1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch homestay tại đà lạt

154 1,8K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 3,5 MB

Nội dung

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm chuyêngia đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Trung tâmXúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

Trang 2

BỘ GÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

Trang 3

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng

CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS HỒ NGỌC PHƯƠNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM

ngày 14 tháng 10 năm 2017

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

c

nh

ận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa

Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Trang 4

VIÊN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TP.HCM, ngày … tháng … năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Thúy Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 22/12/1979 Nơi sinh: Hải Dương

Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1541890041

I- Tên đề tài: Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt

II- Nhiệm vụ và nội dung:

Thực hiện đề tài Thạc sĩ “Phát triển du lịch Homestay tại Đà Lạt”, nghiêncứu bằng hai phương pháp định tính và định lượng

Xác định các yếu tố tác động đến việc lựa chọn điểm đến là du lịch Đà Lạt –Lâm Đồng của du khách nội địa và quốc tế Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn du lịch homestay tại Đà Lạt

Đề xuất giải pháp, góp phần đúc đẩy và phát triển du lịch homestay tại ĐàLạt - Lâm Đồng trong tương lai

III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 15/2/2017

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 30/8/2017

V- Cán bộ hướng dẫn: TS HỒ NGỌC PHƯƠNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Thúy

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghệThành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được Quý Thầy, Cô Trường Đại học Côngnghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nhất là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị Du lịch –Nhà hàng – Khách sạn giảng dạy tận tình, giúp tôi có được những kiến thứcquý báu để ứng dụng vào trong công việc chuyên môn của mình cũng nhưhoàn thành Luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý Thầy, Cô Trường Đại họcCông nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quý Thầy, Cô Khoa Quản trị

Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báutrong suốt thời gian học tập tại Trường

Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Hồ Ngọc Phương, ngườithầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để tôi có thểhoàn thành Luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Sở Văn hóa Thể thao và Du lịchtỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch LâmĐồng, Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụhomestay tại thành phố Đà Lạt đã dành thời gian quý báu để trả lời phỏng vấn

và cung cấp thông tin hữu ích để tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này

Lâm Đồng, ngày 25 tháng 10 năm 2017

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Thúy

Trang 7

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện với 2 mục tiêu trọng tâm là: (1) Đánhgiá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, (2) Đề ra một số giảipháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống củacộng đồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững Nghiên cứu đượctiến hành qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận nhóm chuyêngia đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, Trung tâmXúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng và tại các Công ty Lữhành Quốc tế, những Hộ kinh doanh homestay qua đó xác định được 9 yếu tốảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt của du

khách (1) Sự quan tâm của du khách đối với loại hình du lịch homestay, (2) Loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt có gì khác so với các tỉnh Tây Nguyên, (3) Điểm mạnh, điểm yếu của du lịch homestay tại Đà Lạt, (4) Những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người kinh doanh dịch vụ du lịch homestay, (5) Điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn trong vận chuyển, an toàn trong hoạt động lưu trú, an toàn về tài sản, (6) Tính hấp dẫn của cảnh quan môi trường, (7) Trình độ chuyên nghiệp của hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, (8) Các hoạt động vui chơi, giải trí (9) Chi phí cho loại hình du lịch homestay.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát,

sử dụng phân tích hồi quy Logit thông qua phần mềm SPSS phiên bản 2017với cỡ mẫu là 223 quan sát

Từ kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân tố Tài nguyên du lịch, Dịch vụ du lịch, Vấn đề an toàn, anh ninh, môi trường, Giá cả tác động đến sự

lựa chọn của du khách cho loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt

Điều này được giải thích bởi các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sựlựa chọn của du khách đối với loại hình du lịch homestay mà cụ thể là tại các

cơ sở kinh doanh loại hình dịch vụ này; Tính hấp dẫn của cảnh quan môi

Trang 8

trường, trình độ, thái độ của chủ cơ sở, nhân viên, sự thân thiện của người dânđịa phương của sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả của loại hình du lịchhomestay tại Đà Lạt

Bằng việc xây dựng mô hình đề xuất dựa trên những lần quan sát tham

dự và quan sát không tham dự; kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên

quan, tác giả đã cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu cầnkhảo sát Do đó, các dữ liệu này sẽ góp phần bổ sung vào kho lý thuyết về cácyếu tố ảnh hưởng cũng như yếu tố hấp dẫn, tác động đến sự lựa chọn loại hình

du lịch này của du khách, giúp các cơ quan quản lý, các Công ty kinh doanh lữhành, chủ các cơ sở lưu trú hiểu rõ hơn về nhu cầu của du khách, nhằm đưa ranhững chiến lược, phương án tối ưu cho loại hình du lịch này trong thời giantới

Nghiên cứu cũng còn một số hạn chế như kích thước mẫu chưa thực sựlớn, tính đại diện chưa cao nên những đánh giá chủ quan của một nhóm đốitượng có thể làm sai lệch kết quả nghiên cứu Các hạn chế này cũng là tiền đềcho những hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 9

ABSTRACT

The research has been done by two target focuses: (1) “Evaluating the realstate of developing homestay business in Dalat city”; (2) “Proposing some solutionsabout developing homestay business in Dalat city” in order to raise the livingstandards of the local community and contribute a little to tourism sustainabledevelopment The research has been carried out through 2 periods: the qualitativeresearch and the quantitative research

The qualitative research has been done by discussing between the expertswho are working at the Department of Culture, Sports and Tourism; theInternational Travel Companies and the homestay household business in Lam Dongprovince

Since we determined the nine factors effecting on the selection of the tourists abouthomestay- one of the types of tourism in Dalat city: (1) The care of the touristsabout homestay service; (2) The differences between The homestay service in Dalatcity and other cities in Highland in Vietnam; (3) The strong points and the weakpoints of the homestay business in Dalat; (4) The supporting policies of theGovernment for the homestay household business; (5) The security conditions, foodhygiene and safety, safety in transportation, safety in residence and asset security;(6) The attractions of the environmental landscapes; (7) The professionalism of thetourist guides and the service staff; (8) Leisure activities; (9) The cost of thehomestay service

The quantitative research has been done through the survey questionnaire,using the regression analysis Logit of the SPSS software, version 2017, with thesample sizes: 223 observations

The results of the research show that the factors including: travel resources;travel service; the safety, security, environment and the prices will impact on theselection of the tourists about homestay- one of the types of tourism in Dalat city

Trang 10

It means that these factors have been directly affecting on selection of thetourists about homestay: specifically at the business establishment of this servicetype; the attractions of the environmental landscapes; the level, the attitude of thehomestay owners and the service staff; the friendliness of the local people All thesefactors will decide to the quality and the effects of homestay business in Dalat city

By building the proposed model based on the observation with attendanceand the observation without attendance; the related research results domesticallyand internationally, the author of the research provided a fuller look about theresearch problem- which needs to be surveyed Therefore, the data in the researchwill complement to the theory depot about affecting factors and the attractivefactors

impact on the selection of the tourists about homestay- one of the types of tourism

in Dalat city, as well as it will help the regulatory authorities, the travel companies,homestay households understand more about the needs of the tourists so that theywill have their business strategies and optimum solutions for their homestaybusiness in the future

This research still has the limits such as: the model size is not really big; therepresentation is not high so the subjective assessment of the target group maydistort the research result But I hope it will the premise for next research

Trang 11

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT v

MỤC LỤC vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

DANH MỤC BẢNG xii

DANH MỤC HÌNH xiii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của Luận văn 7

7 Cấu trúc của đề tài 7

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY 1.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò du lịch homestay 9

