NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨHọ tên học viên: ĐINH VĂN ÁNH Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 23/06/1983 Nơi sinh: Cà Mau Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD & CN MSHV: 13418700
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-ĐINH VĂN ÁNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HOÀN THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN HÓC MÔN (XÉT GIAI
ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ)
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Trang 4ii
Trang 5NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐINH VĂN ÁNH Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 23/06/1983 Nơi sinh: Cà Mau
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD & CN MSHV:
1341870002
I- Tên đề tài:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HOÀN THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂYDỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN HÓC MÔN (XÉT GIAI ĐOẠN THỰC HIỆNĐẦU TƯ)
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Xác định những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn thành dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hóc Môn (xét trong giai đoạn thực hiệnđầu tư)
Phân tích, đánh giá những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn thành dự
án nông thôn mới trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục của rủi ro tìm được
III- Ngày giao nhiệm vụ: 09/09/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/09/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS TRẦN QUANG PHÚ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TS TRẦN QUANG PHÚ
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đinh Văn Ánh, tác giả đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hoàn thành dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới huyện Hóc Môn (xét giai đoạn thực hiện đầu tư)” Các số liệu, kết quả trong Luận văn này là trung thực, tác
giả đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổivới giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu vàthông tin được chỉ rõ nguồn gốc
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm với nội dung cam kết trên
Học viên thực hiện Luận văn
ĐINH VĂN ÁNH
Trang 7LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo khoa Xâydựng Trường Đại học Công nghệ TP HCM đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốtquá trình học tập
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến TS Trần Quang Phú đã tậntình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này
Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ nhân viên đang làm việc tại Cty TNHHXây Dựng Thương Mại Dịch Vụ Lê Văn Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợicho tôi trong quá trình nghiên cứu, và cho tôi những lời khuyên quý giá để luận văn
có thể hoàn thiện hơn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn
bè đã luôn sát cánh hỗ trợ và động viên về cả vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể toàntâm, toàn ý cho công việc
Xin chân thành cảm ơn
Học viên thực hiện Luận văn
ĐINH VĂN ÁNH
Trang 8ro chính và đề xuất một số phương pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong các dự
án đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Qua tham khảo các nghiêm cứu trước đây về rủi ro trong đầu tư xây dựng,kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia đã và từng tham gia vào các dự án đầu
tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tác giả đã xác định được 20 yếu tốrủi ro ảnh hưởng trong giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nôngthôn mới huyện Hóc Môn và chia làm năm nhóm chính là: 1/ Nhóm rủi ro liên quanđến ” Chủ đầu tư”, 2/ Nhóm rủi ro liên quan đến ” đơn vị tư vấn”, 3/ Nhóm rủi roliên quan đến ” Nhà thầu thi công”, 4/Nhóm rủi ro liên quan đến ” Thầu phụ cungứng”, 5/ Nhóm rủi ro liên quan đến ” Môi trường kinh tế- xã hội – tự nhiên”
Trên cơ sở 5 nhóm rủi ro chính vừa xác định được, tác giả tiến hành phươngpháp hồi quy tuyến tính, nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng của từng nhóm rủi ro ảnhhưởng trong giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới
huyện Hóc Môn, kết quả nhận thấy nhóm rủi ro liên quan đến “đơn vị tư vấn “ có
ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Từ kết quả tham khảo các ý kiến chuyên gia tác giả đềxuất một số gải pháp nhằm hạn chế các rủi ro ảnh hưởng trong giai đoạn thực hiệnđầu tư các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới huyện Hóc Môn
Trang 9in the investment projects of new rural construction in the district.
Refered to previous studies for risk in construction investment, combinedwith the experience of the experts have been involved in the investment project ofnew rural construction in Hoc Mon The author has identified 24 risk factorsaffecting the implementation phase of construction investment projects of new ruralareas in Hoc Mon district and divided into five main groups: 1 / group-related risks
"Investor", 2 / Group Risk related to "consultant", 3 / group-related risks
"Contractor", 4 / group- related risks "Subcontracting supply" 5 / Group Risk related
to " natural and economic and social environment",
On the basis of five major risk group has identified, the authors conducted alinear regression method, to find out the extent of influence of each risk group in theimplementation phase of investment projects new rural construction Hoc Mon, theresults found that group-related risks "consultant" has the most powerful impact.From the results refer to the expert opinions the authors propose some solutions toreduce risks affecting the implementation phase of construction investment projects
of new rural areas in Hoc Mon district
Trang 10MỤC LỤC
Trang
TS TRẦN QUANG PHÚ LỜI CAM ĐOAN
ii LỜI CÁM ƠN
iv TÓM TẮT v
DANH MỤC BẢNG xii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1 1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Xác nhận vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu của đề tài 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Đóng góp dự kiến của đề tài 4
1.6 Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1 Giới thiệu chương 6
2.2 Các khái niệm được dùng trong Luận văn 6
2.2.1 Các khái niện và lý thuyết về Rủi ro 6
2.2.1.1 Phân loại rủi ro 7
2.2.1.2 Xác định rủi ro 14
2.2.1.3 Phân tích định tính rủi ro 17
2.2.1.4 Phân tích định lượng rủi ro 19
2.2.2 Các khái niệm và lý thuyết về dự án đầu tư xây dựng 23
2.2.3 Các khái niện và lý thuyết về nông thôn nông thôn mới 25
2.2.3.1 Khái niệm nông thôn: 25
2.2.3.2 Khái niệm nông thôn mới: 25
2.2.3.3 Xây dựng nông thôn mới 26
2.2.3.4 Đặc trưng của nông thôn mới 26
2.2.3.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 26
