1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh an giang

97 200 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Du lịch cộng đồngmang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống của người dân bản địa.Người dân bản địa được tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu đượccác lợi ích kin

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Truờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ ChíMinh, tôi đã được Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minhgiảng dạy tận tình giúp tôi có được những kiến thức quý báu để ứng dụng vào trongcông việc chuyên môn của mình cũng như hoàn thành Luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô Trường Đại học Công nghệ Thànhphố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gianhọc tập tại Trường

Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Phan Đình Nguyên đã trực tiếp hướngdẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành Luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các chủ hộ gia đình tại tỉnh An Giang đã dành thời gian quýbáu để trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin hữu ích để tôi có thể thực hiện đượcnghiên cứu này

TP.HCM, ngày 24 tháng 9 năm 2017

Học viên thực hiện

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TP.HCM, ngày 24 tháng 9 năm 2017

Học viên thực hiện

Trang 3

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Xác địnhthực trạng du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang, và (2) Đưa ra những kiến nghị,giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang Nghiên cứu đượctiến hành qua nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách khảo sát 210 chủ hộ giađình tham gia tổ chức du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang Kết quả chỉ ra lý doquyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân tỉnh An Giang là phù hợpvới nghề truyền thống của gia đình, hoạt động của hộ gia đình trong tổ chức dulịch cộng đồng tỉnh An Giang là cung cấp dịch vụ ăn uống, chính sách hỗ trợ củachính quyền địa phương cho người dân tỉnh An Giang là quảng bá hình ảnh dulịch và cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực phát triển du lịch cộng đồng Nghiên cứuđịnh tính về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

và Việt Nam vào địa bàn tỉnh An Giang nhằm đánh giá tiềm năng phát triển dulịch cộng đồng, tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tỉnh An Giang, trên cơ sở

đó đề xuất các ý kiến kiến nghị cho việc phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh

Trang 4

ABSTRACT

This study was conducted with two main objectives: (1) to identify the currentstatus of community-based tourism in An Giang, and (2) to proposerecommendations for community tourism development An Giang province Thestudy was conducted through quantitative and qualitative research

Quantitative research was conducted by examining 210 household headsparticipating in community-based tourism in An Giang province The resultsshow that the reason for deciding to participate in community-based tourism of

An Giang people is in accordance with traditional family trades, the activities ofhouseholds in An Giang's community tourism are to provide food service, supportpolicy of local authorities for An Giang people is to promote tourism image andimprove infrastructure in the area of community tourism development Aqualitative study on the theoretical and practical implications of community-based tourism in the world and in Viet Nam in An Giang Province to assess thepotential for community tourism development, to explore the current status oftourism An Giang province, on the basis of which proposals for the development

of community tourism of the province

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .

i LỜI CAM ĐOAN

ii TÓM TẮT

iii ABSTRACT iv MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ix DANH MỤC HÌNH x LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 4

1.1 Cộng đồng

4 1.1.1 Khái niệm cộng đồng 4

1.1.2 Khái niệm cộng đồng địa phương

5 1.2 Du lịch cộng đồng

5 1.2.1 Khái niệm du lịch cộng đồng 5

1.2.2 Đặc trưng của du lịch cộng đồng 6

1.2.3 Mục tiêu và các nguyên tắc chủ yếu phát triển du lịch cộng đồng 7

1.2.4 Các điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển du lịch cộng đồng 8

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng 9 1.2.6 Các loại hình du lịch và dịch vụ có sự tham gia của cộng đồng địa phương 16

Trang 6

1.2.7 Những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến tài nguyên môitrường du lịch, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng 17

Trang 7

1.3 Một số bài học kinh nghiệm và mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu trên thế

giới và ở Việt Nam 20

1.3.1 Một số bài học từ phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam và thế giới 20 1.3.2 Một số mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI AN GIANG 31

2.1 Tổng quan về tỉnh An Giang 31

2.1.1 Điều kiện về địa lý và lịch sử 31

2.1.2 Đặc điểm dân cư và lao động địa phương 37

2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng xã hội 38

2.2 Tiềm năng du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang 44

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 44

2.2.2 Nếp sống và văn hóa của cộng đồng địa phương 44

2.2.3 Một số điểm tuyến du lịch chính 47

2.3 Thực trạng hoạt động phát triển du lịch và du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang 48

2.3.1 Thực trạng hoạt động du lịch tại tỉnh An Giang 48

2.3.2 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang 54

2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang 56

2.5 Đánh giá chung về hoạt động du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang 57

2.5.1 Về phía ngành du lịch 57

2.5.2 Về phía dân cư địa phương 58

2.5.3 Về cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng du lịch 59

2.5.4 Về chất lượng sản phẩm, và dịch vụ du lịch 61

Trang 8

2.6 Đánh giá cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh

An Giang 62

2.6.1 Cơ hội 62

2.6.2 Thách thức 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỔNG TẠI TỈNH AN GIANG

67 3.1 Định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang 67

3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh An Giang 69

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cộng đồng 69

3.2.2 Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng

71 3.2.3 Nâng cao năng lực cho cộng đồng 71

3.2.4 Phát triển nguồn nhân lực du lịch cộng đồng 72

3.2.5 Giải pháp giúp người dân hưởng lợi từ du lịch cộng đồng 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

DANH MỤC PHỤ LỤC 83

PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT 83

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 85

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND: Ủy Ban Nhân Dân

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

TĐHV: Trình độ học vấn

Trang 12

độ và mức độ khác nhau Trong số đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dulịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững như: Honey M (1999), Ecotourismand Sustainable Development Who Owns Paradise? Island Press, WashingtonD.C (Du lịch sinh thái và phát triển bền vững: Ai sở hữu thiên đường? ĐảoPress); Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), “Nghiên cứu các

mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, Trường Đại Học Hà Nội; đề tài “Nghiêncứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng,góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng” do PGS.TS.Phạm Trung Lương Cũng có một số công trình nghiên cứu về du lịch của AnGiang như: Mai Thị Ánh Tuyết (2007), “Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm2020”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH Kinh Tế TPHCM và một vài nghiêncứu của Tổng cục Du lịch hay Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch An Giang Tuynhiên, phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang nói chung chưa có nghiêncứu nào thực hiện, các nghiên cứu mới chỉ dùng ở mức độ đánh giá tài nguyên dulịch và đề xuất các tuyến, điểm du lịch, giải pháp phát triển du lịch Do vậy, việcnghiên cứu tìm hiểu và đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch cộng đồng ởtỉnh An Giang có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với ngành du lịchcủa tỉnh

Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

Vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồngtrên thế giới và Việt Nam vào địa bàn tỉnh An Giang nhằm đánh giá tiềm năng

Trang 13

phát triển du lịch cộng đồng, bước đầu tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch tỉnh

An Giang, trên cơ sở đó đề xuất các ý kiến kiến nghị cho việc phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng: Đề tài nghiên cứu hiện trạng và tiềm năng phát triển của ngành

du lịch tỉnh An Giang trên cơ sở xác định ngành du lịch là ngành kinh tế tổnghợp, liên ngành để đề xuất những giải pháp chiến lược nhằm phát triển du lịchtỉnh An Giang

Phạm vi không gian: Được giới hạn trên địa bàn tỉnh An Giang trong mốiquan hệ với các vùng lân cận

Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu sâu về hoạt động du lịch của tỉnh

An Giang giai đoạn 2011-2016 và đề xuất các giải pháp phát triển đến năm 2020

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích thống kê: sử dụng nguồn số liệu thứ cấp đáng tin cậy

được thu thập từ sở VHTTDL, sở NNPTNT, sở Kế hoạch và đầu tư, Cục thống kêcủa tỉnh An Giang Phân tích, đánh giá thực trạng về du lịch cộng đồng tỉnh AnGiang

Phương pháp suy diễn quy nạp: qua các tài liệu, các công trình khoa học đã được

công bố về phát triển du lịch cộng đồng, các mô hình phát triển du lịch cộng đồngthành công… Rút ra mô thức chung, phân tích, suy đoán, xây dựng các giải phápphát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh An Giang

Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu này sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương phápchọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên theo các tiêu chí phân loại như:Tham gia tổ chức du lịch, hình thức tham gia, đặc điểm hộ gia đình Cuộc khảosát được tiến hành trong khoảng thời gian từ 08/2017 đến 9/2017 với cỡ mẫuđược chọn là 210 chủ hộ gia đình tham gia tổ chức du lịch cộng đồng tại hai xã

Trang 14

Mỹ Hòa Hưng (huyện Chợ Mới) và xã Châu Phong (Thị xã Tân Châu), đây là haiđịa bàn nổi tiếng về phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh An Giang.