1.1.1 Khái niệm du lịch homestay 9

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch homestay 10

1.1.3 Vai trò của du lịch homestay 10

1.1.3.1 Vai trò của du lịch homestay với việc phát triển kinh tế 10

1.1.3.2 Vai trò của du lịch homestay đối với đời sống văn hóa – xã hội 11

Trang 12

1.1.3.3 Vai trò của du lịch homestay đối với tài nguyên du lịch, môi trường 12

1.2 Điều kiện phát triển du lịch homestay 12

1.2.1 Điều kiện về cầu du lich 12

1.2.2 Điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội 13

1.2.3 Điều kiện kinh tế 14

1.2.4 Chính sách phát triển du lịch 14

1.2.5 Điều kiện về tài nguyên du lịch 14

1.2.6 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 15

1.2.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 16

1.2.8 Nguồn nhân lực 16

1.2.9 Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch 17

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch homestay 18

1.3.1 Yếu tố về tự nhiên 18

1.3.2 Yếu tố về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội 19

1.3.3 Yếu tố văn hóa, lịch sử 20

1.3.4 Yếu tố về môi trường 21

1.3.5 Năng lực của người làm du lịch homestay 21

1.4 Tổng quan kinh nghiệm du lịch homestay 22

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia trên thế giới 22

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển về du lịch homestay ở Việt Nam 24

1.4.3 Những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch homestay ở Đà Lạt 26 1.5 Tổng quan các nghiên cứu về du lịch homestay 28

1.5.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 28

1.5.2 Điểm mới của đề tài 30

1.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất 30

1.6.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu 30

1.6.1.1 Mô hình lý thuyết 30

1.6.1.2 Mô hình nghiên cứu tham khảo 34

1.6.1.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu 35

Trang 13

1.6.1.4 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 37

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu 39

1.6.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 39

1.6.2.2 Phương pháp phân tích 40

1.6.3 Phân tích các mẫu điều tra 43

1.6.3.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu 43

1.6.3.2 Phân tích 45

Kết luận chương 1 51

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT 2.1 Khái quát du lịch tỉnh Lâm Đồng và việc phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt 52

2.1.1 Tổng quan về du lịch Lâm Đồng 52

2.1.2 Lược sử về phát triển du lịch hometay tại Đà Lạt 52

2.2 Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt 53

2.2.1 Tài nguyên du lịch 53

2.2.2 Cơ sở hạ tầng 55

2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 56

2.2.4 Nguồn nhân lực 62

2.2.5 Các hoạt động xúc tiến quảng bá 64

2.3 Thực trạng du lịch homestay Đà Lạt của du khách 65

Kết luận chương 2 70

Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI ĐÀ LẠT 3.1 Định hướng phát triển du lịch homestay 71

3.1.1 Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam 71

3.1.2 Chiến lược phát triển du lịch Lâm Đồng và phát triển du lịch homestay 72

3.2 Kết quả nghiên cứu theo điều tra sơ cấp 74

Trang 14

3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 74

3.3.1 Nhân tố du lịch homestay 74

3.3.2 Nhân tố tài nguyên du lịch 75

3.4.3 Nhân tố chi phi cảm nhận 75

3.4 Các giải pháp 76

3.4.1 Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch homestay 76

3.4.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 79

3.4.3 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 81

3.4.4 Tăng cường các hoạt động duy trì và đảm bảo môi trường du lịch 83

3.4.5 Giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá 84

Kết luận chương 3 86

Kết luận và kiến nghị 87

Kết luận 87

Kiến nghị 88

Kiến nghị đối với UBND tỉnh Lâm Đồng 88

Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Lạt 89

Kiến nghị đối với các công ty du lịch 89

Kiến nghị đối vối các cơ sở kinh doanh 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 15

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSLT Cơ sở lưu trú

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

EU Liên minh Châu Âu

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TTXTDL Thông tin Xúc tiến Du lịch

TU Tỉnh Ủy

UBND Ủy ban nhân dân

UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp QuốcVHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trang 16

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 37

Bảng 1.2 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình với thang đo khoảng 43

Bảng 1.3 Mô tả thông tin chung của đáp viên 44

Bảng 1.4 Kết quả Cronbach’s Alpha 45

Bảng 1.5 Kết quả phân tích EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng đối với dịch vụ du lịch homestay tại Đà Lạt lần thứ 5 47

Bảng 1.6 Kết quả phân tích EFA thang đo mức độ hài lòng của du khách 48

Bảng 1.7 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 49

Bảng 1.8 Tình hình phát triển CSLT tại Lâm Đồng giai đoạn 2010 – 2016 56

Bảng 1.9 Tổng thu dịch vụ lưu trú và ăn uống theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2016 57

Bảng 1.10 Số lượt khách qua các cơ sở lưu trú giai đoạn 2010 – 2016 59

Bảng 1.11 Thời gian lưu trú, số ngày lưu trú bình quân giai đoạn 2010 – 2016 60

Bảng 1.12 Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lượng buồng phòng lưu trú từ năm 2010 - 2017_Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 60

Bảng 1.13 Thống kê số hộ gia đình đăng ký kinh doanh homestay và số lượng buồng phòng lưu trú theo từng năm_Trên địa bàn thành phố Đà Lạt 61

Bảng 1.14 Thống kê số người kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng (Cá thể) 62

Bảng 1.15 Thống kê số hộ đăng ký kinh doanh homestay theo từng năm_Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 63

Trang 17

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ Parasuraman và cộng sự 31

Hình 2.2 Số lần đến Đà Lạt của du khách 66

Hình 2.3 Phương tiện đến Đà Lạt của du khách 66

Hình 2.4 Mục đích đi du lịch đến Đà Lạt của du khác 67

Hình 2.5 Thời gian đi du lịch của du khách 68

Hình 2.6 Kênh thông tin biết đến du lịch homestay Đà Lạt 68

Hình 2.7 Hình thức đi du lịch của du khách 69

Hình 2.8 Lý do chọn đi du lịch homestay tại Đà Lạt 70

Trang 18

1 Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Bên cạnh các loại hình du lịch mang thế mạnh của mình như Du lịch thamquan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch Mice… thì du lịch homestay làmột loại hình du lịch mới và đang phát triển mạnh, hấp dẫn và thu hút đông đảokhách du lịch đến Lâm Đồng

Loại hình du lịch này giúp con người quay trở về với tự nhiên thoát khỏicuộc sống bận rộn và những căn phòng đầy ắp tiện nghi để đi, đến và khám phánhững vùng đất mới lạ với những nền văn hóa đậm đà bản sắc Không chỉ dừng lại

ở sự gặp gỡ hay tiếp xúc mà khách du lịch còn trải nghiệm bằng cách hòa nhập vàonền văn hóa đó, gắn bó với những con người bản xứ để được làm người bản xứtrong khoảng thời gian của chuyến đi (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015)

Cũng như nhiều quốc gia và địa phương khác, khi ngành kinh tế du lịch trởthành một ngành kinh tế mũi nhọn thì vấn đề phát triển du lịch bền vững luôn đượccác cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm nhằm tìm ra các giải pháp phát triển Và dulịch cộng đồng nói chung, du lịch homestay nói riêng đã và đang là hướng đi mớitrong vấn đề phát triển bền vững ngành kinh tế du lịch Lâm Đồng

