Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu TươngNghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRIỆU THỊ THANH HƯƠNG
NGHIÊN CỨU TRUYỆN THƠ NÔM TÀY
LƯU TƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRIỆU THỊ THANH HƯƠNG
NGHIÊN CỨU TRUYỆN THƠ NÔM TÀY
LƯU TƯƠNG
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS DƯƠNG THU HẰNG
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Nghiên cứu truyện thơ Nôm
Tày Lưu Tương” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Thu Hằng là kết quả
nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 7 năm 2018
Tác giả luận văn
Triệu Thị Thanh Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam được hoàn thành tại Đại học
Sư phạm Thái Nguyên Có được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc tới PGS.TS Dương Thu Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp
đỡ tôi với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn “Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương”
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Văn học Việt Nam cho bản thân tôi trong thời gian qua
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất song do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 7 năm 2018
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Bố cục của luận văn 11
NỘI DUNG 12
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM LƯU TƯƠNG 12
1.1 Khái quát về văn hóa Tày 12
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 12
1.1.2 Đặc điểm văn hóa - xã hội 13
1.2 Truyện thơ Nôm Tày 17
1.2.1 Khái quát chung 17
1.2.2 Quá trình phát triển của truyện thơ Nôm Tày 20
1.3 Truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương 21
1.3.1 Vấn đề văn bản 21
1.3.2 Tóm tắt cốt truyện 27
Chương 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN THƠ NÔM TÀY LƯU TƯƠNG 30
2.1 Ca ngợi tài trí và sức mạnh của người anh hùng 30
2.1.1 Ca ngợi tài trí của người anh hùng 30
Trang 62.1.2 Ca ngợi sức mạnh của người anh hùng 34
2.2 Lưu giữ giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Tày 39
2.2.1 Niềm tin vào mẹ Hoa 39
2.2.2 Niềm tin vào thế giới siêu hình 41
2.2.3 Truyền thống sống tương thân, tương ái 45
2.3 Quan niệm tình yêu và hạnh phúc lứa đôi bao dung, phóng khoáng 50
2.3.1 Tình yêu vượt không gian, thời gian với công chúa Long cung 50
2.3.2 Tình yêu ân nghĩa nơi trần thế với công chúa con vua Sở 54
Chương 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN THƠ NÔM TÀY LƯU TƯƠNG 58
3.1 Kết cấu 58
3.1.1 Mở lời - một sáng tạo mới 59
3.1.2 Truyện lồng truyện 60
3.1.3 Sự kết hợp tự sự - trữ tình 64
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 71
3.2.1 Hệ thống nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương 71
3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương 73
3.3 Ngôn ngữ dân tộc Tày qua truyện thơ Nôm Lưu Tương 80
3.3.1 Hệ thống từ ngữ, hình ảnh mang đậm bản sắc văn hóa Tày 80
3.3.2 Sự hòa điệu giữa tiếng Tày và tiếng Kinh 87
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Tày, truyện thơ Nôm Tày là thể loại xuất hiện khá muộn nhưng để lại giá trị quan trọng cần được bảo lưu và trao truyền cho thế hệ sau Trước nguy cơ mai một những nét đẹp văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập, việc sưu tầm, phục dựng, công bố và nghiên cứu, giới thiệu các truyện thơ Nôm Tày còn đang lưu truyền và có nguy cơ thất lạc là một việc làm có ý nghĩa
Văn bản truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương do Nông Phúc Tước và Bế Sĩ Uông
sưu tầm, biên dịch (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2013) là một trong những tác phẩm thể hiện được sự đam mê, yêu thích và trách nhiệm đối với vốn di sản truyền thống của các trí thức Tày hiện đại Trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn, các tác giả đã quyết tâm hoàn thiện được tác phẩm để giới thiệu tới người đọc Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm này nếu được làm rõ sẽ góp phần khẳng định rõ hơn vị trí của thể loại độc đáo trong kho tàng văn học, văn hóa Tày
Là một người con dân tộc Tày của quê hương Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - nơi
đã lưu truyền truyện thơ Nôm Lưu Tương, chúng tôi mong muốn góp phần giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc nghiên cứu và giới thiệu tác phẩm đến đông đảo bạn đọc Đặc biệt chúng tôi hy vọng có thể giới thiệu tác phẩm này cho giáo viên và học sinh các trường phổ thông trong các giờ dạy văn học địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương” để nghiên cứu
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Những công trình nghiên cứu chung về truyện thơ
Năm 1983, tác giả Võ Quang Nhơn trong cuốn Văn học dân gian các dân tộc
ít người ở Việt Nam [35] đã đánh giá cao vị trí của truyện thơ Nôm trong văn học
dân tộc các dân tộc ít người ở Việt Nam Sách gồm bảy chương, trong đó ông đã
dành hẳn một chương để nói về truyện thơ - thể loại được coi là “một dấu nối
Trang 8giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn” và “sự phân biệt giàu nghèo và theo đó là sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp” là một trong những tiền đề
để truyện thơ ra đời [35, tr.393] Về đề tài của truyện thơ, tác giả cho rằng chúng
rất phong phú, “chúng đề cập đến nhiều mặt trong hiện thực xã hội của các dân
tộc anh em: hoặc thân phận những đứa trẻ mồ côi; hoặc cuộc sống cực nhục của những người lao động nghèo khổ; hoặc khát vọng lập công cứu nước trả thù nhà của các chàng trai; hoặc các mốc lịch sử lớn trong đời sống các dân tộc Đặc biệt là đề tài về cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, cho quyền sống của người phụ nữ trong lòng xã hội cũ là một đề tài khá phổ biến Đó là khát vọng dân chủ thiết tha, mãnh liệt của quần chúng trong lòng xã hội phong kiến mà quyền sống con người bị chà đạp, bóp nghẹt nặng nề, được phản ánh vào trong nền văn học truyền thống các dân tộc anh em” [35, tr.395-396]
Trên Tạp chí văn học năm 1997, số 7, Lê Trường Phát có bài viết “Về mô
hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số” [39] Tác giả nhận xét: Ở
truyện thơ Nôm của người Việt “mọi người hầu như đã nhất trí rằng phần lớn cốt
truyện của thể loại này được xây dựng theo mô hình “kết thúc có hậu” gồm ba chặng: Gặp gỡ - Tai biến - Đoàn tụ Nói “phần lớn” bởi lẽ mô hình cốt truyện này chỉ áp dụng với những tác phẩm mà đề tài chủ đạo là tình yêu đôi lứa Tuy nhiên, đây là đề tài chủ yếu, cơ bản của thể loại” [39, tr.52] Ở truyện thơ các dân tộc
thiểu số, với 20 tác phẩm (của 05 dân tộc: Tày, Thái, Mường, H’mông, Chăm) đã được dịch sang tiếng Việt tính đến năm 1997, Lê Trường Phát nhận thấy loại tác phẩm thể hiện đề tài tình yêu có kết thúc bi kịch (kết thúc không có hậu) chiếm số lượng áp đảo Trong số 20 tác phẩm có tới 13 tác phẩm thuộc kiểu kết thúc bi kịch Ông khẳng định: Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, “kiểu kết thúc bi kịch mới phổ biến và tiêu biểu” [39, tr.54] Nhưng “riêng ở nhóm truyện thơ Tày - Nùng, tình hình ngược lại: kiểu “kết thúc có hậu” chiếm tỉ lệ lấn át” [39, tr.54] Sở
dĩ có hiện tượng này, “chính là do vai trò tham gia sáng tạo tác phẩm của các
Nho sĩ, thầy đồ người Việt miền xuôi lên; họ mang theo ảnh hưởng của truyện Nôm Việt vào truyện thơ Tày - Nùng “Kết thúc có hậu” là một cách để dân gian
Trang 9tấn công (tất nhiên trong mơ ước) vào lễ giáo phong kiến (mà thực chất là tín điều Nho giáo) trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân” [39, tr.54]
Tác giả Phan Đăng Nhật, năm 2004 có bài Truyện thơ, in trong cuốn sách
Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của Vũ Anh
Tuấn [57] Khi phân loại truyện thơ, ông đưa ra hai tiêu chí phân loại: Phân loại truyện thơ theo phương thức diễn xướng, nguồn gốc tác phẩm Truyện thơ được chia làm 04 nhóm:
- Nhóm truyện thơ gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian
- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian các dân tộc
- Nhóm truyện thơ kế thừa truyền thống trữ tình thơ ca dân gian các dân tộc
- Nhóm truyện thơ thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của truyện thơ Nôm Kinh
Phân loại truyện thơ theo tiêu chí đề tài, theo cách này, truyện thơ được ông chia làm 03 loại:
- Truyện thơ về tình yêu
- Truyện thơ về người nghèo khổ
- Truyện thơ về chính nghĩa
