1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh phú thọ

113 103 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ

Trang 1

DƯƠNG KIỀU HẠNH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BHXH

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

DƯƠNG KIỀU HẠNH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BHXH

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lưu Ngọc Trịnh

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưađược dùng để bảo vệ một học vị nào khác Các thông tin, trích dẫn trong luậnvăn đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018

Tác giả luận văn

Dương Kiều Hạnh

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,văn phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thànhluận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên

hướng dẫn PGS.TS Lưu Ngọc Trịnh.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng táccủa các cô chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn Thêm nữa,tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018

Tác giả luận văn

Dương Kiều Hạnh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Những đóng góp của luận văn 3

5 Kết cấu luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH 4

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội 4

1.1.1 Tổng quan về bảo hiểm xã hội 4

1.1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội 9

1.1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội 14

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH 21

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội 23

1.2.1 Kinh nghiệm của một địa phương trong nước về quản lý thu BHXH

23 1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với BHXH tỉnh Phú Thọ 28

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 30

2.2 Phương pháp nghiên cứu 30

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 30

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 31

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 31

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 32

Trang 6

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

TẠI BHXH TỈNH PHÚ THỌ 34

3.1 Giới thiệu khái quát về BHXH tỉnh Phú Thọ 34

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 34

3.1.2 Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ 34

3.2 Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 38

3.2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH 38

3.2.2 Quản lý mức tiền lương đóng BHXH 41

3.2.3 Quản lý về mức đóng và phương thức thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Phú Thọ 45

3.2.4 Thanh tra, kiểm tra công tác thu BHXH 52

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm Xã hội tỉnh Phú Thọ 66

3.3.1 Yếu tố khách quan 66

3.3.2 Yếu tố chủ quan 69

3.4 Đánh giá chung công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ

71 3.4.1 Kết quả đạt được 71

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 72

Chương 4 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH PHÚ THỌ 75

4.1 Quan điểm, định hướng tăng cường công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ 75

4.1.1 Quan điểm tăng cường công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ 75

4.1.2 Định hướng tăng cường công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ 76

Trang 7

4.2 Giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ 78

4.2.1 Nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác chi trả, thực hiện chế độ BHXH 78

4.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền 81

4.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp 84

4.2.4 Tăng cường công tác khảo sát đôn đốc các doanh nghiệp 85

4.2.5 Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước 85

4.2.6 Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thu BHXH 86

4.3 Kiến nghị 87

4.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ 87

4.3.2 Kiến nghị với BHXH Việt Nam 90

4.3.3 Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương 90

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 98

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các mức đóng góp cơ bản qua từng thời kỳ 15Bảng 1.2 Mức đóng góp theo nhóm đối tượng 16Bảng 1.3 Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của NSDLĐ và NLĐ 17Bảng 3.1 Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn

2015 - 2017 39Bảng 3.2 Tổng hợp mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn

2015-2017 44Bảng 3.3 Kết quả thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2015 - 2017 47Bảng 3.4 Kết quả thu BHXH theo khối loại hình giai đoạn 2015-2017 48Bảng 3.5 Kết quả thu BHXH bắt buộc các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh giai đoạn 2015-2017 50Bảng 3.6 Tình hình kiểm tra đóng BHXH của BHXH tỉnh Phú Thọ

giai đoạn 2015 - 2017 53Bảng 3.7 Thông tin về đối tượng điều tra 54Bảng 3.8 Ý kiến đánh giá của cán bộ về mức độ tuân thủ pháp luật

BHXH của các đơn vị 56Bảng 3.9 Ý kiến đánh giá CBVC BHXH về công tác quản lý đối tượng 58

Bảng 3.10 Ý kiến đánh giá của CBVC về Công tác quản lý mức thu 61Bảng 3.11 Ý kiến đánh giá của CBVC BHXH về công tác tuyên truyền

phổ biến chính sách luật BHXH 63Bảng 3.12 Ý kiến đánh giá của CBVC BHXH về công tác thanh tra,

kiểm tra BHXH 64

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ 35

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Với mục tiêu là bảo vệ quyền lợi, góp phần ổn định cuộc sống choNLĐ và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, BHXH luôn được coi

là một chính sách vĩ mô quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Do đó, chínhsách BHXH luôn cần được nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luậnnhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình mới làyêu cầu cấp thiết khách quan Quản lý thu BHXH là một nội dung quan trọngtrong quá trình thực thi chính sách BHXH, có thể nói đây là xương sống củangành BHXH Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH tốt là cơ sở để đảm bảocho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển Tuy nhiên, trong thực tếtrong công tác thu không phải là không có những hạn chế, bất cập Do sựthiếu hiểu biết về pháp luật cũng như là ý thức của nhiều doanh nghiệp chưacao cùng với cơ chế quản lý nhà nước còn mỏng, tính răn đe thấp nên vẫn cònrất nhiều doanh nghiệp chưa tham gia, hoặc tham gia không đầy đủ cho NLĐ.Nhiều doanh nghiệp tham gia mang tính đối phó với tổ chức BHXH Nhậnthức của NLĐ còn hạn chế về Luật BHXH, vì vậy quyền lợi và chế độ khitham gia BHXH họ cũng không quan tâm, mà chỉ quan tâm đến thu nhậptrước mắt hàng tháng mà không quan tâm đến quyền lợi được hưởng khi thamgia BHXH cũng như có thu nhập ổn định khi không còn khả năng lao động,

vô hình chung họ đã tiếp tay cho doanh nghiệp làm sai Luật BHXH Khi đóchính NLĐ bị mất quyền lợi, phần trách nhiệm của doanh nghiệp phải tríchnộp BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ bị các doanh nghiệp chiếm đoạt

Tính đến hết năm 2017, cả nước có trên 70 triệu người tham giaBHXH, BHYT trong đó số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mới chiếmkhoảng trên 25% lực lượng lao động; số đối tượng tham gia BHYT mới đạtkhoảng 70% dân số cả nước Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH tậptrung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ…

Trang 12

BHXH tỉnh Phú Thọ là một đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, cóchức năng giúp BHXH Việt Nam thực hiện các chế độ, chính sách BHXH,Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp và quản lý quỹ BHXH, BHYT,Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Trong những năm qua BHXHtỉnh đã luôn phấn đấu và hoàn thành vượt chi tiêu thu bảo hiểm năm sau caohơn năm trước Tuy nhiên, công tác quản lý thu BHXH vẫn còn tồn tại nhữngbất cập như về cơ chế chính sách, trình độ chuyên môn, tuyên truyền vậnđộng… dẫn đến tình trạng vẫn còn một số bộ phận doanh nghiệp, tổ chức

và người dân chậm trễ trong việc nộp bảo hiểm xã hội Chính vì vậy, để đảmbảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được những yêu cầutrong công tác quản lý thu BHXH nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý

thu BHXH do vậy tôi chọn đề tài “Tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Phú Thọ”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1.Mục tiêu chung

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý thu BHXH trên địa bàntỉnh Phú Thọ, đề tài đưa ra giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH trên địabàn tỉnh Phú Thọ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý thu bảo hiểm xãhội của BHXH tỉnh Phú Thọ