2.2.3.6 Trình tự các bước triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới 27
2.2.3.7 Nội dung cơ bản về xây dựng nông thôn mới (Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới, 2010) 27
2.2.4 Nghiên cứu trong nước 28
2.2.5 Nghiên cứu ngoài nước 30
Trang 112.2.6 Danh mục các yếu tố rủi ro mà các nghiên cứu trước đã khám phá ra 30
2.3 Tổng hợp các yếu tố tiềm năng từ các nghiên cứu trước 40
2.4 Kết luận chương 43
CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN NÔNG THÔN MỚI VÀ TÌNH HÌNH DỰ ÁN NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN HÓC MÔN HIỆN NAY 45
3.1 Giới thiệu chương 45
3.2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới 45
3.3 Nội dung xây dựng nông thôn mới (sổ tay hướng dẫn thực hiện nông thôn mới, 2011) 56
3.3.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới 56
3.3.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội 56
3.3.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập 57
3.3.4 Giảm nghèo và An sinh xã hội 57
3.3.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn 58
3.3.6 Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn 58
3.3.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn 58
3.3.8 Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn 58
3.3.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 59
3.3.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn 59
3.3.11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn 60
3.4 Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hóc Môn 60
3.5 Kết luận chương 62
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
63 4.1 Gới thiệu chương 63
4.2 Quy trình nghiên cứu 64
4.3 Thu thập dữ liệu giai đoạn 1: Nhận dạng yếu tố 65
4.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi 67
4.3.2 Nhận dạng các yếu tố tiềm năng 68
4.3.3 Xây dựng bảng câu hỏi thử nghiệm 72
4.4 Các công cụ nghiên cứu 72
4.4.1 Thang đo 72
4.4.2 Kiểm định thang đo 73
Trang 124.4.2.1 Hệ số Cronbach’s Alpha 73
4.4.2.2 Hệ số tương quan biến tổng 74
4.4.3 Phương pháp phân tích yếu tố 74
4.4.4 Phân tích phương sai Anova 75
4.4.5 Phân tích hồi quy 75
4.5 Thu thập dữ liệu giai đoạn 2: 75
4.5.1 Mẫu nghiên cứu 75
4.5.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 2 phần 76
4.5.3 Kỹ thuật phỏng vấn 79
4.6 Kết luận chương 79
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 80
5.1 Giới thiệu chương: 80
5.2 Phân tích số liệu từ cuộc khảo sát 80
5.2.1 Chọn lọc dữ liệu 80
5.2.1.1 Đơn vị công tác 81
5.2.1.2 Kinh nghiệm của đối tượng khảo sát 82
5.2.1.3 Số dự án của các đối tượng khảo sát 83
5.2.1.4 Trình độ của các đối tượng khảo sát 84
5.2.1.5 Vị trí công tác của các đối tượng khảo sát 85
5.2.2 Kết quả thống kê mô tả 86
5.2.2.1 Kiểm định hệ số Cronbach’s Anpha 86
5.2.2.2 Phân tích yếu tố EFA 90
5.2.3 Kiểm định mô hình và các giả thiết 92
5.2.3.1 Phân tích tương quan (Pearson) 92
5.2.3.2 Phân tích hồi quy đa biến 93
Bảng 5.13 Coefficientsa 96
5.2.3.3 Phân tích kết quả nghiên cứu 96
5.2.3.4 Kiểm định Anova 98
5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu và đề ra biện pháp đối phó 101
5.3.1 Phân tích kết quả nghiên cứu 101
5.3.1.1 Nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư: 101
5.3.1.2 Nhóm yếu tố liên quan đến đơn vị tư vấn: 102
5.3.1.4 Nhóm yếu tố liên quan đến các đơn vị thầu phụ, nhà cung ứng: 105
5.3.1.5 Nhóm yếu tố liên quan đến quan đến môi trường kinh tế - xã hội – tự nhiên: 106
Trang 135.3.2 Biện pháp đối phó 107
5.3.2.1 Nhóm yếu tố liên quan đến chủ đầu tư: 107
5.3.2.2 Nhóm yếu tố liên quan đến đơn vị tư vấn: 108
5.3.2.3 Nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công: 108
5.3.2.4 Nhóm yếu tố liên quan đến các đơn vị thầu phụ, nhà cung ứng: 109
5.3.2.5 Nhóm yếu tố liên quan đến quan đến môi trường kinh tế - xã hội – tự nhiên: 110
5.4 Kết luận chương 110
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112
6.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu: 112
6.2 Đóng góp của nghiên cứu: 113
6.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo: 113
6.3.1 Hạn chế của nghiên cứu: 113
6.3.2 Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo: 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not
defined.
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Phân loại rủi ro Phạm Thị Trang (2010)
13Hình 2.3 Ma trận định lượng rủi ro [2]
20Hình 2.6 Rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam hiên
nay [4]
31Hình 3.1 Sơ đồ trình tự các bước xây dựng nông thôn mới
45Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu
64Hình 4.2 Quy trình thu thập dữ liệu (PGS TS.Nguyễn Thị Liên Diệp)
65Hình 4.3 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi
67Hình 5.1 Đơn vị công tác 82Hình 5.2 Kinh nghiệm của đối tượng khảo sát
83Hình 5.3 Số dự án đầu tư xây dựng của các đối tượng khảo sát
84Hình 5.4 Trình độ của các đối tượng khảo sát
85Hình 5.5 Vị trí công tác của các đối tượng khảo sát
86
Trang 15Bảng 2.3 tổng hợp các yếu tố tìm được từ tác giả Đỗ Thị Thu (2012) 35
Bảng 2.4 tổng hợp các yếu tố tìm được từ tác giả Trịnh Thùy Anh và Trần Văn Minh
Cường (2011) 37Bảng 2.5 Tổng hợp các yếu tố từ tác giả Sameh Monir El-Sayegh (2007) 38
Bảng 2.6 Tổng hợp các yếu tố từ tác giả Prasanta Dey (2002) 39
Bảng 2.7 Tổng hợp các yếu tố từ tác giả Sid Ghosh et Jakapan Jintanapakanont (2004)39
Bảng 2.8 Tổng hợp các yếu tố từ tác giả Lê Kiều, Nguyễn Quốc Tuấn và Lưu Tường
Văn (2006) 40Bảng 3.2 Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong quy hoạch hạ tầng nông thôn mới 53
Bảng 4.1 các yếu tố rủi ro ảnh hưởng trong giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án đầu
tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hóc
Trang 16Bảng 5.5 Trình độ của các đối tượng khảo sát
84 Bảng 5.6 Trình độ của các đối tượng khảo sát
85 Bảng 5.7: Kiểm định cronbach’s alpha chính thức
87 Bảng 5.8: Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA)
91 Bảng 5.9 Hệ số tương quan 93
Bảng 5.10: Bảng Correlation 94
Bảng 5.11 Model Summary 95
Bảng 5.12 ANOVA 96
Trang 172014 Trong đó ngành xây dựng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triểncủa ngành kinh tế tăng 10,2% so với năm 2013 Bên cạnh đó, do tính chất đặc thùcủa ngành xây dựng nên trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, ngành xây dựngphải đương đầu với không ít rủi ro và thử thách Chẳng hạn như khó khăn trongcông tác đền bù giải tỏa, lạm phát, tăng giá, thay đổi chính sách pháp luật ….xuấthiện trong các dự án mà nó cần có nhiều thời gian mời khắc phục được Do đó cácnhà quản lý dự án phải luôn nhìn thấy được rủi ro do các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởngxấu tới hiệu quả của dự án và sớm tiến hành các hoạn động kiểm soát, phòng ngừacác nguy cơ này một cách hiệu quả.
