1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề tài SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG HỢP LÝ

18 221 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 7,94 MB

Nội dung

- Xác định số liệu kĩ thuật của thiết bị và đồ dùng điện để thiết kế, chọn thiết bị có số liệu phù hợp với tích chất công việc, yêu cầu sử dụng giảm tiêu tốn điện năng.. Bài 39: Đèn huỳn

Trang 1

Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Tường

Trường THCS Vân Xuân

GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Môn:Công Nghệ Tiết 43 Bài 48:Sử dụng hợp lí điện năng Họ và Tên :

Trang 2

Phụ lục III

Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phòng GD & ĐT Vĩnh Tường Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

Môn:Công Nghệ 8

Tiết 43 :Bài 48:SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐIỆN NĂNG

I Mục tiêu bài học:

Như chúng ta đã biết, Điện năng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho hoạt động bình thường và phát triển sản xuất; là nhu cầu thiết yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; là nguồn động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Sự thiếu hụt năng lượng nói chung, năng lượng điện nói riêng trong một thời gian dài sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu của xã hội không phải là vô tận Nước Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, có sự giàu

có về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy khả năng khai thác, chế biến,

sử dụng còn nhiều hạn chế, gây nên sự lãng phí và hiệu quả không cao, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài thêm sẽ hết sức nguy hiểm Do vậy việc giáo dục sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện năng thiết nghĩ là một việc làm cấp bách và thiết thực Bởi vì, hành động và ứng xử của con người đối với các nguồn năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi chính thái độ và nhận thức của họ mà giáo dục có vai trò

to lớn.Nhu cầu điện năng ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian,đòi hỏi người dùng điện phải biết sử dụng hợp lí điện năng

a Về kiến thức:

HS biết sử dụng điện năng một cách hợp lí

Nắm được các biện pháp tiết kiệm điện năng,vai trò và lợi ích của việc tiết kiệm điện năng cho gia đình và xã hội ,nêu được các khái niệm cơ bản như: năng lượng, điện năng, nhiệt năng Công, hiệu suất có thể trình bày lại hoặc nhận ra chúng khi được yêu cầu

HS hiểu được nguồn gốc sinh ra các dạng năng lượng, các máy biến đổi các dạng năng lượng, hoạt động tiêu thụ năng lượng điện và hiệu suất của quá trình biến đổi năng lượng điện Từ đó biết vận dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm điện năng trong đời sống cũng như khoa học kĩ thuật

HS làm thí nghiệm tìm hiểu các khái niệm này và vận dụng vào thực tiễn giải thích các hiện tượng đơn giản trong cuộc sống

HS sử dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề mới, không giống những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng phù hợp với hoàn

Trang 3

cảnh cụ thể Đây là những vấn đề tương tự với các tình huống HS gặp phải trong đời sống

b Về kĩ năng:

- Làm Thí nghiệm, quan sát nhận xét qua tranh ảnh, hình vẽ thực tế về việc sử dụng năng lượng điện ở địa phương

- Thu thập , xử lí thông tin, viết báo cáo và trình bày các thông tin về sử dụng tiết kiệm điện năng

- Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của con người với môi trường, tác động của con người vào môi trường thông qua việc sử dụng năng lượng điện và phát triển các ngành công nghiệp

- Biết tìm ra các giải pháp để tiết kiệm được điện năng trong quá trình sử dụng

- Liên kết các môn học: công nghệ;vật lí; GDCD;địa lí; sinh học,hóa học với nhau

về sử dụng tiết kiện điện năng

c Về thái độ:

Có ý thức sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả ở trong lớp học, tại gia đình,nhà trường ; địa phương nơi các em đang sống , có ý thức tuyên truyền về sử dụng năng lượng điện tiết kiệm hiệu quả đồng thời có thái độ phê phán những hành

vi chưa sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình và cộng đồng

Để đạt được mục tiêu đó, học sinh cần phải biết vận dụng kiến thức ở một số môn học :công nghệ; vật lí GDCD; sinh học,hóa học; địa lí.Cụ thể như sau:

Môn công nghệ:

8 Bài 32: Vai trò của

điện năng trong sản

xuất và đời sống

- Hiểu được điện năng được sản xuất do biến đổi nhiều dạng năng lượng khác thông qua các nhà máy điện để từ đó thấy rõ năng lượng điện không phải là nguồn vô tận, phải tiết kiệm

- Truyền tải điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng có tổn thất năng lượng vì vậy cần áp dụng biện pháp nâng cao điện áp khi truyền tải để giảm tổn thất - Điện năng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho các máy móc, thiết bị và phương tiện hoạt động để phục vụ sản xuất và đời sống Con nguời cần phải tiết kiệm, sử dụng hợp lí năng lượng điện trong sản xuất và đời sống để góp phần tiết kiện năng lượng và tài nguyên thiên nhiên Bài 33: An toàn

điện

- Các nguyên nhân gây tai nạn điện trong đó có việc dây dẫn bị đứt sẽ gây tổn thất năng lượng điện

- áp dụng các biện pháp an toàn điện để tránh tổn hao năng lượng điện trên mạch điện và các thiết bị điện

- Dùng quá tải với lưới điện, làm điện áp bị giảm,

Trang 4

không đảm bảo được hiệu suất của các thiết bị (đèn tối, công suất máy điện giảm) lãng phí điện năng

8

Bài 36: Vật liệu kĩ

thuật điện

Lựa chọn đúng vật liệu, phù hợp với công việc sử dụng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật làm giảm tổn thất điện, tiết kiệm nguyên vật liệu điện

Ví dụ: Trong chế tạo máy điện, chọn vật liệu dẫn từ tốt làm giảm dòng phucô, giảm tổn hao vì nhiệt Bài 37: Phân loại

và số liệu kĩ thuật

của đồ dùng điện

- Phân loại đồ dùng điện để xác định các nhóm đồ dùng điện, giúp thay thế các thiết bị phù hợp giảm điện năng tiêu tốn Ví dụ: Có thể thay bóng đèn huỳnh quang cho bóng đèn sợi đốt

- Xác định số liệu kĩ thuật của thiết bị và đồ dùng điện để thiết kế, chọn thiết bị có số liệu phù hợp với tích chất công việc, yêu cầu sử dụng giảm tiêu tốn điện năng

Bài 38: Đồ dùng

loại điện quang

-đèn sợi đốt

Lựa chọn đèn sợi đốt có công suất phù hợp với tính chất công việc, đảm bảo được các yêu cầu chiếu sáng, ví dụ: đọc sách, đèn ngủ, đèn cầu thang là sử dụng đúng và tiết kiệm năng lượng điện

Bài 39: Đèn huỳnh

quang

Bài 40: Thực hành

-đèn ống huỳnh

quang

- Sử dụng đèn compac huỳnh quang với hiêu suất phát quang lớn gấp 4 lần đèn sợi đốt, phù hợp với tính chất sử dụng làm giảm tiêu thụ công suất điện góp phần tiết kiệm năng lượng

- So sánh những ưu điểm về hiệu suất và tiêu thu công suất điện để có lựa chọn loại bóng đèn phù hợp với công việc và tiết kiệm được năng lượng điện Bài 41: Đồ dùng

loại điện nhiệt

-Bàn là điện

- Hiểu nguyên tắc làm việc, các số liệu kĩ thuật và cách sử dụng bàn là điện nhằm đáp ứng được mục đích của công việc và giảm tiêu thu năng lượng điện (tiết kiệm)

- Chỉ sử dụng bàn là điện khi thật cần thiết, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để giảm thời gian tiêu thụ năng lượng điện

Bài 42;

Bếp điện, nồi cơm

điện

- Học sinh hiểu ý nghĩa của số liệu kĩ thuật của bếp điện và nồi cơm điện để từ đó chọn loại phù hợp với mục đích và tính chất công việc

- Sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật (điện áp) và theo nguyên tắc cần thì dùng, chưa cần thì ngắt điện tiết kiệm năng lượng điện

Chú ý:

Trang 5

- Dung tích của nồi cơm điện để chọn loại phù hợp với số người trong gia đình

Bài 44

Đồ dùng loại điện

cơ - Quạt điện, máy

bơm nước

- Động cơ điện một pha biến đổi điện năng thành cơ năng được ứng dụng rộng rãi để làm quay cánh quạt, máy công tác khác Sử dụng đúng điện áp định mức

là một biện pháp nâng cao hiệu suất của máy, tiết kiệm năng lượng điện

- Chọn loại quạt điện phù hợp với yêu cầu công việc, điều khiển tốc độ của quạt điện phù hợp với yêu cầu

sử dụng giảm điện năng tiêu thụ, tiết kiệm năng lượng điện

Bài 46

Máy biến áp một pha

- Dùng máy biến áp tăng áp để đảm bảo đúng điện áp định mức cho các dụng cụ, thiết bị làm việc nâng cao hiệu suất, giảm năng lượng tiêu thụ

- Dùng máy biến áp giảm áp để sử dụng các loại thiết

bị có điện áp thấp phù hợp với tính chất công việc giảm tiêu thụ công suất điện.- Căn cứ vào số liệu kỹ thuật của máy biến áp để lựa chọn khi sử dụng tránh được tổn thất điện năng, tiết kiệm năng lượng điện Bài 48

Sử dụng hợp lí điện

năng

- Giảm bớt tiêu thu điện năng trong giờ cao điểm như:

+ Không dùng thiết bị có công suất lớn;

+ Giảm bớt nơi thắp sáng không thật cần thiết

- Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng

- Không sử dụng lãng phí điện năng (sử dụng hợp lí, phù hợp với tính chất công việc)

Bài 49

Thực hành - tính toán

tiêu thụ điện năng

trong gia đình

- Điện năng tiêu thụ A=Pt (Wh) phụ thuộc:

+ Công suất của đồ dùng điện (P) + Thời gian làm việc của đồ dùng điện (t) Lựa chọn các đồ dùng điện phù hợp, thời gian sử dụng hợp lí để tiết kiệm điện năng

- Tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình để xác định mức độ tiêu thụ điện năng trong tuần, tháng của

hộ gia đình từ đó có biện pháp sử dụng hợp lí, tiết kiệm điện năng

Bài 50: Đặc điểm cấu

tạo mạng điện trong

nhà

- Lựa chọn sự phù hợp của các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện nâng cao hiêu suất sử dụng, bảo vệ an toàn điện góp phần sử dụng hiệu quả năng lương điện

Trang 6

- Cấu tạo mạng điện trong nhà phù hợp với yêu cầu

sử dụng của hộ gia đình một cách hợp lý trong đóng ngắt các thiết bị điện góp phần tiết kiệm năng lượng điện

Bài 51:Thiết bị đóng

- cắt và lấy điện của

mạng điện trong nhà

Bài 52: Thực hành

-Thiết bị đóng – cắt và

lấy điện

- Lựa chọn thiết bị có số liệu kỹ thuật và đảm bảo độ bền cách điện, không gây hiện tượng phóng điện ở các chỗ tiếp xúc (đặc biệt khi đóng ngắt các thiết bị

có công suất lớn) tránh gây tổn hao điện năng

- Tiết kiệm vật liệu chế tạo thiết bị như đồng, nhựa

Bài 53: Thiết bị bảo

vệ mạng điện trong

nhà

Bài 54: Thực hành –

Cầu chì

- Thiết bị bảo vệ có ý nghĩa quan trọng đối với an toàn mạng điện trong nhà, các thiết bị tự động giúp con người tiết kiệm năng lượng điện khi sử dụng: + Tự động đóng cắt khi đó đạt yêu cầu quy định hoặc xảy ra sự cố điện (quá tải, ngắn mạch)

+ Tự động bơm nước khi cần và ngắt khi đầy

+ Rơ le trong điều hòa tự ngắt khi đạt đến độ lạnh cần thiết

Lớp 9 Bài 2: Vật liệu điện

dùng trong lắp đặt

mạng điện

Lựa chọn dây dẫn điện trong nhà phù hợp với công suất tiêu thụ tránh được tổn hao năng lượng điện vì nhiệt trên dây dẫn; tiết kiệm được nguyên liệu chế tạo dây dây điện, gián tiếp tiết kiệm năng lượng Bài 4: Sử dụng