Về vấn đề hình thành truyện thơ, Phan Đăng Nhật cho rằng “truyện thơ ra
đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại của nó Lúc bấy giờ trong xã hội các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn Mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của đôi lứa với đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng nhiều khi tàn bạo của gia đình và
xã hội; mâu thuẫn giữa kẻ nghèo khó và kẻ giàu sang; mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa Lúc này vấn đề thân phận của con người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng thoả đáng” [57, tr.401]
2.2 Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Tày
Đầu tiên, chúng ta biết đến 08 tác phẩm truyện thơ Tày (truyện Nam Kim -
Thị Đan, Lưu Đài - Hán Xuân, Kim Quế, Chim sáo, Trần Châu, Đính Quân, Quảng Tân - Ngọc Lương, Vượt biển) trong bài “Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày
- Nùng”, viết giới thiệu cho hai tập Truyện thơ Tày - Nùng, xuất bản năm 1964, do
Trang 10nhà thơ Nông Quốc Chấn giới thiệu [11] Bài viết đã có những nhận xét quan trọng về những nét đặc biệt trong nền văn học cổ điển Tày - Nùng, về hai nội dung chính của tám truyện thơ trên (một là, tính cách anh hùng, chí khí dũng cảm, tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ để vươn lên tới đích; hai là, thiết tha với quyền sống con người lao động, yêu quý chính nghĩa và điều thiện, căm thù phi nghĩa và tội ác, về những yếu tố tiêu cực (triết lý duy tâm không tưởng và tính giai cấp mơ hồ) Ngoài ra bài viết còn có những nhận xét quan trọng về hình thức nghệ thuật của truyện thơ như: cách bố cục câu chuyện, bút pháp mô tả, thể thơ và lời thơ
Tác giả Lục Văn Pảo, năm 1992, trong Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 đã có bài viết “Truyện Nôm Tày” [36] Tác giả đã đưa ra những lý lẽ thuyết phục rằng
truyện thơ Tày là sản phẩm song trùng: Một mặt là sản phẩm của một loại hình thức văn học dân tộc ra đời, song cũng là sản phẩm được sinh ra bởi chữ Nôm Không có chữ Nôm Tày thì không có truyện thơ Tày tồn tại như ngày nay Tác giả
đã đưa ra một danh mục truyện thơ Nôm Tày được sưu tầm trong nhiều năm, gồm
có 47 truyện (Trong đó có 39 truyện thuộc nhóm truyện do người Tày sáng tác, 06 truyện bắt nguồn từ các truyện Nôm Kinh, 2 truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Trung Quốc) Quả thực, đây là số lượng tác phẩm có quy mô đồ sộ mà ít dân tộc nào sánh được Tuy nhiên danh mục này, còn có thể tiếp tục bổ sung Bài viết
đã khẳng định: “Xét về nội dung, những truyện thơ này phản ánh cuộc sống của
người Tày khá phong phú, đa dạng Việc tìm hiểu tư tưởng xã hội người Tày trong lịch sử, nhất là bộ phận phong tục tập quán, nếp sống đã qua thì kho tàng này dường như chiếm địa vị độc tôn nếu không muốn nói là duy nhất ” [36, tr.20]
Năm 2003, nhóm tác giả Triều Ân, An Định, Hoàng Quyết, Hoàng Thị Cành,
do Triều Ân chủ biên trong Chữ Nôm Tày và truyện thơ [6], có đưa ra những bằng
chứng nhằm giải thích sự kiện: “Truyện thơ Tày xuất hiện từ bao giờ?” Nhóm tác
giả cho rằng “Suy nghĩ tìm tòi truyện thơ Tày xuất hiện từ bao giờ, ta thấy có nét
chung là xuất hiện từ sau khi có văn tự Nôm Tày (là thế kỉ thứ V); đi vào cụ thể từng pho truyện ta sẽ thấy sự xuất hiện khác nhau về thời điểm ta cần đọc xem xét nội dung truyện cũng như bối cảnh lịch sử, tương quan lịch sử của truyện
Trang 11đó” [6, tr.32-33] Nhóm tác giả đã phân loại nguồn gốc truyện thơ Tày từ trước
năm 1945, và “tổng quát lại, ta biết truyện thơ Nôm Tày bắt nguồn từ xã hội
người Tày là chủ yếu (trừ truyện Sơn Bá - Chúc Anh Đài gốc Trung Quốc hoặc có một vài truyện mượn tích hoặc truyện của người Việt để Tày hóa như Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa ) Trong truyện thơ Nôm Tày, dù có mượn tên nhân vật (như vua nước ngoài) mượn tên đất nước dưới miền xuôi hoặc dưới âm phủ, ta hãy quên những tên rất thật ấy đi để thấy giá trị hiện thực, nhân đạo của truyện Tên nhà vua, tên đất, lúc này chỉ còn có giá trị ước lệ, vay mượn “cho có chuyện” mà thôi” [6, tr.35-36] Nhóm tác giả đã giới thiệu 05 truyện thơ rất phổ
biến và được hâm mộ trong dân tộc Tày, đó là Nàng Kim, Nàng Hán, Nàng
Quyển, Nàng Ngọc Long, Nàng Ngọc Dong và có những lời nhận xét, phân tích về
nội dung, nghệ thuật của 05 truyện thơ một cách xác đáng với tư cách là những người am hiểu truyện thơ Nôm Tày Sau đây là một vài lời nhận xét chung nhất
cho 05 truyện thơ này: “Qua 05 truyện thơ về các “Nàng”, ta dễ nhận thấy một
điều là các nhân vật nữ thuộc tuyến chính nghĩa đều là những người phúc hậu, người tốt, hiền lành Dù tác giả (khuyết danh, dân gian) có xây dựng các nàng có nguồn gốc từ đâu, là người trần thế hay tiên nữ giáng trần, đều nhằm mục đích gây được cảm tình từ đầu cho người đọc, người nghe và “thông qua các nhân vật
“Nàng” truyện thơ ca ngợi tự do, nhất là tự do luyến ái, tự do hôn nhân Ở họ tình yêu nào cũng trong sáng thuỷ chung, tình phu thê nào cũng trọn vẹn, tình mẫu
tử nào cũng thiết tha sâu sắc Họ là những người có đạo đức, tôn trọng chính nghĩa, lễ nghĩa, tu nhân tích đức ” [6, tr.88-89]
Tiếp tục, trong công trình Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại năm 2004 [7],
Triều Ân có nói lại vài nét về truyện thơ Nôm và tác phẩm Thị Đan Trong phần truyện thơ Nôm Tày, tác giả nhắc lại thời điểm ra đời truyện thơ Tày, phân loại nguồn gốc truyện thơ Nôm Tày cùng một vài đặc điểm nghệ thuật truyện thơ Nôm
Tày và giới thiệu ba thể loại với ba tác phẩm: Lượn cùng tác phẩm “Hồng nhan tứ
quý”; khúc hát then và tác phẩm “Khảm hải”; truyện thơ Nôm và tác phẩm “Thị Đan” Trong phần tác phẩm Thị Đan, Triều Ân đã kể lại nội dung câu chuyện,
Trang 12cùng với những lời nhận xét về nhân vật, giá trị nội dung của truyện: “Truyện thơ
Nôm “Thị Đan” có tính nhân dân lại có tính chiến đấu nữa Tác phẩm đã nêu lên được quan niệm, ước vọng về luyến ái theo nhân sinh quan của nhân gian Truyện thơ mang nội dung tố cáo chế độ phong kiến cũ hà khắc đã tỏa chiết tình cảm trai gái đồng thời mong muốn một luyến ái tự do, một hôn nhân nhân đạo” [7, tr.40]
Tiếp đó, tác giả đưa ra những nét chung về nội dung ba áng thơ, đó là nỗi đau đời của kiếp người xưa, một trong những nỗi đau là người phụ nữ với tập tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy; nét chung thứ hai về nội dung là mơ ước và hy vọng của
người xưa, mà một trong những mơ ước đó là “muốn có một tình yêu trong sáng
thuỷ chung trong một chế độ nào đó bênh vực, bảo vệ cuộc sống con người với tất
cả lòng nhân đạo, bênh vực tự do luyến ái, tự do hôn nhân” [7, tr.46]; nét chung
cuối cùng là những mặt tiêu cực về nội dung, cả ba thể loại đều có chung quan
niệm về cuộc sống nhân sinh, “quan niệm mọi sự an bài đều do Bụt Cả, do trời,
do số phận” [7, tr.50]
Trong Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn Sự tương đồng và khác biệt về
nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái, năm 2009 [42], Triệu Thị
Phượng đã so sánh truyện thơ Tày với truyện thơ Thái và chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về đề tài, chủ đề, tư tưởng - tình cảm - thái độ của nhân vật giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái Công trình đã phần nào cho chúng ta hiểu thêm
về mối quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Tày và Thái
Năm 2006, trong Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn Tìm hiểu truyện thơ Tày Nhân
Lăng về phương diện thi pháp kết cấu cốt truyện và nhân vật, [53], Đỗ Thị Hùng
Thúy đã nêu một luận điểm đáng chú ý: “ Qua việc tìm hiểu thi pháp kết cấu cốt
truyện thơ Nhân Lăng chúng tôi nhận thấy: Truyện thơ Nhân Lăng là sự lựa chọn, lắp ghép các môtíp khác nhau từ những truyện cổ khác nhau về người mồ côi của người dân tộc Tày để tạo nên một kết cấu cốt truyện mới " [53]
Một công trình có đóng góp không nhỏ vào việc nghiên cứu truyện thơ Tày,
đó là Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại năm
2004 của tác giả Vũ Anh Tuấn [57] Tác giả đã nghiên cứu truyện thơ Tày từ
Trang 13nguồn gốc thể loại, quá trình phát triển cho đến việc tìm hiểu các phương diện của thi pháp thể loại (thi pháp cấu trúc, thi pháp nhân vật và đặc điểm thi pháp lời văn nghệ thuật) Về nguồn gốc của truyện thơ Tày, tác giả phân tích cả nguồn gốc nội sinh trong quá trình phát triển văn hóa tộc người và nguồn gốc ngoại sinh trong quá trình tiếp biến văn hóa tộc người Về quá trình phát triển, tác giả nêu ra ba thời kì như sau:
Thời kì đầu tiên là thời kì có số lượng áp đảo của loại truyện thơ về đề tài
tình yêu, trong đó “số lượng truyện thơ tình yêu kiểu trữ tình - tự sự nghiêng về
đặc điểm trữ tình giàu chất thơ biểu hiện tâm trạng tiêu biểu hơn là các truyện thơ trữ tình nghiêng về đặc điểm tự sự” [57, tr.71] Loại truyện thơ này kế thừa
truyền thống trữ tình của dân ca Thời kì này vào khoảng trước thế kỷ thứ XVII [57, tr.110]
Thời kì thứ hai là “sự hình thành và phát triển chủ yếu những truyện thơ về
sự nghèo khổ Trong đó, phần lớn là những truyện cổ tích sinh hoạt được kể lại bằng thơ” [57, tr.72] Ở thời kì này, “truyện thơ tình yêu tiếp tục phát triển nâng cao, nhưng đây là thời điểm ý thức cá nhân về quyền sống đã trở thành khát vọng cháy bỏng trong một thời đại phong kiến tỏa chiết mạnh mẽ Do đó, màu sắc lãng mạn nhạt dần để thay vào đó tính phản kháng quyết liệt đến mức không còn kết thúc có hậu ở những truyện mang đậm bản sắc tộc người” [57, tr.72] Thời kì này
là từ thế kỷ VXII trở đi [57, tr.114]
Thời kì thứ ba là thời kì “nở rộ khuynh hướng truyện thơ đề tài chính nghĩa
có cách kết thúc thiên về thuyết giáo đạo đức Đây cũng là thời kì chữ Nôm Tày đã hoàn chỉnh, thời kì giao lưu Tày - Kinh có tính đột biến và cũng là thời kì bùng nổ đấu tranh giai cấp, cả cộng đồng Tày trực tiếp tham gia vào làn sóng nông dân khởi nghĩa” [57, tr.72-73] Ở thời kì này, truyện thơ Tày “được mang một hình thức tồn tại mới: thành văn Người tiếp nhận truyện thơ Tày đã có thể hưởng thụ bằng những cách thức khác nhau: đọc, ngâm, kể, hát" Ở thời kì này, “truyện thơ Nôm Tày đã được hoàn thiện và thật sự trở thành điểm nối giữa văn học dân gian với văn học thành văn” [57, tr.73] Thời kì này, theo tác giả, có lẽ bắt đầu từ giữa
thế kỷ XVIII trở đi [57, tr.117]
Trang 14Có thể thấy, chuyên khảo Truyện thơ Tày, nguồn gốc, quá trình phát triển và
thi pháp thể loại của tác giả Vũ Anh Tuấn là một chuyên khảo có giá trị khoa học,
nghiên cứu một cách có hệ thống và công phu về truyện thơ Tày Truyện thơ của dân tộc Thái, dân tộc Mường cũng phong phú không kém và cũng đã được công
bố, sưu tầm không ít, nhưng cho đến nay giới nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số nước ta chưa có được những công trình tương tự về chúng như cuốn sách của nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn
2.3 Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Nôm Lưu Tương
Đối với truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương do Nông Phúc Tước và Bế Sĩ Uông
sưu tầm, biên dịch (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2013) đến nay chúng tôi chưa
tìm thấy một công trình nghiên cứu cụ thể nào Duy chỉ có bài viết Nét đặc trưng
văn hóa trong truyện thơ Nôm Tày đăng trong Tạp chí Văn học nghệ thuật số 394, tháng 4/2017 của tác giả Cao Thị Hảo [17] có đoạn viết về Lưu Tương như sau: đó
là lòng mến khách, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn là một trong những nét đẹp truyền thống của người Tày Trong các tác phẩm truyện thơ Nôm, ta thường gặp sự tương thân tương ái giữa người với người
Trong Lưu Tương, khi vua Sở chạy giặc Phàn, bị lạc ở trong rừng phải vào một
nhà dân xin được giúp đỡ:
Vua vào đứng dưới chân thang gác Chắp tay xin cô bác chủ nhà
Chủ nhà đã chân tình nói lời cảm thông:
Ai đã lìa gia chương đều thấu Dẫu nghèo đói chẳng chối khách nhờ Mời ông hãy lên nhà ngồi nghỉ
Chủ nhà lên tiếng giục vợ con:
Cơm nguội liệu có còn hay hết Nếu hết thì bắc bếp nấu ngay
[57, tr.162]
Trang 15Lời nói, cử chỉ của ông chủ nhà đối với vua Sở thể hiện tình cảm, việc làm của người dân nơi rừng sâu bản vắng, luôn sẵn lòng giúp đỡ người hoạn nạn Đó cũng là tấm lòng, cử chỉ thường thấy trong sự ứng xử giữa người với người ở đồng bào dân tộc Tày xưa nay
Như vậy, nhìn lại việc nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày, có thể thấy một bề dày lịch sử đáng ghi nhận Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên
cứu chuyên biệt và hệ thống về truyện Lưu Tương Do vậy, với tư cách là một
người Tày sống ở Bắc Kạn - nơi tác phẩm đã và đang được lưu truyền, chúng tôi
lựa chọn Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương là đề tài nghiên cứu với
mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, người viết hi vọng có thể làm rõ được những giá trị
nổi bật về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương, nhằm giới
thiệu đến đông đảo bạn đọc về một truyện thơ tiêu biểu của dân tộc Tày được lưu truyền ở tỉnh Bắc Kạn hiện còn ít người biết đến Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày trong thời kỳ hội nhập
và phát triển hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến khái niệm truyện thơ Nôm Tày, quá trình hình thành và phát triển truyện thơ Nôm Tày, giới thiệu
những vấn đề về tác phẩm Lưu Tương: văn bản, biên dịch, quá trình xuất bản…
- Làm rõ những giá trị của tác phẩm trên phương diện nội dung và nghệ thuật
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là văn bản truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là vấn đề văn bản, giá trị nội dung và
giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương (NXB Văn hóa dân tộc, Hà
Trang 16Nội 2013) Trong chừng mực có thể, luận văn sẽ đặt tác phẩm trong tương quan so sánh với tác phẩm khác cùng thể loại truyện Nôm Tày
5 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn, người viết vận dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp đi vào tiếp cận tác phẩm ở phương diện nội dung và nghệ thuật
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này thực hiện khi so sánh
truyện Lưu Tương với những tác phẩm truyện thơ Nôm Tày khác để tìm ra nét
tương đồng và khác biệt Ngoài ra, người viết cũng đối chiếu, so sánh bản dịch giữa bản tiếng Tày với bản tiếng Việt để thấy được bản dịch đã dịch sát ý chưa
Từ đó có thể làm rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Phương pháp tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản giúp người viết đưa ra được những nhận định khái quát, khoa học Sử dụng phương pháp này khi xử lí kết quả thống kê, phân tích để đi đến những đánh giá toàn diện, tạo chiều sâu cho luận văn
Ngoài ra, luận văn của chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như: hệ thống, thống kê, liên ngành…
6 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của
truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương trong một hệ thống hoàn chỉnh Kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ cung cấp một tư liệu hữu ích cho người học, người nghiên cứu nói riêng và người đọc, nhất là người đọc dân tộc Tày, nói chung
- Luận văn cũng chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt của Lưu Tương
với các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày khác, góp phần làm phong phú hơn thành tựu nghiên cứu về thể loại truyện thơ Nôm Tày nói riêng, “túi khôn” của người Tày nói chung
Trang 177 Bố cục của luận văn
Luận văn của chúng tôi, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham
khảo, phần Nội dung của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1 Khái quát chung một số vấn đề về văn hóa Tày và truyện thơ
Nôm Lưu Tương
Chương 2: Giá trị nội dung của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương
Chương 3: Giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương
Trang 18NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ VĂN HÓA TÀY VÀ TRUYỆN THƠ NÔM LƯU TƯƠNG
1.1 Khái quát về văn hóa Tày
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Dân tộc Tày là dân tộc có số dân đông đứng ở vị trí thứ hai, thứ ba sau dân tộc Kinh (dân tộc Việt), là cư dân bản địa, giữ vai trò chủ thể từ nhiều ngàn năm nay ở khu vực Đông Bắc Việt Nam Đồng bào Tày được phân bố ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu nhất ở các tỉnh thuộc Việt Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, kể cả vùng ngoại vi tiếp giáp với các tỉnh trên Sống ở địa bàn chiến lược quan trọng, vùng biên giới, ngoài việc xây dựng và bảo tồn các yếu tố văn hóa truyền thống trong sáng, lành mạnh, mang tính đặc trưng của dân tộc, đồng bào Tày cũng đã sớm tự ý thức được sự sinh tồn và phát triển của mình Dựng cờ xướng nghĩa, chống áp bức, chống ngoại xâm, bảo vệ biên cương Tổ quốc trở thành truyền thống quý báu của dân tộc Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, dân tộc Tày đã sớm hòa nhập vào khối cộng đồng thống nhất quốc gia dân tộc Việt Nam để cùng nhau trường tồn, giữ gìn bảo vệ non sông gấm vóc đất nước