Với mong muốn Đà Lạt (Lâm Đồng) trở thành thiên đường homestay, trongnhững năm gần đây loại hình du lịch homestay phát triển rất mạnh và thu hút rấtnhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến để tìm hiểu và khám phá cuộc sốngcủa cư dân địa phương Đến nay loại hình du lịch này cũng đã phát triển rộng khôngchỉ thành phố Đà Lạt mà ra một số địa phương khác của tỉnh và bước đầu đã thuđược những kết quả tốt Tuy nhiên trong quá trình phát triển loại hình du lịch này ởmột số địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang gặp phải rất nhiều khó khăn.Sản phẩm và dịch vụ vẫn còn sơ sài, nghèo nàn chưa phát triển tương xứng với tiềmnăng Điều kiện cho phát triển loại hình này dù đa dạng nhưng vẫn chưa được khaithác đúng mức, thậm chí còn được thực hiện một cách manh mún tự phát khôngnhững nảy sinh những hạn chế về hiệu quả kinh doanh mà còn tác động tiêu cực tới

Trang 19

tài nguyên du lịch của địa phương Đặc biệt là thông tin về du lịch homestay ở LâmĐồng đến với khách du lịch còn nghèo nàn và hoạt động quảng bá, xúc tiến cho dulịch homestay còn rời rạc chưa đem lại hiệu quả tương xứng với tiềm năng pháttriển của loại hình du lịch này

Thực tế hiện nay chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp về phát triển du lịchhomestay tại Đà Lạt, vì vậy đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu một cáchtổng thể và khoa học về điều kiện phát triển, thực trạng và giải pháp phát triển dulịch homestay ở thành phố Đà Lạt nói riêng và toàn tỉnh Lâm Đồng nói chung nhằmđánh giá đúng mức để khai thác một cách tối ưu hướng tới sự phát triển bền vững,đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, văn hóa cho các chủ thể tham gia, đặc biệt là cộngđồng địa phương

Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên đây, tác giả đã chọn đề tài “Phát

triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng đã được quantâm nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau trên thế giới cũng như ở Việt Nam:

Trên thế giới

Công trình nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực miền núi

của Koeman A (Community Basaed Mountain Tourism, 1998) Công trình nghiên

cứu này, tác giả đề cập đến kinh nghiệm phát triển các loại hình du lịch cộng đồng ởkhu vực miền núi tại một số nước đang phát triển trên thế giới Trong đó đặc biệtnhấn mạnh đến loại hình và sản phẩm du lịch homestay (cùng ở, cùng trải nghiệm

và mua sắm hàng hóa tại các điểm đến của dân cư khu vực miền núi)

Tác giả Lashley, C & Morrison, A, (2000) trong “In Search of Hospitality: Theoretical Perspectives and Debates” Và tác giả Wang Y trong “Customized authenticity begins at home” đã đưa ra một số khái niệm và đặc trưng cơ bản của

loại hình du lịch homestay

Kang Santran và Aree Tirasatayapitak (2008), “Sự tham gia của cộng đồngtrong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor, Siem Reap, Campuchia” Đề tàigồm những mục tiêu chính như sau: (i) Phân tích tình hình tham gia của cộng đồng

Trang 20

trong việc phát triển du lịch bền vững ở Angkor; (ii) Phân tích những chính sáchphát triển du lịch bền vững của chính phủ Campuchia trong thời gian vừa qua; (iii)Phân tích ảnh hưởng của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững ởAngkor, Campuchia; (iv) Đề xuất giải pháp cho du lịch có sự tham gia của cộngđồng ở Angkor, Campuchia Nghiên cứu đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứuđịnh tính và định lượng để giải quyết những mục tiêu trên

Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho (2009), “Du lịch tại nhà dân bản xứ

ở Thái Lan và sự hài lòng của du khách”, Đại học Missouri Nghiên cứu này tìmhiểu các động cơ và đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch và điều tra các thuộctính đáp ứng khách du lịch đến thăm các điểm đến văn hóa Mục đích của nghiêncứu này là (1) để khám phá hồ sơ nhân khẩu học của khách du lịch đến thăm nhà trọ

ở Thái Lan, (2) để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách dulịch của nhà trọ, (3) để điều tra mà thuộc tính đáp ứng các khách du lịch (nhữngngười đã chọn homestay), (4) để điều tra các yếu tố động lực ảnh hưởng đến sự hàilòng của khách du lịch Tại nhà dân ở Thái Lan, du khách được phục vụ như là mộtđịa điểm du lịch văn hóa và di sản Các số liệu của nghiên cứu này đã được thu thập

từ các nhà trọ ở trung tâm của Thái Lan

Ở Việt Nam

Năm 1970, du lịch homestay dựa vào cộng đồng xuất phát từ du lịch làngbản xuất hiện và khách du lịch tham quan làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán,cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể một vài khách du lịch muốn tham quan hệsinh thái, núi non mà thường gọi là du lịch sinh thái Thông thường các chuyến dulịch này khách du lịch cần có sự giúp đỡ như cần có người dẫn đường để khỏi bịlạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… Lúc đó, khách du lịch có sự hỗ trợ của ngườidân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch cộng đồng homestay

Đến năm 1995 du lịch homestay tại Việt Nam đã bắt đầu được khá nhiềungười chú ý kể từ khi có chương trình tàu Thanh niên Đông Nam Á, cập cảng lầnđầu tiên ở TP HCM

Trang 21

Năm 1997 du lịch homestay dần phát triển ở nước ta, trải qua hơn một thập

kỷ phát triển du lịch homestay đã dần khẳng định được vị thế của mình trong ngành

du lịch nước nhà cũng như du lịch quốc tế

Năm 2002, Việt Nam đón các đoàn khách từ Nhật, Thái Lan và Mỹ du khách

từ con tàu Thanh niên Đông Nam Á, và các ngôi nhà cổ gần 100 năm tuổi trênđường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP.HCM là nơi được chọn là nơi đón khách du lịch

Và du khách lúc đấy đã có những cảm nhận rất khác biệt về đất nước, con ngườiViệt Nam

Năm 2006 du lịch homestay tại Việt Nam bắt đầu trở thành một loại hìnhđược đông đảo lượng khách du lịch tham gia và mang lại lợi ích kinh tế khá cao chongành du lịch nước nhà

Để định hướng phát triển du lịch có hiệu quả trên cơ sở sử dụng hợp lý cáctài nguyên du lịch, phát triển du lịch theo định hướng bền vững, tăng cường thu hút

du khách quốc tế, Đảng và Nhà nước, các Bộ và Ngành đã ban hành nhiều văn bản

và chính sách mang tính định hướng Trong số đó, quan trọng là:

Quyết định số 1528/QĐ-TTg (ngày 03/9/2015) của Thủ tướng Chính phủ vềban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành Phố Đà Lạt, tỉnh LâmĐồng Đây là văn bản tạo ra các khung quy định pháp lý để qui hoặc phát triểnthành phố Đà Lạt trong tương lai, nhằm khai thác hợp lý các tiềm năng về phát triển

du lịch và phát triển du lịch theo hướng bền vững

Đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân”

của Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006) với nội dung chủ yếu là thu thập, tổng hợpmột số kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch homestay của một số quốc gia vàkhu vực trên thế giới trên cơ sở đó lựa chọn những điểm phù hợp của mỗi nước để

đề xuất, vận dụng vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam

“Tài liệu hướng dẫn vận hành Du lịch lưu trú tại nhà dân” của Tổng cục Du

lịch (2013) Được Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Chương trình Phát triển du lịch

có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) đã biên soạn tài liệu này nhằmnâng cao năng lực cho những người điều hành homestay ở các khu vực nông thôn

Trang 22

xa xôi hẻo lánh ở Việt Nam nhằm tăng cường chuẩn điều hành homestay, tạo việclàm và thu nhập cho người dân địa phương Một số tài liệu của tác giả NguyễnThạnh Vượng (2014), sự lựa chọn của du khách đối với du lịch homestay ở TiềnGiang Đỗ Minh Nguyễn (2017), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòngcủa du khách đối với dịch vụ homestay tại thành phố Hội An…