Hóc Môn là huyện ngoại thành ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh.Nằm ở cửa ngõ của thành phố, là nơi thuận lợi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tế Được Ủy ban thành phố chọn làm nơi thực hiện đề án nông thôn mới HócMôn có 12 xã thị trấn thì trong đó có Xã Xuân Thới Thượng được chọn làm môhình thí điểm nông thôn mới của thành phố giai đoạn 2011-2013, và trong năm
2013 thành phố đã phê duyệt quyết định đề án nông thôn mới cho 8 xã của huyện.Hiện nay các dự án đã tiến hành xong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đang tiến hànhgiai đoạn thực hiện đầu tư Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả dự án đầu tưxây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hóc Môn đang là câu hỏi mang tínhcấp bách, là yêu cầu hết sức quan trọng nó quyết định sự thành công hay thất bạicủa dự án nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
Việc xác định yếu tố rủi ro, phân tích, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm để cóbiện pháp khắc phục xử lý và đề phòng các rủi ro để tránh ảnh hưởng xấu đến hiệu
Trang 181.2 Xác nhận vấn đề nghiên cứu
Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng.Các nghiên cứu đã cung cấp một cơ sở lý thuyết khá đầy đủ về quản lý rủi ro cũngnhư đưa ra những biện pháp cụ thể để đối phó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thểxảy ra đối với dự án Tuy nhiên rủi ro trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựngnông thôn thì chưa có nghiên cứu nào đi vào cụ thể Trong khi đó, loại dự án này
có rất nhiều đặc điểm mang tính đặc thù mà do đó có thể dẫn đến những rủi ro khácbiệt với những rủi ro thường gặp trong một dự án thông thường như:
- Dự án xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn cấp xã nhằmphát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết cáclĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những yêucầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác nhau và được nêutại Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốcgia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020
- Ban giám sát cộng đồng đây là đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng nôngthôn mới được thành lập để giám sát xây dựng các công trình nông thôn mới trênđịa bàn, Ban giám sát cộng đồng có tối đa 9 thành viên và do cộng đồng người dânnơi có công trình đầu tư cử ra Trưởng ban giám sát xây dựng do các thành viên củaBan giám sát bầu và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân chuẩn y bằng văn bản
- Giải phóng mặt bằng: Chủ yếu thực hiện chủ trương vận động nhân dânhiến đất, tháo dỡ công trình để lấy đất xây dựng công trình Trường hợp xây dựng
Trang 19- Triển khai dự án: Tùy vào tổng mức đầu tư đã được duyệt tại đề án xâydựng nông thôn mới mà chia ra đơn vị nào là cấp phê duyệt báo cáo kinh tế kỹthuật, nếu tổng mức đầu tư công trình dưới 3 tỷ Ủy ban nhân dân cấp xã là đơn vịphê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, còn tổng mức đầu tư lớn hơn 3 tỷ thì cấp phêduyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chính bởi những đặc điểm mang tính chất đặc thù ở trên mà dự án đầu tư xâydựng nông thôn mới luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn ngoài những rủi ro thườnggặp trong dự án thông thường Những rủi ro xuất hiện làm dự án không hiệu quả
Kinh nghiệm thực tiễn triển khai dự án nông thôn mới ở xã Xuân ThớiThượng cho thấy hầu hết cán dự án đầu tư đều gặp phải khó khăn vướng mắc Nhưcông tác lập và thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật lúng túng, công tác bàn giao mặtbằng chậm trễ, hồ sơ thiết kế thiếu sót thiếu công năng, thanh toán chậm trễ, nghiệmthu thanh quyết toán công trình ỳ ạnh…
Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách trên Đề tài nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng trong giai đoạn thực hiện đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nông thônmới huyện Hóc Môn Nhằm đánh giá, phân tích các tác động tiêu cực và đưa ra giảipháp nhằm hạn chế các rủi ro gây ảnh hưởng xấu trong giai đoạn thực hiện đầu tưcác dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hóc Môn
Trang 201.3 Mục tiêu của đề tài
Xác định những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn thành dự án đầu tư xâydựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hóc Môn (xét trong giai đoạn thực hiện đầutư)
Phân tích, đánh giá những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn thành dự ánnông thôn mới trong giai đoạn thực hiện đầu tư
Phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục của những yếu tố rủi rotìm được
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các đối tượng tham gia khảo sát bao gồm nhữngngười đã và đang trực tiếp làm việc trong ban quản lý, nhà thầu, nhà tư vấn của các
dự án nói chung và các dự án nông thôn mới nói riêng, các cán bộ làm việc trong cơquan có chức năng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, các nhà nghiên cứu về dự
án đầu tư xây dựng
Trong nghiên cứu này sẽ chủ yếu khảo sát các dự án đầu tư xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn huyện Hóc Môn
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tínhhiệu quả của dự án nhưng trong phạm vi Ban quản lý xây dựng nông thôn mới vàcác nhà thầu tham gia thực hiện dự án
Quan điểm phân tích: Phân tích đánh giá dự án đầu tư xây dựng nông thônmới trên góc độ của chủ đầu tư, cụ thể là Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
Về thời gian nghiên cứu: trong khoảng thời gian năm 2013 và đến quý IVnăm 2014
1.5 Đóng góp dự kiến của đề tài
Đóng góp về học thuật: Nghiên cữu sẽ khảo sát hầu hết những yếu tố rủi rotrong giai đoạn thực hiện đầu tư, trong đó có cả những yếu tố rủi ro chung của một
dự án đầu tư xây dựng thông thường và những yếu tố rủi ro mà chỉ dự án đầu tư
Trang 21xây dựng nông thôn mới mới có Qua đó đóng góp một cơ sở lý thuyết đầy đủ hơn
về rủi ro trong đầu tư xây dựng
Đóng góp thực tiễn: Cung cấp cho các nhà quản lý dự án cũng như các nhàhoạch định chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng cho nông thôn mới những yếu tốrủi ro có thể mắc phải Từ những yếu tố rủi ro đã nhận dạng được, phân tích, đánhgiá tới đối phó và kiểm soát với các yếu tố rủi ro cơ bản của một dự án đầu tư xâydựng nông thôn mới trong giai đoạn thực hiện đầu tư dự án Căn cứ vào đó các nhàquản lý có thể thẩm định và đưa ra một kế hoạch đối phó với rủi ro của mình mộtcách hiệu quả, hạn chế tối đa tác dộng rủi ro, góp phần đem lại thành công cho dựán
1.6 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Quy trình thực hiện dự án Nông thôn mới và tình hình dự án nôngthôn mới ở huyện Hóc Môn hiện nay
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết quả nghiên cứu, phân tích nguyên nhân và đề ra giải phápkhắc phục
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Trang 222.2 Các khái niệm được dùng trong Luận văn
2.2.1 Các khái niện và lý thuyết về Rủi ro
Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải đương đầu với những rủi ro, đó làđiều không thể tránh khỏi Rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn củađối tượng sử dụng và gây ra những thiệt hại về thời gian, vật chất, tiền của, sứckhỏe, tính mạng con người
Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau và do rất nhiều các nguyên nhân khác nhaugây ra Có những rủi ro do môi trường tự nhiên như rủi ro do lũ lụt, động đất, khôhạn, gây thiệt hại lớn về của cải, vật chất và tính mạng con người; có những rủi ro
do môi trường kinh tế – xã hội, chính trị gây ra như lạm phát, thất nghiệp, khủnghoảng kinh tế, chiến tranh làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người; cónhững rủi ro do bản thân hoạt động của con người gây ra như rủi ro do tai nạn hoặcrủi ro thua lỗ do trình độ quản lý, trình độ kinh doanh yếu kém; có những kỹ thuậtlạc hậu dẫn đến hậu quả là năng suất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao hoặc cónhững rủi ro do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây rồi như rủi ro hao mòn vô hình quálớn, không kịp thu hồi vốn đầu tư trong trang thiết bị máy móc thiết bị và tài sản cốđịnh, các rủi ro này thường xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất đặc biệt là lĩnh vực sảnxuất xây dựng Hầu hết các rủi ro xảy ra đều nằm ngoài ý muốn chủ quan của conngười
Theo một số nhà khoa học, rủi ro là tình trạng xảy ra một số biến cố bất lợi nhưng có thể đo lường được bằng xác suất Cụ thể: (diendan.xaydungkientruc.vn/)
Trang 23- Theo Frank Knight, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được
- Theo Irving Pfeffer, rủi ro là những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất
- Theo Marilu Hurt McCarty, rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được
Bên cạnh những khái niệm kể trên, một số nhà khoa học khác lại định nghĩa rủi ro với sự chú trọng đến kết quả được mà không chú ý đến xác suất xảy ra Cụthể:
- Theo Allan Willet, rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiệnmột biến cố không mong đợi
- Theo A.HrThur Williams, rủi ro là sự biến động tiền ẩn ở kết quả
- Theo Georges Hirsch, khái niệm rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra củamột số biến cố không lường trước hay đúng hơn là một biến cố mà ta hoàn toànkhông chắc chắn (xác suất xảy ra <1) Nói cách khác, rủi ro ứng với khả năng có sailệch giữa một bên là những gì xảy ra trong thực tế và một bên là những gì được dựkiến từ trước hoặc được dùng làm hệ quy chiếu, mà sai lệch nào lớn đến mức khóchấp nhận được hoặc không chấp nhận được
Rủi ro là là khả năng sảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳvọng theo kế hoạch Nếu tích cực ngiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro,người ta có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nó Cao Hào Thi (2008)
Trên cơ sở các khái niệm kể trên, có thể đưa ra một khái niệm về rủi ro như
sau: Rủi ro là những mối đe dọa đến sự thành công của dự án, là tổng hợp những
yếu tố ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt hại.
2.2.1.1 Phân loại rủi ro
Để có thể nhận biết và quản lý các rủi ro một cách có hiệu quả, người tathường phân biệt các rủi ro tuỳ theo mục đích sử dụng trong phân tích các hoạt độngkinh tế
Trang 24- Theo tính chất khách quan của rủi ro, người ta thường chia ra: rủi ro thuầntuý và rủi ro suy tính (rủi ro suy đoán) (Pure Risks and Speculative Risks)
+ Rủi ro thuần tuý là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhưng không
có cơ hội kiếm lời, đó là loại rủi ro xảy ra liên quan tới việc tài sản bị phá huỷ Khi
có rủi ro thuần tuý xảy ra thì hoặc là có mất mát tổn thất nhiều, hoặc là có mất máttổn thất ít và khi rủi ro thuần túy không xảy ra thì không có mất mát tổn thất Hầuhết các rủi ro chúng ra gặp phải trong cuộc sống và thường để lại những thiệt hạilớn về của cải vật chất và có khi cả tính mạng con người đều là rủi ro thuần tuý.Thuộc loại rủi ro này có rủi ro do hoả hoạn, lũ lụt, hạn hán, động đất…
+ Rủi ro suy tính (rủi ro suy đoán) là rủi ro tồn lại khi có một nguy cơ tổnthất song song với một cơ hội kiếm lời Đó là loại rủi ro liên quan đến quyết địnhlựa chọn của con người Thuộc loại này là các rủi ro khi đầu tư vào sản xuất kinhdoanh trên thị trường
Người ta có thề dễ dàng chấp nhận rủi ro suy tính nhưng hầu như không có aisẵn sàng chấp nhận rủi ro thuần tuý
Việc phân chia rủi ro thành rủi ro thuần tuý và rủi ro suy tính có ý nghĩa quantrọng trong việc lựa chọn kỹ thuật để đối phó, phòng tránh rủi ro Đối với rủi ro suytính, người ta có thể đối phó bằng kỹ thuật Hedging (rào cản) còn rủi ro thuần tuýđược đối phó bằng kỹ thuật bảo hiểm
Tuy nhiên, hầu hết trong các rủi ro đều chứa cả hai yêu tố: thuần tuý và suytính và trong nhiều trường hợp ranh giới giữa hai loại rủi ro này còn mơ hồ
- Theo hậu quả để lại cho các hoạt động của con người, người ta chia thànhrủi ro số đông (rủi ro toàn cục, rủi ro cơ bản) và rủi ro bộ phận (rủi ro riêng biệt)
+ Rủi ro số đông là các rủi ro gây ra các tổn thất khách quan theo nguồn gốcrủi ro và theo kết quả gây ra Những tổn thất này không phải do cá nhân gây ra vàhậu quả của nó ảnh hưởng đến số đông con người trong xã hội Thuộc loại này baogồm các rủi ro do chiến tranh, lạm phát, thất nghiệp, động đất, lũ lụt
+ Rủi ro bộ phận là các rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng cánhân xét theo cả về nguyên nhân và hậu quả Tác động của loại rủi ro này ảnh
Trang 25hưởng tới một số ít người nhất định mà không ảnh hưởng lớn đến tòan xã hội.Thuộc loại này bao gồm các rủi ro do tai nạn (tai nạn giao thông, tai nạn lao động,hoả hoạn,…) do thiếu thận trọng trong khi làm việc cũng như trong cuộc sống (rủi
ro do mất trộm )
Việc phân biệt hai loại rủi ro này có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức xãhội, nó liên quan đến việc có thể hay không thể chia sẻ bớt những rủi ro trong cộngđồng xã hội Nếu một rủi ro bộ phận xảy ra, các tổ chức hay cá nhân khác có thểgiúp đỡ bằng những khoản đóng góp vào các qũy trợ giúp nhằm chia sẻ bớt nhữngrủi ro nhưng khi rủi ro số đông xảy ra thì việc chia sẻ rủi ro bằng cách trên là không
- Theo nguồn gốc phát sinh các rủi ro, có các loại rủi ro sau:
+ Rủi ro do các hiện tượng tự nhiên: đây là nguồn rủi ro cơ bản dẫn đến cácrủi ro thuần tuý và để lại những hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người Nước
lũ, nắng nóng, hoạt động của núi lửa, Việc nhận biết các nguồn rủi ro này tươngđối đơn giản nhưng việc đánh giá khả năng xảy ra cũng như mức độ xảy ra của cácrủi ro xuất phát từ nguồn này lại hết sức phức tạp bởi vì chúng phụ thuộc tương đối
ít vào con người, mặt khác khả năng biểu biết và kiểm soát các hiện tượng tự nhiêncủa con người còn hạn chế
+ Rủi ro do môi trường vật chất: các rủi ro xuất phát từ nguồn này là tươngđồi nhiều, chẳng hạn như hoả hoạn do bất cẩn, cháy nổ