Đồng bào Tày chủ yếu cư trú ở vùng Việt Bắc, đây là địa bàn có điều kiện tự nhiên khá đa dạng và phong phú Là vùng núi, nơi có những cánh rừng bạt ngàn bao phủ, cung cấp cho người dân nhiều nguồn lợi như gỗ để xây dựng nhà cửa, là nguồn lương thực phong phú như măng, nấm hương, mộc nhĩ, củ mài, mật ong, các loại rau rừng… Ngoài ra Việt Bắc còn có rất nhiều chim muông, thú quý Tất
cả đã làm phong phú thêm cho nền kinh tế tự cung tự cấp, cải thiện đời sống của con ngươi nơi đây
Là vùng núi nhưng Việt Bắc còn được bao bọc bởi nhiều sông, suối, ao, hồ
Ta có thể kể đến các con sông lớn như sông Cầu, sông Kì Cùng, sông Thương, sông Lô, sông Bằng Giang,… Chính những con sông này đã cung cấp nguồn nước
Trang 19phục vụ cho nông nghiệp, cung cấp lượng tôm, cá dồi dào Hơn nữa, đây còn là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã tạo nhiều cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ sáng tác, sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật Nằm trên vùng núi Việt Bắc nên vùng đồng bào Tày giàu đẹp, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp và chăn nuôi, có nhiều lâm thổ sản quý giá và những nguồn lợi vô tận về khoáng sản như thiếc, kẽm, boxit, đồng, vàng, apatit,… Ngoài ra, ở vùng này khí hậu, đất đai khá phong phú tạo nên sự đa dạng về thực vật và động vật, hình thành nhiều loại cây trồng, vật nuôi
Nhờ sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên, hơn nữa vùng Việt Bắc lại tiếp giáp với đất nước Trung Quốc nơi có nền văn hóa lâu đời bởi vậy người Tày cũng có điều kiện tiếp xúc với sự đa dạng của các nền văn hóa khác nhau Dân tộc Tày đã xây dựng nên nền văn hóa truyền thống mang đặc trưng tộc người
và đặc trưng miền núi sâu sắc, làm đa dạng và phong phú nền văn hóa truyền thống Việt Nam
1.1.2 Đặc điểm văn hóa - xã hội
1.1.2.1 Văn hóa vật chất
Văn hóa vật chất là toàn bộ cơ sở vật chất được sử dụng trong cuộc sống, được xem như một nhu cầu của cuộc sống do chính con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn Trong văn hóa vật chất, nhà cửa là đề tài quan trọng và phức tạp nhất Bởi lẽ nó là một tổ hợp về sinh hoạt văn hóa của cư dân
Nhìn chung nhà của dân tộc Tày chủ yếu là nhà sàn Nhà sàn của dân tộc Tày chủ yếu gồm ba bộ phận chính: nóc, sườn và tường vách Sườn và nóc là hai
bộ phận liên kết với nhau tạo thành ngôi nhà Bộ phận sườn ngôi nhà không những
là bộ phận quan trọng mà nó còn thể hiện kết cấu về trình độ kỹ thuật, những đặc điểm địa phương dân tộc người và sự chuyển biến của các kiểu dạng trong lịch sử
Bộ sườn của ngôi nhà bao gồm các vì kèo Mỗi một vì kèo, chúng ta biết được các kiểu dạng của nhà Đồng bào Tày cũng phân loại nhà sàn dân gian theo hàng cột
và đặt cho mỗi một kiểu dạng một cái tên, phản ánh trình độ phát triển của từng kiểu dạng như: kiểu vì bốn và sáu hàng cột, kiểu vì năm và kiểu vì sáu hàng cột…
Trang 20Quá trình chuyển biến của các kiểu dạng đó của ngôi nhà gắn liền với quá trình chuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Tuy nhiên tùy thuộc vào những đặc điểm có tính đặc trưng tộc người ở các địa phương mà các ngôi nhà được xây dựng theo những đặc trưng riêng biệt theo những quan điểm thẩm mĩ của từng vùng Trong ngôi nhà sàn, từ cách bố trí không gian thờ cúng tổ tiên, nơi tiếp khách, bếp núc cho tới buồng ngủ của mỗi thành viên trong gia đình đều thể hiện rõ phong tục, tập quán, nền nếp của đồng bào Tày
Bên cạnh nhà cửa thì trang phục chính là một yếu tố tạo nên vẻ đẹp văn hóa đặc sắc cho dân tộc Tày, bởi trang phục chính là một hiện tượng lịch sử Nó phản ánh điều kiện sản xuất, trình độ phát triển, kinh tế xã hội, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc và những tác động của môi trường sinh sống, sự trao đổi, tiếp thu các yếu tố trong khu vực lịch sử văn hóa Trang phục đầu tiên của người Tày là khố và váy (đàn ông dùng khố, đàn bà dùng váy) Cùng với khố và váy thì áo ra đời đánh dấu bước phát triển quan trọng về trang phục Với người Tày, áo là nơi chứa đựng linh hồn sống của con người Mỗi khi đau ốm, áo người ốm được đem đi xem bói hoặc để cúng, người Tày gọi là “slửa khoăn” (áo linh hồn) Một thời gian sau, đàn ông Tày cũng dần vứt bỏ khố và chuyển sang dùng quần Đó là chiếc quần lửng hay còn gọi là quần cộc, dài tới đầu gối, hay quá một chút ít Quần lửng bằng vải dệt màu trắng hay nhuộm chàm, cách đây vài chục năm trở về trước rất thịnh hành trong giới đàn ông người Tày, nay lác đác vẫn còn Ngày nay, ở người Tày phụ nữ vẫn còn mặc váy dài, áo ngắn hoặc dài đến đầu gối, thắt lưng ngoài áo, đầu chít khăn, vai quàng khăn, đeo đồ trang sức ở tay, cổ, tai… Với nam giới thì mặc áo ngắn, quần cộc, đầu quấn khăn, lưng đeo dao hoặc kiếm Đó cũng là những trang phục rất ấn tượng và đẹp mắt khác xa hoàn toàn các trang phục của các dân tộc khác Ngày nay, trang phục truyền thống Tày vẫn phổ biến nhất là trong các ngày lễ
cổ truyền, trong ngày thường, họ mặc trang phục gần như người Kinh Điều đó, chứng tỏ rằng: cùng với sự phát triển của kinh tế thì hiện nay về trang phục của người Tày cũng có xu thế hội nhập Giờ đây người Tày đã dần thay đổi trang phục truyền thống bằng những bộ quần áo tiện dụng hơn Chính vì vậy, việc giữ gìn trang phục của người Tày là điều hết sức quan trọng và cần thiết
Trang 21Văn hóa vật chất của đồng bào Tày còn thể hiện trong vấn đề ẩm thực Nguồn lương thực chính là những sản vật tự nhiên, tự cung tự cấp: gạo, ngô, khoai, sắn, tôm, cá,… hoặc các loài gia súc, gia cầm như: trâu, bò, gà, vịt… Người Tày có hai hình thức tổ chức ăn uống là ăn uống thường ngày và ăn uống vào dịp lễ tết Tết lớn nhất trong năm là tết tháng Giêng (tết Nguyên Đán) thường có những món ăn truyền thống như: bánh gio (pẻng đắng), bánh bỏng (khẩu sli), chè lam, bánh chưng Tiếp đến là tết Thanh minh (tảo mộ) vào ngày mồng ba tháng ba âm lịch Món ăn chủ yếu trong tết này là xôi đỏ đen được làm bằng lá cẩm, bánh lá ngải, bánh trứng kiến, thịt gà, thịt vịt… Đến tháng năm âm lịch là tết Đoan ngọ, món ăn là bánh gio, rượu nếp… Tết lớn thứ hai trong năm là người Tày coi trọng là tết Rằm tháng bảy Đầy không chỉ là ngày xá tội vong nhân, thờ cúng tổ tiên mà còn là ngày gia đình, dòng họ đoàn tụ, sum họp; con cái thể hiện lòng biết ơn, tình cảm hiếu thuận đối với cha mẹ… Ngày này, họ thường ăn các món vịt quay, lợn quay lá mác mật, bánh củ chuối, bánh gai… Văn hóa dân tộc Tày chịu ảnh hưởng của các tộc lân cận như Hoa, Việt (xuất phát từ một tộc người ở Trung Hoa, nhưng lại có quan hệ máu thịt với tộc người Việt) Qua quá trình lịch sử, đặc biệt trong thời kì tự chủ, triều đình có quan tâm đến việc học hành của cư dân Tày Nhà Mạc khi chạy lên đóng
đô ở Cao Bằng, ra sức đào tạo tầng lớp nho sĩ Quan lại người Việt chạy lên đây bị Tày hóa Do vậy tầng lớp trí thức nho học Tày hình thành, văn hóa Việt đã ảnh hưởng lớn tới văn hóa Tày Tam giáo được cư dân Tày tiếp thu gần giống với người Việt, nhưng ở mức độ thấp, trong sự kết hợp với các tín ngưỡng vật linh vốn có từ lâu đời trong dân gian Việc chế biến món ăn một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu từ kĩ thuật chế biến của tộc người Hoa, Việt Họ chế biến ngô một cách tinh tế Thức ăn chính là gạo tẻ nhưng việc chế biến các món ăn từ gạo nếp lại càng được chú trọng Trong ngày tết cốm, các loại xôi màu là món ăn hấp dẫn Thịt lợn, vịt quay thường được làm cầu kì
Nói đến văn hóa vật chất truyền thống, ngoài nhà cửa, trang phục, ăn uống không thể không đề cập đến phương tiện sinh hoạt vật chất truyền thống khác, gắn với các hình thái kinh tế tạo nên cuộc sống vật chất của người Tày như: dụng cụ
Trang 22sinh hoạt gia đình (chum, vại, ống tre nứa, điêng, xoỏng…); dụng cụ để sản xuất (cày, bừa, lỏng, liềm, cuốc, bai…); dụng cụ sản xuất thủ công nghiệp gia đình (máy kéo sợi, khung dệt vải…); dụng cụ đánh bắt cá, sản vật tự nhiên (súng kíp, cung, nỏ, vợt, chài…)
Có thể nói văn hóa vật chất của người Tày khá phong phú, đa dạng, vừa độc đáo thể hiện những nét riêng của tộc người Đó cũng là nét đẹp trong con người Tày nói riêng và người Việt Nam nói chung
