Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Nêu được sự phân hoá về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống.. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh GV hỏi: Phân biệt hình thức cảm ứ
Trang 1A - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT Bài 27 CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo)
o0o
-I Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Nêu được sự phân hoá về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống
- Trình bày được sự ưu việt trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
Nội dung trọng tâm: Sự ưu việt trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống.
II Chuẩn bị
- Phương pháp:
o Phương pháp chính: giảng giải và thảo luận
o Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp
- Phương tiện dạy học:
o Hình 26.1/trang 108, hình 26.2/trang 109, 27.1/trang 111, hình 27.2/trang 112 – sách giáo khoa
o Có thể sử dụng máy chiếu qua đầu hoặc projector và computer
o Phiếu học tập:
SO SÁNH PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Khái niệm
Tính chất
Trung khu TKTƯ điều khiển
Ý nghĩa
III Nội dung và tiến trình lên lớp:
1 Kiểm tra bài cũ: <5 phút>.
Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, vệ sinh
GV hỏi: Phân biệt hình thức cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
HS1: trả lời
HS2: nhận xét và bổ sung
GV: nhận xét và đánh giá
2 Vào bài mới:
a Mở bài: <3 phút>
Giáo viên: treo hình 26.1, hình 26.2 và hình 27.1 phóng to lên bảng yêu cầu học sinh
quan sát hình để nhận xét hướng tiến hoá về cấu tạo hệ thần kinh của giới động vật
Học sinh: quan sát hình và trả lời.
Yêu cầu học sinh nêu được: hướng tiến hoá về cấu tạo hệ thần kinh của giới động vật là từ
hệ thần kinh dạng lưới hệ thần kinh dạng chuỗi hệ thần kinh dạng hạch hệ thần kinh dạng ống
Giáo viên thông tin: chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh cũng như khả năng
cảm ứng của các nhóm động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch ở bài 26 hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh dạng ống và khả năng cảm ứng của nhóm
động vật có hệ thần kinh dạng ống ở bài 27 này vào bài mới.
b Tiến trình dạy học: <30 phút>
* Hoạt động 1 3 Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng
Trang 2GV: yêu cầu HS quan sát hình 26.1 điền tên các
bộ phận của HTK ống vào các ô trống trên sơ
đồ
HS: từng học sinh quan sát hình và hoàn thành
yêu cầu của giáo viên trong vòng 1 phút
GV hỏi:
(?) Từ đó cho biết hệ thần kinh dạng ống có cấu
trúc như thế nào?
HS: bằng nhận xét của bản thân qua hoạt động
trên kết hợp với việc tham khảo thông tin trong
sách giáo khoa để trả lời
GV: nhận xét và bổ sung hoàn thiện kết luận.
* Hoạt động 2
Cho HS quan sát hình 26.2 và trả lời câu hỏi
hoạt động của hệ thần kinh hình ống khác hệ
thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch nh thế
nào?
Có những loại phản xạ nào?
Bài tập 1
- Kim đâm ngón tay co lại Em hãy giải thích
phản ứng đó
- Cung phản xạ gồm có những bộ phận nào?
* Bài tập 2
- Bạn đang đi, gặp con rắn ngay trước mặt:
+ Bạn có thể sẽ phản ứng như thế nào (?)
+ Cho biết:
Bộ phận tiếp nhận kích thích (?)
Bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành
động (?)
Bộ phận thực hiện (?)
- Là loại phản xạ có điều kiện hay không có điều
kiện?
HS: thảo luận nhóm trong vòng 5 phút
HS: cử đại diện trình bày ý kiến và tham gia
thảo luận trước lớp
HS: Các nhóm khác phát biểu ý kiến của mình
(có thể minh hoạ bằng sơ đồ phản ứng)
GV: lắng nghe, tham gia ý kiến thảo luận (nếu
có), nhận xét và kết luận kết quả
ống
a Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống
* TK tập trung = ống (phía lưng)
* Cấu trúc gồm:
+ Thần kinh trung ương: Gồm Não (gồm 5 phần)
và tuỷ sống + Thần kinh ngoại biên: Dây thần kinh và hạch thần kinh
b Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
* Theo nguyên tắc phản xạ (giúp động vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển)
* Qua cung phản xạ
* 2 loại:
- Phản xạ đơn giản (ví dụ )
- Phản xạ phức tạp (ví dụ ) Cung phản xạ có 5 bộ phận:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hay cơ quan thụ cảm)
- Đường truyền về trung ương thần kinh (dây thần kinh hướng tâm hay dây thần kinh cảm giác)
- Xử lý thông tin (Trung ương thần kinh: não bộ
và tuỷ sống)
- Đường truyền ra bộ phận thực hiện (dây thần kinh li tâm hay dây thần kinh vận động)
- Bộ phận thực hiện (cơ, tuyến, …)
Trang 3* Hoạt động 3
GV: phát phiếu học tập cho HS yêu cầu học
sinh so sánh phản xạ KĐK và CĐK
Phiếu học tập
SO SÁNH PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
VÀ PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN
Khái niệm
Tính chất
Trung khu
TKTƯ điều
khiển
Ý nghĩa
Kết luận:
* Động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể thực hiện cả các phản xạ đơn giản và các phản xạ phức tạp (ví dụ )
* Nhờ đó mà động vật thích nghi hơn với môi trường sống luôn luôn thay đổi
3 Củng cố và dặn dò: <7 phút>
- Củng cố:
GV: yêu cầu học sinh dựa vào phiếu học tập ở bài 26 để so sánh đặc điểm tổ chức thần kinh và hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật?
HS : trình bày ý kiến của bản thân
Nhóm động vật Đặc điểm tổ chức thần kinh Hình thức cảm ứng Ưu điểm - nhược điểm
Động vật nguyên
sinh Chưa có tổ chức TK Co rút chất nguyên sinh phản ứng chậm thiếu chính xác
Ruột khoang Các tế bào TK nằm rải rác trong cơ thể (hệ TK
lới)
Phản ứng toàn thân Thiếu chính xác, tiêu tốn
nhiều năng lợng
Động vật đối
xứng 2 bên Hệ TK chuỗi hạch Phản ứng theo vùng
Tiết kiệm năng lợng và chính xác hơn
Động vật có
HTK hình ống Hệ TK ống Phản xạ
Phản ứng nhanh, chính xác
GV (nếu còn thời gian thì tiến hành tại lớp): yêu cầu học sinh làm bài tập sau: SO SÁNH ĐẶC TÍNH CẢM ỨNG CỦA ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT bằng cách hoàn thành nội dung vào bảng sau:
Tác nhân kích thích Môi trường ngoài hoặc trong Môi trường ngoài hoặc trong
Bộ phận thu nhận kích
thích
Chưa có cơ quan chuyên trách
do TB các cơ quan sinh dưỡng
rễ, thân lá trực tiếp thu nhận.
Hình thành cơ quan chuyên trách ( ) hoặc TB chuyên trách ( )
Trang 4Cơ chế truyền thông tin Hoá học Hoá học và lan truyền điện
Bộ phận phân tích và
tổng hợp thông tin
Chưa có cơ quan chuyên trách.
(rễ, thân, lá, hoa - đảm nhận) Có cơ quan chuyên trách
Cơ quan trả lời kích
thích
Chưa có – thân, lá, hoa đảm nhận)
Có cơ quan chuyên trách
( cơ, tuyến )
Đặc điểm Chậm, khó thấy Nhanh, dễ thấy Ý nghĩa SV thích nghi SV thích nghi Đáp án phiếu học tập SO SÁNH PHẢN XẠ KĐK VÀ CĐK Tiêu chí Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Khái niệm Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích môi trường dới tác dụng của tác nhân kích thích KĐK Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích môi trường dới tác dụng của tác nhân kích thích CĐK kết hợp với kích thích KĐK Tính chất Bền vững, bẩm sinh, di truyền, mang tính chủng loại, số lượng hạn chế Không di truyền, không bền vững, mang tính cá thể, số lượng không hạn định TKTƯ điều khiển Trụ não, tuỷ sống Có sự tham gia của võ não Ý nghĩa Hình thành tập tính, bản năng Hình thành tập tính, thói quen - Dặn dò: HS về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK, ghi nhớ nội dung tóm tắt phần in nghiêng trong khung ở cuối bài và đọc thêm phần “em có biết – loài nào khôn hơn?”
4 Rút kinh nghiệm