+ Rủi ro do các môi trường phi vật chất khác: Nguồn rủi ro rất quan trọng vàlàm phát sinh rất nhiều rủi ro trong cuộc sống chính là môi trường phi vật chất haynói cụ thể đó là các môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật hoặc môi trườnghoạt động của các tổ chức, Đường lối chính sách của mỗi người lãnh đạo của quốc
Trang 26gia có tốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh
tế (ban hành các chính sách kinh tế, áp dụng các quy định và thuế, cắt giảm hoặcxóa bỏ một số ngành nghề…) Quá trình hoạt động của các tổ chức có thể làm phátsinh nhiều rủi ro và bất định Việc thay đổi tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất tín dụng,quan hệ cung - cầu trên thị trường, giá cả thị trường diễn biến bất ổn, đều có thểđem lại rủi ro cho các tổ chức sản xuất kinh doanh Có rất nhiều rủi ro xuất phát từmôi trường phi vật chất này và các rủi ro cứ nối tiếp nhau diễn ra, rủi ro này đượcbắt nguồn từ rủi ro khác, rủi ro bắt nguồn từ môi trường chính trị dẫn đến các rủi ro
về mặt kinh tế hay xã hội (chẳng hạn rủi ro do môi trường chính trị không ổn địnhdẫn đến rủi ro về mặt tinh tế (sản xuất đình đốn, hàng hoá đắt đỏ) và sau đó dẫn đếnrủi ro về mặt xã hội (thất nghiệp) Để nhận biết các nguồn rủi ro này cần có sựnghiên cứu, phân tích tỷ mỷ, chi tiết và thận trọng Mặt khác, việc đánh giá khảnăng và mức độ xảy ra của các rủi ro xuất phát từ nguồn rủi ro phi vật chất cũng hếtsức khó khăn với độ chính xác khác nhau, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ củangười đánh giá
Các tổn thất phát sinh từ các nguồn rủi ro là rất nhiều và rất đa dạng Một sốtổn thất có thể phát sinh từ cả hai nguồn rủi ro khác nhau, chẳng hạn rủi ro cháy mộtngôi nhà có thể do bất cẩn khi đun bếp (môi trường vật chất) nhưng cũng có thể dobạo động, đốt phá (môi trường chính trị)
Việc phân loại rủi ro theo các nguồn phát sinh giúp cho các nhà quán lý rủi
ro tránh bỏ sót các thông rin khi phân tích đồng thời giúp cho việc lựa chọn các biệnpháp phòng chống rủi ro sau này
- Theo khả năng khống chế của con người: có thể chia ra rủi ro có thể khốngchế và rủi ro không thể khống chế Một số loại rủi ro khi xảy ra, con người khôngthể chống đỡ nổi Thuộc loại này có các rủi ro do thiên tai, địch hoạ, Tuy nhiên, đa
số các rủi ro con người có thể chống đỡ hoặc có những biện pháp nhằm hạn chếđược thiệt hại nếu có những nghiên cứu, dự đoán được khả năng và mức độ xây ra
- Theo phạm vi xuất hiện rủi ro có thể chia ra rủi ro chung và rủi ro cụ thể
Trang 27Các rủi ro thương mại quốc gia gồm có rủi ro do lạm phát; rủi ro do tỷ lệ lãisuất thay đổi; rủi ro do sản phẩm hàng hoá mất giá; rủi ro do chính sách ngoại hối
và đặc biệt ở Việt Nam còn có thể có rủi ro do không chuyển đổi được ngoại tệ;…
Các rủi ro gắn với môi trường pháp luật quốc gia gồm có rủi ro do thay đổichính sách pháp luật và qui định; rủi ro về việc thi hành pháp luật; rủi ro do trì hoãntrong việc bồi thường;…
Rủi ro cụ thể là các rủi ro gắn liền với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụthể hoặc lĩnh vực hoạt động khác Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng có thể có cácrủi ro theo các giai đoạn của quá trình đầu tư, các rủi ro đối với việc thực hiện vàhoàn thành kế hoạch, các rủi ro trong quá trình vận hành
Theo các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng, có thể gặp rủi ro vì đấuthầu; rủi ro về cấp phát vốn đầu tư; rủi ro do sự phối hợp giữa tổ chức thiết kế, giámsát, cung cấp trang thiết bị với đơn vị thi công, không theo đúng kế hoạch tiến độ đãđịnh; rủi ro trong thi công xây dựng; rủi ro trong quá trình thanh quyết toán;
Đối với việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch, có thể gặp rủi ro do sự chậmtrễ trong thi công và cung ứng các yếu tố sản xuất; rủi ro do phải phá đi làm lại; rủi
ro do các nguyên nhân bất khả kháng …
Trong quá trình vận hành khai thác có thể có các rủi ro về trang bị cơ sở hạtầng; rủi ro về kỹ thuật và công nghệ thi công; rủi ro về quản lý; rủi ro do tăng chiphí lưu thông; rủi ro do trình độ cán bộ công nhân vận hành khai thác; rủi ru do cácnguyên nhân bất khả kháng; rủi ro trách nhiệm;…
Trang 28Chúng ta có thể gặp rủi ro ở bất kỳ hoạt động nào liên quan đến con người,
do đó hàng ngày chúng ta phải đưa ra những quyết định để làm thế nào có thế giảiquyết được những rủi ro đó Có thể có một số biện pháp:
- Tránh hoàn toàn mọi rủi ro
- Hạn chế rủi ro bằng cách tiến hành nhưng biện pháp phòng ngừa
- Chuyển giao hoặc san sẻ rủi ro sang các cá nhân hay tổ chức khác
Với mọi biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đều được thực hiện bằng nhiều cáchkhác nhau Chúng ta biết rằng hầu hết các rủi ro xảy ra đều mang tính ngẫu nhiên vàbất ngờ đối với con người và sự vật, vì vậy việc chủ động tránh hoàn toàn mọi rủi ro
là hầu như không thể thực hiện được đối với các cá nhân hay một tổ chức Chẳnghạn, để tránh hoàn toàn rủi ro do tai nạn giao thông, một người nào đó có lúc khôngbao giờ đi ra đường cả nhưng điều đó lại hạn chế mọi hoạt động của người đó và có
lẽ họ sẽ không thể thực hiện được việc tránh khỏi rủi ro bằng cách này Vì thế, đểhạn chế rủi ro người ta tìm cách quản lý các rủi ro đó, chủ yếu tập trung vào haibiện pháp: tiến hành các biện pháp phòng ngừa có thể hoặc san sẻ rủi ro sang các cánhân hay tổ chức khác
Vậy cá nhân có khả năng chấp nhận rủi ro khác nhau Một số người có khảnăng chấp nhận rủi ro cao và họ không tiến hành một biện pháp phòng ngừa nào cả
vì họ tin rằng có ít rủi ro xảy ra với họ và họ có thể chấp nhận được Một số ngườikhác lại ít có khả năng chấp nhận rủi ro hơn và do họ cố gắng tiến hành mọi biệnpháp phòng ngừa có thể như mua các loại bảo hiểm hoặc thực hiện mọi cách phòngngừa rủi ro trong cuộc sống Tuy nhiên, dù khả năng chấp nhận rủi ro của mỗingười khác nhau nhưng nói chung mọi người đều sợ rủi ro Vì thế, việc chúng ta cốgắng nhận biết được mọi rủi ro có thể xảy ra và đánh giá được mức độ trầm trọngcủa rủi ro là việc làm hết sức quan trọng, hết sức cần thiết và không phải là một việclàm đơn giản
Có thể tóm tắt các cách phân loại rủi ro như hình 1.1 dưới đây
Trang 2913
Trang 30loại
rủi ro
Theo tình chất khách quan
Theo hậu quả để lại
Theo nguồn gốc phát sinh Theo khả năng khống chế
Rủi ro thuần túy là loại rủi ro tồn tại khi có nguy
cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời
Rủi ro suy tính là loại rủi ro tồn tại khi có nguy
cơ tổn thất song song với một cơ hội kiếm lời
Rủi ro số đông là loại rủi ro không phải do cá nhân
gây ra và hậu quả của nó ảnh hưởng đến số đông con người trong xã hội
Rủi ro bộ phận xuất phát từ các biến cố chủ quan
của từng cá nhân và tác động đến một số ít người trong xã hội
Rủi ro do hiện tượng tự nhiên Rủi ro do môi trường vật chất Rủi ro do môi trường phi vật chất Rủi ro có thể khống chế
Rủi ro không thể khống chế Rủi ro chung là các rủi ro gắn chặt với môi trường
kinh tế, chính trị, pháp luật
Theo phạm
vi xuất hiện
Rủi ro cụ thể là các rủi ro gắn liền với các lĩnh vực
kinh doanh cụ thể
Hình 2.1 Phân loại rủi ro.