Mỗi câu hỏi được thiết kế sẽ thể hiện một tiêu chí và được xem là cơ sở đểđánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức lịch cộng đồngcủa người dân Đây là cách thiết kế giúp cho người đựợc khảo sát sẽ đưa ra nhữngnhận định khác nhau đối với những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổchức lịch cộng đồng của người dân Bảng câu hỏi được phát thảo gồm có các câuhỏi tương ứng với các nhân tố được cho là có ảnh hưởng quyết định tham gia tổchức lịch cộng đồng của người dân

Ý nghĩa của đề tài

Luận văn làm rõ nét những vấn đề lý luận và thực tiển về phát triển du lịchcộng đồng trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức như: những lý luận

cơ bản về du lịch cộng đồng, khái niệm, đặc tính của phát triển du lịch cộngđồng Từ đó, xác lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn phát triển du lịch cộng đồng phùhợp với bối cảnh phát triển du lịch tỉnh An Giang

Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng củangười dân, để đánh giá và sử dụng chúng như một công cụ trong xây dựng cácgiải pháp phát triển du lịch của tỉnh An Giang

Tổng hợp những kinh nghiệm một số nước trên thế giới thành công trong pháttriển du lịch cộng đồng, liên hệ hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam cụ thể tỉnh AnGiang để đề xuất những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng một các phù hợp

và hiệu quả nhất Đồng thời, đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịchtỉnh An Giang trong thời gian qua làm cơ sở đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằmthúc đẩy du lịch cộng đồng tỉnh An Giang

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG

ĐỒNG 1.1 Cộng đồng

1.1.1 Khái niệm cộng đồng

Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng mộtmôi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung Trong cộng đồng, kếhoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác cóthể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viêntrong cộng đồng Cộng đồng là một nhóm người hoặc một tập thể chung sống vớinhau trên một vùng địa lý nhất định và nhóm người đó có chung một đặc tính xãhội và sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau lợi ích vật chất và tinh thần nào

đó Cộng đồng có thể không hoàn toàn đồng nhất mà bị phân hóa bởi quyền lực,dòng họ, trình độ học vấn, giới tính và các nhân tố khác (Nguyễn Quốc Nghi vàcộng sự, 2012)

Theo Aung (2009) và Haruo và công sự (2013), cộng đồng bao gồm 4 yếu

tố sau: (1) tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chântình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; (2) có sự liên

hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các côngviệc hoặc nhiệm vụ cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thânthực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; (4) có ý thức đoàn kết tậpthể Tóm lại, cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân

và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu Cộng đồng có sự liên kết cố kết nộitại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, đượccoi như kà một hằng số văn hóa

Trang 16

1.1.2 Khái niệm cộng đồng địa phương

Theo Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), cộng đồngđịa phương là một nhóm cư dân cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, cócùng các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản Theo Kalsom (2009) và Tran và Walter(2014), cộng đồng được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệuchung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú Cũng

có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc.Cũng với cách hiểu như vậy, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) cho rằngcộng đồng địa phương trước hết là một nhóm người thường sinh sống trên cùngkhu vực địa lý, tự xác định mình về cùng một nhóm Những người trong cùngmột cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộccùng một tôn giáo, một tầng lớp chính trị Khái niệm này nhấn mạnh yếu tố địavực là yếu tố quan trọng tạo nên sự cố kết tập thể bên cạnh yếu tố huyết thống,tôn giáo, chính trị Cộng đồng địa phương liên quan đến không gian hay vùng,miền, khu vực, thay đổi tùy theo sự đáp ứng nhu cầu của người dân, sự tương tác

xã hội, và sự nhận diện về bản sắc của tập thể

1.2 Du lịch cộng đồng

1.2.1 Khái niệm du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là một xu hướng trải nghiệm du lịch mới mẻ đầy tráchnhiệm và mang lại lợi ích cho cả du khách lẫn dân bản địa Du lịch cộng đồngmang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống của người dân bản địa.Người dân bản địa được tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu đượccác lợi ích kinh tế – xã hội từ các hoạt động du lịch đồng thời chịu trách nhiệmbảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương (Bùi ThanhHương và Nguyễn Đức Hoa Cương, 2007) Các doanh nghiệp du lịch cộng đồngtạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương Du lịch Cộng đồng có thể giúp thay

Trang 17

đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện chất lượng lao động ở các địaphương, và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị (Liu, 2006).

Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồng địaphương, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn.Điều này cực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồnlực tự nhiên và cảnh quan địa phương Du lịch cộng đồng góp phần phục hồi vàphát triển các giá trị văn hóa và nghề truyền thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiênnhiên và môi trường, tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và phát triển các cơhội kinh tế ở các vùng nghèo Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trongphát triển du lịch với việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việccung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào

du lịch hay không Điều kiện giao thông, điện, nước, y tế, viễn thông được đápứng tốt hơn (Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2012)

1.2.2 Đặc trưng của du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên về văn hoá bảnđịa Các đơn vị liên quan tham gia vào du lịch cộng đồng có trách nhiệm tích cựcbảo vệ môi trường cộng đồng, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối vớimôi trường và văn hoá Các phương tiện phục vụ du lịch cộng đồng gồm: cáctrung tâm thông tin, đường mòn tự nhiên, cơ sở lưu trú, ăn uống cộng đồng, cáctài liệu in ấn khác Các hướng dẫn viên vừa thực hiện chức năng thuyết minh giớithiệu, vừa giám sát các hoạt động của du khách Thông qua hoạt động du lịchcộng đồng, du khách được giáo dục và nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng vềmôi trường thiên nhiên, nền văn hóa dân tộc Hoạt động du lịch cộng đồng phảiđem lại lợi ích về kinh tế -xã hội cho cộng đồng địa phương, thu hút người dânđịa phương tham gia bảo vệ môi trường Phát triển du lịch cộng đồng bền vữngcần bảo đảm kết hợp hài hoà lợi ích của 4 bộ phận quan trọng tham gia: Khách du

Trang 18

lịch cộng đồng; Các nhà tổ chức điều hành du lịch cộng đồng; Các nhà quản lýkhu bảo tồn; và Dân cư địa phương (Santran, 2008).

Theo Đỗ Thị Thanh Vinh và cộng sự (2013), các đặc trưng của du lịchcộng đồng bao gồm:

- Các đối tác tham gia (Chính quyền địa phương; Cơ quan quản lý du lịchđịa phương; Các cơ quan bảo tồn; Các công ty du lịch, các hãng lữ hành; Các tổchức phi chính phủ; Cộng đồng địa phương; và Khách du lịch)

- Cộng đồng địa phương tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định,thực thi và điều hành các dự án

- Cộng đồng dân cư có đối tác liên quan du khách, có trách nhiệm bảo vệtài nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương

- Các thành viên của cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch

- Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về sốlượng Các sản phẩm mang bản sắc địa phương

- Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tựnhiên, văn hoá địa phương, giảm thiểu các tác hại

1.2.3 Mục tiêu và các nguyên tắc chủ yếu phát triển du lịch cộng đồng

Theo Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), mục tiêu chủ yếu của pháttriển du lịch cộng đồng: Tăng năng lực cho cộng đồng dân cư trong việc đưa racác quyết định và quản lý tổ chức điều hành kinh doanh du lịch để nâng cao thunhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư; đóng góp tích cựcvào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương bằng cách tăng thunhập; phát triển hạ tầng; nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn; thay

Trang 19

đổi cách thức sản xuất, kinh doanh lạc hậu, phát triển kinh tế hàng hoá, tăng tráchnhiệm bảo tồn thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch có trách nhiệm và

có hoạt động đóng góp vào bảo tồn bảo vệ môi trường

Nguyên tắc chủ yếu của phát triển du lịch cộng đồng: Tosun (2006) vàLemeli (2012) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộng đồngbao gồm: Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch,thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng Phùhợp với khả năng của cộng đồng Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng Xáclập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá

Theo Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), các nguyên tắc để phát triển

du lịch cộng đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững: Sửdụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu và giúpbảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng Khía cạnh xác thực nềnvăn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa vănhoá và giá trí truyền thống, đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thông cảm đốivới các nền văn hoá khác nhau Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định,cung cấp các lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằmphân bổ công bằng

1.2.4 Các điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển du lịch cộng đồng

Theo Trần Thị Mai (2005), có 6 điều kiện cơ bản để hình thành và pháttriển du lịch cộng đồng:

- Điều kiện yếu tố cộng đồng địa phương: Đánh giá tiềm năng để ra các quyết định về đầu tư, phát triển du lịch; đầu tư phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch; tiến hành các hoạt động bảo tồn ;chủ động liên kết với cácđối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác bảo tồn, xây dựng các qui chế quản lý, tự quản, phân chia lợi ích…

Trang 20

- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế: Hiểu và tôn trọng môi trường tự nhiên, đặc trưng văn hóa của địa phương;tuân thủ các quy định và quy tắc ứng xử ở địa phương;có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch; hỗ trợ cho cộng đồng địa phương về tài chính, kinh nghiệm…điều kiện về

cơ chế chính sách hợp lý: Chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan

quản lý du lịch cần:hình thành khung pháp lý về phát triển du lịch, bảo tồn, quản

môi trường, sử dụng lao động;lập qui hoạch;ban hành chính sách khuyến khích phát triển;trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, hộ kinh doanh…;cung cấpdịch vụ tư vấn, tiếp thị, đào tạo

- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước:Hỗ trợ

về tài chính; hỗ trợ xây dưng qui hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển du lịch; hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án du lịch cộng đồng; nâng cao năng lực cho cộng đồng, chính quyền địa phương;

- Sử hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức du lịch, lữ hành: sử dụng người dân địa phương vào các hoạt động du lịch; tham gia vào quá trình nghiên cứu tiềm năng Du lịch; thiết kế tour tuyến, sản phẩm Du lịch; nghiên cứu thị trường; tuyêntruyền quảng bá; tổ chức nguồn khách; liên kết khai thác tài nguyên du lịch; đóng góp cho hoạt động bảo tồn, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, giáo dục du khách…hỗ trợ tài chính, đào tạo…cho cộng đồng

- Sự hỗ trợ của các cơ quan bảo tồn: cung cấp các thông tin tư liệu; xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng các tua tuyến, sản phẩm du lịch; thu hút người dân địa phương vào hoạt động bảo tồn; phối hợp với cộng đồng địa phương cung cấp các dịch vụ;

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng

Theo Quỹ Châu Á (2012), có 7 nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển dulịch cộng đồng:

Trang 21

- Sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và quản lý du lịch cộng đồng là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công du lịch cộng đồng tại địa phương

Sẽ là lý tưởng khi toàn bộ cộng đồng dân cư có quyết tâm cao để làm dulịch cộng đồng, tuy nhiên trong thực tế thường khó có được sự tham dự đầy đủcủa toàn bộ cộng đồng dân cư nơi làm du lịch cộng đồng (thường là 1 hoặc 1 sốthôn của một xã, cũng có thể là một xã) trong việc lập kế hoạch và quản lý nhưngthông tin về mục tiêu, ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi của du lịch cộng đồngcần phải được chuyển tải đến mọi thành viên của cộng đồng bằng nhiều hình thứckhác nhau Việc duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyêngiúp cho tất cả các thành viên cộng đồng và các bên liên quan cảm thấy chính họ

là một phần của một tổ chức, được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định chođến quá trình thực hiện dự án Quá trình duy trì các kênh giao tiếp và trao đổithông tin thường xuyên này có thể tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, nhất

là thời điểm bắt đầu xây dựng du lịch cộng đồng nhưng về lâu dài sẽ giúp chocộng đồng địa phương có thể hoạt động một cách hiệu quả và tự tin dựa trên nềntảng cơ cấu đội ngũ và quy chế sẵn có Việc lựa chọn các thành viên trong Banquản lý và các nhóm chức năng đại diện cho cộng đồng đóng vai trò rất quantrọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển du lịch cộng đồng của địaphương sau này Đây phải là những người tâm huyết với phát triển du lịch cộngđồng, có uy tín với cộng đồng và có thời gian để triển khai các hoạt động của địaphương Cần xây dựng bảng mô tả công việc cụ thể cho mỗi thành viên để từ

đó thống nhất trong việc phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên,thời gian của các thành viên dành cho du lịch cộng đồng đóng vai trò rất quantrọng Đã có trường hợp, trưởng ban du lịch cộng đồng là người nhiệt tình và tâmhuyết nhưng do có nhiều công việc khác ở địa phương chi phối nên đã không thểđảm trách được các công việc của du lịch cộng đồng dẫn tới tình trạng hoặc làtriển khai chậm các hoạt động, hoặc triển khai nhưng thiếu sự tham vấn đầy

đủ với các

Trang 22

thành viên và với cộng đồng địa phương dẫn đến những quyết định mang tính cánhân nhiều hơn ý kiến chung của tập thể Việc lập kế hoạch và quản lý việc thựchiện du lịch cộng đồng cần tránh sự áp đặt, nhất là sự áp đặt thường là “tự nhiênđược công nhận” của các thành viên có vị trí cao hơn trong cộng đồng Các thànhviên cần phải có tiếng nói của mình trong việc đóng góp ý kiến xây dựng kếhoạch và quả lý việc thực hiện du lịch cộng đồng Một cộng đồng mạnh mẽ vàgắn kết có cơ hội lớn hơn để thành công Mô hình du lịch cộng đồng sẽ khó thànhcông khi có sự chia rẽ trong nội bộ của địa phương hoặc có sự khác biệt về quanđiểm, cách điều hành của đội ngũ cán bộ hoặc của các cấp thừa hành Trong một

số trường hợp, có sự thiên vị trong việc giao việc của cán bộ quản lý du lịch cộngđồng cho các tổ chức năng có thể do vô ý hoặc chủ ý, cũng có thể do quan hệ họhàng…dẫn đến sự thiếu thiện chí trong hợp tác xây dựng tua du lịch cộng đồngchung của địa phương từ phía các cá nhân khác

- Việc đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến du lịch cộng đồng địa phương là không thể thiếu được

Nâng cao năng lực cho Ban quản lý du lịch cộng đồng, các nhóm chứcnăng; các doanh nghiệp du lịch/hộ làm du lịch tại địa phương là rất cần thiết bởi

vì du lịch cộng đồng hoàn toàn phụ thuộc vào người dân và những trải nghiệmcủa khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp – đây

là những người cần được được đào tạo các kỹ năng và năng lực cần thiết để cungcấp các sản phẩm du lịch cộng đồng Đánh giá và thấu hiểu tầm quan trọng vềnguồn nhân lực chính là chìa khóa xác định xem liệu cộng đồng đó có khả năngduy trì và phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững hay không Cần tiếnhành phân tích các kỹ năng hiện có và khoảng thiếu hụt cần cải thiện cho mỗithành viên liên quan đến du lịch cộng đồng để xác định rõ những mảng nào cầnxây dựng năng lực Xây dựng năng lực địa phương không chỉ dừng ở mức độnâng cao kỹ năng và kiến thức mà còn nâng cao sự tự tin và động lực tham giavào du lịch cộng đồng Đây là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng niềm đam mê,

Trang 23

niềm tin rằng bản thân họ có thể triển khai kinh doanh du lịch cộng đồng Việctriển khai đào tạo nên hết sức thực tiễn và nội dung đào tạo cần gắn ngay vàonhững việc sẽ phải làm trong du lịch cộng đồng tại địa phương Phương pháp đàotạo nên sử dụng phương pháp có sự tham gia và lấy người học làm trung tâm,tăng cường các bài tập tình huống và xây dựng các nhóm thảo luận chuyên sâu.Giáo viên đào tạo cần là những người đã có kinh nghiệm thực tế và nên mời cáccông ty du lịch tham gia vào một số hợp phần đào tạo để cung cấp thêm các kinhnghiệm điều hành du lịch Đào tạo ngoại ngữ cho hướng dẫn viên địa phương cầnyêu cầu có thời gian, nên cần được tiến hành càng sớm càng tốt Giáo trình đàotạo ngoại ngữ chuyên ngành nên được áp dụng ngay với các chủ đề gắn với thực

tế địa phương để hướng dẫn viên có dược cơ hội thực hành ngay trong những lầnhướng dẫn khách Trong bối cảnh cộng đồng, nhân viên thường di chuyển khi có

cơ hội hoăc nguy cơ nảy sinh (ví dụ như những người có tay nghề cao có thể tìmkiếm các cơ hội khác trong ngành du lịch có mức độ lợi nhuận cao hơn lợi nhuận

từ du lịch cộng đồng) Vì vậy, cần xây dựng môi trường làm việc hấp dẫn và điềukiện làm việc tốt để có thể giữ chân những nhân viên hiệu quả và trung thành.Các thành viên nên được định kỳ luân chuyển các vị trí công tác nhằm tăngcường sự đa dạng kỹ năng của họ cũng như duy trì sự tham gia của họ vào du lịchcộng đồng một cách thú vị Chiến lược này cũng đảm bảo rằng không có mộtnhân viên nào là “không thể thay thế” nếu như họ đột ngột rời khỏi vị trí đượcgiao

- Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương

Ban Quản lý du lịch cộng đồng cần xây dựng mối quan hệ đối tác chiếnlược với một số công ty du lịch, ưu tiên các công ty chuyên khai thác các tuyếntrên địa bàn hoặc đi qua địa bàn mình Thường không có công ty du lịch nào chỉtập trung vào du lịch cộng đồng nên việc tìm đối tác như vậy sẽ không khả thi.Mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch có thể là sự “bao thầu”

Trang 24

toàn bộ điểm du lịch cộng đồng trên cơ sở cùng phối hợp đầu tư hoặc cũng có thể

là các thỏa thuận khác như cung cấp vốn, kỹ năng kinh doanh và tiếp thị, hoặchưởng tỷ lệ hoa hồng khi đưa khách đến địa phương…để đảm bảo số lượng kháchđến được với địa phương là nhiều nhất Có thể nói sự tham gia của các công ty dulịch là đặc biệt hữu ích trong giai đoạn đầu của mọi dự án du lịch cộng đồng, tuynhiên cũng cần phải làm rõ mối quan hệ hợp tác giữa cộng đồng và các doanhnghiệp tư nhân để đảm bảo cả hai bên đều thống nhất về các cơ chế giá cả, cáchthức hoạt động, phân chia lợi nhuận Công ty du lịch cũng có thể được hình thànhngay tại địa phương do một cá nhân hoặc một nhóm người thành lập Không nêncoi đây là một “đối thủ cạnh tranh” với Ban quản lý du lịch cộng đồng mà nênnhìn nhận đây là một đối tác “thân cận” để hỗ trợ Ban quản lý du lịch cộng đồng

để phát triển du lịch cộng đồng Các nguyên tắc phối hợp với doanh nghiệp trênđịa bàn địa phương này cần được xác lập để đem lại lợi ích lâu dài cho cả đôibên

- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địa phương nhưng thích ứng với điều kiện của khách du lịch

Cần đề cao triết lý của mô hình sản xuất “mỗi làng một sản phẩm – OneVillage One Product” trong đó đề cao sự khác biệt và chất lượng cho các nhómsản phẩm và dịch vụ Triết lý của mỗi làng một sản phẩm ở đây chính là “hànhđộng địa phương, suy nghĩ toàn cầu – Act locally, Think Globally” thông qua sựtận dụng tối đa các nguồn lực (kiến thức, kỹ năng, truyền thống, nguyên vậtliệu…) của địa phương để tạo nên các sản phẩm độc đáo, các sản phẩm có sựkhác biệt được khách hàng đại chúng chấp nhận - Ví dụ, các sản phẩm được thiết

kế lại nhỏ gọn hơn phù hợp cho sự vận chuyển của khách du lịch song vẫn giữnguyên được giá trị truyền thống, giữ được chất lượng của sản phẩm Sản phẩmđược kiểm tra chất lượng một cách khoa học và đi đến một sản phẩm không chỉngon trong “lời nói” mà còn an toàn tuyệt đối về mặt chất lượng và cũng đã đượcđăng ký chất lượng và bảo hộ thương hiệu trong du lịch cộng đồng… Dịch vụ

Trang 25

trình diễn cũng cần điều chỉnh để có chương trình phù hợp nhất với các đối tượng

du khách cụ thể Bên cạnh đó triết lý của mỗi làng một sản phẩm còn được thểhiện trong việc đầu tư vào cải thiện hệ thống các bao bì đóng gói cho sản phẩm,đầu tư vào không gian sắp đặt để tôn lên giá trị của sản phẩm… Triết lý phát triểncác sản phẩm và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyền thống của địaphương còn được thể hiện ở việc đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực (humanresource management),phát triển đội ngũ những người sản xuất sáng tạo trongviệc phát triển các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho du lịch một cách chủ động(Self-reliance)

- Đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên cộng đồng

Có 3 mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại một địa phương, mô hìnhthứ nhất là cả cộng đồng cùng tham gia vào du lịch cộng đồng; mô hình thứ haichỉ gồm một bộ phận cộng đồng hoặc hộ gia đình tham gia và mô hình thứ ba là

mô hình liên doanh giữa cộng đồng hoặc một số thành viên cộng đồng và đối táckinh doanh Có thể thấy, khi người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh dulịch như trên, việc nảy sinh mẫu thuẫn trong quá trình phân chia lợi nhuận là khótránh khỏi, ví dụ như một hộ gia đình được lựa chọn là điểm bán hàng gốm hoặcđiểm bán hàng tương cho các hộ sản xuất của địa phương do có điều kiện cơ sở

hạ tầng tốt hơn, có vị trí thuận tiện hơn các hộ khác Các hộ sản xuất đều đưa sảnphẩm của mình tập trung tại đây để người chủ hộ này bán cho khách Tuy nhiên,nếu người bán hàng này chỉ ưu tiên bán những mặt hàng do bản thân mình sảnxuất ra để thu về lợi nhuận cá nhân, nếu không có các quy định rõ rang về tráchnhiệm bán hàng cho cộng đồng thì rất dễ xảy ra các mâu thuẫn dẫn đến sự bất hòatrong cộng đồng làm ảnh hưởng đến chất lượng của tua du lịch Các phương phápphân chia lợi nhuận cho các thành viên cá nhân trong cộng đồng cần chú ý cẩnthận Để đạt được điều này, cần thành lập một ban quản lý du lịch cộng đồng nhưmột cơ quan đại diện Lãnh đạo, chính quyền địa phương, cũng như các tổ chức

Trang 26

cộng đồng (ví dụ như hội phụ nữ và hội thanh niên, nhóm thủ công mỹ nghệ) phải

có đại diện trong ban quản lý này Ban quản lý phải quản lý tài chính thu nhập từ

du lịch cộng đồng và các vấn đề quản lý khác như đại diện cho cộng đồng trongcác cuộc họp và thảo luận với các bên liên quan, giám sát phát triển du lịch đểđảm bảo rằng nó đáp ứng các mục tiêu chính sách trong chương trình hoạtđộng… Một hệ thống lưu giữ hồ sơ tài chính tốt sẽ cung cấp thông tin quan trọng

để quản lý tài chính hiệu quả Đồng thời cũng giúp đỡ để tạo ra sự minh bạchgiữa các thành viên cộng đồng và, do đó, tránh được sự mất lòng tin khi xảy ranhững vấn đề liên quan đến doanh thu du lịch cộng đồng Một trong những mụctiêu chính của du lịch cộng đồng là cùng nhau tạo thu nhập và phân chia côngbằng Thu nhập chung có thể được sử dụng cho đầu tư sản xuất trong cộng đồng(ví dụ như giếng nước, năng lượng mặt trời, cung cấp nước, y tế hoặc các chươngtrình giáo dục) hoặc cho các hộ gia đình nghèo nhất của làng

- Không ngừng tăng cường công tác xúc tiến thương mại

Bên cạnh việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty dulịch và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tại địa phương phát triển du lịch,ban quản lý du lịch cộng đồng xã cần chủ động và không ngừng tăng cường côngtác quảng bá và xúc tiến thương mại cho tua du lịch làng nghề tại địa phươngmình đối với các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau, ví dụ như các trườnghọc, các tổ chức đoàn thể xã hội như thanh niên, phụ nữ… ở các địa phương khác

- Gắn kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương vào chính sách phát triển du lịch chung của tỉnh

Kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương cần được rà soáthàng năm căn cứ vào chính sách phát triển du lịch chung của tỉnh nhằm tận dụngtối đa các cơ hội phát triển du lịch địa phương do các chính sách hỗ trợ này đemlại Nhiều lĩnh vực đầu tư cho du lịch cộng đồng có thể vượt quá khả năng của

Trang 27

cộng đồng, ví dụ đầu tư phát triển hạ tầng để tạo thêm những tua du lịch mớitrong cộng đồng dân cư như trường hợp đầu tư vào xây dựng bến đỗ tàu để tạotuyến du lịch đường sông… Ban quản lý du lịch cộng đỗng xã cũng cần chủ động

đề xuất các kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương này đến các cơ quan chứcnăng để tìm kiếm sự hỗ trợ đầu tư, tuy nhiên cần hết sức lưu ý trong việc giữ gìncác giá trị truyền thống, các giá trị cốt lõi để phân biệt tua du lịch cộng đồng ở đạiphương mình so với các địa phương khác

1.2.6 Các loại hình du lịch và dịch vụ có sự tham gia của cộng đồng địa phương

Các loại hình du lịch và dịch vụ có sự tham gia của cộng đồng địa phươngbao gồm dịch vụ ở nhà người dân trong cộng đồng địa phương, thưởng thức cácmón ăn của người dân trong cộng đồng địa phương, dạy tiếng của người dân chokhách du lịch, trao đổi văn hóa giữa người du lịch và người dân trong cộng đồngđịa phương và giới thiệu các sản phẩm (đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, …)của người dân trong cộng đồng địa phương đến khách du lịch Các loại hình dịch

vụ này giúp cho người du lịch có thể hiểu được những điểm nổi bật của cộngđồng địa phương và cảm thấy thích thú khi tham gia vào du lịch cộng đồng này(Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2012) Các loại hình dịch vụ phổ biến trong dulịch cộng đồng là trao đổi văn hóa giữa người du lịch và người dân trong cộngđồng địa phương và giới thiệu các sản phẩm (đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm,

…) của người dân trong cộng đồng địa phương đến khách du lịch bởi vì hầu hếtkhách du lịch muốn học hỏi văn hóa bản địa và mua các sản phẩm truyền thốngtại các cộng đồng địa phương (Lemeli, 2012)

Trang 28

1.2.7 Những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến tài nguyên môi trường du lịch, phát triển du lịch và phát triển cộng đồng

- Những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến tài nguyên môitrường du lịch: Từ số lượng lớn du khách có thể phá võ môi trường tự nhiên, sựđông đúc của vùng đô thị, bãi biển… có thể phá vỡ sự yên bình của môi trường tựnhiên và các vùng xung quan Điều này tác động tiêu cực đến cư dân địa phương

và cả du khách (Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2012)

- Những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến phát triển dulịch: Các dịch vụ du lịch địa phương được cải thiên nhờ vào phát triển du lịchcộng đồng Các khách du lịch sẽ tham quan các danh lam thắng cảnh trong địaphương và giới thiệu các danh lam thắng cảnh này cho các khách du lịch khác(Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2012)

- Những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến cộng đồng:Theo Lemeli (2012) và Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), có cả mặt tích cực

và tiêu cực của những tác động từ việc phát triển du lịch cộng đồng đến cộngđồng:

+ Về mặt tích cực:

✓ Thu nhập bền vững: Du lịch cộng đồng có thể cung cấp công việc trựctiếp đến các cư dân địa phương Tuy nhiên, điều quan trọng là cộngđồng không nên quá phụ thuộc vào du lịch Sự phụ thuộc quá lớn cóthể làm xói mòn đi các giá trị văn hóa và sẽ làm cho cộng đồng bị rủi

ro theo sự dao động về nhu cầu của du lịch Thêm vào đó, cư dân địaphương không nên mong đợi các mức tuyển dụng không thực tế.Thông thường, du lịch cộng đồng không phải là vận may cho cả cộngđộng nhưng sẽ tạo ra một số công việc cho một phần của cộng đồng.Nhiều công việc có thể là bán thời gian hoặc theo mùa vụ

Trang 29

✓ Các dịch vụ địa phương được cải thiên: Thu nhập mới từ du lịch cộngđồng có thể cải thiện các dịch vụ về sức khỏe và giáo dục Bên cạnhviệc nâng lên các nguồn tài trợ cho cả cộng đồng, các hoạt động du lịchcộng đồng cũng có thể được lập khế hoạch để tài trợ một số dự án nhấtđịnh như xây dựng một trạm xá mới hoặc tài trợ các chương trìnhtrường học đang thực hiện.

✓ Trao quyền văn hóa và trao đổi văn hóa: Du khách thích gặp gỡ vớingười dân địa phương và tìm hiểu văn hóa truyền thống Sự tham giacủa cộng đồng bổ sung thêm các giá trị cho các chương trình du lịchcộng đồng, và trong lúc đó, các cộng đồng truyền thống thường cảmthấy tự hào hơn nhờ vào những mối quan tâm tôn trọng của nhữngngười đến từ bên ngoài Tuy nhiên, sự thành công của phần lớn cácchuyến tham quan này phụ thuộc vào các cư dân địa phương điềukhiển, các quá trình và hoàn cảnh Kỹ năng ngôn ngữ cũng là cần thiếtđối với những nỗ lực này

✓ Nhận thức về bảo tồn của cộng đồng địa phương: Điều phổ biến chonhiều người là không đánh giá đầy đủ những gì có xung quan họ và lấynhững gì được cho phép Thông thường, những người bên ngoài thì cócái nhìn mới hơn và đánh giá cao về nguồn lợi của chúng ta Mặc dùcác cư dân vùng sau vùng xa được lớn lên ở những vùng ven biển đẹpthường hiểu được sự phức tạp và đánh giá được vai trò của những vùngnày đối với cuộc sống của họ, nhưng nhiều người có rất ít suy nghĩ vềtầm quan trọng toàn cầu của những nguồn lợi tự nhiên và văn hóa chođến khi có sự xuất hiện của các du khách quốc tế, những người quantân lớn về các vùng cộng đồng địa phương Và kết quả là các cộngđồng địa phương có thể cảm nhận sự tăng lên về ý thức và cảm giác tựhào, từ đó tăng lên những nỗ lực về bảo tồn Nhiều cư dân nên quantâm để bảo vệ những vùng của họ và có thể thay đổi những cách sử

Trang 30

dụng nguồn lợi Ví dụ: rác thải trên các bãi biển có thể được dọn sạch

và chất lượng nước được bảo vệ tốt hơn

+ Về mặt tiêu cực:

✓ Tính không bền vững về kinh tế: Nó có thể làm cho cộng đồng rủi rotheo sự dao động về nhu cầu du lịch Ngoài ra, sự gia tăng gái có thểxảy ra khi du khách và cư dân địa pương mong muốn những dịch vụ

và sản phẩm bao gồm: xăng dầu, nhà hàng, hàng tạp hóa và bất độngsản

✓ Sự phát triển quá mức: Nó có thể phá vỡ các cộng đồng địa phương Sựphát triển xảy ra ở hai lĩnh vực (sự phát triển liên quan đến du lịch đãđược lập kế hoạch – nhà nghỉ, cầu cảng, khách san,… và sự phát triểnkhông được quy hoạch bởi cư dân của các vùng nghèo do sự tăng lee6ncủa dòng người có nhu cầu tìm việc làm trong ngành du lịch Vie6tc5phát triển địa phương không được lập kế hoặc thường được quyết địnhmột cách ngẫu nhiên và có thể gây ra các vấn đề quá tải về nước, chấtthải, và các cơ sở hạ tầng giao thông cộng đồng Những vùng có mật đọcác khu nghỉ mát cao có thể bị bao quanh bởi các khu nhà ổ chuột, nơi

có chất lượng sông thấp cho người cư trú và cũng gây ra các áp lực lớncho môi trường địa phương

✓ Điều khiển bên ngoài: Người bên ngoài có thể “điều khiển quá mức”các vùng du khách Đây chính là nhận xét chủ quan nhưng là vấn đềquan tâm thực tế Các nhà phát triển từ bên ngoài có nguồn lợi về tàichính và kinh nghiêm có thể dồn nén cư dân địa phương ra khỏi thịtrường du khách và biến họ đống vai trò hỗ trợ Các cộng đồng có thểthan phiền với du khách nếu họ cảm thấy hộ điều khiển rất ít trong lĩnhvực này

✓ Rò rỉ kinh tế: Lợi tức du lịch cộng đồng có thể bị rò rỉ ra bên ngoàivùng nếu du khách mua sắm những sản phẩm quốc tế và đỡ đầu chocác doanh nghiệp quốc tế thay vì các sản phẩm và dịch vụ địa phương

Trang 31

Một số rò rỉ kinh tế là bình thường nhưng nó cần được giới hạn Điềumay mắn, du khách thường mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp địaphương nếu họ có cơ hội và nếu chất lượng của các sản phẩm và dịch

vụ này là tốt

✓ Thay đổi văn hóa: Nhưng thay đổi văn hóa do du khách gây ra có thể làtiêu cực, nhưng bằng cách nào đi nữa, nó cũng xảy ra mà cộng đồngkhông có cơ hội để quyết định theo cách họ muốn thay đổi trong thưc

tế Một số người bên ngoài có thể không muốn dân số bản xử bị thayđổi; số khác có thể nhìn thấy họ như một thị trường mới để gây ảnhhưởng Bản thân người bản xứ có thể bị giao thao những ý thích nhưmuốn hiện đại hóa văn hóa của họ, muốn giữ lại cách sống truyềnthống hoặc đơn giản là muốn có một cuộc sống tử tế cho dù có đòi hỏiphải thay đổi cái gì đi nữa

1.3 Một số bài học kinh nghiệm và mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Một số bài học từ phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam và thế giới

Theo Báo Mới (2014), một số bài học tự phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam như sau:

+ Lào Cai:

Du lịch cộng đồng phát triển đã mang lại nhiều cơ hội cải thiện đời sốngcho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, nhất là các cộng đồng dân tộc thiểu số.Tuy nhiên, du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm phải khắc phục nếumuốn hướng tới sự phát triển chuyên nghiệp và bền vững Việt Nam là đất nước

có nền văn hóa phong phú, được tạo dựng bởi 54 dân tộc khác nhau Với nguồntài nguyên này, Việt Nam có thể trở thành một nước hàng đầu thế giới về du lịchcộng đồng nếu quản lý tốt và có chiến lược phát triển một cách bền vững Mô

Trang 32

hình du lịch cộng đồng ở Lào Cai đạt được những hiệu quả nhất định Hình thành

và phát triển từ gần 10 năm trở lại đây, du lịch cộng đồng hiện có mặt ở hầu hếttỉnh miền núi phía Bắc và khu vực miền Trung, Tây Nguyên Du lịch cộng đồngcủa Việt Nam mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản và chưa đi vào thựcchất Đa phần mô hình do người dân tự đứng ra tổ chức nên hiệu quả chưa cao,dịch vụ đơn điệu, không thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp lữ hành,nhiều nơi còn phá vỡ cảnh quan thiên nhiên

Hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa thamquan, hưởng thụ môi trường là chính, còn việc tìm hiểu đời sống, văn hóa củangười dân bản địa để cảm nhận cái hay, cái đẹp thì vẫn chưa đạt được Du lịchcộng đồng đang nở rộ ở nhiều nơi nhưng loại hình du lịch này chưa được quyhoạch Người dân và chính quyền địa phương cũng chưa biết cách làm du lịchcộng đồng đúng nghĩa Vấn đề truyền thông cho du lịch cộng đồng hiện nay gầnnhư không có và chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của các tổ chức không chuyên Thếnên, không ít điểm lâm vào tình trạng ế ẩm Điển hình là mô hình du lịch cộngđồng tại Đắc Lua (Tân Phú, Đồng Nai) Một số gia đình tại đây tham gia đónkhách tìm hiểu cách làm vườn, trồng dâu, nuôi tằm từ năm 2011, nhưng naylâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan vì hoạt động không hiệu quả

Du lịch cộng đồng ở Lào Cai là mô hình cần nhân rộng Du lịch cộng đồng

đã phổ biến ở Lào Cai từ lâu, song trước đây do chưa có chính sách hỗ trợ ngườidân được vay vốn ưu đãi hoặc khuyến khích người dân làm du lịch cộng đồng nênnhiều điểm khi không còn dự án thì mô hình cũng "tan" Trước thực trạng này,năm 2010, lãnh đạo Sở đã phối hợp cùng với một số trường đại học, cao đẳng đàotạo về du lịch, tổ chức phi chính phủ để nghiên cứu về du lịch cộng đồng, soạnthảo ra bộ giáo trình dạy nông dân làm du lịch cộng đồng Qua nhiều lần thí điểm

và sửa chữa, bộ giáo trình đã được hoàn thành và đưa vào giảng dạy từ tháng

11-2013 Khóa đào tạo hướng tới đối tượng là người dân tộc thiểu số nên việc giảngdạy chủ yếu được thực hiện trên cơ sở "cầm tay chỉ việc" Kéo dài 12 ngày, trong

Trang 33

mỗi khóa học, các giảng viên sẽ dạy chi tiết từ cách vệ sinh, trang trí nhà cửa, đónkhách, giao tiếp với khách và cả cách chế biến một số món ăn đơn giản du kháchthường yêu cầu Ngoài ra, chương trình còn hướng dẫn người dân cách quản lýtiền thu được từ kinh doanh du lịch để có thể tái đầu tư Trước đây, bà con cứ cótiền là cất đi hoặc chi tiêu mà không biết cuối tháng hạch toán thế nào và kinhdoanh có lãi hay không? Khóa học này sẽ giúp người dân biết làm kinh tế mộtcách bền vững, lâu dài Hiện có khoảng 300 người dân tham gia khóa học này vàhiệu quả mang lại đã thấy rõ Từ những mô hình du lịch cộng đồng thí điểm banđầu với vài hộ dân, đến nay, Lào Cai có tới 12 điểm du lịch cộng đồng phát triểnmạnh, đời sống người dân khá lên, doanh thu của nhiều hộ đạt 40 - 50 triệu đồng/năm Lào Cai đã chia sẻ bộ giáo trình với các tỉnh bạn như Bắc Kạn, Hà Giang vàtiến tới phổ cập tại 8 tỉnh Tây Bắc nhằm hợp tác cùng phát triển du lịch cộngđồng cho cả vùng Năm 2013, khách tham quan theo hình thức du lịch cộng đồngtại Lào Cai đạt 145.752 lượt, tổng doanh thu du lịch đạt 29 tỷ đồng Điều này chothấy du lịch Lào Cai đang đi đúng hướng.

+ Sapa

Theo Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), du lịch cộngđồng là đến ở nhà của người bản xứ trong một mối quan hệ thân thiết giống nhưgia đình Ở Sapa mô hình du lịch cộng đồng còn hấp dẫn khách du lịch hơn bởinhững ngôi nhà làm bằng gỗ pơ mu quý hiếm mọc lên giữa núi rừng hay khungcảnh bình yên của thung lũng Mường Hoa thơ mộng và đại ngàn Hoàng Liênxanh thẳm Tại thôn nhỏ Tả Van Giáy nằm lưng chừng thung lũng Mường Hoa ,với 40 hộ dân thì tất cả đều lấy nhà mình "làm du lịch ", theo mô hình "du lịchcộng đồng" (khách nghỉ lại qua đêm, ăn uống, thưởng thức các đăc̣ sản văn hoáđiạ phương ) Những ngôi nhà ở đây là kiểu nhà truyền thống của dân tôc̣ Giáy ,trước đây gia đình sinh sống nhưng khi khách có nhu cầu thìgia đình đón ho vào

ăn ở c ùng Đặc biệt, đươc̣ làm nên từ loại gỗ pơ mu, nên giá trị của mỗi ngôi nhàlên đến hàng chục tỉ đồng Đa phần khách du lic̣h đều thông qua các công ty tour ,

Trang 34

hoăc̣ khách saṇ để đươc̣ sống kiểu "du lịch cộng đồng" ngay giữa núi rừng Đếnbữa, họ nấu nướng và ăn cơm cùng gia đình Thống kê của UBND huyện Sapacho thấy, mô hình "du lịch cộng đồng" bình quân mỗi tháng đón hàng nghìnkhách du lịch đến lưu trú qua đêm Ngoài món ăn thôn bản mà du khách đượcthưởng thức, ban đêm chủ nhà cũng tổ chức đốt lửa , thưc̣ hiêṇ các màn múa quạt,nhảy sạp, thổi kèn phục vụ Khách có nhu cầu chỉ phải thanh toán 40.000đ chomôṭ đêm ngủ laị nhà dân Chỉ từng ấy chi phí, nhưng khách đươc̣ khám pháphong tục văn hoá, hoà mình vào cuôc̣ sống cộng đồng, được tắm lá thuốc,thưởng thức ẩm thưc̣ truyền thống của người bản điạ

+ Hội An

Du lịch cộng đồng tại phố cổ Hội An… đang được nhiều du khách quantâm lựa chọn vì mới mẻ, dân dã Chỉ trong một khoảng thời gian du lịch ngắnngủi, du khách có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, vừa cóthể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt, văn hóa của cư dân Hội An Du lịch Hội Anngày càng phát triển mạnh, số lượng phòng khách sạn không đáp ứng đủ nhu cầulưu trú cho du khách, đặc biệt vào các mùa lễ hội Do đó, cách đây vài năm, chínhquyền thành phố khuyến khích một số nhà cổ đủ điều kiện cho phép khai tháckhách du lịch lưu trú qua đêm Thật bất ngờ, dịch vụ này đã nhận được sự chàođón rất nhiệt tình của du khách thập phương Một ngày lưu trú tại nhà cổ ở Hội

An bắt đầu từ tờ mờ sáng Du khách cùng dậy, nấu nước, pha trà, cùng thưởngthức chén trà nóng với chủ nhà Và chỉ cần mở nhẹ cánh cửa gỗ, du khách đã thỏathuê hưởng thụ không khí trong trẻo, yên bình của phố cổ vào tinh mơ; thả bướclang thang khắp phố phường Hội An, dọc ra bến đò trò chuyện với những mẹ,những chị đang gánh rau, bưng cá ra chợ sớm, hoặc chạy bộ xuống biển Cửa Đại

để đón ánh bình minh Du khách nào thích sự tĩnh lặng thì có thể chọn cho mìnhmột quán cà phê “cóc” ở những góc phố nhỏ để nhìn ngắm cư dân phố cổ bướcvào một ngày mới Buổi điểm tâm sáng với chủ nhà trọ có thể chỉ là những móndân dã như xôi bắp, khoai lang luộc, cháo gạo lức với cá khô, hoặc “sang” hơn là

Trang 35

tô mì quảng vàng rộm, tô cao lầu thơm phức hay dĩa hoành thánh còn bốc khói.

Và nếu du khách không ăn được món Việt thì cũng không gì phải lo ngại vì chủnhà đủ tài nghệ để chế biến những món điểm tâm theo kiểu Âu, Á,… Trong thờigian lưu trú, du khách hòa vào đời sống gia chủ, tham gia các sinh hoạt thườngnhật của người dân nông thôn, cùng đi chợ, mua thức ăn, cùng lăn vào bếp để nấunướng những món ăn truyền thống của xứ Quảng, chăm sóc hoa màu, tìm hiểunhững danh thắng, di tích ở Hội An Gia chủ sẽ là những “hướng dẫn viên” nhiệttình, cùng “sát cánh” giúp du khách khám phá, tìm hiểu đời sống của cư dân Hội

An, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hội dân gian

vụ phát sinh sẽ được thỏa thuận giữa khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và chủ

hộ dân Chính quyền địa phương sẽ thu thuế từ hoạt động kinh doanh của loạihình du lịch du lịch cộng đồng và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đảm bảo antoàn cho du khách Tại những điểm du lịch du lịch cộng đồng, chủ hộ đã có kinhngiệm trong việc phục vụ khách du lịch Các chủ hộ vẫn giữ nguyên hiện trạngcăn hộ của mình với khu vườn trái cây rộng, chỉ bổ sung một số trang thiết bị cầnthiết và cải tạo lại khu vực vệ sinh phù hợp với điều kiện phục vụ khách quốc tế.Mỗi điểm du lịch du lịch cộng đồng có sức chứa tối thiểu 10 khách/đêm Ngoài

ra, vấn đề vệ sinh môi trường xung quanh đã được gia đình rất quan tâm Phươngtiện vận chuyển phục vụ khách du lịch bằng các tàu du lịch của các hãng lữ hành

Trang 36

đã hợp đồng với các hộ dân Các đường làng được trải đá đỏ, sỏi hoặc bê tông,thuận tiện cho việc đi lại Nhà nghỉ cũng có trang bị wifi miễn phí, cung cấp đầy

đủ thông tin cho du khách về các dịch vụ, tour, tuyến tham quan du lịch tại Cái

Bè và vùng phụ cận… Một ngày lưu trú tại nhà cổ ở Cái Bè bắt đầu từ tờ mờsáng, du khách cùng dậy, nấu nước, pha trà, cùng thưởng thức chén trà nóng vớichủ nhà Chỉ cần mở nhẹ cánh cửa sổ, du khách đã thoải mái hưởng thụ không khítrong lành, yên bình của thôn dã vào tinh mơ, thả bước lang thang hoặc đạp xeđạp dọc các đường làng Du khách nào thích sự tĩnh lặng thì có thể chọn chomình một góc cây nào đó trong vườn để nhìn ngắm cư dân miệt vườn bước vàomột ngày mới Buổi điểm tâm sáng dùng với chủ nhà có thể chỉ là những món ăndân dã như: mì gói, bánh mì ốp la… Nếu du khách không ăn được món Việt thìcũng không gì phải lo ngại, vì chủ nhà có đủ tài nghệ chế biến những món điểmtâm theo kiểu Âu, Á… để phục vụ du khách Ví dụ Ông Phan Văn Đức, chủ nhà

cổ Ba Đức (xã Đông Hòa Hiệp, thị trấn Cái Bè) cho biết: Căn nhà khoảng 100mét vuông của gia đình ông đã có hơn 100 tuổi, cùng khu vườn cây ăn trái rộngtrên 2 ha với đủ loại trái cây đặc sản Nam bộ Khi con cái đã lập gia đình sốngriêng, gia đình sắp xếp sinh hoạt để đón và phục vụ du khách với loại hình du lịchcộng đồng theo hợp đồng dịch vụ phục vụ khách du lịch với Công ty Thương mại

- Dịch vụ Cái Bè Ban đầu chỉ phục vụ khách nghỉ trên những bộ ván ngựa bằng

gỗ quý, nhưng sau phát triển, xây dựng thêm 6 phòng, mỗi phòng có 2 giường,được trang bị đầy đủ tiện nghi theo hướng dẫn của ngành Du lịch Trong thời gianlưu trú, du khách hòa mình vào đời sống gia chủ, tham gia các sinh hoạt thườngnhật của người dân nông thôn, cùng đi chợ mua thức ăn, cùng vào bếp để nấunướng những món ăn truyền thống của Nam bộ và được hướng dẫn chăm sóc hoamàu, cây kiểng Gia chủ sẽ là những “hướng dẫn viên” nhiệt tình, cùng sát cánhgiúp du khách khám phá, tìm hiểu đời sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, lễ hộidân gian của cư dân miệt vườn Hầu hết du khách đã có dịp nghỉ tại đây cho biết:

Ở đây thật tuyệt vời như 10 chính ngôi nhà của mình vậy Họ giới thiệu với bạn

Trang 37

bè loại hình du lịch mới mẽ này và sẽ có kế hoạch đưa gia đình đến Cái Bèthưởng thức không khí “du lịch cộng đồng”.

giới:

- Theo Lemeli (2012), một số bài học từ phát triển du lịch cộng đồng ở thế

Các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, Anh và các nước khác, thì du lịchcộng động được chú trọng và các nước này đã đạt được các thành tích như tăngnăng lực cho cộng đồng dân cư trong việc đưa ra các quyết định và quản lý tổchức điều hành kinh doanh du lịch để nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượngcuộc sống của cộng đồng dân cư; đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội của địa phương bằng cách tăng thu nhập; phát triển hạ tầng; nângcao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn; thay đổi cách thức sản xuất, kinhdoanh lạc hậu, phát triển kinh tế hàng hoá; và tăng trách nhiệm bảo tồn thông quaviệc cung cấp các sản phẩm du lịch có trách nhiệm và có hoạt động đóng góp vàobảo tồn bảo vệ môi trường

Các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, Anh và các nước khác đã thunhiều thành công trong du lịch công đồng bởi vì họ tập trung nhiều vào các nhân

tố như sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch vàquản lý du lịch cộng đồng là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công du lịchcộng đồng tại địa phương; việc đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quanđến du lịch cộng đồng địa phương là không thể thiếu được; xây dựng mối quan hệđối tác chiến lược với các công ty du lịch để phát triển du lịch cộng đồng ở địaphương; phát triển các sản phẩm và dịch vụ độc đáo đề cao giá trị văn hóa truyềnthống của địa phương nhưng thích ứng với điều kiện của khách du lịch; dảm bảotối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên cộng đồng; khôngngừng tăng cường công tác xúc tiến thương mại; và gắn kế hoạch phát triển dulịch cộng đồng của địa phương vào chính sách phát triển du lịch chung của tỉnh

Trang 38

1.3.2 Một số mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới

- Theo Theo Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), một số

mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu ở Việt Nam như:

+ Du lịch cộng đồng ở làng Kim Bồng – Hội An Những điểm nổi bật

của du lịch cộng đồng này là có cấu trúc hợp tác tốt của việc quản lý du lịch địaphương, có lợi ích do vị trí gần với điểm du lịch chính, có vai trò năng động củacác quan chức ngành du lịch tại địa phương trong công tác tiếp thị điểm du lịch

+ Du lịch cộng đồng ở Đảo Kỳ Lân – Tiền Giang Điểm nổi bật của du

lịch cộng đồng này là cộng đồng tự đầu tư, phát triển tập trung vào thành phầnkinh doanh, tầm quan trọng của các sản phẩm tiềm năng của địa phương đáp ứngnhu cầu thị trường, và sáng kiến nhằm phát hiện và lôi kéo sự tham gia của nhữngthành viên nghèo trong cộng đồng vào nhóm chèo thuyền

+ Du lịch cộng đồng ở Mỹ Hòa Hưng – An Giang Điểm nổi bật của dulịch cộng đồng này là phân chia lợi nhuận không công bằng giữa các công ty và

hộ gia đình gây ra xung đột và giảm chất lượng dịch vụ, mối liên hệ nghèo nànvới thị trường sẽ không thể đảm bảo có được lượng khách hàng lớn, những hạnchế và rủi ro của những hợp đồng độc quyền giữa các hộ gia đình và công ty, và

sự can thiệp của các công ty vào việc phân bổ khách hàng để chia sẻ lợi nhuậncông bằng giữa các hộ gia đình

+ Du lịch cộng đồng ở Lào Cai và các nơi khác ở Việt Nam.

- Theo Đỗ Thị Thanh Vinh và cộng sự (2013), một số mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu ở thế giới:

+ Du lịch cộng đồng ở Malaysia

Trang 39

Được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1995 ở làng Temerloh, bangPahang, ngày nay, chương trình du lịch cộng đồng đã phát triển rộng rãi ở 14bang của Malaysia Đến tháng 12/2009 đã có gần 4.000 hộ gia đình ở 227 làngkhắp cả nước tham gia Chương trình này là nguồn thu nhập bổ sung cho nhữngngười dân sinh sống ở khu vực nông thôn, đồng thời là nơi cung cấp những chỗ ởvới giá cả phải chăng cho du khách Nhằm thúc đẩy loại hình du lịch này và giảiquyết khó khăn cho người dân nông thôn, chính phủ Malaysia đã hỗ trợ kinh phícho người dân đăng ký tham gia chương trình du lịch cộng đồng nâng cấp, sửasang lại nhà cửa để đón khách du lịch, và họ không phải đóng bất kỳ một khoảnthuế nào cho nhà nước Mặt khác, Bộ Du lịch Malaysia còn mở các lớp huấnluyện 7 ngày cho các hộ gia đình tham gia Các khóa huấn luyện này giúp ngườidân biết cách làm vệ sinh ngôi nhà mình sạch sẽ, an ninh hơn cũng như đảm bảocác tiêu chí khác để phục vụ du khách Thậm chí, họ còn được dạy cách sử dụngnguồn tiền thu được từ dịch vụ du lịch cộng đồng Đến với chương trình du lịchcộng đồng của Malaysia, bên cạnh cảm giác được sống trong một ngôi nhà sạch

sẽ với những người dân thân thiện, du khách còn được khám phá phong cáchsống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được vănhóa, truyền thống của người bản địa Du khách sẽ được dạy cách làm ruộng, làm

đồ thủ công, học múa, học võ truyền thống, học nấu ăn, trồng cây, tham gia cáctrò chơi truyền thống, các tour du lịch sinh thái , thậm chí có thể tổ chức đámcưới theo nghi lễ truyền thống của người dân Malaysia Nhờ có sự phát triển đúnghướng, lượng khách tham gia chương trình du lịch cộng đồng của Malaysia đãtăng vọt trong những năm qua, với một lượng lớn du khách từ nước ngoài, nhưNhật Bản, Hàn Quốc, Singapore