1.1.2.2 Văn hóa tinh thần
Khi tìm hiểu văn hóa tinh thần của một cộng đồng dân tộc người bản địa có quá trình lịch sử lâu dài, bền vững, phong phú, phức tạp và tương đối phát triển như cộng đồng Tày để sát với thực tiễn nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chỉ giới hạn phần tìm hiểu văn hóa tinh thần của người Tày ở một số vấn đề như: tín ngưỡng, phong tục, ngôn ngữ Sau đây là một số vấn đề văn hóa tinh thần của người Tày mà chúng tôi đã tìm hiểu được qua thực tiễn và qua các tài liệu liên quan:
Trước hết là vấn đề tín ngưỡng - phong tục Giống như các dân tộc khác, dân tộc Tày cũng có tục thờ các vị thần: thần tổ tiên, thần bếp, thần thổ công… ngoài
ra theo số phận mà tục thờ đá, thờ mô đất, thờ gốc cây… và còn nhiều hình thức thờ thần nữa Tất cả đều xuất phát từ tín ngưỡng tô tem giáo và sự phát triển một ý niệm tôn giáo bản địa trong tâm thức của người Tày Chính vì vậy mà tín ngưỡng dân gian, các phong tục tập quán Tày cũng hết sức đa dạng trên nhiều phương diện: cưới xin, sinh đẻ, ma chay, cúng giỗ… Đặc biệt đám cưới Tày có các nghi thức như: lễ dạm hỏi, lễ mỉnh hom (mừng lá số hợp nhau), lễ kha cáy (xem chân gà), lễ sên tết, lễ ăn hỏi, lễ cưới chính thức và sau cùng là lễ “tẻo lòi” hay còn gọi
là lễ “slam nâư” (lại mặt nhà gái của vợ chồng mới cưới) Trong việc hiếu (đám tang), người Tày cũng có một tổ chức gọi là Phường làng Người Tày coi việc báo hiếu cha mẹ là vô cùng hệ trọng Con cái phải lo việc an nghỉ cuối cùng cho cha
mẹ mình hết sức chu đáo thì mới được cộng đồng yêu quý, nể phục vì sự “trọn đạo” Một đám ma diễn ra nhiều ngày (khoảng từ 3 đến 7 ngày) khá tốn kém và nhiều nghi lễ phức tạp hơn so với đám cưới
Trang 23Ngoài ra trong phong tục tập quán Tày cho đến nay vẫn còn nhiều nét đẹp chứa chan tình người Đối với người Tày mất lòng tin là một sai lầm không thể tha thứ Tuy nhiên cũng như tại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Tày có phong cách nhu mì, giản dị, quý mến bạn bè và đặc biệt rất hiếu khách Đó cũng là những yếu tố quyết định sự hình thành những thuần phong mỹ tục ngàn năm của đồng bào Tày
Bên cạnh phong tục tập quán, tín ngưỡng thì ngôn ngữ Tày cũng là thứ của cải vô cùng quý báu của cộng đồng dân tộc Hàng ngàn năm nay, bên cạnh việc sử dụng tiếng Kinh và có khi sử dụng trong giao tiếp bằng một vài thứ tiếng của các dân tộc khác, đồng bào Tày vẫn giữ gìn và ngày càng góp phần làm cho tiếng Tày giàu đẹp Tuy nhiên, để biểu thị các khái niệm xã hội, chính trị, pháp lý, khoa học… thì tiếng Tày phải vay mượn từ tiếng Hán và đặc biệt từ tiếng Kinh (Việt)
Sự vay mượn được hình thành trong thực tiễn đời sống nên phù hợp với quy luật, điều đó đã làm cho tiếng Tày trở nên phong phú, có sức sống mãnh liệt Hiện nay,
đã có một loạt các nhà thơ, nhà văn sáng tác văn học bằng tiếng Tày, thậm chí đã
có trí thức Tày dịch trọn vẹn thiên Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du sang
tiếng Tày… Có thể khẳng định, ngôn ngữ Tày là thứ ngôn ngữ riêng của người Tày, ngôn ngữ làm giàu có thêm kho tàng văn hóa dân tộc
1.2 Truyện thơ Nôm Tày
1.2.1 Khái quát chung
Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng bao gồm nhiều dân tộc Bên cạnh dân tộc Việt là dân tộc chủ thể, còn có các dân tộc thiểu số khác sống rải rác trên mọi miền đất nước Các dân tộc có khác nhau, đều chung nguồn gốc Bách Việt Từ những buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay, các dân tộc thiểu số đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng truyền thống lịch sử, văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, ngoài tính chung, mỗi dân tộc đều có văn hoá riêng, có ngôn ngữ, phong tục tập quán, cũng như văn học nghệ thuật riêng Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo với
Trang 24những sắc thái riêng biệt Diện mạo của văn học dân gian Việt Nam được nhìn nhận đầy đủ, chính xác hơn trên mối quan hệ tổng thể với văn học dân gian các dân tộc thiểu số Đó là một nền văn học dân gian thống nhất, đa dạng Cho nên, việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dân gian các dân tộc thiểu số là cần thiết, thể hiện rõ đường lối dân tộc, đường lối văn hóa và văn nghệ của Đảng ta, đó là bình đẳng dân tộc, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa thống nhất vừa đa dạng
Nói đến nền văn học dân gian dân tộc Tày, không thể không nói đến truyện thơ Đây là một thể loại phổ biến và tiêu biểu trong sáng tác văn học của dân tộc Tày và là một phần không nhỏ tạo nên diện mạo truyện thơ của các dân tộc thiểu
số nói chung Truyện thơ Nôm của dân tộc Tày gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Tày, là niềm tự hào của họ Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học quan tâm, nghiên cứu về truyện thơ Tày
Đến với truyện thơ Nôm Tày, chúng tôi thực sự bị cuốn hút bởi những vấn đề
mà các tác phẩm văn học dân gian đó đặt ra, mặc dù nó dường như rất cũ như trong các thể loại văn học dân gian khác cũng và đã thể hiện, song nó cũng rất thân thuộc, gần gũi bởi những vấn đề có tính chất thời đại, mang màu sắc dân tộc, gần gũi với đại chúng nhân dân Về hình thức thể loại, truyện thơ Nôm Tày thường là những truyện cổ tích dân gian được thể hiện bằng lối văn vần, thể thất ngôn trường thiên, gieo vần ở tiếng thứ năm và thứ bảy mỗi câu Nội dung cốt truyện rõ ràng, mạch lạc, có nhân vật chính diện, có nhân vật phản diện, và đều nổi bật ở các chủ đề, nội dung như: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, chính nghĩa thắng gian tà, nghĩa nhân thắng cường bạo, ca ngợi tình yêu chung thủy, son sắt Đề cao những nhân vật chính diện có tài trí, đạo đức, vì nước vì dân Phê phán, đả kích hoặc trừng trị những nhân vật phản diện gian ác, cường quyền, nhũng nhiễu dân lành,
Hầu hết các truyện thơ Nôm Tày đều khuyết danh, không ghi niên đại sáng tác, cũng không thấy ghi niên đại sao chép, hoặc không rõ được sao chép từ đâu Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì truyện thơ Nôm Tày thường được chia ra
Trang 25làm hai loại Loại thứ nhất gồm những truyện có kết cấu đơn giản, nhiều yếu tố
thần thoại, chủ đề Tiên, Phật được đề cao, như các truyện: Lưu Đài - Hán Xuân, Kim
Quế, Nam Kim - Thị Đan Loại thứ hai gồm những truyện có nội dung xã hội phức
tạp hơn, có nhiều tình tiết mang tính chất tiểu thuyết, như các truyện: Đính Quân,
Quảng Tân - Ngọc Nương, Tần Chu, Lý Thế Khanh, Lưu Tương,
Sự ra đời của truyện thơ Nôm Tày sức phù hợp với điều kiện và yêu cầu phản ánh xã hội đương thời, bởi khả năng nhận thức nghệ thuật của thể loại này rất lớn Truyện thơ Nôm Tày chứa đựng đa dạng các tính cách, hoàn cảnh, sự kiện, số phận, chi tiết về xã hội và đời sống nội tâm của con người Tuy nhiên, truyện thơ Nôm Tày còn một vài lĩnh vực chưa thoát hẳn ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cổ đại, nhưng rõ ràng đã đánh dấu một bước tiến dài về mặt thể loại, ngôn từ, khẳng định sức mạnh của chữ Nôm Tày - Nùng về phương diện diễn đạt, nhất là diễn đạt tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhiều loại nhân vật khác nhau một cách tinh tế
Có thể khẳng định rằng, ra đời khi nền văn học viết đã phát triển, truyện thơ Nôm Tày được xem là sự tích hợp hoàn hảo giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn Các yếu tố của văn học dân gian Tày như: thành ngữ, tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, điển tích, điển cố và các loại hình văn học dân gian khác như: Then, Sli, Lượn được kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên sức hấp dẫn riêng của truyện thơ Nôm Tày Đặc biệt, nhiều giá trị văn hóa vật chất tộc người Tày như văn hóa nhà
ở, đất ở, trang trí, kiến trúc, vật nuôi, nhạc cụ, được tái hiện cụ thể và sinh động Không chỉ là tác phẩm văn học, truyện thơ Nôm Tày còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa - văn nghệ vừa cổ truyền vừa hiện đại Tuy đã có sự tiếp thu, giao thoa, ảnh hưởng của nhiều tầng văn hóa như: Văn hóa Việt, văn hóa Hán nhưng yếu tố văn hóa Tày vẫn thể hiện vô cùng sâu đậm trong quan niệm về cuộc sống, về con người và thế giới vạn vật… Từ góc nhìn văn hóa tộc người, truyện thơ Nôm Tày là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tinh thần đáng trân trọng của người Tày Trong tác phẩm “Chữ Nôm Tày và truyện thơ” nhà nghiên cứu, sưu