[3]
Trang 312.2.1.2 Xác định rủi ro
Xác định rủi ro bao gồm xác định những rủi có thể ảnh hưởng đến dự án vàtài liệu về đặc điểm của từng rủi ro Xác định rủi ro phải đảm bảo cả những rủi ronội bộ và bên ngoài Trong đó, rủi ro nội bộ là những yếu tố mà tổ dự án có thểkiểm soát hay ảnh hưởng, như phân công nhân viên hay dự toán chi phí Các rủi robên ngoài là là thứ ngoài sự kiểm soát hay ảnh hưởng của tổ dự án, chẳng hạn như
sự thay đổi thị trường hay hoạt động của Chính phủ [2]
Xác định rủi ro là quá trình lặp Lần xác định thứ nhất có thể đảm trách bởimột phần tổ dự án, hoặc bởi tổ quản lý rủi ro Toàn bộ tổ dự án hoặc tất cả các đốitượng liên quan có thể tham gia vào trong lần xác định thư hai Để các phân tíchmang tính khách quan, những người không liên quan đến dự án có thể tham giatrong lần xác định cuối cùng [1]
Các căn cứ để xác định rủi ro [1]
- Đầu ra của quá trình lập kế hoạch dự án: Để xác định rủi ro, cần xác định rõnhiệm vụ, phạm vi, mục tiêu của Chủ đầu tư và các bên có liên quan đến dự án.Ngoài ra các đầu vào khác cũng khá quan trọng như hợp đồng dự án, cơ cấu phântích công việc, mô tả sản phẩm dự án, dự kiến kế hoạch và chi phí, kế hoạch nguồnlực, kế hoạch tuyển mộ và mua sắm
- Phân tích rủi ro: Các rủi ro tác động đến dự án theo hướng tích cực hay tiêucực có thể xác định thông qua bảng câu hỏi phân loại rủi ro Bảng phân loại rủi ro
sẽ được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nguồn gây rủi ro Tiêu thức phân loại baogồm:
+ Rủi ro theo đối tượng như rủi ro về kỹ thuật, chất lượng, rủi ro ảnh hưởng đến chi phí…
+ Rủi ro liên quan đến quản lý dự án như phân bổ nguồn lực và thời gian không phù hợp, khả năng lập kế hoạch kém, không tuân theo nguyên tắc quản lý dựán…
+ Rủi ro liên quan đến yếu tố tổ chức như mục tiêu chi phí, thời gian, phạm
vi của dự án mâu thuẫn nhau, thiếu việc xắp xếp theo thứ tự ưu tiên các dự án,
Trang 32nguồn tài chính thiếu hoặc bị gián đoạn, mâu thuẫn nguồn lực với dự án khác của tổchức.
+ Rủi ro bên ngoài như thay đổi các chính sách và các yếu tố thuộc môitrường pháp lý bên ngoài, nguồn nhân lực thay đổi, thay đổi chủ sử hữu, rủi ro củaquốc gia, điều kiện thời tiết thay đổi Động đất lũ lụt hoặc nội chiến là các thảm họahơn là rủi ro
Công cụ và kỹ thuật xác định rủi ro:
- Đánh giá các tài liệu: Bước đầu tổ dự án cần đánh giá kế hoạch thực hiện
dự án ở mức độ tổng quan và mức độ chi tiết, các tài liệu về dự án, và các thông tinkhác có liên quan
- Các kỹ thuật thu thập thông tin: các kỹ thật thông tin sử dụng trong quátrình xác định rủi ro bao gồm phương pháp chuyên gia tập thể, phương pháp Delphi,phỏng vấn, phân tích SWOT ( phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và nguy cơ)
+ Phương pháp chuyên gia tập thể: đây là phương pháp xác định rủi ro phổbiến nhất Mục tiêu là xây dựng danh sách tổng hợp các rủi ro có thể xảy ra, làm
cơ sở cho quá trình phân tích định tính và định lượng rủi ro
+ Tổ dự án thường trực thực hiện phương pháp lấy ý kiến chuyên gia tậpthể thông qua việc sử dụng các chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau Các chuyêngia này sẽ tranh luận với nhau trong cuộc họp để phân loại và định nghĩa một cáchchi tiết về các rủi ro dự án
+ Kỹ thuật Delphi: Kỹ thuật này là một cách để lấy ý kiến thống nhất củacác chuyên gia về rủi ro dự án thông qua quá trình bỏ phiếu kín
+ Tổ dự án thường sử dụng câu hỏi về rủi ro dự án để lấy ý kiến các chuyêngia Sau đó các ý kiến phản hồi được tập hợp và gửi trở lại để các chuyên gia xemxét Có thể đạt được các ý kiến thống nhất về các rủi ro chính của dự án sau mộtvài vòng như vậy Kỹ thuật DelPhi giúp giảm thiểu các sai số và tránh việc tácđộng quá mức của bất kỳ chuyên gia nào đến các kết quả cuối cùng
Trang 33+ Phỏng vấn: các rủi ro có thể được xác định bằng phỏng vấn các nhà quản
lý dự án hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực này Người chịu trách nhiệm xác địnhrủi ro phải xác định các cá nhân thích hợp, tóm họ lại trong dự án và cung cấp cácthông tin như cơ cấu phân tích dự án, danh mục các giả thuyết Người được phỏngvấn sẽ xác định rủi ro trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân họ, các thông tin về dự
án và các nguồn lực khác mà họ thấy hữu ích
+ Phương pháp phân tích SWOT: phương pháp này giúp xác định các điểmmạnh, điểm yếu, các cơ hội và các nguy cơ mất mát do rủi ro mang lại
- Đối chiếu: rủi ro được xác định bằng cách đối chiếu với danh mục các loạirủi ro Danh mục rủi ro được xác định trên cơ sở các thông tin và các kiến thức cóđược từ các dự án trong quá khứ hoặc từ các nguồn thông tin khác Một điểm mạnhkhi dùng phương pháp đối chiếu là rủi ro được xác định một cách nhanh chóng vàđơn giản Tuy nhiên cũng có nhược điểm là không thể xác định được danh mục cácrủi ro một cách hoàn thiện và đầy đủ, vì thế người sử dụng có thể bị hạn chế bởicác loại rủi ro có trong danh mục Để bổ sung nhược điểm này, cần quan tâm đếncác rủi ro không có trong danh mục thông thường nhưng thường xuất hiện ở các dự
án tương tự Phương pháp đối chiếu ghi lại các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án
Có lẽ nên đưa phương pháp đối chiếu vào như một bước bắt buộc trong quá trìnhxác định rủi ro
- Phân tích giả định: các dự án được mô phỏng và phát triển trên cơ sở đặt
ra các giả thiết hoặc tình huống Phân tích giả định là kỹ thuật xác định rủi ro trên
cơ sở xác định giá trị của các tình huống giả định Nó xác định rủi ro dự án từ việcgiả định sự thiếu hụt, không đảm bảo, mẫu thuận
- Kỹ thuật biểu đồ:
+ Biểu đồ nguyên nhân và kết quả: biểu đồ xương cá hay còn gọi là biểu đồIshikawa rất có ích trong việc xác định nguyên nhân và kết quả của rủi ro, trong đóbiểu diễn sự liên kết giữa các yếu tố nguyên nhân và kết quả
+ Biểu đồ hệ thống hay quá trình: cho thấy mối liên hệ giữa các yếu tốtrong hệ thống và cơ cấu nhân quả
Trang 34Kết quả của quá trình xác định rủi ro:
- Xác định được rủi ro: rủi ro là yếu tố khó lường trước mà khi xảy ra cóthể mang lại các hiệu quả tích cự và tiêu cực ảnh hưởng đến mục tiêu của dự án
- Xác định được dấu hiệu rủi ro: dấu hiệu cho thấy rủi ro có khả năng xuấthiện trong tương lai Ví dụ như không đảm bảo một số dấu mốc quan trọng của dự
án có thể là dấu hiệu của sự chậm trễ về lịch trình dự án
Xác định rủi ro là cơ sở của quá trình: phân tích rủi ro, lập kế hoạch đối phó,kiểm soát và điều chỉnh rủi ro Do vậy xác định rủi ro có đầy đủ và hoàn chỉnh thìmới có khả năng mang lại các kết quả chính xác ở các quá trình sau
2.2.1.3 Phân tích định tính rủi ro
Phân tích định tính rủi ro là quá trình đánh giá các ảnh hưởng và khả năngxảy ra của các rủi ro đã được xác định từ trước Phân tích định tính cho phép xếphạng xác suất và khả năng tác động tiềm tàng của rủi ro
Các căn cứ để tiến hành phân tích định tính [1]
- Xác định rủi ro: các rủi ro được xác định trong bước 2 được đánh giá vềkhả năng xuất hiện và tiềm năng tác động đến dự án
- Tình trạng dự án: tính bất định của rủi ro thường phụ thuộc vào quá trìnhthực hiện dự án trong vòng đời của nó Trong giai đoạn đầu của dự án, rủi ro khôngxuất hiện, việc thiết kế dự án không hoàn chỉnh, trong các giai đoạn sau có thể cónhiều thay đổi xảy ra, làm phát sinh thêm nhiều rủi ro mới
- Loại dự án: các dự án thông thường hoặc dự án có tính chất định kỳthường có xu hướng xác định được xác suất xuất hiện và mức độ tác động một cách
dễ dàng và chính xác hơn Các dự án phức tạp có mức độ công nghệ cao hoặc dự áncông nghệ mới được áp dụng lần đầu mang tính bất định cao hơn
- Sự chính xác của số liệu: tính chính xác của số liệu mô tả phạm vi xácđịnh rủi ro Nó bao gồm quy mô của chuỗi số liệu có sẵn, cũng như mức tin cậy của
số liệu Cần đánh giá nguồn cung cấp số liệu xác định rủi ro
Công cụ và kỹ thuật phân tích định tính rủi ro [1]
- Bước 1: Xác định xác suất xuất hiện rủi ro
Trang 35+ Xác xuất suất hiện rủi ro là khả năng có thể xuất hiện Xác xuất suất hiệnrủi ro có thể được mô tả một cách định tính như là rất thấp, thấp, thấp thường, cao
và rất cao
- Bước 2: Xác định mức độ tác động của rủi ro
+ Mức độ tác động của rủi ro là các kết quả làm thay đổi mục tiêu dự án khirủi ro xuất hiện Mức độ tác động của rủi ro cũng có thể được mô tả một cách địnhtính như là rất cao, cao, bình thường, thấp và rất thấp
+ Thang đo mức độ tác động biểu diễn sự tác động của rủi ro đến mục tiêucủa dự án Các tác động có thể chỉ thứ tự hoặc chỉ số lượng, phụ thuộc vào từngtường hợp cụ thể Thang đo thứ tự thường chỉ xếp hạng mức độ tác động một cáchđơn giản, như là rất thấp, thấp, bình thường, cao, và rất cao
- Bước 3: Xây dựng ma trận đánh giá xác suất và mức độ tác động của rủiro
+ Ma trận được xây dựng để xác định các mức độ rủi ro (thấp, bình thường
và cao) trên cơ sở kết hợp xác suất và khả năng tác động Các rủi ro với khả năngxuất hiện cao và mức độ tác động trầm trọng thường đòi hỏi các nghiên cứu chuyênsâu ( bao gồm phân tích định lượng và quản lý rủi ro một cách tổng hợp) Việc phântích định tính rủi ro được hoàn thành nhờ việc sử dụng ma trận và thang đo đánh giámức độ tác động của các rủi ro
Phân tích rủi ro về mặt định tính đòi hỏi sự hiểu biết và kinh nghiệm về rủi
ro, cũng như cần có số liệu đầy đủ và tin cậy Nếu rủi ro không được hiểu đúng,hoặc sử dụng số liệu kém chính xác, có thể dẫn đến phân tích định tính kém hiệuquả Xếp thứ tự các mức độ một cách chính xác sẽ giúp cho việc phân tích số liệutốt hơn
Kết quả của quá trình phân tích định tính rủi ro [1]
- Xếp hạng tổng quan rủi ro đối với mỗi dự án: xếp hạng rủi ro đối với dự án
là xếp hạng vị trí của dự án về mặt rủi ro khi so sánh với các dự án khác bằng cáchtính điểm của rủi ro Nó có thể được sử dụng để phân bổ nhân lực hoặc các nguồn
Trang 36lực khác cho các dự án theo mức độ rủi ro khác nhau, để phân tích chi phí lợi ích của dự án hoặc để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định nên thực hiện hay hủy dự án.
