1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO văn học NGHỆ THUẬT tây NGUYÊN, nét độc đáo TRONG văn hóa VIỆT NAM

97 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 592,5 KB

Nội dung

Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng. Tây Nguyên còn là khu vực giàu tiềm năng kinh tế, có nhiều lợi thế quan trọng, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đai hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Ngoài ra, còn có tiềm năng về thuỷ điện, khoáng sản, du lịch. Nhưng nổi lên hơn hết, Tây Nguyên là một vùng đất quần tụ nhiều dân tộc anh em với những nền văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo vô cùng đa dạng, độc đáo và đặc sắc.

Trang 1

I Khái quát Điều kiện tự nhiên Tây Nguyên

1 Vị trí của Tây Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế,chính trị, an ninh và quốc phòng Tây Nguyên còn là khu vực giàu tiềm năngkinh tế, có nhiều lợi thế quan trọng, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, đất đaihình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp Ngoài ra, còn có tiềmnăng về thuỷ điện, khoáng sản, du lịch Nhưng nổi lên hơn hết, Tây Nguyên làmột vùng đất quần tụ nhiều dân tộc anh em với những nền văn hoá, tín ngưỡng,tôn giáo vô cùng đa dạng, độc đáo và đặc sắc

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và LâmĐồng Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía nam giáp các tỉnh: Bình Thuận,Ninh Thuận, Đồng Nai; phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên, BìnhĐịnh, Quảng Ngãi; phía tây giáp tỉnh Bình Phước và hai nước Lào, Campuchia.Tây Nguyên là khu vực có ý nghĩa chiến lược quan trọng không chỉ đối vớinước ta mà còn với cả bán đảo Đông Dương Với độ cao trung bình 1.000m sovới mặt nước biển, Tây Nguyên được coi là cao nguyên trung tâm, "nóc nhà củabán đảo Đông Dương" Các nhà hoạch định chiến lược xác định: ai làm chủ TâyNguyên sẽ làm chủ Đông Dương

Chính vì vậy, khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã nhanh chóng đánhchiếm Tây Nguyên, trong quá trình cai trị, chúng đã ép Bảo Đại ban hành đạo

dụ áp dụng chế độ "Hoàng triều cương thổ" tạo điều kiện cho Pháp độc quyềnchiếm giữ và khai thác Tây Nguyên

Trong thời kỳ kháng chiến, Pháp và Mỹ đều coi Tây Nguyên là chiến trườngcực kỳ quan trọng Đây là khu vực ngã ba biên giới, tiếp giáp với vùng trọngđiểm chiến lược phía nam nước Lào và vùng Đông Bắc Campuchia Từ TâyNguyên, các con đường chiến lược tỏa đi các nơi được ví như mũi dao chọcsườn đối với các lực lượng chiếm đóng các vùng chiến lược khác Ai làm chủđược Tây Nguyên sẽ khống chế một vùng rộng lớn có ý nghĩa chiến lược của 3nước Đông Dương Vì vậy, Pháp, Mỹ - ngụy đã xây dựng ở đây những tập đoànquân hùng mạnh để chấn giữ, có lực lượng cơ động nhanh tiếp ứng cho các

Trang 2

chiến trường Đối với ta, Tây Nguyên là vùng trọng điểm chiến lược nên đượcchọn là điểm mở đầu cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Ngày nay, Tây Nguyên vẫn là vùng chiến lược cực kỳ quan trọng cả về kinh

tế, chính trị, an ninh, quốc phòng Là vùng lãnh thổ nối liền giữa hai miền Bắc Nam, Tây Nguyên có những tuyến đường sang Nam Lào Đông Bắc Campuchiahình thành hành lang chiến lược kéo dài tới Thái Lan, tạo thành không gian kinh

-tế rộng lớn Cũng từ đây có các tuyến đường chiến lược chạy về Thành phố HồChí Minh, các tỉnh ven biển miền Trung và nối dài ra thủ đô Hà Nội, tạo ra sựgiao lưu kinh tế mở rộng toàn khu vực Đông Dương

Tây Nguyên là vùng đầu nguồn của hầu hết các con sông ở miền Trung vàĐông Nam Bộ, từ Tây Nguyên xuống Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh đềukhông quá 200km, xuống Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trên 300km Phía tây giápcác tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia với đường biên giới dài 590km (biêngiới với Lào dài 135km, biên giới với Campuchia dài 455km), có 27 xã biêngiới, thuộc 12 huyện của 4 tỉnh, có 3 cửa khẩu chính đi hai nước Lào vàCampuchia: cửa khẩu Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đi tỉnh Atopơ(Lào); cửa khẩu Lệ Thang, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đi tỉnh Ratanakin(Campuchia); cửa khẩu Bu Prăng, huyện Đắc Lắc, tỉnh Đắc Nông đi tỉnhMondunkiri (Campuchia) Theo hướng này, Tây Nguyên có thể giao lưu vớiThái Lan, Miến Điện qua hành lang Đông Tây, tạo cho toàn vùng một vị trí địa

lý đặc biệt về quốc phòng, an ninh và có điều kiện để xây dựng một nền kinh tế

mở Với đặc điểm thuận lợi là vùng có khí hậu ôn hoà, nơi đây rất thích hợp với

sự phát triển cây công nghiệp; lòng đất giàu tiềm năng về khoáng sản, đáp ứngnhu cầu khai thác công nghiệp phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đấtnước Đây cũng là vùng giàu tiềm năng về năng lượng thuỷ điện

Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ấy Tây Nguyên ngày nay đang là

"chiến trường" mà các thế lực thù địch triển khai thực hiện chiến lược "diễnbiến hoà bình", trong đó có việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc nhằm gây mất

ổn định chính trị, xã hội khu vực Đối với nước ta, ổn định tình hình chính trị,

xã hội Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộichung, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

2 Điều kiện tự nhiên

Tây Nguyên được xác định là một trong 6 vùng kinh tế lớn của nước ta, vớitổng diện tích đất tự nhiên gần 55.269km2, chiếm 16,8%, diện tích cả nước, gồmnhiều cao nguyên rộng lớn và bằng phẳng với hàng nghìn ki-lô-mét vuông, trong đó có trên 2/3 là đất rừng, có nhiều tài nguyên phongphú và đa dạng

Nằm giữa bán đảo Đông Dương, Tây Nguyên là một cao nguyên rộng lớn ởtây nam Trung Bộ Phía bắc nối với dãy Trường Sơn hùng vĩ giáp với tỉnhQuảng Nam, phía nam nối liền các tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía đông giáp

Trang 3

với các tỉnh ven biển miền Trung Trung Bộ, phía tây giáp với hai nước Lào vàCampuchia Hiện nay, Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc,Đắc Nông và Lâm Đồng, với 3 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 huyện (có 12huyện biên giới), 596 xã, phường.

Tây Nguyên có diện tích tự nhiên là 56.082km2, chiếm 16,2% diện tích cảnước; dân số khoảng 4,7 triệu người, mật độ khoảng 76 người/km2 Địa hình TâyNguyên chủ yếu là rừng, núi, cao nguyên, xen kẽ những thung lũng Núi ở TâyNguyên không phải là một dải liên tục liền nhau mà tạo thành những khối phâncắt Phần bắc Tây Nguyên thuộc tỉnh Kon Tum, có nhiều núi cao và rừng rậm,phân bố tập trung ở bắc và đông bắc, chiếm 2/5 diện tích toàn tỉnh Cao nhất là núiNgọc Linh (2.598m), thấp dần về hai phía, tây nam có các dãy Ngọc Kring,Ngọc Rinh Rua, Chư Mom Ray và đông nam làNgọc Nà Ay Phía bắc tỉnh Gia Lai là những dãy núi cao trên 1.000m; vùngtrung cao nguyên từ nam tỉnh Gia Lai đến phía bắc tỉnh Đắc Lắc không cóngọn núi nào cao đáng kể; phía nam Tây Nguyên, từ nam tỉnh Đắc Lắc đếnLâm Đồng có nhiều dãy núi lớn với độ cao trên dưới 2.000m

Chiếm một phần lớn diện tích của Tây Nguyên là các cao nguyên, có độ cao

từ 400m đến trên 1.000m, trải ra như những bậc thềm cao thấp kế nhau Thứ tự

từ bắc vào nam là: Cao nguyên Kon Plông (nằm giữa 2 dãy núi An Khê vàNgọc Linh), cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Đắc Lắc, cao nguyên LangBian, cao nguyên Di Linh Đan xen các vùng núi và cao nguyên là nhữngthung lũng dọc lưu vực sông Đắc Bla, Pô Cô, Sa Thầy (Kon Tum), sông Ba,Ayun (Gia Lai), Krông Ana (Đắc Lắc) Ngoài thung lũng Ayun Pa có diện tích 4.000km2, hầu hết các sông và thung lũng thường nhỏ, hẹp nhưng có phù

sa bồi đắp hàng năm, là nguồn nước tưới thuận tiện cho phát triển nông nghiệp

và phục vụ đời sống nhân dân

Tây Nguyên có tài nguyên đất phong phú, giàu chất dinh dưỡng, đây là đặcđiểm nổi bật so với các vùng lãnh thổ khác của cả nước Đất đai vùng TâyNguyên gồm 8 loại đất chính Đất phù sa bồi lắng dọc các thung lũng sông,đất xám bạc màu nhưng nhiều nhất vẫn là đất đỏ bazan trải rộng từ tây KonTum đến các cao nguyên Plây Cu, Đắc Lắc, Lâm Đồng Đây là loại đất rấtthích hợp với việc trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, bông,mía, cây ăn quả và phát triển gia súc

Bao phủ phần lớn mặt đất Tây Nguyên là rừng, nhiều nơi diện tích rừngnhiệt đới nguyên sinh còn khá lớn Rừng có nhiều loại cây gỗ và dược liệu quýhiếm như: gỗ gụ màu vàng nâu đỏ, gỗ giáng hương, gỗ chò chỉ, bằng lăng, kà

te, trắc, lim, kiền kiền, thông… mọc trùng điệp; tre, bương chen lẫn với song,mây, dây móc ngút ngàn Rừng cũng có rất nhiều loại cây được dùng làmthuốc như sâm câu, sâm mít, sâm vừng, sâm bố chính, cát sâm, hồng sâm, thảonăng hùng và hàng trăm loại cây có bột như củ mài, khoai lang, khoai từ,khoai vạc rừng, khoai dáy, củ nâu, củ ấu, cây đồng đình, quả gắm, bép, trứnggà ; ngoài ra còn các loại rau rừng như: cây rau bép ở Gia Lai mọc thành

Trang 4

rừng, lá ăn thay cơm, hạt ăn rất bùi; hoa cây bòng bong nấu ăn thay mì chính,

lá dùng nấu canh ăn rất thơm, thân, rễ thái nhỏ, phơi khô cũng có thể coi nhưmột loại sâm; cây cà răng, cây ''mì chính'', cây phèng la và rất nhiều câychưa có tên nhưng lại rất quen thuộc với người Tây Nguyên và anh bộ đội giảiphóng

Dưới tán lá rừng, sông, suối, hồ nước có hàng trăm loài động vật và loài cánước ngọt; trong đó có hàng chục loài quý hiếm có tên trong sách đỏ của Hiệphội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế như: tê giác một sừng, nai đỏ, trâu rừng, voi,

bò rừng, hổ, báo, gấu, sóc bay, công, gà tiên mặt đỏ Với diện tích lớn, hệđộng, thực vật phong phú, rừng Tây Nguyên không những là tài nguyên quýgiá của quốc gia, quốc tế mà còn là nơi bảo đảm nguồn gien đa dạng phục vụđời sống con người hiện tại và lâu dài

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, rừng TâyNguyên không những là nơi che chở, góp phần nuôi dưỡng bộ đội và nhân dân

để duy trì lực lượng, bám giữ chiến trường, chiến đấu giải phóng địa bàn màcòn là căn cứ bàn đạp của những đoàn quân lớn tiến xuống vùng duyên hảimiền Trung Trung Bộ, vào Đông Nam Bộ, sang Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.Tiềm ẩn trong lòng đất Tây Nguyên có nhiều tài nguyên khoáng sản: thannâu, than bùn, quặng sắt, vàng, đá hoa, đá vôi, quặng bôxít… Ngoài ra cònphát hiện có kim loại màu:

Bôxít: Có trữ lượng quặng nguyên 3,05 tỷ tấn, quặng tinh 1,5 tỷ tấn, phân

bố chủ yếu ở hai tỉnh Đắc Nông và Đắc Lắc; với trữ lượng quặng nguyên 2,68

tỷ tấn, quặng tinh 1,34 tỷ tấn và ở khu Kon Plông - An Khê thuộc tỉnh Gia Lai,Kon Tum với trữ lượng quặng nguyên 368 triệu tấn, quặng tinh 162 triệu tấn.Vàng: Theo kết quả nghiên cứu của Viện Mỏ - Luyện kim, vùng TâyNguyên có 21 điểm có vàng với trữ lượng khoảng 8,82 tấn vàng gốc và 46,5tấn vàng Ag (quặng vàng) phân bố như sau: tỉnh Kon Tum: 4 điểm, trữ lượng2,4 tấn vàng gốc và 350kg vàng Ag; tỉnh Gia Lai: 14 điểm, trữ lượng 2,42 tấnvàng gốc và 37,3 tấn vàng Ag; tỉnh Đắc Lắc: có 3 điểm với hàm lượng vànggốc từ 8 - 10 tấn Để khai thác nguồn tài nguyên này có hiệu quả cao, cần cónghiên cứu chi tiết hơn

Đá quý: Đã phát hiện ở Đắc Min, Chư Sê, Plây Cu… với các loại đá ngọc,silic xanh lục, xanh nhạt, opan xanh, đen, opan đa màu, nâu, trắng đục, vàng,phớt nâu Đá ngọc và opan xám đen về trữ lượng và khả năng khai thác chưa

có tài liệu chi tiết Ngoài ra, Tây Nguyên còn có các khoáng sản phi kim loạinhư đá sản xuất xi măng, đá xây dựng, cát, sỏi, than bùn

Khí hậu Tây Nguyên là loại khí hậu đặc sắc - nhiệt đới gió mùa cao nguyên

Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên nền nhiệt độ ở Tây Nguyên bị hạ thấpđáng kể ở những vùng có độ cao 500 - 800m, nhiệt độ trung bình hàng năm

Trang 5

thấp hơn ở vùng đồng bằng có cùng vĩ độ từ 3 đến 50C, và ở vùng có độ caotrên 800m, nhiệt độ thấp hơn đến 50C Nhiệt độ không khí trung bình và caonhất trong năm đều thấp hơn nhiệt độ mặt đất Trong các tháng mùa khô, sựchênh lệch về nhiệt độ lớn hơn các tháng mùa mưa Chênh lệch giữa nhiệt độthấp nhất trung bình của không khí và mặt đất có sự thay đổi theo mùa và theovùng Tại vùng trũng, trong các tháng mùa mưa, nhiệt độ không khí thấp hơnnhiệt độ thấp nhất trung bình của mặt đất Trên cao nguyên, các tháng mùa khôthì ngược lại Trong cả hai trường hợp, sự chênh lệch về nhiệt độ ban ngày đềulớn hơn về ban đêm.

Với địa hình rộng lớn, lượng mưa tập trung vào tháng 6, đã tạo cho TâyNguyên những sắc thái riêng về thủy văn Đây là nơi bắt nguồn của 28 consông, thuộc 3 hệ thống sông: Sông Đồng Nai, sông Mê Kông và sông Ba.Trong đó có 3 sông chính là Sê San, Sêrêpốc và sông Ba Sông Sê San là hợplưu của hai nhánh sông Pô Cô (bắt nguồn từ vùng núi Đakgrugok tỉnh QuảngNam và Ngọc Linh tỉnh Kon Tum) và Đắc Bla (bắt nguồn từ bắc Kon Plông)chảy theo hướng đông bắc - tây nam, từ Kon Tum qua Gia Lai đổ về sông MêKông ở địa phận thị xã Stung Treng nước bạn Campuchia Sông có chiều dài231km, rộng 100 - 200m, sâu 4 - 6m, chảy quanh co, có nhiều thác ghềnh, có trữlượng thủy điện cao Hiện nay có nhà máy thủy điện

Ia Ly lớn thứ hai trong nước Sông Sêrêpốc là hợp lưu của các sông nhỏ ở caonguyên Plây Cu và Đắc Lắc như: Ia Đrăng, Ia Lốp, Ea Hleo, Krông Nô,Krông Ana, Krông Pack, Krông Buk chảy về phía tây bắc, qua bản Đôn sang thị xã Lom Phát tỉnh Rattanakirinước bạn Campuchia gặp sông Sê San và cùng chảy ra sông Mê Kông Sông

Ba bắt nguồn từ núi Ngọc Rô, chảy qua 5 huyện phía đông nam tỉnh Gia Lai,hợp lưu với sông Ayun tại Cheo Reo, với sông Krô Năng ở đông nam Krông

Pa rồi đổ ra biển Đông qua cửa Đà Rằng (Phú Yên) Sông dài 300km, rộng 80

- 120m, sâu từ 5 - 7m Đây là con sông đổ về phía đông lớn nhất của TâyNguyên

Nhìn chung, sông suối ở Tây Nguyên thường dốc, bắt nguồn từ các vùngnúi cao đổ về hai hướng đông và tây; mùa mưa nước dâng cao, chảy xiết, tạothành nhiều thác nước vừa có tiềm năng thủy điện lớn vừa là những cảnh đẹpnhư Ia Ly, Đa Nhim, Đrây Hlinh, Liên Khương

Ngoài hệ thống sông suối, Tây nguyên còn có nhiều hồ nước lớn và nguồnnước ngầm phong phú Bên cạnh những hồ nước lớn tự nhiên như hồ Tơ Nưng(Biển Hồ rộng 230 hécta), hồ Plây Nông rộng 46 hécta ở Gia Lai, hồ Lắ c ở ĐắcLắc, hồ Xuân Hương ở Đà Lạt - Lâm Đồng, ngày nay, có thêm nhiều hồ lớnnhân tạo như: Lòng hồ Ia Ly, Ayun Hạ, Ia Hrung, Hoàng Ân (Gia Lai) vừa

có giá trị về thủy lợi, điều hoà khí hậu tạo môi trường trong lành, vừa là nhữngcảnh quan nổi tiếng Với núi cao, sông dài, hồ rộng và nguồn nước khoáng

Trang 6

phong phú đã tạo cho Tây Nguyên những cảnh quan kỳ vĩ, một tiềm năng dulịch không chỉ hiện tại mà cả mai sau.

Nằm vào khoảng giữa vùng nam bán đảo Đông Dương, Tây Nguyên cóchung đường biên giới của ba nước (Việt Nam, Lào, Campuchia) và có mạnglưới giao thông đi các hướng: Đường 21 (Buôn Ma Thuột đi Kh ánh Hoà),đường 19 (Plây Cu đi Quy Nhơn), đường 20 (Gi Rinh đi Ninh Thuận, BìnhThuận), đường số 5 từ Kon Tum chạy qua Công Pơ Long đi Mộ Đức - nối liềncon đường số 1 thông ra đến duyên hải miền Nam Trung Bộ, đường 21 nốiđường 14 tại Buôn Ma Thuột qua Lạc Thiện, An Lạc Giáp với hai nước Lào

và Campuchia có đường 19 toả ra từ Plây Cu đi Vàm Xán (Campuchia), từBuôn Ma Thuột đi Cơrache (Campuchia), từ Đắc Pốt đi Atôpơ (Lào)

Từ nam đến bắc Tây Nguyên, con đường 14 nốiliền với đường 13 và đường 1A ở bắc Sài Gòn và nam Huế là xương sống của

hệ thống đường sá Tây Nguyên, đồng thời là đường chiến lược, trọng yếu đốivới toàn miền Nam

Tây Nguyên có tiềm năng lớn về du lịch nhờ các nét đặc thù của cảnh quan

tự nhiên và truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời, tạo nên một sắc thái độc đáo,với những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại động, thực vật quý hiếm, trongvùng lại có nhiều thác đẹp, nhiều suối nước khoáng, nước nóng Đặc biệt, ĐàLạt (Lâm Đồng) có khí hậu đặc thù mát mẻ quanh năm, rất thuận lợi cho việcphát triển du lịch và nghỉ dưỡng

Tây Nguyên còn có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, ở đây còn giữ được cácnét đặc thù của các thảm thực vật nhiệt đới nguyên sinh, trong đó còn tồn tạinhiều loài động vật quý hiếm như gà rừng, gấu, sóc bay, cầy hương, bò tót,voi, nai, bò rừng, cá sấu, khỉ

II Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên

1 Đặc điểm các dân tộc Tây Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có giá trị về địa - kinh tế chính trị nên cónhiều dân tộc anh em cùng sinh sống Các dân tộc gồm các dân tộc: Gia Rai, Ba

Na, Ê Đê, Xơ Đăng, Cơ Ho, Ra Glai, Mơ Nông, Mạ, Giẻ Triêng, Chu Ru, Brâu,

Rơ Măm, Vân Kiều Theo các nhà nghiên cứu về dân tộc, nhân chủng, khảo cổkhẳng định, từ xa xưa đã có người nguyên thủy sinh sống trên đất Tây Nguyên.Đặc biệt là những kết quả khai quật các di chỉ ở Lung Leng (Sa Thầy, KonTum), Biển Hồ, Trà Dôm (Plây Cu), Mê Van (Đắc Lắc) có niên đại thuộc thời

kỳ đồ đá mới đến giai đoạn đầu thời kỳ kim khí cho thấy Tây Nguyên là mộttrong những cái nôi của loài người trên đất nước ta

Trong cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất, bền bỉ hàng nghìn năm với thiênnhiên, thú dữ và kẻ thù xâm lược để sinh tồn, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Trang 7

đã sáng tạo nên những giá trị vật chất và văn hoá tinh thần vô cùng phong phú,mang dấu ấn của vùng cao nguyên

Về thiết chế xã hội, cho đến cuối thiên niên kỷ thứ hai, các dân tộc ở TâyNguyên còn ở một trình độ xã hội rất thấp: vào giai đoạn đầu của xã hội có giaicấp với nhiều tàn tích của xã hội nguyên thuỷ Ngoài những gốc tích có tínhtruyền thuyết về hoả xá (vua Lửa), thủy xá (vua Nước) của người Gia Rai hoặccác ''Tơ Rinh'' (một sự liên minh giữa các làng do tù trưởng cầm đầu), thì tổchức xã hội duy nhất là làng Làng là một tổ chức xã hội có kết cấu chặt chẽ,một khối cộng đồng thống nhất, một đơn vị tụ cư mang dấu ấn ''công xã nôngthôn'', có hệ thống tự quản với phương thức vận hành xã hội theo luật tục Mỗilàng đều có một nhà làng ở giữa làng Nhà nào trong làng cũng có tục thờGiàng1 Giàng tượng trưng cho công lý tuyệt đối, là nguồn hy vọng, nguồn an ủicủa mọi người Nhà làng của người Ba Na, Xơ Đăng và Gia Rai gọi là nhà rông.Nhà làng của người Cơ Tu gọi là ''gởnl'' Đó là nơi thờ cúng chung, tiếp kháchchung, vui chơi chung của dân làng, đồng thời là chỗ ngủ chung của con traichưa có vợ hoặc đàn ông goá vợ

Nhà của đồng bào Tây Nguyên thường là nhà sàn (một số ít làm nhà đất),quây quần chung quanh nhà gởnl hoặc nhà rông Nhà dựng thành dãy dài tớimột, hai trăm mét Nhiều dân tộc còn giữ tục ở chung cả gia đình lớn, chia ralàm nhiều ngăn, mỗi ngăn là nơi ở của mỗi gia đình nhỏ Mỗi làng có một ngườigốc làng do nhân dân bầu lên có nhiệm vụ lãnh đạo sản xuất hoặc trông coi mọicông việc chung của làng như cúng bái, xử kiện, hôn lễ, ma chay, giao thiệp vớingười ngoài hoặc các làng chung quanh, chủ trì các cuộc họp vui chơi ở tronglàng Người Ê Đê gọi người gốc làng là pô-pơ-ê-a, người Gia Rai là gông-plơi,người Ba Na, Xơ Đăng là tơm-plây, người Cơ Tu là tơ-ko-vênh, người MơNông là kơ-roanh-hneh Có dân tộc duy trì chức làng theo cha truyền con nốinhư Ê Đê, Gia Rai, Srê; cũng có dân tộc, người già nhất làm chức đầu làng

ở một số vùng, chế độ mẫu hệ còn giữ một địa vị chủ chốt trong gia đình.Người Mơ Nông có câu hát ví: ''Người vợ giữ nhà làm những việc lớn lao nguyhiểm như đẻ con, chăm sóc con, giã gạo, suốt lúa, tìm củi, xách nước, nấu cơm,nuôi lợn, trông nom trâu bò, gà vịt, chăm sóc mẹ cha già yếu, dệt vải cho chồngcon mặc Của cải trong nhà do phụ nữ trông coi Người không có vợ như nhàkhông có nóc, như gà không có chuồng Vậy con gái là quý nhất'' Con cái sinh

ra đặt theo họ mẹ Khi uống rượu, người được uống trước cũng là phụ nữ Khicưới hỏi, nhà gái phải đảm nhận mọi việc, sau đó người con trai về nhà vợ phảiđem theo mọi thứ của cải của mình Nhân dân trong cùng một làng sinh hoạtchung, làm ăn chung, đi săn chung, thờ cúng chung, giúp đỡ nhau trong sản xuấthoặc khi cưới hỏi, hoạn nạn, ma chay… Hàng năm, theo tập quán, đồng bào Tây

1 Trời.

Trang 8

Nguyên cũng có những ngày lễ, ngày hội như lễ suốt lúa, lễ cúng ăn trâu, lễcúng sức khoẻ, lễ ''bỏ nhà mồ''

Cách ăn mặc của mỗi dân tộc thường có những nét giống nhau Nói chung,đàn ông thường đóng khố, ít mặc áo hoặc khi cần thì choàng một tấm mền(chăn) thắt chéo trước ngực; đàn bà mặc váy, không mặc áo mà chỉ mặc yếm cónhiều đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay

Cùng chung một làng, người dư ăn thường phải tương trợ, giúp đỡ ngườithiếu đói, có ăn cùng ăn, đói cùng đói Người thiếu đói đến biếu người dư ănmột món quà vặt nào đó (dù lớn nhỏ cũng được cho có lễ nghĩa) để được gạothóc về ăn không phải trả lại

Ngoài ra, còn có lớp người không nhất thiết giàu có hoặc nghèo khổ, nhưngrất được trọng vọng, vị nể; lớp người này có nhiệm vụ chăm lo cúng kiếng bóitoán khi nhân dân gặp tai nạn hoặc đau ốm Một lớp người khác cũng khôngnhất thiết giàu có hoặc nghèo khổ nhưng rất có uy thế do nắm được những luật

lệ, tập tục của nhân dân địa phương; lớp người này chuyên lo việc xét xử các vụbất hoà, xích mích trong làng Từ khi thực dân Pháp và sau đó là đế quốc Mỹchiếm đóng Tây Nguyên, đã tạo ra một tầng lớp mới như binh lính, công chức,người buôn bán và công nhân trong các đồn điền; đồng thời cũng tạo ra mộttầng lớp tay sai trong bộ máy cai trị làng, xã như chánh tổng, chủ làng

Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sống đơn sơ, giản dị, chất phác, dũngcảm, tâm hồn lạc quan, phóng khoáng, từ lâu đã tạo nên một nền văn hoáphong phú Tục ngữ, ca dao, dân ca của các dân tộc Tây Nguyên phản ánh tâmhồn, tình cảm của người lao động

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của tổ chức xã hội truyền thống ởTây Nguyên là vai trò của buôn làng ở Tây Nguyên, đơn vị cơ bản và duy nhấtcủa xã hội truyền thống là buôn làng Ta thường nói người Tây Nguyên có tínhcộng đồng rất cao, điều đó là đúng, nhưng cần phải nói rõ thêm: cộng đồng đóchính là cộng đồng làng Con người Tây Nguyên tự đồng nhất mình với làng,con người hòa tan trong tế bào cơ bản của xã hội là làng Người Tây Nguyênkhông thể sống tách khỏi làng, hình phạt nặng nề nhất, nỗi nhục nhã, đau khổlớn nhất là bị đuổi ra khỏi làng Làng không chỉ là một thực thể vật chất, mà còn

là một thực thể tinh thần Làng là một cộng đồng cư trú, một cộng đồng sở hữu

và lợi ích, một cộng đồng sản xuất, một cộng đồng tâm linh và một cộng đồngvăn hóa Cùng chung sống lâu đời trên một vùng đất, các dân tộc Tây Nguyên

có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên

và đấu tranh xã hội, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển

Lịch sử chinh phục thiên nhiên thể hiện sự sáng tạo và sức sống mãnh liệt,vượt lên mọi trở ngại, thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại vàphát triển của từng dân tộc ở Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức phát

Trang 9

rừng làm rẫy Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiệntrong mùa hè thu Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn xưa đồng bào

đã biết xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn.Người Tây Nguyên làm rẫy, nhưng không du canh du cư Minh chứng rõ nhấtcho điều này là những ngôi nhà rông hùng vĩ của người Ba Na, Xê Đăng, nhữngngôi nhà dài đầy ấn tượng của người Ê Đê Rõ ràng đó không phải là kiến trúccủa những tộc người nay đây mai đó Người Tây Nguyên cũng không du canh

mà luân canh - một phương pháp canh tác thích hợp trên đất dốc Đồng bào

dùng lối hỏa canh sản xuất trên một khoảnh rẫy trong vài ba năm rồi chuyển

sang khoảnh khác, để khoảnh đất trước hưu canh trong nhiều chục năm, hồiphục thành rừng, rồi mới quay trở lại Đấy là cách tốt nhất để vừa lấy được cái

ăn từ rừng vừa nuôi rừng, trong điều kiện mật độ dân số không quá cao Đồngbào lấy cái ăn từ đất rừng, rồi lại trả đất lại cho rừng, hoàn nguyên rừng

Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau,song do đồng bào sống xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết được tiếngcác dân tộc khác có quan hệ hàng ngày và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưuvăn hóa với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa riêngcủa dân tộc mình

Với những đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội và các mối liên quan với cácchiến trường, khu vực xung quanh, Tây Nguyên đã trở thành một địa bàn chiếnlược quân sự, một vùng đất vô cùng trọng yếu trong các cuộc kháng chiếnchống xâm lược trước đây và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay

2 Các dân tộc Tây Nguyên cùng nhân dân cả nước đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng cuộc sống mới

Thấy rõ giá trị của Tây Nguyên trong các cuộc chiến tranh xâm lược nước ta,thực dân Pháp cũng như đế quốc Mỹ đều rất chú trọng và tìm mọi cách giànhgiật địa bàn chiến lược có tính chất sống còn này Vì vậy, cuộc đấu tranh chống

kẻ thù xâm lược của quân và dân Tây Nguyên trải qua muôn vàn gian khổ, hysinh, lập nên bao chiến công hiển hách

Từ giữa thế kỷ XIX, những đoàn thăm dò, phái bộ quân sự của thực dân Phápliên tiếp lên Tây Nguyên thực hiện âm mưu cai trị vùng đất này Bằng các thủđoạn thâm độc: lừa bịp, mua chuộc, chia rẽ để trị đi đôi với đàn áp vũ trang; đếnnăm 1889, thực dân Pháp đã thiết lập chế độ "trực trị", chính thức truất hẳnquyền hành của triều đình Huế khỏi Tây Nguyên Dưới ách thống trị tàn bạo củaquân cướp nước, người dân Tây Nguyên bị cướp đất đai để lập đồn điền, phảinộp sưu cao thuế nặng, lao dịch cực kỳ hà khắc bị chia để trị và đàn áp dãman, bị đẩy vào bước đường cùng, điêu đứng ngay trên mảnh đất của cha ông

để lại

Trang 10

Quyết không chịu sống đời nô lệ, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đã pháthuy truyền thống, tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường, đứng lên chiến đấuchống quân xâm lược ngay từ khi chúng đặt chân lên Tây Nguyên Những năm

1885, 1886, nhân dân An Khê hưởng ứng Hịch Cần Vương, tụ hội dưới cờ nghĩacủa ông Mai Xuân Thưởng, san bằng nhiều cơ sở của bọn xâm lược, thành lậpcác đội nghĩa quân Trong đó, nhân dân làng Tio (vùng Gia Rai) chặn đánh đoàncông cán của công sứ Pháp Na-ven buộc chúng phải rút chạy về Quy Nhơn.Cùng thời gian này, đồng bào Ba Na, Xê Đăng ở Kon Tum sát cánh cùng nghĩaquân ở Bình Định, Quảng Ngãi đánh Pháp Tiếp đó là những cuộc nổi dậy củađồng bào Xê Đăng ở Kon Tum (1901, 1909, 1914), đấu tranh chống sưu thuếcủa nhân dân An Khê, Cheo Reo hưởng ứng phong trào Duy Tân; "phong tràoNước Thần" phát triển ở Kon Tum rồi lan rộng khắp Tây Nguyên (1925-1929).Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, liên tục nổ ra các cuộc khởinghĩa và đấu tranh vũ trang; như cuộc khởi nghĩa của Ama Thao (1890 -1904),cuộc đấu tranh của N'Trang Gưh (1900-1914), cuộc khởi nghĩa của Oi H'Mai (1903-1909) Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của đồng bào Mơ Nông do N'trang Lơng lãnhđạo kéo dài hơn 20 năm (1914-1935)

Những cuộc đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên đã gây cho thực dân Phápnhững tổn thất nặng nề ở nhiều vùng, nhân dân làm chủ núi rừng, nhiều buôn,làng sống hiên ngang như những pháo đài bất khả xâm phạm Nhưng do chưa cóđường lối đúng đắn, chưa có Đảng tiền phong của giai cấp vô sản lãnh đạo nêncác phong trào đấu tranh, các cuộc nổi dậy dù rất ngoan cường, mạnh mẽ đềulần lượt thất bại

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, quần chúng yêu nước ở Tây Nguyêntuy chưa có cơ sở Việt Minh và tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo nhưng do chịuảnh hưởng từ lâu của Đảng Cộng sản Đông Dương (nhất là qua những đảng viên

bị địch tù đày ở ngục Kon Tum) đã nổi dậy giành chính quyền, thiết lập chínhquyền cách mạng ở nhiều nơi Tháng 11 năm 1945, quân xâm lược Pháp trở lạiTây Nguyên, căm thù quân cướp nước và hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước củaChính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Tây Nguyên đoàn kết dưới ngọn

cờ của Mặt trận Việt Minh nhất tề đứng lên chiến đấu Ngày 19 tháng 4 năm

1946, hơn một nghìn đại biểu các dân tộc Tây Nguyên và miền núi họp Đại hộiđoàn kết dân tộc chống Pháp tại thị xã Plây Cu Các đại biểu vô cùng xúc động

lắng nghe thư Bác Hồ: Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay

Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc khác đều là con cháu Việt Nam, đều

là anh em ruột thịt, chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói cùng nhau Ngày nay nước Việt Nam là của chung của chúng ta Chúng ta phải thương yêu nhau, kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do độc lập của chúng ta

Trang 11

Thực hiện lời kêu gọi đoàn kết dân tộc bảo vệ non sông của Người, nhữngbuôn làng Tây Nguyên đã trở thành những làng kháng chiến, căn cứ du kích vàpháo đài chiến đấu kiên cường Làng kháng chiến Stơr (An Khê), Xốp Diu (Đắc

Ya Hội, Ka Nát (An Khê) với vũ khí thô sơ, chông thò, cung nỏ, cạm bẫy,hầm chông đã khiến quân thù khiếp sợ Nhiều tấm gương kiên trung, bất khuất:Đinh Núp vận động nhân dân Stơr 5 lần dời làng kháng chiến lập nên kỳ tích;chủ tịch xã kiêm xã đội trưởng Vìu, người dân tộc Ba Na ở Đắc Đoa (Gia Lai)

bị địch bắt, tra tấn dã man, cắt tai, xẻo mũi, chặt 10 ngón tay nhưng vẫn mưu trílừa địch vào bãi chông diệt hơn một chục tên Cuối cùng chúng khoét hai mắtđồng chí rồi bắn chết Những gương chiến đấu anh dũng, kiên cường đó đã gópphần giữ vững niềm tin vào cách mạng, cổ vũ nhân dân đấu tranh, làm cho Đảngngày càng bén rễ, bám chắc ở Tây Nguyên

Trong kháng chiến chống Pháp, các lực lượng vũ trang và nhân dân TâyNguyên đã đánh hàng trăm trận lớn nhỏ, mở một số chiến dịch tiêu diệt nhiềusinh lực địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của chúng Đặcbiệt, trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, quân dân Tây Nguyên đã thựchiện thắng lợi chiến dịch Bắc Tây Nguyên (từ 26-1 – 20-7-1954), loại khỏi vòngchiến đấu hơn 20 nghìn tên địch, bức rút 182 đồn bốt, tháp canh, giải phónghoàn toàn tỉnh Kon Tum và phần lớn tỉnh Gia Lai; buộc bộ chỉ huy quân Phápphải phân tán lực lượng cơ động, tạo điều kiện cho chiến trường chính giànhthắng lợi ở Điện Biên Phủ, góp phần quyết định vào việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc, đế quốc Mỹ nhảy vào miềnNam, với âm mưu xâm chiếm miền Nam, chia cắt lâu dài đất nước ta Cùng vớinhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tiếp tục bước vào cuộcchiến đấu chống lại những kẻ thù nguy hiểm hơn, độc ác hơn là đế quốc Mỹ vàchính quyền tay sai Trong hơn 20 năm chiến tranh, đế quốc Mỹ và chính quyềntay sai đã tập trung tiềm lực quân sự và chính trị, nhằm xây dựng Tây Nguyênthành một địa bàn chiến lược trọng yếu, với nhiều thủ đoạn thâm độc, tàn bạohòng đè bẹp ý chí cách mạng của đồng bào các dân tộc Nhưng vượt lên trênmọi hy sinh tổn thất, quân dân các dân tộc đã kề vai sát cánh bên nhau, bền bỉđấu tranh, lần lượt đập tan các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, lập nên nhữngchiến công oanh liệt: đồng khởi phá kềm 1960-1961, phá ấp giành dân giảiphóng nông thôn 1964-1965, Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968,đánh bại chương trình bình định cấp tốc của Mỹ - ngụy (1969-1972) Cuối cùng

đã làm nên chiến thắng Buôn Ma Thuột (10-3-1975), mở đầu cho cuộc Tổngtiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra một kỷnguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xãhội

Trong kháng chiến chống Mỹ, trên chiến trường Tây Nguyên đã diễn ranhiều chiến dịch quan trọng, tiêu biểu là: Chiến dịch Plây Me (19-10 – 26-11-

Trang 12

1965) đánh vào các đơn vị quân đội Mỹ, Nam Triều Tiên, ngụy Sài Gòn ở khuvực Bàu Cạn, Đức Cơ, Plây Me nhằm mở rộng vùng giải phóng, đẩy mạnhchiến tranh du kích; Chiến dịch Đắc Tô (5-5 – 17-6-1969) đánh địch trên địabàn khu vực Đắc Tô (Bắc Kon Tum), đánh bại biện pháp chiến lược "Quét vàgiữ" của địch; Chiến dịch Bắc Tây Nguyên (30-3 – 5-6-1972) nhằm tiêu diệtmột bộ phận sinh lực địch, giải phóng Kon Tum, phối hợp với hướng tiến côngchủ yếu ở Trị Thiên trong cuộc tiến công chiến lược 1972 Đặc biệt là Chiếndịch Tây Nguyên (4-3 – 3-4-1975) - chiến dịch tiến công mở đầu cuộc tiếncông và nổi dậy Xuân 1975 nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lựcquân ngụy Sài Gòn, giải phóng các tỉnh Nam Tây Nguyên, tạo thế chia cắt chiếnlược, thực hiện chiến lược giải phóng miền Nam Sau một tháng tiến công liêntục, quân ta lần lượt giải phóng Buôn Ma Thuột, Cheo Reo, thị xã Kon Tum,Plây Cu, Gia Nghĩa, Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh Kết quả ta làmtan rã quân đoàn II, quân khu II và một bộ phận cơ động chiến lược của địch,giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ, tạo điều kiện để tiến hànhcuộc tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 của quân và dân ta, đánh vào đầu nãocủa lực lượng quan trọng nhất của chính quyền và quân đội ngụy Sài Gòn ở SàiGòn - Gia Định và các vùng phụ cận, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,Bác Hồ luôn quan tâm theo dõi cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên với sựnhớ thương, chăm lo đặc biệt Ngày 30 tháng 11 năm 1968, trong bức điện gửiđồng bào chiến sĩ Tây Nguyên, thông qua cụ Y Bih Alêô - Phó chủ tịch ủy banTrung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam - Bác khen ngợi:

" Quân và dân Tây Nguyên già, trẻ, trai, gái, Kinh, Thượng đoàn kết một lòng, luôn luôn nêu cao truyền thống anh hùng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thi đua giết giặc, lập công, giữ gìn buôn rẫy, thu được những thành tích to lớn, cùng đồng bào cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược" Và Người căn dặn: "Đồng bào và chiến sĩ Tây Nguyên đã đoàn kết càng phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa,

cố gắng không ngừng, phát huy mạnh mẽ thắng lợi đã đạt được, luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của địch, ra sức củng cố và phát triển vùng giải phóng và phục vụ tiền tuyến"

Vâng lời Bác, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồngbào các dân tộc Tây Nguyên đã luôn sát cánh cùng đồng bào cả nước chiến đấukiên cường, bất khuất, xuất hiện nhiều tấm gương anh hùng, tiêu biểu là anhhùng Núp (Đinh Núp) - người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên, là ngườichỉ huy du kích dũng cảm, mưu trí, đã suốt đời một lòng một dạ đi theo Đảng

và có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng của các dân tộc Tây Nguyên.Anh hùng Núp là tấm gương anh dũng trong chiến đấu và là biểu tượng củatình đoàn kết các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Đồng chí đã được bạn bèđấu tranh cho độc lập dân tộc khắp năm châu kính phục và là biểu tượng tinh

Trang 13

thần chiến đấu của phong trào du kích các nước châu Mỹ Latinh Đồng chí đãđược Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhândân.

Ngoài ra, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc

đã có hàng trăm tập thể và cá nhân là người các dân tộc Tây Nguyên đượcĐảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng

vũ trang nhân dân"

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc chống Mỹ, đồng bào cácdân tộc Tây Nguyên đã đóng góp nhiều công sức và máu xương cho sự nghiệpgiải phóng đất nước Nhiều nhà nghiên cứu về Tây Nguyên đã thống nhất caovới đánh giá: "Bản chất của người Tây Nguyên có tính cộng đồng cao, tinh thầnthượng võ, chất phác mà phóng khoáng, bền bỉ và dẻo dai, không lắm lời nhiều tiếng Đã vui vui cả làng, đã tin tin tuyệt đối, đã đi đi đến cùng" Đó chính là sức mạnh của người Tây Nguyên

III ĐặC TRưNG SINH HOạT KiNH Tế, VĂN HOá, Xã Hội TRUYềN THốNG CủA CáC DÂN TộC ở TÂY NGUYÊN

Trước Cách mạng tháng Tám, các dân tộc ở Tây Nguyên chỉ mới ở ngưỡng cửacủa xã hội có giai cấp, nên họ còn giữ lại nhiều yếu tố của nền văn hoá bản địaĐông Nam á Tuy nhiên, một số dân tộc ít nhiều chịu ảnh hưởng yếu tố văn hoáLào (phía Tây và phía Bắc), còn các dân tộc ở phía Nam và Tây Nam lại chịuảnh hưởng một số yếu tố văn hoá Khơme Bao trùm lên tất cả là những ảnhhưởng văn hoá Việt Đó là tác động tự nhiên, thông qua giao tiếp và phát triểngiữa các dân tộc anh em vốn có mối quan hệ mật thiết từ nguồn gốc của lịch sử.Đặc điểm nổi bật của các dân tộc ở Tây Nguyên trong quá khứ cũng như hiệntại là sự phát triển không đều về nhiều mặt; mặc dù cư trú ở những địa bàn trọngyếu, giàu tiềm năng nhưng đời sống kinh tế, xã hội và trình độ dân trí còn thấp.Tuy nhiên, trong những đặc trưng chung của khu vực, mỗi dân tộc, mỗi vùnglại có những sắc thái và đặc điểm riêng Có thể chia Tây Nguyên thành 3 vùng

văn hoá: Bắc Tây Nguyên (gồm Bắc Gia Lai, Kon Tum); Nam Tây Nguyên (gồm Nam Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng) và Trung Tây Nguyên (gồm Nam Gia Lai

và Bắc Đắc Lắc)

1 Đặc trưng kinh tế truyền thống

Hoạt động sản xuất của đồng bào Tây Nguyên chủ yếu phụ thuộc vào hoàncảnh tự nhiên và trình độ phát triển xã hội còn ở mức thấp Do trình độ pháttriển không đều nên những hoạt động sản xuất của các dân tộc cũng có nhữngđặc điểm khác nhau Tuy vậy, có thể khái quát những đặc trưng đối với từng bộ

Trang 14

phận kể trên, dựa vào tính thống nhất và đa dạng của mỗi khu vực cư trú khácnhau.

Các dân tộc ít người ở những tỉnh phía Nam đều đã vượt qua giai đoạn kinh

tế chiếm đoạt đơn thuần và bước sâu vào giai đoạn kinh tế sản xuất, với một nềnnông nghiệp tự cấp tự túc còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, mang những đặc tínhsau:

a) Nông nghiệp trồng trọt giữ vai trò chủ đạo, với những phương thức canh tác đa dạng Chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là nuôi trâu Các hình thái kinh tế chiếm đoạt còn giữ một vai trò không kém phần quan trọng trong đời sống hàng ngày Săn bắn và thu lượm thổ sản có vai trò đáng kể ở các

cư dân Trường Sơn - Tây Nguyên 1

ở Tây Nguyên, do thiếu nguồn nước nên khó có khả năng làm thuỷ lợi như ởcác tỉnh phía Bắc Từ những mảnh đất trồng nguyên thuỷ đã phát triển thành rẫy

bằng hay rẫy dốc (diếc, mỉ, hma, apuh ) Từ những rẫy đó, họ lại phát triển lên

thành những thửa ruộng chờ mưa khá ổn định ở Tây Nguyên, nông nghiệp vớinhiều loại công cụ chuyên hoá, có kỹ thuật cuốc đất để ải qua đông, kỹ thuậtlàm cỏ kỹ lưỡng như làm vườn trên những đất trồng khá ổn định, có khả năngđảm bảo năng suất nhất định và cho phép định cư trong các làng khá quy mô.Ngày nay do yêu cầu tăng vụ, tăng diện tích, tiến hành khai phá ruộng đồng, tổchức mạng lưới thuỷ lợi nhờ vào biện pháp công nghiệp hay nửa công nghiệp,khuyến khích việc sử dụng phân bón để thâm canh, các cánh đồng ruộng nước

đã xuất hiện ngày thêm nhiều trên cao nguyên, điều đó cũng không mâu thuẫn

gì với việc đánh giá trình độ canh tác cổ truyền của các cư dân bản địa

Số đông cư dân Tây Nguyên còn làm rẫy bằng và rẫy dốc Rẫy được sử dụng từ 1 - 2 đến 3 - 4 vụ, rồi bỏ hoá 10 - 15 năm chorừng tái sinh, để rồi sẽ tiếp tục canh tác lại Một gia đình buộc phải luân canhtrên một diện tích đất đai rộng gấp 8 - 10 lần diện tích canh tác trong một vụ.Trên những mảnh rẫy này, họ phát, đốt, trỉa và thu hoạch như bất cứ cư dân làmrẫy nơi khác

Công cụ làm rẫy đơn giản Việc canh tác phải tập trung cao sức lao độngtrong một thời gian ngắn cho kịp thời vụ Hàng năm, thời gian đó là vào nhữngtháng cuối xuân, đầu hạ, sau những tháng nông nhàn của tiết Đông Xuân Rẫyđược bảo vệ bằng hàng rào, có đặt các loại chông, bẫy để chống sự phá hoại củathú rừng Những công cụ dùng để đuổi chim, thú rất có nghệ thuật, gồm các loại

bù nhìn, mõ, cờ, sáo gió, đàn gió, đàn nước bằng tre nứa, lá, gỗ, đá, tạo nênnhững âm thanh kỳ lạ để xua đuổi muông thú đêm, ngày trên rẫy, nghe như cácdàn nhạc tự động thường thấy ở vùng Bắc Tây Nguyên

Phải chăng các nhạc cụ như Krông pút, tơ rưng, đàn

đá nổi tiếng của Tây Nguyên đã được phát triển từ yêu cầu bảo vệ nương rẫy?

1 Đặng Nghiêm Vạn: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học xã hội, H 1984, tr 46.

Trang 15

Việc làm cỏ đã được xem trọng Trước đây, khi thu hoạch, đồng bào chỉ tuốt lúabằng tay, không sử dụng bằng công cụ Họ còn có quan niệm sợ "hồn" lúa đau,nhưng cái chính là do giống lúa dễ rụng hạt.

Nếu tính theo năng suất lao động (không tính theo diện tích) thì năng suất lúarẫy ở miền Nam không kém năng suất lúa ruộng bao nhiêu Đó là do đất đai ởđây còn màu mỡ, rừng già nhiều, thời gian bỏ hoá lâu ngày, khí hậu thời tiếttương đối ổn định Một gia đình có 2 vợ chồng, 3, 4 đứa con, với 2, 3 hécta rẫy,

đủ đảm bảo lương thực cả năm cho người và gia súc

Do làm xen canh gối vụ trên đất rẫy, các cư dân ở đây không chỉ trồng riênglúa, mà còn trồng xen gối các loại: kê, bo bo, vừng, đậu, lạc, bầu, bí, rau, cà, ớtv.v…; cộng thêm các rẫy bắp, thì thu hoạch của họ có thể đảm bảo được chongười dân đủ nhu cầu về lương thực và các nhu yếu phẩm thường ngày

Trong những mảnh vườn xa nhà, ở ven đồi, hoặc dọc theo con suối, có điềukiện thâm canh, do đất đai màu mỡ và bằng phân bón, đồng bào đã trồng cácloại cây ăn quả như chuối, đu đủ, trái thơm (dứa), mít…, cây công nghiệp ngắnngày: bông, đay, gai, lanh, thuốc lá, chè, chăm và các loại hoa màu

Những mảnh vườn này gắn bó mật thiết với từng gia đình Họ thường khôngcầm, nhượng, bán Ngày nay, chế độ xã hội chủ nghĩa cần khích lệ, mở rộngcanh

tác vườn, vì đó là nguồn thu nhập đáng kể của gia đình và là nguồn nhu yếuphẩm để trao đổi, mua bán của đồng bào

Ruộng chờ mưa là hình thức phát triển của rẫy Thuật ngữ chỉ những loạiruộng đó thường trùng với thuật ngữ chỉ rẫy, khác chăng là có một bổ ngữ từtiếp nối Loại ruộng này thường thấy ở những vùng canh tác của người Gianh, Ê

Đê, Bang, Mạ, Chơro… vẫn được sản xuất theo lối làm rẫy, nhưng với một kỹthuật cao hơn, nông cụ tiến bộ hơn, thời gian sử dụng đất dài hơn, có khi tới 15 -

20 năm và bỏ hoá ngắn ngày hơn Công cụ làm đất ở đây chủ yếu là cuốc, vớinhiều loại khác nhau, đem lại năng suất cao hơn Sau vụ thu hoạch, đồng bàocuốc đất hai lớp, phơi ải qua đông Khi có những trận mưa đầu xuân, họ cuốclại Đất canh tác được làm sạch cỏ, được san đều và làm tơi nhỏ bằng chiếc bànsan, gần đây bằng cái bừa bàn Việc chọc lỗ bỏ hạt như lối trỉa trên rẫy đượcthay thế bằng cách gieo thẳng (sạ giống), không làm mạ Phương pháp chọc lỗ,

bỏ hạt của người Gianh, Ê Đê, Mạ, không thua kém bất kỳ phương pháp nào khichưa có điều kiện gieo hạt bằng cơ giới

Việc làm ruộng nước theo kỹ thuật canh tác như ở đồng bằng phía Nam,trước đây chỉ thấy ở người Khơme, người Chăm và những cư dân gần với miềnxuôi như Chu Ru, Ra Glai, nhóm Srê (Công), Hrê, nhóm Bang ở thị xã KonTum và các cư dân ở vùng giữa dãy Trường Sơn, tiếp cận với người Việt vàngười Lào Sau ngày giải phóng, hình thức canh tác này được phát triển nhanh

Trang 16

chóng ở hầu hết các cư dân vùng núi phía Nam Điều ngạc nhiên đối với một sốhọc giả nước ngoài là sự tiếp thu kỹ thuật rất mau lẹ của đồng bào.

