1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG bộ HUYỆN CHƯƠNG mỹ, TỈNH hà tây LÃNH đạo CÔNG tác xóa đói GIẢM NGHÈO từ năm 2001 đến năm 2008

99 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 364,04 KB

Nội dung

Đói nghèo và chống nghèo đói là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới bởi vì, giàu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia. Có thể nói, đói nghèo diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, nghèo đói đang là một vấn đề nhức nhối, một thách thức đối với sự phát triển, hay tụt hậu của một quốc gia. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, trên thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỉ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đây là một thách thức lớn đối với sự phát triển của các nước trên thế giới.

Trang 1

Ủy ban nhân dân

Trang

UBNDtrXóa đói, giảm nghèo XĐ, GN

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ

HUYỆN CHƯƠNG MỸ VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM

1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ

huyện Chương Mỹ về xóa đói, giảm nghèo (2000-2008) 101.2 Đảng bộ huyện Chương Mỹ chỉ đạo thực hiện xóa đói,

Chương 2 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

582.1 Nhận xét quá trình Đảng bộ huyện Chương Mỹ lãnh đạo

2.2 Một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ huyện Chương

Mỹ lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo (2000-2008) 66

KẾT LUẬN

80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đói nghèo và chống nghèo đói là mối quan tâm hàng đầu của tất cả cácquốc gia trên thế giới bởi vì, giàu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của một quốcgia Có thể nói, đói nghèo diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khácnhau Đặc biệt là ở các nước lạc hậu, chậm phát triển, nghèo đói đang là một vấn

đề nhức nhối, một thách thức đối với sự phát triển, hay tụt hậu của một quốc gia.Vào những năm cuối của thế kỷ XX, trên thế giới vẫn còn hơn 1,3 tỉ người sốngdưới mức nghèo khổ, trong đó khoảng 800 triệu người sống ở các quốc gia thuộckhu vực châu Á - Thái Bình Dương Đây là một thách thức lớn đối với sự pháttriển của các nước trên thế giới

Chương Mỹ là một Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà Tây, gồm 30

xã và 2 thị trấn với diện tích tự nhiên là 232,94 km2, có dân số trên 30,5 vạnngười Chương Mỹ là một Huyện khá nghèo, có diện tích rộng, người đông,dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí khá, kết cấu hạ tầng thấp, kinh tếphát triển chưa đồng đều giữa các vùng Thu nhập bình quân đầu người cònthấp, tỷ lệ hộ đói nghèo của Huyện khá cao

Trong nhiều năm liên tục, huyện Chương Mỹ đã tích cực thực hiệnchương trình XĐ, GN và thu được một số kết quả đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo vàquá nghèo trong cả giai đoạn 2000-2008 giảm, số hộ nghèo theo tiêu chí cũcòn 4,8%, giảm 9,7% so với cuối năm 1999 Tuy nhiên, kết quả giảm nghèochưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo khá cao Còn những hạn chế đó là doviệc thực hiện chương trình XĐ, GN ở các địa bàn không đều, nhận thức ýnghĩa tầm quan trọng của chương trình XĐ, GN của các cấp lãnh đạo vàngười dân còn chưa đầy đủ Thực tế đó đặt cho huyện Chương Mỹ nhiệm vụtiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình XĐ, GNtrong thời gian tới Hiện nay huyện Chương Mỹ đang trong quá trình phát triểnkinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó sẽ xuất hiện

Trang 4

nhiều vấn đề bức thiết cần được giải quyết một cách hiệu quả Nhằm đạt đượcnhững mục tiêu nhất định trong phát triển kinh tế-xã hội, Huyện nhận thức rõviệc thực hiện tốt XĐ, GN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phầnbảo đảm cho sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của nền kinh tế, thúc đẩy phát triểnđời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị-xã hội

Từ quá trình phát triển kinh tế-xã hội gắn với nhiệm vụ XĐ, GN trên địabàn huyện Chương Mỹ đã đặt ra vấn đề cần phải tổng kết thực tiễn lãnh đạo, chỉđạo để thấy được những thành tựu, hạn chế qua đó vạch ra những nguyên nhân,rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong công tác XĐ, GN nhằm đánh giáđúng và vận dụng trong những năm tiếp theo để bảo đảm thực hiện phát triểnkinh tế-xã hội nhanh, bền vững, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân

dân Từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2008” làm

luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

XĐ, GN là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhànước trong thời kỳ đổi mới Vì thế, XĐ, GN đã trở thành đối tượng nghiêncứu của nhiều nhà khoa học, với nhiều công trình nghiên cứu, đề cập dướinhiều góc độ khác nhau

Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về XĐ, GN trên bình diện

cả nước

Nguyễn Thị Hằng, “Xóa đói, giảm nghèo – từ phong trào cơ sở đến

chương trình quốc gia”, Tạp chí Cộng sản (số 22) năm 1998; Báo cáo phát triển của Việt Nam: Tấn công nghèo đói, Báo cáo chung của nhóm công tác

chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ, Hội nghị nhóm

tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, 14-15/12-1999; Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình, Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo

ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; Nguyễn Trọng Xuân, Quân đội

Trang 5

tham gia xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án

Tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2003; Hoàng

Xuân Thuận, Quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ ở vùng dân tộc miền

núi, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2004; Nguyễn Thị Vi, “Thành công và

thách thức trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay”, Tạp chí

Cộng sản (số 21) năm 2005; Phạm Văn Khôi, “Nhận diện đói nghèo theo tiêu

chí mới ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & phát triển, (số 111) năm 2006; Phan

Đức Kiên, “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong

20 năm đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 12) năm 2007; Lê Quang Phi,

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời

kỳ mới, Nxb CTQG, Hà Nội 2007; Nguyễn Tiệp, “Giải pháp thúc đẩy thực

hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (số 357)

năm 2008; Trần Nguyễn Tuyên, “ Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 7) năm 2008; Nhữ Quang Thịnh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

giải quyết việc làm ở nông thôn từ năm 1996 đến năm 2006, Luận văn

thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2008; Nguyễn Các

“Chính sách đối với nông dân, thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý

luận chính trị (số 4) năm 2009; Trịnh Thị Hiền, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn từ năm 1996 đến năm

2006, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2009;

Nguyễn Thị Kim Ngân, “Bước ngoặt mới trong nỗ lực xóa đói, giảm

nghèo” Tạp chí Cộng sản (số 821) năm 2011; Nguyễn Trọng Đàm, “An

sinh xã hội ở Việt Nam: những quan điểm và cách tiếp cận thống nhất”,

Tạp chí Cộng sản (số 834) năm 2012.

Nội dung các công trình khoa học trên khẳng định chủ trương XĐ, GNđúng đắn, hợp lòng dân của Đảng, Nhà nước đã tạo nên phong trào XĐ, GNlan rộng trong cả nước, đạt được những kết quả đáng khích lệ Quá trình XĐ,

Trang 6

GN đã phản ánh sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ và chínhquyền địa phương trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giảiquyết việc làm, phát triển làng nghề Các ban chỉ đạo XĐ, GN và cán bộ làmcông tác XĐ, GN ở các địa phương đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, pháthuy tốt vai trò tham mưu cho các cấp ủy chính quyền địa phương trong việc

đề ra những chủ trương, biện pháp XĐ, GN phù hợp với lợi thế từng địabàn Tuy nhiên, các bài viết cũng đã chỉ ra những khuyết điểm trong côngtác XĐ, GN như việc chạy theo thành tích mà không chú ý đến tính bền vữngcủa công cuộc XĐ, GN, vì vậy hộ cận nghèo còn nhiều nên chỉ gặp phảinhững rủi ro nhỏ là lại rớt xuống hộ nghèo Đặc biệt trong nhận thức củangười nghèo và cán bộ làm công tác XĐ, GN ở cấp cơ sở (xã, phường, thịtrấn) chưa có sự chuyển biến rõ nét Biểu hiện là thiếu dân chủ trong bình xét

hộ nghèo hay còn trông chờ, dựa dẫm vào sự trợ cấp của chính quyền Nhànước mà không có nội lực vươn lên để thoát nghèo Từ những thành tựu vàhạn chế được rút ra trong quá trình nghiên cứu, các công trình khoa học cũng

đã đưa ra những kinh nghiệm trong XĐ, GN, tuy nhiên, kinh nghiệm đókhông phải là mẫu số chung cho các địa phương áp dụng mà chỉ có tính chấttham khảo để vận dụng phù hợp Đây cũng là nguồn tư liệu quý cho tác giả kếthừa trong quá trình nghiên cứu

Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về quá trình XĐ, GN của các địa phương

Hoàng Thị Hiền, Xóa đói, giảm nghèo với đồng bào dân tộc ít người

tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Hoàng Lý, Xóa đói, giảm

nghèo ở tỉnh Gia Lai - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học

viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Thanh Hùng, “Xóa đói, giảm nghèo ở vùng

Bắc Trung Bộ ”, Tạp chí Cộng sản (số 5) năm 2006; Nguyễn Thị Thanh Vân,

“Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo

Trang 7

đảm an sinh xã hội”, Tạp chí Lịch sử Đảng (số 1) năm 2008 ; Võ Văn Dũng,

“Bạc Liêu với những giải pháp vượt khó, giảm nghèo”, Tạp chí Cộng sản (số

824) năm 2011; Lê Vĩnh Tân, “Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy mô hình

nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Cộng sản (số 824) năm

2011; Thảo Linh, “Chính sách phát triển nông thôn trên thế giới và kinh

nghiệm cho xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản chuyên

đề cơ sở (số 57) năm 2011; Vũ Bình Tuyển, Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo

xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử,

Học viện Chính trị, Hà Nội, 2014

Hầu hết các công trình khoa học này đã nghiên cứu rất sâu sắc nhữngđặc điểm của từng địa phương, từ vị trí địa lý, lợi thế trong phát triển kinh tế,những vấn đề do lịch sử để lại liên quan trực tiếp và gián tiếp đến XĐ, GN.Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của vấn