Đề tài luận văn thạc sỹ của học viên cao học trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn như: Đề tài “Phát triển du lịch homestay tại xã Việt Hải- Cát Bà” của tác giả Nguyễn Thị Huệ (2012), và “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015) Trong các đề tài trên các tác giả đã tập

trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay Đưa ra các điềukiện để phát triển du lịch homestay và đánh giá thực trạng phát triển homestay ởmột số địa phương của nước ta Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể để pháttriển du lịch homestay ở từng địa phương

Ở Lâm Đồng

Trong những năm qua, ở Lâm Đồng đã có nhiều công trình nghiên cứu vềphát triển du lịch nói chung và trong số đó có những công trình nghiên cứu mà nộidung có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến du lịch homestay, và những vấn đềliên quan đến du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng Song, chưa có công trình nào tập trungnghiên cứu sâu và toàn diện về tiềm năng, điều kiện và thực trạng về phát triển dulịch homestay ở tại Đà Lạt – Lâm Đồng Thực tế này đòi hỏi cần phải nghiên cứu vềloại hình du lịch homestay cho sự phát triển của loại hình du lịch này ở Đà Lạt –Lâm Đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của khoa học và thực tiễn

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu tổng quát

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt Đề ra một số giảipháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt, nhằm nâng cao mức sống của cộngđồng địa phương, góp phần phát triển du lịch bền vững

Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện những mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài baogồm:

Trang 23

1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phát triển du lịchhomestay;

2 Đánh thực trạng phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt;

3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với

du lịch homestay Lâm đồng;

4 Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay tại thành phố Đà Lạt

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu

Xác định điều kiện để phát triển du lịch homestay, thực trạng phát triển dulịch homestay tại Đà Lạt Đà Lạt – Lâm Đồng có các điều kiện để phát triển nhiềuloại hình du lịch nhưng luận văn chỉ chú trọng vào việc nghiên cứu các hộ gia đình

có kinh doanh dịch vụ homestay và khách du lịch homestay

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu tại phường 1, phường 4, phường 8, phường

10 và xã Tà Nung

- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực địa từ tháng 2/2017 đến

tháng 5/2017 Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm

2010 – 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Dữ liệu dùng cho nghiên cứu:

- Số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp đề tài sử dụng trong phân tích được thu thập trong khoảng(2010 - 2016) từ Cục Thống kê Lâm Đồng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch LâmĐồng; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Lâm Đồng; Tổng cục Du lịch; Tổchức Du lịch thế giới; Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới và một số nghiên cứutrước đó

Trang 24

Sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứuđịnh lượng

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Căn cứ trên các tài liệu đã nghiên cứu cũng như kế thừa các nghiên cứu khảosát trước về mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịchhomestay Từ đó xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu

Thực hiện thảo luận nhóm, bao gồm đại điện Sở Văn hóa Thể thao và Dulịch Lâm Đồng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, Đạiđiện Long’s Homestay Dalat, Co Lien Dalat Homestay và các chuyên gia đầu ngànhtrong lĩnh vực du lịch Xây dựng Mô hình “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

sự phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt” làm mô hình cho Đề tài nghiên cứu

5.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằngcách phỏng vấn các du khách nội địa và quốc tế tại các địa điểm du lịch trên địa bànphường 1, phường 4, phường 8, phường 10 và xã Tà Nung thành phố Đà Lạt Từ đó sànglọc các biến quan sát, xác định các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy Cronbach’sAlpha và sau đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) kết hợpvới mô hình hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòngcủa du khách đối với sự phát triển của loại hình du lịch homestay tại Đà Lạt – LâmĐồng

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thanh đo Likert 5 mức độ đánh giá nhằmđánh giá mức độ quan trọng của cá yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến dulịch Đà Lạt – Lâm Đồng của du khách trong và ngoài nước

6 Đóng góp của Luận văn

- Đúc kết được cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch homestay

- Nêu ra được các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển du lịch homestaytại Đà Lạt

- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển có hiệu quả loại hình dulịch homestay tại Đà Lạt

7 Cấu trúc của đề tài

Đề tài gồm 3 chương như sau:

Trang 25

Chương 1: Tổng quan về du lịch homestay _ Trình bày lý luận chung về

du lịch homestay và kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia,vùng lãnh thổ và các các điạ phương của Việt Nam để từ đó rút ra các bài học kinhnghiê cho việc phát triển du lich homestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng; Trình bày cơ

sở lý thuyết của mô hình nghiên cứu, các phương pháp sử dụng trong quá nghiêncứu và dựa vào kết quả điều tra, đánh giá để phân tích thực trạng loại hình du lịchhomestay tại Đà Lạt – Lâm Đồng

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình

bày tổng quan về du lịch Lâm Đồng, sơ lược về quá trình phát triển loại hình du lịchhomestay tại Đà Lạt Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch homestaytại Đà Lạt

Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt _ Trình bày

chiến lược, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030của Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng Dựa vào thực trạng và kết quả nghiên cứu điều tra

sơ cấp đề xuất giải pháp phát triển du lịch homestay tại Đà Lạt

Trang 26

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY1.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò du lịch homestay

1.1.1 Khái niệm du lịch homestay

Thuật ngữ “Homestay” xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực giáo dục khi việchợp tác quốc tế về giáo dục trở nên cấp thiết và vấn đề du học trở nên phổ biến

Năm 1980, đã xuất hiện những slogan ấn tượng như: “Open your home to the world and the world become your home” - (Hãy mở cánh cửa nhà bạn ra với thế giới và thế giới sẽ trở thành ngôi nhà của bạn) Hoặc “Become part of my family” - (Hãy là

thành viên của gia đình chúng tôi nhé)

Khái niệm du lịch homestay là một khái niệm mới Không chỉ tại Việt Nam

mà trên thế giới, khái niệm này vẫn đang trong quá trình tranh luận để đi đến thốngnhất vì nó đã và đang được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và nghiên cứu vớinhiều tên gọi khác nhau như “du lịch nghỉ tại gia” hay “du lịch ở nhà dân”

Trong lĩnh vực du lịch, một số ý kiến cho rằng du lịch homestay chỉ đơn giản

là một phương thức lưu trú, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng đó là tên gọi củaloại hình du lịch Loại hình du lịch homestay, nghĩa là mục đích chính trong chuyến

đi của khách du lịch là được ở nhà dân bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phánhững nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phương Nhà dân không chỉ là cơ sở lưutrú mà trở thành một tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn và độc đáo

Theo tác giả Thompson cho rằng, Du lịch homestay là việc du khách thamgia vào đời sống gia đình của người dân bản xứ thông qua việc học tập, du lịch,tham quan, tìm hiểu văn hóa… Đặc biệt, theo hình thức này, du khách sẽ được

“cùng ăn, cùng ở và cùng làm‟ với chủ nhà cũng như luôn được xem như là ngườinhà (Thompson,1998)

Theo ông Haji Sahariman Hamdan - Chủ tịch Hiệp hội Homestay Malaysia:

“Homestay là loại hình du lịch mà du khách sẽ được ở và sinh hoạt chung nhà với

Trang 27

người dân bản xứ như thành viên trong gia đình, để khám phá phong cách sống của người dân, trải nghiệm cuộc sống thường ngày của họ để biết được văn hóa của người dân nơi đó”.