Trang 13

4 Những đóng góp của luận văn

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của công tác quản lý thuBHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 luậnvăn sẽ chỉ ra những nguyên nhân chủ doanh nghiệp muốn trốn tránh tráchnhiệm việc tham gia BHXH cho người lao động NLĐ thiếu hiểu biết vềchính sách BHXH không dám đấu tranh với chủ sử dụng lao động, sợ mấtviệc làm vì vậy quyền lợi của NLĐ bị bỏ rơi

Luận văn đưa ra những biện pháp khắc phục, những giải pháp khả thimang ý nghĩa thực tiễn cao nhằm làm tăng số lao động được tham gia BHXH,tăng mức thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH của NLĐ góp phần làmtăng doanh thu, hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn và với cácđịa phương có điều kiện tương tự

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vàcác phụ lục, luận văn bao gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại BHXH

tỉnh Phú Thọ

Chương 4: Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm

xã hội tại BHXH tỉnh Phú Thọ

Trang 14

Theo từ điển Bách khoa: "BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắp

một phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già,

tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo, an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn

Như vậy, có thể khái quát về BHXH như sau: “BHXH là sự đảm bảo

thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động, khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc

Trang 15

làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân NLĐ và những người ruột thịt (bố, mẹ, vợ/ chồng, con) của NLĐ trực tiếp phải nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội”.

1.1.1.2.Đặc điểm của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội có những đặc điểm sau:

Một là, BHXH mang tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.

Tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quyđịnh bản chất của BHXH, đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viêncủa mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại nhữngkhó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết;đồng thời đảm bảo các chăm sóc và trợ cấp cho các gia đình đông con Đốivới các rủi ro như trên, nhiều khi từng cá nhân không đủ khả năng tài chính đểkhắc phục, do vậy Nhà nước ban hành các quy định để huy động mọi ngườitrong xã hội đóng góp một khoản nhất định cùng với Nhà nước hình thànhquỹ BHXH để chi trả cho một số người gặp rủi ro cần khắc phục hay do điềukiện sinh học như tuổi tác, môi trường sống, điều kiện làm việc mà NLĐ phảinghỉ làm việc, khi đó cần có một khoản kinh phí để đảm bảo cuộc sống chochính bản thân và gia đình họ [5]

BHXH là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước Đây là một loạihoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêuhoạt động Quỹ để thực hiện chế độ BHXH là do NLĐ, NSDLĐ đóng góp

và Nhà nước hỗ trợ, đấy chính là tính chất xã hội trong kết cấu nguồn lậpquỹ (riêng đối với nước ta Ngân sách nhà nước hỗ trợ ít nhất là 50% choquỹ BHXH đối với đối tượng mới tham gia BHXH bắt buộc, nên bản chấtcủa chế độ BHXH nước ta là do Ngân sách nhà nước bao cấp) Tính xã hội

Trang 16

còn được thể hiện thông qua các chế độ BHXH được hưởng Thời điểm bắtđầu tham gia đóng BHXH đồng thời là thời điểm được hưởng chế độBHXH, đó là chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp TNLĐ -BNN Tínhchất xã hội trong chế độ hưu trí được thể hiện trong tiền lương hưu thờigian đóng góp của người tham gia đóng và mức đóng với mức hưởng thấpnhất bằng mức lương tối thiểu chung hoặc tỷ lệ từ 45% đến 75% tiền lươngbình quân đóng BHXH và được hưởng chế độ BHYT Trường hợp không

đủ điều kiện nghỉ hưu được trợ cấp mỗi năm đóng BHXH bằng 1,5 thánglương bình quân, đấy chính là phần xã hội mà NSDLĐ đã đóng góp vào vàNgân sách nhà nước hỗ trợ mà có Tính chất xã hội còn thể hiện ở chế độ

tử tuất, ngoài trợ cấp mai táng phí, người đóng BHXH chết có thân nhânphải nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp tuất theo quy định BHXH là sự san sẻrủi ro, chia nhỏ rủi ro cho nhiều cá nhân trong cộng đồng cùng gánh chịu,hay nói cách khác "lấy số đông bù số ít", tức là dùng số tiền đóng góp của

số đông người tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người khigặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất

Như vậy, mục tiêu của BHXH là tạo ra mạng lưới an toàn gồm nhiềutầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả các thành viên của cộng đồng trong nhữngtrường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trongchi tiêu của gia đình do những biến cố và những "rủi ro xã hội", vì vậy để tạo

ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, BHXH phải dựa trên nguyên tắcsan sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiềuhình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau Có thể thấy rõ bản chấtcủa BHXH là nhằm che chắn, bảo vệ cho các thành viên của xã hội trước mọibiến cố xã hội bất lợi BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân văn cao đẹp: mọi ngườitrong xã hội với tư cách là một công dân, họ phải được đảm bảo mọi mặt đểphát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã hội,chủng tộc, tôn giáo đều bình đẳng về BHXH

Trang 17

Hai là, BHXH là một công cụ để quản lý xã hội, là sự bảo đảm của Nhà nước để ổn định đời sống cho người tham gia BHXH và an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển Đồng thời đây là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội.

BHXH được coi là một chính sách xã hội quan trọng, song hành cùngvới chính sách kinh tế, nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho mọiNLĐ, chống các tệ nạn xã hội, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất pháttriển Với tư cách là công cụ để quản lý xã hội, Nhà nước quy định quyền vàtrách nhiệm giữa các bên tham gia BHXH, đặc biệt mối quan hệ giữa NLĐ vàNSDLĐ; yêu cầu NSDLĐ phải thực hiện những cam kết, đảm bảo điều kiệnlàm việc, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ, trong đó có nhucầu cơ bản về tiền lương, tiền công, chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm đau, tainạn Đây là những ràng buộc mang tính nguyên tắc và thông qua đó Nhànước thực hiện quản lý nhà nước về BHXH BHXH dựa trên sự đóng góp củacác bên tham gia, gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước trong một số trường hợp,thực chất quỹ BHXH là quỹ của NLĐ tiết kiệm được, bất luận trong hoàncảnh nào Nhà nước phải đứng sau hỗ trợ, duy trì, bảo toàn để thực hiện cácchế độ trợ cấp cho NLĐ, nếu không thì xã hội sẽ mất ổn định, kinh tế sẽ trìtrệ Ngược lại, nếu quỹ BHXH được hình thành và phát triển lớn mạnh sẽ cókhoản nhàn rỗi để đầu tư trở lại giúp cho sản xuất phát triển

BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội Đây là quá trình phânphối lại theo hướng có lợi cho người tham gia BHXH khi gặp phải rủi rotrong lao động sản xuất và đời sống xã hội, vì chính việc tổ chức thu, chiBHXH là quá trình thực hiện phân phối lại thu nhập: Thu BHXH dựa trên cơ

sở mức tiền lương, tiền công do Nhà nước quy định và mỗi người tham gia cómột mức đóng BHXH khác nhau tương ứng với mức tiền lương, tiền công đó;hàng năm Nhà nước còn trích một khoản nhất định từ Ngân sách để hỗ trợquỹ BHXH Chi BHXH là việc trả tiền cho người có nhu cầu phát sinh về