đề XĐ, GN Thực trạng nghèo đói trên thế giới và Việt Nam cũng như nguyênnhân của nghèo đói, sự nghiệp XĐ, GN trên toàn quốc, ở cấp tỉnh và một sốhuyện, kinh nghiệm XĐ, GN thành công cũng như chưa thành công Đây lànhững tư liệu khoa học quý sẽ được tiếp thu có chọn lọc trong quá trình viếtluận văn của tác giả

Những công trình khoa học nêu trên đã đề cập nhiều khía cạnh khácnhau về cả lý luận và thực tiễn trong quá trình lãnh đạo và thực hiện XĐ, GN

ở Việt Nam Nhưng hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu mộtcách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Chương Mỹ lãnhđạo XĐ, GN từ năm 2000 đến năm 2008 Vì vậy đề tài của tác giả là hoàntoàn mới, không trùng lặp với các công trình đã công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Chương Mỹ lãnh đạo XĐ, GN từ năm

2000 đến năm 2008; trên cơ sở đó nêu lên nhận xét và rút ra một số kinh

Trang 8

nghiệm từ sự lãnh đạo XĐ, GN của Đảng bộ huyện Chương Mỹ từ năm 2000đến năm 2008 để tham khảo, vận dụng trong thời kỳ tiếp theo.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ yêu cầu khách quan XĐ, GN ở huyện Chương Mỹ trong

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Chương Mỹ về

- Về không gian: Trên địa bàn huyện Chương Mỹ Tuy nhiên, đề tài có

đề cập đến các địa phương khác để so sánh nhằm làm nổi bật những vấn đềnghiên cứu

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp luận:

Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời dựa trên phương pháp luận sửhọc Mácxít

* Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic.Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp lịch

Trang 9

đại, đồng đại, so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ nội dungcủa luận văn.

6 Ý nghĩa của đề tài

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộhuyện Chương Mỹ về XĐ, GN từ năm 2000 đến năm 2008

- Góp phần tổng kết những thành công, hạn chế trong thực hiện XĐ,

GN của Đảng bộ huyện Chương Mỹ những năm 2000-2008

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,giảng dạy ở các Học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết

Trang 10

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN CHƯƠNG MỸ

VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2008

1.1 Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ huyện Chương Mỹ về xóa đói, giảm nghèo (2000-2008)

1.1.1 Những yếu tố tác động đến hoạt động lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ huyện Chương Mỹ (2000-2008)

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Về tự nhiên:

Vị trí địa lý: Chương Mỹ là một Huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hà

Tây Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với quận Hà Đông,huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giápvới huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình) Tổng diện tích tự nhiên của Huyện là232,94 km2, là Huyện có diện tích lớn thứ 2 của tỉnh Hà Tây Dân số trên278.000 người Toàn Huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2thị trấn (trước năm 2003 huyện Chương Mỹ có 33 xã, thị trấn) Mật độ dân sốtrung bình 1.211 người/km2 Toàn Huyện có trên 60.000 hộ dân; người dântộc Kinh chiếm đại đa số, dân tộc Mường có 01 thôn Đồng Ké (thuộc xã TrầnPhú) với 123 hộ dân, 471 nhân khẩu; ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu sốkhác ở rải rác tại các xã, thị trấn

Địa hình: được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng Đồi gò, vùng “Núi sót” và

vùng đồng bằng với hệ thống sông Bùi - sông Tích phía Tây, sông Đáy baobọc phía Đông Huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúanước ở vùng này từ rất sớm Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ,đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắpnhững huyền thoại: Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnhthuộc các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Ngọc Hoà, Hoàng Văn Thụ, ThủyXuân Tiên… dải núi rừng và hồ phía Tây của Huyện vừa là cảnh quan đẹpvừa là tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc về phía Tây Nam của Tỉnh

Trang 11

Khí hậu: Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu khí hậu cận nhiệt đới ẩm,

mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưaphùn về nửa cuối mùa Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theomưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau làmùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C

Về kinh tế:

Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thủy sản, công nghiệp - xây dựng, thương

mại - dịch vụ năm 2005 là 36,4%, 30,3%, 33,3% nhịp độ tăng trưởng giaiđoạn 2000-2005 bình quân 11,2% Là Huyện có tốc độ tăng trưởng khá

Nông nghiệp: là ngành kinh tế trọng yếu của Huyện gồm trồng trọt,

chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy sản Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cóbước chuyển biến tích cực, tỷ lệ trồng trọt 52,2%, chăn nuôi 47,8%

Công nghiệp: tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 21,1% năm Các thành

phần kinh tế có bước chuyển dịch mạnh cả về số lượng, chất lượng và quy

mô Đã có 138 doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

và tổ hợp sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần tăng thu cho ngânsách Nhà nước hàng chục tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 9.000 laođộng Từ năm 2001 đến năm 2005 đã mở được 95 lớp cho 4.580 lượt laođộng ở 30 xã, thị trấn, với tổng kinh phí đầu tư trên 1 tỷ đồng, tạo điều kiệnchuyển trên 10.000 hộ sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuhút giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động [65, tr.3] Toàn Huyện có 02

xã có 100% số làng được công nhận làng nghề, 32/32 xã, thị trấn có ngànhnghề, 70% số làng có nghề, trong đó 20 làng được công nhận làng nghề

Dịch vụ: đã hình thành một số khu du lịch nghỉ cuối tuần ở cụm núi

Ninh, chùa Trầm, chùa Trăm gian, chùa Hỏa Tinh Phát triển và nâng cấp cáctrung tâm dịch vụ thương mại ở: Xuân Mai, Chúc Sơn, Miếu Môn, Quảng Bị,Đông Phương Yên Đã xây dựng cho mỗi xã có ít nhất 01 điểm dịch vụthương mại, hoặc 01 chợ nông thôn Các hoạt động của ngành vận tải, điện,

Trang 12

bưu điện, tài chính, ngân hàng, kho bạc có nhiều cố gắng, từng bước đáp ứngđược nhu cầu của nhân dân.

Về xã hội:

Dân số: tính đến năm 2005, toàn Huyện có 278.300 người, mật độ dân

số trung bình 1.211 người/km2 Tuổi thọ trung bình người dân đạt 70 tuổi Tỉ

lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 32% năm 2000 xuống còn 18% năm 2005[65, tr.6] Dân cư phân bố không đều Dân tộc Kinh chiếm hơn 90% dân số

Giáo dục đào tạo: quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng,

chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường.Năm 2005, toàn Huyện có 87/117 trường (74%) trong tổng số các trường mầmnon, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được xây dựng kiên cố vàcao tầng, coi trọng xã hội hóa giáo dục, khuyến học nhằm nâng cao chất lượngdạy và học, chăm lo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Đến năm

2005 có 98,8% số giáo viên tiểu học và 99,2% số giáo viên trung học cơ sơ đạtchuẩn, 69% số giáo viên vượt chuẩn [65] Số trường đạt chuẩn quốc gia là 14trường, chiếm 17,7% tổng số trường trong Huyện

Chăm sóc sức khỏe nhân dân: công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân

dân được chú trọng Hệ thống y tế không ngừng được củng cố và phát triển,

cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực được tăng cường Thực hiện đạt vàvượt các chỉ tiêu về các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng; 100% trạm

y tế xã, thị trấn có bác sĩ; 227/229 thôn, xóm (99%) có nhân viên y tế hoạtđộng; tỷ lệ sinh là 1,5% Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng năm 2005 còn 18%(giảm 14% so với năm 2000), 6/32 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (chiếm 19%) [65]

Với những tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, kinh tế, xã hội đã tạo điềukiện cho huyện Chương Mỹ phát huy thế mạnh, khắc phục những khó khăn,

nỗ lực vươn lên để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần thực hiệnthắng lợi công cuộc XĐ, GN

Trang 13

Truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái: Huyện Chương Mỹ là

đơn vị giàu truyền thống cách mạng, toàn Đảng bộ luôn đoàn kết, thống nhấtkhắc phục mọi khó khăn, thử thách hoàn thành tốt mọi kế hoạch đề ra

* Thực trạng đói nghèo ở huyện Chương Mỹ trước năm 2000

- Một số khái niệm về đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo

Nghèo, là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống tối thiểu không

thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp Đó là một bộphận dân cư có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhucầu vật chất để duy trì cuộc sống

+ Nghèo đói, là tình trạng một bộ phận không được hưởng và thỏa mãn

những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ pháttriển kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của địa phương

+ Chuẩn đói nghèo: ở các quốc gia khác nhau đã có các chỉ tiêu khác

nhau đánh giá mức độ giàu nghèo Việt Nam đưa ra chuẩn đói nghèo, nhưng

ở mỗi giai đoạn có chuẩn khác nhau:

Chuẩn nghèo giai đoạn 1993-1995: Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình

quân đầu người quy theo gạo/tháng: dưới 20 kg đối với thành thị, dưới 15 kg đối với khu vực nông thôn

Chuẩn nghèo giai đoạn 1996-1997: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo:

dưới 15 kg; Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 20 kg; Vùng thành thị: dưới 25 kg

Chuẩn nghèo giai đoạn 1998-2000: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo:

dưới 15 kg (tương đương 55 ngàn đồng); Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du: dưới 20 kg (tương đương 70 ngàn đồng); Vùng thành thị: dưới 25 kg (tương đương 90 ngàn đồng)

Chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005: Vùng nông thôn miền núi, hảo đảo:

80.000 đồng/người/tháng; Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000

đồng/người/tháng; Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng

Trang 14

Giai đoạn 2006-2010 chuẩn đói nghèo được chia làm hai khu vực thànhthị và nông thôn Ở nông thôn hộ có thu nhập thấp hơn 200.000 đồng/ người/tháng; ở thành thị hộ có thu nhập thấp hơn 260.000 đồng/người/tháng.

- Ưu điểm

Thứ nhất, Đảng bộ Huyện đã nhận thức đúng về tình trạng thực tiễn của

địa phương và sớm có chủ trương XĐ, GN

XĐ, GN là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tanhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹpkhoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc,nhóm dân cư Với huyện Chương Mỹ, nhận thức rõ thực trạng đời sống xã hộicòn ở mức khá thấp, kinh tế chưa phát triển, còn có tới 22/33 xã khó khăn nênchương trình XĐ, GN đã được Huyện xây dựng, triển khai từ năm 1996 Đếnnăm 2000 toàn Huyện còn gần 3.000 hộ đói, nghèo chiếm 5% so với tổng số

hộ toàn Huyện (năm 1995 là 12%), trong đó, số hộ đói chiếm 1%, giảm 80%

so với năm 1995 [62, tr.8] Người dân đã có nhận thức bước đầu về chuyểndịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, về sản xuất hàng hóa Đồng thời qua thực hiệnchương trình XĐ, GN, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, điều hành của chínhquyền và vai trò của các tổ chức đoàn thể có sự đổi mới, gắn bó hơn với cơ

sở, với nhân dân

Thứ hai, triển khai thực hiện các chương trình XĐ, GN đã thu được một

số kết quả khích lệ

Về giải quyết việc làm, trong 5 năm (1996-2000) đã giải quyết cho trên40% lao động có thêm việc làm Cho vay giải quyết việc làm 112 dự án với8,44 tỷ đồng thu hút trên 6.000 lao động [62, tr.8] Những kết quả đó đã gópphần vào tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội trên địabàn của Huyện

Trong 5 năm (1995-1999) đã thanh toán 100% nhà dột nát của các đốitượng chính sách, các đối tượng chính sách đã có mức sống bằng hoặc cao

Trang 15

hơn mức sống trung bình ở địa phương Xây dựng được 97 nhà tình nghĩa;tặng 1.400 sổ tiết kiệm trị giá 231,4 triệu đồng, lập Quỹ đền ơn đáp nghĩađược 420 triệu đồng [62, tr.8].

Thứ ba, có nhiều giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, từng

bước nâng giá trị sản xuất nông nghiệp

Chương Mỹ là Huyện thuần nông, công nghiệp và dịch vụ còn chưaphát triển đúng với tiềm năng do vậy Huyện ủy và Ủy ban nhân dân luônquan tâm đến công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó chú trọngviệc giao đất cho nông dân, nông hộ Huyện Chương Mỹ đã thực hiện có hiệuquả Kết luận số 41 của Tỉnh ủy, Nghị định số 64 ngày 27 tháng 9 năm 1993của Chính phủ, 87% diện tích đất nông nghiệp đã được giao đến hộ nông dân,đất đai đã có chủ sử dụng đích thực Đồng thời quan tâm chuyển đổi cơ cấucây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, coitrọng công tác khuyến nông, quan tâm đầu tư công tác thủy lợi, đã đầu tư xâydựng, nâng cấp 10 trạm bơm tiêu: An Vọng, Nhân Lý, Phụng Châu, MỹThượng, Mỹ Hạ, Hồng Phong, Đồng Lạc, Văn Võ, Phú Nam An, Đông Sơn

Huyện luôn chú trọng đầu tư hàng tỷ đồng để cải tạo đất, tăng nguồnphân bón, do vậy tổng sản lượng lương thực đã vượt 9,2% so với mục tiêuĐại hội lần thứ XVII (1991-1996) xác định Bình quân lương thực đầu ngườinăm 1990 là 265kg, thì đến năm 1995 là 322kg Giá trị sản xuất 1 ha canh tácbình quân đạt trên 12 triệu đồng, tăng 63% so với năm 1990 [59]

Thứ tư, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, không ngừng

nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Đời sống kinh tế phát triển là một cơ sở quan trọng để củng cố và pháttriển hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng và ngược lại cơ sở vật chất là điều kiệnthúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển của xã hội Bên cạnh nguồn lực củaNhà nước và nhân dân, huyện Chương Mỹ chủ động trong tranh thủ mọinguồn vốn hỗ trợ trong và ngoài tỉnh để xây dựng cơ sở vật chất Công tác

Trang 16

chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm Hằng năm,đều tăng cường củng cố, ổn định tổ chức, chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ,chuyên môn Phát triển công tác bảo hiểm y tế Cơ sở vật chất y tế được củng

cố, tăng cường về nhiều mặt, 95% số xã có trang thiết bị y cụ, đủ điều kiệnbảo đảm cho nhiệm vụ phòng và chữa bệnh Công trình nước sạch và vệ sinhmôi trường được triển khai và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng

Công tác kế hoạch hóa gia đình được coi trọng, vì đây là một nhiệm vụthường xuyên liên tục đảm bảo cho việc XĐ, GN đạt được những kết quả tốt.Gia đình đông con, thiếu việc làm, đồng thời tỷ lệ sinh tăng lên là một khókhăn rất lớn đối với người dân, chính quyền và xã hội Đến năm 1999 tỷ lệtăng dân số tự nhiên là 1,2% (năm 1995 là 1,85%) Tỷ lệ sinh con thứ ba là13,8%, giảm gần 14% so với năm 1994 [57, tr.299]

Quan tâm xây dựng gia đình, làng xã văn hóa, gắn xây dựng nếp sốngvăn hóa mới với xây dựng nông thôn mới Nhiều địa phương đã xây dựngquy ước làng văn hóa (có 75 làng), trên 22.000 gia đình được công nhận làgia đình văn hóa, chiếm 44,8% số hộ Có 34 di tích lịch sử, văn hóa đượcxếp hạng [62, tr.9]

Nguyên nhân đạt được những thành tựu bước đầu về xóa đói, giảm

nghèo của Huyện là do Đảng có chủ trương, Đảng bộ tỉnh Hà Tây chỉ đạoquyết liệt công tác xóa đói, giảm nghèo Về chủ quan, Đảng bộ Huyện quántriệt thực hiện nghiêm túc, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp với điều kiện

cụ thể của địa phương; nhân dân trong Huyện có quyết tâm vươn lên thoátkhỏi nghèo, đói bằng những phong trào cụ thể, thiết thực

- Hạn chế, khuyết điểm

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong nhiệm vụ XĐ, GN củatoàn Huyện trong những năm 1995-1999 cũng còn những mặt chưa đạt yêu cầu

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế chậm, chất lượng của các đề án quy hoạch phát triển, phân bố lực lượng sản

Trang 17

xuất, bố trí lại dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng của Huyện không cao (không

cụ thế, thiếu căn cứ khoa học và giải pháp thực hiện) cùng với việc điều hànhthực hiện quy hoạch chưa tốt, lãng phí trong đầu tư, hiệu quả đầu tư khôngcao Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất tuy có nhiều chuyển biếnsong vẫn còn chậm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu Do vậy,khả năng giải quyết các mục tiêu tăng trưởng bền vững và huy động cácnguồn lực cho XĐ, GN còn hạn chế

Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động về XĐ, GN thực

hiện chưa quyết liệt và thường xuyên, nhiều thông tin chưa đến được vớingười dân Nhận thức về trách nhiệm của các cấp chính quyền ở cơ sở chưađầy đủ nên nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện các chính sách củaĐảng và Nhà nước đối với các đối tượng nghèo

Thứ ba, đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo chưa được

xem trọng, bố trí cán bộ không đủ tầm, trình độ năng lực yếu, phần lớn cán bộ

xã - thị trấn được phân công kiêm nhiệm nhiều việc trong khi chủ yếu cáchoạt động của chương trình XĐ, GN được triển khai tại đây

Thứ tư, đại đa số hộ nghèo có trình độ học vấn thấp, ý thức học nghề

chưa cao, do đó việc tổ chức dạy nghề và chuyển giao các công nghệ, hướngdẫn cách làm ăn gặp rất nhiều khó khăn Còn một bộ phận người nghèo chưa

có ý thức tiết kiệm, ỷ lại hoặc mặc cho số phận, thiếu ý chí tự lực vươn lênNhiều hộ nghèo thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, khi được hỗ trợ vayvốn thì không biết phát huy hiệu quả của đồng vốn, dẫn đến không hoàn được

nợ Một bộ phận hộ nghèo khác không dám vay vốn, vì không biết sử dụngđồng vốn vào mục tiêu sản xuất, kinh doanh để XĐ, GN

Thứ năm, kết quả giảm tỷ lệ hộ đói, nghèo còn chưa đạt mục tiêu đề ra.