đồng hồ đo điện

Chọn công tơ phù hợp với công suất tiêu thụ xác định đúng mức độ tiêu thụ năng lượng điện để có ý thức tiết kiệm

Thiết kế mạch điện hợp lí để sử dụng năng lượng điện hợp lí là góp phần tiết kiện điện năng tiêu thụ

Bài 5: Thực

hành:Nối dây dẫn

điện

Nối dây dẫn đúng quy trình và kỹ thuật tránh làm tổn hao năng lượng điện tại mối nối do điện trở tăng, tiết kiệm được điện năng tiêu thụ

Bài7:Thựchành:

Lắp mạch điện đèn

ống huỳnh quang

- Tăng cường sử dụng đèn ống huỳnh quang để chiếu sáng sẽ tiết kiệm được năng lượng do hiệu suất phát quang lớn

- Lựa chọn công suất đèn ống huỳnh quang phù hợp với yêu cầu của công việc để tiết kiệm năng lượng điện

Đèn ống huỳnh quang là loại đèn có hiệu suất phát

Trang 7

quang cao (lớp 8) Đèn com pac huỳnh quang tiết kiệm được nhiều năng lượng điện khi sử dụng

Bài8:Thựchành:Lắp

mạch điện hai công

tắc hai cực điều

khiển 2 đèn

ý nghĩa của mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển 2 đèn

Mạch điện hai công tắc điều khiển hai đèn giúp người sử dụng chủ động trong việc sử dụng mỗi bóng đèn khi cần thiết, tiết kiệm được điện năng tiêu thụ

Kết hợp sử dụng với bóng đèn com pác huỳnh quang tiết kiệm nhiều năng lượng điện

Bài 11: Lắp đặt dây

dẫn của mạng điện

trong nhà

Bố trí hợp lý dây dẫn chọn dây dẫn phù hợp với công suất ở từng mạch và có khoảng cách ưu việt nhất tránh được tổn hao trên dây dẫn điện

Môn vật lí:

Bài 16 : Định luật

Jun- Len xơ

Nếu không tính đến nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài thì A = Q từ đây cho thấy nên sử dụng các đồ dùng điện có hiệu suất cao để giảm bớt một phần điện năng hao phí, bên cạnh đó hạn chế thời gian, vừa đủ sử dụng

Bài 29: An toàn khi

sử dụng điện

Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng được xảy ra khi hai cực của nguồn điện được nối trực tiếp với nhau mà không qua dụng cụ dùng điện

Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị rất lớn

Bài 29: An toàn

khi sử dụng điện

Cường độ dòng điện tăng lên quá lớn có thể làm chảy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện gây tiêu hao năng lượng điện và các bộ phận khác tiếp xúc với nó Từ đó gây hỏa hoạn

Để bảo vệ mạch điện khi dòng điện có cường độ tăng quá mức đặc biệt khi đoản mạch nhằm tránh hỏa hoạn và lãng phí điện năng trong thực tế người ta dùng cầu chì hoặc áp tô mát

Trang 8

hóa và bảo toàn cơ

năng

hiểu được: nhờ thế năng chuyển hóa thành động năng

mà chúng ta có một nguồn năng lượng điện lớn để sử dụng ( năng lượng gió; thủy năng) nhưng các nguồn năng lượng đó không phải là vô tận Chúng ta cần biết tiết kiệm nguồn năng lượng đó để sử dụng lâu dài

Công của dòng

điện

Thông qua các bài tập phần vận dụng, củng cố HS hiểu được: Hàng tháng mỗ gia đình sử dụng điện đều phải trả tiền theo số đếm của công tơ điện Vậy để phải trả ít tiền thì số công tơ phải nhỏ, có nghĩa ta cần tiết kiệm sử dụng các thiết bị điện hợp lý như đèn thắp sáng đèn ống hoặc đền compac…) và chọn các thiết bị có là hiệu suất lớn không lên sử dụng các thiết bị có hiệu suất quá dư thừa)

Bài 19: Sử dụng

an toàn và tiết

kiệm điện năng

- Thông qua một số bài tập tính toán học sinh rút ra: Để tiết kiệm điện chúng ta cần phải làm gì?