- Danh mục rủi ro theo thứ tự ưu tiên: rủi ro và các điều kiện có thể được xếphạng theo thứ tự ưu tiên bằng một số các tiêu chuẩn Chúng bao gồm việc xếp hạng(cao, trung bình, thấp) hoặc theo thứ tự phân tích cơ cấu công việc Rủi ro cũng cóthể được tập hợp thành nhóm rủi ro đòi hỏi phải đối phó ngay lập tức hoặc có thểđối phó muộn sau Rủi ro có thể tác động khác nhau đến chi phí, thời gian thực hiện
và chất lượng dự án Rủi ro đáng kể cần được mô tả trên cơ sở xác suất xuất hiện vàtác động của nó
- Danh mục rủi ro cần phân tích và quản lý đặc biệt: Các rủi ro có mức độ tácđộng cao hoặc trung bình là các rủi ro nên tiến hành phân tích sâu hơn bao gồm cảphân tích định lượng rủi ro Cần có kế hoạch quản lý rủi ro đối với các rủi ro loạinày
2.2.1.4 Phân tích định lượng rủi ro
Quá trình phân tích định lượng rủi ro nhằm phân tích xác suất xuất hiện rủi
ro và mức độ tác động của nó tới mục tiêu của dự án bằng các con số cụ thể Baogồm cả việc đánh giá tổng thể rủi ro dự án Quá trình phân tích nhằm:
- Tính xác suất đạt được các mục tiêu cụ thể của dự án
- Định lượng các rủi ro trong dự án và xác định mức độ tác động và khả năngsảy ra các yếu tố bất ngờ
- Xác định các rủi ro đòi hỏi nhiều nỗ lực thông qua
- Xác định tính thực tế và các mục tiêu chi phí thời gian và phạm vi
Phân tích định lượng rủi ro thường đi kèm theo sau phân tích định tính Phântích định lượng và định tính rủi ro là quá trình vừa mang tính độc lập vừa mang tínhkết hợp Xem xét thời gian cần và kinh phí cần thiết cho phân tích định lượng vàđịnh tính sẽ giúp quyết định phương pháp nào nên được sử dụng Kết quả khi phântích định lượng được lặp lại có thể giúp ích hơn cho quá trình quản lý rủi ro
Các căn cứ phân tích định lượng rủi ro [1]
Trang 37(A)1
- Các rủi ro được xác định ở bước xác định rủi ro và danh mục rủi ro theo thứ
tự ưu tiên Và danh mục rủi ro cần phân tích và quản lý đặc biệt ở bước phân tíchđịnh tính rủi ro
- Thông tin trong quá khứ: thông tin từ các dự án tương tự đã được thực hiện,nghiên cứu rủi ro các dự án tương tự của các chuyên gia, cơ sở số liệu về rủi ro từcác nguồn khác nhau
- Đánh giá của chuyên gia: đánh giá từ tổ dự án hoặc các chuyên gia trong vàngoài dự án Các đầu ra khác trong quá trình lập kế hoạch
Công cụ và kỹ thuật phân tích định lượng rủi ro
- Phương pháp chấm điểm [2]: dùng phương pháp chấm điểm để xếp hạngrủi ro Thang điểm là tùy chọn, nhưng thông thường chọn thang điểm 10 hoặc thangđiểm 5
Điểm của rủi ro = điểm khả năng xuất hiện * điểm mức độ tác động
1 2 3 4 5
XÁC SUẤT XẢY RA Hình 2.2 Ma trận định lượng rủi ro [2]
Trang 38- Xác suất xảy ra: Thang đo xác suất rủi ro xảy ra thường nằm trong khoảng
từ 0,0 ( không xảy ra) đến 1,0 ( chắc chắn xảy ra) Đánh giá xác suất xuất hiện rủi ro
có thể khá khó khăn do thiếu số liệu thực tế Cũng có thể sử dụng một thang đo thứthứ tự, biểu diễn bởi khả năng hiếm khi xảy ra và khả năng chắc chắn xảy ra
Bảng 2.1 Đánh giá xác suất xuất hiện [1]
Trang 39Bảng 2.2 Đánh giá tác động của rủi ro đến các mục tiêu chính của dự án [1] M
Cácdấumốcq
Cácdấumốcq
Chiphítă
Chiphí
Nhàtàitrợkh
ChấtlượngdPhân tích độ nhạy: phân tích độ nhạy cho phép xác định rủi ro nào ảnh hưởngđến dự án nhiều nhất Nó xác định quy mô tác động của rủi ro tới mục tiêu của dự
án bằng các đo lường mức độ tác động của mỗi yếu tố rủi ro trong khi giữ khôngthay đổi các yếu tố còn lại
Trang 40Phân tích cây quyết định: là một biểu đồ hình cây, trong đó mỗi quyết địnhđược mô tả thông qua việc xem xét lựa chọn bởi một quyết định hoặc tình huốngkhác có liên quan trong số nhiều tình huống khác nhau.
Xác suất xảy ra mỗi trường hợp rủi ro và chi phí ( giá trị ) của mỗi đường sựkiện và quyết định tương lai được xác định trên cây quyết định Với các yếu tố rủi
ro, chi phí và giá trị đạt được và các quyết định phụ thuộc được lượng hóa, giải bàitoán cây quyết định nhằm xác định quyết định nào cho phép đạt được giá trị dự kiếnlớn nhất
Mô phỏng: mô phỏng dự án thường sử dụng mô hình để mô tả chi tiết ảnhhưởng của các yếu tố rủi ro cụ thể đến mục tiêu của dự án Mô phỏng dự án dựatrên cơ sở kỹ thuật Monete Carlo
Kết quả phân tích định lượng rủi ro [1]
- Danh mục các rủi ro được lượng hóa: bao gồm các rủi ro có tác động xấu
và tốt đến dự án
- Xác suất dự án thực hiện đúng thời gian và kinh phí: xác suất dự án thựchiện đúng thời gian và kinh phí trong kế hoạch hiện tại và với các điều kiện hiện tại
Xử lý số liệu nghiên cứu: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định thang
đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan hồiquy và phân tích phương sai (Anova), kiểm định kết quả nghiên cứu
2.2.2 Các khái niệm và lý thuyết về dự án đầu tư xây dựng
Theo định nghĩa của tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩnISO 9000:2000 được Việt Nam chấp thuận trong tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000:
Dự án đầu tư xây dựng là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động
có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành đểđạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc
về thời gian, chi phí và nguồn lực
Theo Điều 3 Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 đưa ra khái niệm về Dự ánđầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiếnhành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng