Chính quyền địa phương còn có biểu hiệnbuông lỏng quản lý, nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, quản lý nhà nước kémhiệu lực, hiệu quả.Đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quả
Trang 1CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ NGÀNH: 60580208
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 10/2017
Trang 2CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ NGÀNH: 60580208
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS LƯƠNG ĐỨC
LONG
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 10/2017
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
1 PGS.TS Ngô Quang Tường: Chủ tịch Hội đồng
2 TS Nguyễn Quốc Định: Phản biện 1
3 TS Trần Quang Phú: Phản biện 2
4 TS Nguyễn Thanh Việt: Ủy viên
5 TS Nguyễn Việt Tuấn: Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá sau khi Luận văn đã được sửachữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
PGS.TS Ngô Quang Tường
Trang 4TP.HCM, ngày … tháng … năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN NGỌC THẾ Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 20/9/1985 Nơi sinh: Bình Phước
Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân Dụng & Công Nghiệp MSHV: 1441870014
I Tên đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thị
trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
II Nhiệm vụ và nội dung:
- Nghiên cứu tổng quan về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thịtrên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàntỉnh Bình Phước
- Đề xuất các phương pháp giảm ảnh hưởng những yếu tố gây ảnh hưởng
- Kết luận và kiến nghị áp dụng kết quả để xử lý triệt để hoặc phần nào hạn chế tối đaphát sinh đến quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước
III Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017.
IV Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 04/10/2017.
V Cán bộ hướng dẫn: PGS TS LƯƠNG ĐỨC LONG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công việc do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy PGS TS LƯƠNG ĐỨC LONG
Các kết quả trong luận văn là đúng sự thật và chưa được công bố ở các nghiêncứu khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về công việc thực hiện của mình
Tp HCM, ngày…… tháng……năm 2017
NGUYỄN NGỌC THẾ
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Xin cám ơn Thầy PGS TS LƯƠNG ĐỨC LONG đã hướng dẫn tôi thực hiện
đề tài mà tôi mong muốn sẽ áp dụng thực tiễn trong công việc, Thầy là người đã tậntụy giúp tôi hệ thống hóa lại kiến thức về quản lý, định lượng phân tích và hiểu biếtthêm về nhiều điều mới trong quá trình nghiên cứu luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô thuộc Viện Đào tạo Sau đại học,Khoa Xây dựng trường Đại Học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điềukiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học và nghiên cứu khoa học tại đây
Cảm ơn các anh/chị/em trong các Phòng Thanh tra xây dựng tỉnh Bình Phước,Phòng Quản lý đô thị/ Phòng Kinh tế & Hạ tầng, Đội Thanh tra xây dựng thuộc cáchuyện/thị tỉnh Bình Phước cũng như những anh/chị/em trong cơ quan đã nhiệt tìnhcung cấp các thông tin, ý kiến trong bảng câu hỏi, nhờ đó có được bộ số liệu giúphoàn thành được nội dung này
Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực tối đacủa bản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót Kính mong Quý Thầy
Cô chỉ dẫn thêm để tôi bổ sung những kiến thức và hoàn thiện bản thân mình hơn.Xin trân trọng cảm ơn
Tp HCM, ngày……tháng…… năm 2017
NGUYỄN NGỌC THẾ
Trang 7Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại, hạn chế tìnhtrạng vi phạm trật tự xây dựng còn xảy ra khá phổ biến, nhiều công trình và nhà ởriêng lẻ xây dựng không phép, sai phép, nhiều vi phạm phát hiện, xử lý không kịpthời, chưa xử lý kiên quyết triệt để Chính quyền địa phương còn có biểu hiệnbuông lỏng quản lý, nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, quản lý nhà nước kémhiệu lực, hiệu quả.
Đề tài “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thịtrên địa bàn tỉnh Bình Phước” có trọng tâm là nghiên cứu các yếu tố chính, cácnguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàntỉnh Bình Phước
Nghiên cứu đã nhận dạng được 41 nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiệnChương trình Qua thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát và ứng dụng phương pháp
Trang 8phân tích nhân tố chính (PCA) với phép xoay Varimax, tác giả đã xác định được 32yếu tố chính và chia thành 05 nhóm có tổng phương sai giải thích là 68,985%.