Trang 18

BHXH dựa trên mức đóng và thời gian đóng BHXH trong chế độ dài hạn,nhưng trong chế độ ngắn hạn thì không dựa trên nguyên tắc này mà có sự chia

sẻ giữa người khoẻ cho người ốm, người trẻ cho người già

1.1.1.3.Vai trò của bảo hiểm xã hội

Hoạt động BHXH là hoạt động sự nghiệp của toàn xã hội, phục vụ mọithành viên trong xã hội, lợi nhuận không phải là mục tiêu của hoạt độngBHXH Do đó, chính sách BHXH có vai trò quan trọng trong đời sống kinhtế-xã hội của một quốc gia và được thể hiện ở các mặt sau đây:

Thứ nhất, BHXH góp phần ổn định đời sống của NLĐ và gia đình khi

đã hết tuổi lao động hoặc không đủ sức tiếp tục lao động, hoặc quá trình làmviệc không may gặp phải rủi ro

Mục đích lớn nhất của BHXH là đảm bảo đời sống cho NLĐ và giađình họ, người tham gia BHXH sẽ được thay thế một phần thu nhập bị mấthoặc giảm thu nhập, nó làm cho NLĐ yên tâm cống hiến và không phải lolắng khi rủi ro có thể xảy ra Đồng thời, BHXH góp phần hạn chế và điều hòacác mâu thuẫn có thể xảy ra giữa NSDLĐ và NLĐ, tạo môi trường làm việcbình đẳng, ổn định, đảm bảo cho hoạt động sản xuất, công tác đạt hiệu quảcao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước Đây là vai trò

cơ bản nhất của chính sách BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất,phương thức hoạt động của BHXH

Thứ hai, BHXH làm gắn bó lợi ích giữa NLĐ, NSDLĐ đối với Nhà

nước BHXH không những đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình

họ mà còn góp phần bảo vệ lợi ích của NSDLĐ khi rủi ro xảy ra đối với NLĐcủa mình, nó tạo điều kiện cho NSDLĐ có thể nhanh chóng ổn định sản xuất.Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của NSDLĐ đối với NLĐ thông qua việcđóng góp vào quỹ BHXH, do đó NLĐ có trách nhiệm hơn trong công việc,tích cực, sáng tạo trong quá trình lao động Đối với Nhà nước, thông qua việc

tổ chức hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho mọi NLĐ, mọi tổ chức, đơn vị

Trang 19

hoạt động sản xuất, kinh doanh bình đẳng, công bằng trong lao động sản xuất,

xã hội phát triển an toàn

Thứ ba, BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội

BHXH dựa trên nguyên tắc NLĐ bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp vàthụ hưởng Thông qua hoạt động của mình, BHXH tham gia vào việc phânphối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những NLĐ thế hệ trước với thế hệsau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa những người thu nhập cao và thunhập thấp, giữa những người may mắn và không may mắn Mặt khác mứchưởng BHXH phụ thuộc vào mức đóng, thời gian đóng dài hay ngắn theonguyên tắc "có đóng có hưởng" và "đóng ít hưởng ít, đóng nhiều hưởngnhiều"; đối tượng tham gia không chỉ trong khu vực nhà nước mà ở mọi thànhphần kinh tế Vì vậy, BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớtkhoảng cách giàu nghèo trong xã hội

Thứ tư, BHXH góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển

kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội

Do BHXH tập trung được nguồn tài chính nhàn rỗi tương đối lớn, thựcchất đây là tiền của NLĐ tồn tích lại, nguồn tài chính này tương đối nhàn rỗi,được đầu tư vào các dự án kinh tế - xã hội để bảo toàn, phát triển quỹ BHXH

và tăng thêm nguồn lực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước Đảng và Nhànước đã khẳng định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính thìnguồn đầu tư từ quỹ BHXH nhàn rỗi là một kênh quan trọng

1.1.2 Quản lý thu bảo hiểm xã hội

1.1.2.1 Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội

Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý tớiđối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra Quản lý bao giờ cũng là mộttác động hướng đích, có xác định mục tiêu, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thểquản lý (quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (chịu sự quản lý), đây làquan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, không đồng cấp và có tính bắt buộc Nó

Trang 20

diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người với nhiều cấp độ, nhiềumối liên hệ với nhau Đối với hoạt động BHXH thì quản lý được bao gồm cảquản lý các đối tượng tham gia và thụ hưởng, quản lý thu, quản lý chi trả vàquản lý nguồn quỹ từ đầu tư tăng trưởng.

Khi nói đến quản lý thu BHXH là nói đến một loạt quan hệ, bao gồmquan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động và cơ quanBHXH Trong mối quan hệ trên đây, thì người lao động, người sử dụng laođộng là đối tượng quản lý; Nhà nước giao cho cơ quan BHXH chủ thể quảnlý; Nhà nước là chủ thể duy nhất điều tiết và quản lý BHXH, vì các bên thamgia có lợi ích khác nhau thậm chí trái ngược nhau (người lao động muốn đóng

ít nhưng lại muốn được hưởng thụ quyền lợi nhiều, người sử dụng lao độngmuốn đóng BHXH càng ít càng tốt để giảm chi phí sản xuất nâng cao lợinhuận) Nhà nước với hai tư cách: một là, thông qua cơ quan lập pháp (Quốchội) đề ra Luật BHXH, thông qua Chính phủ đề ra các quy định về BHXH;hai là, thông qua các cơ quan nhà nước để thực hiện nộp BHXH cho ngườilao động hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và thành lập cơ quan chuyêntrách (BHXH Việt Nam) thực hiện chính sách BHXH Để quản lý thu BHXHđảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước, cơ quan BHXH phải xâydựng biện pháp, kế hoạch, tổ chức các thao tác nghiệp vụ, phối hợp với các cơquan hữu trách và hình thành hệ thống chuyên thu từ Trung ương đến cấpthành phố, thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, khép kín Như vậy, trongquản lý thu BHXH, mối quan hệ ba bên là người lao động, người sử dụng laođộng và cơ quan BHXH được xác lập quyền và trách nhiệm của mỗi bên dopháp luật về BHXH quy định, các quy định này là những căn cứ pháp lý màmỗi bên phải tuân thủ, thực hiện nghiêm túc Mặt khác, để thu đúng, đủ, kịpthời, không để thất thoát tiền thu, đòi hỏi cơ quan BHXH phải có phươngpháp và biện pháp hữu hiệu, kể các các biện pháp hỗ trợ "thu BHXH là mộtkhái niệm phức hợp, bao gồm các định hướng, chủ trương, phương pháp và

Trang 21

biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, khuyến khíchđẩy mạnh công tác thu bảo hiểm xã hội" và "Quản lý thu BHXH là một quátrình chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý, trong hoạt động dự báo,xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm tra để đạtđược mục tiêu quản lý bằng các nguyên tắc và phương pháp nhất định".

Từ phân tích trên, về quản lý thu BHXH, theo tác giả được hiểu nhưsau: Quản lý thu BHXH là sự tác động của Nhà nước thông qua các quyđịnh mang tính pháp lý bắt buộc các bên tham gia BHXH phải tuân thủthực hiện; trong đó cơ quan BHXH sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và cácphương pháp đặc thù tác động trực tiếp vào đối tượng đóng BHXH để đạtmục tiêu đề ra

1.1.2.2 Nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội

Thứ nhất: Thu đúng, đủ, kịp thời

- Thu đúng, là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công vàđúng thời gian quy định: mọi người lao động khi có HĐLĐ hoặc giao kết laođộng theo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng đóng BHXH bắtbuộc Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền công làm căn cứđóng BHXH của người lao động là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng;việc thu đúng còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng laođộng để xác định đúng đối tượng, mức thu, phương thức thu

- Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và sốtiền phải đóng BHXH của người lao động, người sử dụng lao động

- Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động,tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vi tham giaBHXH Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinhtế- xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thựchiện thu BHXH của người sử dụng lao động và người lao động đảm bảo kịpthời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH

Trang 22

Thứ hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai

Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tậptrung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam Việc tham giaBHXH của người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo công khai, thựchiện công bằng ở các thành phần kinh tế Các đơn vị tham gia BHXH đềuphải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theođúng quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nước và giám sátcủa các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị-xã hội Tính công bằngđược thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa cácthành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau

Thứ ba: An toàn, hiệu quả

Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tàichính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích Nguồn thu BHXH

do được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đốilớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sửdụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá Vìvậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng,thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi đượcvốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu

1.1.2.3 Mục đích quản lý thu bảo hiểm xã hội

Thứ nhất, đảm bảo cho yếu tố "đầu vào" (tiền nộp BHXH) đủ khả năngthực hiện quá trình tái sản xuất xã hội, tức là có thu đúng, thu đủ, thu kịp thờimới đảm bảo chi trả chế độ cho người lao động, góp phần ổn định đời sốngcủa người lao động trong quá trình lao động không may bị rủi ro, nghỉ hưu,cũng như khi về già

Thứ hai, xác lập rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham giaBHXH, đó là: người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH;phân định rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng hoạt động sự nghiệpcủa BHXH

Trang 23

Thứ ba, không bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thuBHXH được sử dụng đúng mục đích; đồng thời làm cho nguồn thu BHXHliên tục tăng trưởng.

Thứ tư, đảm bảo cho các quy định về thu BHXH được thực hiệnnghiêm túc, hiệu quả, khắc phục được tính bình quân nhưng vẫn bảo đảm tính

xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi ro Trong điều kiện hội nhập kinh

tế hiện nay, quản lý thu BHXH lại càng có ý nghĩa sâu sắc trong việc phòngngừa, ngăn chặn những lạm dụng của người sử dụng lao động với người laođộng nhất là việc thuê mướn, sử dụng, trả tiền lương, tiền công bất bình đẳng

1.1.2.4 Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội

BHXH có nội hàm rất rộng và phức tạp, bao gồm thu, chi, thực hiệncác chế độ, chính sách dài hạn, ngắn hạn; đối tượng và phạm vi áp dụng rộng

và liên quan đến đời sống của người lao động làm công ăn lương; thực hiệntốt các chế độ BHXH là đảm bảo đời sống kinh tế cho người lao động cótham gia BHXH được coi như là "đầu ra" của BHXH và thu BHXH được coi

là yếu tố "đầu vào" của BHXH, trong đó quản lý thu BHXH là khâu đầu tiêntrong việc xác lập mối quan hệ về BHXH giữa người lao động, người sử dụnglao động và cơ quan BHXH Mối quan hệ ấy xác định quyền và trách nhiệmcủa các bên; đây là mối quan hệ quan trọng hàng đầu, vì có thực hiện mốiquan hệ này thì mới có cơ sở để tổ chức thu BHXH, hình thành quỹ BHXH,thực hiện chi trả các chế độ BHXH

Mặt khác, BHXH thực hiện trên nguyên tắc tương trợ cộng đồng, lấy sốđông bù số ít nên khi tham gia BHXH người lao động sẽ được san sẻ rủi rokhi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động Người lao động khi nghỉ hưu để duy trìcuộc sống, sẽ đỡ gánh nặng cho gia đình, góp phần cho từng tế bào của xã hội

ổn định, bền vững là cơ sở tạo lập nên một xã hội ổn định, bền vững Khingười dân có cuộc sống được đảm bảo, sẽ hạn chế được phân biệt đối xử,giảm bớt được sự phân cách giàu nghèo.Thông qua hoạt động BHXH, Nhà

Trang 24

nước sẽ là trung gian đứng ra điều chỉnh thu nhập, đảm bảo hài hoà lợi ích vàcông bằng xã hội cho người lao động trong mọi thành phần kinh tế Hay nóicách khác, người lao động sẽ được công bằng hơn về quyền lợi, khi Nhà nướcthực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập thông qua chính sách BHXH,nhất là trong thời điểm hiện nay thu nhập của người lao động, nhất là khu vựclao động trực tiếp còn thấp hơn các khu vực khác.

1.1.3 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội

1.1.3.1 Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Theo Luật BHXH được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 06 năm

2006, người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, baogồm:

1) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thờihạn từ đủ ba tháng trở lên;

2) Cán bộ, công chức, viên chức;

3) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

4) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩquan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công

- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chứ cquốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinhdoanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và

Trang 25

trả công cho người lao động (Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam (2007).

1.1.3.2 Quản lý mức thu bảo hiểm xã hội

- Giai đoạn trước năm 1994

Điều lệ tạm thời về BHXH ban hành theo Nghị định số 218/CP ngày27/12/1961 của Hội đồng Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1962.Theo quy định của Điều lệ này đối tượng tham gia BHXH chỉ mới thực hiện ởphạm vi hẹp: toàn thể CNVC nhà nước ở các cơ quan, xí nghiệp, công trường,nông trường, lâm trường, không phân biệt dân tộc, nam, nữ, quốc tịch Việcthực hiện các chế độ BHXH dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động,theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Mức đóng góp BHXH rất thấp, người laođộng không trực tiếp đóng mà được lấy từ Ngân sách nhà nước, nên nguồnthu hạn chế Tổng mức đóng BHXH là 4,7 % tổng quỹ tiền lương, do haingành quản lý: Bộ nội vụ (nay là Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) quản

lý 1 % thông qua hệ thống Ngân sách nhà nước; Tổng Công đoàn Việt Nam(nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) quản lý 3,7 % Qua các giaiđoạn phát triển của đất nước, mức đóng được điều chỉnh phù hợp với chínhsách tiền lương và việc làm, theo Bảng 1.1 sau:

Bảng 1.1 Các mức đóng góp cơ bản qua từng thời kỳ

Trang 26

hành Nghị định số 43/CP ngày 22/6/1994 và Nghị định số 66/CP ngày30/9/1993, quy định tạm thời chế độ BHXH, trong đó nêu rõ quỹ BHXH đượchình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và

có sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nước.Thời kỳ này, đối tượng tham gia BHXHđược mở rộng rất nhiều, không những khu vực nhà nước mà ở các thành phầnkinh tế khu vực ngoài nhà nước, các tổ chức kinh tế có sử dụng từ 10 lao độngtrở lên Tổng mức đóng BHXH giai đoạn này là 20%, trong đó người lao động

là 5% tiền lương, người sử dụng lao động là 15% tổng quỹ tiền lương

Năm 1995, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số12/CP ngày 26/01/1995, sau đó hàng loạt Nghị định của Chính phủ được banhành sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH Đối tượng tham giaBHXH được tiếp tục mở rộng đến cán bộ cấp xã, các thành phần kinh tế, các

tổ chức, đơn vị, cá nhân có thuê mướn và trả công cho người lao động, có sửdụng từ 01 lao động trở lên, tức là quan hệ BHXH được xác lập trên cơ sởquan hệ lao động và tiền lương Tổng mức đóng BHXH vẫn là 20%, nhưng cómột số đối tượng đặc thù chỉ đóng 15%, cụ thể theo Bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2 Mức đóng góp theo nhóm đối tượng

N

Đ 73 /C

N Đ 1 2 1

- Giai đoạn từ 01/01/2007 trở đi

Luật BHXH được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007,đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHXH, phù

Trang 27

hợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam tham gia WTO Mức đóng BHXH là20% được ổn định trong thời gian ngắn đến hết năm 2009, sau đó tăng dần và

ổn định vào năm 2014, nhưng tỷ lệ đóng góp vào các quỹ thành phần củaNLĐ, NSDLĐ có khác so với các quy định trước khi chưa có Luật BHXH Từngày 01/01/2007, NLĐ chỉ đóng góp vào quỹ dài hạn (quỹ hưu trí, tử tuất);NSDLĐ, ngoài việc đóng góp vào quỹ dài hạn trên, còn phải đóng góp vàoquỹ ngắn hạn, chi tiết theo các Bảng 1.3 4 sau:

Bảng 1.3 Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của NSDLĐ và NLĐ

1.1.3.3.Quản lý mức tiền lương và tiền công đóng góp bảo hiểm xã hội

Tiền lương, tiền công do Nhà nước quy định:

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhànước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theongạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niênvượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) Tiền lương này tính trên mứclương tối thiểu chung tại thời điểm đóng

Tiền lương, tiền công do đơn vị quyết định:

Người lao động thực hiện chế độ tiền lương, tiền công do đơn vị quyếtđịnh thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương,tiền công ghi trên HĐLĐ

Người lao động có tiền lương, tiền công tháng ghi trên HĐLĐ bằngngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc được tính bằng

Trang 28

đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyểnđổi bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại

tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm ngày 02tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm

Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước chưa công

bố được thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề

Người lao động là người quản lý doanh nghiệp thì tiền lương, tiềncông tháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương do Điều lệ của công tyquy định

Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mứclương tối thiểu chung hoặc lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng

Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạynghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7%

so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại thìcộng thêm 5%

Mức tiền công, tiền lương BHXH bắt buộc mà cao hơn 20 lần lương tốithiểu chung thì mức tiền công, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng

20 lần lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng BHXH Việt Nam (2011)

Đối với Người tham gia BHXH tự nguyện mức thu nhập làm cơ sở đểtính đóng BHXH được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từngthời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng haimươi tháng lương tối thiểu chung (Điều 100, Luật BHXH)

1.1.3.4 Quản lý các phương thức đóng bảo hiểm xã hội

- Đóng hàng tháng: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vịtrích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền công, tiền lương tháng củanhững NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương, tiền côngtháng đóng BHXH bắt buộc của từng NLĐ theo mức quy định, chuyển cùngmột lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặcKho bạc Nhà nước

Trang 29

- Đóng hàng quý hoặc 6 tháng một lần: Đơn vị là doanh nghiệp thuộcngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương, tiềncông cho NLĐ theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh có thể đóng hàng quý hoặc

6 tháng 1 lần trên cơ sở đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH.Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vàoquỹ BHXH

Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công chongười lao động, sử dụng dưới 10 lao động, có thể đóng hàng quý hoặc 6 thángmột lần trên cơ sở đăng ký với cơ quan BHXH Chậm nhất đến ngày cuốicùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH

Người tham gia BHXH tự nguyện đăng ký với tổ chức BHXH đóngbảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức hằng tháng, hằngquý hoặc 6 tháng một lần Việc thu tiền đóng BHXH được thực hiện vào nửađầu của thời gian ứng với phương thức mà người tham gia BHXH lựa chọn

Đóng theo địa bàn: Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnhnào thì đăng ký tham gia đóng BHXH ở địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơquan BHXH tỉnh Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơicấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh

1.1.3.5 Quản lý thanh tra, kiểm tra thu bảo hiểm xã hội

Trong thực tiễn, công tác kiểm tra, thanh tra là một chức năng thiết yếukhông thể thiếu được trong công tác quản lý nói chung, trong quản lý BHXH

và quản lý thu nói riêng, có thể thấy vai trò của kiểm tra trong biểu thức:

Quản lý = Quyết định + Tổ chức thực hiện + Kiểm tra

Bản chất của công tác kiểm tra BHXH, quản lý thu BHXH là phải xácđịnh và sửa chữa được những sai lệch trong hoạt động của cơ quan BHXH sovới chính sách pháp luật, mục tiêu và kế hoạch vạch ra

Thực tế đã chỉ ra nội dung kiểm tra, thanh tra BHXH, chỉ có thể kiểmtra, thanh tra một số khu vực và một số lĩnh vực quan trọng tác động đến cả

Trang 30

hệ thống hoặc kiểm tra, thanh tra phát sinh đột biến cần phải có thông tinphản hồi phục vụ yêu cầu quản lý.

Các phương thức kiểm tra hoạt động của BHXH gồm có: Kiểm tra củacác cơ quan quyền lực Nhà nước, kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra nhândân (gồm thanh tra nhân dân, kiểm tra của tổ chức đảng, đoàn thể ) Tuỳthuộc vào mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian kiểm tra để có loại hìnhkiểm tra cho phù hợp: theo thời gian thì có loại hình thường xuyên hay địnhkỳ; kiểm tra trước, kiểm tra sau, kiểm tra đột xuất; nếu theo phạm vi tráchnhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra của các cơ quan ngoài hệ thống theoquy định của pháp luật (Tổ chức thanh tra Nhà nước, thanh tra nhân dân,thanh tra lao động ) Nội dung kiểm tra về BHXH thường có kiểm tra vềquản lý thu BHXH, BHYT; kiểm tra chi trả BHXH, BHYT; kiểm tra thựchiện các chế độ BHXH, BHYT; kiểm tra quản lý đối tượng được hưởng cácchế độ BHXH, BHYT; kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính, tài sản

Nội dung kiểm tra quản lý thu BHXH, bao gồm:

- Kiểm tra nguồn hình thành quỹ BHXH:

+ Đóng góp của đối tượng tham gia BHXH bằng 20% so với tổng quỹtiền lương của các đơn vị tham gia BHXH

+ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để chi trả các đối tượng đang hưởngcác chế độ BHXH trước ngày 01/01/1995; đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảothực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ sau ngày ban hành Điều lệ BHXH

+ Tiền lãi, tiền sinh lời từ việc thực hiện phương án bảo toàn, đầu tưtăng trưởng quỹ BHXH

+ Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước

+ Thu từ giá trị tài sản BHXH được đánh giá lại theo quy định củaNhà nước

- Kiểm tra đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định củapháp luật:

Trang 31

+ Danh sách lao động được biên chế hưởng lương từ Ngân sách Nhànước hay hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên hoặc dưới 3 tháng nhưngvẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị.

