Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dược Trung ương I.

Một phần của tài liệu Hoạt động bán hàng ở Công ty Dược phẩm Trung Ương I.DOC (Trang 51 - 56)

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG

4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Dược Trung ương I.

Trung ương I.

4.1. Tình hình kinh doanh dược phẩm trên thị trường Việt Nam.

Thuốc phục vụ lĩnh vực phòng và chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, nó liên quan trực tiếp đến sinh mạng của con người nên thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt và do đó thị trường kinh doanh thuốc có những đặc điểm riêng có.

Trước hết, có một điều khẳng định rằng nhu cầu về thuốc luôn tồn tại và trở nên đa dạng, phức tạp cùng với sự phát triển của xã hội. Kinh doanh thuốc là một ngành kinh tế lành mạnh, mang lại lợi nhuận cao ngay cả khi nền kinh tế suy thoái.

Tuy vậy, cũng do là hàng hoá đặc biệt nên việc sản xuất và buôn bán dược phẩm chịu sự quản lý chặt chẽ về phía Nhà nước cũng như tổ chức y tế trong và ngoài nước. Mọi sản phẩm trước khi được ra thị trường đều được kiểm định và thử nghiệm kỹ càng và được sự cho phép lưu hành của Bộ y tế. Cùng với việc xoá bỏ chế độ bao cấp, thực hiện chính sách “đổi mới”, ngành Dược đã có những bước phát triển đáng kể. Ngoài các doanh nghiệp Nhà nước, loại hình kinh tế tư nhân hình thành và phát triển mạnh. Cả nước có 43000 nhà thuốc tư nhân trong đó 3100 nhà thuốc tập trung ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, các hãng dược phẩm nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam. Vì vậy thị trường Dược phẩm Việt Nam trở nên phong phú và đa dạng với sự có mặt của các mặt hàng nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước.

Hiện nay, ở Việt Nam có 140 Công ty sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, trong đó có khoảng 6 liên doanh va 4 dự án 100% vốn nước ngoài. Thị trường cạnh tranh phối hợp với sự ra mắt không rõ ràng của các hãng lớn, sự ganh đua thị phần quyết liệt giữa các hãng vừa và nhỏ. Nhìn chung ưu thế không thuộc hẳn về một doanh nghiệp nào và mỗi Công ty đều phải cố gắng phát huy tối đa mọi nguồn lực của mình.

4.2. Đặc điểm tình hình kinh doanh của Công ty Dược phẩm Trung ương I. ương I.

Xét về khía cạnh chung của sản phẩm, sản phẩm của Công ty là một loại hàng hoá đặc biệt, người tiêu dùng phải có một kiến thức nhất định hoặc phần lớn là cần có sự trợ giúp của các nhà chuyên môn (cụ thể là các Bác sĩ, Dược sĩ) khi dùng loại hàng này và sản phẩm củ Công ty có yêu cầu về chất lượng rất cao vì nó liên quan đến sức khoẻ con người. Mặt khác, một doanh nghiệp kinh doanh là chủ yếu với vai trò là trung gian thương mại trong việc phân phối Dược, nên sản phẩm của Công ty là sản phẩm để kinh doanh và là sản phẩm hỗn hợp. Hiện nay Công ty kinh doanh hơn 4000 loại mặt hàng dược phẩm theo danh mục thuốc thông thường, thuốc thiết yếu, và các thuốc chuyên khoa biệt dược. Thuốc nhiều chủng loại như thuốc độc A, B; thuốc kháng sinh; các loại Vitamin; nội tiết tố, tiêu hoá... được chia thành hai nhóm chính là: nguyên liệu (chủ yếu nhập ngoại) chiếm khoảng 40% doanh số bán, còn lại là thành phẩm với những xuất xứ đa dạng của các nhà sản xuất trong và ngoài nước.

Xét về góc độ cạnh tranh, sản phẩm của Công ty luôn có uy tín trên thị trường, nhờ phần cấu thành vô hình đó là chất lượng, việc đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ về nguồn hàng, nhập hàng, các sản phẩm của Công ty phải qua một hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và chính xác và được tàng trữ ở các điều kiện kho tàng đạt tiêu chuẩn cao. Chính vì vậy sản phẩm của Công ty hầu như không vi phạm vào các nguyên tắc chất lượng cũng như các quy chế dược chính cuả Bộ y tế,và được bạn hàng tín nhiệm.