Cuối cùng tác giả thực hiện phân tích khái quát ý nghĩa sự ảnh hưởng của cácnhóm yếu tố đến quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước Trên
cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện chương trìnhnày
Trang 9Over the past years, the management of construction and urban management
in Binh Phuoc province has made many positive changes Many urban areas,residential areas, industrial parks and industrial clusters are formed and areconstantly developing The work of managing the order in the field of constructionand urban management is paid great attention by the province The management ofplanning, management of construction quality, management of building permits hascreated a more spacious and clean urban area, the living environment has beenimproved remarkably, initially contributing to Not small in the socio-economicdevelopment of the province in the process of industrialization and modernization
of the country
However, besides the achieved results, there still exist, limiting the violation
of construction order is still quite common, many works and individual housingconstruction is not allowed, false permissions, many Violation of detection,handling is not timely, not resolved thoroughly resolute Local authorities alsoshow signs of loosening management, eloquence, avoidance, shifting ofresponsibility, inefficient and effective state management
The topic "Studying the factors affecting the management of urbanconstruction order in Binh Phuoc province" focuses on studying the main factors,factors affecting the management of bad Self-built urban area in Binh Phuocprovince
The study identified 41 factors that affected the progress of the program Bycollecting, analyzing survey data and applying the main factor analysis (PCA)
Trang 10method with Varimax rotation, the author identified 32 key factors and divided into
05 groups with total variance explained as 68,985%
Finally, the author makes a general analysis of the influence of factors groups
on the management of urban construction order in Binh Phuoc province On thatbasis, propose solutions to accelerate the implementation of this program
Trang 11MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vii
DANH MỰC TỪ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ xiv
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Xây dựng mô hình khảo sát 3
1.3.2 Thu thập thông tin khảo sát 4
1.3.3 Xây dựng bảng câu hỏi 4
1.3.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi 4
1.3.5 Phân tích và xử lý số liệu 4
1.4 PHẠM VI NGHÊN CỨU 5
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT ÁP DỤNG 6
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 6
Trang 121.6.1 Về mặt học thuật 6
1.6.2 Về mặt thực tiễn 7
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH 8
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM CƠ BẢN 8
2.2 TÓM LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC 11
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 14
2.4 CÁC BÊN VÀ HÀNH LANG PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN TRẬT TỰ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH PHƯỚC 20
2.5 KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 23
2.5.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản 23
2.5.2 Kinh nghiệm của Singgapore 23
2.6 TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 31
2.6.1 Tình hình nghiên cứu trong nước về quản lý trật tự xây dựng đô thị 31
2.6.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài về quản lý trật tự xây dựng đô thị 32
2.7 KẾT LUẬN CHƯƠNG II 37
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 37
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU BẢNG CÂU HỎI 38
3.2 QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 39
3.3 NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI 41
Trang 133.3.1 Thang đo 42
3.3.2 Thành phần bảng câu hỏi và mã hóa dữ liệu bảng câu hỏi 42
3.3.3 Phân tích ý nghĩa của các yếu tố ảnh hưởng 46
3.3.4 Xây dựng bảng câu hỏi 56
3.4 THU THẬP DỮ LIỆU 58
3.4.1 Xác định kích thước mẫu 58
3.4.2 Lựa chọn kỹ thuật lấy mẫu 59
3.4.3 Cách thức thu thập dữ liệu 60
3.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU 61
3.5.1 Đánh giá thang đo 61
3.5.2 Phân tích nhân tố chính 62
3.5.2.1 Giới thiệu 62
3.5.2.2 Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau 63
3.5.2.3 Kiểm tra sự phù hợp của dữ liệu trước khi phân tích nhân tố chính 64
3.5.2.4 Phân tích ma trận tương quan 64
3.5.2.5 Mô hình nhân tố 65
3.5.2.6 Cách rút trích nhân tố 66
3.5.2.7 Xoay các nhân tố 66
3.5.2.9 Tiêu chí để đánh giá ý nghĩa của factor loadings 67
3.5.2.10 Trọng số nhân tố 68
3.5.2.11 Phân tích hồi quy 68
Trang 143.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG III 70
CHƯƠNG IV: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 71
4.1 KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM 72
4.2 THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH QUA KHẢO SÁT CHÍNH THỨC 75
4.2.1 Chọn lọc dữ liệu 75
4.2.2 Đặc điểm người trả lời 76
4.2.3 Kết quả khảo sát độ tin cậy Cronbach’s Alpha 80
4.2.4 Kiểm định thang đo 85
4.3 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CHÍNH 88
4.3.1 Quá trình thực hiện phân tích nhân tố chình 88
4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khi xoay nhân tố 91
4.4 THỨ TỰ QUAN TRỌNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THEO TRỊ TRUNG BÌNH 908
4.5 PHÂN TÍCH HỒI QUY 101
4.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG IV 107
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 108
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
6.1.Kết luận 115
6.2 Kiến nghị cho các nghiên cứu sâu hơn 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
Trang 16DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Thống kê đơn vị hành chính tỉnh Bình Phước (Nguồn: Website tỉnh Bình
Phước) .15
Bảng 3.1 Mã hóa dữ liệu……….43
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát thử nghiệm giá trị mean khả năng ảnh hưởng……….73
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát thử nghiệm của hệ số Cronbach’s Anpha………74
Bảng 4.3 Độ tuổi của đối tượng khảo sát………77
Bảng 4.4 Trình độ của đối tượng khảo sát……… ……78
Bảng 4.5 Thâm niên của đối tượng khảo sát……… 79
Bảng 4.6 Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu……….81
Bảng 4.7 Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu……….82
Bảng 4.8 Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu……….83
Bảng 4.9 Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu……….84
Bảng 4.10 Hệ số cronbach’s alpha của dữ liệu……… 84
Bảng 4.11 Bảng tính hệ số Cronbach’s Alpha………86
Bảng 4.12 Bảng tính hệ số tương quan biến tổng……… 86
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần cuối……… 89
Bảng 4.14 Kết quả kiểm tra giá trị Communalities 89
Bảng 4.15 Kết quả ma trận xoay nhân tố 91
Bảng 4.16: Phương sai tích lũy………91
Bảng 4.17 Thứ tự theo trị trung bình ……… …98
Trang 17Bảng 4.18 Các biến nhập vào trong phân tích hồi quy………101
Bảng 4.19 Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter………102
Bảng 4.20 Hồi quy tuyến tính theo phương pháp Enter ………103
Bảng 4.21 Kiểm định ANOVAb……… 104
Trang 18DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Người dân ấp 2, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước xây
dựng nhà ở (Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước) 15
Hình 2.2: Lực lượng của bộ phận thanh tra xây dựng thuộc Phòng Quản lý đô thị thị xã kiểm tra các công trình xây dựng tại Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước) 15
Hình 2.3: Lực lượng chính quyền UBND xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước tiến hành thông báo cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm của hộ dân (Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước) 16
Hình 2.4: Lực lượng chính quyền UBND xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước tiến hành thông báo cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm của hộ dân (Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước) 16
Hình 2.5: Lực lượng chính quyền UBND xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước tiến hành thông báo cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm của hộ dân (Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước) 17
Hình 2.6: Ở Nhật, vẫn có những khu phố truyền thống như thế này giữa lòng thành phố Tokyo nhờ chính sách và quản lý phù hợp Ảnh: Bloomberg……… 24
Hình 2.7: Đảo Sentosa, Singgapore……….28
Hình 2.8: Hạ tầng giao thông Singgapore……… 30
Hình 3.1: Lược đồ tóm tắt Chương III………38
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu bảng câu hỏi……….39
Hình 4.1: Lược đồ tóm tắt Chương IV………72
Hình 4.2 Tỷ lệ độ tuổi của đối tượng khảo sát……… ….77
Hình 4.3 Tỉ lệ trình độ của đối tượng khảo sát……… 79
Hình 4.4 Thống kê thâm niên làm việc trong ngành xây dựng……… 80
Trang 19Hình 4.5 Biểu đồ Scatterplot………105 Hình 4.6 Biểu đồ Histogram………106 Hình 4.7 Biểu đồ P_P Plot của phần dư……….107
Trang 20CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tỉnh Bình Phước là một tỉnh có địa bàn rộng lớn, có vị trí tiếp giáp với tỉnhBình Dương, Đồng Nai, TPHCM Những năm gần đây người dân ở các tỉnh tậptrung về Bình Phước rất đông, các khu công nghiệp phát triển cùng theo đó mọc lênnhư nấm Cùng với sự phát triển của Bình Dương, TPHCM tình hình đô thị hóa giatăng ngày càng mạnh mẽ Các dự án xây dựng, các công trình xây dựng từ đó cũngmọc lên khắp nơi
Dưới sự quản lý của chính quyền sở tại Đến nay các quy hoạch chung, quyhoạch chi tiết trung tâm hành chính tỉnh Bình Phước, các huyện, thị và quy hoạchnông thôn mới các xã đã được phê duyệt và triển khai đầu tư xây dựng theo quyhoạch Bước đầu đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ đó là việc x ây d ựn g
và chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới có chuyển biến khá rõ Kiến trúc
và cảnh quan đô thị đã được quan tâm đầu tư phát triển với sự xuất hiện ngày càngnhiều các công trình kiến trúc hiện đại, các công trình cao tầng, tạo được nhữngđiểm nhấn kiến trúc có chất lượng cao Hệ thống giao thông, cấp thoát nước, chiếusáng, cây xanh v.v đang được quan tâm đầu tư Tình hình trật tự đô thị, nông thônmới, công tác an toàn giao thông và vệ sinh môi trường cũng có nhiều chuyển biếntích cực
