Việt Nam là nước nông nghiệp, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm thấp và trải qua nhiều năm chiến tranh, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Dù đã trải qua hơn 30 năm đổi mới, với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, nhưng hiện tại nước ta vẫn là nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thì, nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn là vấn đề có vị trí chiến lược.
Trang 1Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn vị trí, tầm quantrọng của việc phát triển nông nghiệp - nông thôn, coi nông nghiệp là mặt trậnhàng đầu trong chiến lược xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội Từ đó, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lớn để thực hiện vấn đề
này, đặc biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nghị quyết đã đưa ra quan điểm chung về
xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong cả nước và đưa ra mục tiêuxây dựng NTM ở Việt Nam đến năm 2020
Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nằm ở khu vực trung tâm đồng bằngsông Hồng, có điều kiện tự nhiên và xã hội tương đối thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp Bởi vậy, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn đượccấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm và xác định là vấn đề có ý nghĩa chiếnlược lâu dài của địa phương Quán triệt chủ trương của Đảng, Chính phủ vàĐảng bộ tỉnh Hưng Yên, từ năm 2008 đến nay Đảng bộ huyện Văn Giang đãthường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị cùng với nhân dân triểnkhai thực hiện nghị quyết, chương trình, mục tiêu về xây dựng NTM Trên cơ
sở phát huy những lợi thế của địa phương và sự đồng thuận cao của đảng bộ,chính quyền và nhân dân, huyện Văn Giang đã đạt được những thành tựuquan trọng trong xây dựng NTM, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàndiện, ổn định và bền vững của địa phương
Trang 2Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong lãnh đạo, chỉđạo, triển khai xây dựng NTM của huyện Văn Giang vẫn tồn tại một số hạnchế, bất cập Nhận thức về xây dựng NTM ở một số địa phương chưa đầy đủ
và sâu sắc; tiến hành thực hiện chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ; chưa phát huyhết tiềm năng, thế mạnh của địa phương; một số mục tiêu xây dựng NTM củahuyện thực hiện hiệu quả chưa cao Đời sống của một bộ phận nhân dân chưađược cải thiện rõ rệt; phát sinh một số vấn đề xã hội mới cần được khắc phụcnhư nước sạch, vệ sinh môi trường…Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộhuyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2008 đến
2015, từ đó rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào xây dựng NTM củahuyện trong thời gian tiếp theo là việc làm cần thiết, là vấn đề có ý nghĩa quantrọng về phương diện lý luận và thực tiễn
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015”
làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xây dựng NTM là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm,chăm lo xây dựng, có ý nghĩa quyết định đến việc đẩy nhanh quá trình CNH,HĐH đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng Xuất phát từ
vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề này, trong những nămqua đã nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu ở các cấp độ và phạm vikhác nhau Có thể chia thành các nhóm sau đây:
* Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước
Công trình (1993), “Nông nghiệp nông thôn trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”, của Trung tâm thông tin - tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội Công trình này là tập hợp những bài viết của các cán
bộ, giảng viên công tác ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nghiên
Trang 3cứu về một số vấn đề nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổimới Công trình tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ bối cảnh lịch sử củađất nước, của nông thôn Việt Nam, vị trí và vai trò của nông nghiệp, nôngthôn nước ta trong những năm đầu sau đổi mới Từ đó, các tác giả tập trunglàm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong xem xét, giảiquyết các vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam
Phan Đại Doãn (Chủ biên), Nguyễn Quang Ngọc, (1994), Kinh nghiệm
tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đặng Thọ Xương, Vũ Quang Việt (1997), Nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hồng Vinh (1998), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (2001), Với
Con đường CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới, Nxb Thống kê, Hà Nội; Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nhìn chung, các công trình trên đã khái quát toàn cảnh bức tranh về nôngnghiệp, nông thôn, nông dân của Việt Nam trong lịch sử, nhất là từ sau Đại hội
VI của Đảng Qua đó, phân tích, làm rõ thực trạng, nguyên nhân, rút ra nhữngkinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai xây dựng NTM; dự báo tìnhhình, chỉ ra một số yêu cầu, nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, phát triểnnông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước
và hội nhập quốc tế cũng như phương hướng, mục tiêu, nội dung, biện pháp xâydựng NTM trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thanh An (2010), “Gỡ thế cho “tam nông” phát triển và cơ hội để
nông dân làm giàu”, Tạp chí Nông thôn mới, số 278; Hải Sơn (2010), “Thi đua xây dựng nông thôn mới việc lớn phải làm đến cùng”, Tạp chí Nông
Trang 4thôn mới, số 278; Nguyễn Văn Đắc (2011), “Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ trung ương đến cơ sở”, Tạp chí Nông thôn mới, số
290; Lương Thủy (2011), “Tập trung 4 vấn đề lớn xây dựng nông thôn mới”,
Tạp chí Nông thôn mới, số 299.
Những bài viết được công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành về lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn đã nắm bắt được xu thế thời đại, bối cảnh quốc
tế, khu vực và tình hình đất nước, thực trạng lĩnh vực nông nghiệp, khu vựcnông thôn và nông dân Việt Nam trong điều kiện mới Đề cập đến nhiều khíacạnh trong công tác xây dựng NTM từ vai trò, tầm quan trọng của việc xâydựng NTM đối với sự nghiệp phát triển KT - XH của đất nước, từng vùng,từng địa phương đến việc đề xuất các phương hướng, biện pháp nâng cao hiệuquả trong công tác xây dựng NTM
Đặng Kim Sơn (2011), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - lý thuyết thực tiễn và triến vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; Vũ Văn Phúc - Chủ biên (2012), Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Quốc Ngữ, Vũ Mạnh Hùng (2016) “Xây dựng nông thôn mới - Năm năm nhìn lại”, Tạp chí Cộng sản chuyên đề cơ sở, số 112.
Những công trình trên đã nêu lên một số vấn đề lý luận chung về pháttriển nông thôn và xây dựng NTM cũng như thực tiễn xây dựng NTM ở ViệtNam trong những năm qua Làm rõ các vấn đề như: Một số vấn đề lý luận vềnông nghiệp, nông thôn, nông dân và CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôntheo yêu cầu rút ngắn; nghiên cứu thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm,bài học trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nôngthôn Đồng thời đưa ra một số dự báo, phương hướng, chỉ ra con đường, bước
đi và các giải pháp chiến lược đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp
và nông thôn Đây cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả đãnghiên cứu, tiếp thu, kế thừa và vận dụng, bổ sung, phát triển trong quá trìnhhoàn thành luận văn của mình
Trang 5* Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, cơ sở
Đỗ Đức Quân - chủ biên (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ trong quá trình phát triển các khu công nghiệp (qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội; Hà Trang (2013), “Xây dựng nông thôn mới ở
Đồng bằng sông Cửu Long, tầm nhìn 2020”, Tạp chí Cộng sản, số 849;
Quang Minh (2013), “Xây dựng nông thôn mới ở các tính miền núi phía Bắc:
Kết quả bước đầu và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cộng sản, số 853; Nguyễn Thị Nga (2014), Đảng bộ Thái Nguyên lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội; Hoàng Công Vũ (2015),
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2013, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội; Nguyễn Thị Út (2016), Đảng
bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm
2015, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị, Hà Nội; Đào Sơn Hải (2016), Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị, Hà Nội; Trần Văn
Hạnh (2016), Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm
2008 đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, Học viện Chính trị, Hà Nội
Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
ở các địa phương, đã luận giải và đưa ra những luận cứ, luận chứng khoa học
và từ thực tiễn về thực trạng xây dựng NTM ở các địa phương trên phạm vi cảnước, tập trung vào những vấn đề nảy sinh cần giải quyết từ quá trình xâydựng NTM, qua đó rút ra những kinh nghiệm, bài học có giá trị về mặt lý luận
Trang 6và thực tiễn sâu sắc Đây là nguồn sử liệu quan trọng trong công tác đánh giá,
so sánh ưu thế của từng địa phương và nhận xét quá trình hoạch định chủtrương, chỉ đạo thực tiễn quá tình xây dựng NTM của Đảng bộ huyện VănGiang, tỉnh Hưng Yên
* Nhóm công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hưng Yên
Quách Thị Hương (2013), Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội; Trịnh Hồng Thắm (2014), Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội; Nguyễn Xuân Chính (2014), Đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên,
Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
Đoàn Văn Trường (2015), Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn từ năm 2001 đến năm 2013,
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội; Lê Thị Nhung (2015), Đảng bộ huyện Khoái Châu (Hưng Yên) Lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội
Trên đây là một số công trình, bài viết đề cập đến vấn đề nông nghiệp,nông thôn và xây dựng NTM từ quy mô toàn quốc đến các địa phương, đượcphân tích đánh giá ở nhiều chuyên ngành với nhiều khía cạnh khác nhau Ngoài
ra còn rất nhiều công trình và bài viết khác về vấn đề xây dựng NTM ở nước tahiện nay Các công trình nghiên cứu mặc dù đã đề cập đến nhiều khía cạnhkhách nhau của công tác xây dựng NTM ở nước ta nói chung, tỉnh Hưng Yênnói riêng; nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệthống về công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM của Đảng bộ huyện Văn
Trang 7Giang dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Điều đóthúc đẩy tác giả mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu và viết luậnvăn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Văn Giang về xâydựng NTM từ năm 2008 đến năm 2015; từ đó rút ra một số kinh nghiệm cógiá trị tham khảo trong thời gian tới
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện VănGiang về xây dựng NTM từ năm 2008 đến năm 2015
Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộhuyện Văn Giang về xây dựng NTM từ năm 2008 đến năm 2015
Đánh giá ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên lãnh đạo xâydựng NTM trong những năm 2008 - 2015
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ huyện Văn Giang,tỉnh Hưng Yên
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo xây
dựng NTM của Đảng bộ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Về không gian: Địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Về thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2015.
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nôngthôn, nông dân và xây dựng NTM
Trang 8* Cơ sở thực tiễn
Luận văn dựa vào các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kếhoạch, quyết định, báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên; Đảng bộ vàchính quyền huyện Văn Giang về xây dựng NTM, kết quả thực tiễn quá trìnhxây dựng NTM trên địa bàn huyện Văn Giang
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chuyênngành trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, ngoài racòn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê … để làmsáng tỏ nội dung của luận văn
6 Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần vào việc tổng kết quá trình lãnh đạo xây dựng NTMcủa Đảng bộ, chính quyền huyện Văn Giang từ năm 2008 đến năm 2015
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác tuyêntruyền, vận động nhân dân địa phương chung sức xây dựng NTM Luận văn cóthể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, dạy học lịch sử Đảng nói chung,lịch sử Đảng bộ nói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục
Trang 9Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN VĂN GIANG
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008 - 2015)
1.1 Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Văn Giang về xây dựng nông thôn mới (2008 - 2015)
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Giang
Thực hiện Nghị định số 60-NĐ/CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ, ngày01/9/1999, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên chính thức được thành lập trên cơ sởđịa giới và các đơn vị hành chính của huyện Châu Giang (cũ) tách ra Huyện VănGiang được tổ chức thành 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã: Xuân Quan, PhụngCông, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Mễ Sở, Cửu Cao, Long Hưng, Tân Tiến, NghĩaTrụ, Vĩnh Khúc và 01 thị trấn (thị trấn Văn Giang)
* Vị trí địa lý: Văn Giang là huyện nằm ở cực Tây Bắc của tỉnh Hưng
Yên, trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, bên bờ tả ngạn sông Hồng, giáp Hà Nội.Phía Nam giáp huyện Khoái Châu, phía Đông Nam giáp huyện Yên Mỹ, phíaĐông Bắc giáp huyện Văn Lâm và huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội PhíaBắc và Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Thanh Trì, phíaTây Nam giáp huyện Thường Tín của Hà Nội Dọc theo ranh giới tự nhiênvới huyện Văn Lâm là sông Bắc Hưng Hải; sông Hồng làm ranh giới tự nhiênvới huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Diện tích tựnhiên của huyện Văn Giang là khoảng 71,8 km²[ Phụ lục 1]
* Đặc điểm địa hình: Là huyện nằm ở khu vực trung tâm đồng bằng
Bắc Bộ, Văn Giang có địa hình tương đối bằng phẳng Đặc biệt, huyện có hệthống đê sông Hồng đi qua địa phận các xã Xuân Quan, Phụng Công, LiênNghĩa, Thắng lợi, Mễ Sở; tạo thành 02 vùng đất bên trong và bên ngoài đê.Vùng đất bên trong đê không chịu ảnh hưởng của lũ lụt, thuận lợi cho trồngtrọt và chăn nuôi, nhất là trồng lúa nước Vùng đất bên ngoài đê hàng nămđược phù sa bồi đắp nên rất màu mỡ, thuận lợi cho canh tác hoa màu và cácloại cây ngắn ngày Vì vậy, Văn Giang có lợi thế phát triển đa dạng các loại
Trang 10sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện Đặc biệt
là Thủ đô Hà Nội
* Về khí hậu: Huyện Văn Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa, với 4 mùa rõ rệt Nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều(nhiệt độ trung bình là 230C) Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt
độ dao động hàng tháng từ 250-280 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,nhiệt độ dao động từ 150- 210 Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450giờ, lượng mưa trung bình 1.575 mm, độ bốc hơi bình quân 886 mm Độ ẩmkhông khí từ 80 - 90% Điều kiện khí hậu như vậy là thuận lợi cho phát triểnsản xuất nông nghiệp, thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vậtnuôi, sản xuất nông nghiệp theo quy mô hàng hóa lớn, chất lượng cao
* Tài nguyên đất: Huyện Văn Giang có diện tích đất tự nhiên khoảng
71,8 km2. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 50,32 km2 (chiếm 70% diệntích đất tự nhiên); đất chuyên dùng là 12,31km2 (chiếm 17,1%); đất ở là 6,12
km2 (chiếm 8,7%), đất chưa sử dụng là 3,04 km2 (chiếm 4,2%) Với diện tíchđất nông nghiệp chiếm 70% diện tích đất tự nhiên lại được phân bổ khá tậptrung, đây là điều kiện để Văn Giang phát triển nền nông nghiệp sản xuất hànghóa lớn, hình thành các khu vực chuyên canh cây nông nghiệp
* Tài nguyên nước: Văn Giang có nguồn nước dồi dào và phong phú
thuộc sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải Nước phục vụ cho sinh hoạt và sảnxuất nông nghiệp được lấy từ các con sông và nguồn nước ngầm, các trạm bơmlớn dọc sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải cung cấp cho cả huyện Với nguồnnước dồi dào và phong phú như vậy, rất thuận lợi cho tưới tiêu và sản xuấtnông nghiệp
* Giao thông: Huyện Văn Giang có mạng lưới giao thông khá tốt, tỏa
đều đi các hướng Tuyến Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 39 mớichạy qua huyện Đến nay, các tuyến đường 207A, 207B, 207C, 205A, 205B,
195, 199B, 179 đều đã được cải tạo, nâng cấp, đưa vào sử dụng rất có hiệu
Trang 11quả Bên cạnh đó, hệ thống đường nội thị, đường liên xã cũng được nâng cấp
và làm mới, cứng hóa cùng với đường thủy dọc sông Hồng và sông Bắc HưngHải thuận lợi cho đi lại và phát triển kinh tế
* Nguồn nhân lực: Tính đến cuối năm 2003, dân số huyện Văn Giang
là: 94.859 người Trong đó, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp là 91%, phi nôngnghiệp là 9% Số dân trong độ tuổi lao động là 44.450 người (trong đó 26.720lao động nông nghiệp) chiếm 46,9% dân số Số người chưa có việc làm chiếmkhoảng 5 - 6 % Trình độ văn hóa của lực lượng lao động tương đối cao,khoảng 50% số lao động có trình độ văn hóa trung học phổ thông trở lên
* Kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế: Là địa phương giáp thủ đô Hà Nội,
đồng thời là huyện nông nghiệp trọng điểm của tỉnh; nên kinh tế huyện VănGiang nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, đuợc quan tâm tạo điềukiện phát triển; đặc biệt là kinh tế hộ gia đình
Văn giang là vùng đất được hình thành từ lâu, sớm có người dân đến cưtrú, lao động sản xuất; bởi vậy Văn Giang có truyền thống lịch sử, văn hóa lâuđời Hiện nay trên địa bàn huyện có 31 di tích trong đó có 16 di tích được xếphạng cấp Quốc gia như: Chùa Mễ Sở; đình Đa Ngưu; đình Triệu Đà, ngôiđình mang đậm nét kiến trúc cung đình Huế; Đền thờ Hai Bà Trưng…những
di tích trên không những có giá văn hóa, lịch sử và kiến trúc mà đó còn là nơisinh hoạt văn hóa tập trung của cộng đồng dân cư mỗi dịp Lễ, Tết… Tínhđến năm 2005 toàn huyện có 45 làng văn hóa, với 19.300 gia đình được côngnhận gia đình văn hóa Cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dânđược quan tâm đầu tư xây dựng 100% xã, thị trấn có trạm y tế, bình quân 3bác sỹ trên 1 vạn dân Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm đầu tư pháttriển, hệ thống trường Mầm non, trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, 02trường Trung học Phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên đáp ứngnhu cầu giáo dục, học tập và nâng cao dân trí Với bề dày truyền thống vănhóa, hiếu học, cần cù chịu khó trong lao động sản xuất, trình độ dân trí tương
Trang 12đối cao, đời sống vật chất văn hóa và tinh thần của người dân không ngừngđược quan tâm, phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; tạođiều kiện cho nhân dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
* Với điều kiện tự nhiên, KT- XH như vậy là tương đối thuận lợi choVăn giang phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nền nông nghiệp sản xuấthàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao; thị trường rộng lớn tiềm năng Đâychính là nội lực cần được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện VănGiang phát huy tối đa trong phát triển KT - XH, xây dựng NTM
Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, thì điều kiện tự nhiên, KT- XHcũng có những yếu tố gây khó khăn cho quá trình phát triển nông nghiệp củaVăn Giang như: Địa hình chia cắt, phần bên trong đê có nhiều khu vực trũng
dễ gây úng, ngập, không được phù xa bồi đắp nên đất đai bạc màu, chuaphèn…Phần bên ngoài đê giáp sông Hồng, chịu ảnh hưởng của dòng chảymùa mưa lũ dễ bị ngập và sạt nở Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnhhưởng của nhiễu động thời tiết như nắng hạn dài ngày, mưa, bão… sâu bọ hạicây trồng phát triển; gây khó khăn cho quá trình sản xuất nông nghiệp
Hiện nay,Văn Giang cơ bản vẫn là huyện thuần nông, dân cư chủ yếusống dựa vào nông nghiệp Quy mô sản xuất còn nhỏ bé, manh mún, nôngnghiệp phát triển chậm, sản xuất còn mang tính tự phát, sản lượng và chấtlượng nông sản còn hạn chế…Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mạiphát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng Đời sống nhân dân nhìnchung còn nhiều khó khăn
1.1.2 Thực trạng nông thôn huyện Văn Giang trước năm 2008
Trang 13Văn Giang đã từng bước khắc phục khó khăn; vươn lên xây dựng quê hươngngày một khang trang, giàu đẹp.
Thực trạng nông thôn huyện Văn Giang trước năm 2008 được thể hiện
khá toàn diện ở phần “Về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong
Chương trình hành động số 18-CTr/HU ngày 19/11/2008 của Huyện ủy Văn
Giang, về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) Về ưu điểm Chương trình nêu khái quát: “Dưới sự lãnh
đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nông nghiệp, nông thôn Văn Giang đã
có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là từ sau khi ban hành các Nghị quyếtchuyên đề của Huyện uỷ” [ 22, tr.10] Điển hình là Nghị quyết số 13-NQ/HU
ngày 08/6/2001, về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đất nông nghiệp Nghị quyết như làn gió mới tác động mạnh mẽ vào đời sống
nông nghiệp, nông thôn và người nông dân
Từ khi Nghị quyết số 13-NQ/HU của Huyện uỷ ra đời, việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp được thực hiện sôi động,mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả và phát triển bền vững VănGiang luôn được tỉnh đánh giá là một trong những huyện dẫn đầu trong phongtrào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi toàn tỉnh
Đến cuối năm 2007, Văn Giang đã có 263 mô hình kinh tế trang trạivới mức thu nhập bình quân từ 50 - 80 triệu đồng/năm Nhiều hộ chothu nhập trên 100 triệu đồng/năm Trong số 263 mô hình trang trại có
176 mô hình trang trại tổng hợp (VAC) và 87 mô hình trang trại chănnuôi Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/HU của Huyện uỷ,toàn huyện đã chuyển đổi được 897,5 ha, gấp gần 2 lần so với chỉ tiêuphấn đấu [ 22, tr.10]
Phong trào lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đãthúc đẩy nông nghiệp phát triển sâu rộng và mạnh mẽ “Giá trị thu nhập trên 1
ha đất canh tác tăng từ 35,28 triệu đồng/ha năm 2000 lên 62,8 triệu đồng/ha
Trang 14vào năm 2007 Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất nông nghiệpgiai đoạn 2000 - 2007 đạt 5,0 %/năm” [22, tr.10]; cơ cấu kinh tế nông nghiệpchuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn nuôi - thuỷ sản, cây ănquả, cây cảnh, giảm tỷ trọng cây lương thực; sản phẩm nông nghiệp đượcnâng cao cả về chất lượng và sản lượng theo hướng tăng sản phẩm nôngnghiệp mang giá trị kinh tế cao thay dần các sản phẩm nông nghiệp mang lạigiá trị kinh tế thấp Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tiến bộ; tỷtrọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại tăng lên liêntục “Kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn được đổi mớitheo hướng ngày càng văn minh, hiện đại; thu nhập và đời sống của nông dânngày càng được nâng cao, trình độ dân trí được nâng lên rõ rệt” [22, tr.10].
Bảng so sánh
Tỷ trọng cơ cấu kinh tế huyện Văn Giang năm 2005 so với năm 2007
[Nguồn: UBND huyện Văn Giang]
Qua bảng so sánh nhận thấy tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấukinh tế của huyện Văn Giang giảm (8%) và tăng tỷ trọng các nghành khác(công nghiệp và xây dựng: 4%, thương mại và dịch vụ: 4%) Nhưng trên thực
tế giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp lại không giảm mà vẫn tăng dù tỷtrọng có giảm (giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2005 là 386.359 triệuđồng năm 2007 tăng lên là 559.331 triệu đồng) Điều đó khẳng định quan điểmlãnh đạo của Huyện ủy về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trênđất nông nghiệp là đúng đắn Qua đó góp phần tác động tích cực vào chuyểndịch cơ cấu ngành mà không làm giảm giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp
Trang 15* Hạn chế
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng nhìn chung quátrình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Văn Giang vẫn còn tồntại những vấn đề cần được nhận thức đúng đắn và giải quyết dứt điểm Nhữnghạn chế đó đã được cấp ủy chính quyền huyện thẳng thắn nhìn nhận đó là:
“Trong quá trình tổ chức thực hiện các vấn đề trên còn có những bất cập,chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế Một
số cơ sở Đảng, chính quyền chưa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình
về quản lý nhà nước trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn”[22, tr.11] Tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn chậm, quy môsản xuất nhỏ bé và phân tán, tỷ trọng nông nghiệp còn cao, sức cạnh tranh củahàng hóa nông sản còn yếu, thị trường không ổn định, đời sống nông dân nóichung còn thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động còn cao Số
hộ nông nghiệp còn chiếm đại đa số, tỷ lệ các hộ dân trong khu vực đô thịkhông đáng kể “Toàn huyện có gần 23 nghìn hộ, trong đó hộ nông nghiệpchiếm khoảng 80% Toàn huyện có hơn 45 nghìn lao động thì có tới trên 38nghìn lao động nông nghiệp” [22, tr.11]
1.1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM là vấn đề có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, luônđược Đảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo Đặc biệt, trong quá trình đổimới, Đảng ta tiếp tục khẳng định sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
là một trong những nội dung, nhiệm vụ cơ bản của CNH, HĐH đất nước Đạihội lần thứ X của Đảng (2006) chỉ rõ: Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đềnông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng,phải luôn coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựngmột nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, cónăng xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao Phải “Khẩn trương xây dựng
Trang 16các quy hoạch phát triển nông thôn Thực hiện chương trình xây dựng NTM.Xây dựng làng, xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lànhmạnh.” [19, tr.90] Cụ thể hóa chủ trương đó, tại Hội nghị lần thứ bảy của BCH
Trung ương, Đảng ta đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nghị quyết xác định nông dân là chủ thể, xây
dựng NTM là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là thenchốt; đồng thời nêu lên phương hướng, biện pháp lớn trong xem xét và giảiquyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Nghị quyết khẳng định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị tríchiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở
và lực lượng quan trọng để phát triển KT - XH bền vững, giữ vững ổn địnhchính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dântộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Các vấn đề nông nghiệp, nôngdân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụquan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước
Nghị quyết đã chỉ ra mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nôngthôn Trong đó, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng NTMgắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, phát triển đô thị theo quyhoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.Đồng thời, Nghị quyết xác định mục tiêu một cách tổng quát, khoa học, thựctiễn về xây dựng NTM Đó là:
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nôngthôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùngcòn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngangbằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóngvai trò làm chủ nông thôn mới Xây dựng nền nông nghiệp phát triểntoàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng
Trang 17suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vữngchắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài [17, tr.3].
Nghị quyết xác định xây dựng NTM phải có kết cấu hạ tầng KT - XHhiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phải gắnnông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội NTM phải là xã hội ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; tình độ dântrí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ởnông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường Xây dựng giai cấpnông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạonền tảng cho sự nghiệp CNH, HĐH xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy (khóa X) đã đề ra những nhiệm
vụ và giải pháp cần thực hiện nhằm phát triển nông nghiệp, nông dân, nôngthôn bền vững Theo đó, xây dựng NTM ở nước ta cần phải thực hiện những
nội dung cơ bản và chủ yếu đó là: (1) Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện
theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở
nông thôn; (2) xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH nông thôn gắn với phát triển các đô thị; (3) nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, nhất là những vùng khó khăn; (4) đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; (5) phát triển nhanh nghiên
cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,
tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; (6) đổi
mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triểnnhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân;
(7) tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức
mạnh của các đoàn thể chính trị ở nông thôn, nhất là Hội Nông dân Việt Nam
Bên cạnh những nhiệm vụ, giải pháp mang tính tổng quát; Nghị quyết
đã đưa ra những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện tới năm 2010, nhằm đạt
Trang 18triển khai chương trình “Xây dựng nông thôn mới”, thực hiện xây dựng kết
cấu hạ tầng đi trước một bước
Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP
ngày 28/10/2008, Chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn Nghị quyết của Chính phủ ra đời kịp thời đã
góp phần thống nhất nhận thức, hành động trong cán bộ, đảng viên và cáctầng lớp nhân dân về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trìnhMTQG về xây dựng NTM
Tiếp theo, ngày 16/4/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
491/QĐ-TTg về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM Trong
đó, gồm 19 tiêu chí thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưkinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội ở nông thôn và mọi mặt đời sống nông
dân Trên cơ sở 19 tiêu chí, phân loại, cụ thể hóa thành 05 nhóm: Nhóm 1, quy hoạch; nhóm 2, hạ tầng kinh tế - xã hội; nhóm 3, kinh tế và tổ chức sản xuất; nhóm 4, văn hóa - xã hội - môi trường; nhóm 5, hệ thống chính trị Bộ
tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM được ban hành đã cụ thể hóa đặc tínhcủa xã hội NTM trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH Bộ tiêu chí là căn cứquan trọng để cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành liên quan xâydựng, cụ thể hóa nội dung chương trình MTQG về xây dựng NTM, là quychuẩn để các địa phương, nhất là cấp xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêuchí NTM Đó còn là căn cứ để chỉ đạo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giákết quả thực hiện xây dựng NTM của các địa phương trong từng giai đoạn;trong công tác xem xét, đánh giá, bình chọn, công nhận các xã, huyện, tỉnhđạt chuẩn NTM; đó còn là cơ sở để đánh giá nhận thức, thái độ và tráchnhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứcchính trị - xã hội nghề nghiệp, nhất là ở huyện và xã trong thực hiện mụctiêu, nhiệm vụ xây NTM
Ngày 04/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số
800/QĐTTg, phê duyệt Chương trình MTQG, Về xây dựng NTM giai đoạn 2010
Trang 19-2020 Đây là một Chương trình tổng thể về phát triển KT - XH, chính trị và
an ninh, quốc phòng Quyết định đã xác định mục tiêu chung về xây dựngNTM đến năm 2020 đó là :
Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện đại; cơ cấukinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp vớiphát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đôthị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc vănhóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữvững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng đượcnâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa [46, tr.1]
Đồng thời quyết định cũng đã xác định mục tiêu cụ thể cho từng giaiđoạn đó là: Phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo
Bộ tiêu chí quốc gia về NTM) Đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩnNTM (theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM)
Như vậy, xây dựng NTM là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai xâydựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng hiện đại hóa, chuyênmôn hóa cao Trong đó người nông dân thực sự làm chủ, là chủ; là trung tâm(vừa chủ thể vừa là đối tượng) để hướng tới xây dựng NTM thời kỳ CNH,HĐH Với đặc điểm của một nước nông nghiệp như nước ta khi mà dân sốlàm nông nghiệp vẫn chiếm trên 56%, với khoảng 70% dân số sống ở nôngthôn (năm 2010) thì vấn đề xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn vàgiải quyết vấn đề nông dân không chỉ mang ý nghĩa phát triển KT - XH đơnthuần mà còn góp phần củng cố, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã
hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo tốt “thế trận lòng dân” để giữ
Trang 20dân, huy động mọi nguồn lực để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong thực hiệnnhiệm vụ, mục tiêu cách mạng, trong đó có vấn đề xây dựng NTM Chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước chính là cơ sở quan trọng để Đảng
bộ, chính quyền, đoàn thể ở tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn Giangnói riêng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tùy theo chức năng,nhiệm vụ, đặc điểm của mình trong từng điều kiện cụ thể của địa phương, trênmỗi lĩnh vực, ở mỗi giai đoạn cụ thể
1.1.4 Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Chủ trương xây dựng NTM của tỉnh Hưng yên được thể hiện ở nhiềuvăn bản, nghị quyết, chỉ thị, chương trình; song rõ ràng nhất là trong Nghị
quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh ủy ngày 10/5/2011, Nghị quyết về Chương trình xây dựng NTM tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2020, định hướng 2030.
* Về mục tiêu chung, Nghị quyết xác định: Xây dựng NTM với nền
nông nghiệp sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng tốt và sức cạnh tranhcao Giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp và giảm tỷ trọng nôngnghiệp trong cơ cấu kinh tế; phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, trên
cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, gắn phát triểnnông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuậttương đối hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất phù hợp;giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng nâng cao đờisống vật chất, tinh thần cho nông dân [3, tr.7]
* Về mục tiêu cụ thể, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xác định:
Phấn đấu đến năm 2012, hoàn thành việc lập Quy hoạch và Đề án xâydựng NTM cho 100% số xã Đến năm 2013, hoàn thành xây dựng 20 xãđiểm đạt tiêu chuẩn NTM Đến năm 2015, xây dựng 25% số xã trongtoàn tỉnh đạt tiêu chuẩn NTM Đến năm 2020, có 60% số xã đạt tiêuchuẩn NTM Đến năm 2030, có 100% số xã đạt tiêu chuẩn NTM [3, tr.8]
Trang 21* Về nhiệm vụ, Nghị quyết số 02/NQ-TU của Tỉnh ủy đã nêu khá rõ
nhiệm vụ tỉnh cần thực hiện trong quá trình xây dựng NTM Khái quát nhiệm
vụ thành 5 vấn đề cụ thể : (1) về quy hoạch xây dựng nông thôn mới, (2) về phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn, (3) về phát triển kinh tế và quan
hệ sản xuất nông thôn, (4) về phát triển văn hóa, xã hội, môi trường, (5) về
xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội
* Giải pháp chủ yếu, để thực hiện thắng lợi chỉ tiêu, nhiệm vụ; Nghị
quyết đã đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể như sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát
huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội và cộng đồng ở nông thôn.Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và nâng cao năng lực lãnh đạo củacác tổ chức Đảng; tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc vàcác đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn
Hai là, thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM Tổ
chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng để mọi tầng lớpnhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tự giác, tích cực tham gia Thườngxuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến vàkinh nghiệm hay về xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin để phổbiến và nhân rộng các mô hình này Coi xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệthống chính trị ở mỗi địa phương và các cơ quan có liên quan Triển khai cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, theo hướng dẫn của Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam
Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công
nghệ vào nông nghiệp - nông thôn Tăng cường hợp tác nghiên cứu, chuyểngiao ứng dụng khoa học, công nghệ với các viện nghiên cứu, các trường đạihọc, các trung tâm trong và ngoài nước Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ
Trang 22sinh học, chọn tạo giống mới; công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm sau thuhoạch; xây dựng quy trình sản xuất cải tiến, tạo đột phá về năng suất chấtlượng hiệu quả trong nông nghiệp - nông thôn.
Bốn là, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cho các đơn vị hành chính
sự nghiệp nông nghiệp nhất là các trại giống, chi cục thú y, chi cục bảo vệthực vật cả về cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm và đào tạo, đào tạo lạicán bộ Kiện toàn Ban Nông nghiệp xã và nâng cao năng lực hệ thống khuyếnnông từ tỉnh đến thôn; xây dựng cơ chế, chính sách đối với khuyến nông để
có đủ năng lực chuyển giao các mô hình, các quy trình sản xuất có hiệu quảvào nông nghiệp, nông thôn; tăng cường đào tạo, tập huấn cho nông dân.Thực hiện tốt việc thu hút cán bộ có trình độ đại học về công tác tại xã vàchương trình dạy nghề cho lao động nông thôn
Năm là, căn cứ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng
dẫn của các bộ, ngành hữu quan Trung ương về xây dựng NTM Ban cán sựđảng, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, chức năng tham mưu ban hành các
cơ chế khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và đầu tư cải tạo, nângcấp hạ tầng KT - XH nông thôn; tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình xâydựng NTM tỉnh Hưng Yên đảm bảo các tiêu chí đề ra của chương trình này.Tập huấn cho 100% cán bộ tham gia chương trình, từ tỉnh đến cấp xã
Sáu là, huy động, tạo đủ nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu của chương
trình khoảng 90 tỷ đồng một xã, gồm: Vốn ngân sách và có nguồn gốc ngânsách (từ Trung ương đến xã) là 40% (trong đó vốn đã có lồng ghép từ cácchương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu) Vốn tín dụng là 30%(vốn do các HTX, doanh nghiệp và hộ dân vay để phát triển sản xuất kinhdoanh, xây dựng hạ tầng nông thôn) theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày12/4/2010 của Chính phủ Vốn của HTX, doanh nghiệp là 20% Vốn của dân
cư là 10% (dân góp xây dựng hạ tầng nông thôn, kinh phí do dân hiến đất,công lao động, kinh phí xây dựng nhà ở) [3, tr.13]
Trang 231.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Văn Giang về xây dựng nông thôn mới (2008 - 2015)
Trên cơ sở quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng vàNhà nước cũng như chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
về xây dựng NTM; từ sự đánh giá khách quan, toàn diện về đặc điểm, tìnhhình địa phương, Đảng bộ huyện Văn Giang đã xác định chủ trương xây dựngNTM thể hiện qua các văn bản quan trọng như: Chương trình hành động số
18-CTr/HU, ngày 19/11/2008 của Huyện ủy Văn Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn
Giang lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010 - 2015; Nghị quyết số 14-NQ/HU của
Huyện ủy Văn Giang ngày 12/12/2011 về xây dựng nông thôn mới huyện Văn Giang giai đoạn 2011-2020, định hướng 2030 Nội dung cụ thể như sau:
1.2.1 Quan điểm chỉ đạo
Chương trình hành động số 18-CTr/HU ngày 19/11/2008 của Huyện ủyVăn Giang xác định quan điểm chỉ đạo xây dựng NTM: Xây dựng NTM lànhiệm vụ quan trọng trong phát triển KT - XH, trong đó xây dựng nền nôngnghiệp phát triển bền vững là trung tâm; đây là quá trình lâu dài, liên tục trênmọi lĩnh vực, với phạm vi rộng lớn trên toàn huyện, nhằm cải thiện và nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho nông dân; xây dựng nông thôn là căn bản,chú trọng xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội tương đối hiện
đại [22, tr.11] Trên cơ sở đó Nghị quyết số 14-NQ/HU của Huyện ủy ngày
12/12/2011 đã phát triển và khái quát thành 5 quan điểm cụ thể như sau:
Một là, xây dựng NTM là nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự
nghiệp CNH, HĐH, được thực hiện trong mối quan hệ mật thiết với nôngnghiệp và nông dân, trong đó nông dân là chủ thể của quá trình phát triển.Xây dựng nông thôn là căn bản, phát triển nông nghiệp là then chốt, là
Trang 24nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trong đó, cấp ủy Đảng,chính quyền, đoàn thể đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, hướngdẫn, động viên và hỗ trợ.
Hai là, xây dựng NTM là cuộc vận động xã hội sâu sắc và toàn diện
(theo 19 tiêu chí Chính phủ ban hành), được thực hiện theo phương châm
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, “Lấy sức dân
để lo cho dân”; phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư, đặc biệt là
cộng đồng thôn, xóm; các hoạt động cụ thể ở thôn, xã do chính cộng đồng dân
cư bàn bạc quyết định
Ba là, xây dựng NTM là quá trình lâu dài, liên tục theo định hướng của
Đảng, Nhà nước; được thực hiện trên cơ sở vừa cải tạo vừa xây dựng, vừa kếthừa những thành tựu, truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp trong nôngthôn, vừa hình thành những giá trị mới theo hướng văn minh, hiện đại; trên cơ
sở các quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn để đảm bảo yêu cầu phát triển lâu dài
và bền vững, theo lộ trình vừa triển khai rộng vừa chỉ đạo các mô hình điểm;trong đó, mô hình điểm phải đi trước một bước
Bốn là, nguồn lực xây dựng NTM chủ yếu là khai thác tối đa tiềm năng
đất đai, lao động sẵn có ở nông thôn và huy động có hiệu quả đóng góp củacác tầng lớp nhân dân trong và ngoài địa bàn; trên cơ sở các cơ chế, chínhsách khuyến khích, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là của
các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn với phương châm: “Lấy công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, lấy thành thị lôi kéo nông thôn, lấy doanh nghiệp
hỗ trợ nông dân” và lồng ghép các chương trình MTQG, các chương trình, dự
án khác đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn
Năm là, thực hiện phương châm xây dựng NTM đồng thời trên phạm vi
toàn huyện Trong đó, mỗi giai đoạn lựa chọn một số xã ưu tiên hỗ trợ để đạtmục tiêu đề ra Trước mắt, trong giai đoạn 2011 - 2013, xây dựng 02 xã Mễ
Trang 25Sở và Long Hưng làm điểm của tỉnh để đạt tiêu chuẩn NTM Đồng thời vớicác xã làm điểm, các xã còn lại tiến hành quy hoạch, lập đề án xây dựngNTM căn cứ vào đặc điểm và khả năng của từng địa phương; để đến tháng 6năm 2012 hoàn thành quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM cho tất cả các
xã trong toàn huyện Từ đó, các xã tiến hành xây dựng, hoàn chỉnh các tiêuchí về NTM; làm cơ sở để từng bước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTMtheo mục tiêu, kế hoạch đã đề ra
1.2.2 Mục tiêu
* Mục tiêu chung
Xây dựng NTM với nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, có năng suất,chất lượng và sức cạnh tranh cao; giảm tỷ trọng lao động trong khu vựcnông nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế; pháttriển nông nghiệp theo hướng toàn diện, bền vững trên cơ sở ứng dụngcác thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, gắn phát triển nôngnghiệp với công nghiệp, dịch vụ Xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuậttương đối hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất phùhợp; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừngnâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân [24, tr.6]
* Mục tiêu cụ thể
Chương trình hành động số 18-CTr/HU, ngày 19/11/2008 của Huyện ủy
đã nêu rõ mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 kháiquát như sau: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt bình quân3,4%/năm Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Trồng trọt 32%; chăn nuôi, thuỷ sản63%; dịch vụ nông nghiệp 5% Giá trị thu trên 1 ha đất canh tác đạt 81,0 triệuđồng Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3% Tỷ lệ lao động tronglĩnh vực nông nghiệp còn dưới 50% Mỗi năm tạo việc làm mới bình quân 2,2nghìn lao động, trong đó có trên 40% lao động được đào tạo Cứng hoá (đổ bê
Trang 26tông hoặc trải nhựa) 80% hệ thống đường cấp xã, 70% đường cấp thôn và10% đường giao thông nội đồng Phấn đấu trên 75% số làng, thôn, đạt danhhiệu làng, thôn văn hoá Phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia lên 22trường Giữ vững, củng cố, nâng cao chất lượng về y tế đã đạt chuẩn quốc giacủa 10/10 xã và thị trấn Văn giang Nâng cao tỷ lệ hộ dân được dùng nướcsạch đến năm 2010 đạt 100% [22, tr.12]
Ngày 12/12/2011, Nghị quyết số 14-NQ/HU của Huyện ủy xác định mụctiêu xây dựng NTM từ năm 2011 đến 2020, định hướng đến năm 2030; đượcphân thành các giai đoạn, đó là:
Giai đoạn 2011 - 2013: Phấn đấu đến năm 2012, hoàn thành việc lập quy
hoạch và đề án xây dựng NTM cho 100% số xã; 100% cán bộ làm công tác xâydựng NTM ở cấp huyện và cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn
Năm 2013, hoàn thành xây dựng 02 xã điểm về NTM là Mễ Sở và LongHưng đạt tiêu chuẩn NTM theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Giai đoạn 2014 - 2015: Đến năm 2015, xây dựng tiếp 04 xã đạt chuẩn
NTM theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Giai đoạn 2016 - 2020: Đến năm 2020, xây dựng tiếp 02 xã đạt chuẩn
NTM theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Giai đoạn 2021 - 2030: Xây dựng tiếp 02 xã đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu
chí quốc gia về NTM Để đến năm 2030 có 100% số xã trong toàn huyện đạttiêu chuẩn NTM
1.2.3 Các nhiệm vụ chủ yếu
* Về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
“Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển hạ tầng KT
-XH - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có trên địa bàn các xã; hoàn thiện bổ sung quy hoạch để phát triển sản
Trang 27xuất tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, nhà văn hóa khuthể thao của các xã, thôn” [24, tr.7].
* Về phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn
Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường trục giao thông xã, liên xã đạt chuẩntheo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; cứng hóa đường trục thôn,xóm, đường trục chính nội đồng “Đến năm 2015, cải tạo, nâng cấp hoặc làmmới 100% đường trục xã, liên xã; 90% đường trục thôn, liên thôn; 80%đường ngõ xóm, 60% đường trục chính nội đồng Năm 2020 có 100% đườngtrục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn, ngõ xóm, đường trục chính nội đồng đạttiêu chuẩn NTM” [24, tr.7]
Cải tạo, xây mới hệ thống đê điều, kênh mương thủy lợi trên địa bàncác xã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; kiên cố hóa kênh mương
do xã quản lý Đến năm 2015, chủ động tưới tiêu 97% diện tích gieo trồng,kiên cố hóa 60% kênh mương nội đồng Năm 2020, chủ động tưới tiêu 100%diện tích gieo trồng, kiên cố hóa 90% kênh mương nội đồng
Hoàn thiện hệ thống điện theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; nângcao tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn Đến năm 2015, có90% số xã, năm 2020 có 100% số xã đạt tiêu chí NTM về điện
“Xây dựng cơ sở vật chất trường học mầm non, mẫu giáo, tiểu học,trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia Phấn đấu đến năm 2015 có 70% sốtrường Mầm non; 90% số trường Tiểu học và 80% số trường Trung học Cơ sởđạt chuẩn quốc gia Đến năm 2020, có 100% số trường Mầm non, trườngTiểu học và trường Trung học Cơ sở đạt chuẩn quốc gia” [24, tr.7]
Xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao thôn: Đến năm 2015 có 60% số xã,năm 2020 có 90% số xã đạt tiêu chuẩn NTM
Xây dựng mới và cải tạo hệ thống chợ chợ nông thôn; để đến năm 2015
có 70% số xã, năm 2020 có 100% số xã có chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
Trang 28Xây dựng hạ tầng Bưu chính viễn thông, đưa Internet đến tận thôn,xóm phục vụ nhân dân Phấn đấu, đến năm 2015 100% số thôn có Internet,mật độ điện thoại 95 máy/100 dân; năm 2020, đạt 100 máy/100 dân.
Xây dựng, chỉnh trang khu dân cư: Đến năm 2015 có 99%, năm 2020
có 100% hộ dân có nhà đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng
* Về phát triển kinh tế
Làm tốt công tác quy hoạch, đưa nhanh giống cây trồng, vật nuôi có giátrị, hiệu quả cao vào sản xuất; nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại, phát triểnchăn nuôi tập trung xa khu dân cư Phát triển thêm ngành nghề như chế biếnnông sản, cơ khí, xây dựng, vận tải và dịch vụ thương mại để phục vụ pháttriển sản xuất, nâng cao đời sống dân sinh, giải quyết thêm nhiều việc làm cholao động nông thôn
“Tăng mức thu nhập bình quân đầu người so với mức bình quân chungcủa tỉnh, gấp 1,3 lần vào năm 2015 và gấp 1,5 lần vào năm 2020 Giảm tỷ lệ hộnghèo, đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%; đến năm 2020 cơ bản không còn
hộ nghèo (chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) Tỷ lệ lao động nông nghiệp, đếnnăm 2015 còn 40%, năm 2020 còn 20% lao động nông nghiệp trong tổng laođộng xã hội” [24, tr.8]
Củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nôngnghiệp phấn đấu đến năm 2015 có 100% số HTX hoạt động có hiệu quả, đếnnăm 2020 mỗi xã có ít nhất 01 HTX hoạt động hiệu quả và có lãi trên 500triệu đồng/năm
* Về phát triển văn hóa - xã hội, môi trường
“Duy trì phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đưa tỷ lệ học sinh tốt nghiệpTrung học Cơ sở được tiếp tục học Trung học (Phổ thông, Bổ túc, dạy nghề) lêntrên 90% theo yêu cầu của tiêu chí từng xã NTM Tỷ lệ lao động qua đào tạo:
Trang 29Năm 2015 đạt 45% (35% qua đào tạo nghề); 80% số xã đạt chuẩn NTM, năm
2020 đạt 55% (45% qua đào tạo nghề), 80% số xã đạt chuẩn NTM” [24, tr.8]
Về y tế, mở rộng tuyên truyền, phổ biến để tăng tỷ lệ người dân thamgia vào các hình thức bảo hiểm; giữ vững tỷ lệ 100% số xã đạt chuẩn quốc gia
về y tế, bảo đảm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe banđầu cho nhân dân
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Năm 2015, có 80% số thôn đạt tiêuchuẩn làng văn hóa theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch;năm 2020, có 100% số thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, 100% số xã đạt tiêuchuẩn NTM
Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn: Năm 2015, có 95%dân số được dùng nước hợp vệ sinh; 100% số cơ sở sản xuất mới xây dựng cócông trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn; 50% số xã có HTX dịch vụ vệsinh; 80% số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường, 60% nghĩa trang nôngthôn được xây dựng theo quy hoạch; năm 2020 có 100% dân số được dùngnước hợp vệ sinh, 100% cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường, 100%nghĩa trang xây dựng theo quy hoạch
* Về xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật
tự an toàn xã hội
“Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; đến năm
2015 có 95%, năm 2020 có 100% cán bộ, công chức xã, thị trấn đạt chuẩntheo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng BộNội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, côngchức xã, phường, thị trấn” [24, tr.8-9]
Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội nông thôn.Năm 2015 có 90% số xã; năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn theo hướngdẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an
Trang 30tỉnh Hưng Yên Thường xuyên duy trì và thực hiện có hiệu quả dân chủ ở cơ
sở, thực hiện tốt việc giám sát cộng đồng trong xây dựng các công trình hạtầng KT - XH trên địa bàn thôn, xã
1.2.4 Những giải pháp chủ yếu
Một là, “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,
phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị - xã hội và cộng đồng ở nôngthôn Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và nâng cao năng lực lãnhđạo sức chiến đấu của đảng bộ, chi bộ cơ sở” [24, tr.9] Tiếp tục cải cách hànhchính, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, hiệu lực quản lý, điều hành củaNhà nước, của bộ máy quản lý nhà nước cấp xã Đổi mới, nâng cao chấtlượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ởnông thôn; củng cố liên minh công nhân - nông dân và đội ngũ trí thức trongthời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
Hai là, thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng NTM Tổ
chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động để mọi tầng lớp nhân dânhiểu, tham gia Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hìnhtiên tiến, sáng kiến hay, cách làm sáng tạo và kinh nghiệm quý về xây dựngNTM trên các phương tiện thông tin để phổ biến và nhân rộng các mô hìnhnày; coi xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị ở mỗi địaphương, cơ sở và các cơ quan có liên quan Triển khai quyết liệt và thực hiện
có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” theo đúng hướng dẫn của Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ba là, “Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng khoa
học, công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Tăng cường hợp tácnghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ với các viện nghiêncứu, các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu khoa học trong
Trang 31và ngoài nước” [24, tr.9] Ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ sinh học, côngnghệ mới, chọn tạo giống mới, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm sauthu hoạch; xây dựng quy trình sản xuất tiên tiến, tạo đột phá về năng suất,chất lượng, hiệu quả trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Bốn là, “Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực hoạt động cho các đơn vị
phục vụ sản xuất nông nghiệp cả về cơ sở vật chất và đào tạo cán bộ Kiện toànBan Nông nghiệp xã và nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông từ huyện đến
cơ sở Xây dựng cơ chế, chính sách để cơ quan khuyến nông có đủ năng lựcchuyển giao các mô hình, các quy trình sản xuất hiệu quả vào nông nghiệp,nông thôn” [24, tr.9] Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho người laođộng ở nông thôn, đặc biệt là nông dân Thực hiện tốt việc thu hút cán bộ cótrình độ đại học, cán bộ khoa học trẻ, cán bộ có kinh nghiệm, có uy tín vềcông tác tại xã và chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn
Năm là, căn cứ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng
dẫn của các cơ quan chuyên môn về xây dựng NTM, UBND huyện chỉ đạocác cơ quan chuyên môn tham mưu, hướng dẫn, ban hành và thực hiện các cơchế khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và đầu tư cải tạo, nângcấp hạ tầng KT - XH nông thôn “Tổ chức quản lý, thực hiện chương trìnhxây dựng NTM đảm bảo các tiêu chí đề ra của chương trình này; tập huấn cho100% cán bộ tham gia Chương trình từ huyện đến cơ sở” [24, tr.9]
Sáu là, huy động mọi nguồn lực để thực hiện theo phương châm xã hội
hoá, nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo đủ nguồn vốn để đáp ứng yêu cầucủa Chương trình bao gồm: Vốn, ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách (từTrung ương đến xã) là 40% (gồm cả vốn từ các chương trình MTQG, chươngtrình hỗ trợ các mục tiêu) Vốn tín dụng là 30% (vốn do các HTX, doanhnghiệp và hộ dân vay để phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầngnông thôn) theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12/4/2010 của Chính
Trang 32phủ Vốn của các HTX, doanh nghiệp là 20% Vốn của dân cư là 10% (dângóp xây dựng hạ tầng nông thôn, kinh phí do dân hiến đất, ngày công laođộng, kinh phí xây dựng nhà ở ) [24, tr.10].
1.3 Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Văn Giang về xây dựng nông thôn mới (2008 - 2015)
1.3.1 Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới
Là huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, chuyên sản xuấtnông nghiệp, Văn Giang từ lâu đã xác định nông nghiệp là mặt trận ưu tiênphát triển hàng đầu Những năm gần đây, huyện xác định xây dựng NTM lànhiệm vụ chính trị trọng tâm; giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là “khâu đột phá” trong chương trình,
kế hoạch, mục tiêu phát triển KT - XH cả trước mắt và lâu dài Tuy nhiên,đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, do vậy phải làm từng bước, phát huy sứcmạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, của toàn bộ hệ thống chính trịdưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền,giáo dục, vận động phải đi trước một bước
Quán triệt sâu sắc các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương vàTỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng bộ, UBND huyện Văn Giang đã triển khai thựchiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục các tầng lớpnhân dân dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức,trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng,nội dung, tiêu chí, chỉ tiêu, biện pháp của việc xây dựng NTM, góp phần tạo
sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhândân trong huyện Quá trình tuyên truyền, vận động xác định lấy người dân làtrung tâm; vận động người dân tham gia với vai trò là chủ thể với phương
châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi và dân quản lý” Qua đó khơi dậy và động viên nhân dân phát huy tính năng động, sáng
Trang 33tạo, chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu
về xây dựng NTM đã xác định
Nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động được Huyện ủy,UBND, cơ quan chức năng huyện xác định rất rõ, cụ thể là: Các văn bản chỉđạo, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh,Huyện ủy, UBND huyện về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; tuyên truyền
về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; mục tiêu,nội dung, tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM; chủ trương, hình thức, biện phápxây dựng NTM Các nội dung tuyên truyền, giáo dục được tiến hành dướinhiều hình thức đa dạng, phong phú: Thông qua các hội nghị quán triệt họctập nghị quyết; tập huấn, bồi dưỡng, các hội nghị báo cáo viên, tuyên truyềnviên các cấp; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thốngđài phát thanh và truyền thanh huyện và đài truyền thanh cơ sở; tuyên truyềnqua hệ thống pa nô, khẩu hiệu, tranh, ảnh minh họa; thông qua hoạt động,sinh hoạt của tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, tổ chức nghề nghiệp ở địaphương… Đặc biệt, thông qua ngày hội đại đoàn kết toàn dân, các xã, thôn,xóm đã lồng ghép với nhiều họat động để truyền tải nội dung xây dựng NTMtới người dân Qua đó người dân hiểu được ý nghĩa, mục đích của Chươngtrình xây dựng NTM là đem lại lợi ích cho ai và để làm gì; từ đó mọi ngườiđều có ý thức tự giác tham gia
Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dântrong xây dựng NTM; đã làm tốt công tác vận động quần chúng hưởng ứng
cuộc thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới’’, do tỉnh phát
động; UBND huyện đã kịp thời ban hành “Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày
30/12/2011 về việc phát động phong trào thi đua Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới và Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 30/12/2011 tổ chức lễ phát
Trang 34động thực hiện phong trào thi đua Xây dựng nông thôn mới huyện Văn Giang giai đoạn 2011 - 2020, định hướng 2030” [66, tr.3].
Ngày 19/01/2012, UBND huyện đã tổ chức Lễ phát động thực hiện
phong trào thi đua “Xây dựng nông thôn mới huyện Văn Giang giai đoạn
2011 - 2020, định hướng 2030”. Ban Dân Vận Huyện uỷ ban hành Hướng
dẫn số 01-HD/BDVHU ngày 15/3/2012 về tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong thực hiện xây dựng NTM huyện Văn Giang giai đoạn 2011 -
2020, định hướng đến 2030; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện xây dựng vàtriển khai Kế hoạch số 03/KH-MT-BTT ngày 20/3/2012 về phát động phong
trào thi đua xây dựng “Khu dân cư 3 không” giai đoạn 2012 - 2015, góp phần
xây dựng NTM; Phòng Văn hóa và Thông tin cùng Hội Liên hiệp phụ nữ
huyện phối hợp tổ chức Hội diễn văn nghệ với chủ đề “Gia đình chung tay xây dựng nông thôn mới và phòng chống bạo lực gia đình”, qua đó đã khơi
dậy khí thế xây dựng NTM của cộng đồng dân cư Lực lượng vũ trang trong
huyện hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”
qua đó đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sởtrong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục, nâng cao nhận thức
và trách nhiệm của nhân dân, tham gia thực hiện thắng lợi Chương trình xâydựng NTM trên địa bàn
“Đầu tháng 6 năm 2012 Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện đã thammưu cho Huyện uỷ, UBND huyện tổ chức chuyến đi tham quan, học tập traođổi kinh nghiệm xây dựng NTM tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnhThái Bình” [66, tr.3]
Đài truyền thanh huyện đã thực hiện nhiều tin bài tuyên truyền về chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; các văn bản, tiêu chí
về xây dựng NTM Đăng tải và phát sóng hơn 700 tin, bài, phóng sự truyềnthanh và truyền hình về xây dựng NTM trên các phương tiện truyền thông đại
Trang 35chúng, mạng Internet, cổng thông tin điện tử tổng hợp Hàng trăm buổi tuyêntruyền lưu động được các chuyên viên phòng nông nghiệp huyện, các đồngchí trong Ban Chỉ đạo của các xã đưa tới tận thôn, xóm để tuyên truyền, vậnđộng nhân dân làm cho dân hiểu, dân biết, dân tự giác tham gia và dân kiểmtra, giám sát quá trình xây dựng NTM ngay trên thôn, xóm của mình Xácđịnh cán bộ là gốc của công việc, quá trình xây dựng NTM có đạt kết quảthiết thực hay không trước hết phải xuất phát từ năng lực trình độ của cán bộ,chuyên viên chuyên trách UBND huyện đã phối hợp với Sở NN & PTNT tổchức tập huấn cho Ban Chỉ đạo huyện, Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện
và chỉ đạo Phòng NN & PTNT phối hợp với Chi cục phát triển nông thôn tỉnh
tổ chức tập huấn cho gần 650 lượt người là cán bộ trong Ban Chỉ đạo, Banquản lý xã, thôn làm công tác xây dựng NTM; nhằm giúp cho cán bộ nắmvững về những chủ trương, chính sách, cách làm, trong quá trình triển khaixây dựng NTM Cụ thể, ngoài các lớp tập huấn được tổ chức theo kế hoạchcủa Ban Chỉ đạo tỉnh, Phòng NN & PTNT đã phối hợp với Chi cục phát triểnnông thôn và UBND các xã hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ tại các xã về xâydựng NTM cho gần 1.000 cán bộ xã, thôn làm công tác xây dựng NTM Đảng uỷ các xã chỉ đạo các chi bộ triển khai chủ trương, đường lối củaĐảng, Nhà nước và nội dung liên quan đến xây dựng NTM đến cán bộ, đảngviên, các đoàn thể chính trị và nhân dân trong xã; thông qua các buổi sinhhoạt chi bộ, sinh hoạt các đoàn thể, sinh hoạt dân chủ ở thôn, xóm Chỉ đạo
các tổ chức thành viên của Khối Dân vận xã tổ chức phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong thực hiện xây dựng NTM. Chỉ đạo Đài truyền thanh xã tiếpsóng Đài truyền thanh huyện và tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền vềxây dựng NTM Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các xã triển khai cuộc vận động
“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Trang 36Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên quần chúng nhân dân đãhiểu được sự đúng đắn và lợi ích thiết thực của công tác xây dựng NTM; qua đó
đã vận động được nhiều cơ quan xí nghiệp, các công ty đứng chân trên địa bànhuyện và người dân tự nguyện ủng hộ tài chính và công sức, tu sửa và làm mớihàng trăm panô, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trị giá hàng trăm triệu đồng
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND về công tác tuyên truyền,giáo dục, vận động, tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa thực hiện mục tiêu,chương trình, kế hoạch xây dựng NTM đã góp phần nâng cao nhận thức chocán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, kịp thời giới thiệu những cáchlàm hay, những tập thể điển hình, những cá nhân tiên tiến, những mô hìnhhoạt động sáng tạo, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xâydựng NTM trong toàn huyện
1.3.2 Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
ở các cấp
Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng NTM của cấp trên, Huyện ủy,UBND huyện Văn Giang đã tiến hành tổng rà soát chất lượng tổ chức đảng, độingũ cán bộ các cấp, nắm chắc đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của huyện và từng
xã trong huyện để nghiên cứu, tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu,chương trình xây dựng NTM cả trước mắt và chiến lược lâu dài Trong đó đặcbiệt quan tâm coi trọng việc tổ chức kiện toàn, sắp xếp, thành lập các Ban Chỉđạo các cấp về xây dựng NTM, bảo đảm đúng hướng dẫn của trên, phù hợp đặcđiểm địa phương, đủ về số lượng, có chất lượng cao và cơ cấu phù hợp
Ngày 9/6/2011, UBND huyện Văn Giang đã ra Quyết định số UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo huyện về Chương trình MTQG xây dựngNTM giai đoạn 2011 - 2020 (gồm: 01 Trưởng ban và 03 Phó trưởng ban, 16 uỷviên), ngày 11/01/2012, ra Quyết định số 34/QĐ-UBND về việc kiện toàn và
2910/QĐ-bổ sung nhân sự Ban Chỉ đạo về Chương trình MTQG xây dựng NTM giai
Trang 37Quyết định số 3719/QĐ-UBND ngày 25/10/2013; số 369/QĐ-UBND ngày09/3/2015; số 2932/QĐ-UBND ngày 27/10/2015; số 122/QĐ-UBND ngày29/02/2016 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo huyện về Chương trình MTQG xâydựng NTM giai đoạn 2011 - 2020.
Ngày 21/6/2011, UBND huyện ra Quyết định số 2996/QĐ-UBND vềviệc thành lập Thường trực Ban Chỉ đạo huyện Văn Giang về Chương trìnhMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2020 (gồm: 01 Trưởng ban và 03 Phótrưởng ban, 02 uỷ viên) Ngày 11/01/2012, ra Quyết định số 35/QĐ-UBND vềviệc kiện toàn và bổ sung nhân sự Thường trực Ban Chỉ đạo huyện vềChương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2020 (gồm: 01 Trưởngban và 04 Phó trưởng ban, 02 uỷ viên)
Ngày 21/6/2011, Ban Chỉ đạo huyện ra Quyết định số 01/QĐ-BCĐ vềviệc ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo giai đoạn 2011- 2020, kèmtheo đó là quy chế hoạt động…(gồm những quy định cụ thể: Tổ chức bộ máy,chức năng nhiệm vụ, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Trưởng, Phó vàcác thành viên Ban Chỉ đạo huyện)…
Ngày 22/6/2011, Ban Chỉ đạo huyện ra quyết định số 02/QĐ-BCĐ vềviệc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trìnhMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011- 2020 (phân công nhiệm vụ các thànhviên Ban Chỉ đạo, phân công các thành viên phụ trách trực tiếp chỉ đạo các xãtrên địa bàn huyện), Ngày 12/01/2012 ra quyết định số 01/QĐ-BCĐ thay thếquyết định số 02/QĐ-BCĐ ra ngày 22/6/2011, về việc phân công nhiệm vụcác thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTMgiai đoạn 2011- 2020
Ngày 27/6/2011, Ban Chỉ đạo huyện ra quyết định số 04/QĐ-BCĐ vềviệc thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG về xây dựngNTM giai đoạn 2011 - 2020 (thành viên là lãnh đạo, chuyên viên các phòng
Trang 38chuyên môn thuộc UBND huyện có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban Chỉ đạotrong việc chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trìnhMTQG xây dựng NTM)
Các cơ quan chuyên môn của huyện đã thường xuyên tham mưu choUBND huyện, Ban Chỉ đạo huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các xãtriển khai thực hiện xây dựng NTM theo kế hoạch của huyện và chỉ đạo của tỉnh
Ngày 24/6/2011, Ban Chỉ đạo ra Công văn số 03/CV-BCĐ về việc triểnkhai thực hiện một số nội dung tromg Chương trình MTQG xây dựng NTM (cụthể: Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý xã, Ban Phát triển thôn; hướng dẫn cácchức danh Trưởng, Phó Ban Chỉ đạo, Trưởng, Phó ban quản lý, Ban Phát triểnthôn) Căn cứ vào đặc điểm tình hình, các xã đã ban hành được Nghị quyếtchuyên đề và Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM
Ban Chỉ đạo đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy cùng cấp, sựlãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng cấp trên, màthường xuyên, trực tiếp là Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh Hưng Yên,của huyện Văn Giang và các xã trong huyện
Cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí chủ tịch UBND huyệnlàm trưởng ban Cơ quan thường trực là Phòng NN & PTNT huyện Tổchuyên môn giúp việc Ban Chỉ đạo là các chuyên viên thuộc các phòngchuyên môn của UBND huyện Cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí
Bí thư đảng ủy làm Trưởng ban và Ban Quản lý xây dựng NTM do đồng chíchủ tịch UBND xã làm trưởng ban Cấp thôn, 100% các thôn đã thành lậpBan phát triển thôn; Ban giám sát xây dựng NTM Với hệ thống chỉ đạođồng bộ kịp thời nghiên cứu, soạn thảo, ban hành quy chế hoạt động bảođảm chặt chẽ, là yếu tố quan trọng thúc đẩy triển khai thực hiện Chươngtrình, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể của các thành viên Ban Chỉ đạo, nhất
là Trưởng ban và Thư ký Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp trong tổ chứchoạt động Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp xác định chủ trương,
Trang 39nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành xây dựng NTM, phát triển nôngnghiệp, nông thôn, nông dân phù hợp, sát thực tế, có hiệu quả.
1.3.3 Lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Nghị quyết và chương trình, kế hoạch xây dựng NTM củaHội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hưng Yên, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân,UBND huyện Văn Giang đã chỉ đạo tập trung rà soát, xây dựng, sửa chữa, bổsung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển nông nghiệp,nông thôn, xây dựng NTM Theo đó, quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn,tổng thể, toàn diện nhưng vẫn có trọng tâm, trọng điểm với từng lĩnh vực, địaphương, thời gian cụ thể Quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch
sử dụng đất đai, đảm bảo quản lý chặt chẽ diện tích trồng lúa và cây lươngthực chiến lược theo quy định của Chính phủ, của tỉnh; chương trình, kếhoạch quy hoạch và xây dựng NTM gắn với chỉnh trang các khu dân cư vàkiến trúc xây dựng trên địa bàn hiện có và quy hoạch mới các khu dân cư hiệnđại Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ban, ngành của huyện thựchiện chức năng tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ
Các cấp, các ngành trong huyện tiến hành triển khai thực hiện tốt các đề
án, chương trình, dự án liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đượcHội đồng nhân dân huyện thông qua; đồng thời nghiên cứu xây dựng cácchương trình, kế hoạch, đề án, dự án mới để phát triển sản xuất nông nghiệp, xâydựng NTM, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địabàn Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo
để xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền xây dựng NTM; Phòng NN &PTNT chủ trì, phối hợp với các phòng, ngành liên quan để triển khai thực hiện
Đề án phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2011- 2015; Đề án đào tạo nghề cholao động nông thôn trong huyện đến năm 2015 tầm nhìn 2020; Chương trìnhkiên cố hóa kênh mương, khai thác các công trình thủy lợi giai đoạn 2011- 2015.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện chương
Trang 40trình xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội gắn với xây dựng NTM… Các ban,
ngành và các đoàn thể đều tiến hành rà soát, bổ sung các chương trình, đề ánhiện có cho phù hợp; đồng thời tiếp tục đề xuất và hoàn thiện các chương trình,
đề án mới phục vụ thực hiện Chương trình, mục tiêu xây dựng NTM
Về kết quả: Ngày 30/3/2013, UBND huyện đã ban hành Quyết địnhphê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng NTM cho 10/10 xã (đạt 100%)… Saunhiều lần tham gia ý kiến của các phòng chuyên môn, đánh giá chung vềchất lượng Đồ án Quy hoạch được các xã phối hợp cùng đơn vị tư vấn chỉnhsửa đã bảo đảm yêu cầu về chất lượng, phù hợp với điều kiện thực tế của các
xã và có tính khả thi cao [78, tr.11]
Kết quả về lập Đề án xây dựng NTM: “Ngày 30/3/2013, UBND huyện
đã phê duyệt Đề án xây dựng NTM cho 10/10 xã (đạt 100%) Đánh giá chấtlượng: Cơ bản đề án đáp ứng yêu cầu, phù hợp với tình hình thực tế phát triểncủa địa phương” [78, tr.11]
1.3.4 Phát triển kinh tế nông thôn
Để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, huyệnVăn Giang chủ trương tiến hành đẩy mạnh phát triển KT - XH trọng tâm làchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp; trong nông nghiệp chú trọng sản xuấthàng hóa, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao Khuyến khích cácthành phần kinh tế, các doanh nghiệp và từng hộ dân đầu tư vào lĩnh vực nôngthôn, nông nghiệp; phát triển dịch vụ, hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường;duy trì và mở rộng phát triển nghề truyền thống, kết hợp với công tác đào tạonghề mới cho lao động nông thôn như trồng và kinh doanh hoa, cây cảnh, rau,
củ, quả chất lượng cao, nghề mộc, thủ công mỹ nghệ
Nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân, UBND huyện đã xâydựng Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng, hiệu quả cao;