* Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung bài, câu trả lời cho các câu hỏi cuối bài - Hình sách giáo khoa, một số hình ảnh minh họa về thực vật sinh sản hữu tính, cấu tạo hoa, hiện tượng thụ phấn
Trang 1Bài: 42 SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
I/ Mục tiêu
- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
- Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa
II/ Chuẩn bị
* Học sinh:
- Xem trước bài ở nhà trả lời các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị nội dung các lệnh sách giáo khoa
* Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung bài, câu trả lời cho các câu hỏi cuối bài
- Hình sách giáo khoa, một số hình ảnh minh họa về thực vật sinh sản hữu tính, cấu tạo hoa, hiện tượng thụ phấn, thụ tinh, sự hình thành hạt - quả
III/ Phương pháp
- Giải thích – minh họa
- Thảo luận nhóm 4
- Vấn đáp
IV/ Kiểm tra bài cũ
- Sinh sản vô tính là gì? Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?
+ Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, các cây con sinh ra giống nhau và giống cây mẹ
+ Gồm: Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng
- Quan sát hình xác định đâu không phải là hình thức sinh sản vô tính (Hình thực vật sinh sản bằng hạt)
V/ Tiến trình bài giảng
* Mở bài
- Quan sát hình về hình sinh sản bằng hạt ở thực vật, nêu điểm khác biệt của hình thức sinh sản này so với sinh sản vô tính → Có giảm phân và thụ tinh → Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
* Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật
- Mục tiêu: nêu được khái niệm sinh sản hữu tính, nhận xét và rút ra được những đặc trưng của sinh sản hữu tính.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Trang 2- Cho học sinh quan sát hình sinh
sản hữu tính của 1 loài thực vật,
yêu cầu học sinh nêu khái niệm
sinh sản hữu tính
GV cho học sinh quan sát hình
của 2 hình thức sinh sản, yêu cầu
học sinh nhận xét nêu những đặc
trưng của sinh sản hữu tính
GV cho học sinh quan sát hình 2
cá thể cùng loài có hình thức
sinh sản khác nhau, yêu cầu học
sinh xác định mức độ thích nghi
ở thế hệ sau của của mỗi hình
thức sinh sản khi môi trường
thay đổi
- Học sinh quan sát hình kết hợp SGK, trả lời:
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
HS nêu được:
- Luôn có giảm phân tạo giao tử.
- Có sự kết hợp giao tử đực
và giao tử cái tạo thành hợp
tử Có sự trao đổi hệ gen giữa 2 cá thể.
HS: - Hình thức sinh sản hữu tính thích nghi tốt hơn
do đa dạng di truyền hơn.
- Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.
I/ Khái niệm
- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái thông qua sự thụ tinh tạo nên hợp tử Hợp tử phát triển thành
cơ thể mới
- Đặc trưng của sinh sản hữu tính:
+ Luôn có giảm phân tạo giao tử
+ Có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử Có
sự trao đổi hệ gen giữa 2 cá thể
+ Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính
* Hoạt động 2: tìm hiểu cấu tạo của hoa, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
- Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của môt hoa, mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
Cho học sinh quan sát một
cây có hoa, xác định cơ
II/ Những nhân tố chi phối sự ra hoa
Trang 3quan sinh sản?
Cho học sinh quan sát hình
một hoa điển hình, yêu cầu
học sinh xác định các
thành phần của hoa
Từ hình cấu tạo của hoa,
GV dẫn vào mục 2
- Cơ quan sinh sản là hoa.
- Gồm:
+ Đài hoa + Cánh hoa + Nhụy: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn.
+ Nhị: chỉ nhị và bao phấn.
1/ Cấu tạo của hoa
- Gồm:
+ Đài hoa + Cánh hoa + Nhụy: đầu nhụy, vòi nhụy, bầu nhụy chứa noãn
+ Nhị: chỉ nhị và bao phấn
2/ Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
Trang 4GV phát phiếu học tập, yêu
cầu học sinh tách nhóm 4
học sinh, quan sát hình
42.1, hoàn thành phiếu học
tập
Thời gian thảo luận: 5
phút
GV yêu cầu nhóm đại diện
trình bày kết quả lên bảng,
các nhóm còn lại nhận xét
GV chiếu hình 42.1, kết
hợp giảng thích kết luận
kết quả thảo luận
HS nhận phiếu học tập, quan sát hình và tiến hành thảo luận hoàn thành nội dung phiếu học tập
HS đại diện trình bày kết quả, học sinh khác nhận xét, bổ sung
a/ Quá trình hình thành hạt phấn
TB sinh hạt phấn (2n) ↓ Giảm phân
4 tiểu bào tử (n) ↓ Hạch phân
4 hạt phấn (có hai nhân)
- Từ 1 TB → 4 hạt phấn (thể giao tử đực)
b/ Quá trình hình thành túi phôi
TB sinh noãn cầu (2n) ↓ Giảm phân
4 tế bào đơn bội (n) ↓
Đại bào tử (n) ↓ Hạch phân
1 túi phôi (có 8 nhân)
- Từ 1 TB → 1 thể giao tử cái
Nội dung Quá
trình hình thành hạt phấn
Quá trình hình thành túi phôi Xuất phát
Quá
trình
giảm
phân
Số
tế
bào
con
Bộ
NST
của
TB
con
Quá
trình
nguyên
phân
Số
đợt
Số
tế
bào
con
Kết quả
Nội dung Quá
trình hình thành hạt phấn
Quá trình hình thành túi phôi Xuất phát TB
sinh hạt phấn
TB sinh noãn cầu
Quá trình giảm phân
Số tế bào con
Bộ NST của TB con
Quá trình nguyên phân
Số
Số tế bào
Kết quả 1 hạt
phấn
có 2 nhân
1 túi phôi
có 8 nhân
Trang 5TB sinh hạt phấn (2n)
↓ Giảm phân
4 tiểu bào tử (n)
↓ Hạch phân
4 hạt phấn (có hai nhân)
- Từ 1 TB → 4 hạt phấn
(thể giao tử đực)
Trong đó nhân sinh sản
hoạch phân tạo thành 2
tinh tử tham gia thụ tinh.
Nhân tế bào ống phấn sẽ
mọc thành ống phấn.
TB sinh noãn cầu (2n)
↓ Giảm phân
4 tế bào đơn bội (n)
↓
Đại bào tử (n)
↓ Hạch phân
1 túi phôi (có 8 nhân)
- Từ 1 TB → 1 thể giao tử
cái
Trong đó 2 nhân cực và
noãn cầu sẽ tham gia thụ
tinh
HS quan sát, ghi nhận
HS quan sát, ghi nhận
* Hoạt động 3: tìm hiểu thụ tinh và sự hình thành quả, hạt.
- Mục tiêu: Mô tả hiện tượng thụ tinh, thụ tinh kép.
GV chiếu hình hiện
tượng thụ phấn, yêu cầu
học sinh nêu khái niệm
thụ phấn
- Học sinh quan sát hình, nêu được khái niệm
3/ Thụ phấn và thụ tinh
a/ Thụ phấn
- Khái niệm:
Trang 6Từ hình đã quan sát,
hãy xác định các hình
thức thụ phấn?
Cho HS quan sát hình
các tác nhân thụ phấn,
yêu cầu xác định thụ
phấn nhờ những tác
nhân nào?
GV chiếu hình quá
trình thụ tinh, yêu cầu
học sinh quan sát và mô
tả quá trình thụ tinh
GV yêu cầu học sinh
quan sát hình từ khi 2
giao tử đực đến noãn
cho đến khi kết thúc
quá trình thụ tinh, cho
biết thụ tinh kép là gì?
- Ý nghĩa của thụ tinh
kép?
- Thụ tinh kép thường
gặp ở nhóm đối tượng
nào?
GV chiếu hình sự hình
thành quả, hạt Yêu cấu
học snh xác định quả và
hạt được hình thành từ
đâu?
- Có mấy loại hạt?
HS: tự thụ phấn, thụ phấn chéo.
HS: Gió, côn trùng, con người,…
HS:
+ Khi ống phấn mang hai giao tử đực tới noãn +1 giao tử đực (n) X trứng (n) hợp tử (2n) +1 giao tử (n) X nhân cực (2n) nội nhũ (3n)
HS: là hiện tượng hai giao tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh.
HS: Hình thành nội nhũ
cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển phôi.
HS: Thực vật có hoa
HS:
- Noãn thụ tinh → hạt
- Bầu nhụy → quả
- Các hình thức: tự thụ phấn, thụ phấn chéo
- Tác nhân: Gió, côn trùng, con người,…
b/ Thụ tinh
- Quá trình:
+ Nhân TB ống phấn mọc thành ống phấn mang hai giao tử đực tới noãn +1 giao tử đực (n) X trứng (n) hợp
tử (2n) +1 giao tử (n) X nhân cực (2n) nội nhũ (3n)
- Thụ tinh kép: là hiện tượng hai giao
tử đều tham gia vào quá trình thụ tinh
- Ý nghĩa: Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển phôi
Thụ tinh kép thường gặp ở thực vật có hoa
4/ Quá trình hình thành hạt, quả:
a/ Hình thành hạt
- Noãn thụ tinh → hạt
- Bầu nhụy → quả
Trang 7GV chiếu hình và giới
thiệu một số loại quả:
quả đơn, quả thịt, quả
phức,…
GV chiếu hình quá
trình chín của quả, yêu
cầu học sinh xác định
những thay sinh lí khi
quả chín?
HS: Hạt có nội nhũ và hạt không có nội nhũ.
HS:
- Biến đổi sinh hóa: màu sắc, mùi hương, vị…
- Biến đổi độ mềm.
- Có hai loại hạt: Hạt có nội nhũ và hạt không có nội nhũ
b/ Hình thành quả
- Quá trình chín của quả:
+ Biến đổi sinh hóa: màu sắc, mùi hương, vị…
+ Biến đổi độ mềm
* Hoạt động 4: Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính
GV yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung phiếu học tập trong 3 phút
Nội dung Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính
Khái niệm
- Không có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái
- Cơ thể mới được sinh ra từ một phần cơ thể mẹ.
- Có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái
- Cơ thể mới được sinh ra từ hợp tử.
Cơ sở
tế bào học - Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. - Nguyên phân.
Đặc điểm
di truyền
- Giống nhau và giống mẹ.
- Ít đa dạng di truyền.
- Giống bố mẹ, xuất hiện tính trạng mới.
- Đa dạng di truyền.
Ý nghĩa - Tạo ra cá thẻ thích nghi với
môi trường ổn định
- Tạo ra cá thẻ thích nghi với môi trường thay đổi.
VII/ Củng cố
- Sử dụng các câu hỏi cuối bài để cũng cố
VIII/ Dặn dò
- Học bài, chuẩn bị các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới “ sinh trưởng và phát triển ở động vật ”
* Rút kinh nghiệm
………
………
Trang 8………
………