Bài 26: truyền tải

điện năng đi xa

Từ nội dung phần 2: Cách làm giảm hao phí trên đường dây tải điện Từ đó HS rút ra được kết luận : Để giảm hao phí cần có những biện pháp gì?

Bài 56:Các tác

dụng của ánh

sáng

Vì ánh sáng có tác dụng nhiệt chứng tỏ ánh sáng có năng lượng rất lớn Vậy để sử dụng được nguồn năng lượng

đó em phải làm gì? Sử dụng năng lượng mặt trời( nguồn năng lượng vô tận) thay thế năng lượng điện

Bài61:Sản xuất

điện năng- nhiệt

điện và thủy điện

Chúng ta đã chuyển hóa các dạng năng lượng ( thủy năng; gió…) thành năng lượng điện Nhưng tất cả các dạng năng lượng đó không phải là vô tận, chúng ta phải biết tiết kiệm

* Môn địa lí

ngòi Việt Nam

HS cần nắm rõ nếu biết khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông hiệu quả sẽ đem lại những lợi ích gì cho con người ,môi trường,đặc biệt là các nhà máy thủy điện Từ đó nêu được giá trị của sông ( thủy điện)

hưởng đến sự phát

triển và phân bố

công nghiệp

- Vấn đề khai thác thủy điện, nhiệt điện…,nên con người cần biết cách sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng

Trang 9

* Môn sinh học:

9

Bài 42: Ảnh

hưởng của ánh

sáng lên đời

sống sinh vất

- HS nắm được: Nguồn năng lượng ánh sáng có vai trò to lớn đối với đời sồng của động thực vật

- Vai trò của năng lượng mặt trời với đời sống con người

- Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn năng lượng ánh sáng Bài 53: Tác

động của con

người đối với

môi trường

- HS hiểu được hoạt động của con người gây ảnh hưởng

to lớn đến môi trường, làm cạn kiệt các nguồn năng lượng Do đó các em phải có ý thức bảo vệ và cải tạo môi trường nhằm bảo vệ các nguồn năng lượng

- Để HS thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền cho mọi người dân cùng thực hiện bảo vệ cải tạo môi trường nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên Bài 54: Ô

nhiễm môi

trường

HS thấy được: Nếu sử dụng tài nguyên năng lượng không tiết kiệm, hiệu quả thì sẽ trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên

- Cần có ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

a Đối với giáo viên:

* Đối với cả lớp:

Một số hình ảnh và tư liệu về các nhà máy sản xuất điện năng: Nhiệt điện; Thủy điện; nhà máy điện hạt nhân

Hình ảnh về hiệu ứng nhà kính

Hình ảnh và tư liệu về sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời

Hình ảnh về sử dụng điện năng quá tải gây hỏa hoạn…

* Đối với mỗi nhóm HS

Bộ thí nghiệm nghiên cứu tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Một số cầu chì; vật dụng tiêu thụ điện: bàn là; bếp điện có các số liệu kĩ thuật khác nhau

b Đối với HS:

- Ôn tập những kiến thức về lắp mạch điện đơn giản

- Ôn tập những kiến thức về nhiệt lượng; công thức tính nhiệt lượng; công suất của dòng điện; công suất tỏa nhiệt của dòng điện

- Ôn tập những kiến thức về sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

III PHƯƠNG PHÁP :

1 Phương pháp dạy học:

Trực quan + Đàm thoại nêu vấn đề + Luyện tập

Trang 10

2.Phương pháp kiểm tra đánh giá:

-Trắc nghiệm

-Tự luận

-Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo nhau

-Giáo viên tổng hợp ,nhận xét rút kinh nghiệm

IV.Tiến trình dạy học:

1 Tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số

2 Kiểm tra bài cũ: :

-Cấu tạo của máy biến áp 1 pha gồm mấy bộ phận chính?công dụng của các bộ

phận?

-Sử dụng máy biến áp một pha cần chú ý những gì?

3 Bài mới:

Giáo viên giới thiệu bài học.

Xã hội càng phát triển ,nhu cầu sử dụng điện năng càng tăng,đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có những chiến lược phù hợp đáp ứng những nhu cầu đó.Một trong những nhu cầu đó là mọi người cần biết sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Ngày đăng: 09/01/2019, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w