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn một cách tổng thể thì côngtác quản lý xây dựng các công trình trên các địa bàn vẫn còn nhiều bất cập Việcđầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch mới chỉ chú trọng vào các khu trungtâm hành chính, còn các dự án mang tính xã hội do chưa được bố trí nguồn vốn đầu
tư đúng mức cũng như chưa thực hiện đúng chủ các chủ trương về quy hoạch xây
Trang 21dựng của Tỉnh như: quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ, quy hoạch chỉnh trang đôthị và trung tâm hành chính tại các xã, phường, thị trấn, các trục đường chính theoquy hoạch của các xã, phường, thị trấn Dẫn đến có rất nhiều công trình đã vàđang xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị ở nhiều mức độ khác nhau ( xâydựng lấn chiếm lộ giới, chiều cao vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm mật độ xâydựng cho phép, Công trình gây ảnh hưởng đến công trình khác, Công trình sai thiết
kế được cấp, Công trình không phép ) Mặc dù, Tỉnh đã có nhiều văn bản hướngdẫn về công tác quản lý trật tự xây dựng và đồng thời tổ chức nhiều hoạt động phổbiến, giải thích, cũng như xử lý về các sai phạm đến trật tự xây dựng liên quan Tuy
nhiên tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị vẫn còn ở mức cao (theo nguồn số liệu thống kê giai đoạn 2012-2016 do Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước hỗ trợ cung cấp)[1] Một phần do trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp cán bộ còn chưa đồng
đều và còn hạn chế ở một số địa bàn trong tỉnh dẫn đến việc triển khai công tácquản lý trật tự xây dựng còn yếu kém Địa bàn quản lý rộng mà lực lượng quản lý,thanh tra, kiểm tra còn mỏng Mặt khác trình độ dân trí tại địa phương còn thấp làmcông tác quản lý trật tự về các công trình, dự án, nhà ở sau khi hoàn thành, xử lý viphạm, cưỡng chế là rất khó khăn Thực tế công tác tại địa phương tác giả cũng gặpphải một số vụ việc chống đối, cản trở cưỡng chế tháo dỡ công trình sai phép,không phép của người dân
Qua quá trình công tác thực tế trong ngành và các tài liệu thống kê trên địa bàntỉnh tác giả nhận thấy vấn đề quản lý trật tự xây dựng là hết sức quan trọng Vì vậy
tác giả viết luận văn với đề tài là “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý
trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trang 22Bằng cách nghiên cứu xác định các nguyên nhân chính (có xếp hạng từ caođến thấp) làm ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thị qua đó đề xuất giảipháp phù hợp nhằm xử lý triệt để hoặc hạn chế tình hình vi phạm trật tự trật tự xâydựng đô thị, phân tích cụ thể như sau:
- Đánh giá được thực trạng tình hình vi phạm phổ biến vi phạm trật tự xâydựng tỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 (05 năm)
- Tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thị
- Đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề có liên quan đến quản lý trật tự xây dựng
đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu của đề tài và qua nghiên cứu tài liệu về công tác quản lý trật tựxây dựng đô thị, tác giả đề xuất các nội dung nghiên cứu sau:
- Khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình vi phạm phổ biến vi phạm trật tự xâydựng tỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 (05 năm)
- Phân tích, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng
đô thị Xem xét các yếu tố này dưới các góc nhìn khác nhau của các bên liên quannhư: Cơ quan quản lý nhà nước (các Sở - ngành, huyện, thị); chuyên gia xây dựngchính sách; các chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế, giám sát, thi công; người dân chịuảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp
- Đề xuất phương án, giải pháp khắc phục vấn đề có liên quan đến quản lý trật
tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2012 đếnnăm 2016 (05 năm)[1]
Trang 231.3.1 Xây dựng mô hình khảo sát
- Xác định thực trạng tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàntỉnh Bình Phước trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 (05 năm)[1]
- Xác định các yếu tố gây ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đô thị trênđịa bàn tỉnh Bình Phước
1.3.2 Thu thập thông tin khảo sát
Tìm hiểu, thu thập, phân loại các yếu tố có sẵn qua báo cáo của các cơ quanquản lý nhà nước; các bài tham luận của những chuyên gia trong lĩnh vực quản lýxây dựng, quản lý trật tự xây dựng; ý kiến của các chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế,giám sát, thi công đã và đang tham gia thực hiện xây dựng công trình đầu tư xâydựng mới, sửa chữa, cải tạo ; người dân chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp
1.3.3 Xây dựng bảng câu hỏi
Được thực hiện qua hai bước:
Bước 1: Khảo sát thử nghiệm bằng cách gửi lấy ý kiến các chuyên gia có kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Bước 2: Kiểm tra bảng câu hỏi, xây dựng bản câu hỏi chính thức.