tầm văn hóa dân gian Hoàng Triều Ân đã khẳng định:“Ngày nay người Tày còn
Trang 26bảo tồn được những di sản văn hóa dày trang như những “Truyện thơ Nôm Tày”
đủ biết chúng có giá trị đến chừng mực nào, mà người thuộc thế hệ hôm nay, mai sau cần cùng nhau nghiên cứu, khai thác bộ phận văn học ấy” [8]
Bằng việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương”,
chúng tôi muốn giới thiệu tới những ai quan tâm đến văn học Tày và truyện thơ Nôm Tày Hy vọng chúng tôi sẽ có được những thu nhận ban đầu thực sự xác đáng, khoa học đối với kho tàng truyện thơ dân gian của dân tộc Tày
1.2.2 Quá trình phát triển của truyện thơ Nôm Tày
Truyện thơ dân gian dân tộc Tày là thể loại xuất hiện muộn nhất trong kho tàng di sản văn hóa truyền thống của tộc người này Có thể nói là gạch nối giữa văn học dân gian và văn học hiện đại của dân tộc Tày, xuất hiện khi nền giáo dục nho học đã lan tỏa, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của đồng bào Tày, cùng với
sự ra đời chữ Nôm Tày - thứ văn tự được hình thành nhờ sự sáng tạo trên cơ sở chữ Hán Nho
Trong công trình nghiên cứu Truyện thơ Tày, nguồn gốc, quá trình phát triển
và thi pháp thể loại, tác giả Vũ Anh Tuấn đã cho rằng xét về nguồn gốc, truyện
thơ Tày có nguồn gốc nội sinh trong quá trình phát triển văn hóa tộc người và nguồn gốc ngoại sinh trong quá trình tiếp biến văn hóa tộc người Điều đó chứng
tỏ trước yêu cầu của đời sống tinh thần, sự giao lưu văn hóa, yêu cầu thể hiện và đáp ứng những đòi hỏi của tình cảm con người trong hoàn cảnh xã hội bất công,
đã ra đời một thể loại văn học có quy mô và sức biểu đạt độc đáo Nhà nghiên cứu
Vũ Anh Tuấn chia quá trình phát triển truyện thơ Tày theo ba giai đoạn như sau: Giai đoạn đầu, truyện thơ chủ yếu về đề tài tình yêu nhằm giãi bày tâm trạng, giàu chất trữ tình Loại này dựa trên truyền thống trữ tình của dân ca, nhất là dân
ca tình yêu Giai đoạn này vào khoảng trước thế kỷ XVII
Giai đoạn thứ hai, truyện thơ về cảnh nghèo khổ, trên cơ sở cổ tích sinh hoạt được kể bằng thơ Truyện thơ tình yêu tiếp tục phát triển nâng cao Đây cũng là giai đoạn ý thức về quyền sống con người, về cá nhân con người - khát vọng cháy bỏng trong một xã hội bị phong tỏa bởi những tín điều phong kiến Màu sắc lãng mạn phai dần nhường chỗ cho một tinh thần phản kháng mãnh liệt đến mức không còn kết thúc có hậu Giai đoạn này từ thế kỷ XVII trở đi
Trang 27Giai đoạn thứ ba, truyện thơ về đề tài chính nghĩa phát triển mạnh mẽ, thiên
về thuyết giáo đạo đức với lối kết thúc quen thuộc của loại hình tự sự dân gian Thời kỳ này chữ Nôm Tày đã hoàn chỉnh trong bối cảnh giao lưu văn hóa Tày Kinh - Thời kỳ bùng nổ đấu tranh giai cấp, cả cộng đồng Tày trực tiếp tham gia vào làn sóng nông dân khởi nghĩa Truyện thơ được ghi chép bằng chữ Nôm Tày
và mang hình thức thành văn Người tiếp nhận đã có thể thưởng thức bằng nhiều phương thức như đọc, ngâm, kể, hát Đây là giai đoạn truyện thơ Nôm Tày đạt đến
độ hoàn thiện và thật sự trở thành điểm nối giữa văn học dân gian với văn học thành văn Giai đoạn này có lẽ bắt đầu từ giữa thế kỷ XVIII trở đi
Quan điểm trên cũng có điểm thống nhất với các tác giả khi lý giải nguồn gốc truyện thơ các dân tộc thiểu số Phan Đăng Nhật cho rằng truyện thơ ra đời khi trong xã hội các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn - mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của lứa đôi với đòi hỏi khắt khe, nhiều khi đến tàn bạo của gia đình và xã hội; mâu thuẫn giữa người nghèo khó và kẻ giàu sang, giữa chính nghĩa và phi nghĩa Lúc đó vấn đề thân phận con người được đặt ra và đòi hỏi phải đáp ứng Võ Quang Nhơn cho rằng sự phân biệt giàu nghèo, sự phân biệt giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những tiền đề làm truyện thơ ra đời Nếu xét đề tài thì đề tài truyện thơ rất phong phú, trong đó đặc biệt là đề tài về cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương
Truyện thơ Nôm Lưu Tương có lẽ được ra đời trong giai đoạn thứ ba Vì nội
dung truyện đã phản ánh thời kỳ xã hội có giai cấp, có sự xâm lược giữa các nước láng giềng (nước Phàn - nước Sở) Truyện cũng phản ánh thời kỳ chiến tranh khốc liệt của nhân dân ta, đồng thời cũng ngợi ca những chiến công, kì tích của người anh hùng dân tộc,…
1.3 Truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương
1.3.1 Vấn đề văn bản
Truyện thơ Lưu Tương được lưu truyền chủ yếu trong vùng đồng bào Tày ở
Việt Bắc, gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, dưới dạng văn bản sách Nôm Tày, viết bằng bút lông trên giấy
dó, thứ giấy đồng bào tự sản xuất từ vỏ cây dó và cây dướng
Trang 28Văn bản truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương do Nông Phúc Tước và Bế Sĩ Uông
chọn tuyển và hoàn thiện từ hai bản chữ Nôm Tày cùng tên của ông Nông Phúc Cảnh, xã Kim Hỷ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, đã mất năm 1975 và một bản ở xã Phong Huân, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn do ông Bế Sĩ Uông sưu tầm Nay cả người sưu tầm và người cung cấp đều mất nên không biết người lưu giữ và cung cấp văn bản là ai Cả hai văn bản khi sưu tầm được đều không còn nguyên vẹn do
sự hủy hoại tự nhiên của thời gian Bản tìm được ở Chợ Đồn bị mục nát nhiều nên mất trang, mất chữ nhiều hơn nên các nhà biên soạn chọn bản tìm được ở Na Rì làm bản chính Hiện nay cả hai bản chữ Nôm Tày đều đã bị thất lạc, sau khi ông
Bế Sĩ Uông qua đời Trước đây ông Uông giữ hai bản Nôm này và chỉ chuyển cho ông Tước bản đã chuyển ngữ từ Nôm Tày sang chữ Tày - Nùng (chữ Tày - Nùng được xây dựng, hình thành trên cơ sở bộ chữ cái tiếng Việt, ghi âm theo tiếng Tày,
ra đời và phổ cập từ năm 1960 đến năm 1975 tại khu Tự trị Việt Bắc)
Truyện thơ Nôm Lưu Tương được các nhà nghiên cứu sưu tầm và chuyển
ngữ cách đây hơn 40 năm Truyện thơ bao gồm 18 chương, ngoài chương “Mở lời’ (khay cằm) ở đầu, có 1672 câu thơ thất ngôn trường thiên phần tiếng Tày, phần dịch sang tiếng Việt là 1676 câu thơ
Là người dân tộc Tày - người con của quê hương Bắc Kạn, nơi mà các trí
thức Tày đã tìm thấy truyện thơ Nôm Lưu Tương, ngoài việc đọc truyện bằng bản
dịch tiếng Việt, tôi đã rất hứng thú khi đọc và ngẫm bản tiếng Tày Đặc biệt khi nghiên cứu, so sánh giữa bản dịch và bản tiếng Tày, tôi đã mạnh dạn đưa ra những nhận xét và đánh giá như sau:
* Về dung lượng
Trong phần mở lời (khay cằm): bản tiếng Tày (chữ Nôm) có 66 câu, bản dịch
có 69 câu, nhiều hơn bản Tày ba câu Còn trong phần nội dung: gồm 18 đoạn thơ, bản chữ Nôm có 1672 câu, bản dịch có 1676 câu nhiều hơn bản Nôm 4 câu thơ, trong
đó có 13/18 đoạn có số câu thơ tương ứng (bằng nhau) giữa bản Nôm và bản dịch, đó
là các đoạn: 1, 2, 3, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 18 Có 5/18 đoạn số câu thơ không bằng nhau, cụ thể như sau:
Trang 29Đoạn Số câu thơ trong bản Nôm
Đối với chương Mở lời (khay cằm) bản dịch nhiều hơn ba câu thơ, đó là
những câu thơ trong các đoạn sau:
Chương Câu thơ trong bản tiếng Tày và
dịch nghĩa
Câu thơ tương ứng trong bản dịch
sang tiếng Việt
Mở lời
Chắng sai hẩu lục quan lồng thẻ
(Liền sai cho con quan xuống thế)
Liền sai cho tiểu nam xuống thế Đầu thai làm con đẻ hai người Mạn ngoạt slinh lục chài pền tiểng
(Mong sinh được con trai hiền tài)
Mong mãn nguyện nở nhụy nam giai Lớn lên thành người tài có ích
Hẩu quan pây Nam Ngả slon slư
Ngộ vạ vằn pjục lừ liệng mỉnh
(Cho quan đi Nam Nga học
Để sau này có chút nuôi thân)
Đi học chữ mãi chốn Nam Nga Mong có được dăm ba chữ nghĩa
Có chút vốn sau để nuôi thân
Trong phần nội dung truyện, có đoạn 17, bản dịch nhiều hơn bản chữ Nôm bốn câu thơ, đoạn này kể việc khi Vua Sở chạy loạn vào rừng được dân bản cưu mang sinh sống qua ngày Lúc nghe tin Lưu Tương trở về và dẹp yên giặc Phàn, Vua đã dò tìm thông tin chính thống qua người dân, đó là Lý Lan - chủ nhà khi Vua xin nghỉ trọ qua đêm trên đường trở về kinh đô:
Trang 30Đoạn Câu thơ trong bản tiếng Tày và
dịch nghĩa
Câu thơ tương ứng trong bản dịch
sang tiếng Việt
17
Cạ sliểu ngần tởi cổ tuyền mà
Xam cạ vua Sở gia nhằng bấu
Lý Lan khan cơ cấu tung gia
Bắc bắm cảng pây mà phuối chạ
Vua dăm cằm bấu cạ piết minh
(Bảo thiếu bạc từ xưa thử hỏi
Vua Sở liệu có còn sống
Lý Lan kể hết sự tình trong nhà
Nói nhỏ chuyện gần, chuyện xa
Vua không nói, không cho biết mình)
Rằng nợ bạc thử nói nguyên do Ngươi có biết Sở vua còn, mất?