Tính đến đầu năm 2000 huyện Chương Mỹ còn khoảng 5% số hộ đói nghèo(gần 3000 hộ), trong đó số hộ đói chiếm 1% Trong khi đó, Nghị quyết Đạihội Đảng bộ huyện Chương Mỹ lần thứ XIX (1996-2000) xác định là phấnđấu đến năm 1997 không còn hộ đói [59, tr.45]

Trang 18

Nguyên nhân là do: trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thiếu sâu sát,

buông lỏng quản lý trong kinh tế, quản lý đất đai của một số địa phương; hạnchế trong nhận thức của tổ chức cơ sở đảng, chính quyền các cấp và ngườidân về chương trình XĐ, GN; có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộnghèo nên chưa tạo được ý thức chủ động của các cấp và người dân; các hoạtđộng truyền thông XĐ, GN còn hạn chế nên người dân chưa có nhận thứcđúng nhu cầu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo; một bộ phận khôngnhỏ người nghèo, xã nghèo vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợcủa Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo Mặt khác, bệnh thànhtích đã khiến một số địa phương khống chế tỷ lệ nghèo thấp hơn so với thực

tế, dẫn đến một số người nghèo chưa tiếp cận được các chính sách, gây ranhững hiểu biết sai lệch về chính sách của Nhà nước

Đánh giá đúng thực tế tình hình đói, nghèo trên địa bàn Huyện để từ đóHuyện ủy, HĐND, UBND huyện Chương Mỹ có những đánh giá đúng đắn vềthực trạng và nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo đề ra những chủ trương, giảipháp hiệu quả để nhiệm vụ XĐ, GN của Huyện đạt được mục tiêu, yêu cầucủa các kỳ Đại hội Đảng bộ của huyện Chương Mỹ đã xác định

* Những yếu tố mới tác động đến hoạt động lãnh đạo XĐ, GN của Đảng bộ huyện Chương Mỹ (2000-2008)

Tác động của tình hình trong nước: Xóa đói, giảm nghèo là chủ trương

lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thầncho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng,địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư Thành tựu xóa đói, giảm nghèotrong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiệncông bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao Theo Báo cáo Pháttriển Việt Nam 2008, số liệu điều tra hộ gia đình năm 2006 khẳng định xuhướng giảm nghèo ở Việt Nam đang tiếp tục diễn ra, với tỷ lệ hộ gia đìnhsống dưới ngưỡng nghèo chỉ còn 16%, so với 28,9% năm 2002, và 58,1%

Trang 19

năm 1993; trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã giảm nghèo cho hơn 42%dân số, tương đương với 35 triệu người Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưavững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa đượcthu hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao Trong thời gian nàyChính phủ đã có những chính sách ưu tiên như Chương trình 135, ổn định dân

di cư tự do, chính sách trợ giá, trợ cước, Chương trình 173, Chương trình186 Những chính sách đó đã giúp người nghèo, người dân tộc xóa đói, giảmnghèo, lĩnh hội được các thành quả của quá trình phát triển kinh tế, thu hẹpkhoảng cách phát triển giữa các vùng

Tác động của tình hình trong Tỉnh: Các chương trình giải quyết việc

làm, xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề hoạt động hiệu quả, đạt và vượt các chỉtiêu đề ra Tính đến năm 2005 tạo thêm việc làm cho gần 135.500 lao động,bình quân mỗi năm 27.100 lao động; lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4% sốlao động trong độ tuổi; xuất khẩu lao động đi nước ngoài có thời hạn 7.200người; giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp đến nay còn 61,7%; tỷ lệ hộnghèo giảm bình quân 1,5%/năm, đến năm 2005 còn 2,92% [85, tr.11] Quantâm giải quyết các chính sách xã hội, hầu hết các gia đình chính sách có mứcsống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở địa phương Xóa toàn bộ nhà

ở dột nát cho người nghèo Cơ bản hoàn thành giải quyết chính sách tồn đọngsau chiến tranh Kinh tế của tỉnh Hà Tây từ năm 2000 đến năm 2005 tuy tăngtrưởng khá nhưng còn ở mức thấp so với một số tỉnh trong khu vực Thu nhậpbình quân đầu người còn ở mức thấp hơn so với bình quân chung của cả nước

và bình quân các tỉnh trong vùng kinh tế Bắc Bộ Cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra còn chậm Hiệu quả hoạtđộng của các hợp tác xã nông nghiệp còn thấp, một số hợp tác xã yếu kémchậm được khắc phục Quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều mặt yếukém, khuyết điểm Đầu tư cho phát triển ở một số lĩnh vực hiệu quả chưa cao.Đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải Huy động các nguồn vốn cho đầu tư

Trang 20

phát triển các lĩnh vực còn hạn chế Kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông chưađáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế; chưa tạođược nền tảng vững chắc về kinh tế để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển ởgiai đoạn tiếp theo Thực hiện chủ trương xã hội hóa một số lĩnh vực về vănhóa, giáo dục – đào tạo, y tế, thể dục – thể thao… còn lúng túng và kém hiệuquả Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng

1.1.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Chương Mỹ về xóa đói, giảm nghèo (2000-2008)

* Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ tỉnh Hà Tây về XĐ, GN

- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐ, GN

Đảng ta luôn luôn coi trọng nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo trong suốt

quá trình lãnh đạo của mình Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa

VII) Đảng ta xác định rõ: trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướngdẫn cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xóa đói giảmnghèo ở các địa phương trên cơ sở dân giúp dân, Nhà nước giúp dân và tranhthủ các nguồn tài trợ quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói, giảmnghèo Hội nghị đã đưa ra tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế xãhội nông thôn Đối mặt với tình trạng đói nghèo, lạc hậu nhất là ở vùng nôngthôn, do đó phải khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp, đi đôi với xóađói giảm nghèo, phấn đấu để mọi gia đình đều khá giả, đủ ăn, thu hẹp diệnnghèo, vùng nghèo Hưởng ứng phong trào xóa đói giảm nghèo từ đó đề ranhững giải pháp phù hợp để xóa đói giảm nghèo, chuyển từ trợ giúp bằng baocấp sang giáo dục, thuyết phục, kèm cặp, hỗ trợ để người nghèo cùng cộngđồng tự chủ vươn lên làm ăn khá giỏi, thực hiện một bước công bằng xã hội

Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 29 tháng 11 năm 1997 vềlãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo

Trang 21

Để triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII củaĐảng, Chính phủ đã đưa ra chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảmnghèo được xác định rõ trong Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg, ngày 22tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ Và sau đó là Quyết định số135/1998/QĐ-TTg, ngày 3 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, phêduyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã đặc biệt khó khăn miềnnúi, trong đó có 1000 xã đặc biệt khó khăn; 1715 xã được tập trung giải quyếttrong năm 1999.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), Đảng tatiếp tục khẳng định XĐ, GN là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, bên cạnhviệc phát triển kinh tế Chủ trương của Đảng ta về XĐ, GN được xác địnhtrong những năm 2001 đến năm 2005 cụ thể như sau:

Về phương hướng, mục tiêu XĐ, GN:

Thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo thông qua những biệnpháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêukhông còn hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo Tiếp tục tăng tổngnguồn vốn xoá đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng trợgiúp người nghèo sản xuất, kinh doanh Có chính sách trợ giá nôngsản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của các hộnông dân.”[36, tr.106]

Nhằm đạt được mục tiêu: “Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm cho

khoảng 7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu lao động/năm; nâng tỷ lệ laođộng qua đào tạo lên 30% vào năm 2005 Cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộnghèo xuống còn 10% vào năm 2005” [36, tr 265]

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng đã đánh giá vềnhững kết quả đạt được về XĐ, GN đồng thời chủ trương trong giai đoạn2006-2010 “Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện xóa đói,giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu

Trang 22

quả sự giúp đỡ của quốc tế nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo,vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống” [39, tr.217].

“Phấn đấu tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10-11% vào năm2010” [39, tr.189]

Đại hội X đã xác định trong phương hướng, mục tiêu XĐ, GN là bảođảm cho người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cảithiện mức sống một cách bền vững, đây là một điểm nhấn so với Đại hội IX

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, Chính phủ đã banhành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chươngtrình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và mộtloạt các chính sách khác nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vậtchất tinh thần của người dân của huyện nghèo Quan điểm chỉ đạo của Chínhphủ là xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp của toàn dân, kết quả thành công phụthuộc trước hết vào nỗ lực vươn lên của người nghèo Nhà nước giành nguồnlực ưu tiên đầu tư tạo điều kiện để các huyện nghèo phát triển nhanh hơn, cảithiện và nâng cao nhanh đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo

Những giải pháp XĐ,GN: Để thực hiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm

vụ xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn (2000-2010), Đảng đã đề ramột số giải pháp chủ yếu sau:

Một là, xoá đói, giảm nghèo vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, vừa là

nhiệm vụ trọng tâm trước mắt Xoá đói, giảm nghèo vừa có tính cơ bản và cầnthực hiện liên tục, lâu dài, lại là một công việc cần kíp, trước mắt, bởi vì sựnghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới luôn đặt ra nhiệm vụ: mỗi bước pháttriển kinh tế - xã hội là một bước cải thiện đời sống của nhân dân; bởi vì đâykhông chỉ là việc thực hiện truyền thống, đạo lý của dân tộc “thương ngườinhư thể thương thân”, mà còn là nhiệm vụ để bảo đảm ổn định xã hội, củng

cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trang 23

Hai là, tăng trưởng kinh tế là điều kiện giúp cho việc xoá đói, giảm

nghèo, nhưng đây là hai nhiệm vụ có tính độc lập tương đối và không phải làmột giải pháp duy nhất

Ba là, xoá đói, giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội không có

nghĩa là kìm hãm sự phát triển kinh tế, không có nghĩa là cào bằng

Bốn là, xoá đói, giảm nghèo là công việc của toàn xã hội: Cần khẳng

định một cách mạnh mẽ rằng, xoá đói, giảm nghèo không dừng lại ở việc thựchiện chính sách xã hội, không phải việc riêng của ngành lao động - thươngbinh và xã hội, hay một số ngành khác, mà là nhiệm vụ chính trị, kinh tế, vănhoá, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân

Với những quan điểm toàn diện, sâu sắc về nhiệm vụ xóa đói, giảmnghèo đây là cơ sở vững chắc để xây dựng và hoàn thiện chủ trương về xóađói, giảm nghèo của các địa phương trên địa bàn cả nước

- Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tây về XĐ, GN (2000-2008)

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIII (2000-2005) đã xác địnhxóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ mang tầm vóc chiến lược và là vấn đề kinh

tế - xã hội cần giải quyết, để tiếp tục đổi mới và phát triển nền kinh tế của tỉnhtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do đó, Đại hội đã đề ra những vấn

đề nổi bật như sau: đói nghèo đi liền với lạc hậu, chậm phát triển và là trởngại lớn đối với sự phát triển toàn diện của Tỉnh Xóa đói, giảm nghèo khôngphải là vấn đề kinh tế thuần túy mà là vấn đề kinh tế xã hội, do đó phải thốngnhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội

Xuất phát từ thực tế của tỉnh Hà Tây, xóa đói, giảm nghèo về kinh tế làđiều kiện tiên quyết để xóa đói, giảm nghèo về văn hóa, xã hội Muốn xóađói, giảm nghèo có kết quả thiết thực, tích cực và vững chắc cần thực hiện tốtphương châm chủ động, tích cực vượt lên giải quyết tại chỗ, cộng đồng phải

có trách nhiệm và kết hợp với sự hỗ trợ phát triển Tăng cường sự lãnh đạo

Trang 24

của Đảng và chỉ đạo tiến hành, quản lý thống nhất các cấp chính quyền trênphạm vi cả tỉnh bằng chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo.

Trong Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh HàTây lần thứ XII; phương hướng, nhiệm vụ 5 năm (2000-2005) đã xác định rõ:

Mục tiêu, phương hướng về xóa đói, giảm nghèo: Tốc độ tăng trưởng

(GDP) hàng năm 8%, bình quân đầu người đạt 450 USD; tổng sản lượnglương thực 1 triệu tấn trở lên, phấn đấu 1ha canh tác thu trên 28 triệuđồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 1%, không còn hộ đói kinhniên; 25% lao động qua đào tạo nghề; tỷ lệ sinh hằng năm giảm 0,6%, tỷ lệtăng dân số tự nhiên đến năm 2005 là 1,1% Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡngcòn 25% 100% các trạm y tế xã có bác sĩ; giữ vững phổ cập tiểu học và hoànthành phổ cập trung học cơ sở, nâng cao chất lượng dạy và học [84, tr.38]

Về phương hướng: Trong quá trình tổ chức thực hiện phải lựa chọn ưu

tiêu đầu tư cho các huyện khó khăn, những vùng điểm Tiếp tục thực hiện tốthơn chính sách kinh tế - xã hội đối với các vùng, các địa phương còn gặpnhiều khó khăn Từ đó khai thác phát huy tiềm năng, nguồn lực tại chỗ, tự lựctại cộng đồng là chính, cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn lựckhác.Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với côngtác xóa đói, giảm nghèo Củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực công tác củachính quyền các cấp để thực hiện tốt nhiệm vụ Tuyên truyền giáo dục để hộnghèo tự vươn lên, chống tư tưởng cam chịu hoặc ỷ lại

Mục tiêu về xóa đói, giảm nghèo: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng

năm từ 1,5-2% (theo tiêu chí mới) [85, tr.27] Quan tâm cải thiện điều kiệnlàm việc cho người lao động; giải quyết việc làm, tạo nhiều việc làm mới theohướng chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động, nhất là trong nông nghiệp và nôngthôn, đến năm 2008 tỷ lệ lao động nông nghiệp còn 44% Phát triển ngànhnghề và dịch vụ ở nông thôn; nhân cấy phát triển nghề mới ở các làng nghề vànhững làng chưa có nghề Mở rộng và từng bước hiện đại hóa các cơ sở dạy

Trang 25

nghề, phát triển rộng khắp quy mô đào tạo nghề để tăng tỷ lệ đào tạo nghề từ34% trở lên Đẩy mạnh xã hội hóa thu hút đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cótrình độ và chất lượng cao.

Những nhiệm vụ và giải pháp XĐ, GN mà Đảng bộ tỉnh Hà Tây xác định từ năm 2000 đến năm 2008:

Một là, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, làm cho cán

bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức xoá đói, giảm nghèo là một

nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của

các cấp, các ngành, đồng thời phải làm cho người nghèo có nhận thức sâu sắc

không cam chịu đói nghèo, có ý thức tự vươn lên, không trông chờ, ỷ lại

Hai là, tiếp tục rà soát lại thực trạng đói nghèo để bổ sung, hoàn thiện

chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của địa phương, đồng thời nghiêncứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách về xóa đói, giảm nghèo phù hợpvới điều kiệu thực tế của tỉnh

Ba là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh

tế theo hướng đã xác định

Bốn là, tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo.

Năm là, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ

cấp xã về nhiệm vụ, trình độ chuyên môn để nâng cao năng lực quản lý, tổchức thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo tại địa phương

Sáu là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự phối hợp giữa các

đoàn thể quần chúng với chính quyền trong công tác xoá đói, giảm nghèo

* Chủ trương của Đảng bộ huyện Chương Mỹ về XĐ, GN (2000-2008)

Bước vào thế kỷ XXI, hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành

xu thế tất yếu Khoa học và công nghệ sẽ có bước nhảy vọt, thúc đẩy sự hìnhthành và phát triển nền kinh tế tri thức, làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực đờisống xã hội Trên địa bàn Huyện, cũng nhiều tiềm năng, lợi thế thuận lợi, nếubiết tổ chức khai thác, phát huy, sẽ tạo ra bước phát triển mới toàn diện, đặcbiệt trên lĩnh vực phát triển kinh tế hàng hóa

Trang 26

Trong quá trình đi lên, Huyện gặp không ít khó khăn và thách thức lớn:trình độ trí tuệ, năng lực tổ chức điều hành, quản lý của đội ngũ cán bộ, đảngviên, chưa đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra Những yếu kém nội tại của nềnkinh tế và những bức xúc về mặt xã hội đang đặt ra những thách thức mới khibước vào thế kỷ mới.

- Phương hướng, mục tiêu

Phương hướng

Đứng trước tình hình như trên, trong Báo cáo Đại hội lần thứ XX(nhiệm kỳ 2000-2005) của Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã đưa ra phươnghướng chung cho giai đoạn 2000-2005 là:

Phát huy cao độ, có hiệu quả sức mạnh của Đảng bộ và nhân dân trongHuyện, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp, nông thôn Phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh,xây dựng hệ thống chính trị đạt hiệu quả cao, vững chắc Nâng cao mức sốngvật chất và tinh thần cho nhân dân trong Huyện Xóa hết hộ đói, giảm hộnghèo xuống mức thấp nhất, tăng hộ giàu có chính đáng Tạo ra thế và lựcmới để phát triển bền vững trong những năm tiếp theo

Trong Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộHuyện lần thứ XX; phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2005-2010 đã xácđịnh chủ trương về XĐ, GN như sau: Phát huy nội lực, khai thác có hiệu quảtiềm năng, lợi thế nhằm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, trên cơ sở pháttriển nhanh, mạnh, vững chắc kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch

vụ, du lịch, phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững, tăngnhanh giá trị một đơn vị diện tích canh tác, đảm bảo an ninh lương thực, nângcao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân, xây dựng Chương Mỹ thànhhuyện giàu mạnh, văn minh, tiến bộ

Mục tiêu

Căn cứ vào tình hình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo của giaiđoạn trước, trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã đề ra những

Trang 27

mục tiêu chủ yếu là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là8-9% (đạt 735 tỷ đồng trở lên); thu nhập bình quân theo đầu người 3,2 triệuđồng/năm; thu ngân sách hàng năm tăng 8-9%; tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2005còn 3%, không còn hộ đói, không còn xã nghèo; giảm tỷ lệ sinh 0,07 %; giảm

tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn dưới 20%; nâng cao chất lượng khámđiều trị bệnh, 100% trạm y tế có bác sĩ [62, tr.22]

Đảng bộ huyện Chương Mỹ đã đề ra mục tiêu trong XĐ, GN nhữngnăm 2006-2008 đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 13-14% (đến năm 2008 đạt 1.330 tỷ đồng) [65 và 91] Đẩy mạnh chuyển dịch

cơ cấu kinh tế Phấn đấu cơ cấu ngành: công nghiệp tiểu thủ công nghiệp xây dựng cơ bản chiếm: 40%; thương mại - dịch vụ chiếm: 33%; nông - lâm

ngư nghiệp chiếm: 27% Bình quân thu nhập đầu người 8 8,5 triệu đồng

Tổng sản lượng lương thực đạt 10,5 vạn tấn; bình quân lương thực đầu

người 350 kg/người/năm Giá trị sản xuất 1 ha canh tác đạt 39 triệu đồng trởlên; năng suất lúa đạt trên 60 tạ/ha/vụ [91] Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2 - 3% năm[65, tr.16] Phấn đấu đến năm 2008, 72% lao động có việc làm thườngxuyên, trong đó: 35% lao động qua đào tạo; mỗi năm giải quyết việc làmmới cho từ 3.000-3.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động nước ngoài từ200-300 lao động Giảm tỷ lệ sinh hàng năm 0,04% ; giảm tỷ lệ sinh con thứ

3 mỗi năm 1-2% Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đến năm 2008 còn dưới17% [91, tr.12] Nâng cao chất lượng dạy và học, giữ vững phổ cập tiểu học,trung học cơ sở đúng độ tuổi, phổ cập bậc phổ thông Phấn đấu đến năm

2008 có 75% số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 100% số làng xâydựng quy ước làng văn hóa và có 80% số cơ quan, 50% số làng khu dân cưđạt danh hiệu văn hóa

- Nhiệm vụ, giải pháp

Nhằm đạt được phương hướng, mục tiêu trên, Đảng bộ huyện Chương

Mỹ đã đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sau:

Trang 28

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về XĐ, GN

Việc tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhànước, địa phương về XĐ, GN là một nhiệm vụ và là một biện pháp cần thiếtnhằm làm rõ, đầy đủ và minh bạch các nội dung và biện pháp về XĐ, GN đểngười dân tiếp cận và thực hiện được nhanh chóng, hiệu quả; qua đó giúpngười dân có thể tìm ra các giải phát thoát nghèo lâu dài cho họ

Huyện ủy xác định để làm thay đổi ý thức của người nghèo, có ý chívươn lên thoát khỏi đói nghèo thì vai trò của chính quyền địa phương, cán bộ,các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và cả dòng họ vận động, khuyến khích giúp

đỡ cả về vật chất, tinh thần và kinh nghiệm làm ăn cho người nghèo Các hìnhthức tác động đến ý thức của người nghèo có thể đa dạng, linh hoạt tùy vào đốitượng được giúp đỡ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm làmchuyển biến nhận thức trong nội bộ quần chúng về tầm quan trọng cũng như tínhcấp bách trong công tác XĐ, GN để động viên toàn xã hội chăm lo cho ngườinghèo Nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc chăm lo hỗ trợ,giúp đỡ hộ nghèo, huy động cộng đồng tham gia chia sẻ trách nhiệm cùng thựchiện mục tiêu giảm nghèo, song cần làm chuyển biến nhận thức của hộ nghèo,không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, xây dựng ý thức tự lực phấn đấu vươn lênthoát nghèo là chính Tập trung tuyên truyền, vận động người nghèo học nghề,chủ động tạo việc làm, tích cực tham gia xuất khẩu lao động Tăng cường côngtác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình,truyền thanh Huyện, các trạm phát thanh xã, đội ngũ tuyên truyền viên tới từngthôn nhằm nâng cao nhận thức của mọi người dân về chủ trương, chính sách, ýnghĩa và mục đích của công tác xóa đói, giảm nghèo, phê phán hiện tượng lườilao động, ỷ lại thiếu phấn đấu vươn lên của một bộ phận hộ nghèo Triển khai vàthực hiện tốt các chương trình, dự án xã hội, huy động nguồn lực cộng đồngcùng với ngân sách trong việc cứu trợ đột xuất, khắc phục khó khăn cho ngườinghèo khi họ gặp rủi ro trong cuộc sống

Trang 29

Nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm giảm nghèo hiệu quả tới từng xãnghèo, hộ nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể, ứng dụng phù hợp với điềukiện địa lý, phong tục tập quán và trình độ phát triển kinh tế xã hội của từngđịa phương; tổ chức các buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về phươngthức sản xuất kinh doanh, cách sử dụng vốn vay hiệu quả

Hai là, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp

Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học

-kỹ thuật Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêudùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển của nền kinh tếquốc dân và đời sống xã hội Đồng thời, nông nghiệp cũng là ngành cung cấpnguyên liệu cho công nghiệp; nguyên liệu từ nông nghiệp là đầu vào quantrọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác

Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm chotiêu dùng của cả xã hội; là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khuvực thành thị hiện đại Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai,khoáng sản, động thực vật, rừng nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnhhưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác, sử dụng cóhiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn đảm bảo cho sự phát triểnlâu dài và bền vững của đất nước Vai trò của phát triển nông thôn còn thểhiện trong việc gìn giữ và tô điểm cho môi trường sinh thái của con người, tạo

sự gắn bó hài hòa giữa con người với thiên nhiên và hình thành những nơinghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng du lịch sinh thái đa dạng vàthanh bình, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người

Phát triển toàn diện ở nông thôn bao gồm: xây dựng hệ thống đường

xá, thông tin, thủy lợi, trạm biến thế, trạm giống, trường học, nhà văn hóa.Cần quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, vốn,

Trang 30

rừng, gắn với bảo vệ môi trường Quy hoạch các khu dân cư phát triển cácthị trấn, thị tứ, các điểm văn hóa ở làng, xã; nâng cao đời sống vật chất vănhóa tinh thần, xây dựng cuộc sống văn minh ở nông thôn.

Mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

và nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ

sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến

bộ và phù hợp để tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm Huyện đã

mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, hệ thống đê điều được xung yếu

và củng cố vững chắc, hệ thống thủy nông phát triển, xóa đói giảm nghèo,nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, đưanông thôn nước ta tiến lên văn minh, hiện đại Ngoài những việc về thủylợi hóa, sử dụng giống mới đã có phương thức, quy hoạch thực hiện tốt,trên nhiều lĩnh vực còn có chưa có phương thức, cách làm có hiệu quả như

cơ giới hóa, sinh học hóa, đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất rất cần có những mô hình được xây dựng từ thực tiễn, thích hợp với từngđịa bàn sinh thái và tính chất của từng hoạt động sản xuất Đưa nhanh côngnghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêuthụ sản phẩm nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi trồng vàchế biến thực phẩm, hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại trong nôngnghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật viên bám sát đồngruộng, huấn luyện về kỹ năng cho người nông dân

Đại hội lần thứ XX Đảng bộ Huyện chủ trương ”Phát triển nông nghiệp,nông thôn không những là nhiệm vụ lớn, trọng tâm trước đây, hiện nay màcòn lâu dài đối với Đảng bộ và nhân dân Huyện” [62, tr.23] Chuyển dịch cơcấu cây trồng, mùa vụ là một đòi hỏi bức thiết và thực tế Quá trình chuyểnđổi này tạo ra sự huy động lớn lao về nguồn vốn, lao động, đất đai, nhân lực,khoa học công nghệ, thức đẩy phát triển các vùng, các làng nghề chuyêncanh, tạo ra nguồn thu nhập cho nông dân Các cây trồng phải là những giống

Trang 31

cây cho năng suất cao, chống chịu được các loại sâu bệnh và cho giá trị kinh

tế cao Phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày, “ổn định 90-100% diệntích lúa được cấy bằng giống lai, giống thuần và cấp 1 hóa, phấn đấu đạt năngsuất từ 55 tạ/ha vụ trở lên” [62, tr.23] Công tác thủy lợi và khai thác thủy lợi

có một vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Do đó,việc đầu tư phát triển công tác thủy lợi, đảm bảo cơ bản diện tích canh tác cócông trình tưới tiêu, đẩy mạnh chương trình cứng hóa kênh mương luôn đượcquan tâm thỏa đáng

Chăn nuôi phát triển bên cạnh tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho ngườidân, còn giải quyết một phần những khó khăn trong tạo việc làm Coi trọng

“phát triển chăn nuôi đa dạng đạt giá trị 82 tỷ đồng, chiếm 30% trong ngànhnông nghiệp” [62, tr.24] Theo đó, cải tạo phát triển đàn bò lai Sin, bò sữa;lợn hướng nạc, gia cầm siêu thịt, siêu trứng; hình thành những khu chăn nuôitập trung lớn theo tiêu chuẩn

Đất đai là một tài sản lớn của nhà nước và toàn dân Đất đai càng có giátrị trong giai đoạn hiện nay và đối với nông dân Huyện thực hiện quy hoạchlại đồng ruộng, đồng thời chuyển đổi ruộng đất, khai thác đúng và hiệu quảquỹ đất công “Xây dựng quy hoạch đất đai để phát triển công nghiệp, làngnghề, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái” [62, tr.25]

Ba là, giải quyết lao động dư thừa, thiếu và không có việc làm, nhằm

mục đích tăng thu nhập cho người lao động; phát triển các làng nghề tiểu thủcông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh chất lượng nguồn lao động

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thểthiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyênsuốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xãhội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội Đối với từng cánhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, vìvậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân Việc

Trang 32

làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề của từng cánhân, thực tế cho thấy những người không có việc làm thường tập trung vàonhững vùng nhất định (vùng đông dân cư khó khăn về điều kiện tự nhiên, cơ

sở hạ tầng, ), vào những nhóm người nhất định (lao động không có trình độtay nghề, trình độ văn hoá thấp )

Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ Huyện xác định “việc làm cho ngườilao động là một yêu cầu bức xúc hiện nay, là trách nhiệm của mỗi người, mỗinhà và mỗi địa phương và phải quán triệt tư tưởng tự tạo việc làm cho mình làchính” [62, tr.28] Làng nghề thủ công truyền thống là một thế mạnh củaHuyện, tạo ra những việc làm ổn định, lâu dài cho lao động trong vùng Tíchcực phát triển các ngành nghề, nhất là nghề truyền thống, ưu tiên phát triểnhàng thủ công mỹ nghệ Đẩy mạnh việc nhân rộng nghề đã có, chú trọng việcphát triển nghề mới Ở Chương Mỹ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đãxuất hiện từ lâu đời, do thời gian và những tác động của thời buổi kinh tế thịtrường có thể bị quên lãng, thu hẹp Giữ gìn và phát triển các làng nghề là mộtviệc làm cần thiết vì ngoài mục đích lưu giữ những nét truyền thống văn hóacủa dân tộc, của một địa phương, nó còn tạo ra những việc làm, thu nhập ổnđịnh, có giá trị cho người dân, có khi tạo ra một giá trị thu hút du lịch Ràsoát, bổ sung một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, tiếp tục duytrì và phát triển các nghề tiểu thủ công truyền thống như: mây, tre đan, đồ gỗ

mỹ nghệ… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong Huyện, nhu cầucủa khách du lịch và xuất khẩu Phát triển các ngành nghề truyền thống theohướng giữ gìn những nét truyền thống trong sản phẩm, ứng dụng công nghệmới nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các loại hình sảnphẩm và hạ giá thành Khuyến khích đầu tư các cơ sở tiểu thủ công nghiệpquy mô vừa và nhỏ, cơ sở chế biến nông, lâm sản, tạo việc làm cho ngườinghèo, hộ nghèo đồng thời nâng cao giá trị kinh tế cho các mặt hàng nông sản

Trang 33

của địa phương.“Phấn đấu đến năm 2008 có từ 4-5 làng nghề được côngnhận, mở 20 lớp khuyến công cho các xã” [91, tr.13].

Luôn coi trọng sự phát triển công bằng, bình đẳng các thành phần kinh

tế, tạo mọi điều kiện cho các cá nhân, tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân, công tytrách nhiệm hữu hạn kinh doanh có hiệu quả; qua đó thu hút, giải quyết nhữngkhó khăn về việc làm, thu nhập cho người lao động

Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ Huyện chủ trương “Trọng tâm là tạovốn, tạo việc làm cho người lao động để phát triển kinh tế” [62, tr.28] Đưanhanh những nghề tạo ra thu nhập ổn định, có giá trị kinh tế cao vào hầu hếtcác xã, các thôn, xóm, mục đích nhằm tạo ra những việc làm phù hợp với điềukiện của mỗi người lao động Bằng nhiều phương thức thu hút vốn đầu tư củaTrung ương, của tỉnh Hà Tây để đầu tư cho chương trình giải quyết việc làm.Ngoài ra, xuất khẩu lao động cũng là một biện pháp để giải quyết tình trạngthiếu việc làm, đem lại nguồn thu lớn cho Huyện và người lao động Hoạtđộng xuất khẩu lao động trong thời gian qua đã dần dần trở thành một lĩnhvực thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quyền và những người laođộng nghèo, có nơi coi đó là một cứu cánh để có thể thoát nghèo Xuất khẩulao động là một lĩnh vực mới mẻ, đem lại nguồn thu cho Nhà nước, tạo ra thunhập khá cao cho những lao động chưa có việc làm, hoặc thu nhập bấp bênh.Huyện luôn coi việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về hoạt động xuất khẩulao động thông qua tổ chức Đoàn thanh niên ở các cấp cơ sở và có chế độkhuyến khích đối với các cộng tác viên trong tư vấn cho lao động nghèo.Nâng cao chất lượng lao động thông qua các hình thức hỗ trợ kinh phí bổ túcvăn hoá bao gồm học phí, tài liệu học tập Hỗ trợ học nghề, học ngoại ngữ,bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đối với từng thị trường cụthể Hỗ trợ chi phí đào tạo và làm thủ tục để lao động nghèo có điều kiệntham gia xuất khẩu lao động

Trang 34

Ngoài ra, Huyện còn tổ chức cho vay ưu đãi đối với các cơ sở đào tạongười đi xuất khẩu lao động để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới phòng học,trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu đào tạo lao động.

Tiến hành tìm kiếm những thị trường mới có nhu cầu sử dụng lao độnglớn, tập trung đào tạo những ngành nghề phù hợp với nhu cầu của người sửdụng lao động Thực hiện việc đào tạo nghiêm túc, đảm bảo chất lượng laođộng về cả kỹ năng tay nghề, trình độ ngoại ngữ và ý thức tổ chức kỷ luật

Huyện luôn chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp học từbậc mầm non tại các thôn, xóm; trường tiểu học tại xã; trường trung học phổthông cơ sở xã; trường trung học phổ thông Huyện để đáp ứng nhu cầu họctập của học sinh nghèo Tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người laođộng nông thôn, hình thành trung tâm dạy nghề tổng hợp cấp Huyện để tổchức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm nghiệp,một số ngành nghề phi nông nghiệp, chế biến nhỏ để tăng năng suất và giá trịcây trồng vật nuôi, dạy nghề để sử dụng lao động nông thôn vào làm việc tạicác khu công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động Xác định cán bộ là quantrọng, là đầu tàu của mọi việc cho nên đã tổ chức đào tạo cán bộ tại chỗ, theo

đó đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế, khuyến nông, lâm ngư,chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho con em các hộ gia đình nghèo, quân nhânhoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương nhằm bổ sung cho lựclượng cán bộ địa phương

Duy trì phát triển đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề tại gia đình,tại cơ sở sản xuất hoặc các làng nghề, nhất là trong lĩnh vực tiểu thủ côngnghiệp vốn là nghề truyền thống của địa phương, đây là cách đào tạo nghềtrực tiếp, vừa đỡ tốn kém về chi phí đào tạo, học nghề

Thường xuyên nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ chức tậphuấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ thôn, xóm, xãđến Huyện về kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế; nâng cao năng

Trang 35

lực lãnh đạo, chỉ đạo và bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo xây dựng thựchiện các chương trình, dự án có sự tham gia của người dân và cộng đồng.

Bốn là, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.

Kết cấu hạ tầng bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như: nănglượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các công trình giaothông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàngkhông, đường ống), bưu chính-viễn thông, các công trình thuỷ lợi phục vụ sảnxuất nông-lâm-ngư nghiệp… nhà ở, các cơ sở khoa học, trường học, bệnh viện,các công trình văn hoá, thể thao và các trang, thiết bị đồng bộ với chúng

Với tính chất đa dạng và thiết thực, kết cấu hạ tầng là nền tảng vật chất

có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của mỗiquốc gia cũng như mỗi vùng lãnh thổ Phát triển kết cấu hạ tầng thực sự cóích với người nghèo và góp phần vào việc giữ gìn môi trường Đầu tư cho kếtcấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, đem đến tác động cao nhấtđối với giảm nghèo Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độkiến thức và cải thiện tình trạng sức khoẻ cho người dân, góp phần giảm thiểubất bình đẳng về mặt xã hội cho người nghèo

Như vậy là, kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sựphát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển

Huyện đã tích cực xây dựng mạng lưới giao thông khắp các thôn, xóm;mạng lưới giao thông đường bộ đã được thảm nhựa, bê tông, tạo điều kiệnthuận lợi cho phát triển kinh tế, lưu thông Hệ thống điện lưới được củng cố,phát triển, chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông được nâng cao Xây dựngmột số trạm bơm tiêu úng, khuyến khích các xã, thị trấn khoanh vùng xâydựng trạm bơm tưới tiêu cục bộ; các xã phấn đấu mỗi năm ít nhất cứng hóađược 1 km kênh mương trở lên bằng nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân.Kiện toàn tổ chức y tế xã, quan tâm y tế thôn, xóm; tiếp tục nâng cấp, cải tạoxây mới cơ sở vật chất các trạm y tế xã và trung tâm y tế Huyện “Đẩy mạnh

Trang 36

công tác kế hoạch hóa gia đình, thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con;giảm tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 mỗi năm từ 1% trở lên” [62, tr.28] Quantâm chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, xử lý tốt các chất thải, chấtgây ô nhiễm

Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm(bao gồm vốn cấn đối ngân sách địa phương và hồ trợ từ ngân sách Trungương), để ưu tiên đầu tư cho xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội

Cấp huyện: xây dựng trường trung học phổ thông, trung tâm dạy nghề,

bệnh viện huyện, trung tâm y tế dự phòng huyện, “xây dựng hoàn chỉnh bê

tông, nhựa hóa 100% các tuyến đường trục chính của huyện, đường liên xã,liên thôn; vận động nhân dân đẩy mạnh thực hiện chương trình cứng hóađường làng, ngõ xóm” [65, tr.18]

Cấp xã và dưới xã: đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, trong

đó bao gồm cả kinh phí xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng cáccông trình đã đi vào sử dụng như trường học; trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn;đường giao thông liên thôn, xóm; các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêucho sản xuất nông nghiệp, kênh mương nội đồng và thủy lợi nhỏ; hệ thốngđiện phục vụ sản xuất và dân sinh; công trình nước sinh hoạt; chợ trung tâmxã; trạm phát thanh xã; nhà văn hóa thôn, bản “Tập trung mọi nguồn lực đểđầu tư, phấn đấu 100% các trạm y tế xã, thị trấn được kiên cố hóa…Đến năm

2008 có 87% số hộ được dùng nước hợp vệ sinh” [65, tr.22].

Năm là, bảo đảm đầy đủ các chính sách cho người nghèo, hộ nghèo.

Chính sách đối với người nghèo, hộ nghèo là tổng thể các quan điểm,

tư tưởng, giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng để tác động đến các chủthể kinh tế-xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực hiện mục tiêu xóađói, giảm nghèo

Trong điều kiện ngày nay, việc thực hiện một chính sách nhất quán,đồng bộ, thống nhất, vì mục tiêu phát triển con người là một yêu cầu đối với

Trang 37

mọi cấp chính quyền Huyện đã thực hiện chính sách đối với người nghèo, hộnghèo gồm: cho vay vốn để hỗ trợ, phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ vềgiáo dục, y tế, dạy nghề; chính sách xóa nhà dột nát; chính sách trợ cấp xã hộithường xuyên Đây là những đòn bẩy để Huyện và người dân cùng chung tayxóa đói, giảm nghèo, biến đổi đời sống người nghèo, hộ nghèo theo một chiều

hướng tích cực tạo ra cơ hội vươn lên thoát nghèo cho chính họ Người

nghèo, hộ nghèo luôn là những người thiếu vốn để sản xuất, trang trải chocuộc sống, lao động và học tập của mình Họ cần được hỗ trợ của nhà nước,các tổ chức… để có thể tiếp cận các nguồn vốn, chính vì vậy phải có nhữngchính sách tín dụng phù hợp và hiệu quả Huyện thực hiện chính sách các hộnghèo, người nghèo đang sinh sống trên địa bàn các xã, thôn xóm nghèo khivay vốn tại các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ được hỗ trợ lãi suất Ngoài

ra các hộ nghèo này còn được hưởng ưu đãi khi vay vốn tại các ngân hàngchính sách xã hội, mức lãi suất có thể giảm tới 0% để mua giống gia súc, giacầm, thủy sản hoặc đầu tư nhà xưởng, máy móc phát triển các ngành nghềtiểu thủ công nghiệp

Xây dựng phương thức giao dịch hợp lý đối với những hộ nghèo vayvốn tại các ngân hàng chính sách xã hội để không gây nên tình trạng quá tải.Những người nghèo thường là những người có trình độ học vấn thấp, do đóviệc hướng dẫn thủ tục vay vốn cần được thực hiện cụ thể, chi tiết, dễ hiểu,tránh gây khó khăn cho những người vay vốn

Triển khai hình thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hộicủa địa phương như Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên ,thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn tại các địa bàn dân cư làm cầu nối giữangười vay và ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay nhanh, an toàn,hiệu quả

Việc hỗ trợ vay vốn cho các hộ nghèo phải gắn liền với công tác tư vấn,hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng

Trang 38

hộ gia đình Nguồn vốn vay cho người nghèo sẽ phát huy hiệu quả hơn nếu có

sự hướng dẫn sản xuất, tư vấn sử dụng vốn vay cho người nghèo

Giáo dục, đào tạo luôn được coi trọng, đảm bảo làm sao mọi người dân

có thể được học tập, đào tạo ngành nghề phù hợp với yêu cầu và trình độ Bêncạnh nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Huyện luôn thực hiện tốt cácchính sách khuyến khích học tập, miễn giảm học phí cho đối tượng nghèo, đốitượng chính sách Về y tế, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo

đã thực hiện việc hỗ trợ về kinh phí khám chữa bệnh cho họ; thực hiện miễngiảm viện phí cho một số đối tượng nghèo Thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tếcho 100% người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tếcho thành viên hộ cận nghèo

Sáu là, huy động đông đảo và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho

nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo

Muốn xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững thì cần phải có sự thamgia đông đảo của mọi người, của hệ thống chính trị, của các tổ chức xã hội;trong đó việc sử dụng các nguồn lực là một vấn đề đòi hỏi phải được xâydựng thành cơ chế, chính sách nhằm huy động, khai thác tối đa mọi nguồnlực; nguồn lực này bao gồm: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, từcộng đồng, từ các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế. Trước hết cần tập trungkhai thác mọi tiềm năng của tỉnh trên cơ sở phát triển sản xuất hàng hóa nhiềuthành phần, hình thức sản xuất kinh doanh đa dạng, đan xen và hỗ trợ nhau,hình thành thị trường thống nhất và linh hoạt

Đảng bộ huyện Chương Mỹ luôn coi trọng và giải quyết tốt mối quan

hệ giữa phát huy nội lực và ngoại lực trong thực hiện XĐ, GN Phát huy nộilực là phát huy năng lực, trách nhiệm của các lực lượng trong toàn Huyện,đặc biệt là các thành phần kinh tế để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế,giải quyết lao động và việc làm, nâng cao thu nhập của người dân Phát huytiềm năng kinh tế Huyện nhà, đặc biệt là các lợi thế so sánh để thu hút đầu tự,

Trang 39

nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu Tranh thủ ngoại lực là tranhthủ sự giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước về vốn,kinh nghiệm, khoa học công nghệ… nhằm thực hiện có hiệu quả các chươngtrình XĐ, GN Phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực phải gắn liền với nhau,không tách rời, trong đó, phát huy nội lực quyết định đến nhiệm vụ XĐ, GNcủa Huyện Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ các chươngtrình, dự án cùng thực hiện trên địa bàn Huyện nhằm đạt được kết quả caonhất trong thời gian ngắn nhất, tránh tình trạng trùng lắp gây lãng phí tiền bạc

và thời gian “Bằng nhiều biện pháp thu hút vốn của trung ương, của tỉnhnhằm đầu tư cho chương trình giải quyết việc làm” [62, tr.28]

Bảy là, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án XĐ, GN;

tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào nhiệm vụ XĐ, GN

Các chương trình, dự án XĐ, GN là những biểu hiện cụ thể nhằm triểnkhai thực hiện các chủ trương, chính sách của Huyện về XĐ, GN trực tiếp tácđộng đến đời sống, hiệu quả giảm nghèo của người dân và xã hội Đây lànhững chương trình, dự án được triển khai có thời gian lâu dài, có số lượngvốn lớn, với sự tham gia của đông đảo của các cấp, các ngành, nhân dân địaphương Huyện thường xuyên rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chínhsách hỗ trợ các hộ nghèo, xã nghèo theo hướng đồng bộ, hiệu quả, thiết thực

và kịp thời

Tăng cường phân cấp và xác định rõ trách nhiệm các cấp, các ngành vàtừng cá nhân, bên cạnh đó vẫn phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa cácbên liên quan trong quá trình thực hiện chính sách, dự án xóa đói giảm nghèo

Cơ chế phân bổ nguồn lực công bằng và có tính khuyến khích cao, tạo điềukiện cho các địa phương chủ động trong việc huy động, lồng ghép các nguồnlực, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án Huyện lập

kế hoạch giảm nghèo của địa phương, huy động bổ sung nguồn lực và chủđộng phân bổ hợp lý cho cấp xã; tổ chức các đoàn công tác hướng dẫn và

Trang 40

giám sát việc thực hiện của cấp xã; điều tra và lập báo cáo về thực trạng đóinghèo và công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương

Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu tiên nhằm tạo điều kiện cho các đốitượng là người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, mở rộng hệthống an sinh xã hội (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trợ cấp giáo dục, trợ cấp

y tế, lương hưu, phúc lợi xã hội ) cho người nghèo

Sự tham gia của đông đảo người dân, các tổ chức bên cạnh nhằm pháthuy sức mạnh tổng hợp trong công cuộc XĐ, GN ngoài ra còn là điều kiện đểmọi người, mọi tổ chức có thể tham gia vào việc quản lý, thực hiện và đánhgiá kết quả nhiệm vụ XĐ, GN một cách đầy đủ, chính xác, minh bạch Thôngtin đầy đủ tới người dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước về giảmnghèo, đảm bảo tính công khai, công bằng và dân chủ Quy định rõ tráchnhiệm và quyền hạn của từng cấp, ban ngành, cá nhân phụ trách các triển khaicông tác xóa đói giảm nghèo

Tăng cường sự tham gia của người dân vào các chương trình, dự án từviệc xác định đúng đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thựchiện, giám sát và đánh giá kết quả đạt được sau khi đưa vào sử dụng theophương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Thiết lập hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá phù hợp vớitừng cấp và từng địa phương Đa dạng hoá các hình thức giám sát, đánh giánhư: tự giám sát, giám sát của cộng đồng, giám sát của các cơ quan chứcnăng, tập trung coi trọng sự giám sát và đánh giá của người dân, những ngườitrực tiếp thụ hưởng lợi ích của những chương trình, dự án giảm nghèo

Xây dựng chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, các hợptác xã, các trang trại đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Huyện, tạo điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này hoạt động với những chính sách ưuđãi nhất theo quy định của Nhà nước Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanhnghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thu hút lao động

Ngày đăng: 30/09/2016, 07:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình (2001), Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam
Tác giả: Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình
Nhà XB: Nxb Nôngnghiệp
Năm: 2001
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây (2008), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Tập IV (1975-2008), Hà Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây,Tập IV (1975-2008)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây
Năm: 2008
3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chương Mỹ (2013), Lịch sử các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Chuơng Mỹ (1947-2010), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các kỳ Đại hộiĐảng bộ huyện Chuơng Mỹ (1947-2010)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chương Mỹ
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2013
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1997), Thông báo số 1751/LĐTBXH về xác định chuẩn đói nghèo năm 1997-1998, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo số 1751/LĐTBXH về xácđịnh chuẩn đói nghèo năm 1997-1998
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 1997
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Những giải pháp tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu XĐ, GN”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp tăng cườngnguồn lực thực hiện mục tiêu XĐ, GN
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 1999
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về XĐ, GN, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản pháp luậthiện hành về XĐ, GN
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 1999
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2000), Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH, ngày 01 tháng 11 năm 2000 về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số1143/2000/QĐ-LĐTBXH, ngày 01 tháng 11 năm 2000 về việc điều chỉnhchuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2000
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2001), Chương trình mục tiêu quốc gia XĐ, GN và việc làm 2001, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêu quốcgia XĐ, GN và việc làm 2001
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb. Lao động - Xã hội
Năm: 2001
9. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2004), Số liệu Thống kê xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 và 2001- 2003, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu Thống kê xóa đóigiảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000 và 2001- 2003
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động - Xãhội
Năm: 2004
10. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2004), Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về Xóa đói giảm nghèo và chương trình 135, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về Xóa đóigiảm nghèo và chương trình 135
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Năm: 2004
11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004) Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về XĐ, GN và chương trình 135, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phát triểnLiên Hợp Quốc, Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về XĐ, GN vàchương trình 135
12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2004), Dự án đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án đào tạo cán bộ làmcông tác xóa đói giảm nghèo
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2004
13. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2005), Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo 2006 – 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mục tiêuQuốc gia về giảm nghèo 2006 – 2008
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
Năm: 2005
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), XĐ, GN với tăng trưởng kinh tế, Nxb Lao động -Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: XĐ, GN với tăng trưởngkinh tế
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động -Xã hội
Năm: 2005
17. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Tài liệu tập huấn cán bộ giảm nghèo cấp xã, thôn, bản, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn cán bộgiảm nghèo cấp xã, thôn, bản
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2008
18. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị địnhsố 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo vàđối tượng chính sách khác
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2002
19. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lượctoàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2003
20. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Văn kiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiệnChương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2008
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
21. Trần Thị Minh Châu (2011), “Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, (số 824), 6/2011, tr. 67-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam”,"Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Trần Thị Minh Châu
Năm: 2011
22. Cục Thống kê Hà Nội (2013), Niêm giám thống kê thành phố Hà Nội 2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niêm giám thống kê thành phố Hà Nội2012
Tác giả: Cục Thống kê Hà Nội
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w