1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chất thơ trong văn xuôi

8 2,8K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 31,12 KB

Nội dung

Chất thơ có tác dụng nối kết hiện thực, thể hiện ở việc ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong trẻo, cách miêu tả cuộc sống, nhân vật giàu màu sắc đường nét, ngôn ngữ chắt lọc tạo hình, giàu nhạc

Trang 1

Chất thơ trong một đoạn văn của “Vợ nhăt”

Truyện ngắn “Vợ nhặt” in trong cuốn “Con chó xấu xí” (1962) là một thành công đặc sắc của nhà văn Kim Lân Tác phẩm thành công bởi việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ,

éo le; cách miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc Tuy nhiên bên cạnh những giá trị đó, “Vợ Nhặt” còn là tác phẩm văn xuôi mang “chất thơ

"Chất thơ” là một phẩm chất cơ bản trong sáng tạo văn chương nghệ thuật Đặc biệt trong các tác phẩm văn xuôi, chất thơ đem đến cho tác phẩm những màu sắc hết sức đặc biệt Nói như Pautopxki: “ Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi nếu không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả” Chất thơ có tác dụng nối kết hiện thực, thể hiện ở việc ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong trẻo, cách miêu tả cuộc sống, nhân vật giàu màu sắc đường nét, ngôn ngữ chắt lọc tạo hình, giàu nhạc điệu…Chất thơ trong tác phẩm văn xuôi còn là sức truyền cảm, cảm hóa lớn_là tiếng lòng của tác giả tìm đến sự vận động trong tâm hồn bạn đọc bằng niềm tin yêu cuộc sống Chúng ta dễ dàng nhận thấy những tác phẩm văn xuôi tiêu biểu mang đậm chất thơ như: “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí, truyện ngắn của Nguyễn Tuân…Và một trong số đó là “ Vợ nhặt” của Kim Lân

Chất thơ trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” thể hiện ở bài ca sự sống: Ngay bên bờ vực thẳm, trên cái nền bi thảm của nạn đói năm 45, giữa ranh giới của sự sống và cái chết, con người vẫn tin yêu, khát khao hạnh phúc, hướng tới tương lai Chất thơ còn toát ra từ ngôn ngữ sinh hoạt hết sức đời thường Những câu hát ví von hò hẹn, giản dị vô cùng mà vẫn ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc:

“ Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì…”

Tuy nhiên ở phạm vi bài viết này, tôi không đề cập đến toàn bộ chất thơ trong “ Vợ nhặt” mà chỉ

đề cập đến chất thơ được kết tinh trọn vẹn, sâu sắc trong một đoạn văn ngắn Điều đó càng thể hiện tài năng nghệ thuật của Kim Lân Đó là đoạn văn ở cuối tác phẩm Nó nói về thời điểm sáng hôm sau khi Tràng có vợ Anh cu Tràng xấu xí, thô kệch bỗng nhiên “ nhặt” được vợ chỉ nhờ bốn bát bánh đúc và giữa khung cảnh “ tối sầm vì đói khát”, “ bóng người đói đi lại lặng lẽ dật

dờ như những bóng ma’ Nhưng sự kiện Tràng có vợ đã đem đến sự thay đổi cho cả xóm ngụ cư, cho chính Tràng, người vợ nhặt và cả bà cụ Tứ Sự thay đổi ấy đã được nhà văn Kim Lân khắc họa trong đoạn văn rất ngắn:

“Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía, cảm động Bỗng nhiên hắn thấy hắn yêu thương gắn bó với cái nhà hắn một cách lạ lùng Hắn đã có một gia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng Một niềm vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người Hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì đó để dự phần tu sửa lại căn nhà”

Một bức tranh về cuộc sống gia đình hiện ra, giản dị đời thường mà ấm áp Chất thơ thể hiện trong chính bức tranh khung cảnh gia đình ấy, ở sự thay đổi trong tâm hồn, ý thức các nhân vật Trước hết đó là hình ảnh của bà cụ Tứ Khi thấy con trai mình có vợ trong tình cảnh “người chết đói đầy đường”, người mẹ không khỏi vừa mừng vừa lo: “ Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không?” Nhưng trên hết vẫn là tấm lòng nhân hậu yêu thương: “ Thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng” Và ở đây nhà văn Kim Lân đã khắc họa hình ảnh người mẹ ấy bằng những nét vẽ rất chân thực: “ Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy lại những búi cỏ mọc nham nhở” Câu văn ghi lại hình ảnh người mẹ già nghèo khổ Lưng mẹ đã còng, mẹ làm việc không còn nhanh nhẹn nữa Nhưng đó chưa phải là điều Kim Lân muốn nói Sâu xa hơn đó là sự thay đổi trong tâm hồn, ý thức người mẹ Động từ “ lúi húi” diễn

tả sự cần mẫn, kì khu của người mẹ, khác hẳn với dáng “lẩm nhẩm tính toán” ở đầu truyện Ta bỗng nhận ra một điều hết sức đơn giản_những búi cỏ kia đã mọc ở đó lâu rồi nhưng chưa được một bàn tay dọn dẹp Đó là hiện thân của sự tạm bợ, bề bộn, nghèo nàn Mẹ đang “lúi húi giẫy cỏ” như muốn xóa hết những gì u tối của cuộc đời cũ, muốn thay đổi tất cả để chào đón cuộc sống mới tươi đẹp hơn Có kì lạ không khi chính bà mẹ già này lại luôn là người nói về hi vọng,

về tương lai nhiều nhất “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, “ có ra thì con cháu chúng mày về sau”

