng kể tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
3.5.2 Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh
3.6.2.1 Làng nghề bún Phong Lộc
Nước cống của làng nghề đều có BOD5, COD thường rất cao Colifrom lên tới 370.000MPN/100ml Nước ngâm gạo ít ô nhiễm hơn nhưng COD vẫn cao (COD = 1.000 – 2.000mg/l) Nước tách sau ủ (Ngâm bột) có hàm lượng pH thấp Nước thải ô nhiễm nhất là khâu làm chín, rủa bún, nước thải này còn làm thức ăn cho gia súc
3.5.2.2 Làng nghề miến dong làng Phượng
Trong công nghệ sản miến từ củ dong, nguồn nước thải phát sinh chủ yếu từ khâu chế biến miến Ngoài ra còn có nước thải từ công đoạn rửa củ dong, lượng thải này lớn, nên ảnh hưởng nhiều đến môi trường
3.5.2.3 Làng nghề tái chế nhựa Vô Hoạn
Công nghệ tái chế nhựa sử dụng nước trong một số công đoạn như xay nghiền tạo hạt
và làm sạch phế liệu, định mức nước thải cho một tấn phế liệu, định mức nước thải cho một