Bảng 2.19: Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về những những mặt còn hạn chế tác động đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh gạo xuất khẩu tạiCông ty Lương thực Tiền Giang...91Bản
Trang 1L ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và được phép công bố.
Đánh giá rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo là một đề tài tương đối khó vì nó mang tính tiềm ẩn và đa dạng Hơn nữa, đề tài về gạo đã được rất nhiều người và nhiều cơ quan nghiên cứu, nhưng cho đến nay ít người nghiên cứu ở mảng sâu là nghiên cứu thuần túy rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo Mặc dù vậy, việc tìm ra điểm mới và độc đáo của đề tài trong điều kiện có hạn là một việc làm khó khăn Tuy đã làm việc rất nghiêm túc với sự cố gắng cao nhất, đề tài sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, số liệu có những lúc không nhất quán
do thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, vả lại rủi ro là sự tổn thất của doanh nghiệp nên số liệu rất hạn chế công khai, nhưng cũng không làm sai lệch những kết luận rút ra của đề tài Những giải pháp đề ra dựa trên tình hình thực tiễn nên có thể chưa mang tính lý luận cao Rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô, bạn bè và những người có quan tâm về lĩnh vực gạo xuất khẩu để đề tài thêm hoàn thiện.
Trang 2L ỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả những cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Lời đầu tiên, tôi cảm ơn đến quý Thầy, Cô đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khoá học.
Đặc biệt xin chân thành:
- Cảm ơn PGS.TS Trần Văn Hòa, người Thầy đã hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm để tôi hoàn thành Luận văn.
- Cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Lương thực Tiền Giang, Lãnh đạo các Phòng ban, Trung Tâm Nông Sản Phú Cường, các Xí nghiệp, các chuyên viên đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình cộng tác ủng hộ, cung cấp những tài liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành Luận văn này.
- Cảm ơn Quý lãnh đạo các đơn vị, ban ngành hữu quan.
- Cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế; Trường Đại học Tiền Giang; Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo sau đại học; các Khoa, Phòng ban chức năng của Trường đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
TÁC GI Ả
MAI T ẤN HOÀNG
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : MAI TẤN HOÀNG
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh; niên khóa: 2011 - 2013
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS TRẦN VĂN HÒA
Tên đề tài: “PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU
GẠO TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG”
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn và cạnh tranh gay gắt đòi hỏicác doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp trên cơ sở phát huy điểmmạnh, khắc phục điểm yếu tận dụng thời cơ và hạn chế những mối đe doạ về rủi ro
Việc phân tích, đánh giá và phân loại những rủi ro trong quá trình kinhdoanh gạo xuất khẩu trong tình hình hiện nay là một việc làm cấp bách mang ýnghĩa thực tiễn cao, từ đó làm cơ sở đề ra những giải pháp để tăng cường năng lựcquản trị nhằm hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả
2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích thống kê, phân tích kinh tế vàphân tích kinh doanh; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia; phương phápđiều tra và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của các nhân tố ảnhhưởng dẫn đến rủi ro và những tác động của nó đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp Từ đó, khẳng định sự cần thiết cho việc nâng cao năng lực quản trị hạn chế rủi
ro của Công ty Lương thực Tiền Giang
Luận văn đã đề xuất các giải pháp cơ bản mang tính hệ thống nhằm phát huynhững lợi thế và khắc phục những hạn chế để nâng cao năng lực quản trị hạn chế rủi
ro của Công ty Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan Nhànước có thẩm quyền và đối với Công ty
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CAD Cash Against Documents - trả tiền lấy chứng từ
CIF Cost Insurance and Freight - trách nhiệm chuyển từ người bán
sang người mua khi hàng nhập cảng đến
ETA Estimed Time Arival - dự kiến ngày tàu cập cảng đến
FOB Free On Board - miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi
HACCP Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
HALAL Điều kiện cần để xuất khẩu vào các nước Hồi giáo
ISO 9001-2008 Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 22000:2005 Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
XN 1 Xí nghiệp Chế biến lương thực số 1
XN 2 Xí nghiệp Chế biến lương thực số 2
XN 3 Xí nghiệp Chế biến lương thực số 3
XN 4 Xí nghiệp Chế biến lương thực số 4
XN GCLC Xí nghiệp Chế biến Gạo chất lượng cao
XN VN Xí nghiệp Chế biến Gạo Việt Nguyên
XN SX Xí nghiệp Nước giải khát Suối Xanh
XN TB Xí nghiệp Bánh tráng xuất khẩu Thuận Bình
L/C Letter of Credit - Thư tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
T/T Telegraphic Transfer - chuyển tiền bằng điện
TTNS PC Trung tâm Nông sản Phú Cường
VINAFOOD I Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc
VINAFOOD II Tổng Công ty Lương thực Miền Nam
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU x
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁCH TIẾP CẬNError! Bookmark not defined. 5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 4
PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6XUẤT KHẨU GẠO 6
1.1 HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 6
1.1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh xuất khẩu 6
1.1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 6
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 9
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 11
1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU 17
1.2.1 Khái niệm về rủi ro 17
1.2.2 Phân loại rủi ro 18
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO 20
1.3.1 Các nhân tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp 20
1.3.2 Các nhân tố từ môi trường bên trong doanh nghiệp 23
1.4 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO 23
1.5 CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN TRỊ RỦI RO 24
1.5.1 Quản trị rủi ro chủ động 24
1.5.2 Quản trị rủi ro thụ động 24
1.5.3 Các phương pháp kiểm soát rủi ro 25
1.6 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH GẠO XUẤT KHẨU TẠI MỘT SỐ NƯỚC HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI 26
1.6.1 Thái Lan 26
1.6.2 Hoa Kỳ 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 31
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 32
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 32
2.1.1 Giới thiệu Công ty 32
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Lương thực Tiền Giang 32
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 72.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC
TIỀN GIANG 35
2.2.1 Năng lực thiết bị kỹ thuật và đầu tư 35
2.2.2 Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh gạo đạt được trong thời gian qua 37
2.2.3 Thị trường, phương thức kinh doanh và phương thức thanh toán 41
2.2.4 Những thuận lợi và những tồn tại của công ty 41
2.3 PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 43
2.3.1 Những rủi ro bên ngoài Công ty 43
2.3.2 Những rủi ro bên trong Công ty 61
2.4 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 78
2.4.1 Thông tin chung về các chuyên gia được điều tra, phỏng vấn 79
2.4.2 Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha 79 2.4.3 Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty 82
2.4.4 Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của các nhân tố thành viên 84
2.4.5 Phân tích hồi qui tương quan các yếu tố tác động đến mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty Lương thực Tiền Giang Error! Bookmark not defined. 2.5 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH GẠO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 90
2.5.1 Những mặt tích cực trong công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh gạo xuất khẩu 90
2.5.2 Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh gạo xuất khẩu 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 93
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 95 3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÔNG TY LƯƠNG Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8THỰC TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 95
3.2 MỤC TIÊU CỦA NHỮNG GIẢI PHÁP 96
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HẠN CHẾ RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC TIỀN GIANG 96
3.3.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện chính sách thu hút chiêu mộ nhân tài 97
3.3.2 Thành lập chuyên ban nghiên cứu thị trường, tư vấn pháp luật quản trị rủi ro 99
3.3.3 Nghiên cứu khách hàng và đàm phán chủ động, ký kết hợp đồng chặt chẽ hai bên cùng có lợi 100
3.3.4 Giải pháp bảo quản tốt ngay từ khâu thu mua 103
3.3.5 Cập nhật thời gian tàu vào trước khi phương tiện rời bến vận chuyển hàng hoá, đa dạng hóa cảng xếp hàng và phương thức giao hàng 106
3.3.6 Đảm bảo an toàn trong thanh toán và sử dụng ngoại tệ có hiệu quả 107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 107
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 115
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Năng lực thiết bị chế biến lương thực, tích lượng kho đến 31/12/2012
35
Bảng 2.2: Diện tích và giá trị đầu tư phát triển cánh đồng mẫu lớn năm 2012 37
Bảng 2.3: Số lượng gạo mua vào bán ra giai đoạn 2008 – 2012 38
Bảng 2.4: Cơ cấu gạo bán ra giai đoạn 2008 - 2012 40
Bảng 2.5: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo 2008 - 2012 40
Bảng 2.6: Cơ cấu chênh lệch số lượng gạo và giá xuất khẩu gạo qua các năm 2008 - 2012 41
Bảng 2.7: Các nước sản xuất nông sản lớn nhất thế giới 45
Bảng 2.8: Mười quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2011 45
Bảng 2.9: Dự báo xuất khẩu gạo thế giới năm 2013 46
Bảng 2.10 : Dự báo nhập khẩu gạo thế giới năm 2013 46
Bảng 2.11: Tỷ lệ hao hụt trong bảo quản lúa gạo 68
Bảng 2.12: Kiểm định độ tin cậy tổng thể của các biến điều tra 80
Bảng 2.13: Bảng phân tích nhân tố đối với các biến điều tra 83
Bảng 2.14: Kết quả kiểm định ý kiến đánh giá của các chuyên gia về những rủi ro xuất phát từ năng lực cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật công nghệ và khả năng huy động vốn 86