Theo khái niệm của Tổng cục du lịch Việt Nam: Homestay là nơi sinh sốngcủa người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, cótrang thiết bị tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khách theokhả năng đáp ứng của chủ nhà

Trong phạm vi luận văn, tác giả đã chọn lọc và đưa ra khái niệm du lịchhomestay dưới góc độ và tên gọi cho một loại hình du lịch Khái niệm homestay cóthể được hiểu như sau: Du lịch homestay là một loại hình du lịch dựa vào cộngđồng Thông qua loại hình du lịch này du khách được trải nghiệm cuộc sống thườngnhật của người dân bản địa cùng sinh hoạt và lao động sản xuất với người dân bảnđịa nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá các giá trị văn hóa bảnđịa

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch homestay

- Du lịch homestay là loại hình du lịch phát triển dựa trên những giá trị hấpdẫn của thiên nhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa, thông qua đó du lịch homestaygóp phần chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương

- Du lịch homestay thường được hình thành ở những vùng không đủ điềukiện để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, hay quán ăn phục vụ nhu cầukhách du lịch Và các khu vực có tài nguyên hoang dã đang bị hủy hoại cần phảibảo tồn, hay các khu vực dân cư có tài nguyên văn hóa đa dạng, có những nét đặctrưng cơ bản về văn hóa tộc người

- Du lịch homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch được bố trí đến ở tạinhà người dân và du khách được cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt và lao động sảnxuất với người dân bản địa Du khách sẽ được tự khám phá nét đẹp của thiên nhiên

và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa Cách tiếp cận gần gũinhất với văn hóa địa phương này giúp các thành viên có ý thức hơn trong việc bảotồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, trải nghiệm sâu sắc hơn về cuộc sống

- Du lịch homestay với phương thức hoạt động kinh doanh mà cộng đồngdân cư là người cung cấp chính các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch Khi đi du

Trang 28

lịch homestay khách du lịch sẽ được hòa mình vào cuộc sống của cư dân bản địavới các dịch vụ du lịch được cung cấp bởi chính những người dân nơi đây (NguyễnThị Quỳnh, 2015)

1.1.3 Vai trò của du lịch homestay

1.1.3.1 Vai trò của du lịch homestay với việc phát triển kinh tế

Du lịch là một trong những ngành kinh tế, Du lịch tạo ra rất nhiều việc làmcho người dân địa phương, hạn chế việc di dân từ nông thôn đến thành phố lớn; giảiquyết việc làm cho những đối tượng có nhiều thời gian rảnh rỗi sau khi hoàn thànhmùa, vụ ở nông thôn

Du lịch homestay với đặc điểm thường được tổ chức và phát triển ở nhữngnơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ, nơi mà các giá trị văn hóa truyền thốngcòn được bảo tồn, gìn giữ trong cộng đồng địa phương, nơi mà chưa có điều kiệnxây dựng các khu lưu trú nhà hàng, khách sạn Khách du lịch được bố trí vào nghỉtrong nhà dân được xây dựng chủ yếu bằng những vật liệu địa phương; tiêu dùngnhững sản phẩm dịch vụ do chủ nhà cung ứng

Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà

mà còn đem lại thu nhập cho những người dân khác với những dịch vụ bổ sungphục vụ khách du lịch Việc chia sẻ lợi nhuận này đem lại sự công bằng cho dân cưđịa phương Những thu nhập mà du lịch mang lại đã góp phần tích cực vào việcnâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015)

1.1.3.2 Vai trò của du lịch homestay đối với đời sống văn hóa – xã hội

Môi trường văn hóa – xã hội chứa đựng những tinh hoa ngàn đời để lại củacác thế hệ đi trước, những nét độc đáo về phong tục tập quán, những nét kiến trúcđặc trưng… tất cả đều có sức hút mạnh mẽ với những người không phải là dân cưbản địa, những người đến từ các nền văn hóa khác nhau, khiến họ phải say mê tìmhiểu, chiêm nghiệm thông qua các chuyến đi du lịch

Khác với khách của các loại hình du lịch khác, khách du lich homestay được

“cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt” với chủ nhà Do vậy khoảng cách giữa khách vàchủ nhà trở nên gần gũi, gắn bó Khách du lịch có cơ hội được khám phá và trải

Trang 29

1.1.3.3 Vai trò của du lịch homestay đối với tài nguyên du lịch, môi trường

Theo Pirojnik, du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điềunày có nghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm dulịch Vì hoạt động du lịch chủ yếu là các hoạt động ngoài nơi cư trú của du kháchnhư tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm, giải trí, nghỉ dưỡng…

Tỉnh Lâm Đồng khẳng định “tập trung các nguồn lực để xây dựng du lịch trởthành ngành kinh tế động lực của tỉnh” Tuy nhiên sự phát triển ồ ạt của ngành kinh

tế du lịch có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên, làm cho thiên nhiênkhông kịp phục hồi và đi đến chỗ bị hủy hoại

Ngoài ra quá trình toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu và ngày càng được

mở rộng, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho truyền thống văn hóa xãhội bản sắc văn hóa bị mai một dần, những phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìnbao đời có nguy cơ biến mất (Nguyễn Quốc Nghi và Phạm Lê Hồng Nhung, 2011)

Với những lý do nêu trên thì việc xây dựng và phát triển những loại hình dulịch mang tính bền vững một yêu cầu cấp thiết Và sự ra đời của các loại hình dulịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch homestay chính làhướng đi mới của ngành du lịch trong việc vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa đảmbảo tính bền vững cho tài nguyên du lịch

1.2 Điều kiện phát triển du lịch homestay

1.2.1 Điều kiện về cầu du lich

Một trong những yếu tố quan trọng để biến nhu cầu hàng hóa, dịch vụ nóichung trở thành thực tế là khả năng thanh toán của người tiêu dùng Riêng trong

Trang 30

lĩnh vực du lịch yếu tố khả năng thanh toán của du khách, thời gian rỗi và trình độ dân trí là những yếu tố quyết định, là tiền đề cho sự phát triển du lịch

Khách du lịch đi du lịch với nhiều động cơ khác nhau: Động cơ nghỉ ngơi đi

du lịch với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi tâm sinh lý, tiếp cận gần gũi vớithiên nhiên, thay đổi môi trường sống; Đi du lịch với mục đích thể thao; văn hóagiáo dục Động cơ nghề nghiệp đi du lịch với mục đích tìm hiểu cơ hội kinh doanhkết hợp giải trí; thăm viếng ngoại giao; công tác…

Xu hướng khách du lịch hướng tới những hoạt động với những giá trị trảinghiệm mới được hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo,nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính hoang sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo công nghệcao (tính hiện đại, tiện nghi) thay vì coi trọng điểm đến như trước đây

Xu hướng thay đổi tính chất nhu cầu du lịch là cơ hội lớn cho sự phát triểncủa loại hình du lịch homestay Du lịch homestay đã đáp ứng được nhu cầu thíchđược trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ nhằm tìm hiểu

về cộng đồng và phong cách sống của người dân địa phương cũng như nâng caohiểu biết về điều kiện tự nhiên và những nét văn hóa đặc sắc thông qua các hộ giađình đó Thông qua đó góp phần nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môitrường sống (Lê Thị Thanh Hiền, 2008)

1.2.2 Điều kiện an ninh chính trị, an toàn xã hội

An toàn là một trong những nhu cầu hàng đầu và quan trọng của con ngườitrong cuộc sống Trong hoạt động du lịch đòi hỏi an toàn về tính mạng tài sản, sứckhỏe và tinh thần lại càng trở nên cấp thiết hơn vì khách du lịch đến những vùng xa

lạ với nơi ở quen thuộc của mình Khi đi du lịch, khách du lịch luôn có xu hướngchọn điểm đến an toàn và ổn định Vì vậy, điều kiện về an ninh chính trị và an toàn

xã hội được coi là một trong những điều kiện bắt buộc phải có và vô cùng quantrọng để các quốc gia, các vùng, địa phương có thể phát triển du lịch

Du lịch nói chung, du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trongbầu không khí hòa bình, ổn định, trong tình hữu nghị giữa các dân tộc Du kháchthích đến những đất nước và vùng du lịch có không khí chính trị hòa bình, họ cảmthấy được yên ổn, tính mạng được coi trọng (Trần Đức Thanh, 2005)

Trang 31

Loại hình du lịch homestay, du khách không chỉ đến để tham quan, khámphá giá trị tài nguyên thiên nhiên mà còn tham gia vào trực tiếp vào việc hoạt độngsản xuất và sinh hoạt hằng ngày với người dân địa phương vì vậy mà môi trườngchính trị ổn định, xã hội an toàn là yếu tố tiên quyết đảm bảo rằng du khách được antoàn trong khi tham gia lưu trú tại nhà dân

1.2.3 Điều kiện kinh tế

Là một bộ phận của nền kinh tế nên sự phát triển của du lịch bị ảnh hưởngbởi sự phát triển của nền kinh tế Du lịch phát triển đóng góp vào sự phát triển kinh

tế nói chung, ngược lại nền kinh tế phát triển lại là điều kiện quan trọng đảm bảocho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Cụ thể, sự phát triển của ngành nôngnghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọng với du lịch Cung cấplương thực, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu của hoạt động

du lịch Một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến gỗ cung ứng vật tưcho du lịch Sự phát triển của ngành giao thông vận tải phát triển ảnh hưởng lớn đếnhoạt động du lịch cả về số lượng và chất lượng Đảm bảo vận chuyển được nhiềuhành khách đến các khu du lịch, điểm du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới vàđảm bảo cho du khách được an toàn trong suốt quá trình vận chuyển

Du lịch homestay là loại hình du lịch không đòi hỏi sự phát triển mạnh củacác ngành kinh tế như một số loại hình du lịch khác Nhưng để phát triển được dulịch homestay cũng cần phải đảm bảo một số điều kiện kinh tế như: việc vận chuyểnhành khách, cung cấp một số thực phẩm và hàng hóa mà người dân bản địa khôngthể sản xuất được (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015)

1.2.4 Chính sách phát triển du lịch

Chính sách phát triển du lịch quốc gia có vai trò “kim chỉ nam” dẫn đườngcho hoạt động phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong từng giaiđoạn nhất định Mỗi một quốc gia, do tầm quan trọng và trình độ phát triển củangành du lịch trong nền kinh tế khác nhau sẽ có các biện pháp và chiến lược pháttriển khác nhau Chính sách phát triển du lịch chung ở phạm vi khu vực và thế giớicũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của một quốc gia

Trang 32

Để phát triển du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng luôn đòi hỏicác cơ quan quản lý phải đưa ra được chính sách phù hợp để định hướng du lịchhomestay phát triển theo hướng thúc đẩy những mặt tích cực, hạn chế những mặttiêu cực, khai thác tối ưu các giá trị tài nguyên du lịch và đem lại lợi nhuận tối uucho tất cả các chủ thể tham gia (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015)

1.2.5 Điều kiện về tài nguyên du lịch

Một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển du lịch, đượccoi là điều kiện cơ bản để phát triển các loại hình du lịch, cấu thành nên sản phẩm

du lịch, thu hút khách du lịch chính là tài nguyên du lịch Theo Luật Du lịch(2005):

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - vănhóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thểđược sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các khu

du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” Như vậy có thể thấy tài nguyên

du lịch được chia thành 2 nhóm cơ bản là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên

du lịch nhân văn

Loại hình du lịch homestay, khách du lịch muốn được tự do khám phá thiênnhiên và tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của văn hóa bản địa Vì vậy, để pháttriển du lịch homestay phải biết khai thác các giá trị đặc sắc của tài nguyên du lịch

tự nhiên và những yếu tố khác biệt của giá trị văn hóa bản địa để tạo nên nhiều sảnphẩm du lịch với độ hấp dẫn và chất lượng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh vàlôi kéo du khách tham gia loại hình du lịch này

1.2.6 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm toàn bộ hệ thống giao thông vận tải (đường bộ,đường hàng không, đường sắt, đường thủy…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thốngcung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng… Đây là hệ thốngvật chất kỹ thuật do Nhà nước quy hoạch, xây dựng nhằm phát triển các hoạt độngkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và phục vụ đời sống cộng đồng nóichung

Trong du lịch, để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch cho khách du lịch, ngành du lịch địa phương và các doanh nghiệp tất yếu cần có sự hỗ trợ của hệ thống

Trang 33

cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng xã hội không chỉ có vai trò quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia mà còn là điều kiện cần thiết đểphát triển du lịch của một quốc gia

Du lịch homestay với đặc điểm thường được tổ chức khai thác và phát triển ởnhững vùng sâu, vùng xa, vùng thiên nhiên còn hoang sơ vì vậy mà hệ thống giaothông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì là cầu nối đưa du khách đến để thamgia trải nghiệm hoạt động du lịch homestay ở những nơi này

1.2.7 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm toàn bộ hệ thống trang thiết

bị, phương tiện kỹ thuật và điều kiện lao động do các đơn vị kinh doanh du lịch đầu

tư mua sắm và xây dựng, được sử dụng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhucầu của khách du lịch Sự tiện nghi, hiện đại của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch Việcđầu tư đầy đủ, có chất lượng cũng như bố trí, quy hoạch hợp lý hệ thống cơ sở vậtchất kỹ thuật du lịch trong các cơ sở lưu trú sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch tiêudùng dịch vụ hiệu quả nhất, góp phần phát triển hoạt động kinh doanh du lịch

Trong du lịch homestay thì cơ sở lưu trú của khách du lịch chính là nhà ở vàtoàn bộ các trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt của người dân bản địa Nhà ở và cáctrang thiết bị không đòi hỏi phải sang trọng, tiện nghi nhưng phải đảm bảo vệ sinh

và đặc biệt là phải mang đặc trưng tộc người thể hiện sự khác biệt với những nétphong tục tập quán, tông giáo tín ngưỡng riêng, thường được xây dựng, trang tríbằng các sản vật mang tính đia phương… Mỗi một kiểu nhà của một tộc người,một vùng miền lại thể hiện quan niệm sống, tính cách, phong tục của tộc người đó

Vì vậy, đó vừa là cơ sở lưu trú lại vừa là tài nguyên du lịch quý giá cho hoạt động

du lịch homestay

1.2.8 Nguồn nhân lực

Ngành du lịch mặc dù có liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau,mang tính chất khác nhau Nguồn nhân lực trong ngành du lịch được hiểu là lựclượng nhân lực tham gia vào quá trình phát triển du lịch, bao gồm nguồn nhân lựctrực tiếp và nhân lự gián tiếp Nhân lực du lịch trực tiếp là những người làm việc

Trang 34

trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và cácdoanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch Nhân lực gián tiếp là các nhân lực làm việctrong các ngành, các quá trình liên quan đến hoạt động du lịch như văn hóa, hài qua,giao thông, xuất nhập cảnh, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ côngcộng, môi trường, bưu chính viễn thông, cộng đồng dân cư…

Do đó, nếu xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành dulịch và của mỗi doanh nghiệp, lao động nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh du lịch

có thể phân thành 3 nhóm sau:

- Nhóm 1: Nhóm lao động chức năng quản lý Nhà nước về du lịch

- Nhóm 2: Nhóm lao động chức năng sự nghiệp ngành du lịch

- Nhóm 3: Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch

Mỗi nhóm lao động đều có vai trò, đặc trưng riêng biệt để phục vụ cho tínhchất công việc của mình Du lịch là ngành dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch phụthuộc vào thái độ phục vụ của người lao động vì vậy du lịch luôn sử dụng yếu tốchiều sâu của lao động Do đó, nhân lực của ngành du lịch phải được lựa chọn vàđào tạo bài bản về chuyên môn tại các trường lớp, tại các cơ sở kinh doanh du lịch.Vai trò quản lý của bộ phận quản lý Nhà nước về du lịch có vai trò đặc biệt quantrọng trong việc hoạch định chính sách phát triển ngành du lịch và quản lý ngành dulịch Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch của một quốc gia được chú trọngcũng là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch

Đối với du lịch homestay nguồn nhân lực lao động chính là chủ nhà và cácthành viên trong gia đình Họ là những người phục vụ không chuyên nghiệp Kỹnăng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh và phục vụ du lịchhomestay còn nhiều hạn chế Song họ lại là những người mến khách, cần cù yêu laođộng Và với đặc trưng văn hóa dân tộc họ là điển hình cho một di sản văn hóa bảnđịa mà không cần lời thuyết minh thì giá trị di sản vẫn được thể hiện dưới con mắtkhám phá của khách du lịch Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch homestay thìchính sách hỗ trợ cho việc đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ là vấn đề cần đượcquan tâm (Nguyễn Thị Quỳnh, 2015)

1.2.9 Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch

Trang 35

du lịch thường là những tác nhân hình thành nhu cầu du lịch Hiệu ứng xúc tiếnquảng bá, quảng cáo du lịch định hướng cho việc hình thành cầu du lịch, thôi thúccon người đi du lịch lần đầu và tái hình thành nhu cầu du lịch đối với sản phẩm dulịch cụ thể.

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của du lịch homestay thì những hoạt độngxúc tiến quảng bá du lịch không thể thiếu trong việc phát triển loại hình du lịch này

Du lịch homestay thường được tổ chức tại những khu vực khó khăn về phát triểnkinh tế, vùng sâu vùng xa… vì vậy thông tin đến du khách còn khá nghèo nàn.Khách du lịch chưa biết đến sự phát triển của loại hình du lịch này ở những nơi xaxôi đó Vì vậy việc tuyên truyền quảng bá có ý nghĩa vô cùng quan trọng Thôngqua các ấn phẩm, các thông tin trên mạng internet giúp du khách tìm thấy đượcnhững thông tin về loại hình du lịch này, từ đó làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch homestay

1.3.1 Yếu tố về tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng trong việc pháttriển tiềm năng du lịch của một khu vực, một quốc gia hay một địa phương Điều

6 điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, thủy văn

và tài nguyên nước, hệ động, thực vật…

-Vị trí địa lý của một vùng, quốc gia hay đại phương có tác động rất lớnđến sự phát triển du lịch Một quốc gia, vùng lãnh thổ, điểm du lịch nằm ở khuvực kinh tế phát triển, có điều kiện giao thông thuận lợi, nhiều cảnh quan thiênnhiên đẹp là điều kiện lý tưởng thu hút khách du lịch Ngược lại, với một vị tríkhông thuận lợi sẽ hạn chế lượng khách du lịch

- Địa hình: là hình dạng cấu tạo của bề mặt trái đất, với các dạng hình thái

Trang 36

khác nhau, đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phongcảnh và sự đa dạng về phong cảnh có ý nghĩa quang trọng trong việc thu hútkhách du lịch Trong hoạt động du lịch, các khu vực có địa hình đa dạng, độcđáo, khác lạ có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch Sự hấp dẫn về địa hình trong

du lịch đến từ một số dạng hình thái cơ bản: địa hình đồi, núi có phong cảnh đẹp,đại hình karst và hang động, địa hình bờ biển

Đối với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quantrọng với việc thu hút khách Địa hình đồi núi và là nơi tập trung tài nguyên dulịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá

và là nơi hội tụ các nền văn hóa của các dân tộc anh em Một vùng đồi núi với hệthống hồ, sông, suối, thác ghềnh chằng chịt, những thung lũng rộng lớn … đầy ắpnhững sản vật chính là nguồn nguyên liệu dồi dào tại chỗ để chế biến những món

ăn độc đáo góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch

- Khí hậu: là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc hìnhthành nhu cầu du lịch cũng như tác động đến việc quyết định lựa chọn điểm đến

du lịch của du khách Khí hậu tác động tới du lịch ở hai phương diện: Ảnh hưởngđến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch; Mộttrong những yếu tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch

1.3.2 Yếu tố về an ninh chính trị, kinh tế - xã hội

- Sự ổn định chính trị quốc gia:

Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn củađất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động dulịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kì quan trọng Sự bảo đảmvững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và kháchtới thamquan

Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất, tinhthần độc đáo, khác lạ với quê hương mình” Điều này đòi hỏi sự giao lưu, đi lạicủa du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau Nền chính trị hòa bình, hữunghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế

Từ những biểu hiện trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh

Trang 37

chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sựthành bại của ngành du lịch Với nền chính trị ổn định, hòa bình không chiếntranh xung đột sẽ đảm bảo cho việc thu hút khách du lịch Thực tế cho thấy, ởnhững quốc gia có nền chính trị ổn định, hòa bình thường thu hút đông đảo khách

du lịch vì những nơi này họ cảm thấy yên tâm hơn, an toàn hơn cho tính mạng vàtài sản của họ Ngược lại, ở những nơi có chính trị không ổn định thì du lịchkhông phát triển được

Du lịch homestay “du khách sẽ ăn, ngủ, vui chơi và học hỏi tại nhà ngườidân, nơi mà du khách đến trú trong thời gian tạm gác tất cả cho chuyến du lịch”,vậy sự ổn định về chính trị, môi trường thân thiện là yếu tố mà du khách quyếtđịnh lựa chọn loại hình du lịch này

- Sự phát triển kinh tế của quốc gia:

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh và pháttriển du lịch là điều kiện kinh tế chung Nền kinh tế chung phát triển là tiền đềcho sự ra đời và phát triển ngành kinh tế du lịch Theo các chuyên gia của Hộiđồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịchmột cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chấtcần thiết cho du lịch

Khả năng phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào thực trạng cũng như tìnhhình phát triển kinh tế của quốc gia đó Một nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề đểcho sự hình thành và ra đời của ngành du lịch địa phương

Tóm lại, phát triển loại hình du lịch cộng đồng nói chung và du lịchhomestay nói riêng nhằm mục đích để phát triển du lịch bền vững gắn chặt vớiviệc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệmôi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đặc biệt giảm tỉ

lệ thất nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương

1.3.3 Yếu tố văn hóa, lịch sử

Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử docon người sáng tạo ra trong đời sống So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng

du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu Đại bộ

Trang 38

phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày kháchđến)

Các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc là một trong những nơithu hút khách du lịch Gắn với nó là loại hình du lịch khám phá, tìm hiểu về đờisống nơi cư trú của cư dân bản địa, các di tích lịch sử, du lịch hành hương, tham gia

lễ hội,…

Đối với loại hình du lịch homestay, sự hấp dẫn muốn tìm hiểu về đời sốngvăn hóa tinh thần, phong tục tập quán , nơi cư trú của cư dân địa phương, các di tíchlịch sử chính là yếu tố quyết định thu hút khách và cũng ảnh hưởng đến việc hìnhthành mùa vụ trong hoạt hoạt động kinh doanh du lịch