+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền công tháng của NLĐ

+ Hồ sơ gốc của NLĐ đang lưu tại đơn vị làm việc

+ Hồ sơ pháp nhân của đơn vị trong trường hợp tham gia BHXHlần đầu

- Kiểm tra việc trích tiền lương, tiền công tháng của NLĐ và phần tríchcủa đơn vị đóng BHXH cho NLĐ thông qua chuyển khoản vào hệ thốngNgân hàng hoặc Kho bạc

- Kiểm tra và đối chiếu phần để lại 2% tiền đóng BHXH của đơn vị đểthanh toán các chế độ ngắn hạn cho NLĐ

- Kiểm tra, đối chiếu công nợ BHXH và thực hiện tính lãi, phạt tiền do

vi phạm pháp luật BHXH về đóng BHXH đối với NSDLĐ

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH

1.1.4.1 Các yếu tố khách quan

- Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội

Kinh tế phát triển, chính trị xã hội ổn định đồng nghĩa với việc tốc độphát triển kinh tế ở mức cao, do đó tình hình sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi Vì vậy, chủ doanh nghiệp sẵn sàng thamgia BHXH cho NLĐ để ổn định tình hình sản xuất của doanh nghiệp Theotháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu được bảo hiểm của con người chỉ đượcnghĩ đến khi những nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở được đảm bảo Vì thế, chỉkhi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống cải thiện, chính trị ổn định thì chínhsách BHXH mới phát huy được vai trò to lớn của mình

- Hệ thống pháp luật

Sự điều chỉnh các văn bản, chính sách pháp luật của Nhà nước nhưchính sách về lao động - việc làm, chính sách tiền lương, là một trong những

Trang 32

nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất trong công tác quản lý thu BHXH, đâychính là hành lang pháp lý, là môi trường để cho các doanh nghiệp trong nước

và nước ngoài phát triển kinh doanh thu lợi nhuận; từ đó giúp họ tự giác thựchiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ - đó là tham gia BHXH đầy đủ, đúngquy định Mặt khác, khi NLĐ có thể nắm vững các quy định pháp luật, họ cóthể đòi hỏi quyền lợi cao hơn, chính đáng hơn Tuy nhiên, các hệ thống phápluật, chính sách có liên quan phải được xây dựng đồng nhất, rõ ràng tránh tìnhtrạng chồng chéo gây khó khăn trong công tác quản lý thu BHXH

1.1.4.2 Các yếu tố chủ quan

- Trình độ cán bộ làm công tác quản lý thu

Nhân tố chủ quan tác động đến hiệu quả công tác quản lý thu BHXH đó

là trình độ của đội ngũ cán bộ BHXH Để người dân nói chung, NSDLĐ vàNLĐ nói riêng hiểu về các chính sách BHXH thì cán bộ BHXH phải có trình

độ đại học trở lên, nắm chắc kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thứckhác có liên quan đến ngành BHXH, từ đó mới có thể hướng dẫn, giải đápkhúc mắc kịp thời cho mọi người và quản lý thu BHXH chặt chẽ

hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh thang bảng lương thì mức đóngBHXH cũng tăng lên

- Chính sách lao động việc làm và lực lượng lao động

NLĐ là đối tượng tham gia BHXH, họ là những người trong độ tuổi laođộng, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội và là đối tượng đóng góp

Trang 33

vào nguồn thu của quỹ BHXH Như vậy nếu một quốc gia có dân số “già”tức

là số người trong độ tuổi lao động thấp trên tổng số dân sẽ dẫn đến việc mấtcân đối quỹ BHXH, bởi vì số người tham gia đóng góp ngày càng ít, trong khi

số người hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội

1.2.1 Kinh nghiệm của một địa phương trong nước về quản lý thu BHXH

1.2.1.1 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Bình

Theo báo cáo của BHXH tỉnh: qua khảo sát đầu năm 2016, trên địa bàntỉnh có 4.842 đơn vị đang sử dụng 310.074 lao động, nhưng thực tế mới có3.342 đơn vị với 240.294 lao động đóng BHXH; một số đơn vị nợ đọngBHXH kéo dài với số tiền trên 3 tỷ đồng Kết quả công tác thu BHXH 9 thángnăm 2016 số thu đạt 2.267,7 tỷ đồng đạt 105.7% kế hoạch được giao

Để giải quyết vấn đề này, BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp thực hiện

có hiệu quả, đó là: hàng năm, trên Báo địa phương, Đài Phát thanh & Truyềnhình tỉnh đều có chuyên trang, chuyên mục giải đáp chế độ, chính sáchBHXH, kể cả các Đài Truyền thanh địa phương Trên một số trục đường lớn,khu công nghiệp đều có pa nô, áp phích; in các tài liệu phát tay, các văn bảnhướng dẫn gửi các doanh nghiệp Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Banquản lý khu công nghiệp về việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động Trên

cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và laođộng để có biện pháp tích cực vận động; đồng thời phối hợp với sởLĐTB&XH và LĐLĐ tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấnchỉnh kịp thời các vi phạm; những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử

lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp Đối với nhữngdoanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể sử dụng biện pháp ngừng giao dịch,không giải quyết các quyền lợi mà người lao động được hưởng, nhờ đó màviệc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đượcchấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản được giải quyết

Trang 34

1.2.1.2 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Hải Dương

Tính đến cuối năm 2015, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN trên địabàn tỉnh Hải Dương đã đạt 88% kế hoạch năm với số thu là 1.153 tỷ đồng.Tính đến hết ngày 30 tháng 09 năm 2015, BHXH tỉnh Hải Dương quản lý thu4.911 đơn vị tham gia BHXH, BHYT bắt buộc với 186.056 lao động Côngtác khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH được BHXH tỉnh quan tâm,lao động tham gia BHXH năm 2015 tăng gấp 3 lần năm 1998 với số thu năm