Trang 2

Còn người vợ Tràng thì sao? “ Vợ hắn đang quét lại cái sân Tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất” Câu văn cho thấy ý thức trách nhiệm và bổn phận của chị về cuộc sống gia đình Chị đã ý thức về chức phận của người vợ Hành động này khác hẳn với dáng vẻ của chị trước đó khi vừa trở thành “vợ nhặt” của anh cu Tràng Chị không còn dáng vẻ “bần thần”, “rụt rè”, “ngồi mớm ở mép giường” Kim Lân rất tinh tế Ông nói “quét lại cái sân” chứ không phải

“quét sân” Chị quét lại cái sân như muốn đẩy hết đi những cái gì khốn khó, rác rưởi, cùng một ước muốn thay đổi cuộc đời “ Tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất” Âm thanh rất đời thường mà khỏe khoắn Trong truyện ngắn “Vợ nhăt” vang lên nhiều âm thanh Âm thanh của

“tiếng quạ kêu lên từng hồi thê thiết”, “ tiếng ai hờ khóc tỉ tê” Có thể nói bao trùm là âm thanh của sự chết chóc, ảm đạm Nhưng “ sàn sạt” là thanh âm khỏe khoắn của sự sống Sự sống và hạnh phúc gia đình như đang nảy mầm trên cái nền của sự chết chóc Ta thấy người vợ hiện lên qua đoạn văn là một người phụ nữ lam làm, đầy lòng tin yêu Có một chi tiết ở cuối tác phẩm mà chúng ta không thể quên Đó là khi chị bưng bát chè cám mà bà mẹ chồng đưa cho: “ hai con mắt tối sầm lại” rồi “ điềm nhiên và vào miệng” Chị đã không nỡ làm mất đi niềm vui của bà

mẹ tội nghiệp già nua Và cũng chính chị đã đem đến ý thức về cuộc sống cho Tràng, thức dậy hình ảnh “ lá cờ đỏ sao vàng và đoàn người phá kho thóc Nhật’ trong óc Tràng Người vợ nhặt

đã đem đến một luồng gió tươi mới cho cuộc sống tối tăm ngay bên bờ vực thẳm của cái

chết

Tất cả những cảnh tượng trên đã gây cho Tràng một sự xúc động thấm thía “ Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu và gắn bó với cái nhà của hắn một cách lạ lùng” “ Bỗng”_đó là sự bừng tỉnh của nhận thức Bởi trước đó, Tràng là một chàng trai chưa vợ_ “một gã trai ế vợ thường kì”, “một công trình đẽo gọt sơ sài của hóa công” Trước đó Tràng vẫn sống trong bề bộn: “sống áo vứt lung tung trên giường”, “quần áo vắt khươm mươi niên” Trước đó Tràng vẫn chưa tin mình có vợ: “ ra mình đã có vợ rồi đấy ư?” Thì nay việc có vợ đem đến cho Tràng sự thay đổi Trong phút chốc Tràng “ quên hết cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói, cái rét ghê gớm đang đe dọa” Tràng thấy yêu thương, gắn bó với gia đình: “ Hắn đã có một gia đình Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng” Có thể nói chưa ở đâu như ở đây ta bắt gặp những suy nghĩ cảm động về cuộc sống gia đình như vậy Tràng

đã có ý thức về cuộc sống, hướng về tương lai tốt đẹp “ Cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy”_suy nghĩ rất bình thường, đơn giản nhưng trong bối cảnh “ người chết đói đầy đường” thì đây là suy nghĩ không nhỏ bé, bình thường Đó là sự mong muốn vượt thoát khỏi cái đói, cái chết Suy nghĩ

đã thúc giục hành động “ Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì đó để góp phần tu sửa căn nhà” “ Xăm xăm” là cái hồ hởi, cái hăm hở, cái bước chân chứa đựng đầy nhiệt tình Nó khác hẳn dáng “ ngật ngưỡng”, “ đầu chúi về phía trước” của Tràng ở đầu tác phẩm Đoạn văn đã cho thấy ý thức về bổn phận của Tràng Đây là cơ sở quan trọng dẫn đến ý thức về số phận Chi tiết “ lá cờ đỏ sao vàng năm cánh” cuối tác phẩm như tín hiệu đổi đời Nó không phải là ước mơ viển vông mà có cơ sở từ trong hiện thực đời sống, đảm bảo trong sự phát triển logich của tính cách nhân vật

Như vậy nhìn chung chỉ qua một đêm sau khi Tràng có vợ, cả ba nhân vật chính đã có sự thay đổi kì diệu Trong đoạn văn tác giả sử dụng nhiều động từ miêu tả hành động gắn với mỗi nhân vật Bà mẹ thì “ lúi húi”, cô con dâu “quét lại chiếc sân”, tiếng chổi kêu “ sàn sạt”, Tràng thì “ xăm xăm” Điều đó mang đến sự đối lập giữa bức tranh tả cảnh sớm mai với những bức tranh tả cảnh trước đó; đối lập với khung cảnh buổi chiều ảm đạm khi Tràng đưa vợ về nhà: “ Ngã tư xóm chợ về chiều càng xơ xác, heo hút Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt Hai bên dãy phố úp xúp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa.” Con người ở đây chủ động làm việc để thay đổi cuộc đời chứ không ngồi “ ủ rũ” Ở đây là ánh sáng chứ không phải là bóng tối

Âm thanh của sự sống đang hiện hình chứ không phải là âm thanh của sự chết chóc Thể hiện được điều đó, Kim Lân đã đem đến một luồng gió mới cho tác phẩm Và chất thơ trong truyện ngắn cũng tỏa ra từ đó Quả thật, đoạn văn ngắn song tư tưởng không nhỏ Nó như bài ca về sự sống bất diệt Như nhận xét của ai đó: “ Lối viết văn dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng mà vẫn ánh lên chất hào hoa Kinh Bắc Dù rằng cuộc sống có bi thảm đến đâu thì cái cội nguồn nhân bản lưu giữ trong nhân dân vẫn bất diệt, rằng con người không có khao khát chính đáng nào hơn là khát khao được sống như một con người, được nên người” Người đọc tìm thấy một niềm tin yêu vào hạnh phúc cuộc sống con người Đó là bức thông điệp màu xanh mà nhà văn muốn gửi gắm

Pautopxki từng nói: “ Văn chương chân chính bao giờ cũng thấm đượm chất thơ như chất

Trang 3

nước ngọt ngào thấm trong trái táo” “ Vợ nhặt” nói chung, đoạn văn trên nói riêng đã đem đến cho người đọc những cảm nhận ấy Đó cũng là một phần quan trọng làm nên sức sống của “ Vợ nhặt”

THƠ TRONG VĂN NGUYỄN HUY THIỆP - CHIỀU TƯƠNG TÁC ĐỘC ĐÁO

TRẦN VIẾT THIÊN Năm 1987, người ta từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến sững sờ trước sự trình làng của một cây bút đã vào độ tứ tuần Tuổi bốn mươi lại là thời kỳ son sắt nhất của cây bút này, nói theo quan niệm của ông: “Đời viết văn cũng giống như đời người đàn bà” Nhà văn gặp thời may và văn học được may có nhà văn Tác phẩm của ông vừa ra đời đã thành “mắt bão”, trở thành cái mà người ta thường gọi là “trường văn, trận bút” Người mà chúng ta đang nói đến chỉ có thể là một hiện tượng văn học- hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp Phạm Xuân Nguyên gọi ông là “hiện tượng hai lần lạ: nội dung lạ, hình thức lạ Quả thực như vậy, Nguyễn Huy Thiệp từng nói “Khi viết một tác phẩm, tôi luôn cho rằng nó gây một cảm giác cho người đọc, cảm giác gì cũng được, khó chịu, giận dữ, buồn cười nhưng không cho người ta yên ổn Tôi dị ứng với thứ văn chương mà người ta đọc rồi úp sách lên mặt ngủ khò Và ông đã “khuấy đảo” sự bình yên của người đọc bằng cái nhìn tận sâu bên trong bản chất con người Nhưng điều chúng ta quan tâm hơn, đó là sự

“khuấy đảo” của kĩ thuật viết, tức “hình thức lạ”

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang cảm quan của thơ ca Nhà văn Lê Minh Hà gọi đó là những truyện ngắn “dữ dội và hết sức thơ” Cảm quan thơ thể hiện bàng bạc trong tác phẩm của cây bút này: từ ngôn từ đến cấu trúc, từ huyền thoại đến những bài thơ, từ tiêu đề đến những kết thúc

Cảm quan ấy trước hết thể hiện ở cái tôi đầy chất thơ Trong truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn không có ý định che dấu cái tôi của mình Nhưng như Nguyễn Đăng Mạnh từng nói,

có một cái tôi lưỡng phân trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, một cái tôi của văn xuôi và một cái tôi của thơ Cái tôi thứ hai giàu suy tư và bao giờ cũng mênh mang buồn “Buồn thương, xót

xa vẫn là âm hưởng bao trùm lên mọi trang viết của Nguyễn Huy Thiệp” Cái tôi thứ hai luôn khắc khoải đi tìm, đi tìm cái đẹp, đi tìm tình yêu, đi tìm thiên tính nữ và tìm lại những chân trời huyền thoại trong vô thức tuổi thơ của mỗi con người Hoàng Ngọc Hiến hết sức ca ngợi chất thơ được tạo ra bởi thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: “Tư duy thơ của Nguyễn Huy Thiệp - có khi còn mạnh hơn óc tưởng tượng triết học của Freud - đã biến thiên tính nữ thành một sức mạnh diệu kì: với sức mạnh này, đá cũng phải tan thành nước (Nàng Sinh) và bé Thu chấp chới bay lượn như không”

Muối của rừng được coi là bài thơ trữ tình ca ngợi cho cái đẹp, cho sức mạnh diệu kì của thiên

nhiên Cảm quan đậm chất thơ trước thiên nhiên thể hiện thành hình ảnh trở đi trở lại đầy ấn

tượng trong Những người thợ xẻ Những bông hoa ban trắng luôn xuất hiện cùng những câu hỏi

day dứt của nhà văn - thi nhân này: “Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng Này hoa ban, một nghìn năm trước thì mày có trắng thế không?” Vài trang sau, tác giả lại băn khoăn: “Bạt ngàn là hoa ban trắng bên đường, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng Này hoa ban, một nghìn năm sau mày có trắng thế không?” Giai điệu man mác ấy cứ lặp lại như giục giã con người hãy rũ bỏ cái “vô tâm” mà sống, vì như ông vẫn băn khoăn “Người vô tâm nhiều như bụi đường”

Âm hưởng thơ ca còn được tạo ra bởi một đặc trưng rất độc đáo: thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp Việc sử dụng thơ trong văn không phải là hiện tượng lạ, đặc biệt là đối với văn học Việt Nam Thế nhưng vấn đề ở đây là tính chất và tần số Đặc điểm này được nhiều nhà nghiên cứu nhận ra: Phạm Xuân Nguyên giới thiệu Nguyễn Huy Thiệp: “Trong truyện anh có thơ, nhiều thơ”, còn Đỗ Đức Hiểu: “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều bài thơ” Mức độ đậm đặc của những bài thơ trong truyện ngắn cùng “chất lượng” của nó làm cho nhiều người đọc nghĩ đến một chuyện khá thú vị: nếu tập hợp tất cả các bài thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta sẽ có được cả một tập thơ hết sức đầy đặn TN Filimonova, một nhà nghiên cứu người Nga, rất thú vị trước kỹ thuật viết này của Nguyễn Huy Thiệp Ông dành hẳn một bài viết về nét phong cách trên, bài viết có nhan đề: “Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp”

Trang 4

Như đã nói, thơ trong văn là chuyện không hề mới, vấn đề là ở phẩm chất của việc sử dụng Kết quả khảo sát của TN Filimonova cho thấy, trong 24 truyện thì có đến 21 truyện có sử dụng thơ, nhiều trường hợp, thơ chiếm dung lượng lớn Hơn thế, thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp không chỉ nhiều mà còn rất đa dạng Ông khẳng định: “Rõ ràng, đối với Nguyễn Huy Thiệp việc sử dụng thơ đó không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà là một nhu cầu đòi phải được thoát ra” Quả thực như vậy, trong văn học, có những bài thơ được đưa vào truyện ngắn hoàn toàn mang tính khách thể Thế nhưng, trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những câu thơ, bài thơ dù ngắn, dù dài đều nhằm trực tiếp bộc lộ ý chỉ của tác giả hoặc khúc xạ ý chỉ của tác giả Phải nói rằng, những câu thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều phải “làm việc” Trong nhiều truyện, những bài thơ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc cấu thành cốt truyện, nó kết hợp một cách logic và hết sức tự nhiên, nhuần nhuyễn với cấu tứ của truyện Đó là trường hợp của các

truyện: Chút thoáng Xuân Hương, Trương Chi, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Huyền thoại phố phường, Chảy đi sông ơi, Đời thế mà vui Ở những truyện này, luận đề của truyện lại được thể hiện một

cách đầy cô đọng, súc tích trong những bài thơ, những câu ca dao, những bài đồng dao Ví như

những câu hát trong truyện ngắn Thương nhớ đồng quê Khi Quyên bảo: “Cánh đồng rộng quá

anh có biết cánh đồng bắt đầu từ đâu không?” Đúng là một câu hỏi khó, nếu trả lời bình thường, tác giả phải mất vài trang giấy nhưng chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng Nguyễn Huy Thiệp để Nhâm trả lời bằng một đoạn thơ, đoạn thơ bắt đầu bằng:

Cánh đồng bắt đầu từ nơi rất sâu trong lòng tôi

Trong máu thịt tôi đã có cánh đồng

Đứng bên ni đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng bát ngát mênh mông

Đặt những câu thơ vào tình huống này, trong lúc này là hết sức đắc dụng

Thế nhưng, giá trị hơn cả là nhiều truyện mà trong đó, những bài thơ “làm việc” như những đoạn

trữ tình ngoại đề, nó thể hiện tiếng nói bên trong đầy tinh tế của nhân vật Cũng trong Thương nhớ đồng quê, khi cái chết đến với hai cô em gái Nhâm quá oan nghiệt, Nguyễn Huy Thiệp khéo

léo mượn lời bài thơ “Đám ma em gái trên đồng” để bộc lộ tâm trạng của các nhân vật Bài thơ

có đoạn:

Tôi đi đưa đám ma em gái trên đồng

Cái chết trắng, cái chết trắng xoá

Những con bướm trắng, những bông hoa trắng

Những tâm hồn trắng, những cuộc đời trắng.

Có thể thấy, việc sử dụng thơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một kỹ thuật viết rất riêng của ông Chính vẻ đẹp đầy bí ẩn của những truyện ngắn này làm cho Đỗ Đức Hiểu “tò mò” đi tìm nguồn gốc: “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” Ở đó, ông thấy “những giọt vàng” thơ ca và triết lí Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chứa đựng những bí ẩn Nó có nhiều bài thơ Một hôm tôi bảo anh: “Có phải những bài thơ trong truyện của anh là tinh tuý, là cái thần, tức là tinh thần của truyện ngắn ấy? Anh mỉm cười hiền lành (Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn) và cũng

bí ẩn” Trộm nghĩ, dù bí ẩn đến đâu thì chất thơ ấy cũng được phát xuất, được nâng đỡ và chắp cánh từ trong nguồn mạch thi ca dân tộc Bằng sự tương tác đó, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đạt được tính “lợi hại” của sự kết hợp mà Kuranốp - nhà nghiên cứu người Nga từng đề cập: trong nền văn học hôm nay, chúng ta chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và văn xuôi Sự xích lại này làm cho văn xuôi chúng ta thêm nồng ấm, run rẩy, nhiều chất hội hoạ, cô đọng hơn trong những ẩn dụ thấm vào từng câu, từng đoạn Việc xích lại gần với thơ làm cho văn xuôi vừa trở nên sâu sắc hơn, vừa dễ hiểu hơn Thứ dòng chảy ngầm này cần cho mọi truyện ngắn Nó giúp cho truyện có thể ngắn gọn mà vẫn súc tích

Huyền thoại, bản thân nó đã là những biểu tượng, những bài thơ trữ tình đẹp về “thời kì một đi không trở lại” của nhân loại Huyền thoại tạo nên những “giấc mơ ban ngày” trong trí tưởng tượng bay bổng của người nghệ sĩ Khi truyện ngắn phủ lên lớp sương mù của huyền thoại sẽ

làm cho tác phẩm tiến gần đến thơ Chúng ta hẳn còn nhớ truyện Con gái thuỷ thần Huyền thoại

về Mẹ Cả ám ảnh nhân vật tôi không dứt Truyện kết cấu bằng một cuộc đi tìm, đi tìm Mẹ Cả, cũng là đi tìm cái đẹp, đi tìm giấc mơ tuổi thơ, đi tìm chính mình Thế rồi tôi cứ đi, cứ đi với bao câu hỏi luôn khắc khoải:

Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì?

Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi

Con gái thủy thần! Nàng ở đâu? Nàng ở chỗ nào? Vì cái gì?

Trang 5

Bởi lẽ gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi

Trong những truyện ngắn giàu chất thơ ấy, người viết có ấn tượng đặc biệt với Chảy đi sông ơi

Một điều thật thú vị là truyện ngắn này chứa đựng tất cả những yếu tố làm nên chất thơ như vừa trình bày ở trên Tác phẩm ngắn, rất ngắn Một truyện ngắn có sức nén và độ dư ba lớn Ngắn đối với tác phẩm này đúng là một phẩm chất Chất thơ làm nên sự cô đặc, hàm súc; đến lượt nó, sự

ngắn gọn làm toả ra chất thơ Nhan đề tác phẩm đầy chất nhạc: Chảy đi sông ơi Và quả thực, có

một dòng sông của thi ca chảy vắt qua tác phẩm Đó là một dòng sông có linh hồn “Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trôi, giống như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mải mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì” Con sông ấy chứa đầy thi vị khi ôm ấp trong lòng những huyền thoại hằn sâu vào kí ức tuổi thơ “tôi”

Ở đó, tác giả gửi gắm ước mơ đầy kì ảo về con trâu đen đem lại sức mạnh phi thường cho những người may mắn Con sông càng đầy tâm trạng khi trên sông luôn ngân nga một giai điệu trầm buồn:

Ở bên kia sông có tiếng ai hát một bài rất lạ, tiếng hát thật buồn.

Chảy đi sông ơi

Băn khoăn làm gì?

Rồi sông đãi hết

Anh hùng còn chi?

Những dòng văn xuôi tuôn dài êm dịu như tiếng thơ, tiếng nhạc dìu dặt, mênh mang Để rồi truyện ngắn kết thúc bằng tiếng gọi thao thiết, vang vọng chất thơ, gieo vào lòng người đọc bao khắc khoải suy tư không dứt: “Đò ơi ơi đò! Đò ơi! Ơi đò!”

Nhiều người cho rằng Nguyễn Huy Thiệp lạnh lùng, vô cảm khi có những đoạn “giọng văn nén chặt, rất cọc, vẻ như triệt tiêu mọi cảm xúc” Nhưng may thay, những dòng văn ấy không bị rơi xuống cái âm vực sắc lạnh của sỏi đá khi bên cạnh nó có những đoạn vút cao, chảy tràn chất thơ

Đó chỉ có thể là chất thơ ấm nóng được thốt lên từ tiếng lòng, tiếng lòng của “hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt”, của “những tiếng lòng líu la líu lo”

Khi chất thơ kết hợp với những tố chất thể loại khác sẽ làm cho tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp có được sự rậm rạp trên bề mặt và chiều sâu trong việc thăm dò vào đời sống nội tâm của con người Bằng cách ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã đi được rất xa, đã làm một cuộc “vượt gộp” trong nỗ lực cách tân văn xuôi Quý thay, với chất thơ, Nguyễn Huy Thiệp đã đi xa mà như được trở về, trở về với những gì gốc gác nhất, nồng ấm nhất trong nguồn mạch văn chương dân tộc

Trang 6

Chất thơ trong “Lẵng quả thông”

Không phải ngẫu nhiên Pauxtôpxki được mệnh danh là: “Nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá của văn xuôi” Đến với những áng văn xuôi của Pauxtôpxki, ta không gặp những cái gọi là xung đột, những tình tiết lắt léo ly kì Đến với những áng văn xuôi của Pauxtôpxki, người ta lặng đi bởi những dòng văn trữ tình như những dòng cảm xúc chảy tràn trên trang giấy Chất thơ ngọt ngào êm dịu mới chính là phong vị, là thần thái của văn xuôi nhà văn ấy Tìm hiểu chất thơ trong một ví dụ tiêu biểu “Lẵng quả thông” của Pauxtôpxki sẽ giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật của ông

Pha-đê-ep đã từng nói rằng: “Văn xuôi cần phải có cánh Đôi cánh ấy chính là thơ” Chất thơ chính là chiếc cầu nối mềm mại đưa văn xuôi thấm vào hồn người êm ái và dịu dàng hơn bao giờ hết Chính L.Tônxtôi từng thốt lên: “Tôi không bao giờ hiểu đâu là ranh giới giữa văn xuôi và thi ca” Còn Pauxtôpxki, “nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá của văn xuôi”, trong “Truyện cuộc đời” cũng bộc bạch rằng: “Tôi đã nhìn thế giới xung quanh qua tấm lăng kính trong suốt của thơ…Tôi biết rằng thơ – đó là cuộc sống được thể hiện ở dạng hoàn thiện nhất, là thế giới

mở ra trong tất cả chiều sâu mà cặp mắt dửng dưng lười nhác không thể nào bao quát được”… Puskin hay nhắc tới khái niệm “văn xuôi chân chính” Với Puskin, đó là thứ văn chương “bao giờ cũng có tiết tấu của nó”, “bao giờ cũng thấm đượm chất thơ như chất nước ngọt ngào thấm trong trái táo” Và với Puskin, “văn xuôi là sợi cốt còn thơ là sợi ngang Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không đựng chất thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả” Chất thơ không còn chỉ đơn giản là sự trang trí của văn xuôi mà chính nó là một phẩm chất bắt buộc của văn xuôi theo quan niệm sáng tác của Puskin

Đọc “Lẵng quả thông”, ta sẽ phần nào hiểu được phong cách văn xuôi đậm chất thơ thấm vào từng câu từng chữ của nhà văn Nga này Chất thơ trong tác phẩm tỏa ra từ những vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, của con người Nga Chất thơ còn ánh lên từ tình huống truyện, từ giọng điệu trần thuật, từ ngôn ngữ,…

Bức tranh thiên nhiên Nga hiện lên trong “Lẵng quả thông” mơ mộng, huyền diệu biết bao với những khu rừng tràn ngập bầu không khí phảng phất mùi nấm, với tiếng lá rì rào, với tiếng sóng

vỗ bờ, với những hàng rêu từ trên cành cây xõa xuống mặt đất như những mái tóc xanh Trời vào thu Vạn vật được khoác trên mình chiếc áo vàng kiều diễm mà “nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đánh thành muôn vàn lá cây mỏng dính thì chúng cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ của bộ áo mùa thu trải trên đồi núi kia mà thôi” Mùa đông thiên nhiên Nga lại mang vẻ đẹp tinh khôi của những bông tuyết trắng “Những bông tuyết bay chênh chếch, cố bám lấy ngọn cây” mang vẻ gì đó rất riêng trong đôi mắt của người nhạc sĩ Êđua Grigơ

Không gian thiên nhiên nên thơ kia là tấm phông nền trên đó sáng lên hình ảnh đẹp đẽ trong sáng tựa thiên thần của Đanhi Pêđecxen, cô bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng Em đi nhặt những quả thông bỏ vào lẵng, một công việc cũng hết sức nên thơ Trong cuộc nói chuyện với người nhạc sĩ già lạ mặt, Đanhi thể hiện vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên rất trẻ thơ Khi Grigơ tỏ ra tiếc nuối vì không có món quà nào cho Đanhi thì Đanhi vội khoe : “Cháu có con búp bê cũ của

mẹ cháu”, như một sự an ủi chân thành Rất ngây thơ, tự nhiên, em còn bộc bạch tâm sự “Trước kia nó cũng biết nhắm mắt cơ bác ạ Như thế này này…”, rồi từ từ nhắm mắt Đanhi còn đáng yêu ở cả nỗi buồn rất trẻ thơ: “Nhưng bây giờ thì nó ngủ mở mắt”, cả sự liên tưởng ngộ nghĩnh:

“người già hay khó ngủ Ông cháu cũng vậy, cứ kêu rên cả đêm”, cả sự nghiêm nghị non nớt:

“Chả lẽ suốt đời bác, bác chỉ làm được có dăm sáu thứ đồ chơi hay sao? ” Lần đầu tiên gặp nhà soạn nhạc Grigơ nhưng bé Đanhi rất cởi mở chân thành Phải chăng đó là nét đẹp tâm hồn, tính cách Nga hiện hữu ngay ở trong những tâm hồn trẻ thơ

Vẻ đẹp tâm hồn ấy được nuôi dưỡng và lớn dần theo thời gian để rồi sau mười tám năm, trở thành một thiếu nữ, Đanhi lại là một cô gái nhạy cảm, đa sầu đa cảm Chẳng thế mà sau những buổi xem kịch, “Đanhi thường thao thức mãi không ngủ được và đôi khi lại cứ nằm trên giường

mà khóc” Rồi đến khi vô tình nhận được món quà của người nhạc sĩ năm xưa, trong lòng cô dấy lên biết bao những nỗi niềm khôn tả Có sự ngạc nhiên sững sờ Có niềm vui sướng hạnh phúc

Có cả những nhớ thương kỉ niệm ấu thơ và những hình ảnh thân thương của quê hương: “Núi đồi của nàng, tiếng tù và, tiếng sóng biển quê nàng”- tâm hồn Nga dù đi đâu họ cũng luôn hướng về quê hương yêu dấu của mình Tất cả trào lên khiến cô không cầm được nước mắt Đanhi khóc,

Trang 7

không giấu giếm những giọt lệ biết ơn Cô nghe thấy trong đó tiếng gọi, tiếng thúc giục và nàng cảm thấy yêu đời yêu cuộc sống này hơn Có thể nói hình tượng Đanhi là một biểu tượng đẹp cho vẻ đẹp trong sáng của tâm hồn Nga

Bên cạnh một Đanhi hồn nhiên trong sáng là một nhạc sĩ già Grigơ nhân hậu, giàu tình yêu thương và luôn khát khao hạnh phúc Buổi gặp đầu tiên ấy vậy mà cái gì đã thôi thúc nhà soạn nhạc lớn tuổi ấy hoàn thành món quà cho cô bé có đôi bím tóc nhỏ xíu và cặp mắt màu xanh lá cây lấp lánh? Điều gì đã khiến nhà soạn nhạc phải thao thức trăn trở trong một tháng trời chỉ để soạn một bản nhạc để tặng một bé gái mà chưa chắc sau buổi gặp đó còn nhớ tới ông Đó là gì nếu không phải là tính nhân hậu vốn có của người nghệ sĩ? Đó là gì nếu không phải là tâm hồn luôn luôn khao khát hạnh phúc và khao khát mang đến hạnh phúc cho người khác Không gian nơi nhà soạn nhạc ấy sống và làm việc có những gì? Một nơi giản dị như nơi ở của một tiều phu Chỉ có một chiếc dương cầm để ca hát về tất cả Những vị khách mà ông coi trọng ấy lại là những chú chim sơn tước đến nghe tiếng đàn của ông Một không gian vật chất giản dị càng làm cho vẻ đẹp tâm hồn nhân hậu của người nghệ sĩ ấy thêm tỏa sáng hơn Trong bản nhạc dành tặng cho Đanhi, ông gửi vào đó thông điệp: “Cháu như mặt trời, như làn gió êm dịu, như buổi sáng tươi mát”, “Ta hiểu đời lắm Cháu ạ, dù người ta có nói với cháu những gì đi nữa thì cháu hãy cứ tin rằng cuộc đời thật là kỳ diệu và tuyệt đẹp Ta già rồi, nhưng ta đã hiến cuộc đời ta, sự nghiệp

và tài năng của ta cho tuổi trẻ Hiến tất cả mà không đòi hỏi trả lại Vì thế có thể, ta còn hạnh phúc hơn cả cháu nữa kia, Đanhi ạ ! Cháu là đêm trắng với ánh sáng huyền ảo Cháu là hạnh phúc, là ánh bình minh Cháu cất tiếng là bao con tim rung động Cầu chúa ban phước lành cho mọi vật bao quanh cháu, chạm tới người cháu và được cháu chạm tới, những gì làm cháu vui sướng và bắt cháu phải trầm ngâm suy nghĩ”.” Những suy nghĩ, những ước mong tốt đẹp của người nhạc sĩ đã trở thành nguồn động viên, tiếp thêm tình yêu đời, yêu cuộc sống cho Đanhi Chất thơ của “Lẵng quả thông” không chỉ toát lên từ vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người Nga trong sáng giản dị, nhân hậu và giàu lòng nhân ái, mà còn toát ra từ phong cách nghệ thuật của tác giả

Cốt truyện “Lẵng quả thông” cũng như hầu hết các truyện khác của Pauxtôpxki gần như không

có chuyện Đến với truyện của Pauxtôpxki, đừng bao giờ tìm ở đây những gì gay cấn, rắc rối, cuốn hút quay cuồng, đừng bao giờ tìm ở đây cái thú vui tiêu khiển trống thời gian Đến với Pauxtôpxki, người ta có những giây phút quí giá để lắng lòng lại, để chìm đắm trong chính mình,

để cảm nhận, và hiểu mình hơn “Lẵng quả thông” không có xung đột, chỉ đơn giản kể về một người soạn nhạc già vô tình gặp một bé gái và hứa sẽ tặng cho cô một món quà sau mười năm nữa Mười năm sau, cô bé giờ đã thành một cô gái tình cờ nhận được món quà mà người soạn nhạc già năm xưa dành riêng cho cô là bản nhạc diệu kỳ Cô hiểu ra tất cả những gì ngày xưa nhà soạn nhạc ấy nói với cô và cô thấy yêu quê hương, yêu cuộc đời hơn Câu chuyện chỉ có thế Nó nhẹ nhàng thấm vào lòng ta như chất thơ êm đềm, sâu lắng Để rồi ta phải suy ngẫm mãi về một tâm hồn nhân hậu và cao cả và một tâm hồn trong sáng, tràn ngập tình yêu, niềm tin với cuộc đời

Chất thơ của áng văn xuôi được tạo ra còn từ những tình huống vô tình rất nên thơ Trong một ngày thu đẹp trời, vô tình một nhà soạn nhạc già gặp một cô bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, sự điềm tĩnh nhân hậu gặp sự non nớt ngây thơ trong sáng Rồi vô tình, nhà soạn nhạc già tự hứa sẽ tặng cho cô bé một món quà Hai người chia tay, tưởng không bao giờ gặp lại, bởi cả hai không có ý thức tìm gặp lại Ấy vậy mà lại một sự tình cờ nữa dun dủi, Đanhi nhận được món quà của nhà soạn nhạc trong buổi nhạc giao hưởng Sự tình cờ mà ta thường hay bắt gặp ở trong thế giới màu nhiệm của những bà Tiên ấy mang đến cho câu chuyện một chất lãng mạn đầy chất thơ và đầy tính cổ tích Những sự tình cờ ấy là những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời người mà

Pauxtôpxki bằng tâm hồn nhạy cảm đã nắm bắt được, để rồi từ đó làm bất tử những vẻ đẹp chợt hiện ra, ghi lại diện mạo những nét tính cách đã định hình

Trong rất nhiều sự tình cờ kia ta lại thấy những ẩn ý của nhà văn Nếu suy xét thật nghiêm tóc và sâu sắc, chúng ta sẽ nhận thấy một điều lạ là: bản nhạc của Grigơ là món quà ông tặng cho Đanhi ông hoàn toàn có thể hoàn thành nó ngay khi cô bé còn bé Nhưng nó chỉ được trao cho cô khi cô tròn mười tám tuổi Vì sao vậy? Vì khi đó món quà ấy mới thực sự có ý nghĩa với cô Vì chỉ đến khi cô trưởng thành, cô mới thấy hết được ý nghĩa, hạnh phúc thời thơ ấu, ý nghĩa lịch sử của

Trang 8

quê hương trong trái tim mỗi người, của niềm hạnh phúc được bước vào đời – “một cuộc đời sẽ không trôi qua vô ích”

Kết cấu truyện tương đối đơn giản theo trình tự thời gian Chỉ duy nhất một lần có sự xuất hiện của kết cấu hồi tưởng: Đó là mảng ký ức chợt sống lại trong tâm trí Đanhi khi nàng nghe bản nhạc mà người nghệ sĩ già đã viết tặng nàng từ mười năm về trước Đôi lúc, kết cấu của câu chuyện cũng cuốn theo dòng tâm trạng của nhân vật (cũng vẫn là đoạn Đanhi nghe bản nhạc của Grigô) nhưng mạch thời gian vẫn là chủ đạo

Việc xây dựng hình tượng nhân vật cũng đậm chất thơ thể hiện ở chỗ: Miêu tả nhân vật

Pauxtôpxki không chú trọng miêu tả hành động lời nói bên ngoài của nhân vật Ông chú ý hơn đến những diễn biến, những suy nghĩ cảm xúc bên trong của nhân vật Khi thì nhà văn để cho nhân vật Grigơ độc thoại nội tâm, bộc bạch trực tiếp suy nghĩ của mình dành cho cô bé Đanhi Khi thì nhà thơ để cho dòng cảm xúc của Đanhi chảy tràn trên trang giấy trong nỗi niềm xúc động không nguôi ở giây phút kỳ diệu và hạnh phúc ấy Diễn đạt trực tiếp cảm xúc của nhân vật chẳng phải là một đặc tính đặn trưng của thơ đấy hay sao?

Điều đáng nói nữa khi bàn về chất thơ trong truyện ngắn này cũng như trong rất nhiều truyện ngắn khác của Pauxtôpxki đó là giọng điệu trần thuật Ngôn ngữ văn xuôi của Pauxtôpxki ngoài cái ý nghĩa cụ thể trong từng câu chữ dễ nhìn nhận nắm bắt còn có một cái vô hình khó chỉ ra nhưng hoàn toàn có thể cảm thấy – cái vô hình làm nên hình thái của văn Pauxtôpxki – ấy chính

là cái giọng điệu của ông, là âm điệu câu văn cùng tiết tấu nhịp nhàng của nó Trong “Cuốn sách

đã viết từ lâu”, nhà văn khẳng định rằng “Trong văn xuôi chân chính bao giờ cũng co tiết tấu của nó” Tiết tấu đó chính là sự thể hiện những điệu tâm hồn, những cung bậc khác nhau trong tình cảm của nhà văn Giọng điệu trong “Lẵng quả thông” cũng khá linh hoạt song vẫn trong cái nền chung là âm hưởng nhẹ nhàng, êm đềm – một đặc trưng của phong cách văn xuôi của nhà văn Đoạn đầu tiên là giọng văn trong sáng và đầy thư thái, thanh thản Nó hòa nhịp với tâm hồn của một người nghệ sĩ được trở về với thiên nhiên nghỉ ngơi, thưởng thức những phút giây thanh bình yên ả quý giá Nó còn hòa nhịp với sự trong sáng trong trẻo của tâm hồn bé Đanhi Khi miêu tả nội tâm những suy nghĩ ước mong của Grigơ dành cho cô bé Đanhi, giọng điệu trần thuật vừa điềm tĩnh, trải nghiệm vừa tha thiết như chính lòng mong mỏi mang đến hạnh phúc cho cô bé của ông Đoạn cuối cùng khi viết về tâm trạng của Đanhi lúc nhận món quà bất ngờ, giọng điệu vừa có sự dồn nén xúc động vừa có sự bung tỏa dữ dội của sự nhận thức của một cô

bé trưởng thành Chính vì giọng điệu luôn phù hợp cho nên câu chuyện dù cốt truyện đơn giản nhưng vẫn níu giữ được người đọc đến những chữ cuối cùng

Làm nên chất thơ của “Lẵng quả thông” không thể quên nhắc tới ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn Ông sử dụng trong bài viết của mình những rất nhiều những hình ảnh so sánh độc đáo Ví như đây là một ví dụ: “Nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đánh thành muôn vàn lá cây mỏng dính thì chúng cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ của bộ áo mùa thu trải trên đồi núi kia mà thôi” Ngòi bút của Pauxtôpxki thể hiện tài năng rõ nhất trong đoạn văn miêu tả

âm nhạc của Grigơ “Điệu nhạc tăng dần, cất bổng lên rồi gào thét lướt trên ngọn cây, như một luồng gió rứt lá, thổi rạp cỏ xuống đất, quất vào mặt những tia nước mát rượi”, rồi: “Sóng nhạc

du dương làm cho mây gợn lên lăn tăn và những vì sao lung linh lấp lánh”…Trong thơ có nhạc

đã đành, ngay cả trong văn xuôi Pauxtôpxki cũng làm cho nó tràn ngập nhạc tính với việc sử dụng linh hoạt các động từ mạnh cũng như những từ gợi cảm cùng với cách ngắt nhịp cũng sáng tạo và linh hoạt không kém Tất cả làm cho những trang văn của Pauxtôpxki trở thành những bài thơ những bản nhạc réo rắt mãi trong trái tim người đọc

“Với Pauxtôpxki, văn xuôi là hiện thân của tình yêu thơ không trở thành hiện thực Ông đã dành trọn tình yêu thơ của mình cho văn xuôi” (Phan Hồng Giang) Những trang văn xuôi của ông là những bản nhạc mượt mà, êm đềm, mà “Lẵng quả thông” là một nốt nhạc trong sáng và đằm thắm

Ngày đăng: 09/01/2019, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w