+ Du lịch cộng đồng ở Australia

Du lịch du lịch cộng đồng ở Australia phát triển nhất dưới hình thức giúp

đỡ các du học sinh có cơ hội sống với gia đình Australia, an toàn và ít tốn kém.Được xem như một thành viên tạm thời của gia đình chủ nhà, bạn sẽ được làm

Trang 40

quen với ẩm thực và văn hóa 11 Australia, điều này sẽ giúp bạn phát triển các kĩnăng về tiếng Anh Ngoài ra bạn còn được sự hỗ trợ của các ngân hàng địaphương và những tiện ích công cộng Nhiều sinh viên quốc tế công nhận du lịchcộng đồng là nơi trú ngụ tốt nhất cho hành trình đến Australia với 4 tuần ở chungvới người bản xứ Trong thời gian trú ngụ ở đây sinh viên có thể tìm cho mìnhnơi ở lâu dài Vài sinh viên dự định sống lâu hơn nhưng du lịch cộng đồng chỉcho phép sinh viên ở trong khoảng thời gian là 4 tuần Ở du lịch cộng đồng bạn sẽđược cung cấp bữa ăn sáng và ăn tối trong 7 ngày của tuần và bữa ăn trưa chỉ vàocác ngày thứ bảy và chủ nhật Du lịch cộng đồng là cơ hội tuyệt vời để bạn trảinghiệm cuộc sống hàng ngày ở Úc Từ việc kết hợp với các tổ chức giáo dục hoặctrường học để tổ chức nơi ăn ở cho du học sinh, hình thức du lịch cộng đồng ởAustralia ngày càng phát triển và được nhiều du khách nước ngoài biết đến Để tổchức tốt nơi ăn ở cho du học sinh và giúp họ nhanh chóng hòa nhập vào cuộcsống mới, các tổ chức giáo dục cũng đã hỗ trợ một phần kinh phí, và bản thânnhững gia đình tham gia vào chương trình này cũng đã sử dụng một phần kinhphí mà họ nhận được từ chương trình để chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, cũngnhư trang bị những kiến thức về văn hóa, phong tục, đời sống của người dân địaphương Thông qua những bài học kinh nghiệm về làm du lịch du lịch cộng đồngcủa Malaysia và Australia, ta thấy để phát triển loại hình du lịch này một cáchbền vững thì cần có sự đầu tư, hỗ trợ ngay từ đầu của các cấp có thẩm quyền.Ngay từ thời điểm này, khi loại hình du lịch du lịch cộng đồng mới thâm nhậpvào Việt Nam, thì cần có sự định hướng phát triển một cách đồng nhất giữa cáctỉnh thành Để làm được điều đó, các Bộ, ban ngành nên phối hợp với chínhquyền các địa phương có loại hình du lịch du lịch cộng đồng phát triển để hỗ trợ,

mở các lớp tập huấn cho những gia đình làm du lịch cộng đồng, giúp họ nhậnthức đúng về loại hình du lịch này và phát triển nó theo hướng bền vững

Ngày đăng: 11/01/2019, 23:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo An Giang (2017), “An Giang thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng, tôn giáo”, h tt p : //www . b a o a n g ia n g . c o m . v n / A n - G ia ng - 2 4 - G i o / T h o i - s u / A n - Giang-thuc-hien-tot-chinh-sach-tin-nguong-ton-giao.html (truy cập11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Giang thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng, tôngiáo
Tác giả: Báo An Giang
Năm: 2017
2. Báo Mới (2010), “Tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại An Giang”, h tt p : //www . b a o mo i . c o m /t i em - n a ng - p h a t - t r ie n - d u - l ic h - du a - v a o - cong-dong-tai-an-giang/c/4521883.epi (truy cập 11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại AnGiang”
Tác giả: Báo Mới
Năm: 2010
3. Báo Mới (2014), “Phát triển du lịch cộng đồng và bài học từ Lào Cai”, h tt p : //www . b a o mo i . c o m / p h a t - t r ie n - d u - l ic h - c o ng - d o ng -v a - b a i - h o c - t u - l a o - cai/c/15219670.epi (truy cập 11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch cộng đồng và bài học từ Lào Cai
Tác giả: Báo Mới
Năm: 2014
4. Báo Nhân Dân (2017), “Phát triển du lịch An Giang thành trung tâm dulịch hàng đầu vùng ĐBSCL”,h tt p : //www. n h a nd a n . c o m . v n / v a nh o a/ d u_ l ic h /i t e m / 3289 8 8 0 2 - p h a t - t r ie n - d u - lich-an-giang-thanh-trung-tam-du-lich-hang-dau-vung-dbscl.html(truycập11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch An Giang thành trung tâm du"lịch hàng đầu vùng ĐBSCL”
Tác giả: Báo Nhân Dân
Năm: 2017
5. Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), “ Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam”, Trường Đại Học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứucác mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương
Năm: 2007
7. Hồng Ngọc (2017), “An Giang: Định hướng phát triển du lịch giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, h tt p : //www.a n g ia n g . g o v . v n /w p s /w c m / c o nn e c t/we b + c o n t e n t/a gpo r tal/ s a - tin-tuc/febba80044a3bb1a8e8ade3f12da85a8?presentationtemplate=PT-Print (truy cập 11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Giang: Định hướng phát triển du lịch giai đoạntừ năm 2014 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả: Hồng Ngọc
Năm: 2017
8. Hùng Lâm (2017), “Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang”, h tt p : //www. h un g l a m r ic e . c o m . v n /t o ng - q u a n - k i n h - t e - x a - h o i/ 3 5 0 (truy cập 11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang
Tác giả: Hùng Lâm
Năm: 2017
10. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tô chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang”, Tạp Chí Khoa Học, Số 23, trang 194-202 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định tham gia tô chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh AnGiang
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
Năm: 2012
12. Quỹ Châu Á (2012), “Các yếu tố quyết định để thực hiện thành công du lịch cộng đồng”, Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Ngành Nghề Nông Thôn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố quyết định để thực hiện thành côngdu lịch cộng đồng
Tác giả: Quỹ Châu Á
Năm: 2012
13. Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh An Giang (2017), “An Giang: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch”, https:/ / ww w . v h tt d l kv 3 . g o v . v n /Q u y- ho a c h - D a u - t u / A n - G ia n g - D a o - tao - v a - phat-trien-nguon-nhan-luc-du-lich.3294.detail.aspx (truy cập 11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Giang: "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch”
Tác giả: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh An Giang
Năm: 2017
15. Tổng Cục Du Lịch (2010), “Tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại An Giang”, h tt p : //www. d u l ic h v n . o r g . v n /i n d e x . p hp ? category=1005&itemid=10684(truy cập 11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng phát triển du lịch dựa vàocộng đồng tại An Giang
Tác giả: Tổng Cục Du Lịch
Năm: 2010
16. Tổng Cục Du Lịch (2016), “Đẩy mạnh mô hình du lịch cộng đồng tạiCần Thơ, An Giang”,h tt p : // v iet n a m t ou r i s m . g o v . v n /i n d e x . p h p /items/20959 (truy cập 11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh mô hình du lịch cộng đồng tại"Cần Thơ, An Giang
Tác giả: Tổng Cục Du Lịch
Năm: 2016
17. Tổng Cục Du Lịch (2017a), “Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2017”, h tt p : // v iet n a m t ou r i s m . g o v . v n /i n d e x . p h p /items/24711 (truy cập 11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8 và8 tháng năm 2017”
18. Tổng Cục Du Lịch (2017b), “Điểm đến hấp dẫn của du lịch miền Tây Nam Bộ”, h tt p : / / v iet n a m t o u r i s m . g o v . v n /i n d e x . p h p /items/24057 (truy cập 11/09/2017) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm đến hấp dẫn của du lịch miền Tây NamBộ”
19. Tổng Cục Thống Kê Việt Nam (2011), “Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu niên giám thống kê 2011”, Tổng Cục Thống Kê Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đơn vị hành chính, đất đai vàkhí hậu niên giám thống kê 2011
Tác giả: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam
Năm: 2011
20. Trần Thị Mai (2005), “Du lịch cộng đồng – Du lịch sinh thái: Định nghĩa, đặc trưng và các quan điểm phát triển”, Trường THNV Du Lịch Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng – Du lịch sinh thái: Địnhnghĩa, đặc trưng và các quan điểm phát triển
Tác giả: Trần Thị Mai
Năm: 2005
21. Việt Thành (2017), “Tọa đàm khoa học: Du lịch An Giang: Thực trạng và nguồn lực phát triển”, h tt p : // h c m u s s h . e du . v n /?ArticleId=a6cd0867- 763a-498d-afa8-16bc444cd6c9 (truy cập 11/09/2017).Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tọa đàm khoa học: Du lịch An Giang: Thực trạngvà nguồn lực phát triển
Tác giả: Việt Thành
Năm: 2017

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w