b. Điều kiện khách hàng của Công ty

Phần lớn các khách hàng của Công ty đều là các nhà buôn và những người bán lẻ. Xét theo tính chất hoạt động của họ, có thể chia khách hàng của Công ty thành một số nhóm chính sau:

- Các doanh nghiệp Nhà nước, đó là 31 Công ty dược của 31 tỉnh thành (chủ yếu từ Bình Trị Thiên trở ra). Đây là các khách hàng truyền thống của Công ty, vốn là hệ thống phân phối cấp dưới của Công ty từ thời bao cấp. Do khách hàng của họ đều ở các tỉnh vùng xa nên nhu cầu về sản phẩm của họ thường là hàng nội trong danh mục thuốc thiết yếu truyền thống của Công ty. Nhìn chung, nhóm khách hàng này là những đơn vị kinh doanh có uy tín trên thị trường với các điểm tiêu thụ rải đều trên một địa bàn rộng, họ có thể mua khối lượng lớn nhưng đòi hỏi rất cao về giá cả và chất lượng.

- Các xí nghiệp Dược phẩm trung ương: chuyên mua nguyên liệu dược của Công ty để sản xuất thuốc nhiều năm. Đây là những khách hàng quan trọng vì họ tiêu thụ hơn 60% giá trị hàng bán của Công ty. Hiện nay, do các xí nghiệp này được phép kinh doanh, nên đây đồng thời cũng là những đối thủ cạnh tranh của Công ty trong thị trường hàng nội.

- Các bệnh viện trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh thành. Cùng với các Công ty nhiều năm, song hiện nay, do tính chất chữa bệnh và điều trị bệnh nhân theo các chuyên ngành sâu, nên yêu cầu về sự đa dạng

cũng như tính chữa trị đặc hiệu và tính chuyên môn cao hơn rất nhiều, sản phẩm cần đáp ứng đa số là hàng ngoại và các biệt dược mới. Vì vậy, thị trường này của Công ty hiện đang bị giành giật tương đối khốc liệt bởi các hãng dược nước ngoài, mặc dù giá cả hàng ngoại đắt hơn nhiều so với hàng nội.

- Các Công ty trách nhiệm hữu hạn, các nhà thuốc tư nhân, và các Công ty cổ phần: theo số liệu nghiên cứu năm 1997 thì ở Việt Nam có hai Công ty cổ phần tư nhân, ba Công ty cổ phần doanh nghiệp Nhà nước, 170 Công ty TNHH và 4231 nhà thuốc và 5524 đại lý thuốc. Có thể nói đây là mạng lưới bán lẻ rộng khắp nhưng tập trung cao ở các thành phố, tỉnh lỵ và thị trấn. Hiện nay một trong số các đơn vị kinh doanh ở khối này bắt đầu trở thành khách hàng của Công ty. Đây là những khách hàng mới và là những khách hàng mục tiêu, nhưng cũng là những đối thủ cạnh tranh tương đối linh hoạt của Công ty, nhất là trên địa bàn Hà Nội. Việc tiêu thụ thuốc của nhóm khách hàng này chính là đầu ra của các nhà phân phối dược phẩm nói chung cũng như Công ty nói riêng. Nhưng hiện nay Việt Nam chưa có quy định về giá thuốc cho khu vực tư nhân nên chênh lệch giữa giá bán lẻ và bán buốn là tương đối lớn, nhất là với hàng ngoại. Sự chênh lệch giữa giá bán buôn (giá cập cảng - CIF) và giá bán lẻ ở khu vực tư nhân là 35%. Vì vậy, nhiều khi nhu cầu thực tế của nhân dân các vùng sâu, vùng xa và các tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp chưa được đáp ứng tối đa.

4.3. Các yếu tố khác phụ thuộc vào tiềm lực của Công ty

Về nhân sự, Công ty tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động. Công ty có một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và có chuyên môn tinh thông nghề nghiệp.

Công ty có một hệ thống kho tàng tương đối hiện đại và có dụng lượng lớn đáp ứng được nhu cầu tàng trữ, một mạng lưới kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng thuốc có kinh nghiệm và các thiết bị kiểm nghiệm tiên tiến. Công ty cũng là một doanh nghiệp đứng đầu trong Tổng Công ty Dược Việt Nam về vốn. Ngoài ra Công ty có quan hệ tốt và luôn được hỗ trợ từ các cơ quan quản lý cấp trên như Tổng Công ty Dược Việt Nam, Bộ y tế và các cơ quan hữu quan.

Một phần của tài liệu Hoạt động bán hàng ở Công ty Dược phẩm Trung Ương I.DOC (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w