Bảng 2.15: Kết quả kiểm định ý kiến đánh giá của các chuyên gia về những rủi ro xuất phát từ năng lực nội tại của Công ty 88
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định ý kiến đánh giá của các chuyên gia về những rủi ro xuất phát từ những yếu tố khách quan và tác động bên ngoài 89 Bảng 2.17: Kết quả mô hình hồi quy tương quan theo bước các nhân tố tác động
đến mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo của
Công ty Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.18: Phân tích hồi quy tương quan theo bước các nhân tố tác động đến mức Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11độ ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.19: Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về những những mặt còn hạn chế
tác động đến công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh gạo xuất khẩu tạiCông ty Lương thực Tiền Giang 91Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá của các chuyên gia về sự hài lòng của các giải pháp
Trang 12PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, từ xa xưa lúa gạo đã là cây lương thực thiết yếu, đóng vai tròcực kỳ quan trọng trong đời sống và phát triển xã hội Sản xuất lúa gạo là sản xuấtquan trọng nhất trong ngành nông nghiệp của Việt Nam từ trước tới nay và nhữngnăm sắp tới Có khoảng 70% dân số tập trung ở nông thôn và là nơi cung cấp nguồnlương thực cho nhu cầu của trên 87 triệu người Việt Nam Diện tích đất canh tác lúagạo chiếm tới 64% toàn bộ diện tích trồng cây lương thực của cả nước, đưa ViệtNam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới[4]
Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt độngthương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới Với nền kinh tế mở cửathông qua hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thếcủa mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trong cho đất nước,chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho người lao động
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắnglợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Có đẩy mạnh xuất khẩu, mởcửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Nhà nước, sản xuất và xuất khẩugạo đã đạt được những thành tựu rực rỡ, sản lượng lương thực ngày càng tăng,lượng gạo xuất khẩu ngày càng dồi dào, chất lượng và giá cả xuất khẩu ngày càngđược cải thiện Mức sống của nông dân từ đó được nâng lên và xã hội đã hình thànhnghề mới đó là nghề kinh doanh gạo xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp
Khi phải tự vận động trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanhnghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chiến lược, nhất là trong quá trình hộinhập kinh tế khu vực và trên thế giới Với môi trường kinh doanh ngày càng khókhăn và cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanhphù hợp trên cơ sở phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu tận dụng thời cơ vàhạn chế những mối đe doạ về rủi ro
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Sản xuất và xuất khẩu gạo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu gạo trongthời gian qua đã cho thấy đây là một nghề mang tính rủi ro cao, ảnh hưởng khôngnhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động của các doanh nghiệp.
Bản thân là một thành viên của đơn vị, với tâm huyết mong muốn góp phầnvào sự phát triển của Công ty Lương Thực Tiền Giang (LTTG) nói riêng cũng như
sự phát triển ngành gạo xuất khẩu nói chung Việc phân tích, đánh giá và phân loạinhững rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất khẩu (KDXK) gạo trong tình hình hiệnnay là một việc làm cấp bách mang ý nghĩa thực tiễn cao, từ đó làm cơ sở đề ranhững giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản trị hạn chế rủi ro một cách có hiệu
quả Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Phân tích r ủi ro trong kinh doanh gạo
xu ất khẩu tại Công ty Lương Thực Tiền Giang ”làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Câu hỏi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng một số câu hỏi sau đây
để tiếp cận và giải quyết vấn đề:
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) gạo xuất khẩu của Công
ty LTTG giai đoạn 2008 – 2012?
- Các nhân tố ảnh hưởng dẫn đến rủi ro trong KDXK gạo của Công tyLTTG?
- Những khó khăn nào cần phải giải quyết?
- Những giải pháp nào để hạn chế và phòng chống rủi ro trong KDXK gạocủa Công ty LTTG?
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng quản trị rủi rocủa Công ty, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro để hạnchế những tổn thất trong KDXK gạo của Công ty LTTG
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro của cácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
- Phân tích thực trạng họat động KDXK gạo và quản trị rủi ro của Công tyLTTG
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro trongxuất khẩu gạo của Công ty LTTG
4 Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
4.1 Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu:
+ Đối với tài liệu thứ cấp: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,báo cáo tổng kết và các tài liệu khác của Công ty trong các năm 2008-2012; số liệuNiên giám thống kê, báo cáo ngành lương thực, thông tin truyền tải trên mạngInternet và các nguồn tài liệu liên quan khác
+ Đối với số liệu sơ cấp: Điều tra bằng phiếu điều tra lấy ý kiến Thông tin sốliệu sơ cấp được thu thập làm căn cứ cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi rotrong KDXK gạo của Công ty LTTG Do tính chất của đề tài nên số phiếu điều trađược phát ra trên phạm vi tập trung, vừa phải, bao gồm các chuyên gia về lươngthực, chuyên viên của các phòng chuyên môn nghiệp vụ Công ty LTTG, Sở NN &PTNT Tiền Giang; các vị lãnh đạo đã có tiếp xúc nhiều với Công ty LTTG và cóthời gian làm việc trong lĩnh vực kinh thực từ 2 năm trở lên Tổng số phiếu điều traphát ra cho các đối tượng là 100 phiếu, số thu về 88 phiếu, đạt 88%; hoàn toàn thíchhợp cho phân tích trong nghiên cứu này (phụ lục 2.1)
+ Xử lý số liệu: được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS vàEXCEL
4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề
lý luận về rủi ro trong KDXK gạo của doanh nghiệp
- Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để khảo sát thực trạng hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp
- Phương pháp hạch toán kinh tế được sử dụng để đánh giá thực trạng hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh được sử dụngtrong việc xem xét, đánh giá, phân tích kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệpqua từng giai đoạn, từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ cho cácluận điểm được triển khai trong luận văn.
- Các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu được sử dụng đối vớinhững nhà quản lý, chuyên gia của các đơn vị kinh doanh lương thực trên địa bàntỉnh Tiền Giang để từ đó thu thập những ý kiến thực tế, cung cấp cho việc triển khaicác luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn
- Phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê: dùng để kiểm định sự khác biệt
về giá trị trung bình của các biến nghiên cứu được đưa vào kiểm định dựa trên sốliệu thu thập được hoặc các biến bổ sung đã được tính toán
Tất cả các phương pháp nêu trên đều có tác động tích cực và hiệu quả vào kếtquả nghiên cứu
Các phương pháp trên đều dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng và phương pháp tiếp cận lịch sử cụ thể; xem xét đối tượng nghiên cứu theoquan điểm toàn diện, phát triển và hệ thống
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến rủi ro trong hoạt động KDXK gạocủa Công ty LTTG và các công ty xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng dẫn đến rủi ro trong hoạt động KDXKgạo của Công ty LTTG
6 Bố cục của luận văn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Chương 2: Phân tích những rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại Công
ty Lương Thực Tiền Giang
Chương 3: Những giải pháp nâng cao quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất
khẩu gạo tại Công ty Lương Thực Tiền Giang
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
1.1 Hoạt động kinh doanh xuất khẩu
1.1.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Hoạt động KDXK là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ
sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán theo nguyên tắc ngang giá Tiền tệ ở đây
có thể là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong mối quan hệ này
Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc giatrong phân công lao động quốc tế Việc trao đổi hàng hóa mang lại lợi ích cho cácquốc gia, do đó các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuấthiện từ rất lâu và ngày càng phát triển Hoạt động này diễn ra trên mọi lĩnh vực,trong mọi điều kiện từ sản xuất hàng tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, tư liệu sảnxuất và cả công nghệ kỹ thuật cao Dù ở lĩnh vực nào thì hoạt động xuất khẩu cũngđều nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thờigian Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm
Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốcgia khác nhau
1.1.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu
1.1.2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia
a) Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu
Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào 4 nhân tố
đó là: vốn, công nghệ, nhân lực và tài nguyên Song không phải quốc gia nàocũng có đầy đủ cả 4 yếu tố này đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển vàchậm phát triển
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đều thiếu vốn,thế nên họ không có cơ hội để nhập khẩu công nghệ hiện đại và không thể đầu tư nângcao trình độ nguồn nhân lực do đó trình độ sản xuất của họ kém Ngược lại trình độ sảnxuất kém lại chính là nguyên nhân làm cho quốc gia này thiếu vốn Vì vậy, đây chính
là một vòng luẩn quẩn của các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển Để thoátkhỏi vòng luẩn quẩn này buộc các quốc gia phải có vốn để nhập khẩu công nghệ tiêntiến mà trong nước chưa sản xuất được và nâng cao trình độ nguồn nhân lực, qua đónâng cao khả năng sản xuất Nhưng một câu hỏi được đặt ra với các quốc gia là làm thếnào để có một lượng ngoại tệ cần thiết đáp ứng cho nhu cầu này?
Thực tiễn cho thấy, để có đủ một lượng ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu nàycác quốc gia có thể sử dụng các nguồn huy động vốn chính sau:
- Nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
- Nguồn đầu tư nước ngoài
- Nguồn vay nợ, viện trợ
- Nguồn từ các dịch vụ thu ngoại tệ như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch.Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng và dần đang phục hồiphát triển chậm lại như hiện nay, thì các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển
sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động được nguồn vốn từ các hoạt độngđầu tư, vay nợ, viện trợ và các dịch vụ thu ngoại tệ Thêm vào đấy, với các nguồnvốn này các quốc gia phải chịu những thiệt thòi và những ràng buộc về chính trịnhất định Vì vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà các quốc gia này có thể trông chờ
là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu
b) Hoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế của quốc gia
Để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả thì các quốc gia thường phải lựa chọncác mặt hàng sản xuất ở quốc gia đó có lợi thế hơn so với sản xuất tại các quốc giakhác Đây chính là những mặt hàng có sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động
rẻ, ứng dụng nền sản xuất trong nước Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu pháthuy được lợi thế của quốc gia Điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu sẽ phát tạo
cơ hội cho một quốc gia phát huy được lợi thế của mình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19c) Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất
Thông thường các nhà xuất khẩu sẽ tập trung vào xuất khẩu những mặt hàng
có lợi thế của đất nước Khi lợi nhuận thu được từ xuất khẩu mặt hàng ấy càng lớnthì số người tập trung vào sản xuất mặt hàng ấy ngày càng nhiều Do vậy, cơ cấusản xuất trong nước sẽ thay đổi Sự thay đổi này không chỉ diễn ra trong ngành màcòn diễn ra ở cả những ngành phụ trợ cho ngành hàng xuất khẩu Chẳng hạn, khihoạt động xuất khẩu hàng nông sản phát triển thì nó kéo theo sự phát triển củangành sản xuất phân bón, ngành công nghiệp thực phẩm phát triển kéo theo ngànhtrồng trọt chăn nuôi phát triển, ngành dệt may phát triển kéo theo ngành trồng bôngđay cũng phát triển
d) Hoạt động xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập, nâng cao mức sống và trình độ của người lao động
Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuậnlớn trong các hoạt động SXKD Chính vì vậy số lượng lao động hoạt động tronglĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng hóa không ngừng tăng Hàng năm ngành xuấtkhẩu giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động Thêm vào đó do có điềukiện tiếp xúc với thị trường mới, phương thức quản lý mới, khoa học công nghệhiện đại nên trình độ của người lao động cũng được cải thiện để đáp ứng với yêucầu chung của thị trường quốc tế
e) Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế
Để đánh giá uy tín của một quốc gia người ta thường dựa vào bốn điều kiện
đó là: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lạm phát, thất nghiệp và cán cân thanh toán.Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cânthanh toán do vậy là một trong bốn điều kiện đánh giá sự phát triển kinh tế của mộtquốc gia Cao hơn nữa, hoạt động xuất khẩu làm tăng tích lũy ngoại tệ của một quốcgia và có thể biến quốc gia trở thành quốc gia xuất siêu và tạo sự đảm bảo trongthanh toán cho đối tác, tăng được uy tín trong kinh doanh Qua hoạt động xuất khẩu,hàng hóa của quốc gia được bày bán trên thị trường thế giới, khuyếch trươngthương hiệu và sự tiếp cận những khoa học tiên tiến từ nước ngoài Ngoài ra hoạtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20động xuất khẩu làm tiền đề cho các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: Dịch vụ,ngân hàng, đầu tư, hợp tác liên doanh và làm cho quan hệ giữa các nước trở nênchặt chẽ và thân thiết hơn.
1.1.2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp
- Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào cuộccạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hóa trên thị trường thế giới Chínhyếu tố này buộc doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo hơn, phải không ngừngnâng cao trình độ quản trị kinh doanh, tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị để
tự hoàn thiện mình
- Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệbuôn bán với nhiều đối tác nước ngoài từ đó người lao động trong doanh nghiệp cóthể nâng cao năng lực chuyên môn của mình, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quản lýcủa đối tác
- Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để mở rộng
và nâng cao trình độ sản xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ngườilao động trong doanh nghiệp
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
1.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức xuất khẩu các hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất
ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới các khách hàng nước ngoàithông qua các tổ chức của mình Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là các doanhnghiệp có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường nướcngoài, biết được yêu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng ở đó nên có thể chủđộng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra hình thức xuất khẩu này làmtăng lợi nhuận của doanh nghiệp do giảm chi phí trung gian
1.1.3.2 Xuất khẩu ủy thác
Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (bên nhận ủy thác) nhận xuất khẩumột lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình và nhận được một khoản thù laotheo thỏa thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy thác) Ưu điểm của hình thứcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21này là đơn vị có hàng xuất khẩu không phải bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư trựctiếp ra nước ngoài do đó rủi ro trong kinh doanh là không cao Tuy nhiên họ lạikhông trực tiếp liên hệ với khách hàng và thị trường nước ngoài nên không chủđộng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra họ thường phải đáp ứng nhữngyêu sách của bên nhận ủy thác.
1.1.3.3 Buôn bán đối lưu
Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhậpkhẩu, bên bán hàng đồng thời là bên mua hàng và lượng hàng hóa mang trao đổithường có giá trị tương đương Mục đích ở đây không nhằm thu về một khoản ngoại
tệ mà là nhằm mục đích có được một lô hàng có giá trị tương đương với lô hàngxuất khẩu Hình thức xuất khẩu này giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động của
tỉ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối, đồng thời có lợi khi các bên không có đủngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình
1.1.3.4 Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu mà Nhà nước giaocho để tiến hành xuất khẩu một hoặc một số loại hàng hóa nhất định cho Chính phủnước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã được ký giữa hai Chính phủ Hình thức nàycho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thịtrường, tìm kiếm khách hàng Mặt khác, thực hiện hình thức này thường không córủi ro trong thanh thư
1.1.3.5 Xuất khẩu tại chỗ
Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không cần vượt qua biên giớiquốc gia nhưng khách hàng vẫn có thể mua được Ở hình thức này, doanh nghiệpkhông cần phải đích thân ra nước ngoài đàm phán trực tiếp với người mua mà chínhngười mua lại tìm đến với doanh nghiệp Do vậy, doanh nghiệp tránh được nhữngthủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, không phảimua bảo hiểm hàng hóa Hình thức này thường được áp dụng đối với quốc gia cóthế mạnh về du lịch và có nhiều tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 221.1.3.6 Gia công quốc tế
Là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhập nguyên liệu hoặc bán thànhphẩm (bên nhận gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế tạo ra thành phẩmgiao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được một khoản lệ phí như thỏa thuậncủa cả hai bên Trong hình thức này bên nhận gia công thường là các quốc gia đangphát triển, có lực lượng lao động dồi dào, có tài nguyên thiên nhiên phong phú Họ
sẽ có lợi vì tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, có điều kiện đổi mới vàcải tiến máy móc để nâng cao năng suất sản xuất Còn đối với nước đặt gia công họkhai thác được giá nhân công rẻ và nguyên phụ liệu khác từ nước nhận gia công
1.1.3.7 Tái xuất khẩu
Với hình thức này một nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa đã nhập từ mộtnước khác sang nước thứ ba Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thuđược một khoản lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào trangthiết bị, nhà xưởng, khả năng thu hồi vốn cao Hình thức này được áp dụng khi có
sự khó khăn trong quan hệ quốc tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
Bất kỳ một hoạt động thương mại nào cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của môitrường kinh doanh Môi trường kinh doanh có thể tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩyhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, song cũng có thể tạo ra những khó khăn,kìm hãm sự phát triển của hoạt động này
Đối với hoạt động xuất khẩu – Là một trong những hoạt động quan trọng củathương mại thì ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động này càng trởnên mạnh mẽ bởi trong thương mại quốc tế các yếu tố thuộc môi trường kinh doanhrất phong phú và phức tạp Có thể phân chia các nhân tố thuộc môi trường kinhdoanh tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thành các nhóm sau:
1.1.4.1 Các nhóm nhân tố vĩ mô
a) Các công cụ của Nhà nước trong quản lý kinh tế
Các quốc gia khác nhau thường có những chính sách thương mại khác nhauthể hiện ý chí và mục tiêu của Nhà nước trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạtTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế quốc gia của mình Để nềnkinh tế quốc dân vận hành có hiệu quả thì những chính sách thương mại thích hợp
là thực sự cần thiết Trong lĩnh vực xuất khẩu, các công cụ chính sách chủ yếuthường được sử dụng để điều tiết hoạt động này gồm:
- Thuế quan
Trong hoạt động xuất khẩu, thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàngxuất khẩu Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạtđộng xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho quốc gia mình Công cụ nàythường chỉ được áp dụng với một số ít mặt hàng xuất khẩu nhằm bổ sung cho ngânsách Nhà nước, hạn chế xuất khẩu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng mặt hàng
ấy trong nước
Ngoài thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu cũng có tác động đến hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp Thuế quan nhập khẩu là thuế quan mà Nhà nướcđánh vào một đơn vị hàng nhập khẩu Do vậy nó sẽ làm tăng gía bán hàng xuấtkhẩu của doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu Vì vậy hàng xuất khẩu của doanhnghiệp sẽ giảm sức cạnh tranh
- Hạn ngạch
Hạn ngạch được hiểu như là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhấtmột mặt hàng hay một nhóm hàng mà doanh nghiệp được phép xuất khẩu hay nhậpkhẩu Quốc gia xuất khẩu sẽ quy định hạn ngạch xuất khẩu nhằm điều chỉnh lượnghàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu Quốc gia nhập khẩu sẽ quy định hạnngạch nhập khẩu nhằm hạn chế lượng hàng nhập khẩu vào trong nước, bảo hộ nềnsản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên và cải thiện cán cân thanh toán Tương tựthuế quan, cả hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều có thể gây tác động trực tiếpđến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn kỹ thuật
Ngoài hai công cụ thuế quan và hạn ngạch, một công cụ khác tinh vi hơnngày càng được nhiều quốc gia sử dụng đó là việc đề ra các tiêu chuẩn chất lượng,
kỹ thuật cho sản phẩm nhập khẩu Đây là biện pháp phi thuế quan cũng nhằm mụcđích hạn chế lượng hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24- Tỷ giá hối đoái và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích xuất khẩu
+ Tỷ giá hối đoái là sức mua của một đồng tiền so với đồng tiền khác Sứcmua của đồng tiền là khả năng thanh toán của một đơn vị tiền tệ với một khối lượnghàng xuất khẩu nhất định gắn liền với thanh toán quốc tế Trong thanh toán quốc tếngười ta thường sử dụng những đồng tiền mạnh như USD để thanh toán Nếu tỷ giáhối đoái tăng, tương đương với giá trị ngoại tệ tăng so với nội tệ khi đó hoạt độngxuất khẩu sẽ được khuyến khích Ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giảm sẽ kìm hãm sựphát triển của hoạt động xuất khẩu
+ Trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những biện pháp có tác dụng thúcđẩy, mở rộng xuất khẩu đối với mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu Biện phápnày thường được nhiều quốc gia sử dụng, vì khi xâm nhập vào thị trường nướcngoài doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro cao hơn so với thị trường trong nước Việctrợ cấp xuất khẩu có thể được Nhà nước sử dụng dưới nhiều hình thức như: trợ giá,miễn giảm thuế xuất khẩu, hạ lãi suất vốn vay, hoặc cho khách hàng nước ngoài vay
ưu đãi để họ có điều kiện mua sản phẩm của nước mình
b) Các chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại
Việc đảm bảo cán cân thanh toán và cán cân thương mại sẽ góp phần củng cốlòng tin của đối tác nước ngoài với quốc gia, nâng cao uy tín của quốc gia trêntrường quốc tế Biện pháp để quốc gia có thể giữ cán cân thanh toán, cán cânthương mại có thể là khuyến khích xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩuhoặc vay vốn Tuy nhiên sự cân bằng theo các hình thức cấm nhập khẩu là cân bằngtiêu cực, gây tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của quốc gia Chính vì vậy, đểcải thiện cán cân thanh toán và cán cân thương mại các quốc gia không còn conđường nào khác ngoài khuyến khích xuất khẩu, trong đó chú trọng tới mặt hàng chủlực Như vậy nhìn chung việc giữ cân bằng cán cân thanh toán và cán cân thươngmại đã chứa đựng trong đó yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của quốc gia
c) Các quan hệ kinh tế quốc tế
Các mối quan hệ quốc tế sẽ có tác động cực kỳ mạnh mẽ tới hoạt độngthương mại quốc tế của một quốc gia nói chung và tác động tới hoạt động thươngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25mại của doanh nghiệp nói riêng Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là mộttrong những nội dung quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, chính vì vậy
nó cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của các mối quan hệ này
Khi hàng hóa của doanh nghiệp xâm nhập được vào thị trường của một quốcgia thì nó sẽ được hưởng chính sách ưu đãi hoặc phải đối mặt với các rào cảnthương mại từ quốc gia này như: thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, các tiêu chuẩn kỹthuật sản phẩm Mức độ ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng hay các rào cảnthương mại mà doanh nghiệp phải đối đầu chặt chẽ hay nới lỏng hoàn toàn phụthuộc vào mối quan hệ kinh tế song phương hoặc đa phương giữa quốc gia xuấtkhẩu và quốc gia nhập khẩu
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay, nhiều hiệp địnhkinh tế song phương và đa phương đã được ký kết, nhiều liên minh kinh tế đã đượchình thành với mục tiêu là giảm bớt thuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá cả,thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và trên thế giới Nếu là một thànhviên trong liên minh kinh tế hoặc hiệp định thương mại ấy thì quốc gia sẽ có cơ hộithúc đẩy hoạt động xuất khẩu Nếu không phải, chính các hiệp định thương mại,liên minh kinh tế này sẽ trở thành một rào chắn lớn cho việc xâm nhập và mở rộngthị trường của doanh nghiệp
Tóm lại, có được những mối quan hệ mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽ tạotiền đề cho việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
d) Ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước và quốc tế
Sản xuất trong nước là nhân tố chủ yếu quyết định đến lượng cung hàng xuấtkhẩu Nếu nền sản xuất trong nước phát triển, khả năng cung ứng hàng xuất khẩu sẽtăng lên, giá cả thu mua hàng xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh nghiệp sẽ gặp thuậnlợi trong khâu đầu vào Ngược lại, khi nền sản xuất trong nước bị giảm sút dẫn tớigiá cả hàng xuất khẩu sẽ tăng lên, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để chọn được hànghóa có chất lượng cao, đồng loại phục vụ cho xuất khẩu
Đối với nền sản xuất nước ngoài thì ngược lại Khi nền sản xuất nước ngoàiphát triển, nhu cầu nhập khẩu sẽ ít đi, khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp vàoTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26thị trường của họ sẽ bị hạn chế Ngược lại, khi nền sản xuất của họ bị giảm sút, nhucầu nhập khẩu của họ cao Đây sẽ là thời cơ để doanh nghiệp thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu của mình.
Vấn đề không đơn thuần chỉ có các yếu tố cung, cầu, giá cả mới tác động đếnhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Rất nhiều các yếu tố khác cũng tác động đếnhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như: chất lượng, mẫu mã, chủng loại của sảnphẩm Khi các yếu tố này đều tốt thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trườngquốc tế sẽ cao Đây là một sự thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước và quốc tế cũnggóp phần hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu vì nó quyết định đến sự chu chuyểnhàng hóa trong nội bộ nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới
e) Trình độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng quốc gia
Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đang phát triển khá mạnh và có canthiệp rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực dùdoanh nghiệp đó thuộc thành phần kinh tế nào và hoạt động trong lĩnh vực nào Một
hệ thống ngân hàng phát triển không đơn thuần chỉ là nơi cấp vốn cho doanh nghiệp
mà nó còn giúp các doanh nghiệp trong việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanhchóng và chính xác Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩucủa doanh nghiệp
Hệ thống thông tin liên lạc của một quốc gia cũng góp phần thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, chínhxác và nhanh chóng cho doanh nghiệp
Hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia cũng có tác động rất lớn tới hoạt động xuấtkhẩu của doanh nghiệp Một quốc gia có hệ thống đường xá, cầu cống phát triển sẽgóp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao khả năng tham gia của doanh nghiệp vào thịtrường thương mại quốc tế Đặc biệt các bến bãi, các nhà ga, các cảng biển có tácđộng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Nếu hệ thống này đượcđầu tư xây dựng phù hợp với yêu cầu chung của thị trường quốc tế sẽ là nhân tố tácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Ngược lại, hệ thống cảngbiển, nhà ga, bến dỡ không đạt yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật sẽ gây tâm lý nghi ngại
từ phía đối tác nước ngoài và rất có thể doanh nghiệp sẽ mất cơ hội kinh doanh
1.1.4.2 Các nhân tố vi mô
a) Nguồn nhân lực
Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, suy đến cùng cũng là do con người và vì con người Bởi vậy conngười luôn được đặt ở vị trí trung tâm khi xem xét đến các vấn đề liên quan đếndoanh nghiệp Một đội ngũ lao động vững vàng trong chuyên môn, có kinh nghiệmtrong buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thịtrường và đặc biệt có lòng say mê trong công việc luôn là đội ngũ lý tưởng tronghoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Ngược lại, nếu nguồn nhân lực củadoanh nghiệp yếu kém về chất lượng và hạn chế về số lượng thì doanh nghiệp sẽluôn trong tình trạng bị động và kinh doanh kém hiệu quả Như vậy, nhân lực quyếtđịnh hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quảnhất thiết phải quan tâm tuyển chọn đội ngũ lao động thực sự có năng lực, đồng thờichú trọng đến công tác quản lý nhằm tạo động lực cho người lao động trong doanhnghiệp làm việc có hiệu quả
b) Khả năng tài chính
Khả năng tài chính là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh củadoanh nghiệp trong thời đại ngày nay Nếu có tiềm lực tài chính mạnh, doanhnghiệp sẽ có thể đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút lao động có chất lượng cao, mởrộng quy mô hoạt động Ngoài ra, khi có tiềm lực về tài chính doanh nghiệp có thểthúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàngqua hình thức mua trả chậm
Như vậy, có thể nói hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởnglớn bởi khả năng tài chính của doanh nghiệp
d) Vị trí địa lý
Nếu được bố trí ở gần nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động SXKDhoặc vùng gần nhà ga cảng biển, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển,Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28đây là cơ sở để doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranhtrên thị trường Đặc biệt, với ưu thế về khoảng cách địa lý với nhà cung ứng yếu tốđầu vào, doanh nghiệp có thể thường xuyên xuống cơ sở sản xuất tạo lập mối quan
hệ nhằm xây dựng chân hàng vững chắc phục vụ hoạt động xuất khẩu Như vậy, đểhoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả doanh nghiệp cần lựa chọn vị thế tối ưu phù hợpvới khả năng và điều kiện của mình
e) Uy tín của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp chính là tình cảm, là sự tin tưởng mà khách hàngdành cho doanh nghiệp Khi doanh nghiệp đã có uy tín cao, đối với khách hàngnhiều khi họ mua hàng dựa trên uy tín của doanh nghiệp chứ không hoàn toàn dựatrên chất lượng hàng của doanh nghiệp Vì vây, uy tín cũng quyết định đến vị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường
1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
1.2.1 Khái niệm về rủi ro
Có thể nói, rủi ro là một vấn đề tồn tại ở khắp mọi lĩnh vực của cuộc sống
Do tính chất phổ biến rộng rãi của rủi ro nên phạm trù này đã được nhiều người tậptrung nghiên cứu Đã có rất nhiều khái niệm về rủi ro nhưng chưa có sự thống nhất,tùy những trường phái khác nhau, các tác giả đưa ra những khái niệm về rủi ro khác
nhau, nhưng có một khái niệm về rủi ro khá phổ biến hiện nay là “Rủi ro là những biến động tiềm ẩn ở những kết quả, rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người Khi rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả.
Sự hiện diện của rủi ro là sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh là bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất mà không thể đoán định trước ”[16]. Tuy nhiên, khái niệm rủi ro có thể tập trung lại thành hai trường pháilớn như sau:
- Theo trường phái truyền thống thì rủi ro được xem là sự không may mắn,
sự tổn thất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là những điều không lành bất ngờxảy đến Đó là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợinhuận dự kiến Rủi ro còn hiểu như là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quátrình SXKD tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29- Theo trường phái hiện đại, khi sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cáchoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú thì những rủi ro ngàycàng trở nên phức tạp hơn, nên con người ngày càng phải tích cực nghiên cứu về rủi
ro và các phương pháp phòng tránh
Vì vậy, từ đó rủi ro được xem là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mangtính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro mang đến mất mát cho con ngườinhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi rongười ta có thể tìm ra những phương pháp phòng ngừa, hạn chế tính tiêu cực của rủi
ro và đón nhận những cơ hội mà rủi ro mang lại
1.2.2 Phân loại rủi ro
1.2.2.1 Phân loại theo tần suất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro
Theo cách phân loại này, người ta xét đến tần suất của các rủi ro có thể xảy
ra, và mức độ nghiêm trọng hay độ lớn của các rủi ro này Việc phân chia như vậy
có thể giúp cho doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của từng nhóm rủi ro:
- Nhóm rủi ro có tần suất và độ nghiêm trọng thấp: Những rủi ro này ít khigây ra tổn thất và nếu tổn thất có xảy ra thì mức độ cũng tương đối thấp
- Nhóm rủi ro có tần suất thấp nhưng độ nghiêm trọng cao: Rủi ro ít khi xảy
ra nhưng nếu xảy ra thì thường gây hậu quả nghiêm trọng
- Nhóm rủi ro có tần suất cao và độ nghiêm trọng thấp: Rủi ro thường xảy ranhưng mức độ tổn thất thì tương đối thấp
- Nhóm rủi ro có tần suất và mức độ nghiêm trọng đều cao: Rủi ro xảy rathường xuyên và hậu quả của mỗi lần đều lớn
Sự quan trọng của một nguy cơ rủi ro thường phụ thuộc vào mức độ nghiêmtrọng của tổn thất chứ không phải của tần suất Một rủi ro có thể gây ra thiệt hại tolớn dù hiếm khi xảy ra thì đáng quan tâm hơn nhiều so với rủi ro thường xảy ranhưng chỉ gây ra tổn thất nhỏ Tuy nhiên, tần suất và mức độ nghiêm trọng của rủi
ro như thế nào là tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 301.2.2.2 Phân loại theo nguồn gốc xuất hiện rủi ro
a) Xuất phát từ môi trường văn hóa xã hội
Mỗi dân tộc có ngôn ngữ, lối suy nghĩ và cách thể hiện khác nhau, khôngđồng nhất Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xãhội, các định chế từ nước này sang nước khác chính là nguồn rủi ro Do đó phảinghiên cứu kỹ phong tục tập quán tại đất nước có quan hệ giao dịch, đối tác và hệthống vận hành công ty của các đối tác Do ảnh hưởng của ngôn ngữ, văn hóa vàcác chuẩn mực xã hội, sản phẩm có thể được chấp nhận ở nước này nhưng có thể làrủi ro rất lớn nếu đem sang một nước khác
b) Xuất phát từ môi trường chính trị pháp luật
Ngay cả trong một đất nước, môi trường chính trị pháp luật đã là một nguồnrủi ro quan trọng vì nó nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp Trên phương diệnquốc tế, môi trường chính trị pháp luật còn phức tạp hơn rất nhiều do thái độ, cácchính sách và các chuẩn mực luật pháp thay đổi rất nhiều từ nơi này sang nơi khác
Do vậy, việc nghiên cứu kỹ các nguồn luật ảnh hưởng đến từng nước mà đơn vị đưahàng đến Ngoài ra, còn phải nghiên cứu những nguồn luật có thể ảnh hưởng đếnnhóm nước hoặc nhóm mặt hàng có liên quan Sản phẩm được chấp nhận trongnước có thể là sản phẩm phạm luật khi đưa ra nước ngoài, sản phẩm có thể bị hạnchế bởi hạn ngạch, giấy phép, sự kiểm tra của Chính phủ, sản phẩm có thể ngay cảkhông xuất khẩu được ra nước ngoài do môi trường chính trị chi phối
c) Xuất phát từ môi trường kinh tế
Sự biến động của môi trường kinh tế sẽ là một nguồn rủi ro cho doanhnghiệp, trong đó đặc biệt là các yếu tố tài chính như lạm phát, lãi suất và tỷ giá hốiđoái Các yếu tố tài chính này có thể đem lại các rủi ro đáng kể cho đơn vị kinhdoanh Nên cần phải nghiên cứu thận trọng để điều chỉnh hoạt động nhằm giảmthiểu rủi ro hoặc giảm thiểu tổn thất cho doanh nghiệp Các yếu tố tài chính sẽ ảnhhưởng đến giá cả hàng hóa, làm hàng hóa có thể hoặc không thể cạnh tranh trên thịtrường nước ngoài
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31d) Xuất phát từ môi trường hoạt động
Quá trình hoạt động của một doanh nghiệp có thể làm phát sinh rủi ro và bấtđịnh, chẳng hạn như kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất định do hệthống giao thông vận tải không tin cậy, hoặc có thể đơn vị hoạt động trong môitrường mà thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thiên tai hoặc các yếu tố thời tiết…Đây là những nhân tố mà đơn vị cần phải tự bảo vệ bằng cách dự phòng, lập kếhoạch và ngân quỹ để giải quyết các hiểm họa, phân chia rủi ro bằng cách đa dạnghóa sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động Kết quả kinh doanh có thể không như dựđịnh hoặc không theo như kế hoạch, gây hậu quả dây chuyền đến những kết quảkinh doanh khác
Thông thường, nguồn rủi ro từ môi trường chính trị pháp luật, môi trườngkinh tế và một phần từ môi trường văn hóa tạo nên những rủi ro bên ngoài, còn mộtphần rủi ro từ môi trường văn hóa và rủi ro từ môi trường hoạt động tạo nên nhữngrủi ro bên trong của doanh nghiệp
Có thể nói kinh doanh đồng nghĩa với rủi ro Tuy nhiên, để giảm thiểu tổnthất thiệt hại do rủi ro mang đến thì phải áp dụng các biện pháp phòng chống Tuỳthuộc vào tình hình cụ thể của mỗi loại rủi ro mà mỗi đơn vị có các cách phòngchống cho thích hợp
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo
Đối với gạo, một mặt hàng đặc biệt, thì việc nghiên cứu việc sản xuất và xuấtkhẩu gạo để tìm ra những rủi ro trong quá trình kinh doanh là một việc làm hết sứccần thiết
Có thể nói, nắm được việc sản xuất và xuất khẩu gạo cho phép các doanhnghiệp nắm được các rủi ro Các đơn vị KDXK gạo không chỉ cần nắm vững việcsản xuất và xuất khẩu gạo trong nước hoặc tại địa phương, mà còn cần phải nắmvững việc sản xuất và xuất khẩu gạo của các nước trên thế giới, vì đây là môitrường sẽ mang lại những yếu tố rủi ro bên ngoài doanh nghiệp Bất cứ doanhnghiệp nào khi KDXK gạo cũng cần phải nắm được những yếu tố bên ngoài này đểphòng chống rủi ro
1.3.1 Các nhân tố từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 321.3.1.1 Môi trường quốc tế
Thị trường sản xuất và xuất khẩu gạo lớn sẽ là mảnh đất làm phát sinh thuậnlợi hay rủi ro cho các đơn vị KDXK gạo, từ đó giúp doanh nghiệp nhận định đượclượng cung cầu về lương thực đang hiện diện và sẽ xảy ra trên thị trường quốc tế, đểdoanh nghiệp có chiến lược kinh doanh cho phù hợp Trong KDXK gạo, mọi doanhnghiệp đều cần phải nắm vững thị trường sản xuất và xuất khẩu gạo chủ yếu để từ đó
có thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể phát sinh Trong kinh doanh nóichung, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải nghiên cứu cẩn thận các đối thủ cạnhtranh cũng như thị trường tiêu thụ để nắm bắt được các rủi ro có thể xảy ra Với xuthế đó, việc nghiên cứu các nước sản xuất và xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới đểnhận ra được những rủi ro xuất phát từ đối thủ cạnh tranh và các khách hàng tiêu thụtập trung là rất cần thiết cho các doanh nghiệp
Việc nghiên cứu đặc điểm thị hiếu tiêu dùng gạo của các thị trường cho phépcác doanh nghiệp KDXK gạo có thể đa dạng hóa sản phẩm của mình, phân khúc thịtrường để định hướng kinh doanh và phân chia rủi ro Khi xuất hiện rủi ro ở thịtrường này thì doanh nghiệp có thể chuyển hướng sang thị trường khác ngay nếusản phẩm của doanh nghiệp đa dạng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng riêng
Về vận chuyển, gạo thường được vận chuyển đa số bằng đường biển và đây
là phương thức vận chuyển chịu nhiều rủi ro do thời gian dài và thường bị rủi ro vềtàu bè trong quá trình đi biển như thời tiết, mưa bão, tai nạn… Cho nên việc nghiêncứu những rủi ro về các hình thức mua bán, chuyên chở gạo và những biện phápphòng ngừa có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp buôn bán gạo quốc tế
Kinh doanh gạo thường có giá trị rất lớn, rủi ro cao Vì thế, các đơn vị kinhdoanh thường hết sức quan tâm đến vấn đề giá cả Xem xét đến đặc điểm về giá cảgạo quốc tế giúp các doanh nghiệp hiểu rõ thêm về bản chất của giá cả gạo, từ đógiảm thiểu rủi ro trong quá trình quyết định giá cả để đi đến kết thúc hợp đồng
Do tính nhạy cảm của mặt hàng gạo cũng như giá cả của nó, các đơn vịKDXK gạo có thể gặp rủi ro khi chào bán hàng nếu thời gian của đơn chào hàngquá dài, trong quá trình đàm phán nếu đàm phán kéo dài quá lâu, hoặc trong quáTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33trình thực hiện hợp đồng nếu thời gian giao hàng dài so với thời điểm kết thúc hợpđồng Nghiên cứu đặc điểm này giúp các doanh nghiệp nắm vững bản chất của gạocũng như giá cả của nó là rất nhạy cảm, để từ đó thận trọng hơn trong quá trình kinhdoanh nhằm có thể giảm thiểu và hạn chế rủi ro.
Doanh nghiệp KDXK gạo cần phải chọn lựa các hình thức thanh toán saocho phù hợp với đối tác thông qua luật quốc tế một cách nhanh và an toàn tránhđược những rủi ro đáng tiếc, bởi khâu thanh toán là cực kỳ quan trọng với doanhnghiệp, thường một hợp đồng xuất khẩu gạo có giá thị thanh toán rất lớn, nếu tìnhhuống xấu xảy ra sẽ mang đến cho doanh nghiệp một tổn thất nặng nề, thậm chí dẫnđến phá sản
Tóm lại, việc nghiên cứu về các quốc gia sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩugạo chủ yếu trên thế giới, các hình thức mua bán vận chuyển, gía cả thị trường quốc
tế là rất cần thiết cho các doanh nghiệp để nhận ra và phán đoán chính xác các rủi ro
có thể xảy ra cho đơn vị trong quá trình KDXK gạo, vì đây là đối thủ cạnh tranhcũng như là thị trường tiêu thụ cho gạo xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
Khi nghiên cứu đến rủi ro, đơn vị KDXK gạo không chỉ nghiên cứu về thựctrạng sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới, mà còn phải nắm rất vững những đặcđiểm về mảnh đất của mình, đó là thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việtnam vì đây cũng là môi trường làm phát sinh rủi ro
1.3.1.2 Môi trường trong nước
Những rủi ro về môi trường chính trị và pháp luật: Đó chính là cơ chế quản
lý và chính sách điều hành xuất khẩu của Nhà nước Gạo là mặt hàng chiến lược củaViệt Nam, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của Nhà nước bằng hạn ngạch,thuế quan, doanh nghiệp đầu mối, giá sàn, mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng
Sự can thiệp của Nhà nước trong những chính sách đòn bẫy khuyến khích cũng nhưhạn chế xuất khẩu để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia là một nguồn rủi
ro cao, các doanh nghiệp cần nghiên cứu sớm để có kế hoạch nhằm hạn chế tổn thấtđến mức thấp nhất[1],[2],[3]
Những rủi ro về môi trường kinh tế: Người dân Việt Nam có thu nhập thấp
và gạo là thức ăn chính Tuy gạo là mặt hàng đặc biệt nhưng thu nhập không ảnhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34hưởng nhiều đến nhu cầu, do đó ảnh hưởng của môi trường kinh tế đối với mặt hànggạo thì nguồn rủi ro quan trọng là rủi ro về tài chính gồm có chính sách tín dụng, tỷgiá hối đoái và lạm phát.
Những rủi ro về môi trường văn hoá xã hội: Sự khác biệt về bản sắc văn hóa
được thể hiện ở mỗi vùng miền có những tín ngưỡng, tôn giáo, lối suy nghĩ và cáchthể hiện khác nhau, sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấutrúc xã hội, các định chế, phong tục, tập quán sẽ là nguồn rủi ro cho các doanhnghiệp hoạt động Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu kỹ vấn đề này nhằmtránh được những rủi ro nảy sinh đáng tiếc có thể xảy ra
1.3.2 Các nhân tố từ môi trường bên trong doanh nghiệp
Đây là những rủi ro trong môi trường hoạt động bao gồm những nhân tố bêntrong mà đơn vị cần phải tự nghiên cứu, lập kế hoạch, phân chia rủi ro để có hướnggiải quyết các hiểm hoạ có thể xảy ra nhằm tránh hoặc hạn chế tổn thất do nhữngyếu tố bất lợi mang lại làm ảnh hưởng đến kết quả kỳ vọng
Những nhân tố chủ yếu dẫn đến rủi ro trong KDXK gạo thuộc môi trườngbên trong doanh nghiệp bao gồm:
- Trong khâu tiếp xúc đàm phán với khách hàng
- Trong khâu ký kết và thực hiện hợp đồng
- Trong khâu tổ chức thu mua gao xuất khẩu
- Trong khâu bảo quản hàng hóa
- Trong việc bố trí nhân lực và năng lực tổ chức điều hành SXKD
- Trong công tác an toàn vệ sinh kiểm dịch
- Trong khâu vận chuyển và giao hàng lên tàu
- Trong khâu thanh toán
1.4 Nội dung quản trị rủi ro
Rủi ro có thể xuất hiện theo những hình thức khác nhau tùy theo từng giaiđoạn và đặc điểm ngành nghề, quy mô hoạt động của doanh nghiệp Việc thiết lậpnội dung một chương trình quản trị rủi ro phù hợp là một cách để bảo vệ doanhnghiệp khỏi mắc phải những vấn đề không may có thể xảy đến bất cứ lúc nào TheoTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007 “Nội dung cơ bản của một chương trình quản trị rủi
ro phải bao gồm việc kết hợp chuyển đổi linh hoạt các quyết định kinh doanh với dự báo giá cả và việc sử dụng các công cụ tài chính hiện đại, được thực hiện bởi một
bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro ở doanh nghiệp”[10]
Một chương trình với nội dung quản trị rủi ro hoàn chỉnh phải đạt được cácmục tiêu cụ thể chủ yếu sau:
- Xây dựng các nguyên tắc, quy định nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện
kế hoạch kinh doanh có tính nhất quán và có thể kiểm soát
- Hỗ trợ cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc ra quyết định đúng đắn, lập kếhoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu đáo về hoạt độngkinh doanh, môi trường kinh doanh, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanhnghiệp, bảo vệ và làm gia tăng giá trị cũng như hình ảnh của doanh nghiệp
- Phát triển và hỗ trợ nguồn lực của doanh nghiệp
- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1.5 Các phương pháp quản trị rủi ro
Mục tiêu của quản trị rủi ro là tối ưu hóa giá trị của doanh nghiệp cho nênviệc lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phụ thuộc vào chi phí hiệu quả tác độngcủa từng phương thức quản trị rủi ro được lựa chọn [8], có thể kể đến các phươngthức quản trị rủi ro như sau:
1.5.1 Quản trị rủi ro chủ động
Là phương thức quản trị rủi ro thông qua các chương trình, chính sách củadoanh nghiệp nhằm phòng ngừa những rủi ro ngay từ khi chúng còn tiềm ẩn Cácchính sách quản trị rủi ro thực hiện vừa giúp doanh nghiệp chủ động né tránh rủi ro,giới hạn tác động rủi ro trong phạm vi có thể chấp nhận được, từ đó giúp doanhnghiệp tránh được các rắc rối và khó khăn, đồng thời có thể biến các rủi ro thành cơhội và làm tăng giá trị doanh nghiệp
1.5.2 Quản trị rủi ro thụ động
Là phương pháp quản trị rủi ro nhằm tìm ra các biện pháp đối phó, khắcTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36phục những hậu quả sau khi rủi ro đã xảy ra Khi rủi ro xảy ra tất nhiên tổn thất đã
rõ ràng các giải pháp khắc phục sẽ khó có được kết quả như mong muốn
1.5.3 Các phương pháp kiểm soát rủi ro
- Né tránh rủi ro: Là việc không thực hiện hành vi có thể gây ra rủi ro.
Phương pháp này có ưu điểm là có thể tránh được tất cả các rủi ro Biện pháp đầutiên của hoạt động né tránh rủi ro là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra vàbiện pháp thứ hai là loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro Trong hai biện pháp né tránhrủi ro thì biện pháp chủ động né tránh rủi ro trước khi rủi ro xảy ra phổ biến hơn.Nhưng chính việc né tránh rủi ro như vậy lại đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hộitìm kiếm lợi nhuận
- Ngăn ngừa tổn thất: Là biện pháp tấn công vào các rủi ro bằng cách giảm bớt
số lượng tổn thất xảy ra tức là giảm tần suất tổn thất Các hoạt động này tìm cách canthiệp vào những yếu tố như: những điều kiện dẫn đến tổn thất, bối cảnh mà trong đó rủi
ro có thể tồn tại và sự tương tác giữa các mối nguy hiểm và môi trường Điều này cónghĩa là các hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào việc thay thế hoặc sửa đổi cácmối hiểm họa, việc thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối nguy hiểm tồn tại và canthiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa sự nguy hiểm và môi trường
- Giảm thiểu rủi ro: là việc làm giảm các tác hại do rủi ro tác động đến.
Những hoạt động giảm nhẹ rủi ro là những biện pháp được áp dụng sau khi tổn thất
đã xảy ra nhằm mục đích làm giảm tác động của rủi ro một cách có hiệu quả nhất.Khi xảy ra rủi ro người ta tìm mọi cách để giảm bớt các tác hại của chúng Phươngpháp này thường được sử dụng để ứng phó với các loại rủi ro không thể tránh khỏi
- Kiềm chế rủi ro: Là một trong những phương pháp xử lý rủi ro hiệu quả
nhất Phương pháp này thường được ứng dụng trong trường hợp thiệt hại do rủi rogây ra thì nhỏ nhưng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lại rất lớn Trong trường hợp nàyngười ta chấp nhận rủi ro để đổi lấy lợi nhuận, đồng thời tiến hành các biện pháp đểkiềm chế tác hại của rủi ro Để tiến hành phương pháp này cần phải đảm bảonguyên tắc lợi nhuận mang lại phải lớn hơn thiệt hại do rủi ro tác động
- Chuyển giao rủi ro: là công cụ kiểm soát rủi ro tạo ra nhiều đối tượng khác
nhau thay vì một đối tượng phải gánh chịu rủi ro Có hai cách để thực hiện chuyểnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37giao rủi ro:
Thứ nhất: Chuyển tài sản và hoạt động rủi ro đến một người hay một nhómngười khác
Thứ hai: Chuyển giao rủi ro bằng hợp đồng giao ước, chỉ chuyển giao rủi ro
mà không chuyển giao tài sản và hoạt động của nó liên quan đến người nhận rủi ro.Hoạt động chuyển giao rủi ro và chuyển giao tài trợ rủi ro có ý nghĩa rất quan trọngtrong kinh tế vì chuyển giao rủi ro bị hạn chế bởi khả năng chi trả của người nhậnrủi ro và chuyển giao tài trợ rủi ro bị hạn chế bởi nợ của người nhận rủi ro, tức gánhnặng về tổn thất lại rơi vào người chuyển giao rủi ro
1.6 Kinh nghiệm quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu gạo tại một số nước hàng đầu thế giới
1.6.1 Thái Lan
Thái Lan là một nước dẫn đầu xuất khẩu gạo trong nhiều qua, trừ năm 2012đứng ở vị trí thứ ba Sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan năm 2011 chiếmkhoảng 29,4% tổng sản lượng gạo mua bán trên thị trường thế giới Thị trường củagạo Thái Lan ở khắp mọi nơi trên thế giới và rất ổn định, tuy giá cả cao nhưng chấtlượng được người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy (xem phụ lục 1.1)
Do đã có mặt khá lâu trên thị trường nên Thái Lan có bề dày kinh nghiệmtrong việc phòng chống rủi ro trong quá trình kinh doanh xuất khẩu gạo
1.6.1.1 Tạo thị trường ổn định và khuyến khích xuất khẩu
Chính phủ Thái Lan có các chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo chặt chẽ,tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách này hay cáchkhác Thái Lan có thị trường tiêu thụ ổn định, tạo thị hiếu cho khách hàng Thái Lan
có diện tích trồng lúa lớn với nhiều giống lúa, sản phẩm được đa dạng hóa đáp ứngđược thị hiếu cho từng thị trường khách hàng Tuy nhiên, họ vẫn có thị trường mụctiêu Chính thị trường mục tiêu ổn định này đã giúp các doanh nghiệp Thái Langiảm thiểu nhiều rủi ro trong quá trình KDXK gạo
1.6.1.2 Sử dụng các công ty môi giới
Trong khâu tiếp xúc đàm phán với khách hàng và ký kết hợp đồng, Thái LanTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38thường sử dụng các công ty môi giới gạo (broker) làm trung gian giữa các nhà xayxát và các công ty xuất nhập khẩu gạo Ở Thái Lan có rất nhiều công ty môi giới,các công ty này có mối quan hệ rộng rãi với nhiều khách hàng, thông thuộc phongtục tập quán nhiều nơi và có đội quân đàm phán chuyên nghiệp Do tính chuyênnghiệp của các công ty môi giới, các hợp đồng ký với nước ngoài thường rất chặtchẽ có lợi cho cả đôi bên: bên bán lẫn bên mua Song song đó, việc kinh doanh phụthuộc rất nhiều vào chữ tín nên các công ty môi giới cũng nghiên cứu rất kỹ cáckhách hàng trước khi giới thiệu cho các công ty xuất khẩu gạo Thái Lan Điều nàygiảm bớt được rủi ro cho khâu đàm phán tiếp xúc với khách hàng và ký kết hợpđồng Các công ty xuất khẩu gạo Thái Lan chỉ sử dụng các công ty môi giới ở khâuđàm phán tiếp xúc, ký kết hợp đồng và ở khâu thanh toán trong quá trình thực hiệnhợp đồng, do đó các công ty xuất khẩu Thái Lan vẫn tìm hiểu và nắm bắt được thịhiếu của người tiêu dùng.
Do sử dụng những công ty môi giới có uy tín và tầm cỡ nên Thái Lan có thểhạn chế được rủi ro trong khâu thanh toán, vì nếu khách hàng không thanh toán thìchính những công ty môi giới này sẽ thanh toán Các công ty Thái Lan chỉ phải trảphí hoa hồng làm dịch vụ cho các công ty môi giới ở mức mà luật pháp qui định
1.6.1.3 Cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo năng lực xuất khẩu
Ở khâu tổ chức thu mua hàng xuất khẩu, Thái Lan có hệ thống các nhà máyxay xát được tổ chức quy mô đều khắp với trang thiết bị hiện đại, công suất lớn,một hoặc hai kho có thể đảm trách một tàu, chất lượng đồng đều và được tin cậy.Các công ty kinh doanh gạo thường là các công ty tư nhân vừa thực hiện chức năngkinh doanh vừa tự xay xát nên đảm bảo chất lượng ở khâu tổ chức thu mua, luônphù hợp với qui cách phẩm chất của hợp đồng Chính điều này đã tạo nên uy tín vàniềm tin cho các khách hàng trên thế giới đối với gạo Thái Lan, đồng thời làm chocác doanh nghiệp Thái Lan giảm thiểu rủi ro trong hao hụt, xuống cấp hàng hóahoặc chất lượng không đồng đều trong quá trình kinh doanh
1.6.1.4 Bố trí kho hàng gần cảng xếp hàng
Để hạn chế rủi ro trong giao hàng lên tàu, các công ty Thái Lan thường cóTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39các kho được bố trí ở những nơi thuận tiện Khoảng cách từ các nhà máy xay xát,chế biến đến cảng giao nhận hàng rất gần nên có thể đợi tàu vào thì gạo được chởthẳng đến, giảm thiểu được rủi ro tàu đợi hàng hoặc hàng đợi tàu, từ đó giảm thiểucác rủi ro khác có liên quan đến việc giao nhận hàng.
Ngoài ra, cơ chế quản lý xuất khẩu gạo của Thái Lan rất thoáng, các công ty
tư nhân được tự do xuất khẩu nếu đáp ứng được các qui định của nhà nước về xuấtkhẩu gạo và chỉ cần đăng ký giấy phép chuyến Mặc dù chính phủ Thái Lan canthiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất và lưu thông xuất khẩu nhưng đây là sự điềutiết xuất khẩu gạo bằng các biện pháp kinh tế chứ không phải bằng các biện pháphành chính
1.6.2 Hoa Kỳ
Về gạo, hàng năm số lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ (Mỹ) chiếm khoảng 9%năm 2011 (xem phụ lục 1.1) lượng gạo buôn bán trên thị trường thế giới Do gạo làmặt hàng khá quan trọng, các công ty Mỹ đã sử dụng những biện pháp phòng chốngrủi ro trong kinh doanh gạo như sau:
1.6.2.1 Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ
Kinh doanh gạo ở Mỹ không chỉ là việc kinh doanh bình thường, mà ít nhiều
nó mang màu sắc chính trị, do đó được chính phủ hỗ trợ rất mạnh mẽ Bằng thế lựccủa mình, Mỹ đã gây sức ép buộc các nước phải mở cửa nhập khẩu gạo Song song
đó, Mỹ cũng thực hiện các cuộc viện trợ bằng lương thực và tìm cách cho các công
ty của họ tham gia đấu thầu và thắng thầu Với phương thức này, các công ty kinhdoanh gạo của Mỹ không những bán được gạo, mà còn tạo được thị hiếu cho ngườitiêu dùng trong việc sử dụng gạo của Mỹ
1.6.2.2 Thành lập các tập đoàn lớn có khả năng chi phối thị trường, đa dạng hóa phương thức kinh doanh
Các công ty lương thực của Mỹ thông thường được thành lập hay sáp nhậpthành những tập đoàn lớn rất mạnh có khả năng chi phối cả thị trường thế giới, thôngtin thị trường rất nhanh nhạy và chính xác Họ thực hiện việc kinh doanh buôn bángắn liền với việc kinh doanh các phương tiện vận chuyển, nên khai thác được cả haiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40đầu lợi nhuận, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro trong giao hàng Song song đó,các công ty lương thực Mỹ cũng thực hiện đa dạng hóa các phương thức giao hàng,
họ không chỉ thực hiện các hình thức giao hàng theo hình thức FOB, CNF và CIF, màcòn thực hiện cả những hình thức giao hàng đến tận cửa cho những khách hàng ởnhững vùng lân cận như Nam Mỹ và Châu Mỹ La Tinh Việc này đảm bảo sự chủđộng cho các công ty Mỹ trong khâu chuẩn bị hàng hóa và vận chuyển hàng hóa.Ngoài hình thức vận chuyển bằng đường biển là phổ biến, các hình thức vận chuyểnkhác cũng được sử dụng như vận chuyển bằng xe tải hoặc tàu hoả Phần thanh toáncũng được đa dạng hóa: ngoài phương thức thanh toán bằng L/C, một số phương thứckhác như chuyển tiền, thanh toán trả chậm cũng được thực hiện
1.6.2.3 Sử dụng rộng rãi các công ty môi giới và văn phòng luật sư
Cũng giống như Thái Lan, Mỹ sử dụng rộng rãi các công ty môi giới vànhững công ty môi giới này thường là những tập đoàn rất mạnh và có uy tín trênkhắp thế giới Việc mua bán và thanh toán được thực hiện rất sòng phẳng giữa cáccông ty này
Các công ty của Mỹ cũng sử dụng rộng rãi các văn phòng luật sư riêng, vàcác văn phòng luật sư này là một bộ phận trực thuộc công ty, chuyên tư vấn về cácvấn đề đàm phán, ký kết hợp đồng và các vấn đề có liên quan trong quá trình thựchiện hợp đồng Các hợp đồng thường được văn phòng luật sư soạn thảo sẵn với nộidung rất chặt chẽ
Nhìn chung, các công ty lương thực của Mỹ thực hiện đa dạng hóa phươngthức kinh doanh để phân chia rủi ro Song song đó, kinh doanh gạo ở Mỹ đượcchính phủ đặc biệt quan tâm hỗ trợ do đây là mặt hàng mang nhiều màu sắc chínhtrị Sự hậu thuẫn mạnh từ chính phủ cũng góp phần hạn chế rủi ro cho các công tylương thực của Mỹ trong quá trình KDXK gạo
1.6.3 Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro đối với các công ty xuất khẩu gạo của Việt Nam:
Đa phần hình thức hoạt động của các công ty xuất khẩu gạo của Việt Namgiống nhau, vì tất cả đều hoạt động và chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế xãhội, pháp luật cũng như mô hình hoạt động Tất cả các công ty xuất khẩu gạo đều làTrường Đại học Kinh tế Huế