- Trình bày được các hình thức cảm ứng ở động vật liên quan đến mức độ cấu trúc ủa tổ chức thần kinh.. Đặt vấn đề: Đời sống của động vật đa dạng và phong phú hơn ở thực vật , làm thế nào
Trang 1CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
- Phân biệt được cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật
- Trình bày được các hình thức cảm ứng ở động vật liên quan đến mức độ cấu trúc ủa tổ chức thần kinh
- Phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện và ý nghĩa của chúng trong đời sống động vật
2 Kỹ năng
- Phát triển năng lực phân tích và vận dụng trong thực tiển đời sống
- Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp và làm việc độc lập với SGK
3 Thái độ:
- Quan tâm đến các hiện tượng ở động vật
4 Tư duy:
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên trên cơ sở hiểu biết về tính cảm ứng ở động vật
II PHƯƠNG PHÁP
- Học sinh tìm tòi, nghiên cứu, quan sát đê rút ra kết luận kết hợp với giảng giải, vấn đáp của GV,
và thảo luận nhóm
III CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
GV: - Các hình vẽ trong 26.1 SGK phóng to.
HS: - Nghiên cứu trước bài ở nhà
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1 Ổn định: kiểm tra nề nếp và sỉ số.
2 Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra bài cũ, GV kiểm tra bài thu hoạch thực hành của học sinh
3 Bài mới
a Đặt vấn đề:
Đời sống của động vật đa dạng và phong phú hơn ở thực vật , làm thế nào để động vật có thể thích ứng với đơì sống đa dạng và phong phú đó?
b Bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về cảm ứng
ở động vật.
GV: Cho hoạt động nhóm để nêu nên sự khác
nhau giữa cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở
động vật như thế nào?
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ, ghi nhận và trả
lời:
- Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm
- Cảm ứng ở động vật thường diễn ra nhanh
GV: Vậy cảm ứng ở động vật là như thế nào?
HS: - Đều là sự cảm nhận tác động kích thích
đó
- Đều giúp cho sinh vật tồn tài và phát
I Khái niệm cảm ứng ở động vật
1 Khái niệm
Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại kích thích của môi trường (trong và ngoài cơ thể) đảm bảo cho cơ thể sinh vật tồn tại và phát triển
VD: - Khi kích thích cơ bắp → cơ co
- Trời nóng toát mồ hôi
2 Phân biệt
Tiết: 27
Trang 2GV: Nhận xét và bổ sung Hãy cho ví dụ về
cảm ứng ở động vật?
HS: Trời nóng toát mồ hôi, trời lạnh → run,
nổi da gà
GV: Hãy so sánh cảm ứng ở động vật với cảm
ứng ở thực vật?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời
GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung cho hoàn
chỉnh
* Liên hệ:
- Các yếu tố môi trương sống tác động trực
tiếp lên hoạt động sống của động vật, có thể
tích cực, có thể tiêu cực
- Có ý thức giữ cho môi trường sống được ổn
định, đảm bảo sự phát triển bình thường của
động vật, đảm bảo độ đa dạng sinh học, giữ
cân bằng sinh thái
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cảm ứng ở các
nhóm động vật khác nhau.
GV: Yêu cầu HS và cho thảo luận nhóm:
Dựa vào những kiến thức đã biết và quan sát
hình 26.1, trình bày sự tiến hóa của tổ chức
thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau
HS: Tìm hiểu sự tiến hóa của tổ chức thần
kinh ở các nhóm động vật khác nhau, ghi
nhận và đại diện trả lời
Các nhóm dựa vào hình 26.1 trong SGK và
những hiểu biết đã có để tìm hiểu quần thể
phát triển tiến hóa ở nhóm động vật thông qua
sự tiến hóa của tổ chức thần kinh
* GV phát vấn HS:
1 Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần
kinh diễn ra như thế nào?
HS: Cơ thể phản ứng lại kích thích bằng sự
chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh
2 Vì sao ở dạng thần kinh lưới, cơ thể phản
ứng nhanh nhưng chưa hoàn toàn chính xác?
HS: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận
xét: Vì khi bị kích thích ở bất kì điểm nào của
cơ thể cũng gây ra phản ứng toàn phân, chính
vì vậy phản ứng diễn ra nhanh nhưng không
biết chính xác là kích thích ở chỗ nào
3 Vai trò của hạch não?
HS: Hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác
quan và điều khiển các hoạt động phức tạp
- Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm
- Cảm ứng ở động vật thường diễn ra nhanh, mức
độ chính xác của phản ứng tùy thuộc vào mức độ
tổ chức hệ thần kinh
3 Kết luận
Cảm ứng ở động vật phong phú hơn về hình thức
và diễn ra nhanh hơn so với cảm ứng của thực vật
II Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau
1 Ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
- Cơ thể phản ứng lại kích thích bằng sự chuyển
trạng thái co rút của chất nguyên sinh
- Hình thức cảm ứng này được gọi là hướng động Chúng chuyển động hướng tới các kích thích có lợi (hướng động dương) hoặc tránh xa các kích thích có hại (hướng động âm)
2 Ở động vật có tổ chức thần kinh
Sự phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác hơn tùy thuộc vào mức độ tiến hóa của
tổ chức thần kinh
a Dạng thần kinh lưới (ruột khoang):
- Tổ chức thần kinh bao gồm các tế bào cảm giác
và tế bào thần kinh Các tế bào thần kinh có nhánh liên hệ với các tế bào mô bì cơ và các tế bào gai
- Khi tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh → tế bào mô bì cơ (hay tế
Trang 3của cơ thể chính xác hơn.
GV: Nhận xét và bổ sung thêm cho hoàn
chỉnh
GV: Dạng thần kinh lưới, chuỗi hạch xuất
hiện ở những nhóm động vật nào?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời:
- Dạng thần kinh lưới: các động vật thuộc
ngành ruột khoang
- Dạng thần kinh chuỗi hạch: động vật thuộc
các ngành giun, thân mềm, giáp xác, sâu bọ
-động vật không xương sống
GV: Nhận xét và bổ sung
bào gai) cơ thể co lại để tránh kích thích hay phóng gai vào con mồi
Phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa chính xác
b Dạng thần kinh chuỗi hạch:
- Ở động vật có đối xứng hai bên, cơ thể phân hóa thành đầu – đuôi, hệ thần kinh tập trung thành hệ thần kinh chuỗi, có não ở đầu từ đó phát đi hai chuỗi hạch bụng hay các dây thần kinh chạy dọc
cơ thể
Cơ thể đã có phản ứng định khu nhưng chưa hoàn toàn chính xác (Động vật thuộc các ngành giun)
- Dạng thần kinh hạch (thân mềm, giáp xác, sâu
bọ - động vật không xương sống) có tổ chức cao,
có dạng thần kinh hạch trong đó hạch não phát triển và phân hóa
4 Củng cố
- Cho HS đọc phần kết luận chung ở cuối bài và mục em có biết trang 104 SGK
- Sử dụng các câu hỏi cuối bài để củng cố
- Khi ta chạm vào con giun đất thì nó co rút lại hay bò sang hướng khác Giun đất có dạng thần kinh gì? Cảm ứng ở nó diễn ra như thế nào?
5 Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Xem trước bài mới, tìm hiểu các kiến thức và ví dụ chứng minh các phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
- Hoàn thành phiếu học tập sau:
Chưa có tổ chức thần kinh
Dạng thần kinh lưới
Dạng thần kinh chuỗi hạch
Dạng thần kinh ống