Đáng chú ý là kỹ thuật làm ruộng nước của hai dân tộc Chăm và Khơme đã

có ảnh hưởng tích cực đến cách làm ruộng của các cư dân miền núi ở các tỉnhphía Nam Một số yếu tố kỹ thuật cổ truyền của người Chăm và Khơme cũngđược người Việt ở địa phương tiếp thu

ở vùng quanh núi Ngọc Linh, nơi cư trú của nhóm Mơ Năm thuộc tộc XơĐăng, ở vùng người Giẻ Triêng, người Muông (quang hồ Lắc), người Bih,người Hrê, người Chu Ru, ở những vùng đất trũng là ven các con suối, dòngsông từ lâu đồng bào đã biết khai phá ruộng nước bằng cách đắp đập, khaimương đưa nước vào ruộng, với kỹ thuật còn sơ khai Đặc biệt, người Rơ Mămhiện nay không biết làm rẫy, chỉ trông vào ruộng láy Sau mỗi vụ thu hoạch,đồng bào đốt các chân rạ hay các cây cỏ khô để ải đất qua xuân Ruộng đượcngười hay trâu quần cho nhuyễn, sau đó dùng cuốc to bản bằng gỗ cuốc các chỗđầu ruộng, san mặt ruộng cho phẳng rồi cấy mạ hay sạ lúa Khi thu hoạch, lúađược tuốt bằng tay hay gặt bằng liềm Những hạt lúa rụng mọc lên, người ta lạithu hoạch tiếp Mặc dù kỹ thuật còn đơn giản, song vẫn cho năng suất cao vì đấtđai màu mỡ

Do đặc điểm của hình thái canh tác nương rẫy dẫn đến tổ chức xã hội nhỏhẹp, phân tán, không ổn định; do du canh du cư và do tính chất của hình thứcsản xuất này đã phá hoại môi trường sống và đương nhiên uy hiếp sự sinh tồncủa các cư dân trong phạm vi ảnh hưởng của nó Từ năm 1975, Đảng và Nhànước ta đã vận động đồng bào chuyển dần sang làm ruộng nước để định canh,định cư Các cư dân vùng cao đang xuống vùng thấp xây dựng nông thôn mới ởnhững nơi đã định cư làm ruộng, các hệ thống thuỷ lợi được củng cố, mở rộngnhững cánh đồng thâm canh 2 vụ Đồng bào đã sử dụng cày, bừa, liềm, hái, máynông nghiệp, các loại giống mới, các loại phân bón Một số nông trường trồngcây công nghiệp ngắn hay dài ngày như chè, cà phê, cao su, bông… đã thu hútđông đảo các cư dân Đó là những thay đổi bước đầu nhưng rất quan trọng trongđời sống các dân tộc ở Tây Nguyên ngày nay

Như các dân tộc ở vùng nhiệt đới gió mùa, không một dân tộc ít người nào ởTây Nguyên lại không chăn nuôi để lấy sữa và thuộc da hay sinh sống bằng hìnhthái kinh tế này Chăn nuôi ở đây chưa tách khỏi trồng trọt Qua 30 năm chiếnđấu, đàn gia súc bị sa sút nghiêm trọng Ngày nay, những bầy trâu, bò đươnghồi phục ở Tây Nguyên, trong lịch sử, ngựa được sử dụng rộng rãi trong chinhchiến, săn bắn, vận tải, nhưng ngày nay hầu như không còn Đàn voi cũng bịgiảm sút Vùng bản Đôn xưa là trung tâm nuôi voi và cung cấp voi lớn nhất chotoàn Đông Dương Đến nay cả tỉnh Đắc Lắc chỉ còn 500 con Các loại gia súcnhư: dê, lợn, gà… khá phong phú Phương thức chăn nuôi mang tính tự nhiên

Trang 17

Gia súc chỉ được chăn dắt khi đang vụ sản xuất, còn đều thả rông Riêng voiđược chăm sóc chu đáo và có nhiều kinh nghiệm.

Bên cạnh nông nghiệp, các hình thái kinh tế chiếm đoạt còn phổ biến, nhưngchỉ ở vị trí thứ yếu Điều đó thể hiện tính không triệt để của cuộc đại phân cônglao động xã hội lần thứ nhất, khi nông nghiệp xuất hiện Săn bắn rất phát triển ởTây Nguyên không chỉ nhằm mục đích bảo vệ mùa màng, mà còn là sinh hoạtcủa

một xã hội thượng võ Người Muông, Xtiêng nổi tiếng về săn voi Người Gianh,Bang săn bò tót, người Xơ Đăng, Giẻ Triêng săn các thú ở núi đá vôi Tục đâmtrâu cổ truyền tuy nhằm phục vụ lễ nghi nông nghiệp, cầu mong sức khoẻ chogia đình thịnh vượng, cho làng, buôn nhưng trung tâm buổi lễ vẫn mang nhiềunghi thức của lễ hội những người đi săn, đề cao tài năng của các chàng traiphóng ngọn lao quyết định để hạ con vật Ngược lại, nghề đánh cá, nuôi cá, lạiphát triển ở vùng Khơme và Chăm Với họ, cá không chỉ là món ăn thườngngày, mà còn là thứ không thể thiếu trong nghi lễ và tập quán Cách đánh bắt cá

ở đây rất phong phú Chẳng những đồng bào đánh cá nước ngọt, mà một số cònđánh cá biển như những cư dân chài lưới Việt Cá được dùng làm mắm, làmnước mắm

Hái lượm không còn chiếm một vị trí then chốt trong bất kỳ cư dân nào, dùchậm tiến nhất ở Tây Nguyên ở đây, không có một nhóm người nào phải sốngsuốt một thời gian dài trong năm bằng hái lượm như một số nhóm Việt - Mường

ở dọc Trường Sơn, Bắc Trung Bộ, hay cư dân Tạng - Miến ở Mường Tè - LaiChâu Trước đây, hái lượm chỉ nhằm bổ sung cho nguồn thực phẩm hàng ngày.Hình thức nửa hái lượm, nửa trồng trọt khá phổ biến Đồng bào chăm sóc cáccây hoang dại cho lương thực: báng, các loại có củ, cây thuốc, cây ăn quả, câycông nghiệp, cây làm thuốc nhuộm, làm thuốc độc…

Nếu hái lượm là việc chủ yếu của phụ nữ, thì thu nhặt lâm, thổ sản là công việccủa đàn ông Đó là nguồn hàng lớn của đồng bào dùng để trao đổi lấy muối, đồ sắt,

để cống nạp cho các chính quyền thực dân, phong kiến trước đây, và là nguồn xuấtkhẩu có giá trị hiện nay Lâm, thổ sản có rất nhiều: gỗ quý trầm hương, hổ phách,quế, mật ong, nhựa thông, các cây thuốc, mây, song, v.v…

Sau 30 năm chiến tranh (1945-1975), nhất là trong những năm gần đây, rừng

bị phá hoại nghiêm trọng, chim, thú tan tác, bị bắn giết vô tổ chức, cây cối bịđốt phá Do đó, vị trí các hình thái kinh tế chiếm đoạt sa sút Tổn thất này khôngthể cứu vãn được, mà sẽ kéo dài nếu như chúng ta không có những chính sách

và biện pháp kịp thời, có hiệu lực nhằm bảo vệ rừng và những tài nguyên thiênnhiên trong đó, nhất là những đặc sản quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao

b) Nghề thủ công chưa tách khỏi nông nghiệp Việc trao đổi hàng hoá đã phát triển nhưng chưa tạo ra một lớp thương nhân chuyên nghiệp Nền kinh tế vẫn mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp Việc phân công theo giới còn chặt

Trang 18

chẽ Việc chỉ tiêu thiếu kế hoạch, lãng phí, làm cho nhân dân đáng lý có thể no

đủ, lại luôn bị nạn đói đe doạ 1

ở Tây Nguyên, các nghề thủ công tuy kém phong phú, nhưng các ngành chủyếu như mộc, rèn, đan lát, dệt, gốm… cũng có mặt ở hầu khắp các vùng

Đơn vị sản xuất theo nghề thủ công là gia đình Các làng chuyên nghiệp cònhiếm thấy ở Tây Nguyên Trong các làng chuyên nghiệp cũng không có ngườithợ chuyên môn, mà chỉ có những người khéo tay hơn Tính chất bí truyềnthường kèm theo những niềm tin tôn giáo đã hạn chế các ngành nghề lan chuyền

từ làng này sang làng khác, từ dân tộc này qua dân tộc khác Thật khó lý giảithỏa đáng nguyên nhân của các thứ "hèm" khác nhau đó

ở Tây Nguyên, cuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ 2: thủ côngnghiệp tách khỏi nông nghiệp diễn ra chậm chạp, yếu ớt Nhìn chung, trong xãhội "nông vi bản" này, việc làm ra lương thực nếu không phải là duy nhất, thìcũng là mục tiêu chính của người sản xuất Thêm vào đó, còn do các nhân tốkhác, như việc trao đổi hàng hoá chưa lớn, tính cộng đồng công xã còn bền chặt

đã làm cho các cá nhân thiếu hẳn điều kiện khách quan để tách khỏi nôngnghiệp, khỏi công xã Chính tình trạng đó đã không thúc đẩy sự chuyển hoángành nghề và chưa tạo ra được một tầng lớp thợ thuyền Cũng không thể xemtình trạng thủ công chỉ là nghề phụ gia đình bởi tay nghề còn thấp kém, hay thịtrường tiêu thụ sản phẩm chưa rộng ở một số địa phương, một số nghề cũng đãphát triển, trình độ tay nghề đã cao, sản phẩm được ưa thích, giá thành hạ, giábán lại cao, vẫn không thúc đẩy những người làm nghề thủ công bỏ nông nghiệp

mà chuyên sản xuất hàng hoá Đó là trường hợp của nghề rèn của người Tơđrá(Xơ Đăng), nghề gốm ở một số làng Tây Nguyên, dọc Trường Sơn

Những sản phẩm làm ra dù là để tự cung tự cấp hay để trao đổi, buôn bán,đều được sản xuất với một kỹ thuật cao Sản phẩm trao đổi, buôn bán vẫn đượcxem là biểu tượng của lao động và hữu nghị, nên người lao động đã làm hết sứcmình, không kể thời gian, miễn sao cho ra được sản phẩm tốt, bền, vừa lòngkhách mua và giữ được uy tín cho bản thân ít thấy ở đây có hiện tượng lừa gạt,dối trá, kể cả ở vùng đồng bằng Nam Bộ

Mỗi dân tộc có một số ngành nghề thủ công nhất định, nhưng không đủ sức

tự cung tự cấp Hình thức trao đổi hàng hoá giữa các dân tộc đã có truyền thống.Mỗi làng, mỗi cư dân, mỗi địa phương lại có những nông phẩm nhất định dưthừa, đồng thời lại có những nhu cầu phải nhập ngoại Những hình thức trao đổi

ở địa phương được thực hiện theo một tập quán nhất định Thông qua hình thứchàng đổi hàng, thông qua các vật ngang giá và đồng tiền, sản phẩm trên thịtrường có những giá trị hầu như cố định

1 Đặng Nghiêm Vạn: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học xã hội, H 1984, tr 46.

Trang 19

Ngoài hình thức trao đổi giữa các làng, ở Tây Nguyên, sau mùa thu hoạch,các làng thường tổ chức những thương đoàn đem các sản phẩm địa phương của

cả làng xuống các tỉnh đồng bằng hay sang Lào, Campuchia theo những conđường nhất định bằng voi hoặc bằng gùi Ngược lại, hàng năm, các lái buônngười Việt, người Hoa, hay các thương đoàn người Lào, Thái Lan đôi khi cảMianma nữa, đã đến từng làng, mang theo các mặt hàng mà đồng bào ưa thích

để đổi lấy sản phẩm địa phương Hình thức trao đổi tuy đa dạng, nhưng sốlượng hàng hoá chưa nhiều, phạm vi trao đổi chỉ đóng khung trong từng khuvực nhất định, theo những tuyến đường nhất định, vào những thời gian nhấtđịnh chưa cho phép xuất hiện trong xã hội cổ truyền các dân tộc ở Tây Nguyêncuộc đại phân công lao động xã hội lần thứ ba: sự ra đời của tầng lớp thươngnhân chuyên nghiệp

Trong thời kỳ thực dân Pháp và Mỹ - ngụy thống trị, một số tầng lớp trên,những nhà giàu có được chính quyền cũ nâng đỡ, đã độc quyền thu mua các sảnphẩm quý ở địa phương để trao đổi với những thương nhân tại các thị xã, thịtrấn, hay các tỉnh khác Cùng với một số thương nhân người Hoa, người Việt,

họ xoay ra buôn bán, không loại trừ một số mặt hàng nước ngoài và trở nên tầnglớp tiểu thương, tiểu chủ một bản địa phương Họ đã thoát ly khỏi các công xãnông thôn, sống ở các thị trấn, thị xã, xa rời quê hương bản quán, xa rời đờisống cổ truyền của dân tộc

Do các đặc điểm trên, nền kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở các tỉnh Tây

Nguyên là dựa vào thiên nhiên và mang tính tự cấp tự túc Trước khi thực dân

Pháp xâm lược nước ta, các thành thị ở khu vực này còn nhỏ bé, yếu đuối, chưa

đủ sức phá vỡ sự cố kết của các công xã nông thôn địa phương Cho đến năm

1945 và ngay đến cả trước ngày giải phóng (năm 1975), các thành thị tuy đãphát triển song cũng chỉ mới tác động ở mức làm thay đổi các luồng hàng hoá,làm giàu thêm các mặt hàng, giáng đòn chí tử vào các ngành nghề thủ công ở địaphương, nhưng các công xã vẫn tồn tại với những luật tục cố hữu của nó Cácđồn điền, nhà máy thu hút được một số nhân công người dân tộc, nhưng chưatác động đến đời sống kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc

Sau ngày giải phóng, mậu dịch quốc doanh và các hợp tác xã mua bán đãbước đầu phát huy tác dụng ở vùng dọc Trường Sơn - Tây Nguyên Đồng bạcNgân hàng Nhà nước đã thay thế các vật ngang giá Nhưng tính chất của nềnkinh tế cổ truyền chưa thay đổi bao nhiêu Trong mỗi làng xã, đơn vị kinh tế vẫn

là từng gia đình Các thành viên trai gái vẫn đi vào nề nếp của sự phân công

theo giới khá chặt chẽ Đàn ông làm việc nặng nhọc, thường hoạt động ngoài

ngôi nhà cư trú, đàn bà làm các công việc nhẹ hơn, nhưng lại rất bận rộn Trừmột số người thoát ly gia đình làm việc cho nhà nước, tức là đã chuyên hoá laođộng, ở làng xã nói chung, mọi thành viên nam, nữ vẫn làm những việc lao động

Trang 20

sản xuất theo giới và theo lứa tuổi như nếp sinh hoạt xưa Về phương diện nào

đó, họ đều là những người lao động tháo vát, có khả năng đảm đương mọi côngviệc sản xuất vì gia đình Nhưng nếu xét về phương diện khác, tình trạng khôngchuyên hoá trong lao động dẫn đến sự lãng phí trong sản xuất, lãng phí nguyênvật liệu, không tạo điều kiện nâng cao tri thức của từng ngành nghề, làm chậmquá trình cải tiến sản xuất, gây nên tâm lý ỷ lại vào các tập quán lao động màcha ông truyền lại Hậu quả trực tiếp dẫn đến là trình độ sản xuất không đượcnâng cao, xã hội chậm phát triển, con người ngỡ ngàng trước sự đổi mới

Một điểm đáng chú ý là trong lĩnh vực kinh tế còn thiếu kế hoạch, thiếu tínhtoán và lãng phí qua việc sử dụng các sản phẩm, nhất là lương thực, gia súc vàvật liệu xây dựng Lúa thóc lúa đầy kho, đồng bào ăn tiêu không tính đến nhữngngày giáp hạt hàng năm, nhất là những tháng vui chơi Sản phẩm lương thực bịchi tiêu phung phí vào các hội hè, các lễ thức tôn giáo Tục chia của cho ngườichết không phải bằng đồ minh khí tượng trưng, mà bằng của cải vật chất, đượcchôn theo hay huỷ trên mộ phần trong các lễ mai táng, bỏ mả đối với các cư dânTây Nguyên Đối với vật liệu xây dựng, cũng có tình trạng lãng phí nghiêmtrọng Khi cần, chỉ một cây cột gỗ, một cỗ quan tài, một đoạn cầu thang lên sàn,một chiếc ghế độc mộc… họ sẵn sàng hạ một cây gỗ lớn, loại gỗ quý như cẩmlai, căm se, giáng hương… để sử dụng một đoạn, còn thì ủi xuống vực, bỏ mụctrong rừng, hoặc đốt khi dọn rẫy, hay bổ một phần làm củi Sự chi tiêu thiếu lo

xa, lãng phí, ít quan tâm đến việc tích luỹ, không chỉ làm trở ngại cho việc xâydựng từng gia đình, từng buôn làng, mà cho cả xã hội, nhất là trong công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội, mà ở đó từng cá nhân, từng làng, cũng như toàn thểdân tộc Việt Nam đều đòi hỏi cần có kế hoạch, cân đối trong lĩnh vực sản xuấtcũng như tiêu thụ

2 Đặc điểm xã hội truyền thống

Thiên niên kỷ thứ hai sau công nguyên là thời kỳ mà các cư dân phía Namnước ta, đồng bằng cũng như miền núi có nhiều biến động lớn, do những cuộctranh chấp thế lực giữa các vương quốc cổ xưa nằm trên lãnh thổ nước ta và cácnước láng giềng (Chămpa - Chân Lạp…), giữa triều đình phong kiến Việt Namvới phong kiến Xiêm La (Thái Lan)… Từ thế kỷ thứ XVII đến cuối thế kỷ thứXIX, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên luôn là nơi bị phong kiến Xiêm quấyrối Đặc biệt là 30 năm chiến tranh cứu nước, chống thực dân Pháp và đế quốc

Mỹ xâm lược, cường độ biến động lại càng tăng lên, ảnh hưởng tới đời sống củacác dân tộc ít người ở những tỉnh Tây Nguyên

Những biến động lịch sử đó đã làm thay đổi cơ cấu xã hội cổ truyền của cácdân tộc Các dân tộc ở Tây Nguyên đang ở trong giai đoạn manh nha giai cấp thìphân tán, cư trú trong từng công xã riêng rẽ Thắng lợi của cách mạng do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đưa các dân tộc ở Tây Nguyên không phải đi

Trang 21

qua nhiều phương thức tiền tư bản chủ nghĩa, bước ngay vào ngưỡng cửa củachủ nghĩa xã hội1.