Lý Lan kể tình thật trong nhà Thấy rể vua đi qua giải giặc Tay cầm gươm kim ngọc Như Lai Quân Phàn ngụy đầu rơi hàng vạn
Từ nay được yên ổn quốc gia Hết chuyện gần, chuyện xa to nhỏ Vua vẫn giấu chẳng lộ rõ mình
Trong đoạn này, bản dịch thêm bốn câu để lý giải cụ thể hơn việc Vua Sở hành khất trong rừng thì mọi người dân đều không ai nhận ra đó là vua nước Sở Cũng chính vì điều này mà Vua đã thấu hiểu hơn tình cảnh nghèo khó, túng quẫn của người dân Sau này, khi trở về kinh đô, Vua đã trả ơn cho họ
* Về thể thơ
Về cơ bản truyện thơ Nôm Lưu Tương cũng giống như các truyện thơ Nôm
khác, truyện sử dụng thể thơ thất ngôn trường thiên (mỗi câu thơ bảy chữ, chữ thứ năm vần với chữ thứ bảy ở câu trước) Trong bản dịch cơ bản đã dịch tương đối sát nội dung văn bản tác phẩm, làm rõ phẩm chất, tính cách, cuộc đời nhân vật chính Lưu Tương Tuy nhiên, khi so sánh chúng tôi thấy, ngữ âm tiếng Tày và vần nhịp trong bản chữ Nôm hay hơn, nhất là khi truyện thơ được kể trong môi trường
“diễn xướng” (nghe nghệ nhân kể) Trong truyền thống văn hóa dân gian Tày, những câu truyện thơ được kể lại trong những đêm trăng thanh vắng, bản làng quây quần bên bếp lửa của ngôi nhà sàn 5 gian giữa bản, nghệ nhân là một người
am hiểu, thuộc lớp “bề trên” (các bậc cao niên) kể lại câu truyện, có thể hòa điệu trong những lời phong slư với giai điệu êm ái, du dương trầm lắng, hồn nhiên thấm sâu vào tâm hồn người nghe
Trang 31* Về bản dịch
Khi tìm hiểu, so sánh giữa bản tiếng Tày và bản dịch sang tiếng Việt, chúng tôi thấy có những đoạn thơ, câu thơ dịch khá hay và sát nghĩa, nhờ đó đã lột tả được đúng suy nghĩ, hành động của nhân vật chính Lưu Tương:
Lưu Tương cảng thuổn ỷ lương nga Đảy bjoóc bân khả bấu slương Xâm khảu toọng công nương chắng cạ:
Noọng slinh bấu pền cần vô đố Puồn lai mà hỉn chùa Vinh Sơn Bấu chử noọng ru phương ngản quảng Bân vận hẩu ẻn nhạn ngộ căn
Bấu che bjoóc bưởng âm lẻ rọi Thuổn tuyển bjoóc tẻ rởi quá mùa Rọi bjoóc cỏi slương co đuổi cáng
(Đoạn 3)
Đoạn này được dịch là:
Lưu Tương nói hết ý cùng nàng Được hoa về gia san khôn xiết Nếu bỏ hoa trời giết chẳng thương Chạnh lòng ngọc Công Nương mới nói:
Em sinh xuống hạ giới thủy âm Phải ngày xấu duyên than lận đận Xuống Vinh Sơn thơ thẩn giải buồn Đâu phải kẻ du hồn lãng đãng May trời xui én nhạn gặp nhau Không chê hoa thì xâu nhặt tạm Hết tiết thời hoa rụng héo tàn Xâu hoa hãy thương cành nhớ cội
Trang 32Hay ở trong đoạn thơ thứ 6:
Hẩu quan oóc tập mạ slam vằn Nhằng thiên hạ lai cần bấu độ Lệnh vua hẩu hồi cổ quê hương
Trong bản dịch là:
Cho quan ra tập ngựa ba ngày Những sỹ tử chẳng may không đỗ Lệnh vua cho hồi cố quê hương
Hay trong đoạn 10, tả việc công chúa - vợ Lưu Tương nằm mơ, gặp ác mộng Nàng lo lắng không ngủ được, tỉnh dậy thấy mình đã khóc đến mức nước mắt ướt đẫm gối:
Cằn vằn cáy khăn xinh chắc kháo
Rụ slức nàng hộn háo bấu nòn Nặm tha tốc rằm mon puồn toọng
Bản dịch là:
Đêm vắng gà gáy sôi xao xác Tỉnh giấc nàng ngơ ngác bần thần Buồn bã nước mắt đầm ướt gối
Tuy vậy, ngoài những đoạn thơ, câu thơ được dịch sát nghĩa, chúng tôi còn thống kê được khá nhiều đoạn thơ, câu thơ dịch chưa sát, chưa đúng, cụ thể như:
Tên pỏ roọng Lưu Tủ cần khôn (Câu 57) Lục tặt ten Lưu Tương cần hiến (Câu 58)
Trong bản dịch là:
Bố Lưu Tú, Thị Nhan tên mẹ Cùng đặt tên con trẻ Lưu Tương
Ở đây, dịch đúng và sát nghĩa phải là:
Tên bố là Lưu Tương người khôn Đặt tên con Lưu Tương người hiền (được hiểu là người
hiền tài, nhân đức)
Trang 33Có những câu thơ dịch không đúng nghĩa làm mất đi ý nghĩa của câu chuyện, thậm chí làm giảm bớt “bản sắc”, “sắc thái” Tày trong truyện Chẳng hạn,
ở đoạn 17 có câu thơ: Kin tạm tón khẩu cưa đuổi khỏi được dịch là: Ăn tạm bữa
rau dưa không muối trong khi dịch đúng và sát nghĩa phải là: Ăn tạm bữa cơm với muối cùng tôi Như vậy, hiện tượng dịch không sát nghĩa khiến nội dung bản sắc
Tày bị giảm nhiều Trong đoạn thơ 14 có câu: Slíp cằm cạ phua hiến Lưu Tương được dịch là Mười câu cả mười gọi Lưu Tương (Câu 1778) là chưa sát ý Dịch đúng phải là: Mười câu đều nói đến Lưu Tương chồng hiền (ý nói là người hiền
lành, nhân nghĩa)
Tuy trong bản dịch còn một số hạn chế nhưng đã thể hiện sự nỗ lực, kì công của các dịch giả - những trí thức Tày trong việc đưa truyện thơ Nôm Tày Lưu Tương đến gần với bạn đọc Trong một chừng mực có thể, trong tương lai chúng tôi có thể sẽ tiếp tục nghiên cứu, so sánh bản dịch của truyện thơ Nôm này để định hướng cho các giáo viên trung học có thể lựa chọn những đoạn thơ, câu thơ tiêu biểu dạy cho học sinh trong chương trình Ngữ văn địa phương của tỉnh nhà Đó có thể là một cầu nối tốt cho việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của đồng bào Tày nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung
1.3.2 Tóm tắt cốt truyện
Vợ chồng Lưu Tú - Thị Nhan hiếm muộn con nên đã làm lễ cầu mẹ Hoa sau
đó sinh được quý tử đặt tên là Lưu Tương Hai vợ chồng những mong con sau này khôn lớn trở thành người tài giỏi
Lúc bấy giờ Vua Long Đình Đại La (âm phủ) có công chúa xinh đẹp là Công Nương đã đến tuổi trưởng thành Nhà vua đã tổ chức lập đài cho công chúa kén rể, thanh niên trong 12 nước âm phủ kéo về để công chúa lựa chọn Trong 10 ngày liền nhưng không một ai lọt mắt công chúa Nàng rất buồn rầu và quyết định lên dương thế (chùa Vinh Sơn) để tìm “nhân duyên” Nàng gặp gỡ Lưu Tương, hai
người “tình trong như đã”, họ trao khăn vàng được ướp hoa thơm làm tin rồi chia
tay nhau Lưu Tương đi học hành, ngày càng văn võ toàn tài song chàng luôn tương tư, nhìn vật tin càng nhớ về người xưa Chàng đến Long Châu mong gặp người cũ, thầy bói gieo quẻ tình duyên của hai người trắc trở vì nàng là con Long
Trang 34Vương (âm phủ) Lưu Tương trở về nhà, cha mẹ rất vui mừng, ước mong con thành tài giỏi
Khi Vua nước Sở chọn người tài, Lưu Tương đã tham dự và đỗ đạt, được làm quan, được nhà vua cho về quê “vinh quy bái tổ”
Bấy giờ, giặc phương Bắc (nước Phàn) sang xâm lược Họ sang nước Sở thách đố Trong khi không một ai giải đố được thì Lưu Tương đã giải được, Vua liền ban thưởng vàng và hứa gả con quan cho chàng Vua Phàn vẫn mưu cơ xâm lược và tiếp tục thách đố nước Sở, Lưu Tương vẫn là người được vua chọn tham gia giải đố và chiến thắng Vua đã gả công chúa cho chàng
Tiếp tục mưu đồ xâm lược của mình, nước Phàn đã loan báo rằng Lưu Tương
là người nước Phàn bị lưu lạc đến An Nam, họ đòi bắt Lưu Tương về nước Nước
Sở đã tìm một người giống hệt Lưu Tương sang thay thế, Vua Phàn biết mình bị lừa đã kéo quân sang xâm lược Lưu Tương tạm biệt công chúa lên đường đánh giặc, dẹp loạn Với tài trí và sức mạnh phi thường, Lưu Tương liên tiếp giành thắng lợi Hai nước ôn hòa, từ đó nhân dân được sống trong bình an, hạnh phúc
Và khi ấy, Lưu Tương đã có con trai lên ba tuổi
Kí ức dội về, Lưu Tương xem khăn và lại nhớ “người xưa, chốn cũ”, mong ngày gặp lại Khăn “vật tin” đã biến thành én nhạn báo tin, “người xưa” sẽ tìm lại Lưu Tương trong ngày 15/8 âm lịch Khi ngủ, vợ Lưu Tương gặp ác mộng bị cướp của, nàng đã đi xem bói biết rằng sẽ có Long Vương cướp chồng vào ngày 15/7
âm lịch Vua Sở đã cho quân vây quanh, đến ngày 13/8 âm lịch thì mây, mưa, sấm, chớp rung trời, công chúa vô cùng lo sợ Thế rồi, Long Vương kéo lên dương gian, Lưu Tương biến mất
Lưu Tương đã xuống đến Long Vương gặp người cũ Vua đã tổ chức yến tiệc, phong chức phò mã cho chàng
Nhân lúc biết nước Sở mất Lưu Tương, giặc Phàn sang xâm lược và cướp công chúa Vua Sở trốn thoát thân vào rừng và được người dân cưu mang, giúp đỡ
Hai mẹ con công chúa bỏ trốn, chạy loạn, đi ăn xin từng bữa Khi đến biển
hồ họ than khóc gọi Lưu Tương, Lý Ngư nghe thấy đã tâu với Long Vương Long
Trang 35Vương cho Lưu Tương và công chúa lên dương gian Con trai Lưu Tương đi ăn xin đã gặp lại cha Họ đoàn tụ, vậy là Lưu Tương có hai người vợ Họ cùng nhau sống ấm êm, hạnh phúc
Lần nữa, Lưu Tương ra tay dẹp giặc Phàn rồi tìm lại vua Sở Gia đình Lưu Tương được đoàn tụ, Vua Sở trả ơn những người dân đã cưu mang mình lúc bần hàn Từ đó, dân gian được sống trong sung túc, bình an
* Tiểu kết:
Ở chương 1, chúng tôi đã khái quát một số vấn đề cơ bản về truyện thơ Nôm Tày, quá trình hình thành và phát triển của truyện thơ Nôm Tày và đôi nét về truyện
thơ Nôm Tày Lưu Tương Có thể nói, truyện thơ Nôm Tày là một thể loại có số
lượng khá phong phú trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc Việt Nam, tuy nhiên việc tìm hiểu, biên dịch và nghiên cứu thể loại này chưa nhiều, đặc biệt là
việc tìm hiểu đối với những tác phẩm cụ thể Vậy, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là cần
tiến hành biên dịch và nghiên cứu, khai thác kho tàng truyện thơ Nôm Tày một cách khẩn trương và có tính hệ thống hơn, khoa học hơn nhằm khai thác được nguồn di sản phong phú và đa dạng không chỉ của riêng đồng bào dân tộc Tày mà của cả nền văn học dân gian Việt Nam
Những truyện thơ Nôm Tày đều được hình thành từ nguồn mạch văn hóa dân
gian Tày, được phát triển và tồn tại theo quy luật của đời sống dân gian Lưu Tương
là một truyện Nôm Tày như thế Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm Tày rất đa dạng và phong phú, có sự giao thoa hòa điệu với truyện Nôm Kinh Tuy nhiên bản sắc Tày, truyền thống của đồng bào Tày với những sáng tạo độc đáo trong tư duy cũng như nghệ thuật thể hiện cũng là những phương diện cần đi sâu nghiên cứu Đây cũng là nhiệm vụ khoa học đối với chương 2 và chương 3 của luận văn này
Trang 36Chương 2
GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NÔM LƯU TƯƠNG
2.1 Ca ngợi tài trí và sức mạnh của người anh hùng
2.1.1 Ca ngợi tài trí của người anh hùng
Một trong những chủ đề lớn của truyện thơ Tày là nêu cao tinh thần yêu nước, dũng cảm đấu tranh chống ngoại xâm, giữ vững địa bàn cư trú, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân Hàng chục truyện thơ có kết cấu xoay quanh biến cố
về tình yêu và sự kết hôn nhưng kết thúc cốt truyện vẫn hướng vào chủ đề lớn là trị giặc, cứu nước Có thể kể đến nhiều nhân vật tiêu biểu, từ gương dũng cảm của Đính Quân đến tài năng trí dũng song toàn của Tứ Thư, Lưu Tương… Tất cả các nhân vật đó đều được các nghệ sĩ dân gian khẳng định với một nhiệt tình khẳng định cao độ, một tinh thần ca ngợi say sưa
Nội dung truyện Nôm Tày Lưu Tương tập trung kể về nhân vật Lưu Tương -
người anh hùng của nước Sở Chàng là người “văn võ toàn tài”, hết lòng cứu dân, cứu nước Mặc dù trải qua nhiều gian nan, thử thách ở cả cõi trần, cõi âm, Lưu Tương vẫn khẳng định nhất quán sức mạnh, tài trí của mình
Lưu Tương là nhân vật chính trong truyện, chàng có một sự xuất thân đặc
biệt, là người con cầu tự Vợ chồng Lưu Tú - Thị Nhan hiếm muộn con đã cầu Mẹ Hoa (mẻ Bjoóc) mà có được Lưu Tương và là người con duy nhất của họ Trong
phần Mở lời (khay cằm), tác phẩm đã thuật lại việc vợ chồng Lưu Tú sắm sửa lễ
vật đến chùa Lôi Âm để cầu khấn, sau đó có họ quý tử, đặt tên là Lưu Tương Họ rất mong mỏi con trai sau này sẽ khôn lớn tài giỏi:
Bố Lưu Tú, Thị Nhan tên mẹ Cùng đặt tên con trẻ: Lưu Tương Mong sau này lớn khôn tài giỏi Khắp bản trên xóm dưới cùng mừng Nuôi con mười ba xuân đã lớn
Đi học chữ mãi chốn Nam Nga Mong có được dăm ba chữ nghĩa
Có chút vốn sau để nuôi thân
Trang 37Lưu Tương bao năm miệt mài đèn sách, xa quê hương, đến phố thị để học
hành Một biểu hiện của bản sắc Tày đó là sự chăm chỉ, quyết tâm trong học hành
Đó còn là biểu thị của sự quyết tâm đỗ đạt, thành tài Mười tám tuổi, Lưu Tương
đã xa gia đình, lập thân:
Thầy sẽ dạy nên người đỗ bảng Luận ngữ thông, tài cán học văn Kinh sử rèn dần dần khác giỏi Quan chịu khó học hỏi nhiều ngày Xuân tiếp thu mê say đèn sách Thơ phú cùng kinh lược làu thông Hơn mọi người văn chương sáng tỏ Tinh thông cả thập võ, bách thi
Trong bản làng, chòm xóm người Tày, việc có người học hành đỗ đạt không chỉ đem niềm vui, niềm tự hào cho mỗi gia đình, dòng họ đó mà còn trở thành
niềm vui, niềm tự hào của cả xóm làng Lưu Tương học hành đỗ đạt trở về được cả
bản đón mừng:
Quan trở về quê hương bản quán
Họ hàng cùng xóm bản đón mừng Thấy quan vẻ tinh thông chững chạc
Bố mẹ cùng cô bác trong nhà Mọi người thấy quan về mừng chúc Bày rượu thịt tươm tất mâm bàn Mọi người cùng hân hoan chúc phú
Bố mẹ quan mở mặt nhờ con
Tỏ bày lời thiệt hơn ao ước:
Thằng này chắc sẽ được nên người
Số được hưởng lộc trời phú quý
Như một sự tiên báo, sau bao ngày dùi mài kinh sử và với tài trí phi thường, văn võ toàn tài, Lưu Tương đã đến kinh kì dự thi và đỗ đạt làm quan nước Sở
Trang 38Niềm tin, niềm vui đến bất ngờ: Lưu Tương trở thành quan trạng thứ ba, phút chốc được cấp ngựa, lọng hoa hầu hạ Sau chuyến về quê vinh quy bái tổ, Lưu Tương trở lại chốn quan trường, một dạ trung quân, minh chính khiến lòng dân đoàn kết, thiên hạ bình an Điều đó thể hiện rõ người con trai - người anh hùng dân tộc Tày
đã có công góp phần sức mạnh, tài trí của mình gây dựng một nền độc lập, no ấm cho quê hương, cho dân tộc Và đó cũng chính là niềm mơ ước tự ngàn xưa của đồng bào Tày:
Bách quan cùng nhất quyết trung quân Triều đình quan võ văn một dạ
Cùng đồng tam phò tá triều vua Làm quan qua nhiều thu minh chính Thiên hạ được yên định bình an Không lo nạn gian quan giặc giã Ngày ngày sống no đủ an nhàn
Thiên hạ yên bình, an cư chẳng được bấy lâu Nước Sở lâm vào tình trạng bị nước Phàn (giặc phương Bắc) mưu mô xâm lược “Thời thế sinh anh hùng”, có thể coi những dịp giải đố của Lưu Tương đối với việc thách đố của nước Phàn càng tôn lên thêm sự thông minh, tài giỏi của người anh hùng dân tộc Tày, như một sự
ngợi ca vẹn toàn Khi nước Phàn thách đố: phân biệt ngọn và gốc của đoạn gỗ
sơn; phân biệt đôi ngựa giống hệt nhau, đâu là con, là mẹ Trong khi các quan đã
trổ hết tài, việc giải đố đã kéo dài tới mười ngày vẫn chưa phân thắng bại, vua Sở
đã hết sức lo lắng, hoang mang, thậm chí vua đã khóc, thì lúc ấy Lưu Tương xuất hiện như một vị cứu tinh:
Lưu Tương quỳ kính cẩn tâu vua Việc này mặc tôi lo chớ ngại
Sứ Phàn đố, ta giải là xong
Dùng đoạn gỗ làm cân bạc thử Đầu gốc nặng hơn chỉ năm phân
Sứ Phàn ngồi bần thần xin phục
…
Trang 39Đôi ngựa hãy nhốt giam ba buổi
Sẽ biết ngay chẳng vội, chẳng lo
Bị khát sẽ hí to đòi nước Lưu Tương bê chảo nước đi vào Con con sẽ nhảy nhao đòi trước Con nào nhìn thấy nước hí vang
Lưu Tương quan tài năng mưu lược Liền chỉ ngay ra được mẹ, con
Sứ Phàn phục trí khôn xin chịu Khen trạng Lưu khéo liệu thông minh Mười bánh vàng vua ban trao thưởng
Sứ Phàn thua chưng hửng quay về Lưu Tương xứng trạng nguyên tài giỏi
Một sự ban thưởng xứng đáng cho trạng Lưu Tương, mười bánh vàng (pẻng kim, tương đương 26 chỉ vàng bây giờ) [59, tr.129] Đó là sự ban thưởng về vật chất, ngoài ra Lưu Tương còn được vua hứa gả công chúa cho
Tiếp tục khẳng định tài trí tinh anh của Lưu Tương được thể hiện ở việc Lưu Tương đã tìm được cách cho con hạc lẻ bạn biết ăn và gáy Thực chất đó vẫn là mưu mô của nước Phàn muốn xâm lược nước Sở, Vua Phàn tặng cho vua Sở một con hạc đặc biệt, loài này nó chỉ ăn và gáy khi có đủ đôi Con hạc cứ ủ rũ, không
ăn, không gáy Vua Sở đã nhờ đến Lưu Tương giải cứu: Lưu Tương đã cho làm chiếc gương soi, hạc nhìn gương thấy bóng mình tưởng bạn liền ăn, liền uống và gáy Vua Sở vui mừng khôn xiết, nể phục tài trí của Lưu Tương, vua quyết gả công chúa cho chàng
Tao khang nghĩa ân sâu bách tuế Màn loan chăng bốn phía chắn che Lưu Tương lòng thỏa thuê hoa nở
Có phúc được tiên nữ kết duyên
Vợ chồng như uyên ương hôn hỉ
Trang 40Qua hai lần giải đố trên, tác giả dân gian đã ca ngợi trí thông minh nhạy bén, sắc sảo của Lưu Tương Theo quan niệm của đồng bào Tày cho rằng: vì là dân tộc thiểu số, địa bàn sinh sống trên miền núi cao, khí hậu khắc nghiệt, xa những khu trung tâm… đã tạo nên tính cách của những con người nơi đây thường tự ti, nhút nhát và không tránh khỏi những ngây thơ, “ấu trĩ” Thế nhưng, qua nhân vật Lưu Tương, chúng ta thấy rằng, người Tày không những chăm chỉ, hiếu học mà còn có thể lập nên những công trạng lớn, làm nên những việc có ích cho đồng bào, cho bản làng, cho quốc gia, dân tộc
2.1.2 Ca ngợi sức mạnh của người anh hùng
Nếu giống như những câu chuyện khác, việc Lưu Tương đỗ đạt làm quan và được ban thưởng thì có thể kết thúc truyện một cách tự nhiên, hợp lí Bởi lẽ Lưu Tương đã đỗ đạt, đã khẳng định được tài trí của mình, và đã kết hôn cùng công chúa, sống một cuộc sống vinh hoa, phú quý Vậy mà, phải chăng đồng bào Tày không muốn dừng lại ở đây? Câu chuyện về anh hùng Lưu Tương đến đây mới được một chặng đường, câu chuyện lại được tiếp tục với những trang viết li kì, độc đáo hơn Lưu Tương không chỉ khẳng định mình bằng trí thông minh “tài văn” mà còn khẳng định quyết tâm hơn “tài võ” của mình qua hai lần chiến thắng giặc Phàn
Lần thứ nhất, khi giặc Phàn tiếp tục mưu mô xâm lược nước Sở, họ loan báo rằng Lưu Tương chính là người nước Phàn bị lưu lạc sang An Nam Họ tìm cách đòi bắt Lưu Tương trở về nước Trước thông tin đó, vua Sở đã tìm cách cho quan lính dò tìm bằng được một người thật giống Lưu Tương để sang thay thế, mong giữ được Lưu Tương Thế rồi, vua Phàn biết mình bị lừa đã kéo quân sang xâm lược nước Sở
Ba trăm rưởi trâu bò khao tiệc Vua Phàn cắt đặt việc chư quân Tròn tháng kéo sát gần nước Sở Mười tám vạn binh mã hung hăng Voi ngựa như bướm ong bãi tập