1.3.4 Thu thập số liệu cho bảng câu hỏi
Thu thập dữ liệu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lýtrật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.3.5 Phân tích và xử lý số liệu
Các dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích để xếp hạng và định ra các yếu tốảnh hưởng từ cao đến thấp đối với việc ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đôthị trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Trang 241.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian nghiên cứu và khả năng thu thập số liệu có hạn, đồng thời cũng
để tập trung vào vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu như sau:
- Không gian: các khu dân cư đã có quy hoạch được duyệt tại 11 huyện/ thịtrên địa bàn tỉnh Bình Phước (tập trung chủ yếu tại 03 thị xã Đồng Xoài, BìnhLong, Phước Long, thị trấn Phước Bình, thị trấn Chơn Thành)
- Thời gian: trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 (05 năm)
- Đối tượng khảo sát :
Người dân trực tiếp, gián tiếp bị ảnh hưởng;
Các chuyên gia xây dựng chính sách;
Các Sở - ngành, huyện, thị xã;
Các chủ đầu tư thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo
Nhà thầu thiết kế,giám sát, thi công
Lĩnh vực nghiên cứu là cơ chế triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đườnglối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thể hiện qua trình độ quản lý củacán bộ công thực thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự xâydựng, năng lực của chủ đầu tư trong đầu tư xây dựng, năng lực của đơn vị thiết kế,giám sát, thi công và sự chấp hành pháp luật của người dân liên quan đến hoạt độngxây dựng mà cụ thể là trật tự xây dựng
Thời điểm thu thập dữ liệu dự kiến là 8 tuần, bắt đầu từ ngày 30/5/2017 đếnngày 30/7/2017 Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 03/2017 đếntháng 30/8/2017 Với dữ liệu thu thập là ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng
mà các nhân viên, cán bộ công chức công tác trong các Sở ngành, huyện/ thị xã
Trang 25trực tiếp tham gia làm Chương trình, các chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực hoạtđộng xây dựng, các chủ đầu tư đang thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cáccông trình, đơn vị thiết kế, giám sát, thi công và các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp,gián tiếp đến trật tự xây dựng.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT ÁP DỤNG
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tựxây dựng trên địa bàn từng huyện/ thị thuộc tỉnh giai đoạn 2012-2016
- Điền giả (quan sát – chụp hình), ghi nhận hiện trạng thực tế xử lý công trình
vi phạm trật tự xây dựng đô thị
- Nghiên cứu các tài liệu
- Xây dựng bảng câu hỏi thông qua các nghiên cứu trước đây và ý kiến của cácchuyên gia để khảo sát đại trà các đối tượng liên quan trực tiếp đến công tác quản
lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích những dữ liệu thu thập được từ kếtquả khảo sát bằng bảng câu hỏi, tiến hành kiểm tra thang đo và độ tin cậy của biếnquan sát được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha Phân tích để xếp hạng vàphân nhóm tìm nhân tố chính Từ đó, đưa ra kết luận và kiến nghị các giải pháp đểthực hiện tốt quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.6.1 Về mặt học thuật
Đề tài nghiên cứu về việc ứng dụng các thuật toán để xác định, phân loại, đánhgiá, xếp hạng qua đó phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến quản lý trật tự xâydựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Trang 261.6.2 Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu này có thể giúp cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ công chức, cácchủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, giám sát, thi công, các hộ dân bị ảnh hưởng trựctiếp, gián tiếp hiểu rõ hơn về công tác hoạt động xây dựng, nắm rõ các chính sáchpháp luật trong hoạt động xây dựng, nâng cao ý thức, nhận thức của cộng đồng vềchấp hành pháp luật về xây dựng, trật tự xây dựng đảm bảo thực hiện nghiêm kỷcương pháp luật và “thượng tôn pháp luật”, đảm bảo tính minh bạch, công khai,không gây khó khăn phiền hà cho nhân dân, và các tổ chức
Trang 27CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM CƠ BẢN
- Quản lý trật tự xây dựng: là hoạt động thanh tra, kiếm tra, đề xuất, kiến nghị
và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề liên quan đếntrật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp với quy hoạchtổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát triển bộmặt đô thị theo đúng quy hoạch được phê duyệt tạo điều kiện cho nhân dân xâydựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của nhân dân; ngăn chặn và tiến tớichấm dứt tình trạng lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng khôngphép, sai phép giữ gìn kỷ cương [2]
- Giấy phép xây dựng: là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyềncấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình Giấy phépxây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ởriêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạchxây dựng Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từngphần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của côngtrình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong
- Nhà ở riêng lẻ: là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộcquyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật
- Điểm dân cư nông thôn: là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kếtvới nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi mộtkhu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xãhội, văn hóa và các yếu tố khác
Trang 28- Thanh tra chuyên ngành: là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấphành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lýthuộc ngành, lĩnh vực đó.
- Công trình không phép: Là những công trình đi vào khởi công mà vẫn chưađược phép của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn Việc xin phépvới những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp phép Hậuquả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không đúng theoquy hoạch chi tiết của huyện, xã, thị trấn xây dựng không đúng chỉ giới đường đỏ
dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được kiêm soát dễ gây ảnhhưởng tới môi trường xung quanh, cảnh quan đô thị…
- Công trình sai phép: Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế
đã được duyệt, không đúng với nội dung Giấy phép xây dựng đã cấp Những loạicông trình này đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựngkhông như trong giấy phép đã duyệt Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giớihạn đã cho phép Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xâydựng thường lấy cớ là đã có Giấy phép xây dựng để che mắt sau đó là thực hiệnhành vi xây dựng sai phép Hậu quả là làm mất mỹ quan đô thị, hỏng quy hoạchchung của tỉnh[3]
- Công trình sai thiết kế được cấp: Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp
có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn giấyphép xây dựng)
Trang 29- Công trình gây ảnh hưởng đến công trình khác: Công trình xây dựng có tácđộng đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dâncư.