Đến cuối thế kỷ thứ XIX, các cư dân Tây Nguyên nói chung, đang ở vào giaiđoạn chót của xã hội nguyên thuỷ chuyển sang xã hội có giai cấp Về mức độtừng địa phương khác nhau, có sự khác biệt nhất định Các cư dân dọc TrườngSơn, từ người Ta ôi, Cơ Tu, cho đến người Gié Triêng và Xơ Đăng, cư trú dọcbiên giới Việt - Lào ở những miền hẻo lánh chịu hậu quả của những tục lệ "sănmáu", những nạn dịch, thiên tai, làm cho nhiều cộng đồng bị ngưng trệ và suythoái rõ rệt, bảo lưu nhiều yếu tố "nguyên thuỷ" nhất trong xã hội Tình trạngnày cũng có phần giống các cư dân miền Nam Tây Nguyên như người Muông,Công Những cư dân kể trên sinh sống tách biệt trong các công xã tương đốikhép kín, với một tổ chức tự quản đơn giản, một lệ tục chặt chẽ, độc lập hoặcphụ thuộc vào giai cấp thống trị của các cư dân mạnh hơn ở gần đó Các tộc

Gia Rai, Mạ, Hrê là những cư dân có trình độ phát triển hơn cũng chỉ đang ởgiai đoạn tan rã của các công xã nguyên thuỷ, bước sang xã hội có giai cấp.Một đặc điểm rõ rệt là, ở hầu hết các cư dân Tây Nguyên, tổ chức xã hội duy

nhất và đơn giản nhất là buôn hay plây (làng) và chỉ có buôn Những nơi giáp

với người Việt, các làng thường được ghép vào đơn vị hành chính là xã trên nữa

là huyện, tỉnh Nhưng thực tế, hệ thống tổ chức đó cũng chưa ảnh hưởng là baođến vùng các dân tộc ít người Nó chỉ có thể đạt được mục đích là áp đặt, bắtbuộc các vùng phải dần dần khuôn theo hệ thống tổ chức hành chính chung của

cả nước để dễ bề thu thuế, đôn phu và ít nhiều buộc người dân phải chấp nhậnmột số lệ luật của Nhà nước Trung ương Nhưng hơn chỗ nào hết, ở đây "phépvua thua lệ làng"

Lịch sử thời phong kiến nước ta cũng đã từng nói tới "nước" Thủy Xá và Hoả

Xá ở vùng người Gia Rai Hiện nay, nó còn vang bóng với sự hiện diện của cácông "vua": "vua Nước, "vua Lửa", "vua Gió" với chức năng thần quyền trong tínngưỡng dân gian và uy tín chỉ còn như những ông thầy cúng cao tay thế tập

"Vương quốc" của cộng đồng người Mạ ở vùng Di Linh, Bảo Lộc, Đức Trọng,nằm giữa hai vương quốc cổ Chiêm Thành và Chân Lạp cũng tan rã vào nhữngthế kỷ XVII - XVIII chỉ được ghi nhận một cách chưa chắc chắn qua các truyềnthuyết Cuối thế kỷ thứ XIX, ở Ia-yun-pa, hai anh em Chu và Chreo bắt đầu tổchức một bộ máy hành chính giản đơn, có ảnh hưởng đến toàn vùng, cũng lại bịchính quyền thực dân phá vỡ

ở một số vùng người Muông, Ê Đê, Gianh, Ba Na,

Xơ Đăng đã nổi lên những tù trưởng đứng đầu năm, bảy làng, có uy thế trong

1 Đặng Nghiêm Vạn: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam), Nxb Khoa học xã hội, H 1984, tr.

61.

Trang 22

từng địa phương Chiến tranh, xung đột, các thế lực phong kiến bên ngoài canthiệp, đã phá vỡ các tổ chức bộ lạc, liên minh bộ lạc, bộ tộc cổ truyền, mà hình

thức và trình độ của nó ra sao, hiện nay khó hình dung được Các tơ ring (hay

kring) xuất hiện trước khi thực dân Pháp sang xâm chiếm nước ta, là cơ sở cho

các nhóm địa phương, cũng chỉ có thể xem như là những liên minh lỏng lẻo, cố

kết theo truyền thống Những mtao, mđrong, proong là những tù trưởng giàu có,

giàu bằng lao động sản xuất hay săn bắn, đã bằng chiến tranh hoặc bằng buônbán, trao đổi, hay bằng cách lợi dụng quyền lực trong tay mà lũng đoạn cáclàng, buộc người ở đó làm dân lệ thuộc Những cộng đồng làng như vậy cũngchỉ là một tổ chức khi tan khi hợp, khi mạnh, khi yếu, không ổn định, nhằm đốiphó với những cuộc xung đột huynh đệ tương tàn hay từ ngoài đưa đến Tổ chức

đó, phát triển hay thu hẹp, tồn tại hay suy vong, đều phụ thuộc vào sức mạnh

của mtao.

Khi thực dân Pháp có mặt ở khu vực Tây Nguyên, người ta thường nói đếnmột số tù trưởng nổi tiếng ở từng vùng, nhưng vẫn chỉ mang tính nhất thời Liênminh chống Pháp sau này, đứng đầu là Những Long, tập hợp rộng rãi các cư dânNam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, liên minh dưới danh nghĩa tôn giáo để tậphợp lực lượng chống Pháp của Xăm Brăm ở vùng Nghĩa Bình và Bắc TâyNguyên, liên minh của những nhóm Xtiêng ở Việt Nam và Campuchia theo nhà

sư yêu nước Pucôm Bô kháng Pháp vào những năm đầu nửa cuối thế kỷ XIX lànhững liên minh to lớn, tập hợp rộng rãi, nhưng vẫn không mang tính chất hànhchính và cố định Liên minh Xơ Đăng mang danh "nước Xơ Đăng", hay Liênminh Ban Na - Rơ Ngao được lập ra trước sự uy hiếp của người Xơ Đăng vàGia Rai, với sự đỡ đầu của các cố đạo người Pháp, cũng chỉ là nhất thời, dễ tan

vỡ Mục đích của các liên minh này nhằm phục vụ cho chiến tranh hoặc khởinghĩa vũ trang

Hàng ngàn năm nay, con người các dân tộc Tây Nguyên đều được sinh ra,sống và chết trong các "buôn - làng" - một thiết chế đa năng trong xã hội các tộcngười thiểu số Thiết chế đó được các dân tộc gọi bằng những tên khác nhau,

như: người Co, Gia Rai, Xơ Đăng gọi là lây (pley); người Ba Na, Chu Ru, Giẻ Triêng, Gia Rai gọi là lây hay kon; người Xtiêng, Ê Đê, Mơ Nông, Mạ, Cơ Ho gọi là bon hay buôn; người Rơ Măm gọi là đê, người Bình gọi là sóc v.v Đơn vị

buôn, làng không còn là một công xã huyết thống, mà bao gồm những đồng tộc

Đó là một công xã láng giềng, có một phạm vi đất đai nhất định, được quy ướcbằng một ranh giới không cụ thể lắm, vì giữa các buôn, làng thường cách nhaubởi những khu rừng săn bắn, hay những rừng vô chủ, mà ăng-ghen gọi là "miềnrừng bảo hộ không thuộc về một bộ lạc nào" Những làng trong một khu vực, dùđồng tộc hay khác tộc, thường liên minh với nhau qua việc xác lập quan hệ hônnhân, trao đổi hàng hoá, lương thực, tổ chức giải trí và cùng bảo vệ, chống kẻthù bên ngoài, hay cùng xung đột với các làng khác (cùng tộc hay khác tộc)

Trang 23

Các thành viên trong một làng có ý thức đầy đủ về sở hữu của tập thể toàncông xã Quyền chiếm hữu và sử dụng đất canh tác của mỗi gia đình theo tậpquán là truyền lại cho con, là sự khẳng định quyền khai phá ban đầu của ngườilao động, chưa phải là xác lập quyền tư hữu Người cùng công xã có thểnhượng, mua, bán đất đai với nhau, nhưng cấm ngặt đối với người ngoài buôn,làng Giá cả không đáng kể, chỉ là thanh toán công khai phá của người lao động,cộng với chi phí cho các nghi thức cần thiết khi chuyển nhượng đất đai chongười khác Khi rời bỏ công xã, các gia đình mất hết quyền chiếm hữu nhà cửa,ruộng, vườn, nương rẫy ở một số dân tộc giáp đồng bằng như: Hrê, Co, RaGlai, Chu Ru, Chôm, đã từ lâu quyền tư hữu ruộng, rẫy được xác lập Hiệntượng này tuy chưa nhiều, nhưng cũng đã thấy xuất hiện ở các dân tộc có trình

độ phát triển xã hội cao hơn, như Ba Na, Ê Đê, Gia Rai… trong những năm Mỹ

- ngụy tạm chiếm

Nhìn chung, xã hội truyền thống buôn, làng của người dân tộc ở Tây Nguyên

có những đặc điểm cơ bản: 1, là một tập hợp các gia đình cư trú gần nhau và cómột tên gọi chung; 2, có khu vực lãnh thổ bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng núi,sông suối; 3, có người đứng đầu và cơ chế tự quản trên nguyên tắc dân chủ cộngđồng; 4, có hệ quy chế ứng xử với môi trường và con người được lưu truyền vàứng dụng qua luật tục (tập quán pháp); 5, có tín ngưỡng và nghi lễ chung gắnvới chu kỳ sản xuất (nông nghiệp nương rẫy)

Tuỳ theo từng dân tộc, tổ chức gia đình có khác nhau, hoặc theo mẫu hệ như

Ê Đê, Gia Rai, Cơ Ho, Chu Ru…, hoặc theo song hệ, như Xơ Đăng, Giẻ

Triêng…, hoặc theo phụ hệ như Ba Na, Hrê, Co, Ta ôi, Mạ, Xtiêng… Nhưng dù

theo hệ nào, địa vị người đàn ông cũng đã được đề cao qua các quan hệ trong xãhội Quy mô mỗi gia đình cũng khác nhau, không phụ thuộc vào mẫu hệ hayphụ hệ Có những gia đình lớn gồm hàng mấy chục thành viên; trong khi nhữnggia đình nhỏ chỉ có dăm, bảy người Hiện nay, số lượng gia đình nhỏ tăngnhanh, báo hiệu hình thức gia đình lớn không còn thích hợp Mọi thành viêntrong một công xã đều có tinh thần tương trợ, hữu ái như nhau, không phân biệt

là người thân thuộc hay không thân thuộc Không một ai bị bỏ đói khi kho thócnhà khác vẫn còn Khi làm thịt gia súc, thú săn, được đem chia khắp làng.Chiêng, trống, chế rượu, tuy là của riêng gia đình, nhưng thực sự cả làng đượcdùng chung Rõ ràng ở đây thể hiện một tinh thần cộng đồng khá cao Quyền lợichung được tôn trọng Mỗi người vì cộng đồng; toàn thể cộng đồng vì mỗingười ý thức tự giác về nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân đối với toànthể công xã được giáo dục ngay từ thuở nhỏ Danh dự và sự thịnh vượng củacộng đồng được đề cao

Tinh thần công xã cũng có mặt hạn chế do tư tưởng bình quân Người giàutrong làng thường lãng phí của cải vào những nghi lễ phong tục có tính phôtrương, hư danh và tích luỹ các loại tài sản không nhằm vào việc tái sản xuất,thậm chí, do mê tín dị đoan, dân cư còn sợ hãi những người có tài, có sắc, cho

Trang 24

họ là có thần linh phù trợ, có vía cứng và mang tai họa đến với mọi người xungquanh: ốm đau, chết chóc Đó cũng là một trong những nguyên nhân xuất hiệnquan niệm về "ma lai", loại ma nhập vào người sống, mối lo ngại khủng khiếpđối với buôn, làng trước đây Tâm lý lạc hậu này đã từng dẫn đến việc thù oán

và giết chết những người bị nghi là có "ma lai", thậm chí còn giết hại cả giađình người đó Hiện tượng tội ác này chỉ mới được chấm dứt sau ngày giảiphóng

Trong xã hội của hầu hết các dân tộc ở Tây Nguyên chưa có sự phân hoá giaicấp, chỉ mới có sự chênh lệch giữa giàu nghèo Của cải làm ra chủ yếu do sứclao động của bản thân Đã có hiện tượng tích luỹ tư bản ban đầu, nhưng mới chỉbằng những tài sản phi sản xuất, hoặc những đồ dùng làm vật ngang giá nhưchiêng, chế, nồi đồng, voi, trâu…, những đồ trang sức, đồ mặc, những vật quýhiếm: ngà voi, sừng tê giác… Mới chỉ có những hình thức manh nha mang tínhbóc lột: thuê mướn nhân công, nhưng với giá cao, cho vay không lấy lãi, haymức lãi rất thấp, cho nuôi rẽ, nuôi đầy tớ, nhưng lại ứng xử như người nhà, bắt

nô lệ để bán, nhưng nếu mua nô lệ, lại đối xử như con em, v.v… ở một số dântộc như Muông, Ma, Cơ Ho cư trú bên cạnh người Khơme hoặc các dân tộc Hrê,

Co, Chu Ru, Ra Glai cư trú gần với người Việt hay ở một số bộ phận cư dân cótrình độ phát triển cao hơn như Ê Đê, Ba Na, Gia Rai những quan hệ nói trên đãgiảm dần tính tương trợ, mà thiên về bóc lột: bắt người không trả được nợ làmđầy tớ, bắt dân làng mình hay làng lệ thuộc lao động cho chủ, như dựng nhà,làm ruộng, rẫy… Đã có sự mua bán ruộng đất, thậm chí mua bán với người kháctộc, khác làng

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người dân

được giác ngộ thêm nhiều về ý thức quốc gia, ý thức dân tộc Việt Nam và khẳng

định ý thức về một thành phần dân tộc Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sátcánh bên cạnh người Việt, đi theo Đảng và Bác Hồ, chiến đấu để bảo vệ độc lập

tự do của Tổ quốc, giải phóng quê hương xứ sở của mình

Tuy nhiên, hậu quả của chủ nghĩa thực dân, phong kiến vẫn còn đè nặng.Dưới thời Mỹ - ngụy, các buôn, làng bị phá vỡ, dồn lại thành các ấp chiến lược,hoặc bị phân tán, cần được tổ chức lại theo lối làm ăn tập thể Các hình thức bóclột mới manh nha ở vùng Tây Nguyên cần được nhanh chóng xoá bỏ Các nghềthủ công cần được khích lệ Việc cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, phát triển vănhoá, giáo dục, đưa tri thức khoa học vào đời sống; việc bài trừ mê tín dị đoan,việc phục hồi những nếp văn hoá tốt đẹp của các dân tộc với nội dung tiến bộcần được tiến hành Các thị trấn, thị xã quá đông người, với phương thức sinhhoạt phi sản xuất, cần sớm được thu nhỏ và tổ chức lại Các nhà máy, nôngtrường, xưởng thủ công, công ty đang được tổ chức Đảng ta đã thành côngtrong việc xoá bỏ các mâu thuẫn kỳ thị giữa các dân tộc, xoá bỏ những cuộcchiến tranh vì tôn giáo (tục săn máu) và cướp đoạt nô lệ trước đây; đã tạo đượcmột đội ngũ cán bộ, đảng viên, trí thức, công nhân hết lòng vì Tổ quốc, vì nhândân Trong đó nổi bật lên một số tiêu biểu cho từng thành phần dân tộc, từng địa

Trang 25

phương Ngày nay, Đảng ta đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệpđổi mới vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh", đồng thời tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở bìnhđẳng giữa các dân tộc Đối với các dân tộc Tây Nguyên, để hòa nhập vào đà

phát triển chung của đất nước, hơn nơi nào hết, cách mạng khoa học kỹ thuật

đóng vai trò then chốt với sự tham gia tự giác, không chỉ có sức mạnh của

những cư dân tại chỗ, mà còn có sức mạnh của đông đảo nhân dân các dân tộctrong cả nước tình nguyện đi xây dựng quê hương mới, với sự chi viện của cácngành ở Trung ương Nhất định quê hương của các dân tộc ở Tây Nguyên trongmột tương lai gần sẽ trở thành những khu vực phồn vinh của đất nước

3 Đặc điểm văn hoá truyền thống

Các dân tộc ở Tây Nguyên duy trì những yếu tố văn hoá thống nhất, tiêu biểucho nền văn hoá bản địa cổ đại ở vùng lục địa Đông Nam á Tính thống nhất banđầu trong văn hoá không ngăn cản sự xuất hiện những sắc thái đa dạng, ít nhiềukhác nhau, do tác động của sự phát triển nội tại của từng cộng đồng tộc người,cũng như do ảnh hưởng các luồng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là văn hoá ấn Độ.Những nhà nghiên cứu về các cư dân Tây Nguyên đều cho rằng, các cư dân ởđây có những yếu tố văn hoá thống nhất, tiêu biểu cho nền văn hóa truyền thống

ở vùng lục địa Đông Nam á, gần gụi với văn hoá cổ của tổ tiên người Việt mà tathấy được qua văn hoá Đông Sơn Những nét văn hoá đó thường được giới khoa

học mệnh danh bằng một thuật ngữ chưa thật chính xác, là văn hoá Nam á Đó

là văn hoá của một cư dân trồng trọt sơ khai trong một xã hội manh nha có giaicấp, với những đặc trưng ít nhiều độc đáo của vùng nhiệt đới gió mùa Qua cáchthức sản xuất, nhà cửa, trang phục, đồ ăn, thức uống, phương thức vận chuyển

và đi lại, cho đến tập quán pháp, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, biểuhiện một bản sắc, một phong cách Tây Nguyên Phong cách đó khác hẳn với cácvùng khác trên đất nước ta hiện nay, nhưng nó lại vang vọng trong những sinhhoạt văn hoá của các cư dân Đông Dương, kể cả người Việt cổ Văn hoá đó hiệnvẫn lưu lại dưới hình thức tàn dư, hoặc đôi khi còn nguyên vẹn trong đời sống.Ngay từ thuở ban đầu văn hóa ấy đã có sự khác biệt so với các vùng xungquanh Đó là do vị trí của nghề săn bắn nổi bật hơn nghề đánh cá, do địa hìnhTây Nguyên khó có điều kiện tạo nên các vùng ruộng nước với hệ thống thuỷlợi quen thuộc ở những miền thung lũng và đồng bằng Nó thích hợp với việcphát triển các hình thái ruộng khô và trồng cây công nghiệp dài hạn TâyNguyên từ lâu đã sớm trở thành một tiểu khu vực lịch sử - văn hoá, hay khu vựclịch sử - dân tộc học riêng rẽ, được đóng khung trong một không gian xã hộitương đối biệt lập, một điều kiện tự nhiên tương đối thuần nhất

Những yếu tố văn hoá tiêu biểu mang dấu ấn đặc sắc của Tây Nguyên có thểliệt kê khá nhiều Về văn hóa vật chất và sinh hoạt kinh tế, có sự giống nhau, từchiếc khố hình chữ T điển hình, mang những hoa văn hình học, đến chiếc váyquấn như kiểu sà lông; từ chiếc áo kiểu chui đầu (poncho) ngắn, dài khác nhau,

có tay và không có tay, đến tấm chăn hoặc chiếc áo khoác vắt ngang lưng, hay

Trang 26

vắt chéo quanh mình; từ nếp nhà sàn mái to, vách thượng thách hạ thu, đến ngôinhà mái úp sát đất; từ chiếc cối giã gạo chày tay (cặp đôi), cho đến cái gùi quenthuộc nhưng lại đa dạng do mỗi cư dân có một kiểu cách khác nhau; từ chiếcchà gạc độc đáo, cán bằng gộc cây le, lưỡi hình dáng thay đổi theo từng địaphương, đến cách chọc lỗ bỏ hạt hai tay của người Ê Đê, Gia Rai; từ tục cà răngcăng tai, đến tục ăn trầu, hút thuốc lá bằng tẩu, uống rượu cần hay lượn ủ chế

bằng bột cây thốt nốt, cây báng… Cuối cùng là sự thống nhất trong quá trình

tiến triển của các hình thái trồng trọt: nương rẫy, ruộng khô, cũng như trongviệc thực hiện các khâu kỹ thuật canh tác liên hoàn, từ gieo trồng đến thu hoạch,của những cư dân ở đây

Về văn hoá xã hội, đó là sự thống nhất trong cách tổ chức làng mạc mangmàu sắc của thời kỳ dân chủ quân sự, với hình thức bố trí thôn xóm thành nhữngbuôn, làng chiến đấu ở đây cũng thấy việc tập trung trai tráng để luyện tậpchiến đấu và săn bắn tại căn nhà công cộng của buôn, làng Tuy chưa có các bộluật thành văn, nhưng luật tục (tập quán pháp) truyền miệng từ ngàn xưa lưu lạiluôn là chuẩn mực của mọi quan hệ xã hội Việc quyết định các công cụ trongbuôn, làng đều theo nguyên tắc bàn bạc dân chủ và tập trung điều khiển củangười đầu làng và hội đồng già làng Việc giáo dục toàn dân hướng theo tinhthần thượng võ khuyến khích lòng dũng cảm, biết hy sinh cho cộng đồng, quyếtliệt với kẻ thù, nhân hậu với anh em, bà con, tôn trọng lẽ phải, một người vì tất

cả, tất cả vì một người, tương thân tương ái mến khách, thật thà, ngay thẳng,trọng danh dự, giữ lời hứa, ghét sự giả dối, lừa đảo, gian ác

Về mặt văn hoá tinh thần, sự thống nhất biểu lộ từ tập tục cưới xin, ma chaycho đến những lễ thức hàng năm như lễ ngày sấm ran đầu xuân, lễ cơm mới,những khái niệm về "hồn lúa", cho đến cách tính lịch theo thời vụ, việc cúng báitrời, đất, thần sét, thần cây đa, cây gạo, tục đâm trâu… từ những nhà mồ tuykiểu cách khác nhau với những trang trí hình học chủ yếu có ba màu: trắng, đen,

đỏ, những tượng điêu khắc đơn sơ nhưng sống động, đến những cách mai táng,hình thức khác nhau, nhưng cùng ý nghĩa: chôn hang, đặt thi hài trên mặt đất,

dưới huyệt, hoặc hạ quan nửa chìm, nửa nổi lên mặt đất… Về văn nghệ dân gian

sự thống nhất thể hiện ở những bản trường ca (sử thi), với hình thức kể khan

quen thuộc, ở những dàn nhạc "rừng" vừa để giải trí, vừa để đuổi chim, thú, bảo

vệ mùa màng, cho đến những nhạc cụ: đàn đá, đàn tơ rưng, krongbút, đàn bầu,sáo trúc, đàn một dây ở những con rối hấp dẫn dựng tại nhà mồ, những mô úptrang trí trên cây cột lễ đâm trâu, những hoa văn trên vách nhà những hình khắcchìm, khắc nổi trên cột, kèo, cũng như hoa văn trang trí trên các đồ đan, trênnền vải…

Tất cả tạo nên một sắc thái Tây Nguyên rõ nét Song tính thống nhất đókhông cản trở, trái lại, được làm phong phú thêm bởi những sắc thái đa dạng củatừng thành phần dân tộc, từng nhóm địa phương do đã tự sáng tạo nên, hoặc đãthu nhận qua giao tiếp văn hoá (acculturation) với các cư dân sinh sống kề cạnh

Trang 27

Vậy nên, có thể phân chia văn hoá cư dân Tây Nguyên thành ba bộ phận nhỏtương ứng với các khu vực sau đây: Bắc Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên vàTrung Tây Nguyên.

Nhóm Bắc Tây Nguyên bảo lưu nhiều nét văn hoá

cổ xưa nhất và cũng lại gần gũi nhất với văn hoá người cổ Việt Một bộ phậnnhỏ nằm dọc biên giới Việt - Lào (Giẻ Triêng, nhóm Xơ Đăng - Ha Lăng) ảnhhưởng văn hoá Lào, bộ phận Hrê ở Bình Định ảnh hưởng văn hoá Việt ở đâycác cư dân duy trì nhiều hình thái canh tác sơ khai nhất, nhưng lại có những

đáo và khá phát triển như nghề gốm không bàn xoay (Giẻ Triêng), nghề rèn từquặng ra thép, nghề dệt gai, hay bông của người Giẻ Triêng, Xơ Đăng, nghề đãivàng của người Xơ Đăng (Ha lăng) Kiểu kiến trúc nhà rông của người XơĐăng, Ba Na gần gũi với nhà rông của người Gia Rai, trở thành một biểu tượngvăn hoá cho Tây Nguyên lại không giống với kiến trúc nhà công cộng của các

cư dân phía Bắc như Giẻ Triêng, Hrê, Co… Chiếc áo choàng, cái khố hình chữ

T, y phục của người phụ nữ, hầu như thống nhất trong miền

Các cư dân Hrê, Xơ Đăng, Ba Na không có khái niệm về dòng họ, trong khi

đó, nhóm Giẻ Triêng lại có các họ (Choong), tựa như họ của người Ta ôi, Cơ Tu

và một vài nhóm Môn - Khơme Nam Tây Nguyên Giống như người Việt cổ sựvắng mặt khái niệm về dòng họ của các cư dân ở đây lại đi đôi với sự phân chiacộng đồng thành song hệ và sự mất đi vết tích của Tô Tem giáo - một sản phẩmcủa giai đoạn thị tộc sơ khai Việc thờ thần bản mệnh của từng cá nhân, thần hộmệnh của từng buôn, làng, với các tục lệ đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ sửa máng nước,cũng như ý thức thờ cây đa tượng trưng cho sự trường tồn và cây gạo - tượngtrưng cho sức sống mãnh liệt của con người Quan niệm phân chia một năm ramùa trồng trọt và mùa nghỉ trồng trọt, với tục lệ lấy ngày sấm đầu xuân, ngàyhồn lúa trở dậy là ngày Tết đầu năm, thời điểm phân ra năm cũ và năm mới,quan niệm phân chia mỗi tháng ra hai thời kỳ trăng lên và trăng xuống với haingày tốt nhất trong tháng: ngày 15 và ngày 16 (ngày trăng tròn), ngày trăngxuống là những ngày xấu Lại có quan niệm ngày chẵn là ngày xấu, ngày lẻ là

ngày tốt… phản ánh một nhân sinh quan tối cổ của các cư dân buổi trồng trọt sơ

khai trong vùng Những mô úp hoa văn hình học, hình rắn, cá sấu, chim, phổbiến ở các cư dân Bắc Tây Nguyên, trên các nócnhà, các cột, kèo, các đồ đan, trên nền vải dệt, trên cột đâm trâu, gợi ý nhiều nétcủa hoa văn Đông Sơn Hơn bất cứ nơi nào trên đất nước ta, cư dân Bắc TâyNguyên còn bảo lưu nhiều tàn tích nguyên sơ của nền văn hoá bản địa

Cư dân Nam Tây Nguyên cùng một kiểu nhóm trong ngôn ngữ Môn - Khơme

với các cư dân Bắc Tây Nguyên bị tách ra khỏi nhóm Bắc bởi sự có mặt của cácnhóm Malayô - Pôlinêdi trên cao nguyên vẫn còn duy trì nhiều nét văn hoáchung nhất với nhóm Bắc, nhưng đã có những thay đổi do tiếp xúc với văn hoáKhơme và văn hoá Chăm Nếu ở các tộc Mơ Nông, Xtiêng còn ít sự thay đổi,

Trang 28

hoặc phần nào ảnh hưởng của văn hoá Khơme và Lào (vùng bản Đôn), thì cáctộc Cơ Ho và Mã Lai đã tiếp thu khá đậm những nét văn hoá của người Chăm

và Khơme ở vùng Mơ Nông, Xtiêng hiện vẫn có mặt những ngôi nhà mái úptận sát đất khá độc đáo trong khi những nhà sàn dài hàng trăm mét tồn tại chođến trước năm 1945 ở vùng người Mạ và Cơ Ho Bộ nông cụ cũng như một số

vũ khí của các chiến binh Mạ, Cơ Ho ở đây có hình dáng rất đặc biệt Nếu cưdân Mơ Nông nổi tiếng là những thợ săn tài giỏi, thì người Cơ Ho (Srê) lại nổitiếng là cư dân thiện nghệ ruộng nước lâu đời Hệ thống thần linh của người Mạ,

Cơ Ho, đứng đầu là thần Nâu "thần sáng tạo", cho thấy một sắc thái của caonguyên Blao, Di Linh, Đà Lạt, khác với vùng hồ Lắc, vùng Mơ Nông hay vùngĐông Nam Bộ, vùng Xtiêng, đã được G.Condominas trình bày trong các tác

phẩm viết về người Mơ Nông Gar Luật tục Nđri, cũng như các phong tục tập

quán của người Mạ, gần gũi với người Công và có những điểm không giống hẳn

luật tục Mơ Nông, Xtiêng… Mặc dầu vậy, giữa các nhóm Môn - Khơme - Ba Na

Nam này vẫn còn có những nét văn hoá cơ bản giống nhau về mọi phương diện

Họ đã có thời kỳ liên kết lại trong phong trào đấu tranh chống thực dân Phápcủa lãnh tụ người Mơ Nông N'trang Long suốt một phần tư thế kỷ

Nhóm Trung Tây Nguyên nói ngôn ngữ Malayô - Pôlinêdi chứa đựng nhiềusắc thái văn hoá tương đồng, làm ta có thể so sánh quan hệ giữa người Ê Đê vớingười Gia Rai hay người Chu Ru với người Ra Glai, như quan hệ giữa dân tộcTày và dân tộc Nùng, hay gần gũi hơn như người Thái Đen với người TháiTrắng Những nhóm cư trú kế cận người Chăm giáp với đồng bằng như ngườiChu Ru, Ra Glai mang nhiều yếu tố sâu sắc của văn hóa Chăm Sự hiện diện haiông vua: vua Lửa và vua Nước, vừa chứng tỏ sự phát triển cao của xã hội Gia

Ê Đê, vừa chứng tỏ ảnh hưởng phai nhạt của đạo Bàlamôn lan truyền đến hai cưdân này thông qua người Chăm khi họ có mặt ở Tây Nguyên trong các giai đoạnlịch sử trước đây

Trong văn hóa của các nhóm Malayô - Pôlinêdi Nam Trung Bộ, yếu tố biểncòn thấy để lại trong hình thức kiến trúc các ngôi nhà mô phỏng hình thuyền,trong một số trường ca miêu tả những cuộc đụng độ giữa các dũng sĩ trên mặtbiển v.v… Tuy nhiên, do cư trú lâu đời trên cao nguyên bên cạnh các cư dânMôn - Khơme, những yếu tố biển xa xưa đó chỉ còn là những dấu tích mờ nhạt.Căn cứ vào những yếu tố văn hoá liên quan đến Tô Tem giáo, với các ngành vàphân ngành rõ rệt, chế độ hôn nhân lương hợp, chế độ mẫu hệ, cùng với ngônngữ và các thành quả ngôn ngữ trong văn học truyền miệng, đặc biệt tronghuyền thoại…, có thể phân biệt giữa họ với các nhóm Môn - Khơme ở bên cạnh.Tuy vậy, những cư dân Malayô - Pôlinêdi đông và mạnh này cũng không tránhkhỏi sự hấp thụ văn hoá của các cư dân đã có mặt trên xứ sở này từ trước Vảlại, Đông Nam á cổ xưa có chung một gốc văn hoá Dường như ít thấy ranh giới

rõ rệt về văn hoá giữa các nhóm cư dân ở Tây Nguyên hiện nay Thêm vào đó,

Trang 29

lại thấy xuất hiện những nhóm trung gian về tộc người, cũng như về văn hoá,giữa các thành phần Nam Đảo và Nam á, như nhóm Bia, (Êđ Đê) arap, (GiarRai) Chu Ru Tất cả mọi mối liên hệ giữa họ với các nhóm Môn - Khơme, làmcho vấn đề nguồn gốc người Malayô - Pôlinêdi thêm phức tạp.

Tính thống nhất về mặt văn hoá của các cư dân Tây Nguyên không chỉ đượcthể hiện đa dạng theo các nhóm khác nhau kể trên, mà còn thể hiện những sắcthái địa phương trong mỗi nhóm của từng dân tộc người khác nhau Đó là dotrong quá trình phát triển của lịch sử xã hội, tất cả bốn nhóm trước đây đã bị chiphối bởi xu thế phân ly Mỗi một dân tộc tự tách thành những nhóm địa phương,mỗi nhóm địa phương có khi lại chia thành các phân nhóm, cư trú ở xa nhau.Trong từng dân tộc, từng nhóm, từng phân nhóm, lại phân chia thành nhữngcông xã tương đối biệt lập Ba nhóm Xơ Đăng: Tơđrá,

Xơ Teng, Mơ Nâm có sắc thái khác nhau, nhóm làm nghề rèn, nhóm làm rẫy vàsăn bắn, nhóm làm ruộng trâu quần Người Ba Na An Khê có nét không giốngngười Ba Na Kon Tum; người Gia Rai A ráp có kết cấu dòng họ khác với ngườiGia Rai Chor hay Hđrung Trong các nhóm Cơ Ho, mỗi nhóm có một phongcách, đặc biệt là nhóm Srê làm ruộng ở mỗi một làng người Xtiêng, Muông,chưa nói là từng nhóm địa phương, cũng có những nét văn hoá riêng biệt.Những riêng biệt đó về phương diện văn hoá tộc người tuy là nhỏ, nhưng nó lạitrở nên rất quan trọng trong thực tiễn hàng ngày Trong xã hội xưa, sự xung độtgiữa các nhóm, các buôn, làng diễn ra liên tiếp đặc biệt là trước âm mưa chia rẽhiểm độc của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trước đây, do vậy, người ta thườngdựa vào những dấu hiệu khác biệt nhỏ nhoi đó để tự khẳng định cái riêng củamình và phân biệt với các nhóm cùng một tổ tiên

Bước vào thế kỷ XX, cùng với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, ý thức hợpquần được đề cao, xu thế liên kết tộc người, kéo theo sự hoà đồng về văn hoágiữa các nhóm địa phương, giữa các buôn, làng khác nhau trong một dân tộc.Đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những khác biệt đượctôn trọng, nó không còn là duyên cớ để chia rẽ giữa những người cùng địaphương nữa Và ở đây ta thấy, nếu ý thức dân tộc thống nhất đang diễn ra vớicác nhóm trong cộng đồng Xơ Đăng, Ta ôi, Giẻ Triêng, Cơ Ho, Mơ Nông,Xtiêng, thì đã được khẳng định đối với các dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Ba Na,

Cơ Tu, Mạ

Nhìn chung, văn hoá ăn, văn hoá ở, văn hoá mặc, văn hoá ứng xử trong giaotiếp cộng đồng, văn hoá nếp sống và lối sống cộng đồng của các dân tộc ở TâyNguyên chứa đựng những luật tục vừa cổ truyền vừa mang tính cách rất riêngbiệt của từng dân tộc Văn hoá dân gian khá phong phú về kho tàng truyện kể,

sử thi, trường ca (nổi tiếng như Trường ca Đam San, Xinh Nhã ) Đặc biệt, lễhội vừa phong phú vừa đa dạng, phản ánh rất tổng hợp đời sống văn hoá và tín

dân tộc Bên cạnh những giá trị đặc sắc trong văn

Trang 30

hoá tín ngưỡng, văn hoá lễ hội đó, trong các dân tộc ở Tây Nguyên còn tồn tạinhững hủ tục lạc hậu, mê tín, điển hình như nạn ma lai hoặc các luật tục phi vănhoá như tục nối dây.

Lễ hội nông nghiệp và các nghi lễ sản xuất, nghi lễ sinh hoạt là hình thứcbiểu hiện tập trung và tổng hợp của đời sống văn hoá và tín ngưỡng của đồngbào các dân tộc Núi rừng và cộng đồng buôn, làng là hai chiều của môi trườngsinh tồn, tác động lên nhận thức của con người Là cư dân nông nghiệp, các dântộc ở Tây Nguyên đều có tín ngưỡng phồn thực và quan niệm vạn vật hữu linhgắn liền với các lễ hội: hue sêi mrâo của người Ê Đê, Gia Rai, ết nhua của người

Ba Na, nhô li bong của người Cơ Ho, v.v…, cùng với việc mổ trâu, lợn, gà hiến

tế thần linh và tổ chức ăn uống cộng đồng trong buôn, làng, dòng họ, gia đìnhnhằm cố kết cộng đồng, cũng là dịp để đồng bào tổ chức các cuộc tranh tài.Nhìn chung, phần lớn đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đến nay vẫn duy trì tínngưỡng nguyên thuỷ, thờ đa thần Các loại tín ngưỡng này lưu giữ rất nhiềuphong tục, tập quán, có những phong tục, tập quán đã trở nên lạc hậu và gắn vớirất nhiều loại lễ hội Tuy nhiên, lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên cũng có

mặt tiêu cực là duy trì những tập tục lạc hậu, bảo thủ, nặng nề, lãng phí tiền của,

ăn uống tập trung đông người trong những điều kiện thường thiếu vệ sinh.Trong đời sống hiện nay của các dân tộc, các lễ hội và nghi lễ này đã và đangsuy giảm do cơ sở kinh tế - xã hội của nó là sản xuất nương rẫy cổ truyền vàquan hệ buôn, làng nông nghiệp tự cấp tự túc đang trải qua những biến đổi sâusắc

Trang 31

Phần thứ hai

Văn học nghệ thuật các dân tộc Tây Nguyên

I Đặc trưng trường ca, sử thi các dân tộc Tây Nguyên

Tây Nguyên nổi tiếng với kho tàng văn học truyền miệng nhiều thể loại phongphú, trong đó tiêu biểu nhất là kho tàng trường ca, sử thi (trường tồn trong đờisống của các tộc người Tây Nguyên), với hàng trăm tác phẩm được trình diễntrong sinh hoạt cộng đồng Tây Nguyên được coi là vùng có trường ca, sử thi duynhất ở Việt Nam và là vùng sử thi hiếm quý trên thế giới

Nghiên cứu văn hóa dân gian ở nước ta trong vài chục năm qua đã thu thập vàgiới thiệu được nhiều trường ca, sử thi của các dân tộc ở Tây nguyên Tuy nhiênchưa có công trình khoa học nào tìm ra được đâu là nơi sản sinh ra thể loại trường

ca Kể từ bản trường ca của người Ê Đê Bài ca chàng Đam San do công sứ Pháp

cai trị tại Đăc Lắc là Sabachie phát hiện ra đầu tiên, cách đây hơn 70 năm, sau đó

các nhà sưu tầm đã lần lượt công bố Xinh Nhã, Dăm Di, Khinh Dú, Nàng H'Điêu

- Chàng M'Hiêng, Jông Dư rồi hệ thống các trường ca Mơ Nông Cây nêu thần, Mùa rẫy bon Tiăng hầu như dân tộc nào cũng có trường ca ở vùng Đắc Lắc, các

nhà sưu tầm đã ghi được 39 tên trường ca Ê Đê, hơn 100 tên trường ca Mơ Nông, 6tên trường ca Gia Rai Tại Phú Yên, Bình Định có sử thi Bân Kriem, Ba Na Chăm ở Kom Tum cũng đã ghi được hàng chục trường ca Ba

Na Rngao và tìm ra hệ thống trường ca Xơ Đăng với những tác phẩm rất đồ sộ Mặc dù chưa thể thống kê hết nhưng theo thông tin từ chương trình sưu tầm sửthi của Nhà nước đã được triển khai ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên thì hiện

đã ghi được tên của 202 trường ca, nhiều nhất vẫn là của hai tộc người

Ê Đê và Mơ Nông ở Đắc Lắc

Về mặt nội dung, trường ca, sử thi Tây Nguyên đã tập trung phản ánh tìnhtrạng xã hội bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với ngườichứng kiến Trước hết, trường ca, sử thi phản ánh vũ trụ luận nguyên thủy củangười cổ sơ, nói về thế giới ở trên trời, mặt đất và dưới lòng đất, tức là vũ trụ 3tầng của cư dân cổ đại Sử thi, trường ca còn nói về nguồn gốc của vũ trụ, củacon người và của văn hóa, như trong sử thi sáng thế của người Mơ Nông Trường

ca, sử thi kể lại cuộc chiến tranh giữa các thủ lĩnh quân sự (Mtao) tại các vùng,làng, bản nhằm tập hợp lực lượng, xác lập mối quan hệ phụ thuộc giữa thủ lĩnh vànhân dân công xã Sử thi phản ánh một số quan hệ xã hội, chủ yếu là những mâu

Trang 32

thuẫn trong công xã mẫu hệ sơ kỳ, đồng thời nói lên các phong tục tập quán cổtruyền của dân tộc

Do trường ca, sử thi phản ánh đời sống xã hội và văn hóa rất đa dạng nên cónhiều nhà nghiên cứu đã từng ví sử thi như bộ từ điển bách khoa sống của cộngđồng các dân tộc Tây Nguyên

Trường ca, sử thi Tây Nguyên còn được gọi là "văn bản sống", nghĩa là nó tồntại trong diễn xướng dân gian Người Ê Đê gọi trường ca là khan (akhan, ghan).Người Mơ Nông gọi là ôt n'trông Người Ba Na gọi là h'amon Người Gia Rai gọi

là hri Người Xơ Đăng gọi là tói kia rnghia Người Chu Ru gọi là khau tr'ocar.Người Chăm gọi là akhan… ở Khánh Hoà cũng đã tìm thấy akha jur car - trường

ca của người Ra Glai Mặc dù đã thất truyền nhưng người Cơ Ho vẫn có tên gọidành cho thể loại hát kể tương tự là yang jyao

Dù thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Pôlinêdi như dân tộc Chăm, Ê Đê, GiaRai, Ra Glai hay thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme như Ba Na, Xơ Đăng, MơNông thì người Tây Nguyên ở khu vực nào cũng có trường ca dù chỉ là vănchương truyền miệng

Trường ca, sử thi là một sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính toàn cộng đồngcủa đa số các dân tộc bản địa Tây Nguyên Chúng cũng được trình bày dưới dạnghát kể bằng các làn điệu âm nhạc, có ngữ điệu, sắc thái, cường độ, tốc độ với sự đổigiọng, đổi âm vực của người diễn xướng Những yếu tố này đều mang đặc trưngcủa nghệ thuật diễn xướng âm nhạc Chúng vượt qua tầm của những phương thứcbiểu cảm trong ngôn ngữ nói và hát, thường được thể hiện bằng những chuyệndài, xen kẽ giữa văn xuôi và văn vần, theo lối văn biền ngẫu Các trường ca nàyđều không được lưu giữ bằng văn bản mà chỉ truyền miệng qua sự xuất hiện củacác nghệ nhân (pô khan) trước đông đảo những người đồng tộc của mình

1 Sự phân bố vùng sử thi, trường ca ở Tây Nguyên

Có thể nói rằng, không ở đâu trên đất nước Việt Nam có một vùng phong phú

về hình thức diễn tấu văn chương truyền miệng dài hơi như ở khu vực TâyNguyên

Những vùng có bề dày về sử thi, trường ca Ê Đê ở tỉnh Đắc Lắc là khu vực

Ea H'Leo, Krông Buk, Krông Ana Ôt n'trông của người Mơ Nông tập trung ởcác huyện: Đắc Rlấp, Đắc Nông, Đắc Min của tỉnh Đắc Nông; cùng An Khê,

Cư Prông, Đắc Đoa, Măng Giang của tỉnh Gia Lai Thị xã Kom Tum là nơi

Ba Na và Ba Na Rngao Tại các huyện Ayun Pa, Krông Pa, Cư Pah của tỉnh GiaLai là nơi tập trung dày đặc các hri của người Gia Rai

Trường ca, sử thi Xơ Đăng (tói kia rnghia) xuất hiện ở các huyện Đắc Tô,Đắc Hà, thị xã Kom Tum của tỉnh Kon Tum, huyện Krông Pak của tỉnh ĐắcLắc Tại các huyện Vân Canh, Tây Sơn của tỉnh Bình Định có trường ca của

Trang 33

người Ba Na Kriem ở các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân của tỉnh Phú Yên đềutìm thấy trường ca, sử thi của người Ba Na Chăm

Vùng Khánh Sơn tỉnh Khánh Hoà là quê hương của những bản trường caakha jur car của tộc người Ra Glai Vùng miền núi Ninh Thuận, Bình Thuận cócác thi tập akhan ghi trên là buông của người Chăm

Các nghệ nhân người Cơ Ho cho biết thuở xa xưa tộc người này cũng có cáchình thức hát kể chuyện dài, gọi là jang jau, pro jau nhưng ngày nay đã khôngcòn ai biết diễn tấu nữa

Với sự đa dạng và phong phú như vậy, Tây Nguyên chính là cái nôi nảy sinh

và nuôi dưỡng trường ca, sử thi không chỉ của khu vực Đông Nam á mà còn củathế giới

a Diễn xướng của trường ca, sử thi

- Diễn xướng trong sinh hoạt lễ hội

Bắt đầu từ thuở cất tiếng khóc chào đời, người Tây Nguyên đã được cha mẹhứng nước sương làm lễ thổi tai, đặt tên, đến tuổi vị thành niên phải qua lễ cắtviệc, rồi cưới chồng, dựng nhà, cầu chúc sức khoẻ, sản xuất, săn bắn, hái lượm cho đến khi đi về cõi mang lung từ giã hẳn cộng đồng trong lễ bỏ mả Xen khẽtrong năm là những lễ thức nông lịch của cả cộng đồng như: Từ tháng 11 đến tháng

3 là "mùa ăn năm uống tháng", buôn nào cũng phải có lễ đón lúa hay ăn cơmmới, lễ cúng bến nước (uống nước giọt), cảm tạ các thần linh đã cho một năm cũ

no đủ, cầu xin một năm mới bình an không có thiên tai phá hoại mùa màng Sangđến tháng 4, tháng 5 có các lễ cầu mưa, xin dọn rẫy, tra hạt Tháng 6, tháng 7 làdọn cỏ hoặc thu hoạch bắp đậu sớm Tháng 9, tháng 10 gieo tỉa vụ hai Tháng 11làm lễ đón hồn lúa Lễ lớn bao giờ cũng đi kèm với hội Có hội là có hát múa, cóđánh chiêng, có kể truyện cổ tích, hát kể trường ca, có sự hoạt động tổng hợp củamọi nghệ thuật diễn xướng Các nghi lễ tôn giáo ở đây mang sắc màu văn hóadân gian đậm nét, vừa mang nặng tính sinh hoạt cộng đồng Thậm chí các bài văn

tế đọc trong lễ cũng là những áng văn vần, được thầy cúng diễn xướng như hát.Môi trường sống và lao động sản xuất không chỉ là điều kiện nảy sinh của nềnvăn minh nương rẫy - văn hóa dân gian Tây Nguyên, đặc biệt là thể loại trường

ca, mà còn bảo đảm sự tồn tại lâu dài của các loại hình nghệ thuật trong dân gian,trong những thế hệ sau

Tóm lại, gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng nên trường ca là sự phảnánh sâu sắc mọi khía cạnh của đời sống xã hội Tây Nguyên, từ con người chođến thiên nhiên, đến những đấng tối cao chi phối mọi mặt hoạt động của cuộcsống cộng đồng Đó không chỉ là môi trường sản sinh mà còn tạo nên sự trườngtồn, ban cho trường ca sức sống mạnh mẽ để truyền lại cho đời sau ở một khíacạnh nào đó, nó phản ánh rõ nét xã hội Tây Nguyên cổ xưa Chính vì vậy mà cácnhà chuyên môn còn gọi đó là sử thi Nhưng như thế nào có thể gọi là sử thi?Như thế nào chỉ nên gọi là trường ca? Điều này còn rất nhiều ý kiến tranh luận

- Diễn xướng trong môi trường đời thường

Trang 34

Có một số nhà khoa học cho rằng, người Việt cổ cũng từng có trường canhưng do biến thiên của xã hội nên đứt gãy và hoàn toàn biến mất Nhưng chưa

có ai chứng minh luận cứ này Phải chăng trường ca, sử thi xuất phát từ môitrường sống và phương thức canh tác?

Người dân các dân tộc Tây Nguyên quần tụ dưới một mái nhà sàn, quanh mộtbếp lửa là 3, 4, thậm chí hàng 5, 6 thế hệ của một dòng tộc Tất cả mọi sinh hoạtcủa con người đều tập trung trong căn nhà ấy, từ ăn, ngủ, nấu nướng cho đến các

lễ nghi cúng kiếng Sáu tháng mưa triền miên, người ta quây quần bên những bếplửa đỏ rực, ấm áp cháy suốt ngày đêm ở dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, cả làng thường tụhọp trên nhà rông, thanh niên chưa vợ đêm đêm phải ngủ tập trung tại đây để sẵnsàng trực chiến Những câu chuyện kể kéo dài từ ngày này sang ngày khác được

ra đời từ hoàn cảnh môi trường này Người ta lắng nghe kể chuyện một cách saysưa Đêm qua ngồi nghe chuyện thế nào, sáng ra vẫn thấy ngồi nguyên tư thế đó.Nếu trẻ con buồn ngủ thì cứ thiếp đi trong lòng mẹ, hoặc lăn ra cạnh bếp lửa ấy,lúc nào tỉnh dậy lại nghe tiếp Trong giấc ngủ trẻ thơ, chắc chắn có bóng dáng

những tù trưởng dũng mãnh Anh mặc áo sắt, em mặc áo thép, để rồi lớp lớp

những thế hệ thanh niên lớn lên, mang trong tâm trí hình ảnh và niềm khát khaotrở thành những nhân vật oai phong dũng cảm đó

Môi trường chính của diễn xướng trường ca, sử thi có thể ở nhà rông, nhà dàicủa một gia đình, hay ở chính nhà nghệ nhân hoặc trong chòi canh rẫy Nếu làtrên nhà rông hoặc ở một gia đình nào đó mà gia chủ mời về, nghệ nhân thườngngồi cạnh bếp lửa, mọi người ngồi quây quần xung quanh Nếu là ở nhà nghệnhân, người nghe có thể ngồi bên ngoài, thành nhóm quanh đống lửa Chỉ có một

số người cao tuổi, người có vai vế trong làng là ngồi gần ở gian tiếp khách

ở vùng Ba Na An Khê, nghệ nhân khi kể chuyện nằm kề ở ngay gian đầu hồiphía Tây Ông ta nằm ngửa trên sàn, vắt chân chữ ngũ, tay phải đặt lên trán, taytrái đặt lên bụng, đầu gối lên một khúc gỗ hay tấm choàng gấp lại Ví trí nàykhông gần bếp lửa hay ngọn đuốc Toàn thân người kể chìm trong bóng tối Chỉkhi ánh lửa từ bếp bùng lên hay ngọn đèn cầy, hoặc đĩa dầu hạt vông được khơilên mới thấy thấp thoáng bóng dáng ông được in trên vách ngăn đầu hồi

Trong không gian im ắng ấy, tiếng nghệ nhân ngân nga vang lên như vọng lại

từ một không gian xa xôi thần bí nào Đôi khi ông ta còn diễn và đổi giọng theonhân vật, rất dễ gây ấn tượng Cả người kể lẫn người nghe đều bị nghệ thuật vàkhông gian diễn xướng dẫn dắt theo như sống trong diễn biến của câu chuyện.Đấy cũng chính là điều làm nên sức sống và sự truyền cảm của nghệ thuật diễnxướng trường ca

Tại vùng Mơ Nông, những nghệ nhân có thể được mời đến để phục vụ choviệc thu hoạch mùa màng Trong hoàn cảnh này, ông ta có thể kể ban đêm trongchòi giữ rẫy, nhưng thường là di chuyển theo những mảnh rẫy đang có đôngngười thu hoạch bắp hay những người đang gặt lúa

Cũng chính từ những đêm bên bếp lửa nhà sàn, ngoài rẫy ấy mà trường ca, sửthi được lưu truyền trong trí nhớ của người dân hết đời này sang đời khác, từ

Trang 35

vùng nọ sang vùng kia Qua mỗi nghệ nhân là thêm một lần tái tạo và sáng tạo.Đến mỗi vùng lại được thay da đổi thịt để phù hợp với địa danh và hoàn cảnhtừng miền.

b Nghệ thuật diễn tấu trường ca, sử thi

Môi trường diễn xướng của sử thi, trường ca là lễ hội và đi kèm theo các lễ hội

là tất cả các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp của nền văn minh lúarẫy Từ những bài ca cúng tế đến âm điệu các giàn chiêng, các vũ điệu, hình hoạ

hỗ trợ cho nghi lễ không chỉ là phương tiện giao lưu với các vị thần linh,phương thức báo tin cho cộng đồng xa gần, mà còn là văn hóa nghi lễ trong tínngưỡng

Trong sinh hoạt hát kể trường ca, mặc dù mang tính chất cộng đồng bởi sốlượng đông đảo người nghe tạo thêm niềm hưng phấn cho tâm lý và giọng điệu,diễn tấu của người kể, trong đó vai trò nghệ nhân chiếm vị trí độc tôn, được cảcộng đồng kính trọng và yêu mến Nghệ nhân hát kể trường ca phải là một ngườithông minh, có trí nhớ tốt, trí tưởng tượng phong phú; lại còn phải là người biếtphân tích diễn biến của sự việc, tâm lý, tính cách của nhân vật để thay đổi giọngđiệu khi cần thiết, nhằm thể hiện trạng thái tình huống và tính cách nhân vật đó.Nghệ nhân còn phải biết cách vận dụng các làn điệu, đặt vần cho các câu hát,phân đoạn, phân câu, chọn chỗ lấy hơi, chỗ luyến láy, thêm những hư từ, phụ từlàm cho câu chuyện thêm sinh động, giọng kể không đơn điệu Do đó, trong mỗimột nghệ nhân là sự tập hợp của một nhà thơ, một ca sĩ kiêm nhạc sĩ sáng tác,một diễn viên kịch đầy tài năng, một nhà "tâm lý học" sâu sắc Thường thì nghệnhân kể trường ca là đàn ông, theo kiểu cha truyền con nối nhưng đặc biệt cũng

có vùng là phụ nữ (như nữ nghệ nhân Aduôn Then ở phường Ea Tam thành phốBuôn Ma Thuột tỉnh Đắc Lắc, Mí Bin ở làng Hà Giăng Trên, huyện Vân Canhtỉnh Bình Định)

Đặc tính độc đáo của thể loại hát kể trường ca là trạng thái thăng hoa ngẫuhứng tại chỗ của nghệ nhân nên không bao giờ có thể kể tóm tắt nội dung trướcđược Nhưng bản thân cuộc sống của người Tây Nguyên cũng đã là một đời sốnghoà nhập giữa siêu thực và hiện thực, bởi sự tồn tại của hệ thống các thần linh(Yang) trong đó không thể tách ra những Yang Atao (linh hồn) Nên khi diễnxướng trường ca, cả người kể lẫn người nghe đều "sống" theo diễn biến lẫn lộngiữa siêu thực và hiện thực của câu chuyện Người kể đắm chìm với cuộc đời củanhân vật mình kể, thì người nghe cũng hồi hộp, vui buồn không kém theo nộidung diễn ra Người nghe không chỉ đóng vai trò gián tiếp, tiếp thêm hơi thở vàhưng phấn cho người kể mà còn gần như trực tiếp tham gia vào nội dung câuchuyện Nhân vật như không chỉ xuất hiện trong lời kể của nghệ nhân mà còndường như đang sống cùng cộng đồng, thở cùng một không gian với người nghe,thậm chí có lúc đối thoại cùng người nghe Chính vì vậy mà người kể phải kể đếncùng, người nghe cũng phải nghe cho đến hết, sống cho đến tận cùng kết cụccuộc đời của các nhân vật, dẫu có phải kể hết bao nhiêu thời gian Đây cũng

Trang 36

chính là một trong những động lực thúc đẩy để hình thành những câu chuyệnđược kể "hết ngày dài đến đêm thâu" ở các buôn, kon, plei.

Trường ca được cấu tạo hoàn toàn bằng văn vần Đây là một điều kỳ diệu, bởinghệ nhân thường ứng tác ngay tại chỗ Câu chuyện càng dài, đòi hỏi sự sáng tạo,trí tưởng tượng và khả năng sử dụng ngôn ngữ cách điệu của nghệ nhân càng cao.Trong trường ca Ba Na một số vùng như ở huyện An Khê còn có sự xen kẽ giữavăn vần và văn xuôi Câu văn trong trường ca thường được diễn tấu theo hìnhthức biền ngẫu, cặp xứng đôi, so sánh Khi là lời người kể, khi là đối thoại củacác nhân vật, bắt buộc nghệ nhân phải thay đổi giọng điệu cho phù hợp với diễnbiến câu chuyện nhân vật

Ví dụ, trong h'amon Gyông Dư của người Ba Na, đoạn hai nàng Bia Phu và

Bia Man gặp Gyông Dư và bạn bè vừa xúc cá xong, mời hai nàng cùng ăn:

a) Bia Phu, Bia Man:

- Sao anh Gyông Dư cho chúng tôi nhiều thế?

Hoặc trong trường ca Xinh Nhã của người Gia Rai ở

Gia Lai:

Đoạn nàng Bra Tang hẹn hò gặp Xinh Nhã:

a) - "Trăng tròn đủ ba đêm Mặt trời lên khỏi núi Hạt sương trốn nắng XinhNhã đến gốc gòn của chàng Dăm Di, chờ mãi không thấy Bra Tang, Xinh Nhãvào bụi nằm chờ Bra Tang vừa đến:

b) - Ơ con gà con trong buôn ra đi Ơ con gà rừng nhỏ trong hang ra đây Hoa Êpang đã đến rồi.

c) - Nhìn xung quanh không thấy ai, Bra Tang tức đỏ mặt, ném gói cơm, ném

cả con gà vừa đi vừa chửi:

d) - Ơ cái giống trái putkơ đang nứt, trái kơpang chín, cái thằng lừa gạt con gái, làm chết phụ nữ giàu sang.

Bra Tang liệng gùi, vùng vằng quay trở về Xinh Nhã núp trong bụi tranh chạy ra:

e) - Ơ em Bra Tang Anh ở đây Sao em chửi cha chửi mẹ anh Tại sao lại nói chuyện giàu nghèo với anh?".

Trang 37

Trong đoạn trích này, chúng ta thấy nghệ nhân phải 4 lần đổi giọng điệu chophù hợp với diễn biến của câu chuyện và từng nhân vật: (a) và (c) là lời ngườidẫn chuyện, (b) và (e) là lời thoại của Bra Tang và Xinh Nhã, (d) lại là lời tự nóicủa Bra Tang Đôi khi còn chen vào đó lời bình của nghệ nhân về con người,hoặc về sự việc như "Ôi thương làm sao", hoặc "Lại nói chuyện" Đây là mộttrong những yếu tố gây hấp dẫn với người nghe, là sự sáng tạo của người hát kể.Không phải là những nghệ nhân giỏi kể trường ca thì khó mà thực hiện được Trong nghệ thuật diễn tấu của trường ca, có thể chia ra làm hai cách: diễnxướng tĩnh và diễn xướng động.

- Diễn xướng tĩnh:

Tuỳ theo lễ nghi nông nghiệp hay đón năm mới, mừng chiến thắng hay chúcthọ, chúc sức khoẻ người chủ gia đình, hoặc dựng nhà cho người sống, bỏ mả chongười chết (tương tự như lễ mãn tang, giỗ hết của người Kinh), đám cưới, đámtang mà có diễn tấu các nhạc cụ, những điệu hát khóc (cok, che), hát kể (k'ưt,adok, rnghe), hát đối đáp (ei, rei, alửl, ting ning)

Trong những môi trường này, phần lễ, phần hội có múa, có hát đối đáp diễn ravào ban ngày Đêm xuống, cả gia đình quây quần bên bếp lửa trên nhà rông nơisinh hoạt cộng đồng Bếp lửa chính là trung tâm sinh hoạt của một gia đình, củabuôn, plei, cũng còn là nơi để tiếp đón khách xa, khách gần Đây là thời điểm lêntiếng của những nghệ nhân kể trường ca, cổ tích Thông thường, trường ca đượchát kể theo giai điệu trầm bổng Nghệ nhân hoặc ngồi dựa lưng vào cây cột chủcủa nhà sàn, cạnh bên bếp lửa, trầm ngâm kể, hoặc nằm khuất trong bóng tối(người nghe sẽ ngồi vòng tròn quanh bếp lửa, thậm chí ngồi ngoài sân, ngoài sànhiên đầu nhà) Trong đêm chỉ nghe thấy tiếng sang sảng của người hát kể

- Diễn xướng động:

Không chỉ có một cách hát kể, có vùng hát kể còn kèm theo vũ đạo để minhhoạ Trong trường hợp này, nghệ nhân ngồi bên bếp lửa, khi kể đến những trườngđoạn chiến đấu, hoặc mô tả dáng đi uyển chuyển của các cô gái thì nghệ nhânđứng dậy tự minh hoạ, có khi bằng động tác, có khi bằng vũ đạo Có nghệ nhânvừa đổi giọng, vừa làm điệu bộ như diễn xướng sân khấu người Việt

Tại vùng Mơ Nông tỉnh Đắc Lắc đang giữa mùa thu hoạch, gia đình mời thêmmột số thành viên trong họ đến làm đổi công, muốn cho công việc năng suất vàquên bớt sự vất vả, gia chủ đón cả nghệ nhân kể ốt n'trông ra rẫy, nhưng khôngphải làm giúp mà chỉ kể chuyện giải trí Trong trường hợp này, nghệ nhân khôngchỉ ngồi một chỗ, mà phải di chuyển theo bước chân những người đang suốt lúa,thu hoạch đậu, bắp sao cho ở bất cứ góc nào người lao động cũng nghe thấy tiếngkể

Cũng có khi nghe kể trong những giờ nghỉ ngơi giữa buổi trên rẫy, đây cũngvẫn là một trong những điều kiện kích thích sức sáng tạo của nghệ nhân bởi có

Trang 38

người ngồi xung quanh tập trung lắng nghe, thậm chí vui cười, bình luận tùy theodiễn biến của câu chuyện đang được kể.

Không gian mênh mông của núi rừng, hương lúa mới, nhất là sự tán thưởngcủa người nghe đã kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo khiến nghệ nhân càngthêm hưng phấn, say sưa kể và khoa chân, múa tay minh hoạ cho nội dungchuyện kể

c) Mối quan hệ giữa trường ca, sử thi với các loại hình nghệ thuật khác

Các lễ hội là môi trường trình diễn nghệ thuật tổng hợp của các tộc người ởTây Nguyên Những bài cúng tế, ngoài đặc trưng của tín ngưỡng đa thần, nó còn

là những áng văn vần độc đáo Những lễ cúng nhà mới, rước ghế kpan, đặc biệttrong tang lễ còn là dịp để nghệ thuật tạo hình phát huy nội lực qua những bàn taychạm khắc, vẽ vời trên các cột nhà, cột cúng Yang, tượng nhà mồ, con rối Trênhết là nghệ thuật biểu diễn với các dàn ching chiêng, các điệu múa (từ múa nghi

lễ đến múa dân gian), các làn điệu dân ca, hàng trăm loại nhạc cụ (cái dùng chonghi lễ, cái dùng trong sinh hoạt) cũng được dịp thoả sức trình tấu Cũng có khibên ngoài nhà rông vẫn liên tục diễn ra những hoạt động múa hát, đánh chiêngcủa thanh niên, còn trong nhà rông, nghệ nhân và những người yêu thích nghe kểchuyện quây quần bên nhau Trong tiếng trống chiêng, rộn ràng, trang phục thổcẩm tự dệt rực rỡ, với men rượu cần chếnh choáng, một lần nữa tín ngưỡng thực

ảo trong tư duy những người đã làm cho trường ca, sử thi càng trở nên sinh động

và đầy huyền bí

Khi hát kể trên rẫy, những lúc nghỉ ngơi còn có sự phụ họa của những nhạc cụ

tự tạo tại chỗ bằng những nguyên liệu hết sức gần gũi và dễ chế tác, như chiếct'rưng gỗ; kèn cọng bí, cọng lúa; tù và bằng sừng trâu, sừng dê… ở một số vùngnhư người Ba Na tỉnh Gia Lai, nghệ nhân còn tự đệm đàn ting ning (sau này còn

có người như nghệ nhân A Nhiêng ở plei Piem, thị trấn Đắc Đoa tỉnh Gia Laidùng đàn ghi ta gỗ để đệm) khiến câu chuyện kể càng tăng thêm tính nghệ thuật,giúp cho nghệ nhân có những quãng ngừng nghỉ nhờ phần đệm của cây đàn.Tóm lại, trường ca, sử thi thường xuất hiện trong các sinh hoạt cộng đồng,trong môi trường diễn xướng nghệ thuật tổng hợp (nhạc, hát, kịch, nghệ thuật tạohình ) rất phong phú Nếu tách khỏi môi trường đó, tính nhân văn và giá trị nghệthuật của trường ca bị giảm thiểu đáng kể

2 Hệ thống các trường ca, sử thi Tây Nguyên

Là sản phẩm của nền văn minh nương rẫy, trường ca, sử thi thường là nhữngcâu chuyện kể dài, có vần, có điệu, thậm chí có vùng còn được diễn tả hoặc minhhọa bằng động tác, bằng hành động Độ dài ngắn của trường ca cũng khác nhau

Có bản chỉ kể 1, 2 đêm nhưng có

bản kể 4, 5 ngày chưa hết (tùy theo sức tưởng tượng phong phú, hoặc trạng tháithăng hoa của người kể) Trường ca thường chỉ kết thúc khi người anh hùng hoặcnhân vật trung tâm đã đạt mục đích nào đó Đặc biệt các trường ca của tộc người

Trang 39

Mơ Nông (ôt n'trông) thường có độ dài gấp đôi trường ca của các tộc người khác.

Nếu so sánh với những truyện thơ dài như: Đẻ đất đẻ nước, Hùy Nga - Hai Mối của người Mường, Xống chụ xôn xao của người Thái… hoặc so với các trường ca

Ramayana của ấn Độ, hay Iliat - Ôđixê của Hy Lạp thì các trường ca, sử thi Tây

Nguyên cơ bản hơn cả về số lượng, độ dài hơi của tác phẩm lẫn số lượng nhânvật xuất hiện trong câu chuyện

Trường ca Tây Nguyên ở khía cạnh nào đó được coi như là những biên niên sử

về quá trình hình thành, phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống cộng đồng của cưdân các dân tộc người trên dãy Trường Sơn Vì vậy nó mang trong mình tính sửthi Nhưng nếu gọi toàn bộ trường ca Tây Nguyên là sử thi thì có lẽ chưa hoàntoàn chính xác nên tách trường ca Tây Nguyên ra làm hai hệ thống:

a) Hệ thống các trường ca sinh hoạt

Hệ thống các trường ca sinh hoạt gồm các truyện dài, kể dài hoặc ngắn dướihình thức diễn xướng có giai điệu, có hoặc không có minh họa Hình thức nàychiếm ưu thế hơn trong thể loại trường ca Tây Nguyên, đặc biệt là hệ thốngtrường ca Ba Na Nó chỉ đơn thuần là những câu chuyện dài, hát kể về sinh hoạtđời thường, về tình yêu lứa đôi, về cuộc đấu trí giữa con người trần gian với các

vị thần thánh mà không phải lúc nào các vị thần cũng chiến thắng, như trong tác

phẩm Gyông Dư, Xét và Rôk, Tre Wăt ghe ghét Giông… của người Ba Na; Dăm

Kteh Mlan, Dam San thời thơ ấu, Chàng M'Hiêng của người Ê Đê…

Cả hai hệ thống này chỉ giống nhau ở cách thức lựa chọn và xây dựng các hìnhtượng nhân vật: có thể là một người, nhưng cũng có thể gồm nhiều người Đanxen quanh những nhân vật chính đó là cảnh sắc thiên nhiên và sinh hoạt cộngđồng các dân tộc Tây Nguyên Các trường ca đã thể hiện những ước mơ ngàn đờinay của chung tất cả những cư dân canh tác lúa rẫy là mong mỏi có một cuộcsống bình an, không bị các thế lực xấu hãm hại, có hạnh phúc lứa đôi và mộtthiên nhiên trù phú để tạo dựng nên đời sống vật chất của buôn, plei không chỉdồi dào, no đủ, mà còn giàu có; tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống lâuđời của ông bà…

Điều đáng lưu ý là đồng bào Tây Nguyên phân biệt khá rõ trong cách gọi củamình về các thể loại văn chương truyền miệng Ví dụ như người Ê Đê gọi trường

ca (hát kể) là klei khan (có vùng gọi là akhan, ghan), truyện cổ tích (kể) là kleiđưm và lời nói vần là klei duê, còn luật tục là klei bhian kdi Trong tiếng XơĐăng, toi kiă là kể, toi kia rnghia là hát kể Do đó rất cần có những công trìnhnghiên cứu thấu đáo hơn nữa về ngôn ngữ của các tộc người đã sản sinh ra mộttrong những hình thức văn chương truyền miệng độc đáo như thế

- Nội dung các trường ca

Nội dung các trường ca thường rất đa dạng phong phú Thông qua vai trò diễnxướng của nghệ nhân, người nghe có thể hiểu sự ra đời của con người ("Hòn đá

đẻ ra một trăm con người Dòng thác sinh ra một nghìn con người" - trường ca

Mơ Nông); sự hình thành trời và đất ("Một nắm đất Rong đắp núi Nâm Birh, kéo

Trang 40

cây Nrông hóa thành con sông" - trường ca Mơ Nông); biết rõ về phong tục mẫu

hệ trong tộc người Ê Đê, Gia Rai; phụ hệ trong dân tộc Ba Na; quần hôn trongngười Mơ Nông; tập quán; mua bán, đổi trác, canh tác nương rẫy, săn thú trongrừng, bắt cá dưới suối, cưới xin, ma chay…; phong cách đối nhân xử thế, tínhcộng đồng, khát vọng chống kẻ thù, gìn giữ xây dựng và bảo vệ buôn, plei giàu

có, vững mạnh Đặc biệt, khát vọng tự do hôn nhân, tình yêu lứa đôi thủy chung,v.v… thì hầu hết trong tác phẩm nào cũng được phản ánh rõ rệt Các trường cathường nghiêng về kết thúc có hậu bằng chiến sự chiến thắng hoặc trở nên giàu

có, hùng mạnh của các nhân vật trung tâm Gần đây, trong một số trường ca sưutầm được ở vùng đồng bào Ba Na Rngao quanh thị xã Kon Tum, xuất hiện mô típchuyện kết thúc không có hậu, có sự trả thù giữa cha con, anh em, dòng họ… Tuynhiên nội dung này không nhiều Tóm lại, qua các trường ca, chúng ta có thểnhận biết được mọi thông tin về xã hội Tây Nguyên cổ xưa

Hầu hết các trường ca thường là truyện dài kể về nhiều đời của một hoặc nhiềugia đình, đan xen vào nhau, có liên quan đến nhau Thậm chí số lượng nhân vậtchính xuất hiện trong trường ca rất đông, lên tới vài chục Các trường ca đa phầnxoay quanh các chiến công của những người anh hùng, không chỉ để thắng kẻ ácbảo vệ giữ gìn sự yên vui của buôn, làng, hạnh phúc của từng gia đình như làngLiêng (Mơ Nông), Khinh Dũ (Ê Đê)… mà còn chống lại cả những thế lực nướcngoài, hoặc lực lượng siêu nhiên đen tối, như Thác Leng Gung (Mơ Nông), mởmang ảnh hưởng làm tăng thêm sự hùng mạnh của bộ tộc bằng của cải hay nô lệchiếm được sau những cuộc chiến tranh như chàng Xing Mnga (Gia Rai); thậmchí còn cả gan chống lại sự khắt khe, vô lý trong luật tục lạc hậu của cộng đồngnhư Dam San (Ê Đê) - chống lại tục nối dây, mẫu quyền

Bên cạnh những nhân vật này còn nổi lên hình ảnh những người phụ nữ khôngchỉ xinh đẹp, đảm đang mà còn dũng cảm bảo vệ tình yêu như H'Bia Lênh Long

(Trường ca Xing Chion - dân tộc Ba Na) Trong tình yêu, họ thậm chí còn can

đảm hơn cả các chàng trai, dám vượt qua luật tục khắt khe của cộng đồng mình

để được sống với người mình yêu như H'Bia Ling Pang (trong trường ca Dam

Kteh Mlan dân tộc Ê Đê), hay nàng Bia Rang Hu (trong trường ca Chàng Hrít

Có thể điểm qua nội dung chính một số trường ca quen thuộc và phổ biến củamột vài tộc người ở Tây Nguyên như sau:

1 Khan Dam San của người Ê Đê tỉnh Đắc Lắc

Đây là một tác phẩm rất phổ biến trong cộng đồng người Ê Đê Hai bản chính

đã được phát hành là bản sưu tầm của công sứ Pháp Sabachie từ năm 1927 Bảnthứ hai của cụ Ywang Mlô Duôn Du sưu tầm sau năm 1975 Sau đó, nhà nghiêncứu văn hóa dân gian Tây Nguyên Linh Nga Niê Kdam cùng với Y Khem Niê

Ngày đăng: 04/01/2019, 21:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w