1.3.4 Yếu tố về môi trường

Việc tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực tiếp

sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý nghĩa tolớn đối với khách Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm sâu sắc về tự nhiên, thấyđược giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người Điều này có nghĩa là bằngthực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sự nghiệp giáo dục môitrường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm Nhu cầu du lịch nghỉ ngơitại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệmôi trường

Khách của loại hình du lịch homestay, thường có nhu cầu tham quan làngbản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, Thông thường cácchuyến du lịch này được tổ chức tại các vùng rừng núi còn mang tính tự nhiên,hoang dã, hệ sinh thái đa dạng, địa điểm hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lạithưa thớt dân cư, các điều kiện sinh hoạt, đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đốivới khách tham quan, những lúc như vậy khách du lịch cần có sự giúp đỡ như cần

có người dẫn đường để khỏi bị lạc, cần nơi để nghỉ qua đêm, đồ ăn… đã đượcngười bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ Lúc đó, khách du lịch có

sự hỗ trợ của người dân bản xứ - đây là tiền đề cho sự phát triển loại hình du lịch

Trang 39

cộng đồng homestay Việc thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của khách

1.3.5 Năng lực của người làm du lịch homestay

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành

du lịch, bởi nó tác động quyết định trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanhnghiệp và sự phát triển ngành du lịch Các doanh nghiệp du lịch có phát triển kinhdoanh được hay không phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên của mình Thực tếtrong thời gian gần đây, ngành du lịch của có tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lựcchất lượng cao (33,3%), nguyên nhân do: Nhiều cán bộ quản lý, lao động có taynghề chuyên môn cao đến tuổi nghỉ hưu, trong khi lực lượng kế thừa chưa đủ lượng

và chất để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện nay Chưa có sự ổn định cao vềđội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch, tỷ lệ lao động thuyên chuyển công tác từdoanh nghiệp du lịch này đến doanh nghiệp du lịch khác hoặc ra khỏi ngành khácao

Vì vậy, để tránh tình trạng thiếu lao động cho ngành du lịch nói chung và dulịch phục vụ loại hình du lịch homestay, các cấp, ngành được giao nhiệm vụ cũngnhư các doanh nghiệp du lịch cần có chiến lược bền vững về đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực theo hướng ngày càng nâng cao trình độ tay nghề cho người laođộng nhằm đón đầu các dự án đầu tư du lịch và hạn chế sự dịch chuyển lao độngtrong ngành

1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở một số quốc gia trên thế

Trang 40

giới

1.4.1.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay ở Malaysia

Malaysia là đất nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia là nước đã triểnkhai một chương trình du lich ở nhà dân “homestay in Malaysia”, đạt được kết quảkhả quan và là một điểm đến của du lịch homestay trong khu vực Những chínhsách và phương thức tổ chức du lịch homestay của Malaysia sẽ là kinh nghiệm choViệt Nam trong quá trình phát triển:

Ngày đăng: 11/01/2019, 23:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011),“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Kiên Giang”, "Tạp chíkhoa học
Tác giả: Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang
Năm: 2011
3. Lê Thị Thanh Hiền (2008), “Phát triển du lịch homestay ở Sapa”, Luận văn Thạc sĩ du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển du lịch homestay ở Sapa”
Tác giả: Lê Thị Thanh Hiền
Năm: 2008
4. Mai Ngoc Khuong and Pham Dac Luan (2015), “Factors affecting tourists’satisfaction towards Nam Cat Tien National park, VietNam – A Mediation analysis of perceived value”, International Journal of Innovation, Management and Technology, Vol. 6, No. 4, pp. 238-243 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting tourists’satisfaction towards Nam Cat Tien National park, VietNam – A Mediation analysisof perceived value”, "International Journal of Innovation, Management andTechnology
Tác giả: Mai Ngoc Khuong and Pham Dac Luan
Năm: 2015
5. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Lưu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2009
6. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóaThông tin
Năm: 2008
7. Nguyễn Văn Mạnh - Nguyễn Đình Hòa (2008), Giáo trình Marketing du lịch, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing dulịch
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh - Nguyễn Đình Hòa
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân
Năm: 2008
8. Nguyễn Quốc Nghi (2013), “Giải pháp phát triển du lịch homestay tại các cù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 27, trang 11-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển du lịch homestay tại cáccù lao ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, "Tạp chí khoa học trường Đại học CầnThơ
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi
Năm: 2013
9. Trần Thị Hồng Nhạn (2010), “Giải pháp phát triển ngành du lịch Lâm Đồng đến năm 2020”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển ngành du lịch LâmĐồng đến năm 2020”
Tác giả: Trần Thị Hồng Nhạn
Năm: 2010
10. Nguyễn Thị Quỳnh (2015),“Phát triển du lịch homestay tại tỉnh Ninh Bình”, Luận văn Thạc sĩ du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển du lịch homestay tại tỉnh NinhBình”
Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh
Năm: 2015
12. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinhdoanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động Xã hội
Năm: 2012
13. Trần Văn Thông (2003), Kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Trần Văn Thông
Năm: 2003
15. Tổng cục Du lịch (2006), Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân, Đề tài nghiên cứu cấp bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nướcngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân
Tác giả: Tổng cục Du lịch
Năm: 2006
17. Lê Thị Tuyết và cộng sự (2014), “Đánh giá sự hài lòng của khách nội địa về chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm”, Tạp chí khoa học và phát triển, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Số 27, trang 26-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá sự hài lòng của khách nội địavề chất lượng dịch vụ du lịch tại làng cổ Đường Lâm”, "Tạp chí khoa học và pháttriển
Tác giả: Lê Thị Tuyết và cộng sự
Năm: 2014
18. Nguyễn Thị Hồng Vân (2013), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu”, Luận văn thạc sĩ du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một sốgiải pháp phát triển du lịch homestay ở Mộc Châu”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Vân
Năm: 2013
19. Nguyễn Thạnh Vượng (2014), “Sự lựa chọn của du khách đối với du lịch homestay ở Tiền Giang”, Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 08, trang 45-47.* Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự lựa chọn của du khách đối với du lịch homestay ở Tiền Giang”, "Tạp chí kinh tế và dự báo
Tác giả: Nguyễn Thạnh Vượng
Năm: 2014
1. Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P., (2010). The Developmental Model of Cultural Tourism-Homestay of the Lao Vieng and Lao Song Ethnic Groups in the Central Region of Thailand, Journal of Social Sciences 6 (1): 130-132, 2010 ISSN 1549-3652 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Developmental Modelof Cultural Tourism-Homestay of the Lao Vieng and Lao Song Ethnic Groups in theCentral Region of Thailand, Journal of Social Sciences
Tác giả: Chaiyatorn S., Kaoses P., & Thitphat P
Năm: 2010
2. Kanoknon Seubsamarn và Seonghee Cho (12/2009). “Tourist motivation to use homestay in Thailan and their satisfaction based on”, Đại học Missouri Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). “Tourist motivation touse homestay in Thailan and their satisfaction based on”
14. Tổng cục Du lịch ((2006, Tổ chức SNV và IUCN (2003), Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam Khác
16. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch Lâm Đồng, Báo cáo năm 2014, 2015, 2016 Khác
2. Cổng thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, http://b 3. Cục thống kê Lâm Đồng, http:/ /cucthon gke. lamdong.g ov VN/H o m e / Pages / De f ault.aspxvhttd l.gov .vn/ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w