- Các ho t đạt độ ộng xử lý vi phạm trật tự xây dựng công trình[4][5][62][7]:+ Mọi hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và bịđình chỉ ngay đề xử lý Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng côngminh, triệt đế mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục theođúng quy dịnh của pháp luật
+ Một hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phảiđược xem là hành vi vi phạm mới để xử phạt Việc xử lý vi phạm hành chính phảicăn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiếtgiảm nhẹ, tăng nặng đế quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp
+ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao chekhông xừ phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩmquyền thì tuỳ theo tính chất, mức dộ sai phạm sẻ bị xử lý kỹ luật hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theoquy định của pháp luật
+ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối ngườithì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có nhữnghành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạmhành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về chất thì phảibồi thường theo quy định của pháp luật
Trang 30- Cơ quan nhà nước liên quan đến xử lý vi phạm trật tự xây dựng côngtrình[8,9]:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã): Đôn đốc,kiểm tra tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, ban hành kịp thời quyết định đìnhchỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xâydựng theo thẩm quyền; Xử lý những cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản
lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm; Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật
tự xây dựng trên địa bàn
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Đôn đốc, kiểm tra Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp xã trong việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng thuộc địa bàn;ban hành kịp thời quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựngtheo thẩm quyền; Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các cán bộ dưới quyềnđược giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm; Chịu trách nhiệm
về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn; Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) ban hành biện phápcần thiết, phù hợp thực tế nhằm quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ban hành các quy định, biện pháp nhằm
xử lý, khắc phục tình hình vi phạm trật tự xây dựng Quyết định xử phạt vi phạmhành chính trong phạm vi thẩm quyền; Xử lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
và các cán bộ dưới quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng để xảy ra viphạm; Chịu trách nhiệm về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh
- Người có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng:
Trang 31+ Chánh thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nắm tìnhhình trật tự xây dựng trên địa bàn, kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo và đềxuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục;
+ Giám đốc Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra xâydựng cấp quận và cấp phường (nếu có), Phòng quản lý đô thị cấp quận (nếu có) vàthủ trưởng các cơ quan khác được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng chịutrách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý; xử lýcác cán bộ dưới quyền được phân công quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm
- Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Trưởng phòngchuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý xây: Yêu cầu Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã ban hành quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình,quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm thuộc thẩm quyền trong trườnghợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không ban hành kịp thời; đồng thời, đề nghịChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hình thức xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyếtđịnh xử lý đối với những vi phạm vượt quá thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp xã; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡngchế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm theo thẩm quyền Ban hành quyết địnhđình chỉ thi công xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đôthị mà Ủy ban nhân dân cấp xã không kịp thời xử lý
- Thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị của Chánh thanh tra SởXây dựng: Quyết định đình chỉ thi công xây dựng công trình, quyết định cưỡng chếphá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đối với những công trình do SởXây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng trong trườnghợp Ủy ban nhân dân cấp huyện buông lỏng quản lý, không ban hành quyết định
Trang 32kịp thời Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị
để xảy ra vi phạm
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản
lý trật tự xây dựng: Kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tựxây dựng thuộc địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý hoặc có biện pháp xử lý kịpthời vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm quyền Chịu trách nhiệm về những saiphạm trực tiếp hoặc gián tiếp trong quản lý trật tự xây dựng Trường hợp cấp Giấyphép xây dựng sai, cấp Giấy phép xây dựng chậm thời hạn do pháp luật quy định;quyết định sai, quyết định không đúng thẩm quyền, không ra quyết định hoặc raquyết định chậm so với thời gian quy định tại Nghị định này đối với công trình viphạm trật tự xây dựng phải bồi thường thiệt hại, nếu gây hậu quả nghiêm trọng còn
bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự
2.2 TÓM LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH BÌNH PHƯỚC
Ngày 01 t h á n g 0 1 n ăm 9 7 , 19 tỉnh S ô n g B é t ách thành hai tỉnh là ì n h DưB ơ ng
và Bình Phước, lúc này tỉnh Bình Phước được tái lập gồm 5 huyện phía Bắc của
t ỉ n h S ôn g B é : B ì n h L o n g , B ù Đ ă ng , ồ n g PĐ h ú , L ộ c Ni nh , P h ư ớc Lo ng BìnhPhước là một tỉnh thuộc vùng Đôn g N am Bộ V i ệ t N a m Đây cũng là tỉnh có diệntích lớn nhất miền nam Tỉnh lỵ của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồ n g X o à i , cách
T
h à n h p h ố H ồ C h í M i n h k hoảng 121 km theo đường Q uố c l ộ 1 3 v à Q u ố c l ộ 1 4 v à
102 km theo đường T ỉ n h l ộ 74 1 Bình Phước là tỉnh nằm trong Vù n g k in h t ế t r ọng đi
ểm ph í a N am có 240 km đường biên giới với Vư ơ n g q u ố c C a m pu c hi a t rong đó 3tỉnh biên giới gồm Tb on g K h m u m , raK ti e , M u nd u l k i r i , tỉnh là cửa ngõ đồng thời làcầu nối của vùng với T ây N gu y ên và Ca m p u c h i a
Trang 33Bình Phước có 11 đơn vị hành chính gồm 3 t h ị x ã v à 8 h u y ệ n , trong đó có 111đơn vị hành chính cấp x ã, gồm có 5 t h ị t r ấ n , 14 p h ư ờ n g v à 92 x ã
Những ngày đầu tái lập, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh cao, di dân tự do ngày càngđông, trình độ dân trí thấp, nhà ở đơn sơ GDP bình quân đầu người thấp nhất cảnước Nhân sự các sở, ban, ngành cấp tỉnh thiếu một cách trầm trọng Kinh tế củatỉnh chủ yếu là nông - lâm nghiệp, trong khi công nghiệp, thương mại - dịch vụ quánhỏ bé; kết cấu hạ tầng thấp kém, chưa đồng bộ; tình hình an ninh biên giới diễn biếnkhá phức tạp…
Trong bối cảnh đó, kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử cách mạng vẻ vangcủa quê hương, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với tinh thần đoàn kết, năngđộng và sáng tạo, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lâm thời đã ban hành ngay Nghịquyết số 01/NQ-TU ngày 01/01/1997 xác định phương hướng, nhiệm vụ để tập trunglãnh đạo, chỉ đạo các mặt công tác trọng tâm và trước mắt của một tỉnh mới tái lập.Qua đó, Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh đã chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tế - xãhội làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện của một tỉnh mới Đặc biệt là quan hệđoàn kết, hỗ trợ giữa tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh với Bình Phướcluôn được củng cố và tăng cường, cùng với sự chỉ đạo, chi viện và giúp đỡ sâu sátcủa Trung ương, đã tạo điều kiện cho tỉnh Bình Phước khắc phục được khó khăn, tạođiều kiện và khuyến khích nhân dân tích cực chủ động xây dựng nhà ở khang trang,
ổn định cuộc sống, chưa có những quy định cụ thể liên quan về quản lý trật tự xâydựng trong những ngày đầu mới tái lập
Từ 05-10 năm trở lại đây, cùng với xu thế phát triển của xã hội, dân cư trở nênđông đúc, cuộc sống nhân dân được cải thiện, dân trí tăng, các dự án trọng điểm vềcông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, hạ tầng kỹ thuật dần được hoàn thiện đồng
bộ hơn Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển đó, thì tình trạng nhiều tổ chức, nhân dân lại
Trang 34thường xuyên xây dựng công trình, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng cả ở khu đô thịlẫn khu dân cư nông thôn đã được phê duyệt, tạo những nhức nhối gây khó khăn chocông tác quản lý trật tự xây dựng của địa phương mặc dù đã được chính quyềnthường xuyên phổ biến tuyên truyền nhưng tình hình vi phạm vẫn ở mức cao Đòi hỏi
sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành để diện mạo Bình Phước ngày càng hiệnđại, văn minh, thân thiện
Bảng 2.1: Thống kê đơn vị hành chính tỉnh Bình Phước (Nguồn: Website tỉnh
B ù
Đ
H uy ện
p
ù G i a
M
h ơ n T
yệ n
Đ
ồ ng P
h
n
H ớ n Q
L
ộ c N
i nh
uy ện
P
h ú R
1.
5 0
3 7 7,
1.
06 1,
3 8 9
93 5, 4
66 3, 79
85 3,9 5
67 4,9 7
13 1.2 96
45 2 53
14 7.
96
7 2
86.
89 6
95 6 81
115 26 8
92.
01 6
và
1 thị trấn
và
8 x
1 thị trấ n
1 thị trấ
n
1
3 x
1 thị trấ
n
10 xã
1 9 8 8
20 /0 2/
2
1 1 / 0 8
2 0 / 0 2
11 /3 / 19
11 /0 8/
2
09 /02 / 19
11 /0 5/
2
Trang 352.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Trong những năm qua, cùng với đà phát triển chung của tỉnh và các địa phương,tình trạng bất cập về trật tự xây dựng, đặc biệt do nhu cầu bức xúc về nhà ở nên tìnhtrạng xây dựng không phép, trái phép còn khá phổ biến Dưới đây là bảng thống kê
kết quả hoạt động quản lý trật tự xây dựng giai đoạn từ 2012 đến 2016 (Nguồn Sở xây dựng tỉnh Bình Phước)[5,7,8].
