Công cuộc đổi mới ởnước ta do Đảng ta phát động và lãnh đạo không có nghĩa là từ bỏ mà là nắm vững bản chấtcách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững s
Trang 1BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
I QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1 Khái niệm chủ nghĩa Mác - Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác1,Ph.Ăngghen2 và sự phát triển của V.I.Lênin3; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch
sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phónggiai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan vàphương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng
2 Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
2.1 Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
Tiền đề kinh tế - xã hội: Chủ nghĩa Mác ra đời trong những năm 40 của thế kỷ XIX.
Trong thời gian này, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ở nhiều nước châu Âu,mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ ra một cách gay gắt
Đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của nền sản xuất với tính chất tư bản chủ nghĩa của
sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất và về sản phẩm xã hội Biểu hiện về mặt xã hội của mâuthuẫn này chính là sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Nhiều cuộc đấu tranhcủa công nhân nổ ra ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ
Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải có lý luậncách mạng thật sự khoa học dẫn đường, đó phải là lý luận khoa học, giải thích đúng đắn bảnchất của chủ nghĩa tư bản, vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, triển vọng của phong trào đấutranh của giai cấp vô sản và tương lai của xã hội loài người nói chung Chủ nghĩa Mác ra đờigắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và trở thành vũ khí lý luận của cuộc đấu tranhđó
Mặt khác, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cho phép khái quátnhiều nguyên lý quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử: về vai trò của sản xuất vật chất đốivới sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúcthượng tầng, vai trò của đấu tranh giai cấp trong lịch sử, vai trò của quần chúng nhân dântrong sự phát triển lịch sử; trên cơ sở đó, Mác đưa ra những tiên đoán khoa học về khả năngloài người sẽ Stiến tới một xã hội tốt đẹp trong tương lai
Tiền đề về lý luận: Chủ nghĩa Mác có 3 nguồn gốc lý luận: Triết học cổ điển đức, Kinh
tế học chính trị học cổ điển Anh và Chủ nghĩa xã hội Pháp, Anh, trong đó Triết học cổ điển
1 C.Mác sinh ra trong một gia đình Do Thái giàu có ở Trier, Đức Năm 17 tuổi Mác vào Đại học Born để học về luật Ở đây Mác bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu triết học và văn học Những năm tiếp theo, ông tiếp thu triết học vô thần của những người Hêghen cánh tả
(Hêghen trẻ) C.Mác đỗ Tiến sỹ năm 1841 với luận án mang tiêu đề: “Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của Democritus” Sau đó C.Mác tham gia hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học một cách tích cực Thời gian này Ông đã đạt
được những thành quả to lớn về triết học, kinh tế chính trị học và cùng với Ph.Ăngghen trở thành một trong những lãnh tụ của phong trào quốc tế vô sản.
2 Ph.Ăngghen sinh ở Barmen, Rhine Province của vương quốc Phổ Ông là con trai trưởng của một nhà sản xuất sợi dệt người Đức Năm 1838, Ăngghen bắt đầu đọc các tác phẩm triết học của Hê ghen Năm 1841, ông bắt đầu tham gia vào nhóm Hêghen trẻ và xuất bản
một vài bài trên Nhật báo sông Ranh Ph Ăngghen đã phát triển chủ nghĩa cộng sản cùng với C.Mác, đồng tác giả của cuốn sách Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản (1848) Ăngghen cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau khi Mác mất.
3 V.I Lênin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva V.I Lênin (1870 – 1924) là người tiếp tục sự nghiệp của C.Mác và Ph Ăngghen, lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga và quốc tế, người sáng lập Đảng cộng sản Liên Xô và Nhà nước XôViết.
1
Trang 2Đức là tiền đề lý luận trực tiếp
C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen, đóchính là lý luận về sự phát triển, loại bỏ cái vỏ duy tâm thần bí, đưa nó về với quan điểm duyvật và lịch sử Đồng thời C.Mác kế thừa chủ nghĩa duy vật và tư tưởng vô thần của Phoiơbắc,khắc phục những chế siêu hình của trong tư tưởng của nhà triết học tiền bối Trên cơ sở đó,C.Mác sáng lập nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là một tất yếu lịch sử Những điều kiện lịch sử đã chínmuồi cho phép các nhà khoa học đi đến những kết luận duy vật biện chứng về thế giới nóichung và về xã hội loài người nói riêng Chủ nghĩa Mác không thể ra đời sớm hơn khi chưa có
đủ những tiền đề vật chất và tư tưởng cần thiết, nhưng cũng không thể ra đời muộn hơn Sựthật cho thấy rằng trong thời điểm này, đã có một số nhà tư tưởng khác cũng đi đến những kếtluận duy vật lịch sử một cách độc lập với C.Mác và Ph.Ăngghen
Tiền đề khoa học tự nhiên: Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác là kết quả của sự
tổng kết những thành tựu tư tưởng của nhân loại, được chứng minh và phát triển dựa trênnhững kết luận mới nhất của khoa học tự nhiên, trong đó có 3 phát minh quan trọng nhất:
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (Năng lượng không tự sinh ra mà cũng
không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác mà thôi) Đây là cơ sở khoa
học để khẳng định rằng vật chất và vận động của vật chất không thể do ai sáng tạo ra và khôngthể bị tiêu diệt Chúng chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hình thức này sang hìnhthức khác mà thôi
- Thuyết tiến hóa của Darwin Darwin đã kế thừa những thành tựu của Lamax để viết
nên tác phẩm Nguồn gốc các loài vào năm 1859 Học thuyết tiến hóa của ông đã luận chứng
về quá trình đấu tranh sinh tồn của muôn loài, qua sự chọn lọc tự nhiên, dần dần sản sinh ranhững giống loài mới Từ đó ông đưa ra lý luận về sự tiến hoá của sinh vật mà hạt nhân là quá
trình chọn lọc tự nhiên, vén bức màn bí ẩn về sự tiên hoá của các loài trong tự nhiên Lý luận
tiến hoá sinh vật đã áp dụng quan điểm lịch sử vào lĩnh vực sinh vật học Nó luận chứng vềquá trình lịch sử của giới hữu cơ, chứng minh rằng, thực vật, động vật, bao gồm cả loài ngườiđều là sản phẩm phát triển của lịch sử
- Học thuyết tế bào: Học thuyết tế bào do GS.M.Slaiđen (trường Đại học Gana, Đức)xây dựng năm 1838 Ông cho rằng, tế bào là đơn vị sống cơ bản nhất trong kết cấu của mọithực vật Quá trình phát dục của thực vật là quá trình hình thành và phát triển của tế bào Sau
đó, vào năm 1839 GS.T.Svannơ (GS phẫu thuật người của trường Đại học Ruăng, Đức) đã mởrộng học thuyết tế bào từ giới thực vật sang giới động vật, khiến loài người nhận thức đượcrằng, tế bào là đơn nguyên kết cấu chung của mọi cơ thể sinh vật Những phát hiện nêu trên đãvạch ra quá trình biện chứng của sự vận động, phát triển, chuyển hoá không ngừng của bảnthân giới sinh vật
Tiền đề chủ quan: Đó chính là thiên tài về trí tuệ và chính trị của Các Mác và
Ph.Ăngghen Họ là những người có kiến thức thiên tài trên nhiều lĩnh vực khoa học như triếthọc, kinh tế chính trị học, toán học, quân sự,… Đặc biệt họ là những người hoạt động gắn bó
và hiểu biết sâu sắc phong trào công nhân và nhân dân lao động Họ có điểm giống nhau làtìm thấy sức mạnh to lớn của giai cấp công nhân hiện đại và quần chúng nhân dân lao động.Lần đầu tiên trong lịch sử, hai ông đã chỉ ra rằng: giai cấp vô sản là người giải phóng mìnhđồng thời giải phóng cho toàn nhân loại Đồng thời, đó còn là tình yêu thương những người
2
Trang 3lao động; sự thông minh; lòng dũng cảm dám hy sinh vì người lao động; sự phấn đấu khôngmệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng người lao động.
Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa là sản phẩmcủa tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vựckhoa học, vừa là kết quả của năng lực tư duy và tinh thần nhân văn của những người sáng lập
ra nó
2.2 Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác (1842 - 1895)
Sự ra đời và phát triển học thuyết Mác gắn liền với tên tuổi của C.Mác và Ph Ăngghen
- lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới
* Giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác
- Thời gian từ 1842 về trước: C.Mác và Ph.Ăngghen là những thanh niên đầy nhiệt tình
và lòng nhân đạo, say mê nghiên cứu triết học, nhưng chưa thoát khỏi lập trường triết học duytâm và lập trường dân chủ cách mạng
- Thời kỳ hình thành triết học Mác diễn ra từ 1842 đến 1848
+ Bước chuyển từ lập trường duy tâm và dân chủ cách mạng sang lập trường duy vật vàchủ nghĩa xã hội khoa học bắt đầu từ khi Mác làm việc ở báo Sông Ranh từ tháng 5-1842
+ Năm 1843, sau khi báo Sông Ranh bị đóng cửa, Mác bắt tay viết tác phẩm Phê phán
triết học pháp quyền Hêghen
+ Từ 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen cộng tác với nhau từng bước xây dựng triết học duyvật biện chứng và duy vật lịch sử
+ Năm 1844, Mác viết tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844, nói lên vai trò của
lao động sản xuất vật chất trong việc sáng tạo ra bản thân con người và loài người, vạch ranhững biểu hiện và nguyên nhân của sự tha hóa của người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản
+ Cũng trong năm 1844, Ph.Ăngghen viết tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
+ Cuối năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩm Gia đình thần thánh để phê
phán thế giới quan duy tâm của các đại biểu trong nhóm Hêghen trẻ, qua đó trình bày nhữngnguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
+ Năm 1845, Mác viết Luận cương về Phoiơbắc, vạch ra những hạn chế của Phoiơbắc
trong quan niệm về con người và làm rõ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Năm 1845-1846, hai ông viết tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, tiếp tục phê phán Hêghen
và chủ nghĩa duy tâm nói chung, phê phán những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác,đặc biệt là quan điểm duy tâm về lịch sử của Phoiơbắc Đồng thời trong tác phẩm này hai ôngcũng trình bày một cách có hệ thống những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử và tính tấtyếu của chủ nghĩa cộng sản
+ Năm 1847, hai ông viết tác phẩm Sự khốn cùng của triết học, phê phán tính chất duy
tâm, siêu hình trong quan niệm về các phạm trù kinh tế của P.Prudhon, phát triển phươngpháp biện chứng duy vật, những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, của kinh tế họcchính trị
+ Cuối 1847 đầu 1848 C.Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng
sản Hai ông trình bày một cách hoàn chỉnh lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, vai trò
lịch sử của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, cương lĩnh cách mạng của giai cấp vô sản Bằng
luận cứ khoa học và xác đáng, Tuyên ngôn đã vạch ra tính tất yếu của xã hội cộng sản, trong
3
Trang 4đó, khi sự đối kháng giai cấp bị xóa bỏ thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng không còn “Thaycho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liênhợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cảmọi người” ( t.4, tr.628)
* Giai đoạn phát triển chủ nghĩa Mác
- Sau 1848 là thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển triết học của mình.Trong thời kỳ này, C.Mác và Ph.Ăngghen tham gia phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản
và triết học của các ông trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản ở các nước lớn ở châu Âu vàchâu Mỹ
- Từ 1848 đến Công xã Paris năm 1871, C.Mác và Ph.Ăngghen viết nhiều tác phẩm để
tổng kết phong trào đấu tranh giai cấp ở Pháp như tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1850), Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bônapac (1851-1852), Cách mạng và phản cách
(1848-mạng ở Đức (do Ph.Ăngghen viết 1851-1852) Bộ Tư bản cũng được Mác viết trong thời kỳ
này
- Từ 1871 trở đi, C.Mác và Ph.Ăngghen có thêm kinh nghiệm của Công xã Pari Nhữngtác phẩm hai ông viết trong thời kỳ này tiếp tục khái quát kinh nghiệm đấu tranh giai cấp củagiai cấp công nhân, phát triển ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác và làm phong phú thêmnhững nguyên lý của chủ nghĩa Mác Mác tiếp tục viết tác phẩm Tư bản, còn Ph.Ăngghen viết
các tác phẩm Chống Duhring (1876-1878), biện chứng của tự nhiên (1873-1883) Sau khi Mác qua đời năm 1883, Ph.Ăngghen hoàn thành việc xuất bản bộ Tư bản của Mác, đồng thời tiếp tục lãnh đạo phong trào giai cấp công nhân và viết một số tác phẩm như: Nguồn gốc của
gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước (1884), L.Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1886)
Những đóng góp của Mác vào kho tàng lý luận của nhân loại: Giá trị lý luận tiêu biểu
nhất mà Chủ nghĩa Mác đã sáng tạo, cống hiến cho nhân loại trước hết là về triết học Triếthọc Mác không chỉ giải thích mà còn vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới
Mác từng khẳng định: Triết học không chỉ nhận thức mà còn phải cải tạo thế giới Việc sáng
tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà cốt lõi là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một thànhtựu vĩ đại của triết học Mác Học thuyết giá trị thặng dư vạch ra quy luật vận động kinh tế cơbản của chủ nghĩa tư bản, từ đó thấy rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản; vai trò địa vị lịch sửcủa chủ nghĩa tư bản trong sự phát triển của nhân loại Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấpcông nhân chỉ rõ giai cấp công nhân là người lãnh đạo cuộc đấu tranh để xóa bỏ chế độ bóc lột
và xây dựng thành công xã hội mới Ngoài sáng tạo ra học thuyết lý luận, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tích cực hoạt động trong phong trào của giai cấp công nhân Hai ông vừa là lãnh
tụ vừa là người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân quốc tế
2.3 Giai đoạn V.I Lênin Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác(1895 - 1924)
Triết học Mác được V.I.Lênin phát triển và vận dụng trong cách mạng vô sản nên đượcgọi là triết học Mác-Lênin
Vlađimir Ilich Lênin (1870-1924) sinh ở Simbirsk, nước Nga Lênin là người vận dụng
và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng
Lênin phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng; lý luận nhận thức; lý luận vềgiai cấp và đấu tranh giai cấp; lý luận về nhà nước và cách mạng vô sản, về chuyên chính vôsản, về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
4
Trang 5* Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã bước sang một giai đoạn mới:
chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa đế quốc, là giai đoạn cao của chủ nghĩa tư bản Các
nước tư bản chia nhau thị trường thế giới và gây ra chiến tranh thế giới 1914-1918
- Cách mạng vô sản đã trở thành nhiệm vụ trực tiếp
- Sau khi Ph.Ăngghen qua đời, các phần tử cơ hội trong Quốc tế II xuyên tạc chủ nghĩaMác Tình hình đó đòi hỏi Lênin phải tiến hành đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khoa học tự nhiên, nhất là trong vật lý học, cómột loạt phát minh khoa học làm đảo lộn quan niệm siêu hình về vật chất và vận động, gây racuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học Chủ nghĩa duy tâm lợi dụng tình trạngkhủng hoảng này để tấn công và bác bỏ chủ nghĩa duy vật Lênin phải tiến hành đấu tranhchống chủ nghĩa duy tâm, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật
* Vai trò của V.I Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
Trước năm 1907, Lênin lãnh đạo phong trào công nhân Nga, tiến hành đấu tranh chống
phái dân túy Lênin viết các tác phẩm như: Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh
chống những người dân chủ - xã hội ra sao (1894); Làm gì (1902); Hai sách lược của Đảng dân chủ - xã hội trong cách mạng dân chủ (1905).
Sau thất bại của cuộc cách mạng 1905-1907, Lênin viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908); Bút ký triết học (1914-1916); Ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác; tác phẩm C.Mác; Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916); Nhà nước và cách mạng (1917) Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Lênin phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan và phát triển chủ nghĩa
duy vật, phát triển lý luận nhận thức duy vật biện chứng Trong tác phẩm Bút ký triết học,
Lênin tổng kết và phát triển phép biện chứng duy vật
Lênin đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và lãnhđạo thành công cuộc cách mạng Tháng Mười Nga, mở ra cho nhân loại một thời đại mới: thờiđại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới
Sau Cách mạng Tháng Mười, Lênin nghiên cứu giải quyết các vấn đề của cách mạng
vô sản, xây dựng cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, vấn đề xây dựng
đảng và nhà nước Những tác phẩm trong thời kỳ này là: Những nhiệm vụ trước mắt của chính
quyền Xô viết (1918); Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản (1918); Bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản (1820); Về Chính sách kinh tế mới (1921); Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu (1922) Đặc biệt, trong chính sách kinh tế mới, Lênin nêu lên tư tưởng
về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.4 Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
Chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới Cách mạng tháng Mười mở ra cho nhân loại thời đại quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới: Sau cuộc cách mạng ThángMười thì chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã trở thành thực tiễn, lịch sử phát triển của xã hội loàingười xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội mới đối lập với hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủnghĩa Chiều hướng phát triển chủ yếu, trục chuyển động xuyên suốt của lịch sử từ sau Cách
5
Trang 6mạng Tháng Mười Nga là đấu tranh xoá bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xãhội Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào Cộng sản vàcông nhân quốc tế trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, dânchủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi thế giới Sau Cách mạng Tháng Mười, cách mạng giảiphóng dân tộc nằm trong phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhiều quốc gia sau khi giànhđược độc lập dân tộc đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Sau khi Lênin qua đời, Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng cộng sản trên thế giới tiếptục phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng nó trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội Chủ nghĩa xã hội đã đem lại những thành tựu to lớn ở Liên Xô, đưa nước Nga từ mộtnước tư bản lạc hậu thành một trong những nước có công nghiệp và khoa học tiên tiến nhấtthế giới Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cổ vũ và ủng
hộ phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới Không phảingẫu nhiên mà nhiều dân tộc bị áp bức và lạc hậu trên thế giới hướng về Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa như là ngọn cờ tiêu biểu cho độc lập, dân chủ và công bằng xã hội Tuynhiên, các đảng cộng sản cầm quyền ở các nước đã mắc phải sai lầm trong việc nhanh chóngxóa bỏ kinh tế thị trường, xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, đồng nhất hợp tác hóa vớitập thể hóa, duy trì quá lâu hệ thống quan liêu bao cấp khi tình hình thế giới đã có những biếnđổi lớn lao
Trong những năm đầu thập kỷ 80, chủ nghĩa xã hội bắt đầu lâm vào cuộc khủnghoảng: sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ, hiệu quả và tính tích cực xã hội giảm sút Do sai lầmtrong cải tổ, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ
Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông chỉ là sự sụp đổ của một mô hìnhchủ nghĩa xã hội cụ thể chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung Một sốnước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam thực hiện thành công công cuộc đổi mớichủ nghĩa xã hội, chẳng những đã có thể ra khỏi khủng hoảng, mà còn thực hiện tốt hơnnhững mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ởLiên Xô, Đông Âu không phải là thất bại của chế độ và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xãhội, mà chỉ là sự thất bại của một mô hình thực tiễn nhất định, tức mô hình Liên Xô của chủnghĩa xã hội Việc đổi mới thành công chủ nghĩa xã hội ở một số nước đã mở ra cho nhân loạinhiều triển vọng mới Nhân loại chẳng những không từ bỏ chủ nghĩa xã hội, mà trái lại, tìmkiếm một mô hình mới của chủ nghĩa xã hội phù hợp với tình hình mới Công cuộc đổi mới ởnước ta do Đảng ta phát động và lãnh đạo không có nghĩa là từ bỏ mà là nắm vững bản chấtcách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững sự lãnhđạo của Đảng; kiên trì mục tiêu chủ nghĩa xã hội; nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩaMác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước ta và trênthế giới trong tình hình hiện nay
Chủ nghĩa Lênin là sự tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin là mộtchỉnh thể thống nhất không thể tách rời - đó là ngọn cờ lý luận của loài người tiến bộ đang đấutranh cho hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa Lênin chính là sự phát triển củachủ nghĩa Mác trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc
II MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực (triếthọc, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tâm lý học, xã hội học, lôgíc học, văn
6
Trang 7hóa học, nhân chủng học ), trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh
tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin cóđối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong hệ thống lý luận khoa học thốngnhất, là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏichế độ áp bức, bóc lột, tiến tới giải phóng con người
1 Triết học Mác – Lênin
Triết học Mác - Lênin là bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành thế giới quan và phương pháp
luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng
Triết học Mác - Lênin hay học thuyết Mác - Lênin là một trong ba bộ phận cấu thànhcủa chủ nghĩa Mác - Lênin, được C.Mác, Ph Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ thứ XIX, sau
đó được Lênin và các nhà mácxit khác phát triển thêm Triết học Mác - Lênin ra đời vàonhững năm 40 thế kỉ XIX và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thựctiễn trong phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Sự ra đời của triết học Mác - Lênin làmột cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người và trong lịch sử triết học
Triết học Mác là triết học duy vật, nhưng các nhà sáng lập của triết học đó không dừnglại ở chủ nghĩa duy vật thế kỉ 18 mà đã khắc phục tính chất máy móc, siêu hình và duy tâm khixem xét các sự vật, hiện tượng bằng phép biện chứng duy vật Các ông đã khắc phục nhữngthiếu sót ấy, đưa triết học tiến lên một bước phát triển mới bằng cách tiếp thu một cách có phêphán những thành quả của triết học cổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triếthọc của Hêghen Tuy nhiên, phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm, vì vậy,các nhà sáng lập triết học Mác đã cải tạo nó, đặt nó trên lập trường duy vật Chính trong quátrình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phát triển tiếp tục chủ nghĩa duy vật cũ,trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của khoa học tự nhiên và thực tiễn cho đến giữa thế
kỉ 19, C.Mác và Ph Ăngghen đã tạo ra triết học của mình
Triết học ấy sau này đã được Lenin phát triển thêm và trở thành Triết học Mác - Lênin.Triết học Mác - Lênin là triết học duy vật biện chứng triệt để Lênin hy vọng khắc phục đượcnhững thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác Trong Triết học Mác - Lênin, các quan điểmduy vật về tự nhiên và về xã hội, các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn
bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất
Triết học Mác - Lênin là bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành thế giới quan và phương pháp
luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng Triết học Mác - Lênin có
nhiều chức năng, nhưng chức năng quan trọng nhất là chức năng thế giới quan và chức năngphương pháp luận Thực hiện hai chức năng này Triết học Mác - Lênin đem lại cho con ngườimột thế giới quan khoa học và một phương pháp luận khoa học
Chức năng thế giới quan: Triết học Mác - Lênin đem lại cho con người hệ thống các
quan điểm khoa học thống nhất về thế giới (bao hàm cả con người, xã hội loài người) Hệthống các quan điểm này đóng vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động sống, từng bước hìnhthành và củng cố nhân sinh quan của con người
Chức năng phương pháp luận: Triết học Mác - Lênin trang bị cho con người cơ sở lý
luận khoa học để tìm tòi, xây dựng và vận dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức,thực tiễn nói riêng và trong toàn bộ cuộc sống nói chung
7
Trang 8Triết học Mác - Lênin không chỉ giải thích mà còn vạch ra con đường, phương tiện cải tạo thế giới bằng con đường cách mạng Mác viết: “Triết học không chỉ nhận thức mà còn
phải cải tạo thế giới”4 Việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà cốt lõi là học thuyết hìnhthái kinh tế - xã hội là một thành tựu vĩ đại của triết học Mác Học thuyết giá trị thặng dư vạch
ra quy luật vận động kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản, từ đó thấy rõ bản chất của chủ nghĩa
tư bản; vai trò địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản trong sự phát triển của nhân loại Lý luận về
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chỉ rõ giai cấp công nhân là người lãnh đạo cuộc đấutranh để xóa bỏ chế độ bóc lột và xây dựng thành công xã hội mới
Triết học Mác - Lênin ra đời và hoàn chỉnh đã góp phần quan trọng trong nhận thức và
đấu tranh của giai cấp công nhân, các tầng lớp vô sản C.Mác đã phát biểu rằng: “Giống nhưtriết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là
vũ khí tinh thần của mình”5
Triết học, dù theo trường phái nào, thì cũng đều là thế giới quan và nhân sinh quan củacon người; khi xã hội có giai cấp thì thế giới quan, nhân sinh quan mang tính giai cấp Triếthọc Mác - Lênin là thế giới quan, nhân sinh quan của giai cấp công nhân hiện đại, đại biểu chotoàn thể nhân dân lao động trong thời đại hiện nay Triết học Mác - Lênin vì thế mà trở
thành cơ sở lý luận và phương pháp luận chung cho chủ nghĩa xã hội khoa học (và nhiều khoa
học khác) Đặc biệt là khi luận giải về quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội là do mâuthuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, triết học Mác - Lênin khẳng định xã hộiloài người có sự kế tiếp của các hình thái kinh tế - xã hội như “một quá trình lịch sử tự nhiên”
Quá trình đó tất yếu dẫn đến hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ở tất cả các nước
với những hình thức, bước đi và thời gian khác nhau
2 Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Kinh tế chính trị học Mác-Lênin là khoa học thuộc khoa học xã hội, đối tượng nghiên
cứu của nó là mặt xã hội của sản xuất, tức là quan hệ sản xuất hay là quan hệ kinh tế giữangười với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất Đốitượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất lại tồn tại
và vận động trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất Mặt khác, quan hệ sản xuất tức
là cơ sở hạ tầng xã hội cũng tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng, nhất là các quan hệ vềchính trị, pháp lý có tác động trở lại mạnh mẽ với quan hệ sản xuất Vậy, đối tượng nghiêncứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất
và kiến trúc thượng tầng
Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là sự kết thừa những tinh hoa của nhân loại Những tư
tưởng kinh tế xuất hiện rất sớm, ngay từ thời cổ đại và nó không ngừng được phát triển, đếnchủ nghĩa tư bản những tư tưởng này phát triển trở thành những học thuyết kinh tế: trọngthương, trọng nông, tư sản cổ điển, tiểu tư sản, không tưởng… những học thuyết này có nhiềuthành tựu đồng thời cũng có nhiều hạn chế C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin đã kế thừa nhữngthành tựu của họ và khắc phục những hạn chế để xây dựng lện học thuyết kinh tế chính trịMác - Lênin
Học thuyết kinh tế Mác - Lênin dựa trên phương pháp luận khoa học Phương pháp sử
dụng trong nghiên cứu kinh tế chính trị Mácxít là phép biện chứng duy vật, đồng thời còn sửdụng một loạt các phương pháp khác như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, lôgíc và lịch
4C.Mac và Ăng-ghen (1980), Tuyển tập, tập 11, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội, tr.258
5Mác, Ăng-ghen (1983), Tuyển tập, tập VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, tr.372
8
Trang 9sử, phân tích, tổng hợp… Với những phương pháp nghiên cứu như trên đã khắc phục đượcnhững hạn chế của các phương pháp nghiên cứu của các nhà kinh tế đi trước (quan sát, duytâm khách quan, duy tâm chủ quan…) và đi vào nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình kinh
tế từ trong quá trình sản xuất vật chất, quá trình vận động phát triển, và trong mối quan hệ tácđộng qua lại lẫn nhau
Học thuyết kinh tế Mác - Lênin là sự khái quát thực tiễn sinh động của chủ nghĩa tư bản Những nhà kinh tế trước Mác sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư đang trên đà phát triển theo
chiều hướng tiến bộ chưa bộc lộ những mâu thuẫn và chưa bộc lộ đày đủ bản chất của nó nênnhững học thuyết của họ còn nhiều mặt hạn chế Đến C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin thì chủnghĩa tư bản đã hoàn thành cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa Thực tiễn
đó đã cho phép Mác và tiếp đó là Lênin đã phân tích một cách sâu sắc và đầy đủ về bản chất
và quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản
Những nội dung cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin:
- Kinh tế chính trị Mác - Lênin vạch ra những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản,
đã đưa ra những luận chứng kinh tế có tính chất quá độ lịch sử về chủ nghĩa tư bản, chỉ ra sứmệnh của giai cấp vô sản và sự tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa để chuyển lên chủnghĩa cộng sản Lý luận này là nguồn sức mạnh, là ánh sáng soi đường cho cuộc đấu tranh củagiai cấp vô sản để tiến tới xã hội tương lai
- Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạnđộc quyền, Lênin tiếp tục bảo vệ và phát triển lý luận kinh tế của Mác, chỉ ra những đặc điểmkinh tế cơ bản của thời kỳ quá độ, vạch ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội bao gồm cácnội dung: Quốc hữu hoá, công nghiệp hoá, hợp tác hóa và cách mạng văn hoá tư tưởng
- Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp khôi phục
và phát triển kinh tế của nước Nga sau chiến tranh đồng thời cũng có ý nghĩa quốc tế to lớnđối với nhiều nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế Những kếtluận của kinh tế chính trị biểu hiện ở các phạm trù và quy luật kinh tế có tính chất chung là cơ
sở lý luận của các môn kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức năng, nó là cơ sở lýluận cho một số môn khoa học khác Kinh tế chính trị Mác - Lênin là cơ sở khoa học cho sựhình thành thế giới quan, nhân sinh quan và tuyên truyền cho đấu tranh giai cấp của tầnglớp công nhân và nhân dân lao động để xây dựng chủ nghĩa cộng sản
Kinh tế học chính trị Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu là những quy luật của các
quan hệ xã hội hình thành và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của cải vậtchất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng những của cải đó trong những trình độ nhất định của sự
phát triển xã hội loài người; đặc biệt là những quy luật trong chế độ tư bản chủ nghĩa và quá trình chuyển biến tất yếu lên chủ nghĩa xã hội của cả thời đại ngày nay.
3 Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa xã hội khoa học là thuật ngữ được Ph Ăngghen nêu ra để mô tả các lýthuyết về kinh tế - chính trị - xã hội do C.Mác và ông sáng tạo Thuật ngữ này đối lập với chủnghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày một cách có hệ thống và nêu bật lên được nhữngđiều kiện và tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học đó là nó chỉ rõ con đườnghiện thực dựa vào khoa học để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức
xã hội mới không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủ
9
Trang 10nghĩa xã hội không tưởng đã từng mơ ước nhưng không thực hiện được
Chủ nghĩa xã hội khoa học có đối tượng nghiên cứu là: những quy luật và tính quy luật
chính trị - xã hội, quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng
sản chủ nghĩa; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, con đường, hình thức và phươngpháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân để thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tưbản (và các chế độ tư hữu) lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
Nội dung quan trọng của lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học Phát hiện ra
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một thành tích chủ nghĩa Mác - Lênin Nội dung sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo C.Mác và Ph.Ăngghen là những người công nhân sẽxoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu,xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh
Trong hệ thống nội dung lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học có những phạm trù,khái niệm, vấn đề mang tính quy luật rất cơ bản sau đây: “giai cấp công nhân” và “sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân” (gắn với đảng cộng sản”); “hình thái kinh tế - xã hội cộng sảnchủ nghĩa” (trong đó đặc biệt là “xã hội xã hội chủ nghĩa”); “cách mạng xã hội chủ nghĩa”;
“nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa”; “cơ cấu xã hội - giai cấp, liênminh công nông và các tầng lớp lao động ”; "vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủnghĩa xã hội", “vấn đề dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “vấn đề gia đìnhtrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “vấn đề nguồn lực con người trong quá trình xâydựng chủ nghĩa xã hội”; “thời đại ngày nay”
Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên nền tảng lý luận chung và phương pháp luận củatriết học và kinh tế chính trị học mácxít để đưa ra những luận cứ xã hội – chính trị rõ ràng,trực tiếp nhất để chứng minh, khẳng định sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và thắnglợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, chỉ ranhững con đường, các hình thức và biện pháp để tiến hành cải tạo xã hội theo hướng chủnghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản Như vậy chủ nghĩa xã hội khoa học là sự tiếp tục một cáchlôgic triết học và kinh tế chính trị học mácxít, là sự biểu hiện trực tiếp mục đích và hiệu lựcchính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thực tiễn Nếu như triết học, kinh tế chính trị họcluận giải tính tất yếu, những nguyên nhân khách quan, những điều kiện để thay thế chủ nghĩa
tư bản bằng chủ nghĩa xã hội thì chỉ có chủ nghĩa xã hội khoa học mới đưa ra được câu trả lời
cho câu hỏi: bằng con đường nào để thực hiện bước chuyển biến đó.
III VAI TRÒ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN
-1 Tính đúng đắn, tiến bộ và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin
Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là kết quả của sự tổng kết xã hội trên cơ sở
kế thừa toàn bộ di sản tư tưởng của nhân loại, nên nó phản ánh đầy đủ và đúng đắn nhất cácmối quan hệ vật chất của xã hội ở các giai đoạn của lịch sử xã hội loài người Vì hệ tư tưởngcủa Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiếng nào của một giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất trong lịch
sử nhân loại đó là giai cấp vô sản và nhân dân lao động Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác –Lênin là vũ khí sắc bén cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao động vìmục đích giải phóng sự nô dịch giai cấp, xoá bỏ tình trành phân chia giai cấp trong xã hội, xoá
10
Trang 11bỏ sự áp bức bóc lột, sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội và do đó giải phóng con người.
Từ năm 1924 đến nay, Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết lý luận với vai trò là nềntảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng sản trên thế giới trong đấutranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội Các hội nghị quốc tế và các cuộc gặp gỡ củalãnh tụ các Đảng cộng sản các nước đã thường xuyên trao đổi kinh nghiệm vận dụng sáng tạoChủ nghĩa Mác – Lênin vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh cách mạng trong điềukiện đặc thù của từng nước
Trên cơ sở những nguyên lý lý luận phổ biến và cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin,các Đảng cộng sản và công nhân từng nước vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa những quy luậtchung và đặc thù, đề ra những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng nước mình để bổ sung và làmphong phú, phát triển lý luận mới Đó là biểu hiện sáng tạo và sức sống mới về mặt thực tiễncủa Chủ nghĩa Mác – Lênin
Ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa, nhu cầu học tập và nghiên cứu phát triển chủ nghĩaMác - Lênin vẫn là một nhu cầu cấp thiết trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội chủnghĩa trong thời đại mới (nhằm xây dựng đường lối phát triển nền kinh tế-xã hội, xây dựng vàbồi dưỡng nhân sinh quan cách mạng, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của con người trong tiếntrình cách mạng xã hội chủ nghĩa …)
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân và các đảng cộng sản các nước vẫnkiên trì việc học tập, nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin như là một vũ khí lý luậnnhằm chống lại chủ nghĩa tư bản Trong những năm gần đây, ở một số quốc gia tư bản chủnghĩa thuộc các nước đang phát triển như Vênêzuêla, Bôlôvia, … việc học tập và nghiên cứuchủ nghĩa Mác - Lênin đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong việc xác định đường lốiphát triển theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của mình
Ở Việt Nam, Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nềntảng tư tưởng khoa học của toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay,Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; phải “vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động củaĐảng Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắnnhững vấn đề do cuộc sống đặt ra”
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là những quan điểm cơ bản, nềntảng và có tính chân lý khoa học bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin Bởi vậy, sinh viên họctập chủ nghĩa Mác – Lênin là để: Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ ChíMinh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; nhận thức sâu sắc các quanđiểm, đường lối cách mạng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta từ cơ sở nềntảng của nó là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin được vận dụng sáng tạovào thực tiễn Việt Nam Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quancách mạng, xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạt độngnhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện tư tưởng và đạo đức, đáp ứng yêu cầu của con ngườiViệt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
2 Vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay
Mỗi thời đại lịch sử thường có nhiều học thuyết xã hội tác động, ảnh hưởng đến sự pháttriển xã hội, song có một học thuyết nổi bật, trở thành chủ thuyết phát triển của thời đại Từ
11
Trang 12khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác – Lênin luôn phát triển trong cuộc đấu tranh với các họcthuyết đối lập và nó trở thành chủ thuyết phát triển của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Thực tiễn lịch sử xã hội đã xác nhận, gần hai thế
kỷ qua chủ nghĩa Mác – Lênin đã thể hiện được ưu thế vượt trội và sức sống mãnh liệt với bảnchất khoa học, cách mạng và nhân văn trong đời sống xã hội nhân loại Sự phát triển của khoahọc và thực tiễn xã hội nhân loại gần hai thế kỷ qua là minh chứng sinh động, có sức thuyếtphục cho bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin Bản chất nàycủa chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện một cách sâu sắc, sinh động cả trong ba bộ phận cấuthành:
Triết học Mác – Lênin là tinh hoa trí tuệ nhân loại được C.Mác và Ph.Ăngghen,V.I.Lênin xây dựng, phát triển trên cơ sở những thành tựu cao nhất của tư tưởng nhân loại,của khoa học tự nhiên hiện đại và của kinh nghiệm thực tiễn xã hội loài người Những nguyên
lý, khái niệm, phạm trù, quy luật và phương pháp luận cơ bản của nó mang tính phổ biến vàphổ quát Chúng bao quát, tác động, chi phối cả giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy, trítuệ nhân loại ở tất cả các chế độ xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử Vì vậy, triết học Mác –Lênin trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho hoạt động của con người vànhân loại tiến bộ
Kinh tế chính trị học Mác – Lênin là kết tinh những thành tựu của kinh tế chính trị họcnhân loại được C.Mác, Ăngghen, V.I.Lênin xây dựng, phát triển lên đỉnh cao với học thuyếtgiá trị thặng dư gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranhtiến đến giai đoạn độc quyền và chủ nghĩa đế quốc Lý luận này không chỉ vạch ra mục đích
và bản chất của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá trị thặng dư và theo đuổi lợi nhuận tối đa, màcòn chỉ rõ những quy luật vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản cùng những mâu thuẫn vàkhuyết tật cố hữu của nó mà trong phạm vi chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được
Chủ nghĩa xã hội khoa học là đỉnh cao trí tuệ nhân loại được C.Mác, Ph.Ăngghen,V.I.Lênin xây dựng, phát triển dựa trên những thành tựu cao nhất của triết học, kinh tế chínhtrị học, lý luận xã hội chủ nghĩa và khoa học xã hội – nhân văn hiện đại Đồng thời, đó là sảnphẩm tất yếu của sự vận động, phát triển của lịch sử nhân loại đi qua hình thái kinh tế - xã hội
tư bản chủ nghĩa tiến lên hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Vì vậy, chủ nghĩa xãhội khoa học vừa là mục tiêu lý tưởng, vừa là xu thế thời đại và trở thành động lực thôi thúcgiai cấp công nhân, các Đảng Cộng sản và hàng triệu triệu người lao động trên thế giới hànhđộng để biến nó thành hiện thực sinh động
Chính vì vậy, những yêu cầu học tập nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩaMác – Lênin: Cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản củachủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại Học tập nghiên cứu nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần,thực chất của nó,tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lí
cơ bản đó trong thực tiễn Học tập nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin trong mối quan hệ với các nguyên lí khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ vớicác bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán của chủ nghĩa Mác
Lênin đồng thời cũ cần nhận thức các nguyên lí đó trong tiến trình phát triển của lịch sử nhânloại
12
Trang 13BÀI 2 KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội, là không có gì quý hơn độc lập tự do
Định nghĩa đã làm rõ các nội dung: Bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ ChíMinh là hệ thống các luận điểm phản ánh những vấn đề mang tính quy luật của cách mạngViệt Nam Nguồn gốc tư tưởng – lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác – Lênin,giá trị văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ ChíMinh bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp của cách mạng Việt Nam Giá trị, ý nghĩa, sứchấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh là soi đường thắng lợi cho cách mạngViệt Nam; là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta
2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Hồ Chí Minh sinh ra và trưởng
thành trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước: Cha là một nhà Nho cấp tiến có
tư tưởng lấy dân làm gốc Tấm gương hiếu học, vượt khó, nếp sống giản dị thanh bạch, yêunước thương dân của Ông là những nhân tố tác động mạnh đến việc hình thành nhân cách HồChí Minh; Mẹ của Người là người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu Tấm gương chịu thương, chịukhó, tần tảo, thủy chung, hy sinh cả cuộc đời cho chồng, con của Bà là một trong những cộinguồn tư tưởng giải phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh; Anh trai và chị gái của Người không chỉ
là những nhà Nho mà còn là những người hoạt động cách mạng sôi nổi đã từng bị tù đàynhưng luôn giữ tinh thần kiên trung Họ là những tấm gương yêu nước, thương dân trong hànhtrình cách mạng của Hồ Chí Minh
Nam Đàn và Huế là hai chiếc nôi cách mạng của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động,
không mở ra khả năng cho Việt Nam cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới
Không phát huy được những thế mạnh của dân tộc và đất nước, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và Hiệp định Patơnốt (1884) được kýkết, xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến, thừa nhận nền bảo hộ củathực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam Cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới
khẩu hiệu “Cần vương” do các văn thân, sỹ phu lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại Hệ tư tưởng
phong kiến đã lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử.
13
Trang 14Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt
Nam có sự phân hóa giai cấp-xã hội sâu sắc Tạo tiền đề bên trong cho phong trào đấu tranh
giải phóng đân tộc đầu thế kỷ XX Đầu thế kỷ XX, các phong trào vũ trang kháng chiến chống
Pháp rầm rộ, lan rộng ra cả nước nhưng đều thất bại (Chủ trương cầu viện, dùng vũ trang khôiphục độc lập của Phan Bội Châu; Chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ” khai thông dân trí, nângcao dân trí, trên cơ sở đó mà dần dần tính chuyện giải phóng của Phân Chu Trinh; Khởinghĩa nặng cốt cách phong kiến của Hoàng Hoa Thám; Khởi nghĩa theo khuynh hướng tư sản
của Nguyễn Thái Học) Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn đi đến thắng lợi, phải đi
theo con đường mới
Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của cách mạng Việt Nam.
Bối cảnh thời đại (quốc tế): Nguyễn Ái Quốc bước lên vũ đại chính trị vào lúc thế giới
xảy ra rất nhiều sự kiện quan trọng
Từ cuối thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giaiđoạn đế quốc chủ nghĩa Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dânlao động, bên ngoài thì bành trường xâm lược và áp bức các dân tộc thuộc địa Hai chính sáchnày đã đẩy mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội tư bản lên cao; đồng thời làm nảy sinh mâuthuẫn mới của thời đại là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc thuộc địa
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ Cuộc chiến tranh này gây ranhững hậu quả đau thương cho nhân dân các nước, đồng thời cũng đã làm cho chủ nghĩa tưbản suy yếu và mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc tăng thêm
Năm 1917, Cách mạng tháng 10 Nga thành công Cách mạng Tháng Mười Nga mở đầumột thời đại mới “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Đối vớinước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập chính quyền Xô viết.Nhưng đấy còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nhiều dân tộc trong đế quốc Ngađược giải phóng, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết vào năm1922
Năm 1919, Quốc tế cộng sản được thành lập Sự kiện cách mạng Tháng Mười Ngathắng lợi và Quốc tế cộng sản thành lập đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của phong tràođấu tranh ở các nước thuộc địa
Như vậy, hoàn cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận động, pháttriển của tư tưởng yêu nước Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; là sự gặp
gỡ giữa trí tuệ mẫn cảm, thiên tài của Hồ Chí Minh với trí tuệ thời đại- chủ nghĩa Mác - Lênin
Từ sự tiếp thu nhận thức ban đầu, trong quá trình hoạt động cách mạng, lãnh đạo cách mạngViệt Nam, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển những quan điểm mới, tạothành hệ thống tư tưởng của Người
2.2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Truyền thống văn hóa dân tộc: Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước đã tạo cho mình một nền văn hoá riêng, phong phú và bền vững với nhữngtruyền thống tốt đẹp và cao quý Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lực, tựcường, yêu nước, kiên cường, bất khuất, tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước; là tinhthần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân tộc; thuỷ chung, khoan dung, độlượng; thông minh, sáng tạo, quí trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa nhân loại để làm phong phú
14
Trang 15văn hoá dân tộc
Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòngchảy chính của tư tưởng văn hoá truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, làđộng lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc Chủ nghĩa yêu nước là tìnhcảm thiêng liêng, cao quý, là cội nguồn sáng tạo, là chuẩn mực đạo đức dân tộc để Hồ ChíMinh tiếp thu, kế thừa và tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc “Lúc đầu chính là chủnghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã giúp tôi theo Lênin và đi theo Quốc tếIII”6
Tinh hoa văn hóa nhân loại: Tiếp thu tư tưởng và văn hoá phương Đông: Hồ Chí Minh
tiếp thu tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng triết học phương Đông (Lão Tử, Mặc Tử,Quản Tử ) và các tư tưởng tiến bộ khác của văn hóa phương Đông Đối với văn hoá phươngĐông, cùng với những hiểu biết uyên bác về Hán học, Hồ Chí Minh biết chắt lọc lấy những gìtinh tuý nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, củaTôn Trung Sơn Đối với văn hóa phương Tây, Người sớm làm quen với văn hoá Pháp, tìmhiểu các cuộc cách mạng ở Pháp và Mỹ Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do,bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như: Voltaire, Rousseau, Montesquieu…Người còn tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cáchmạng Pháp 1789; các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc củaTuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1776 Nói tóm lại, trên tiến trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã tựbiết làm giàu vốn trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu,vừa chọn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vậndụng và phát triển
Chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết
định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tưtưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tư tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩaMác - Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do Người khẳng định:
“Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với chúng ta… là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới
thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…”
Chủ nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò quyết định sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh,bởi vì: Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn ÁiQuốc đã hấp thụ và chuyển hoá được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thống dântộc, tư tưởng và văn hoá nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình Chủ nghĩa Mác –Lênin giúp Hồ Chí Minh nhận diện chính xác bản chất của kẻ thù từ đó giúp Người vạch rađược đường lối cứu nước đúng đắn Chủ nghĩa Mác – Lênin giúp Hồ Chí Minh nhận thứcđược quy luật vận động của lịch sử và hàng loạt các vấn đề về phương pháp cách mạng
Phương pháp tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh là nắm lấy cái tinhthần, cái bản chất của chủ nghĩa Mác – Lênin, sử dụng lập trường, quan điểm, phương phápcủa chủ nghĩa Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp vớitừng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam
Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở chủ yếu nhất, chủ nghĩa yêunước là cội nguồn sâu xa Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩayêu nước có quan hệ mật thiết với nhau Yêu nước chân chính như Hồ Chí Minh, chắc chắn sẽ
6Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.127.
15
Trang 16đưa Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, và khi Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác –Lênin, thì Người là người yêu nước chân chính Vì vậy, ai phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin,cũng là phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh từ gốc.
Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiếnthức và kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước: “trong cuộc đấu tranh, vừanghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ cóchủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và nhữngngười lao động trên thế giới”; “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩachân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”; “chính là do cố gắngvận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tếViệt Nam ngày nay, mà chúng tôi đã chiến đấu và giành đuợc thắng lợi to lớn”
Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh: Các nhân tố chủ quan của Hồ Chí Minh được biểu
hiện: Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo khả năng phê phán tinh tường sáng suốt không để bị
đánh lừa bởi cái vỏ hào nhoáng bên ngoài của chủ nghĩa tư bản Khả năng hấp thụ, xử lý,chuyển hoá tri thức của nhân loại thành trí tuệ và kinh nghiệm đấu tranh của bản thân phù hợpvới cốt cách của người Á Đông, người Việt Nam, không thoả hiệp vô nguyên tắc, không làmbiến chất tư tưởng gốc Khả năng đưa những tri thức thu nhận được vào trong quần chúngnhân dân, trước hết là vào những lớp người tiên tiến nhất trong dân tộc, thực hiện bướcchuyển từ người đi tìm đường cứu nước trở thành người dẫn đuờng Ở Việt Nam có nhiềungười đi tìm đường cứu nước, song chỉ có Hồ Chí Minh sớm tìm ra con đường cứu nước đúngđắn nhất và trở thành người dẫn đường cho dân tộc ta Tâm hồn của một nhà yêu nước chânchính, một chiến sỹ cộng sản nhiệt tình cách mạng, thương dân, tin tưởng vào nhân dân, sẵnsàng chịu đựng những hi sinh cao nhất vì độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hoà những điều kiện khách quan và
chủ quan, của truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại Cùng với thực tiễndân tộc và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hoá sắc sảo, tinh tế với một phươngpháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại
3 Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Thời kỳ truớc năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước Đây là
thời kỳ đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với việc hình thành tư
tưởng yêu nước, chí hướng cách mạng của Hồ Chí Minh Nguyễn Sinh Cung sinh ra tại quê
hương Kim Liên, Nam Đàn, trong một gia đình nhà nho yêu nước Anh cũng có quảng thờigian 10 năm sống ở Huế Anh được khai tâm bằng chữ Hán, được hấp thụ tinh thần bất khuấtcủa các phong trào đấu tranh chống Pháp, cách đối nhân xử thế nhân nghĩa, khí khái, thuỷchung của những người thân và của nhiều nhà nho yêu nước, được học một số kiến thức về tựnhiên và xã hội; tận mắt chứng kiến sự thống khổ của nhân dân Ngoài vốn Nho học và Quốchọc, trong hành trang học vấn của anh Nguyễn hồi đó còn có những hiểu biết nhất định về nềnvăn hoá phương Tây, đặc biệt là nền văn hoá, văn minh Pháp Hấp dẫn nhất đối với NguyễnTất Thành là câu châm ngôn về lý tưởng “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà cách mạng Pháp đãkhai sinh Điều đặc biệt ở Nguyễn Tất Thành là anh có sự so sánh, nhận xét về các phong tràoyêu nước lúc bấy giờ của các bậc tiền bối Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám
và đi đến quyết định “muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác làm như thếnào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về cuộc đờihoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh)
16
Trang 17Chính truyền thống quê hương và gia đình đã hình thành ở người thanh niên NguyễnTất Thành lòng yêu nước, hoài bão cứu nước, lòng nhân ái, thương người, nhất là người nghèokhổ, tha thiết bảo vệ những truyền thống của dân tộc, ham học hỏi những tư tưởng tiến bộ củanhân loại.
Thời kỳ từ năm 1911- 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Để thực
hiện hoài bão của mình, anh Nguyễn đã đi và sống ở nhiều nước thuộc châu Âu, châu Á, châuPhi, Châu Mỹ, tận mắt chứng kiến cuộc sống bị bóc lột, bị đàn áp của nhân dân các nướcthuộc địa và cũng đã trực tiếp tìm hiểu đời sống của nhân dân lao động các nước tư bản Anhrút ra kết luận: trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóclột và chỉ có một mối tình hữu ái - tình hữu ái vô sản là thật mà thôi Tháng 7/ 1911, Hồ ChíMinh đến Pháp Tiếp đó, Người đến nhiều nước thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi, Châu MỹLatinh và các nước đế quốc như Anh, Mỹ, Pháp để nghiên cứu và tìm đường cứu nước, cứu
nhân loại Năm 1919, Anh cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam thảo Yêu sách 8 điểm gửi
Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do dân chủ cho người Việt Nam Bản yêu sách không được Hội
nghị xem xét, nhưng tên gọi Nguyễn Ái Quốc và nội dung Yêu sách đã gây một tiếng vang
lớn Người cũng đã khảo sát, và tìm hiểu cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham giaĐảng Xã hội Pháp (1919), tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga
Sau gần mười năm tìm tòi, nghiên cứu, học tập và hoạt động thực tiễn, tháng 7/1920,Người tiếp cận với “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Người kết luận:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cáchmạng vô sản”7 Tháng 12/1920, Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, HồChí Minh cùng với những đảng viên tiên tiến đã biểu quyết gia nhập Quốc tế cộng sản Ngườitham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hìnhthành tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động cách mạng của Người
Thời kỳ từ năm 1921 - 1930: Thời kỳ này Hồ Chí Minh có những hoạt động rất tích cực
và đầy hiệu quả cả trên bình diện thực tiễn và lý luận, góp phần hình thành tư tưởng về cáchmạng giải phóng dân tộc Việt Nam
Một người sẽ trở thành nhà tư tưởng khi người đó đi trước phong trào tự phát của quầnchúng, chỉ đường cho quần chúng, vạch ra đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng vàxây dựng cho quần chúng một tổ chức cách mạng (Lênin) Thông qua một loạt các cuộc tiếpxúc, các hoạt động xã hội phong phú, các cuộc hội thảo nghiên cứu sâu về chủ nghĩa Mác –Lênin, Hồ Chí Minh đã tích luỹ cho mình một số vốn tri thức cách mạng hết sức phong phú.Từng bước hình thành ở Người tư tưởng đúng đắn: Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phónggiai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, giải phóng nhân loại Cũng từ đó, lý luận chiến lược,sách lược của cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến đã từng bước đượchình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được thể hiện thông
qua hàng loạt các bài viết, các tác phẩm và đặc biệt là thông qua các văn kiện Chính cương
vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hồ Chí Minh soạn thảo và được Hội nghị hợp nhất 3 Đảng
Cộng sản ở Việt Nam thông qua ngày 3 tháng 2 năm 1930
Từ khi trở thành chiến sĩ cộng sản, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
về nước, chuẩn bị tích cực cho việc thành lập chính đảng vô sản ở VN như cho xuất bản báoNgười cùng khổ (1922), Bản án chế độ Thực dân Pháp (1925), Báo Thanh niên (1925 -1927),Đường Kách Mệnh (1927) Từ ngày 3 – 7/2/1930, Hồ Chí Minh trực tiếp chủ trì hội nghị
7Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.314.
17
Trang 18Thành lập Đảng, thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Thời kỳ từ 1931 - 1941: Thời kỳ Người gặp những thủ thách và kiên trì giữ vững quan
điểm tư tưởng của mình về đấu tranh giải phóng dân tộc Do không nắm được tình hình thực
tế của các thuộc địa ở phương Đông và Việt Nam, lại bị chi phối bởi quan điểm “tả khuynh”đang tồn tại, quốc tế cộng sản đã chỉ trích và phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc trongHội nghị hợp nhất Hội nghị Trung ương tháng 10/1930, Đảng ta đã ra nghị quyết thủ tiêuchánh cương và sách lược vắn tắt, đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sảnĐông Dương Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới mới, Đại hội lầnthứ VII Quốc tế cộng sản (8/1935) đã tự phê bình về khuynh hướng “tả”, cô độc, biệt phái vàĐại hội thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít Năm 1936, Đảng ta tự phê bình biểu hiện
“tả khuynh” trước đây, thừa nhận chánh cương, sách lược văn tắt cuả Hồ Chí Minh
Thời kỳ từ 1941 – 1969: Thời kỳ Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Cuối
tháng 9/1938, Quốc tế cộng sản quyết định điều động Hồ Chí Minh về công tác ở ĐôngDương Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.Tháng 5/1941, Người trực tiếp chỉ đạo Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ươngkhoá I đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn thế, tạm thời gác lại khẩu hiệu cách mạngđiền địa, xoá bỏ vấn đề Liên bang Đông Dương, lập ra Mặt trận Việt Minh, thực hiện đại đoànkết dân tộc trên cơ sở liên minh công nông, đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám Đócũng là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngày 2/9/1945, Người thay mặt quốc dân đọc “Tuyên ngôn độc lập” tại quảng trường
Ba Đình Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch nước và tư tưởng cách mạng và khoa học củaNgười được thể chế bằng Hiến pháp và pháp luật hiện hành của nước Việt Nam dân chủ cộnghoà (1946) Không bao lâu, nước nhà lâm vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Hồ Chí Minh lãnhđạo nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với tư tưởng: vừa kháng chiến vừakiến quốc Dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu Hoà bình lập lại,nhưng đất nước tạm thời bị chia cắt Đảng ta đã xác định kẻ thù chính của cách mạng ViệtNam là Đế quốc Mỹ và vạch ra đường lối cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:miền Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ, miền Bắc thực hiện cách mạng xã hội chủnghĩa không kinh qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa
Năm 1965, trước nguy cơ thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Đế quốc Mỹchuyển qua thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Chúng đưa quân Mỹ và chư hầu vàomiền Nam, tăng cường phá hoại miền Bắc Trước tình hình này Hồ Chí Minh khẳng định: “…Không có gì quý hơn độc lập tự do ” Trước khi qua đời, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn
quân và toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng Trong Di chúc, Người đã nói lên niềm tin tất
thắng ở sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, tổng kết sâu sắc những bài học đấutranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời đề ra những phương sách lớn để xây
dựng lại đất nước sau chiến tranh Bản Di chúc là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết,
thắm đượm tình người của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một di sản vô cùng quý báu của dân tộc vànhân loại
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối
cách mạng đúng đắn, ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam
II MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1 Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh
18
Trang 19dân tộc với sức mạnh thời đại
1.1 Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân lộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nhất quán trong tư duy lý luận
và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh Người khẳng định: các nước thuộc địa phương Đôngkhông phải làm ngay cách mạng vô sản, mà trước hết giành độc lập dân tộc Có độc lập dântộc rồi mới bàn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa Từ khi trở thành người cộng sản cho đến khitrở thành lãnh tụ, nguyên thủ quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là gắn độclập dân tộc với chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam Hồ ChíMinh chỉ rõ các bài viết của Người chỉ có một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chốngphong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội thể hiện một cách tập trung những luậnđiểm sáng tạo lớn về lý luận của Hồ Chí Minh Những luận điểm đó có giá trị lâu dài chỉ đạođường lối cách mạng Việt Nam và đóng góp quan trọng vào việc phát triển lý luận về cáchmạng vô sản Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Trong khi giải quyết những vấn đề củacách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênintrên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lênchủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc”8
Độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết, là cơ sở tiền đề để tiến lên chủ nghĩa
xã hội Theo Hồ Chí Minh, con đường cách mạng Việt Nam có hai giai đoạn: cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong cách mạng dân tộc dân chủ có hainhiệm vụ chiến lược cơ bản, trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhiệm vụ dânchủ được rải ra thực hiện từng bước và phục tùng nhiệm vụ giải phóng dân tộc Vì thế, ở giaiđoạn cách mạng dân tộc dân chủ thì độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cấp bách.Kết luận này được Hồ Chí Minh rút ra từ sự phân tích tình hình thực tế và những mâu thuẫnkhách quan tồn tại của xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến
Lịch sử phát triển loài người chứng tỏ, độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổbiến Với dân tộc Việt Nam, đó còn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và giữ gìn bởi máuxương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc baohàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân chủ Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn,chứ không phải là thứ độc lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức Trong tư tưởng HồChí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ củađất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ, ấm no hạnh phúc của nhân dânlao động
Độc lập dân tộc tạo tiền đề, điều kiện để nhân dân lao động tự quyết định con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Người khẳng định: muốn làm
cách mạng, trước hết phải có Đảng lãnh đạo Người đã chỉ ra, muốn làm cách mệnh “trước hếtphải làm cho dân chúng giác ngộ phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân chúng hiểu”9
“Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân Vậy nên sức mệnhphải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”10 Trong “Đường Kách mệnh” Ngườikhẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng,ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh
8 Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, tr.7.
9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tập 2, tr.267
10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tập 2, tr.267
19
Trang 20mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”11
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời đại mới, chủ nghĩa xã hội là xu hướng pháttriển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Điều này làm cho con đường cứu nướcgiải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh khác biệt về chất so với con đường cứu nước những nămđầu thế kỷ XX ở nước ta và nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới
Chủ nghĩa xã hội là con đường củng cố vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn liền với đời
sống ấm no, hạnh phúc của quần chúng nhân dân, những người đã trực tiếp làm nên thắng lợicủa cách mạng dân tộc dân chủ Để đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc, để không rơi vào lệthuộc, đói nghèo lạc hậu, chặng đường tiếp theo chỉ có thể là đi lên chủ nghĩa xã hội Donhững đặc trưng nội tại của mình, chủ nghĩa xã hội sẽ củng cố những thành quả đã giành đượctrong cách mạng dân tộc dân chủ, tạo điều kiện để bảo đảm cho độc lập và phát triển dân tộc
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Hệ thống quan điểm của Người về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đạichứa đựng nhiều nội dung quan trọng Ngay từ những ngày đầu của hành trình tìm đường cứunước, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Cách mạng An Nam là bộ phận của cách mạng thếgiới Ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An Nam cả”12 Phải giáodục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản cho nhân dân lao động nước mình, làmcho tinh thần yêu nước là một bộ phận của tinh thần quốc tế Người kêu gọi: “vì nền hòa bìnhthế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại vàchống bọn áp bức”13
Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh nhấnmạnh sức mạnh dân tộc là nguồn lực nội sinh giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh thời đại lànguồn lực bên ngoài, nó sẽ làm cho sức mạnh dân tộc được tăng lên và nó cũng chỉ phát huytác dụng thông qua nhân tố bên trong, đó là sức mạnh dân tộc Người nhiều lần chỉ rõ: “tự lựccánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người ta giúp cho, thì trước hết phải tự giúpmình đã”, “một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì khôngxứng đáng được hưởng độc lập”14 Phải kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập dântộc mình với các mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xãhội
2 Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân,
do dân, vì dân
2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ
“Dân là chủ” là muốn nói đến vị thế, quyền lực của dân trong bộ máy nhà nước; vai tròcủa nhân dân trong sự phát triển xã hội Dân phải ở địa vị cao nhất của đất nước Người nói:
“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”15
“Dân làm chủ” là đề cập đến năng lực và trách nhiệm của nhân dân “Chế độ ta là chế
độ dân chủ Tức là nhân dân làm chủ”16
11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, tập 2, tr.267-268
12 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.301.
13 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.452.
14 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.522.
15 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.434.
16 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.382.
20
Trang 21Tuy Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền nhưng phải luôn lấy dân làm gốc Nghĩa là Đảng
cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhưng phải luôn để cho dân làm chủ và dân là chủ Hai vế của
mệnh đề luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của nhân dân
Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phản ánh đúng nội dung bản chất quan niệm dân chủchung trên thế giới được hình thành từ xa xưa: quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhândân Xã hội nào bảo đảm cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ
2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bảncủa chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi cho ai
Năm 1927, trong cuốn “Đường Kách Mệnh” Bác chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm káchmệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng
số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúngmới được hạnh phúc”
Sau khi giành độc lập, Người khẳng định, “nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyềnhạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân” Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và
trong xã hội đều thuộc về nhân dân.
Điều 1 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (Năm 1946) nói: “Nước ViệtNam là một nước dân chủ cộng hoà Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dânViệt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”
Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động Hồ Chí Minhkhẳng định: Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân Chính quyềncủa Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân,
vì dân Cơ sở xã hội của Nhà nước là toàn dân tộc Nền tảng của Nhà nước là liên minh côngnhân, nông dân, lao động trí óc dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
Hiểu một cách khái quát, quan điểm mộ nhà nước của dân, do dân, vì dân trong tưtưởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung sau:
Nhà nước của dân: Mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân
dân Mọi công việc của Nhà nước do nhân dân quyết định Nhân dân có quyền kiểm tra, giámsát hoạt động của Nhà nước Trong Nhà nước, dân là chủ và dân làm chủ Dân được hưởngmọi quyền dân chủ
Nhà nước do dân: Nhà nước đó do dân lập nên Đại biểu Nhà nước do nhân dân lựa
chọn Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động Nhànước muốn điều hành, quản lý xã hội có hiệu lực, hiệu quả phải dựa vào dân “Đem tài dân,sức dân, của dân làm lợi cho dân…”17
Nhà nước vì dân: Là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân
dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính Trong Nhà nước,mọi chủ trương chính sách, mọi quy định của pháp luật, pháp lệnh đều phải xuất phát từ lợiích của dân Phải kết hợp hài hòa cả lợi ích trước mắt và lâu dài; cả lợi ích cá nhân, tập thể và
xã hội Là Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát Trong quan hệgiữa Chính phủ với nhân dân, Hồ Chí Minh xác định: dân là chủ, Chính phủ vừa là đầy tớ, vừa
17Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.65.
21
Trang 22là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân.
3 Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân
3.1 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ
bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng Theo Người, đại đoàn kết không đơn thuần là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng, mà đó là mục tiêu, nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng, của cách mạng Đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề có tính đường lối, một
chính sách nhất quán chứ không thể là một thủ đoạn chính trị
Hồ Chí Minh đã khái quát thành luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoànkết:
- Đoàn kết làm ra sức mạnh: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta Đoàn kết chặt chẽ
thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trònnhiệm vụ mà nhân dân giao phó”18; “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắcphục khó khăn, giành lấy thắng lợi”19
- “Đoàn kết là điểm mẹ Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”20
- Đoàn kết là then chốt của thành công.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”21
Bên cạnh đó, Người khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu
của Đảng, của dân tộc Cách mạng muốn thành công, đường lối đúng đắn thôi chưa đủ, mà
trên cơ sở đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hoá thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phươngpháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử
Đại đoàn kết dân tộc còn là nhiệm vụ hàng đầu của toàn dân tộc Bởi vì cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng nhân dân Từ trong đấu tranh mà nảy sinh nhu cầu khách quan vềđoàn kết, hợp tác Đảng có nhiệm vụ thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng; chuyển nhữngnhu cầu, đòi hỏi khách quan, tự phát đó thành nhu cầu tự giác, thành hiện thực có tổ chứctrong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn để hoàn thành các mục tiêu cáchmạng
3.2 Nội dung cơ bản của đại đoàn kết dân tộc
Nội dung cơ bản của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là đại đoàn kếttoàn dân Trong đó, nhân dân bao gồm “mọi con dân nước Việt”, “con cháu Lạc Hồng”,không phân biệt dân tộc thiểu số với đa số, người có tín ngưỡng với người không có tínngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, không phân biệt giàu nghèo, quý tiện Ai có đức, cótài, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân là đoàn kết
Nòng cốt của khối đại đoàn kết là liên minh công - nông - trí thức Người nhắc nhở:
Trong khi tập hợp khối đại đoàn kết thì “lực lượng chủ yếu của khối đại đoàn kết dân tộc làliên minh công - nông, cho nên liên minh công - nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thốngnhất” “Đại đoàn kết trước hết là đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đa số nhân dân ta là công
nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác” Về sau, Hồ Chí Minh mở rộng “liên
18 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 7, tr.392
19 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 7, tr.397
20 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 8, tr.392
21 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 8, tr.392
22
Trang 23minh công - nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân” “Trong bầutrời không có gì quý bằng dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết củanhân dân”.
Có thể nói, đó là tư tưởng đoàn kết hết sức rộng rãi Hồ Chí Minh đã đề cập vấn đề dân
và nhân dân một cách rõ ràng, toàn diện, có sức thuyết phục; vừa được hiểu với tư cách là mỗicon người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với nhữngmối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kếtdân tộc thực chất là đại đoàn kết toàn dân
Để xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi, bền chặt, thực sự, theo Hồ Chí Minh, trước hếtphải phát huy truyền thống của dân tộc, yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung độ lượng Vớiquan điểm: trong xã hội có người thế này, người thế khác và con người ai cũng có mặt tốt, mặtxấu, mặt thiện, mặt ác… nhưng cần gạt bỏ những thành kiến, không khoét sâu cách biệt biếtđặt lợi ích chung, lợi ích to lớn, lợi ích lâu dài lên hàng đầu, Người kêu gọi cần phải đoàn kếtchặt chẽ Với những người có chính kiến, quan điểm khác, thậm chí những người trước đâychống đối nay muốn quay lại, chúng ta vẫn đón nhận họ về với dân tộc, vẫn đoàn kết với họ
Hồ Chí Minh dùng hình ảnh, năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng cả năm ngón đềuquy về một bàn tay, để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết rộng rãi Mặt khác,khối đại đoàn kết hết sức rộng rãi ấy, nếu không có nguyên tắc sẽ dẫn đến lỏng lẻo, khôngphát huy được vai trò và sức mạnh của nó Do vậy, theo Hồ Chí Minh liên minh công - nông
là cái nền của đại đoàn kết cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Theo Người, thực hiện đạiđoàn kết dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam Đảng có lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhândân trong lịch sử; có khả năng vạch ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cáchmạng đúng đắn, từ đó tập hợp quần chúng vào khối đại đoàn kết trong mặt trận nhằm thựchiện mục tiêu cách mạng
4 Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
4.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế
Trong Di chúc, Bác đã dặn lại: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế
và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”22 Vận dụng và phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiềuluận điểm, tư tưởng chỉ đạo sáng suốt, có tính nguyên tắc về phát triển kinh tế không ngừngnâng cao đời sống vật chất của nhân dân Đó là:
Thứ nhất, là một nước thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế rất lạc hậu, sức sản xuất chưa
phát triển, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân thấp kém, do đó Hồ Chí Minh coi pháttriển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Người đãchỉ rõ: “ nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹthuật của chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghệp hiện đại, có văn hóa và khoa họctiên tiến”23
Thứ hai, về cơ cấu kinh tế, Hồ Chí Minh chủ trương phát triển mạnh cả công công
nghiệp và nông nghiệp; công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát
22Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.511.
23Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.13.
23
Trang 24triển Người chỉ rõ: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có hai chân là công nghiệp và nông nghiệp,hai chân không đều nhau, không thể lớn mạnh được Phát triển mạnh cả công công nghiệp vànông nghiệp cũng góp phần thực hiện liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xâydựng đời sống ấm no sung sướng cho nhân dân; trong đó, “công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩavẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta”24
Thứ ba, về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải
tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất Tuy nhiên, ở thời kỳ quá độ,nền kinh tế đó còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: Sở hữu nhà nước tức là của toàn dân
Sở hữu hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động Sở hữu của người lao độngriêng lẽ Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản Về thành phần kinh tế, Hồ ChíMinh xác định trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh;các hợp tác xã; kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ; tư bản của tư nhân; tư bản củaNhà nước
Thứ tư, tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu
dùng, thời gian, sức lao động Đồng thời, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu là những
“giặc nội xâm”, đồng minh với giặc ngoại xâm Người chỉ rõ: “Tăng gia sản xuất và thực hànhtiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc chonhân dân Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”25
4.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân
Nói văn hóa Hồ Chí Minh là nói đến những hoạt động và cống hiến sáng tạo của một vĩnhân trong cuộc đấu tranh vì con người, cho con người và giải phóng con người khỏi sự bầncùng, áp bức, sự tha hóa ở thế kỷ XX Đó cũng chính là những giá trị nhân văn cao quí trong
sự nghiệp hoạt động và sáng tạo văn hóa của Hồ Chí Minh
Thấu hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lênin, tinh hoa văn hóa thế giới và các giá trị vănhóa dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhận rõ vị trí đặc biệt quan trọng và ý nghĩa lớn lao của văn hóa.Người phân tích và luôn nhấn mạnh văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng, có mối quan hệ gắn
bó hữu cơ, biện chứng với cơ sở hạ tầng; khẳng định nhiều lần ý nghĩa, vai trò của văn hóa làđộng lực của sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội, “Văn hóa phải soi đường cho quốc dânđi”26 Người cũng chỉ ra rằng, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cùng phảichú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau là chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ xây dựng “một nền văn hóa mới” và chỉ rõ
tính chất, đặc trưng và chức năng chủ yếu của nền văn hóa đó là: Nền văn hóa Việt Nam bao
hàm các tính chất dân tộc, hiện đại và nhân văn; đa dạng và thống nhất - là nền văn hóa tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hóa mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải là mộtnền văn hóa thấm sâu phẩm chất nhân văn và dân chủ; thấm sâu vào trong tâm lý của quốcdân, làm cho mỗi người dân Việt Nam từ trẻ đến già, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm
vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình đáng được hưởng Từ đó, Người luôn đòi hỏirất cao đối với chất lượng của hoạt động văn hóa; văn hóa phải trở thành một nguồn lực nộisinh quan trọng của phát triển
24 Hồ Chí Minh (1996), Con đường phía trước Báo Nhân Dân, ngày 20-1-1960 Trích trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.40-41.
25Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.311.
26Hồ Chí Minh (1977), Về công tác văn hóa, văn nghệ (in lần thứ hai), Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.90.
24
Trang 25Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, bao gồm văn hóa chính trị,văn hóa đạo đức, văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ thuật, văn hóa pháp luật, văn hóa lao động,đời sống văn hóa cụ thể, văn hóa lối sống Từ sự am hiểu sâu sắc, toàn diện bản chất xã hội
và đặc trưng của văn hóa, Hồ Chí Minh đã có nhiều ý kiến sâu sắc về văn hóa; đó là: (1) Vănnghệ là biểu hiện tập trung nhất của văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnhcủa cốt cách, tâm hồn, đặc tính dân tộc (2) Văn nghệ “cần hiểu thấu và đi sâu vào đời sốngcủa nhân dân”, gắn bó và am hiểu sâu thực tiễn đời sống nhân dân để có thể phản ánh chânthật, sinh động, hùng hồn thực tiễn ấy (3) Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta; với thời đại mới của dân tộc, của đất nước (4) Đồng thời,
Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến tính đa dạng, phong phú của văn nghệ, coi đó là đặc trưng,
là một đòi hỏi nội tại của bản thân văn nghệ : “ cần làm cho món ăn tinh thần được phongphú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi Cũng như vào vườn hoa, cần chomọi người được thấy nhiều loại hoa đẹp”
Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.Toàn dân tham gia sáng tạo văn hóa, toàn dân làm nghĩa vụ và đóng góp cho sự phát triển vănhóa, toàn dân tham gia xây dựng và tự quản đời sống văn hóa của mình và toàn dân đượcquyền hưởng thụ, tiếp nhận, lưu giữ và truyền bá văn hóa tốt đẹp, lành mạnh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là những định hướng lớn cho việc xâydựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta hiệnnay
5 Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
5.1 Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Đạo đức là gốc của người cách mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc.Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là sự nghiệp rất vẻ vang,nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ.Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cáchmạng làm nền tảng, mới hoàn thành đuợc nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”27
Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọnnguồn của sông suối Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồnthì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức,không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”28
Đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách.Người viết: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợsệt, rụt rè, lùi bước khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ đuợc tinh thần gian khổ, chấtphác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứkhông kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không
hủ hoá”
Đối với Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân, Người yêu cầu phải xây dựngĐảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” Trong bản Di chúc bất hủ,Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ thật sự thấm nhuầnđạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật
27 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.283.
28Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.252 – 253.
25
Trang 26trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”29
5.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là cái cốt lõi của đạo đức cách mạng
Đây cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được Hồ ChíMinh lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu
của cách mạng Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ Liêm là luôn tôn
trọng của công và của dân Phải “trong sạch, không tham lam’’ tiền của, địa vị, danh tiếng
Chính là thẳng thắn, đứng đắn Người đưa ra một số yêu cầu: Đối với mình - không được tự
cao, tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sữa chữa cái dở của mình Đốivới người - không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà, không dối trá Đối vớiviệc - phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác, nhỏ mấycũng tránh
Đối với một quốc gia, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về mặt vật chất,vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng
của đời sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước Chí công vô tư, là công bằng, công
tâm, không thiên tư, thiên vị; làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vìdân tộc, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ’’ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạcnhi lạc) Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ chủ nghĩa cá nhân
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau: cần và kiệm nhưhai chân của con người nên phải đi đôi với nhau Người coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đứccủa con người, thiếu một đức thi không thành người, như trời có 4 mùa, đất có 4 phương Cần,kiệm, liêm, chính dẫn đến chí công vô tư, ngược lại, đã có chí công vô tư, một lòng vì nước vìdân thì nhất định sẽ thực hiện được 4 đức tính kia và có được nhiều tính tốt khác Nếu rènluyện được các đức tình này thì mỗi người sẽ vượt qua được chủ nghĩa cá nhân, vững vàngtrước khó khăn, thử thách
6 Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm,
chăm lo sự nghiệp "trồng người", chăm lo xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau Ðiểm nổi
bật trong giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ là cùng với việc nêu cao lý tưởng, quyết tâm phấnđấu cho giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương bằng chínhcuộc đời hoạt động cách mạng, chịu mọi gian khó, hy sinh, đồng cam cộng khổ với đồng bào,đồng chí Bác Hồ cho rằng, thực tiễn đấu tranh cách mạng là trường học giáo dục lý tưởng tốtnhất cho thế hệ trẻ Giác ngộ lý tưởng không chỉ dừng ở nhận thức mà điều có ý nghĩa trongviệc thấm nhuần lý tưởng cách mạng là tinh thần và quyết tâm hành động thực hiện lý tưởng
Ðối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ không phải
là cái gì quá cao xa mà là gần gũi, giản dị, dễ thấy Chẳng hạn, Người quan niệm chủ nghĩa xãhội là dân giàu, nước mạnh Trong chủ nghĩa xã hội ai cũng phải làm việc có năng suất, chấtlượng và hiệu quả Ðối với người già, ốm đau thì được xã hội chăm lo nhưng không chấp nhậnlười biếng, lười lao động, lười học tập Phải giáo dục cho mọi người ý thức cần kiệm liêmchính, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, ai không làm thì không hưởng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho
29Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.510.
26
Trang 27thế hệ trẻ, giúp họ phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác, chiến đấu, trong xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, trở thành con người phát triển toàn diện, người chủ xứng đáng của đất
nước Trong Di chúc, Bác Hồ viết: Ðoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều
hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Ðảng cần phải chăm lo giáo dụcđạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hộivừa "hồng" vừa "chuyên" Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng
và rất cần thiết
Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải thấmnhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện đạo đức cáchmạng Theo quan điểm của Bác Hồ, đạo đức cách mạng là "trung với nước, hiếu với dân" vàđạo đức cách mạng phải được thể hiện trong hành động, chỉ có trong hành động, hoạt độngtrong thực tế đấu tranh cách mạng của nhân dân thì thanh niên mới tỏ rõ được đạo đức củamình Người còn nói: Ðạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rènluyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàngcàng luyện càng trong
Bồi dưỡng tinh thần làm chủ và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Chủ tịch
Hồ Chí Minh không nói những điều chung chung mà Người thường xuyên nêu những việc cụthể, thiết thực Bác Hồ luôn nhắc nhở thanh niên trung với nước, hiếu với dân là như thế nào,đồng thời phải luôn luôn hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu mọi người tronggia đình Giáo dục cho thanh niên biết thương dân, yêu nước, thương nhân loại bị áp bức, bóclột thì phải chăm lo bảo vệ lợi ích của nhân dân, dám đấu tranh chống những sách nhiễu dân,chống chủ nghĩa cá nhân
Nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau làchăm lo xây dựng các thế hệ người Việt Nam phát triển toàn diện Do đó, cùng với việc giáodục lý tưởng, đạo đức cách mạng là chăm lo đào tạo, dạy nghề, nâng cao trình độ văn hóa,khoa học, kỹ thuật cho thanh niên Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công,Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã đề nghị một trong nhữngcông việc khẩn cấp lúc bấy giờ là diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ Trong ngày khai giảng nămhọc đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết thư cho học sinh khẳng định: Non sôngViệt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang đểsánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công họctập của các em
Xuất phát từ nhiệm vụ mới của cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch HồChí Minh hết sức quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ vănhóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp cho thế hệ trẻ Theo quan điểm của Người, chiếnthắng nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đời sống mới, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh"còn khó khăn, lâu dài hơn nhiều so với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc.Chính vì thế, Bác Hồ thường căn dặn, dạy bảo thanh niên phải "ra sức học tập nâng cao trình
độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổquốc, cho nhân dân"
Tư tưởng quan trọng của Hồ Chí Minh về việc học tập của thế hệ trẻ là giáo dục cho họhọc để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho nước nhà giàu mạnh và để làm tròntrách nhiệm của người chủ tương lai của đất nước Vì thế, thanh niên phải học nữa, học mãi,bởi vì, "nếu không chịu khó học tập thì không tiến bộ Không tiến bộ là thoái bộ Xã hội càng
27
Trang 28đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo Mình mà không chịu học thì lạc hậu, màlạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình"30 Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc bồi dưỡngthế hệ cách mạng cho đời sau phải chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cốt cán, bởi "đó là độiquân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta"31 Chủ tịch HồChí Minh di chúc, nhấn mạnh rằng, những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhândân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm.Ðảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, cácnghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trườngcách mạng vững chắc
III VAI TRÒ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là
tài sản vô giá của dân tộc ta Tư tưởng đó bao gồm một hệ thống những quan điểm lý luận, tư
tưởng về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủnghĩa ở nước ta, về sự cải biến cách mạng đối với thế giới, về đạo đức, phong cách, phươngpháp Hồ Chí Minh, về việc hiện thực hoá các tư tưởng ấy trong đời sống xã hội… đang soisáng cho chúng ta
Khẳng định nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh là bước phát triển quan trọng trong nhậnthức và tư duy lý luận của Đảng ta Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thầnquý báu của dân tộc và nhân loại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng nêu cao tưtưởng Hồ Chí Minh và đã quyết định ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: "Đảng lấy chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hànhđộng" Điều đó đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam, bảo đảm cho tương lai,tiền đồ tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiệnmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Trong suốt chặng đường hơn nửa thế kỷ qua, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn
cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
Hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn liênquan đến vấn đề bảo vệ quyền dân tộc, phát triển xã hội và bảo vệ quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạngđúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi
IV HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1 Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
1.1 Xuất phát từ vai trò to lớn của đạo đức
30Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội , tr.554.
31Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.621-622.
28
Trang 29Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, gồm những chuẩn mực, định hướng giá trị lànền tảng tinh thần của xã hội, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người Đạo đức
xã hội tốt, xã hội sẽ ổn định và phát triển
Hiện nay, bên cạnh những tấm gương đạo đức tốt còn có một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên và thanh niên suy thoái về đạo đức lối sống, sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân
vụ lợi, sống thiếu trung thực…
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các trào lưu tư tưởng trên thế giới tác độngvào nước ta ngày càng sôi động, nhiều chiều, phức tạp… Nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh còn rất nặng nề Giáo dục lối sống, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách hiện nay
1.2 Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức mẫu mực, sáng người, tiêu biểu nhất cho truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới.Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta; là Chủ tịch nước đầu tiên; Người sáng lập Mặt trận Tổquốc Việt Nam và nhiều đoàn thể chính trị xã hội lớn ở nước ta
Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho tấm gương đạo đức tận trung với nước, tận hiếu với dân,hết lòng thương yêu con người; mẫu mực của tinh thần cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư,
có tinh thần quốc tế trong sáng Người là tấm gương mẫu mực cho sự tự rèn luyện, kiên quyếtvượt qua mọi khó khăn
Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại32 Người nói báo chí có trách nhiệm là người tuyêntruyền, người cổ động, người tổ chức và lãnh đạo chung Người nói nhà báo viết phải rõ mụcđích là viết cho ai? Viết để làm gì và viết như thế nào?
Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn, “Mỗi vần thơ Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mông, bátngát tình”( Tố Hữu)
Hồ Chí Minh là nhà giáo, là người mở đầu nền sử học mácxit ở Việt Nam
Người là điển hình cho phong cách lãnh đạo quần chúng, dân chủ, nêu gương, phongcách làm việc khoa học, phong cách ứng xử chân tình, dễ gần, dễ mến; phong cách diễn đạtngắn gọn, trong sáng, giản dị; phong cách sống đời riêng trong sáng
1.3 Xuất phát từ thực trạng đạo đức trong xã hội hiện nay
Hiện nay bên cạnh những tấm gương đạo đức tốt, còn một bộ phận trong xã hội suythoái về đạo đức lối sống; sống thực dụng, nặng về chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, vụlợi, bản vị cục bộ Tệ quan liêu, nạn tham nhũng, hối lộ, lãng phí, quan liêu… chưa được ngănchặn; một bộ phận thanh niên nghiện hút, cờ bạc, đua đòi sống thực dụng, buông thả, thờ ơvới chính trị… Đó thực sự là nguy cơ, thách thức lớn, ảnh hưởng đến chế độ xã hội chủ nghĩacủa chúng ta
Trong khi đó, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiệnmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh rất nặng nề Giáo dục đạođức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh “nhân cái đẹp, dẹp cái
xấu”, khơi dậy, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nhằm khắc phục
sự suy thoái về đạo đức, lối sống; hình thành và phát triển các giá trị đạo đức mới, xây dựng
32Hồ Chí Minh sáng lập 9 tờ báo, viết trên 2.000 bài báo, tác giả 134 bài thơ Nhật ký trong tù, thơ Chúc tết và thơ cách mạng.
29
Trang 30con người Việt Nam có đạo đức cách mạng vừa là yêu cầu nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên,cấp bách hiện nay.
1.4 Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của đạo đức Hồ Chí Minh
Trong Điếu văn vĩnh biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh (9-1969), chúng ta đã thề: Suốt đờihọc tập đạo đức tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ,không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân xứngđáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch Noi gương Người, toàn thể nhân dân ta, thanhniên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xãhội mới, mang lá cờ bách chiến, bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (bổ sung, sửa đổi năm 2011) khẳng định: “Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta” Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân ViệtNam, quyết tâm phấn đấu xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh”
Hiện nay, Đảng ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, với mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâurộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên,thanh niên, học sinh
2 Nội dung chủ yếu của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Kết hợp công tác giáo dục chính trị, đạo đức và công tác tổ chức thi đua, nêu cao chủnghĩa tập thể, quét sạch chủ nghĩa cá nhân Hồ Chí Minh cho rằng, chống chủ nghĩa cá nhânphải đi song song với không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng
Đối với mỗi thanh niên, học sinh, sinh viên cần tích cực học tập lý luận chính trị trongĐảng Tin tưởng và kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tưtưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêukhông thay đổi của Đảng và nhân dân ta
Mỗi người cần nắm vững nội dung tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng HồChí Minh về đạo đức, trong đó cốt lõi là rèn luyện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đểphát huy tính tự giác, tiên phong, giữ kỷ luật nghiêm trong học tập, rèn luyện và lao động,thường xuyên phê bình và tự phê bình, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân
Phát huy truyền thống nhân ái của con người Việt Nam mới Nhân ái là truyền thống
nổi bật của dân tộc Việt Nam Người thanh niên, học sinh phát huy truyền thống nhân ái củacon người Việt Nam, xây dựng tình thương yêu với nhân dân, với người lao động trong xã hội.Thương yêu con người phải tin vào con người để đoàn kết trong nhà trường, lớp học Có lònghiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ; kính thầy, yêu bạn và với mọi người Cần rèn luyện ý thức
tự rèn luyện, nghiêm khắc với chính mình, khoan dung, độ lượng với người khác Thương yêucon người là có sự cảm thông, chia sẻ trước những khó khăn, hoạn nạn của người khác; giúpcho mỗi người, những lúc bình thường, cả khi họ mắc sai lầm, khuyết điểm để họ cố gắng sửachữa ngày càng tiến bộ hơn Tham gia tự nguyện và tích cực các hoạt động vì cộng đồng nhưcác hoạt động từ thiện, hiến máu nhân đạo, ủng hộ giúp đỡ người nghèo…
30
Trang 31Rèn luyện phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” Thanh niên học sinh cần
xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng đắn; tích cực, siêng năng, say sưa học tậpnắm vững kiến thức chuyên môn, rèn luyện tay nghề, kỹ năng thực hành Chú trọng học tậpchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Học tập vàlàm việc có kế hoạch, có phương pháp khoa học để mang lại hiệu quả cao Nêu cao tác phongđộc lập suy nghĩ ; chống thói lười biếng, ngại khó, ngại khổ, dựa dẫm Chống tư tưởng bìnhquân chủ nghĩa trong học tập, rèn luyện Nhận thức đầy đủ và thực hành tiết kiệm mọi lúc,mọi nơi, trong việc nhỏ lẫn việc to Tiết kiệm trong chi tiêu, quý trọng và sử dụng tiền bạc.Tôn trọng, giữ gìn của công; phê phán những hành vi ăn chơi đua đòi lãng phí Rèn luyện tínhtrung thực, thẳng thắn, thật thà trong học tập, thi cử và trong cuộc sống Có quan hệ đúng mựctrong quan hệ với thầy cô, bạn bè và mọi người, không xu nịnh hay đe nẹt người khác Có thái
độ khiêm tốn, tích cực học hỏi, cầu tiến bộ Nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình Tôntrọng lẽ phải, làm theo lẽ phải Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, không bao che, dung túngcho khuyết điểm mình, của bạn, không kéo bè, kéo cánh chia rẽ nội bộ
Xây dựng lòng tự hào dân tộc chân chính đi đôi với tôn trọng các dân tộc khác Biết lên
án các cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa, chống lại sự can thiệp thô bạo từ bên ngoài vàocông việc nội bộ của mỗi nước Nhận thức sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng là giữ vữngđộc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh Nhận thức nhiệm vụ đối ngoại hiện nay là giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi chođẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoàbình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới Tuỳ theo khả năng có nhữngđóng góp, ủng hộ giúp đỡ nhân dân các nước bị thiên tai, khó khăn qua các phong trào do nhàtrường và các đoàn thể trong nước phát động Nâng cao nhận thức về bạn và về thù, về đối tác
và đối tượng trong giai đoạn hiện nay Chống tâm lý tự ti dân tộc, tâm lý sùng ngoại, sínhngoại
BÀI 3 NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG
I SỰ RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam
Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó: Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ
nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc
31
Trang 32quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa) Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầubức thiết về thị trường, dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế
quốc Mẫu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt, phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa
Ảnh hưởng của nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, muốn giành được
thắng lợi trong đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập rađảng cộng sản Sự ra đời của đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh củagiai cấp công nhân chống áp bức, bóc lột Kể từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bávào Việt Nam, phong trào yêu nước và phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ theo khuynhhướng cách mạng vô sản, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam Nguyễn ÁiQuốc đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng ViệtNam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng củaĐảng Cộng sản Việt Nam
Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản: Năm 1917, Cách
mạng Tháng Mười Nga thành công Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưngđối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóngdân tộc, bởi vì trước cách mạng "nước Nga là nhà tù của các dân tộc" Cuộc cách mạng này
cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, và là một
trong những động lực thúc đẩy sự ra đời nhiều đảng cộng sản ở các nước trên thế giới Đối với
các dân tộc thuộc địa, Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóngcác dân tộc bị áp bức, đã "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải
phóng dân tộc" Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) được thành lập (3/1919) đã thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộngsản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộngsản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh vai trò của tổ chức này đối với cách mạng ViệtNam “ An Nam muốn cách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc”
Hoàn cảnh trong nước
Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp: Sau khi đánh chiếm được nước
ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằmcướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
Về kinh tế: Thực dân Pháp, tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; Đầu tư cơ
sở hạ tầng để khai thác tài nguyên; Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong
kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủnghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu
và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp
Về chính trị: Thực Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ mọi quyền lực của nhà Nguyễn; Chia Việt Nam ra thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, và thực hiện ở mỗi
kỳ một chế độ cai trị riêng; Câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam Bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố,
dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu
Về văn hoá: Thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục Mọi hoạt động yêu nước của
nhân dân ta đều bị cấm đoán Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền
32
Trang 33văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam Các cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam Sự phân hoágiai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn Ngoài hai giai cấp cũ là nông dân và địa chủ hình
thành thêm giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản Các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước, ở mức độ khác nhau,
đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột Xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản Một là,
giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và bọn tay sai Mâu thuẫn này nổi lên
thành mâu thuẫn chủ yếu Hai là, giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa
chủ phong kiến Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra yêu cầu là phải đánh đuổi thực dân Phápxâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và xoá bỏ chế độ phong kiến, giànhquyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân Trong đó, chống đế quốc,giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX Những phong trào mang ý thức hệ phong kiến tiêu biểu diễn ra trong thời kỳ này là:
Phong trào Cần Vương (1985 - 1896), Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) (1884- 1913)
Sự thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiếnkhông đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước, giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc
ở Việt Nam
Phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của
tư tưởng dân chủ tư sản Đại diện của xu hướng bạo động là Phan Bội Châu, với chủ trương
dùng biện pháp bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục nền độc lập cho dân tộc Ông
đi từ lập trường quân chủ lập hiến đến lập trường dân chủ tư sản, nhưng cuối cùng bị thất bại
Đại biểu cho xu thế cải cách là Phan Châu trinh, với chủ trương vận động, cải cách văn hoá,
xã hội; động viên lòng yêu nước trong nhân dân, đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đềxướng tư tưởng dân chủ tư sản; Thực hiện khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mangdân quyền Hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nướccủa nhân dân Việt Nam
Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũngnhư các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được mộtphương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ saumột thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nướctheo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhândân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhàyêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một conđường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầumới của nhân dân Việt Nam Phong trào yêu nước trở thành một trong ba nhân tố (nguồn gốc)dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2 Hồ Chí Minh sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam
Truớc sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của dân tộc thì ngày 05/06/1911, anhthanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đì tìm đường cứu nước tại bến cảngNhà Rồng Tháng 7/1911, Hồ Chí Minh đến đất Pháp Tiếp đó, người đến nhiều nước thuộcđịa ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và các nước đế quốc như Anh, Mỹ, Pháp để nghiên
33
Trang 34cứu và tìm tòi lời giải đáp cho mục tiêu đã đặt ra là tìm đường cứu nước, cứu nhân loại.Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công, vàthành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”33.
Vào tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo Tại Đại hội Đảng Xã
hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộngsản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộcđời hoạt động cách mạng của Người và Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: “Muốncứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) Tháng 6/1925 người thành
lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách
mạng Việt Nam
Tác phẩm Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là
cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội Hai cuộc cách mạng này
có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “là việc chúng cả dânchúng chứ không phải việc của một hai người”, do đó phải đoàn kết toàn dân Nhưng cái cốtcủa nó là công - nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủ cách mệnh, côngnông là gốc cách mệnh Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo Đảng muốnvững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnhnhất là chủ nghĩa Lênin Về vấn đề đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam, Nguyễn ÁiQuốc xác định: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới Ai làmcách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”34 Về phương pháp cách mạng,Người nhấn mạnh đến việc phải giác ngộ và tổ chức quần chúng cách mạng, phải làm choquần chúng hiểu rõ mục đích cách mạng, biết đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bứcmình, làm cách mạng phải biết cách làm, phải có “mưu chước”, có như thế mới bảo đảm thành
công cho cuộc khởi nghĩa với sự nổi dậy của toàn dân… Tác phẩm Đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của một cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho việc
thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam
Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản và sự ra đời của các tổchức cộng sản ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng (17/6/1929); An Nam Cộng sảnĐảng (mùa thu 1929); Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929) Ngày 3/2/1930 tại CửuLong, Hương Cảng, Trung Quốc được sự uỷ nhiệm của quốc tế cộng sản, Hồ Chí Minh đãtriệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất ở ViệtNam, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam Hội nghị thông qua chánh cương vắn tắt, sách lượcvắn tắt, chương trình và điều lệ vắn tắt của Đảng và cho ra đời Cương lĩnh đầu tiên của Đảng
ta Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lênin và kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện Việt Nam Người xác định giai cấp công nhân làgiai cấp lãnh đạo cách mạng, Cách mạng có 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến
Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử phản ánh đúng xu thế
khách quan của thời đại và điều kiện chín muồi của cách mạng Việt Nam Đảng ra đời là kếtquả của sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong
33Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội, tr.304.
34 Sđd, tr.329.
34
Trang 35trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là kết quả của sự chuẩn bị công phu suốt hai thập kỷcủa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
2 Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích củagiai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủlàm nguyên tắc tổ chức cơ bản
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đảng lãnhđạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng côngtác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gươngmẫu của đảng viên Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giớithiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quanlãnh đạo của hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt độngtrong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là ngườiđứng đầu Đảng thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thờiphát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong
II NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
1 Thắng lợi của đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc
1.1 Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945
Từ cuối thế kỷ thứ XIX, nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Để thực hiệncác nguyện vọng cơ bản là độc lập dân tộc và người cày có ruộng, nhân dân ta đã bao phenvùng dậy đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, song rốt cuộc đều bị thất bại Kể từ ngày có sựlãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh vì các mục tiêu đó của nhân dân ta mới từng bước giànhđược thắng lợi, trước hết là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, đưa lại độc lập tự
do cho đất nước, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động một phong trào cách mạng rộng lớn mà đỉnh cao là
Xô viết Nghệ Tĩnh Phong này đã khẳng định trên thực tế vai trò lãnh đạo cách mạng của
35
Trang 36Đảng và sức mạnh của khối liên minh công nông Quốc tế Cộng sản đánh giá cao đóng gópcủa phong trào cách mạng Việt Nam đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, côngnhận Đảng ta là một phân bộ trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Sau cuộc đấu tranh đầy gian khổ và tổn thất để bảo vệ Đảng, duy trì tổ chức quầnchúng cách mạng, đến năm 1936, khi tình hình trong nước và thế giới có sự biến chuyển mới,Đảng đã chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, chuyển hướngđấu tranh sang đòi dân sinh dân chủ, với các hình thức đấu tranh và tổ chức thích hợp, chuẩn
bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giành chính quyền Phong trào đấu tranh những năm
1936-1939 đã làm cho ảnh hưởng của Đảng ăn sâu, lan rộng trong quảng đại quần chúng Đảng đãbiết kết hợp các hình thức đấu tranh công khai hợp pháp với các hình thức bán hợp pháp, bímật trong cuộc đấu tranh ở một nước thuộc địa Qua phong trào, sự giác ngộ chính trị củaquần chúng được nâng cao
Từ năm 1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta đã có những nhận địnhsáng suốt về tình hình thế giới và xu hướng phát triển của cách mạng Đông Dương, xác địnhgiải phóng dân tộc, đánh đuổi phát xít Pháp, Nhật, giành độc lập, tự do là yêu cầu sống còncủa dân tộc Việt Nam Từ đó, Đảng chủ trương chuẩn bị các điều kiện để tiến hành cuộc khởinghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo trong cuộc vậnđộng giải phóng dân tộc những năm 1939-1945 và nắm bắt thời cơ lịch sử một cách chuẩn xác
và kịp thời khi Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh, Đảng đã phát động, tổ chức thắng lợi cuộcTổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đạiđầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Với thắng lợi này, nhân dân ta
đã đập tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và hàng trăm năm chế độ phongkiến nhà Nguyễn, đưa lại độc lập, thống nhất cho đất nước ta; đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệthành người làm chủ xã hội; lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủnhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á; đưa Đảng ta từ hoạt động bất hợp pháp thành đảng cầmquyền trong toàn quốc; khẳng định trong thực tiễn tư tưởng cách mạng dân tộc và khởi nghĩadân tộc, khởi nghĩa toàn dân của Hồ Chí Minh và đường lối cứu nước giải phóng dân tộc củaĐảng vạch ra là đúng đắn; nâng cao niềm tự hào dân tộc và để lại nhiều kinh nghiệm quý báucho Đảng và nhân dân ta; mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyênđộc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Đặt trong bối cảnh thế giới năm 1945, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cổ vũphong trào giải phóng dân tộc trên thế giới; tăng cường lực lượng, mở rộng địa bàn cho cáchmạng thế giới; chứng minh học thuyết Mác- Lênin có thể áp dụng thành công vào cách mạnggiải phóng dân tộc ở thuộc địa nếu biết vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo Đây là lần đầutiên trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa đã lãnhđạo nhân dân đấu tranh giành được thắng lợi và nắm chính quyền trong cả nước
1.2 Thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc thời
kỳ 1945-1975
Vừa giành được chính quyền về tay nhân dân chưa đầy một tháng, dân tộc Việt Nam đãphải bước vào một cuộc chiến đấu mới chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực thùđịch trong hơn 30 năm để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc
Trong những năm 1945-1954, khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, với ý chí
36
Trang 37"Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ",Đảng đã phát động, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, kháng chiếntoàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đitới thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Đối với nước ta, thắng lợi này đã làm sụp đổ hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dânPháp đối với Việt Nam; bảo vệ được độc lập, chủ quyền dân tộc, giữ vững được chính quyềndân chủ nhân dân; giải phóng được một nửa đất nước là miền Bắc, tạo điều kiện đưa miền Bắc
đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa, hậu phương của cả nước để giải phóng miềnNam trong giai đoạn sau; tăng thêm sức mạnh vật chất, tinh thần cho cách mạng Việt Nam;nâng cao uy tín cho dân tộc và cho Đảng trên trường quốc tế; để lại nhiều kinh nghiệm chocuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau đó Đối với quốc tế, thắng lợi này đã buộc thựcdân Pháp phải chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọngquyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia; nhân dân Việt Nam trởthành người đi tiên phong trong việc làm tan rã chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ cuộcđấu tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc;miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đã góp phần tăng cường lực lượng và địa bàn cho chủnghĩa xã hội
Trong những năm 1954-1975, khi đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, đưa cố vấnquân sự rồi quân viễn chinh xâm lược miền Nam, đánh phá miền Bắc, Đảng đã phát động,lãnh đạo nhân dân hai miền Bắc, Nam tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, nhằmthực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả nước là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất
Tổ quốc Với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân cả nước ta đã vừa xâydựng, bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ra sức chi viện tiền tuyến, vừa đẩy mạnhcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đánh bại các âm mưu, thủ đoạn chiến tranhcủa Mỹ và tay sai đi tới đại thắng mùa Xuân 1975
Thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là chiếndịch Hồ Chí Minh lịch sử có ý nghĩa dân tộc và thời đại to lớn Đối với dân tộc ta, thắng lợinày kết thúc hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ, 30 năm chiến tranh cách mạng, hơn một thế kỷchống xâm lược nước ngoài, đưa lại độc lập, thống nhất trọn vẹn cho đất nước ta; giải phónghoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc; hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong
cả nước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tăng thêm sức mạnh to lớn về vật chất, tinhthần cho cách mạng Việt Nam; nâng cao vị thế quốc tế cho Đảng và dân tộc trên trường quốctế; để lại nhiều bài học có giá trị cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đối với thế giới, thắng lợi này đã góp phần quan trọng làm đảo lộn chiến lược toàn cầucủa đế quốc Mỹ, tác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ; cổ vũ phong trào giải phóng dân tộcdân chủ của nhân dân thế giới; mở rộng địa bàn và tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội
và cách mạng thế giới
Thắng lợi của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược đã khẳng định một chân lý lịch sử là một dân tộc đất không rộng, người khôngđông nếu có Đảng Cộng sản chân chính lãnh đạo biết đề ra đường lối đúng, phát huy sứcmạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, có phương thức tiến hành chiến tranh sáng tạo, được sựủng hộ của nhân dân thế giới hoàn toàn có thể chiến thắng bất cứ kẻ thù xâm lược nào
2 Thắng lợi của công cuộc đổi mới
37
Trang 38Sau thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội trong bối cảnh có những thuận lợi to lớn, song cũng gặp nhiều khó khăn nghiêmtrọng.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế chậmphát triển, cơ sở vật chất- kỹ thuật nhỏ bé, manh mún, hậu quả chiến tranh nặng nề, lại bị Mỹphong tỏa cấm vận, tình hình quốc tế có những diễn biến bất lợi, phải đương đầu với cuộcchiến tranh ở hai đầu biên giới phía nam, phía bắc, đòi hỏi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội ở nước ta phải trải qua nhiều bước đi cụ thể thích hợp Trong bối cảnh đó, với bản lĩnhchính trị vững vàng được tôi luyện qua thử thách đấu tranh vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xãhội, Đảng đã kiên trì tìm tòi đề ra đường lối đổi mới đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh
tế - xã hội, giành được những thành tựu to lớn, toàn diện
Thắng lợi bước đầu của ba mươi năm đổi mới có ý nghĩa hết sức quan trọng Báo cáochính trị tại Đại hội XII của Đảng đánh giá khái quát 30 năm đổi mới đã ghi nhận: Đất nước rakhỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển
có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hìnhthành, phát triển Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường Văn hóa -
xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi Dânchủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng Đại đoàn kết toàn dân tộc đượccủng cố và tăng cường Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệthống chính trị được đẩy mạnh Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; kiên quyết,kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hộichủ nghĩa Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu; vị thế và uy tín của ViệtNam trên trường quốc tế được nâng cao
Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triểncủa nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Đổimới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sựnghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" Những thành tựu đó tạo tiền đề, nền tảng quan
trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới; khẳng định
đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử Những thành
tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủnghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam Nhận thức về chủ nghĩa xã hội vàcon đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về côngcuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đãhình thành trên những nét cơ bản
Tóm lại, với những thắng lợi đã giành được trong thế kỷ XX, Việt Nam đã ta từ một
nước thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập tự do, phát triển theo con đường xã hội chủnghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thếgiới Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội Đấtnước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa Những thắng lợi đó là minh chứng sinh động về năng lực lãnh đạo đúng đắn,sáng tạo của Đảng ta, sức mạnh to lớn của nhân dân ta
38
Trang 39Nhìn lại 30 năm đổi mới, từ những thành tựu cũng như những hạn chế, khuyết điểm,
rút ra một số bài học sau: Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng
tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo vàphát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thốngdân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt
Nam Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm "dân là gốc", vì lợi ích của nhân
dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi
nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Ba là, đổi mới phải
toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn,bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp
thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên
trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sởbình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Năm là, phải thường xuyên tự đổi
mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũcán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ;nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -
xã hội và của cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân
BÀI 4 ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM
I ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1 Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những mục tiêu không tách rờinhau, bổ sung cho nhau, mục tiêu này làm cơ sở, điều kiện, tiền đề cho mục tiêu kia Đó lànhững mục tiêu lâu dài, những giá trị bền vững, từng bước được hiện thực hóa trong quá trìnhđổi mới đất nước trên con đường xã hội chủ nghĩa
Dân giàu là một thước đo có thể nhận thấy được Con đường chúng ta đi phải đem lại
cho dân ta ngày một giàu hơn, thể hiện ở thu nhập của người dân mỗi ngày một tăng hơn, đờisống vật chất và tinh thần của người dân mỗi ngày một cao hơn và đến một lúc nào đó đờisống vật chất của dân ta phải không thua kém đời sống của người dân ở bất kỳ quốc gia pháttriển nào Chỉ có con đường nào đem lại cho người dân ngày một giàu, cuộc sống tốt hơn hơn
39
Trang 40thì đó mới là con đường đúng.
Nước mạnh, thể hiện qua tiềm lực kinh tế của nước đó, cụ thể là GDP phải đủ lớn.
Đồng thời, sự biểu hiện của nước mạnh còn là các ngành, các lĩnh vực sản xuất vật chất vàdịch vụ đều phát triển và tăng cao Tiềm lực an ninh - quốc phòng ngày một to lớn Sức mạnh
và vị thế của đất nước trên trường quốc tế được tăng lên Không để cho bất cứ kẻ thù nào cóthể đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời và vùng biển của đất nước Lợi ích dân tộc quốcgia được bảo đảm
Dân chủ, ngoài việc tạo ra của cải vật chất nhiều hơn để cho đạt được dân giàu, nước
mạnh thì một vấn đề không thể thiếu trong xã hội chúng ta chính là dân chủ hơn, người dânthực sự được làm chủ Sự tập trung, tập quyền sẽ dần giảm bớt và dân chủ phải được tăng lên
là xu thế tất yếu trong các xã hội phát triển Việt Nam trên đường lên chủ nghĩa xã hội, thì vấn
đề dân chủ càng đặc biệt quan tâm Mục tiêu là phấn đấu cho mọi người dân được tự do, hạnhphúc hơn trong xã hội Việt Nam nên việc mở rộng dân chủ và làm cho dân chủ trở thành vănhóa sống của mọi người dân trong xã hội là một vấn đề có tính quy luật tất yếu Không có dânchủ không có chủ nghĩa xã hội, chỉ có dân chủ thật sự thì chủ nghĩa xã hội mới thành hiệnthực Để đánh giá mức độ dân chủ trong xã hội cần phải có thước đo cụ thể Trên tiến trìnhxây dựng đất nước, nếu dân chủ không được mở rộng, không được phát triển ở mức độ cao thìcần xem lại con đường ta đang đi
Công bằng: dân giàu, nước mạnh mà thiếu công bằng sẽ gây ra bất công xã hội và bất
bình xã hội Từ đó, xã hội sẽ rất dễ hỗn loạn, xung đột và hậu quả là khó có thể trở thành mộtnước giàu mạnh thực sự Hơn nữa, nếu một xã hội không có công bằng, thì chắc chắn sẽ khó
có dân chủ Dân chủ chỉ có thể hình thành trong một môi trường bình đẳng Chính vì lẽ đó,xây dựng chủ nghĩa xã hội chính là xây dựng một môi trường công bằng và tiến bộ Ở đâukhông có công bằng thì chắc chắn ở đó khó có chủ nghĩa xã hội và điều đó có nghĩa là conđường chúng ta đang đi phải điều chỉnh lại
Văn minh: Với sự phát triển của nhân loại cho thấy, thế giới ngày một văn minh, tươi
đẹp hơn Đây là một quy luật phát triển khách quan của toàn thể nhân loại Thế giới hôm nay
đã thành “thế giới phẳng”, thế giới như nhỏ hơn, gần nhau hơn nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ Trí tuệ của con người đã đạt được đến những đỉnh cao có thể kiến tạo và cải biến
-xã hội loài người Những sản phẩm biến đổi gen, sản phẩm lai tạo đã và đang góp phần làmcho của cải tăng lên nhiều, nhưng cũng đặt ra các thử thách khác cho con người Sinh sản vôtính và sự cấy ghép nội tạng, cơ thể con người đang làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức và triết
lý sống của nhân loại Các nền kinh tế tri thức ngày một phát triển nhiều hơn và giàu có hơn.Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta lựa chọn chắc chắn phải là một xã hội đạt đến một trình độ vănminh, hiện đại, chắc chắn không phải một xã hội lạc hậu, trì trệ
2 Xã hội do nhân dân làm chủ
“Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự nhiên của con người, bởi xã hội là xã hội
của loài người, xã hội đó do con người tự xây dựng, tự quyết định sứ mệnh của mình; tuynhiên trong thực tiễn lại là chuyện khác Lịch sử đấu tranh cho tiến bộ của nhân dân các dântộc trên thế giới chính là lịch sử đấu tranh giành và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.Chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới thực sự có được quyền đó Cho nên “nhân dân làmchủ xã hội” là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất trong những đặc trưng của xã hội xãhội chủ nghĩa Đặc trưng này không thể tách rời những yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân
40