2015 tăng gấp

14 lần năm 1998 Riêng 09 tháng đầu năm 2015 đã khai thác mở rộng được

135 đơn vị với 1.415 lao động tham gia BHXH Hầu hết các đơn vị đã thựchiện khá tốt về thu, nộp BHXH, BHYT, tham gia đầy đủ cho NLĐ Đa số cácdoanh nghiệp chấp hành nghiêm túc quy định về nộp BHXH, cơ bản khôngcòn doanh nghiệp nợ tiền BHXH kéo dài Việc ký kết HĐLĐ và đăng ký tiềnlương đóng BHXH, BHYT cho người lao động đúng với công việc, chức danhnghề đang làm Để có được kết quả trên BHXH tỉnh Hải Dương đã thực hiệnnhiều giải pháp như: Cùng các ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hànhnhiều văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các ngành thực hiện LuậtBHXH; BHXH tỉnh đã chủ động, tích cực tuyên truyền về chế độ chính sáchBHXH, giải đáp kịp thời những vướng mắc của nhân dân về các chế độ chínhsách BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng

1.2.1.3 Kinh nghiệm của BHXH thành phố Hải Phòng

Theo thống kê của BHXH thành phố, trong số hơn 332 tỷ đồng tiền nợbảo hiểm (bao gồm BHXH, BHYT, BHTN) tính đến hết tháng 5-2015 thì cótới 247,971 tỷ đồng là của các đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm từ 3 thángtrở lên Cụ thể: doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ 113,065 tỷ đồng; doanhnghiệp nhà nước nợ 121,827 tỷ đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

nợ 5,039 tỷ đồng; Hành chính sự nghiệp nợ 3,937 tỷ đồng; khối hợp tác xã bợ1,245 tỷ đồng; hội nghề nghiệp, hộ kinh doanh cá thể nợ 1,203 tỷ đồng…

Trang 35

Ngoài ra có thể kể đến một số đơn vị có số tiền nợ lớn, thời gian nợ kéodài (tính đến 31/5/2016), như: Công ty CP Lisemco nợ 31,317 tỷ đồng (tươngđương 34 tháng); Công ty CP Thép Việt Nhật nợ 11,633 tỷ đồng (tươngđương 33 tháng); Công ty TNHH CN Nhôm Thành Long nợ 10,889 tỷ đồng(tương đương 38 tháng); Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng nợ8,7 tỷ đồng (tương đương 36 tháng)…

Từ những con số trên, có thể thấy tình xu hướng nợ đọng bảo hiểmngày càng gia tăng cả về số đơn vị sử dụng lao động và cả tổng số nợ đọng.Đây đang là một vấn đầy sự thách thức đối với ngành bảo hiểm, vậy đâu lànguyên nhân?

Trước hết, thành phố Hải Phòng với đặc trưng là một thành phố Cảngbiển tập trung các ngành: cơ khí, đóng tàu, vận tải đường biển, sản xuất gang,thép, xây dựng, giày dép, may mặc và được Trung ương giao tự cân đốingân sách Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế khủnghoảng kéo dài, đặc biệt là của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam -Vinashin (sau khi tái cơ cấu thành Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy -SBIC) và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam -Vinalines, kéo theo nhiều doanhnghiệp thuộc ngành đóng tàu, vận tải đường thủy và các ngành khác gặpnhiều khó khăn, ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạm đóng mã số thuế,nhiều đơn vị có nguy cơ phá sản và liên tiếp có doanh nghiệp phá sản, bị thuhồi giấy phép kinh doanh

Mấy năm qua, tại thành phố Hải Phòng, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hộităng trưởng chưa đạt yêu cầu đề ra; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mớivẫn giảm cả về số lượng và vốn đăng ký; các cơ chế, chính sách, giải pháptháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả Năm 2013 vànăm 2014, tiền ngân sách nợ các doanh nghiệp thực hiện các dự án, côngtrình của thành phố, nợ lương cán bộ,công chức, viên chức ảnh hưởng trựctiếp đến việc nộp tiền bảo hiểm xã hội của các đơn vị hành chính sự ng hiệp,

Trang 36

doanh nghiệp và tiền đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định.

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên, phần nhiều doanhnghiệp cố tình dây dưa, chậm nộp bảo hiểm để trục lợi Do quy định mức lãisuất chậm đóng BHXH thấp hơn mức lãi suất vay ngân hàng nên doanhnghiệp chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH Mặt khác, chế tài xử

lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT còn nhiều bất cập, như mức xử phạtthấp, thủ tục xử phạt phức tạp, không quy định xử lý hình sự khi chiếm dụngtiền đóng BHXH của người lao động Trong khi đó, cơ quan BHXH không cóchức năng thanh tra, xử phạt vi phạm BHXH, do đó khi kiểm tra, phát hiệncác đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT chỉ nhắcnhở đề nghị doanh nghiệp chấp hành, sau đó phản ánh với các cơ quan chứcnăng khác để xử lý

Chính vì vậy: Giám đốc BHXH Hải Phòng, Ông Nguyễn Ngọc Toancho rằng, nợ bảo hiểm xã hội đang là vấn đề khá “nóng” Hệ thống BHXHcác cấp đã triển khai nhiều biện pháp để thu nợ, kể cả việc khởi kiện doanhnghiệp ra tòa, song thực thế vẫn còn không ít doanh nghiệp tiếp tục có nhữngbiểu hiện chây ỳ trong việc đóng bảo hiểm xã hội Cho nên, để đạt hiệu quảhơn trong việc phòng chống nợ đọng bảo hiểm, ngoài sự nỗ lực của BHXHthành phố, cần lắm sự phối hợp của các cơ quan chức năng, đặc biệt phíadoanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn hơn đối với việc đảm bảo quyền lợicho người lao động Song song với đó, ngành bảo hiểm phối hợp với các cơquan có thẩm quyền đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị

nợ đọng BHXH Trong năm 2014, cơ quan BHXH đã phối hợp với Thanh traChính phủ, Thanh tra thành phố, Công an thành phố, Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội thành phố và tự thành lập đoàn kiểm tra tiến hành thanh kiểmtra 453 đơn vị Bên cạnh các hoạt động thanh kiểm tra, BHXH còn thể hiệnđược vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền đối với việc thực hiện các

Trang 37

luật bảo hiểm Trong đó, tham mưu với UBND thành phố ban hành các vănbản chỉ đạo các sở, ngành có liên quan và đơn vị, doanh nghiệp tăng cườngthực hiện nghiêm Luật BHXH, Luật BHYT Tham mưu cho thành phố chỉđạo các quận, thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành: Phòng Lao động

- Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động quận, thành phố và BHXHquận, thành phố kiểm tra và đôn đốc thu nợ tại các đơn vị nợ đọng và pháttriển lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Đối với các quận,thành phố ngân sách nợ chưa thanh toán hết, BHXH thành phố có văn bảnđôn đốc gửi bí thư, chủ tịch UBND quận, thành phố để chỉ đạo các phòng cóliên quan thực hiện chuyển tiền Chính vì vậy tình trạng nợ đọng BHXH cơbản được giải quyết

1.2.2.4.Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Bắc Ninh

Năm 2011 tỉnh Bắc Ninh có hơn 117.400 người tham gia BHXH bắtbuộc Việc giải quyết các chế độ trợ cấp và trả lương hưu cho đối tượng thụhưởng BHXH được kịp thời Số người tham gia và thụ hưởng BHXH ngàycàng tăng