Năm 2012: Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây
dựng theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ Trong năm
2012, Thanh tra đã tiến hành kiểm tra tổng số 1.610 trường hợp Trong đó, 612trường hợp không vi phạm, 99 trường hợp vi phạm sai phép, 399 trường hợp vi phạmkhông phép và 500 trường hợp vi phạm khác
Đã xử lý:
+ Nhắc nhở: 434 trường hợp, lập biên bản ngừng thi công: 564 trường hợp
+ Lập biên bản vi phạm hành chính và tham mưu cơ quan có thẩm quyền banhành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 466 trường hợp Trong đó,Thanh tra Xây dựng ban hành quyết định xử phạt 153 trường hợp với tổng số tiềnphạt là: 936.500.000đ và quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi
vi phạm hành chính gây ra đối với 04 trường hợp, UBND các cấp ban hành quyếtđịnh xử phạt 83 trường hợp với tổng số tiền xử phạt là 318.500.000 đồng
Năm 2013: Kết quả trong năm 2013, Thanh tra Sở Xây dựng đã tiến hành kiểm
tra được 1.404 trường hợp theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 củaChính phủ (bằng 87,2% so với năm 2012 ) Trong đó:
Trang 36+ Không vi phạm các quy định: 574 trường hợp ( chiếm 40,88% và giảm 38trường hợp so với năm 2012).
+ Vi phạm sai phép: 155 trường hợp (chiếm 11,03% và tăng 56 trường hợp sovới năm 2012)
+ Vi phạm không phép: 485 trường hợp (chiếm 34,54% và tăng 86 trường hợp
Năm 2014: Kết quả trong năm 2014, Thanh tra Sở Xây dựng đã tiến hành kiểm
tra được 1.091 trường hợptheo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 củaChính phủ (bằng 77,70% so với năm 2013) Trong đó:
+ Không vi phạm các quy định: 630 trường hợp ( chiếm 57,74% và tăng 56trường hợp so với năm 2013)
+ Vi phạm sai phép: 79 trường hợp (chiếm 7,24% và giảm 76 trường hợp so vớinăm 2013)
+ Vi phạm không phép: 325 trường hợp (chiếm 29,78% và giảm 133 trường hợp
so với năm 2013)
+ Vi phạm khác là: 57 trường hợp(chiếm 5,22 % và giảm 133 trường hợp so vớinăm 2013)
Đã tham mưu xử lý:
Trang 37+ Thanh tra Sở Xây dựng ban hành 279 quyết định với số tiền là 1.532.000.000đồng (tăng 81 quyết định với số tiền là 275.000.000 đồng so với năm 2013).
+ UBND các cấp ban hành 93 quyết định với số tiền là 312.250.000 đồng (giảm
52 quyết định với số tiền là 304.750.000 đồng so với năm 2013)
Năm 2015: Trong năm, lực lượng Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra việc chấp
hành, xử lý vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động xây dựng 1.218trường hợp theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ (bằng111,64% so với năm 2014)
Trong đó:
+ Không vi phạm: 724 trường hợp (chiếm 59.44 %, tăng 94 trường hợp so vớinăm 2014)
+ Xây dựng không phép: 325 trường hợp (chiếm 26.68 %)
+ Xây dựng sai phép: 136 trường hợp (chiếm 11.16 %, tăng 57 trường hợp sovới năm 2014)
+ Vi phạm khác: 33 trường hợp (chiếm 2.70 %, giảm 24 trường hợp so với năm2014)
Đã tham mưu xử lý:
- Thanh tra Xây dựng: 355 quyết định với số tiền là: 2.575.125.000 đồng (trong
đó có 09 Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả) Tăng 76 Quyết định với
số tiền là 1.043.125.000 đồng so với năm 2014
- UBND các cấp: 139 quyết định với số tiền là: 255.625.000 đồng Tăng 46quyết định so với năm 2014 nhưng giảm 49.125.000 đồng so với năm 2014
Trang 38Năm 2016: Lực lượng Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinhdoanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà
và công sở với 746 trường hợp Phối hợp với UBND các cấp kiểm tra 10 trường hợptheo Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ (bằng 61,25% sovới năm 2015)
Trang 39Hình 1: Người dân ấp 2, xã Tiến Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước xây
dựng nhà ở (Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước)
Hình 2: Lực lượng của bộ phận thanh tra xây dựng thuộc Phòng Quản lý đô thị thị
xã kiểm tra các công trình xây dựng tại Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Nguồn: Báocáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước)
Trang 40Hình 3: Lực lượng chính quyền UBND xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phước tiến hành thông báo cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm của hộ dân(Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước)
Hình 4: Lực lượng chính quyền UBND xã Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phước tiến hành thông báo cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm của hộ dân(Nguồn: Báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước)