Vậy rủi ro trong kinh doanh cũng xảy ra một cách thường xuyên, rất khó kiểm soát và nó trở thành mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì phải biết chấp nhận rủi ro. Môi trường kinh doanh càng mở rộng thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặc biệt là đối với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trang 1QUẢN TRỊ RỦI RO
TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH
TẠI CÁC CÔNG TY NGƯỜI MẪU Ở Tp HỒ CHÍ MINH
GVHD Nguyễn Minh Thoại Lớp K12407B
Nhóm 1
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 04 năm 2015
Trang 3NGƯỜI MẪU Ở VIỆT NAM.
GIỚI THIỆU 1
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH 3
1.1 Rủi ro trong kinh doanh 3
1.1.1 Khái niệm rủi ro 3
1.1.2 Khái niêm rủi ro trong kinh doanh 3
1.1.3 Phân loại rủi ro 4
1.1.3.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống 4
1.1.3.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro 5
1.1.3.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động 7
1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro 7
1.1.3.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động 7
1.1.4 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh 8
1.1.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh và các nhân tố làm gia tăng mức độ rủi ro 8
1.1.5.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh 8
1.1.5.2 Các nhân tố làm gia tăng mức độ rủi ro 10
1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh 11
1.2 1 Khái niệm quản trị rủi ro 11
1.2.2 Các nội dung quản trị rủi ro 12
Trang 41.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp 21
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ NGƯỜI MẪU TẠI TP.HCM 23
2.1 Sơ lược về ngành người mẫu Việt Nam hiện nay (trước tiên giới thiệu sơ lược sau đó phân tích sâu về cơ hội và thách thức) 23
2.2 Phân tích các yếu tố tác động đến ngành người mẫu 24
2.2.1 Yếu tố khách quan: 24
2.2.2 Yếu tố chủ quan: 24
2.3 Các loại rủi ro thường gặp trong giới người mẫu 24
2.3 1 Rủi ro từ môi trường kinh doanh của các công ty quản lý người mẫu 25
2.3.1.1 Rủi ro về chính sách, pháp lý 25
2.3.1 2 Rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp 25
2.3.1.3 Rủi ro ngành người mẫu 31
2 4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro 32
2.4.1 Nguyên nhân từ bên ngoài công ty ( nguyên nhân khách quan) 32
2.4.1.1 Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, thống nhất 32
2.4.1.2 Nguyên nhân do thiếu hiểu biết về cơ chế, nguyên tắc, môi trường hoạt động về các công ty quản lý và đào tạo người mẫu 33
2.4.2 Nguyên nhân từ nội bộ công ty (nguyên nhân chủ quan) 34
2.4.2.1 Thiếu hiểu biết về cơ chế hoạt động các công ty quản lý người mẫu 34
2.4.2.2 Hạn chế cạnh tranh với các công ty người mẫu thế giới 34
Trang 52.5.2 Rủi ro từ nội bộ công ty 37
2.5.3 Rủi ro ngành người mẫu 38
2.6 Nhận thức về mức độ rủi ro của các nhà quản trị 39
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ NGƯỜI MẪU 42
3.1 Nhận xét tổng quát về hoạt động kinh doanh người mẫu Việt Nam 42
3.2 Các giải pháp nhằm hạn chế và tăng cường công tác rủi ro trong kinh doanh người mẫu 43
3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý 43
3.2.2 Nâng cao nhận thức về rủi ro của các đối tượng tham gia ngành 44
3.2.3 Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 44
3.2.4 Công ty có hệ thống quy tắc/ quy định chặc chẽ 45
3.2.5 Quản lí thông tin, tài sản công ty 45
3.2.6 Dự phòng rủi ro, trích quỹ dự phòng rủi ro 46
3.2.7 Quản trị bản thân 46
KẾT LUẬN 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 6PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY NGƯỜI MẪU Ở VIỆT NAM GIỚI THIỆU
Rủi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của conngười Do vậy, con người luôn quan tâm và tìm cách đối phó rủi ro Có thể nói,lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình đấu tranh nhằmngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro Và dù rằng trong suốt lịch sử phát triển của mình,con người đã làm rất nhiều để giảm thiểu rủi ro, song khi một rủi ro này đượckiềm chế thì lại xuất hiện các rủi ro mới Cùng với sự phát triển của xã hội, rủi roxuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp
Trong kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận Mọi quyết định trongkinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro Thành công có được mộtphần không nhỏ là nhờ biết ngăn ngừa và hạn chế rủi ro Biết vậy, song không ítdoanh nghiệp có đầy đủ nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, để từ đótìm ra các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu Nhiềudoanh nghiệp phải “chuốc” lấy nhiều tổn thất to lớn; đặc biệt, môi trường hộinhập kinh tế quốc tế như hiện nay,chúng ta đang phải trải qua những thay đổiliên tục và khó dự đoán trước Vì vậy, rủi ro trong kinh doanh cũng xảy ra mộtcách thường xuyên, rất khó kiểm soát và nó trở thành mối quan tâm của nhiềudoanh nghiệp Các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì phải biết chấp nhận rủi
ro Môi trường kinh doanh càng mở rộng thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặcbiệt là đối với môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việc tham gia vàoquá trình kinh doanh sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận đồng thời
Trang 7cũng đặt các doanh nghiệp đứng trước nhiều loại rủi ro mới chưa bao giờ gặpphải trước đó.
Công ty quản lý và đào tạo người mẫu là nơi chuyên cung cấp người mẫu,một phần quan trọng làm nên sự thành công của chương trình thời trang nhưngđược khoác lên người những bộ đồ hàng hiệu, được xuất hiện trên các trang bìatạp chí, có cơ hội nổi tiếng, được giao lưu và đi đây đi đó là những gì mà nghềngười mẫu mang đến cho một cô gái trẻ có sắc vóc Sự hào nhoáng này đã khiếnnghề mẫu là ước mơ của biết bao nhiêu cô nàng mới lớn, sở hữu ngoại hình caoráo, cân đối Thế nhưng ít ai biết rằng đằng sau vẻ đẹp bóng bẩy đó là một thếgiới nhiều cạm bẫy và cũng đầy tủi nhục.Người mẫu, vốn là nghề chịu sẵn địnhkiến của đám đông Bởi, ai đắp chăn người nấy ấm, còn quyền của kẻ ngoài chăn
là hồ nghi Cũng bởi họ là sản phẩm của các công ty đào tạo và quản lý ngườimẫu Thế nên trong các công ty đào tạo và quản lý người mẫu có không ít rủi rokhi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này Và để biết rõ hơn về vấn đề này,
nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích rủi ro trong kinh doanh tại các Công ty người mẫu ở TP Hồ Chí Minh” Đến với đề tài này chúng tôi
muốn biết được các loại rủi ro mà các doanh nghiệp này đối mặt, cũng như cáchthức quản trị rủi ro của họ Qua đó, có một cái nhìn tổng quát về lĩnh vực này,cũng như những bài học kinh nghiệm sâu sắc để lại cho các thế hệ tiếp theo
Trang 8Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG KINH DOANH
1.1 Rủi ro trong kinh doanh
1.1.1 Khái niệm rủi ro
Bàn về khái niệm rủi ro: Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất vềrủi ro Những trường phái khác nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những địnhnghĩa rủi ro khác nhau Những định nghĩa này rất phong phú và đa dạng, nhưngtập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn: Trường phái truyền thống vàTrường phái hiện đại
Theo Trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sựtổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt,bất ngờ xảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế
so với lợi nhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốnxảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến
sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi
ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguyhiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người
Theo trường phái hiện đại, rủi ro (risk) là sự bất trắc có thể đo lường được,vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến nhữngtổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những
cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện phápphòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kếtquả tốt đẹp cho tương lai
Trang 91.1.2 Khái niêm rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là một dạng rủi ro và nó cũng mang đầy đủ nhữngđặc điểm cơ bản như bất kỳ một loại rủi ro nào Rủi ro trong kinh doanh thường
dễ nhận thấy và được con người quan tâm nhiều nhất Bởi vì, trước hết kinhdoanh là một hoạt động mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho mỗi cá nhân
và lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triểnhoạt động của mình Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, kinh doanh thường cónhiều nhân tố tác động, ảnh hưởng và làm gia tăng bất trắc Những bất trắcthường xuyên xảy ra trong môi trường kinh doanh dẫn đến “những sai lệch bấtlợi so với kết quả dự tính hay mong chờ” của doanh nghiệp
Khác với một số rủi ro thông thường khác, rủi ro trong kinh doanh thườngrất cụ thể và có thể đo lường được Sở dĩ như vậy là vì, khái niệm rủi ro trongkinh doanh thường gắn với lợi nhuận và nhiều khi doanh nghiệp chấp nhận sựmạo hiểm cùng với khả năng xảy ra rủi ro cao để có lợi nhuận kỳ vọng lớn
Rủi ro trong kinh doanh đồng thời cũng rất đa dạng và phức tạp bởi nó chịunhiều tác động, không những từ nhân tố khách quan bên ngoài mà còn chính từnội bộ doanh nghiệp, từ chính nền kinh tế trong nước Để có những chiến lược
và biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả, con người cần phải biết nhận dạng, đánhgiá và phân loại rủi ro
1.1.3 Phân loại rủi ro
1.1.3.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống
Rủi ro thảm họa: Các thảm họa thiên nhiên, thảm họa do con người hoặc có
sự tác động gián tiếp của con người (hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố)…
Trang 10Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, giá cổ phiếu hay lãi suất
biến động…
Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuỗi cung
ứng hoặc quy trình hoạt động lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn…
Rủi ro chiến lược: Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định sự sống
còn, hưng thịnh hay suy vong của một tổ chức, mà quản trị chiến lược tốt cũng
có nghĩa là phải quản trị rủi ro chiến lược (tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, cácchính sách và biện pháp hành động).Có 7 loại rủi ro chiến lược chính:
- Rủi ro dự án (dự án bị thất bại)
- Rủi ro từ khách hàng (khách hàng bỏ đi)
- Rủi ro từ chuyển đổi (sự thay đổi lớn về công nghệ hoặc hướng đi)
- Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ không thểđánh bại)
- Rủi ro thương hiệu (thương hiệu bị mất sức mạnh)
- Rủi ro ngành (ngành kinh doanh trở thành vùng phi lợi nhuận)
- Rủi ro đình trệ (công ty không tăng trưởng, thậm chí bị suy giảm)
1.1.3.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
Rủi ro do môi trường thiên nhiên: thường gây ra các thiệt hại to lớn về
người và của, làm cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bịtổn thất nặng nề
Rủi ro do môi trường văn hóa: do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của người khác/dân tộc khác,
Trang 11từ đó dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây thiệt hại, mất mát, mất cơ hộikinh doanh.
Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của
con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là một nguồn rủi ro quan trọng Nếukhông nắm được điều này sẽ có thể phải gánh chịu những thiết hại nặng nề
Rủi ro do môi trường chính trị: Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn
đến bầu không khí kinh doanh Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rấtnhiều rủi ro cho các doanh nghiệp Doanh nghiệp phải biết nghiên cứu kỹ, nắmvững và có những chiến lược, sách lược thích hợp với môi trường chính trịkhông chỉ nước mình, mà còn ở nước đến kinh doanh mới có thể gặt hái đượcthành công rực rỡ
Rủi ro do môi trường luật pháp: Xã hội tiến bộ phát triển, các chuẩn mực
luật pháp không phù hợp với bước tiến của xã hội sẽ gây ra nhiều rủi ro Ngượclại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên, không ổn định, cũnggây ra những khó khăn rất lớn Khi luật pháp thay đổi, các tổ chức, cá nhânkhông nắm vững những đổi thay, không theo kịp những chuẩn mực mới chắcchắn sẽ gặp rủi ro.Trong kinh doanh quốc tế môi trường luật pháp phức tạp hơnrất nhiều, bởi chuẩn mực của các nước khác nhau là khác nhau Nếu chỉ nắmvững và tuân thủ các chuẩn mực luật pháp của nước mình, mà không am hiểuluật pháp của đối tác, thì sẽ gặp rủi ro
Rủi ro do môi trường kinh tế: môi trường kinh tế thường vận động theo
môi trường chính trị, những ảnh hưởng của môi trường kinh tế chung của thếgiới đến các nước là rất lớn Mặc dù hoạt động của một chính phủ (đặc biệt làchính phủ của các nước siêu cường) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế
Trang 12giới, nhưng họ cũng không thể kiểm soát nổi toàn bộ thị trường thế giới rộng lớndẫn đến rất nhiều rủi ro, bất ổn trong môi trường kinh tế.
Rủi ro do môi trường công nghệ: Môi trường công nghệ gồm những yếu tố
rất năng động, chứa đựng nhìu cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp Tầm ảnhhưởng của công nghệ ngày càng rộng lớn, nhiều khi chỉ một sự cố nhỏ trong môitrường công nghệ có thể gây rủi ro cho cả ngành, một vùng rộng lớn, thậm chí cảquốc gia Sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, đem đến cả cơhội và nguy cơ, vì vậy cần đặc biệt chú trọng quản trị rủi ro trong môi trườngnày
Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: rủi ro có thể phát sinh ở mọi
lĩnh vực: công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa tổ chức, tuyển dụng,… Rủi ro domôi trường hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: thiếu thôngtin, sự cố của máy móc, thiết bị, tai nạn lao động, hoạt động quảng cáo sai sót,…Trong hoạt động xuất nhập khẩu, rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu của quátrình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu
Rủi ro do nhận thức của con người: Khi nhận diện và phân tích không
đúng, tất yếu sẽ đưa ra kết luận sai Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khácnhau thì rủi ro sẽ vô cùng lớn
1.1.3.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động
Môi trường bên trong: môi trường hoạt động nội tại của tổ chức.
Khi nghiên cứu rủi ro có thể chọn theo các hướng tiếp cận:
- Lĩnh vực: quản trị, marketing, tài chính/kế toán, sản xuất/tác nghiệp,nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin,…
Trang 13- Theo các bộ phận (phòng ban, phân xưởng) của doanh nghiệp
- Theo chuỗi giá trị
Môi trường bên ngoài: là những yếu tố xảy ra ở bên ngoài, doanh nghiệp
không kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp
- Môi trường vĩ mô
- Môi trường vi mô/môi trường cạnh tranh
Cần xem xét phân tích thêm môi trường thế giới
1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro
Rủi ro về tài sản
Rủi ro về nhân lực
Rủi ro về trách nhiệm pháp lý
1.1.3.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động
Rủi ro trong công nghiệp
Rủi ro trong nông nghiệp
Rủi ro trong kinh doanh thương mại
Rủi ro trong hoạt động ngoại thương
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Rủi ro trong kinh doanh du lịch
Rủi ro trong đầu tư
Rủi ro trong ngành xây dựng
Trang 14Rủi ro trong ngành giao thông vận tải
Rủi ro trong ngành thông tin – liên lạc
Rủi ro trong giáo dục – đào tạo
1.1.4 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận trong kinh doanh
Về mặt lý thuyết, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng/yêu cầu phải càngcao Sở dĩ như vậy là vì nhà đầu tư sẽ chỉ tham gia vào một dự án rủi ro khi mức
độ lợi nhuận dự tính từ dự án đó tương xứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tưchấp nhận gánh chịu Tuy nhiên về mặt dài hạn, rủi ro là một trong những nhân
tố làm xói mòn lợi nhuận, phần này sẽ liệt kê những chi phí phát sinh khi xảy rarủi ro Chi phí của rủi ro là toàn bộ những thiệt hại, mất mát về vật chất lẫn tinhthần trong việc gánh chịu, khắc phục, bồi dưỡng tổn thất, trong việc phòng ngừa,hạn chế rủi ro
1.1.5 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh và các nhân tố làm gia tăng mức độ rủi ro.
1.1.5.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh
a Nhóm các nguyên nhân đến từ bên ngoài doanh nghiệp
Đây là các nguyên nhân mang tính khách quan, xuất phát từ môi trường tựnhiên, kinh tế - chính trị và văn hóa mà doanh nghiệp hoạt động Chúng khôngchỉ ảnh hưởng tới riêng một mình doanh nghiệp mà tới tất cả các doanh nghiệphoạt động trong cùng môi trường đó Nhóm nguyên nhân này bao gồm:
- Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên đầy bất trắc: gióbão, sóng thần, động đất, núi lửa, cháy rừng,…
Trang 15- Các nguyên nhân có nguồn gốc từ môi trường chính trị phức tạp và bất
ổn trên thế giới: khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh lạnh,…
- Nguyên nhân rủi ro từ sự thiếu hiểu biết môi trường văn hóa – xã hội
đa dạng của các dân tộc trên thế giới: thiếu hiểu biết về phong tục, tậpquán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức, cấu trúc xã hội, địnhchế,… của mỗi quốc gia, dân tộc
- Nguyên nhân rủi ro từ các cuộc khủng hoảng kinh tế: các cuộc khủnghoảng kinh tế xảy ra vào năm 1825, 1836, 1847,… đỉnh cao là giaiđoạn 1929-1933
- Các nguyên nhân có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và môi trườngpháp lý thiếu ổn định, thiếu rõ ràng, minh bạch của các nước trên thếgiới
- Các nguyên nhân có liên quan tới sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ
- Các nguyên nhân bên ngoài khác
b Nhóm các nguyên nhân từ nội bộ doanh nghiệp
Đây là các nguyên nhân mang tính chủ quan, có nguồn gốc bên trong doanhnghiệp, chúng xuất hiện từ các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của cá nhân vàdoanh nghiệp trong quá trình kinh doanh Phải nói rằng nhóm nguyên nhân nàyrất đa dạng và phức tạp Có thể khái quát một số nguyên nhân sau đây:
- Sự sai lầm của lãnh đạo doanh nghiệp về việc lựa chọn chiến lược kinhdoanh
- Sự thiếu thông tin kinh doanh dẫn đến những quyết định sai lầm gây rarủi ro, tổn thất trong kinh doanh
- Sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 16- Sự yếu kém về trình độ quản trị doanh nghiệp
- Những nguyên nhân khác
1.1.5.2 Các nhân tố làm gia tăng mức độ rủi ro
Doanh nghiệp có thể gặp nhiều loại rủi ro nhưng không phải mọi rủi ro cũng
có nguy cơ xảy ra giống nhau Cùng một loại rủi ro nhưng trong những tìnhhuống khác nhau có thể có xác suất xảy ra khác nhau Việc xác định các nhân tốlàm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro chính vì thế cũng là một nhiệm vụ quan trọngcủa công tác quản trị Để giúp cho việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đượcchính xác, phần này sẽ trình bày một cách hệ thống các nhân tố có thể ảnh hưởngtới xác suất xảy ra rủi ro đồng thời lại là nhân tốt làm gia tăng rủi ro khác Chẳnghạn, điều kiện làm việc kém sẽ là nguyên nhân làm giảm năng suất làm việcđồng thời là nhân tố làm tăng rủi ro xảy ra sai sót trong công việc
Khái quát lại, các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro có thể chia thành 4 nhóm sau:
Các nhân tố mang tính vật chất: Đây là các nhân tố phản ánh tình trạng về
mặt vật chất như kết cấu của khu nhà, kho xưởng, vị trí của chúng, số người làmviệc trong đó hay tình trạng hoạt động của máy móc,… Nếu khu nhà xưởng ởvào vị trí chật hẹp, làm bằng những vật liệu dễ cháy thì nguy cơ cháy nổ sẽ cao,máy móc đòi hỏi điều kiện khô ráo lại phải vận hành trong điều kiện ẩm ướt thìrủi ro hỏng hóc sẽ tăng lên
Các nhân tố có tính đạo đức: Đây là nhóm nhân tố liên quan đến thái độ
không trung thực của con người Việc giao dịch với các đối tác ở xa, không nắm
rõ thông tin sẽ làm tăng nguy cơ gặp rủi ro lừa đảo; các điều khoản hợp đồngkhông chặt chẽ cũng làm tăng nguy cơ này; tình trạng trộm cắp ở khu vực cũng
là một nhân tố làm tăng rủi ro mất trộm,… là các ví dụ về nhân tố này
Trang 17Các nhân tố thuộc về tinh thần: Đây cũng là các nhân tố liên quan đến thái
độ, hành vi của con người như thái độ vô trách nhiệm, tính cẩu thả, nóng vội,chủ quan,… Rõ ràng sự coi nhẹ, thiếu quan tâm thường xuyên có thể làm tăngnguy cơ xảy ra rủi ro Điểm phân biệt giữa các nhân tố này với các nhân tố cótính đạo đức là hành vi vô thức hay có ý thức Các nhân tố có tính đạo đức phảnánh những hành vi có tính ý thức, có tính làm tăng nguy cơ rủi ro trong khi cácnhân tố thuộc về tinh thần thuộc về những hành vi không có ý thức được hậu quảlàm tăng rủi ro của những hành vi đó
Các nhân tố có tính chất môi trường hay pháp lý: Nhóm nhân tố này liên
quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống luật pháp chi phốicác hoạt động đó Một hệ thống pháp luật thiếu ổn định, không nhất quán; môitrường cạnh tranh không bình đẳng, nặng về các quan hệ ngầm là những ví dụ vềcác nhân tố này
1.2Quản trị rủi ro trong kinh doanh
1.2 1 Khái niệm quản trị rủi ro
Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro Có những tácgiả cho rằng quản trị rủi ro đồng nghĩa với việc mua bảo hiểm Chỉ quảntrịnhững rủi ro “thuần tuý” những rủi ro có thể phân tán, “những rủi ro có thểmua bảo hiểm”
Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế (IIA)định nghĩa Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đếnviệc đạt được các mục tiêu Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khảnăng xảy ra
Trang 18Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ thốngquản trị doanh nghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả Nếu hệ thống quản trị rủi
ro được thiết lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập liên tục trong toàn hệ thốngdoanh nghiệp từ việc xác định, đánh giá, ra quyết định đến việc phản hồi, tổnghợp thông tin về các cơ hội cũng như mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt đượcmục tiêu đề ra của doanh nghiệp Điều này được gọi là quản trị rủi ro doanhnghiệp hay ERM
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những khíacạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro Nói cách khác, quản trị rủi ro được sử dụng
để đánh giá các cơ hội có thể đem lại các lợi ích cho doanh nghiệp (tác động tíchcực) cũng như quản trị những nguy cơ có thể có tác động bất lợi đến doanhnghiệp (tác động tiêu cực) Điều này có nghĩa làquản trị rủi ro có thể không chỉđược áp dụng theo một cách chung chung mà nó có thể được sử dụng từ việc đưa
ra các chiến lược ban đầu, đến các dự án và các quyết định đầu tư cho đến cácquy trình và các hoạt động thực hiện
Ngược lại, trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổchức một cách toàn diện
Tán đồng quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” của Kloman Haimes và các
tác giả khác, chúng tôi cho rằng:Quản trị rủi ro là một quá trình xử lý các rủi
ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát giảm thiểu những tổn thất gây cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó.
Trang 191.2.2 Các nội dung quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro bao gồm các nội dung:
- Nhận dạng – phân tích – đo lường rủi ro;
- Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro;
- Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện
Để thực hiện quản trị rủi ro, thì tuỳ thuộc vào:
- Quy mô tổ chức: lớn hay nhỏ?
- Tiềm lực của tổ chức: mạnh hay yếu?
- Môi trường của tổ chức hoạt động đơn giản hay phức tạp? Có nhiềurủi ro hay ít?
- Nhận thức các lãnh đạo tổ chức: có coi trọng công tác quản trị rủi rohay không? Thig ở mỗi tổ chức có thể có hay không có bộ phận quảntrị rủi ro chuyên nghiệp ? Bộ phận đó chỉ gồm một hay nhiều người?Nhưng dù mô hình tổ chức của bộ phận quan trị rủi ro có thể khác nhau, sốlượng người trực tiếp tham gia công tác này có thể khác nhau, thì nhiệm vụ củacác nhà quản trị rủi ro vẫn có điểm chung là:
- Giúp tổ chức của họ nhận dạng, phân tích đo lường, phân loại nhữngrủi ro đã và sẽ đến với tổ chức;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, vớinhững biện pháp phù hợp với từng tổ chức cụ thể, ví dụ như:
- Thu thập, phổ biến các quy định mới của nhà nước, các cơ quan hữutrách
Trang 20- Nghiên cứu, phổ biến các thông tin về các thị trường mà tổ chức đếnkinh doanh như những quy định của chính phủ, luật pháp, phong tục,tập quán ở những thị trường đó;
- Nghiên cứu và cung cấp những thông tin về khách hàng;
- Tổ chức những lớp huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ cho nhân viên;
- Hướng dẫn việc mua bảo hiểm trong những trường hợp cần thiết;
- Giáo dục những vấn đề liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh thựcphẩm, bảo vệ môi trường môi sinh;
- Thu thập các khiếu nại và giải quyết;
- Thiết lập và phát triển tốt các mối quan hệ với cơ quan hữu quan, quan
- Sử dụng có hiệu quả quỹ tự bảo hiểm
- Vận động sự ủng hộ của chính phủ, của các cơ quan cấp trên
- Vận động sự ủng hộ của các nhà cung cấp, của người tiêu dung, củacông chúng
- Sử dụng các biện pháp kĩ thuật phù hợp với từng loại rủi ro
1.2.2 1 Nhận dạng- Phân tích – Đo lường rủi ro
a Nhận dạng rủi ro
Trang 21Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận diện được rủi ro Nhận dạng rủi ro làquá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanhcủa tổ chức Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồngốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm hoạ, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môitrường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất
cả các rủi ro không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo đượcnhững loại rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất cácgiải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp
Phương pháp nhận dạng rủi ro: Để nhận dạng rủi ro – lập được bảng liệt kêtất cả các rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện đối với tổ chức, có thể sử dụngcác phương pháp sau đây:
Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra Các câu hỏi
có thể được sắp xếp theo nguồn rủi ro, hoặc môi trường tác động,… (Xem lạiphần Phân loại rủi), các câu hỏi thường xoay quanh những vấn đề như: tổ chức
đã gặp phải những loại rủi ro nào? Tổn thất là bao nhiêu? Số lần xuất hiện củaloại rủi ro đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)? Nhữngbiện pháp phòng ngừa, biện pháp tài trợ rủi ro đã được sử dụng? Kết quả đạtđược? Những rủi ro chưa xảy ra nhưng có thể xuất hiện? Lý do? Những ý kiếnđánh giá, đề xuất về công tác quản trị rủi ro,…
Phân tích các báo cáo tài chính:Đây là phương pháp thông dụng, mọi tổ
chức đều thực hiện, nhưng ở những mức độ và sử dụng vào những mục đíchkhác nhau Trong công tác quản trị rủi ro, bằng cách phân tích bảng tổng kết tàisản, các báo cáo hoạt động kinh doanh, các tài liệu bổ trợ khác, người ta có thể
Trang 22xác định được mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, nguồn nhân lực và tráchnhiệm pháp lý Ngoài ra, bằng cách kết hợp phân tích các số liệu trong kỳ báocáo có so sánh với các số liệu dự báo cho kỳ kế hoạch ta còn có thể phát hiệnđược các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai Phương pháp phân tích các báocáo tài chính không chỉ giúp thấy được các rủi ro thuần tuý, mà còn giúp nhậndạng được những rủi ro suy đoán
Phương pháp lưu đồ: đây là một phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi
ro Để thực hiện phương pháp này trước hết cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cảcác hoạt động của tổ chức
Thanh tra hiện trường:Đối với các nhà quản trị rủi ro thanh tra hiện trường
là công việc phải làm thường xuyên Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt độngcủa các bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá, cácnhà quản trị có khả năng nhận dạng được những rủi ro mà tổ chức có thể gặp
Phân tích các hợp đồng:Trong hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, hợp đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.Chính vì vậy, phân tích hợp đồng chính là một phương pháp hữu hiệu để nhậndạng các rủi ro Khi phân tích hợp đồng cần phân tích tất cả các bộ phận của hợpđồng, từ phần mở đầu, giới thiệu các bên chủ thể, cho đến nội dung các điềukiện, điều khoản của hợp đồng và phần ký kết hợp đồng Trong đó cần tập trungphân tích kỹ tất cả các điều kiện và điều khoản của hợp đồng, cụ thể:Commodity (Tên hàng), Quality (Chất lượng), Quantity (Số lượng), Price (Giácả), Shipment (Giao hàng), Payment (Thanh toán), Packing and marking (Bao bì,
kỹ mã hiệu), Warranty (Bảo hành), Penalty (Phạt), Insurance (Bảo hiểm),…
Trang 23Biện pháp khác:Cùng với các biện pháp trên đầy người ta còn sử dụng các
biện pháp:
- Nhận báo cáo và làm việc trực tiếp với các bộ phận trong tổ chức;
- Làm việc với các cơ quan Nhà nước, cơ quan cấp trên, các cơ quanluật pháp, các ban, ngành có liên quan, nhà cung cấp, khách hàng,…
Để nhận diện các rủi ro có thể đến với tổ chức
b Phân tích rủi ro
Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến với
tổ chức tuy là công việc quan trọng, không thể thiếu, nhưng mới chỉ là bước khởiđầu của công tác quản trị rủi ro Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro,phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thểtìm ra các biện pháp phòng ngừa Cần lưu ý rằng: đây không phải là nguyênnhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhữngnguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyênnhân xa,…
Theo lý thuyết “DOMINO” của H.W Henrich để tìm ra biện pháp phòngngừa rủi ro một cách hữu hiệu thì cần phân tích rủi ro, tìm ra các nguyên nhân,rồi tác động đến các nguyên nhân, thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi
ro (Xem hình 2.5)
c Đo lường rủi ro.
Nhận dạng được rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro, nhưng rủi ro córất nhiều loại, một tổ chức không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa tất cảmọi loại rủi ro Từ đó cần phân loại rủi ro, cần biết được đối với tổ chức loại rủi
ro nào xuất hiện nhiều, loại nào xuất hiện ít, loại nào gây ra hậu quả nghiêm
Trang 24trọng, còn lại nào ít nghiêm trọng hơn Từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thíchhợp, để làm việc này cần thiến hành đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi rođối với tổ chức Cụ thể là xây dựng tần suất xuất hiện rủi ro và tiến độ hay mức
độ ngiêm trọng của rủi ro:
Có rủi ro nhưng tần số ko
nhiều(IV)
(I) Nhà quản trị rủi ro bắt buộc quan tâm đến nhóm này
(II)Nhà quản trị cần tập trung quản trị rủi ro ở nhóm này nhưng ở mức độthấp hơn nhóm I
(III)Tập trung quản trị rủi ro nhưng ở mức độ tập trung nhiều lần
(IV)Mức độ quan trọng nhưng không lớn và xác suất xảy ra rủi ro khôngnhiều Quản trị rủi ro ở nhóm này đòi hỏi ở mức độ thấp nhất
Phương pháp định lượng:
Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này xác định các tổn thất bằng
cách cân đo đong đếm thông thường
- Ưu điểm : Sử dụng trực tiếp các công cụ để lượng hoá đượcchính xác những tổn thất xảy ra trên thực tế
Trang 25- Nhược điểm : Cho phép đo lường lớn do doanh nghiệp sử dụngtrực tiếp các công cụ đo lường và nếu đối tượng rủi ro chi phíthấp thì phương pháp này không kinh tế.
Phương pháp gián tiếp: Là phương pháp đánh giá tổn thất thông qua
việc dự đoán những tổn thất Phương pháp này thường được sử dụngđối với những thiệt hại vô hình như tính toán những cho phép cơ hội,giảm sút về sứ khoẻ tinh thần, hoặc mất uy tín hoặc mất thương hiệusản phẩm
- Ưu điểm : Giúp cho việc đánh giá nhửng tổn thất mà phươngpháp trực tiếp không thẻ xác định được
- Nhược điểm : độ tin cậy không cao vì sự suy đoán về tổn thấtbằng cách xác định mẩu đại diện trên cơ sở đó người ta tínhđược tỉ lệ tổn thất trung bình, qua đó xác định được tổng tổnthất
Phương pháp định tính:
Phương pháp cảm quan: Là phương pháp bằng kinh nghiệm của các
chuyên gia người ta xác định tỉ lệ tổn thất từ đó ước lượng tổng tổnthất
- Ưu điểm : Nhanh chóng, kịp thời xác định đánh giá sơ bộ về tổnthất
- Nhược điểm : Độ tin cậy không cao có thể mắc những sai lầm do
có sự mâu thuẩn giữ nội dung và hình thức
Trang 26 Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp sử dụng tổng
hợp các công cụ kỹ thuật và tư duy suy đoán của con người để đánhgiá mức độ tổn thất
- Ưu điểm : Đánh giá chính xác mức độ tổn thất vè hình thức vànội dung
- Nhược điểm : Tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc nếu có nhềurủi ro xãy ra
Phương pháp dự báo tổn thất: Là dự báo tổn thất có thể xảy ra khi rủi ro
xảy ra Đây là việc cần thiết cho việc lụa chọn các biện pháp phòng ngừa trên cơ
sở xác định xác suất rủi ro và mức độ tổn thất trung bình của sự cố Người ta cóthể dự báo mức độ tổn thất trung bình có thể xảy ra:
T = n P T tb
T : Tổn thất trung bình có thể xảy ra
N : Số lần quan sát hoặc dự kiện xảy ra trong tương lai
P : Xác suất rủi ro
T tb : Mức đọ tổn thất bình quân của mỗi sự cố
1.2.2 2 Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược,các chương trình hoạt động,…để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổnthất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức
Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro:
- Các biện pháp né tránh rủi ro
- Biện pháp ngăn ngừa tổn thất
Trang 27- Các biện pháp giảm thiểu tổn thất
- Các biện pháp chuyển giao rủi ro
- Các biện pháp đa dạng rủi ro
Các biện pháp né tránh rủi ro:
- Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra
- Né tránh bằng cách loại bỏ các nguyên nhân gây ra rủi ro
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất: Ngăn ngừa tổn thất là sử dụng các biện
pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi
ro mạng lại Nhóm biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm:
- Các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừatổn thất
- Các biện pháp tập trung tác động vào môi trường rủi ro
- Các biện pháp tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môitrường rủi ro
Các biện pháp giảm thiểu tổn thất:Đây là các biện pháp giảm thiểu những
thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại:
- Cứu vớt những tài sản còn sử dụng được
- Chuyển nợ
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro
- Dự phòng
- Phân tán rủi ro
Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro có thể thực hiện bằng cách:
Trang 28- Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến người khác hoặc tổ chứckhác
- Chuyển rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người hoặc tổchức khác, trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyểngiao tài sản cho người nhận rủi ro
Đa dạng hoá rủi ro: Gần giống với kỹ thuật phân tán rủi ro, đa dạng hoá rủi
ro thường sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp như: đa dạng hoá thịtrường, đa dạng hoá mặt hàng, đa dạng hoá khách hàng,… để phòng chống rủiro
1.2.2 3 Tài trợ rủi ro
Tài trợ rủi ro: Là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bù
đắp những tổn thất khi xảy ra rủi ro
Các biện pháp tài trợ rủi ro:
Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp cácrủi ro bằng chính vốn của mình hoặc vốn đi vay
Chuyển giao rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác và
có hai loại:
- Chuyển giao rủi ro bảo hiểm
- Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm
Ba kỹ thuật tài trợ rủi ro:
- Tự tài trợ là chủ yếu cộng với một phần chuyển giao rủi ro
- Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có một phần là tự tài trợ rủi ro
- 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro
Trang 291.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro có vai trò vô cùng to lớn và có thể có nhiều đóng góp chodoanh nghiệp:
Trước tiên, quản trị rủi ro giúp cho doanh nghiệp tránh được nguy cơ phásản Có thể nói đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp là lý do quan trọng nhất cho
sự tồn tại của hoạt động quản trị rủi ro Nói một cách khác, hoạt động quản trị rủi
ro có nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp có thể theo đuổi mục tiêu của mình (tối
đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, ) Mà không bị phá sản bởinhững rủi ro phát sinh trong quá trình theo đuổi các mục tiêu đó
Thứ hai, hoạt động quản trị rủi ro có đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận củadoanh nghiệp Đó là vì lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào tương quangiữa chi phí và thu nhập của doanh nghiệp Khi hoạt động rủi ro góp phần làmgiảm chi phí thì sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp lên Có nhiềucách để hoạt động rủi ro có thể giảm chi phí, chẳng hạn hoạt động nhằm ngănngừa rủi ro xảy ra hay bằng việc xác định chính xác những rủi ro cần bảo hiểm,rủi ro nào không cần, những rủi ro nào chỉ cần di chuyển một phần, rủi ro nàocần di chuyển toàn bộ mà doanh nghiệp có thể giảm chi phí mua bảo hiểm màvẫn đảm bảo ngăn ngừa rủi ro hiệu quả Nói một cách khác, hoạt động quản trịrủi ro góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp
Thứ ba, hoạt động quản trị rủi ro còn giúp doanh nghiệp tránh được nhữnggiảm sút về thu nhập hoặc thiệt hại về tài sản Bằng việc phát hiện các rủi rotrong các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản trị rủi ro có khảnăng ngăn chặn kịp thời các tổn thất qua đó tránh được hoặc giảm thiểu thiệt hại
về thu nhập hoặc tài sản cho doanh nghiệp
Trang 30Thứ tư, do hoạt động quản trị rủi ro giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệpnên nó giúp doanh nghiệp tham gia vào những dự án có khả năng sinh lời cao.Chẳng hạn, giám đốc một doanh nghiệp quyết định thành lập một chi nhánh ởnước ngoài nhưng e ngại những rủi ro về chính trị tại nước đó Nhưng với báocáo của bộ phận quản trị rủi ro là có thể bảo hiểm rủi ro chính trị với mức phíchấp nhận được, giám đốc doanh nghiệp có thể mạnh dạng đưa ra quyết định đầu
tư ra nước ngoài
Trang 31Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI
RO TRONG KINH DOANH CỦA CÁC NHÀ QUẢN LÝ NGƯỜI MẪU TẠI TP.HCM
2.1 Sơ lược về ngành người mẫu Việt Nam hiện nay (trước tiên giới thiệu sơ lược sau đó phân tích sâu về cơ hội và thách thức)
Nhắc đến sàn Catwalk, người mẫu, show diễn, người ta sẽ nghĩ ngay tớinhững gì hào nhoáng màu sắc và giàu có.Kể từ khi ngành công nghiệp thời trang
ra đời, nghề người mẫu đã xuất hiện, luôn song hành và phát triển cùng nhữngthiết kế của các nhà tạo mẫu Người mẫu, được tạm định nghĩa là những người
có vẻ đẹp cơ thể theo chuẩn mực, gắn liền với sàn Catwalk, ánh đèn hào nhoáng
và sự dõi theo của hàng triệu tín đồ thời trang.Luôn ăn mặc xinh đẹp, trang điểmlộng lẫy, sải bước trên những đôi giày cao gót hàng hiệu với cát-xê kếch xù lànhững gì người ta thường tô vẽ về thế giới người mẫu.Được khoe vóc dáng yêukiều dưới ánh đèn sân khấu lung linh, được người người ngưỡng mộ, xuýt xoavóc dáng hoàn hảo, được khoác lên mình những bộ váy áo chỉnh chu lần lượt làánh hào quang xung quanh nghề người mẫu.Đó là những bề nổi khiến nghềngười mẫu luôn thu hút được giới trẻ muốn đặt chân vào showbiz để tìm kiếm sựnổi tiếng
Tuy nhiên, đằng sau thế giới đầy hoa hồng đấy lại là hậu trường đầy khókhăn vất vả thậm chí là cả tủi nhục Điều đó còn tồi tệ với những người mẫukhông có xuất thân giàu có Nhiều người mẫu từ quê lên những trung tâm giải trílớn với mong ước được đổi đời.Đằng sau những bộ quần áo xinh đẹp, nhữngkhuôn mặt trang điểm kỹ càng tươi cười là những nhọc nhằn mà họ phải gánhchịu