Tuy nhiên việc thực hiện Luật BHXH ở một số tổ chức trên địa bàntỉnh chưa nghiêm Tình trạng vi phạm Luật BHXH khá phổ biến với tínhchất ngày càng tinh vi và phức tạp, như: Trốn đóng, chiếm dụng tiềnBHXH kéo dài, đóng không đủ số người thuộc diện phải đóng, chia nhỏmức lương của người lao động để tiền lương giảm xuống thấp hơn nhiều sovới mức lương thực tế làm căn cứ đóng BHXH là thực trạng đang diễn ra

ở một số DNNQD và một số DN nhà nước sau khi cổ phần hóa Tính đếnngày 31 tháng 11 năm 2011 số tiền nợ BHXH trên toàn tỉnh là 90 tỷ đồng,chiếm 11,54% kế hoạch giao Trong đó số đơn vị BHXH từ 3 tháng trở lên

có 373 đơn vị, với số tiền nợ là 59 tỷ đồng, chiếm 7,53 % kế hoạch Một sốđơn vị nợ BHXH kéo dài làm ảnh hưởng đến công tác thu và quyền lợi củangười lao động

Trang 38

Để giải quyết vấn đề trên BHXH tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra nhiều biệnpháp thực hiện đó là: Phối hợp với Đài truyền hình Bắc Ninh, Báo Bắc Ninh,tuyên truyền chính sách đến người dân; Phối hợp với Sở Lao động Thươngbinh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu từ, Sở Côngthương, Cục Thuế tỉnh để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với BHXH tỉnh Phú Thọ

Trên cơ sở các kinh nghiệm về quản lý thu BHXH của một số địaphương nước ta có thể rút ta một số bài học kinh nghiệm về quản lý thuBHXH đối với BHXH tỉnh Phú Thọ đó là:

- Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phươngtrong công tác BHXH Thực hiện phương châm cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chínhquyền tổ chức thực hiện, cơ quan BHXH làm tham mưu, có sự phối hợp đồng

bộ của các cơ quan hữu trách, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong công tácBHXH mà trọng tâm là khắc phục nợ tồn đọng BHXH và phát triển đối tượngtham gia BHXH

- Công tác dự báo phải đi trước một bước để có những căn cứ khoa học,

số liệu sát thực, nhằm xây dựng kế hoạch phát triển nguồn thu một cách vữngchắc, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài Đồng thời thường xuyên

có sự điều chỉnh để có dự báo sát với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế-xãhội của địa phương, nhằm đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời, không bỏ sótnguồn thu

- Cơ quan BHXH phải chủ động các biện pháp công tác, đặc biệt coitrọng năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thu, làm cho đốitượng tham gia BHXH tin tưởng, phấn khởi và yên tâm khi tham gia BHXH,biến quá trình nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện

Trang 39

- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành trong việc thanh tra, kiểmtra, xử lý vi phạm về đóng BHXH; phương châm là đề cao công tác thông tin,tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý viphạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố

ra Toà án để răn đe, giáo dục chung

Trang 40

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời cáccâu hỏi sau:

- Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọthực hiện như thể nào?

- Những nhân tố nào tác động đến công tác quản lý thu BHXH tạiBHXH tỉnh Phú Thọ

- Cần thực hiện những giải pháp nào nhằm tăng cường công tác quản lýthu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Thông tin thứ cấp

Thông tin, tư liệu thứ cấp là những thông tin đã có sẵn, được các cơquan, đơn vị tổng hợp từ trước và đã được công bố Luận văn này sử dụngphương pháp thu thập thông tin thứ cấp Trong luận văn thông tin thứ cấp baogồm các thông tin về số doanh nghiệp, số lao động, số NLĐ tham gia BHXH,

số thu BHXH Thông qua các sách, tạp chí, niên giám Thống kê, các báo cáotổng kết của cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ, mạng Internets Số liệu thứ cấpđược sử dụng trong luận văn này còn bao gồm: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xãhội của tỉnh Phú Thọ, tình hình thu BHXH trong giai đoạn 2015-2017 theo dựtoán và số thực thu được thu thập từ các đơn vị như UBND tỉnh Phú Thọ,BHXH tỉnh Phú Thọ, Chi cục Thống kê tỉnh Phú Thọ

2.2.1.2 Thông tin sơ cấp

Phương pháp chọn mẫu điều tra:

+ Đối tượng điều tra: Cán bộ, nhân viên đang làm việc tại BHXH tỉnhPhú Thọ

Ngày đăng: 09/01/2019, 19:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2001
22. Quốc hội (2001), Luật kinh doanh Bảo hiểm, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật kinh doanh Bảo hiểm
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trịquốc gia
Năm: 2001
12. Chính phủ (2000), Nghị định số 12/2000/ NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ Khác
14. Hội đồng Bộ trưởng (1998), Quyết định số 40/HĐBT ngày 16 tháng 3 năm 1998 về việc sửa đổi tỷ lệ tính nộp kinh phí BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý Khác
15. Hội đồng Chính phủ (1962), Nghị định số 39/CP ngày 23 tháng 3 năm 1962 quy định nội dung thu chi quỹ BHXH Khác
16. Hội đồng Chính phủ (1994), Quyết định số 62/CP ngày 10 tháng 4 năm 1994 về việc tính nộp một phần quỹ BHXH giao cho Bộ Nội vụ quản lý Khác
17. Liên bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (1998), Thông tư liên bộ số 11/TT-LB ngày 9 tháng 6 năm 1998 hướng dẫn thu nộp BHXH do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý Khác
18. Liên bộ Tài chính - Lao động-Thương binh và Xã hội (1989), Thông tư liên bộ số 22/TT-LB ngày 16 tháng 6 năm 1989 sửa đổi phưng pháp nộp BHXH do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội Khác
19. Liên bộ Tài chính - Lao động- Thương binh và Xã hội (1994), Thông tư liên bộ số 19 ngày 7 tháng 3 năm 1994 hướng dẫn tạm thời về thu quỹ 15% BHXH do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý Khác
20. Liên bộ Tài chính - Lao động-Thương binh và Xã hội (1990), Thông tư liên bộ số 29/TT-LB ngày 25 tháng 7 năm 1990 hướng dẫn việc cấp phát và quản lý các khoản lương hưu, trợ cấp thương binh- xã hội Khác
23. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 606/TTg ngày 29/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam Khác
24. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2001 về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia BHXH Khác
25. Tổng Công Đoàn Việt Nam (1962), Quyết định số 364 ngày 02/04/1962 về nguyên tắc quản lý và chi tiết về nội dung thu, chi quỹ Bảo hiểm xã hội Nhà nước Khác
26. Tổng Công đoàn Việt Nam (1962), Quy định số 364/QĐ ngày 2 tháng 4 năm 1962 về nguyên tắc quản lý và chi tiết về nội dung thu chi quỹ BHXH Nhà nước Khác
28. Chính phủ (2002), Quyết định 100/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2002 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Khác
29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 Khác
30. Chính phủ (2006), Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH Khác
31. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007),Thông tư 03/2007/TT- BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w