1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO hỏi đáp về TRÒ CHƠI dân GIAN VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

90 704 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 672 KB

Nội dung

Đây là trò chơi dân gian dành cho các em ở lứa tuổi nhi đồng. Trò chơi có thể diễn ra trong nhà, ngoài vườn, trong bếp…Để tổ chức trò chơi này, các em cần một nhóm bạn (càng đông càng vui). Cách chơi cụ thể như sau:Những người tham gia chơi phải oẳn tù tì hoặc rút thăm để tìm ra người phải đi tìm đầu tiên.Khi đã chọn xong, người đi tìm phải nhắm mắt thật kỹ (có nơi dùng khăn hoặc miếng vải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn.Khi người đi tìm hỏi: Xong chưa?, một bạn trốn đại diện trả lời: Xong, thì lúc này người đi tìm được mở mắt để đi tìm. Cũng có những nơi, người đi tìm vừa nhắm mắt vừa đếm cách 5 thật nhanh: 5 10 15 20… 100. Khi vừa dứt 100 thì người đi tìm được mở mắt ra để đi tìm.

Trang 1

Phần thứ nhất

TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÓI CHUNG

Câu hỏi 1: Trò chơi trốn tìm dành cho lứa tuổi nào và được diễn ra như thế nào? Trả lời:

Đây là trò chơi dân gian dành cho các em ở lứa tuổi nhi đồng Trò chơi có thể diễn ratrong nhà, ngoài vườn, trong bếp…

Để tổ chức trò chơi này, các em cần một nhóm bạn (càng đông càng vui)

Cách chơi cụ thể như sau:

Những người tham gia chơi phải oẳn tù tì hoặc rút thăm để tìm ra người phải đi tìmđầu tiên

Khi đã chọn xong, người đi tìm phải nhắm mắt thật kỹ (có nơi dùng khăn hoặc miếngvải để bịt mắt); các bạn còn lại tản ra xung quanh đi trốn

Khi người đi tìm hỏi: "Xong chưa?", một bạn trốn đại diện trả lời: "Xong!", thì lúc nàyngười đi tìm được mở mắt để đi tìm Cũng có những nơi, người đi tìm vừa nhắm mắt vừađếm cách 5 thật nhanh: "5 - 10 - 15 - 20… - 100" Khi vừa dứt "100" thì người đi tìm được mởmắt ra để đi tìm

Trong khoảng thời gian quy định, người đi tìm tìm thấy bạn nào thì bạn ấy thua cuộc.Nếu tìm thấy tất cả các bạn cùng chơi thì người đi tìm thắng cuộc Lúc này, người bị tìmthấy đầu tiên sẽ phải làm người bịt mắt trong cuộc chơi tiếp theo

Trường hợp người đi tìm không tìm thấy hết bạn chơi thì sẽ chịu phạt Lúc này, nhữngngười đã bị tìm thấy sẽ đồng thanh hỏi: "Chịu chưa?", "Chịu chưa?"… Nếu người đi tìmtrả lời: "Chịu rồi!" thì câu trả lời ấy sẽ đồng nghĩa với việc người đi tìm đã chấp nhậnthua, phải tiếp tục làm người đi tìm trong ván kế tiếp

Trò chơi cứ như vậy cho đến khi tất cả các chỗ trốn bí mật đều đã bị lộ thì nhữngngười chơi sẽ chuyển sang chơi trò khác

Câu hỏi 2: Trò chơi tạt lon dành cho lứa tuổi nào? Cách thức trò chơi diễn ra như

thế nào?

Trả lời:

Đây là trò chơi thường dành cho các em trai, từ 7 - 12 tuổi

Cách chơi trò này:

Kẻ một khung nhỏ và đặt một chiếc lon rỗng vào giữa khung

Cách khung khoảng 4 - 5 bước, tiếp tục kẻ một lằn ngang

Tất cả người chơi lần lượt đứng vào khung, dùng dép lia về lằn ngang Dép của ngườinào nằm gần lằn nhất thì người đó sẽ được chơi trước Ngược lại, dép của người nào xalằn nhất thì sẽ phải làm nhiệm vụ giữ lon

Lần lượt, theo thứ tự, những người chơi phải đứng từ lằn ngang dùng dép để tạt saocho dép trúng lon và văng ra khỏi khung Lúc này, người giữ lon phải chạy đi tìm lon về

để đặt lại vào chỗ cũ; người tạt trúng lon phải lượm dép rồi chạy nhanh về vạch Đây làlúc đòi hỏi phải có sự khéo léo, nhanh nhẹn của cả hai người chơi Nếu người giữ lonchạm được vào người vừa tạt trúng lon trước khi người đó chạy về vạch thì người giữ lonthắng cuộc Khi đó, người thua cuộc phải ra thay thế làm người giữ lon

Trường hợp khác, nếu người chơi nào tạt không trúng lon thì người đó cũng sẽ bị phạtlàm người giữ lon

Trang 2

Tùy theo quy ước ban đầu của những người chơi, phần thưởng của người thắng cuộc

có thể là cái búng tay, búng tai hay là được người thua cuộc cõng chạy một vòng…

Câu hỏi 3: Khiêng kiệu là trò chơi dành cho lứa tuổi nào?

Trả lời:

Khiêng kiệu là trò chơi vận động thường dành cho các bé trai, từ 8 - 14 tuổi

Để tổ chức trò chơi này, cần một nhóm bạn gồm 6 người, chia làm hai đội

Cách chơi như sau:

- Chọn một bãi đất dài, bằng phẳng Vẽ hai vạch ngang ở hai đầu bãi đất, chiều dài từđầu này tới đầu kia chừng 7 - 10 mét

Mỗi đội chọn ra hai người chơi khỏe hơn đứng đối mặt nhau, lấy tay phải nắm vàogiữa tay trái, ngay cùi chỏ của mình; đồng thời, tay trái lại nắm vào tay phải của ngườiđối diện để làm kiệu

Sau đó, người chơi còn lại ngồi lên kiệu của đội mình; đồng thời phải luôn chú ý giữthăng bằng cho tốt để không bị ngã

Chuẩn bị xong, hai đội đứng vào vạch xuất phát và khiêng kiệu chạy thật nhanh vềđích

Đội nào khiêng kiệu về đích nhanh hơn thì sẽ thắng cuộc Đội nào để ngã kiệu thì bị

Đá gà là trò chơi vận động mạnh, thường thích hợp với các bé trai từ 8 - 14 tuổi

Trò chơi này rất đơn giản, có thể chơi từ hai người trở lên

Cách chơi như sau:

Mỗi người gấp một chân của mình ra phía sau sao cho bụng chân áp sát đùi Dùng mộttay để giữ cho chân đỡ mỏi

Chân còn lại nhảy lò cò di chuyển đến đối phương, phải cố gắng làm sao để chiếc chângấp khúc của mình đá trúng vào chân gấp khúc của đối phương, làm cho đối phương bịngã

Chú ý, trong quá trình chơi, người chơi chỉ được dùng chân gấp khúc làm phương tiện

"chiến đấu" Nếu ai phạm luật thì sẽ bị xử thua

Ai chạm chân gấp khúc xuống đất trước hay bị ngã trước cũng bị thua cuộc

Tùy theo thỏa thuận của những người chơi mà người thua có thể bị người thắng búngtay, búng tai hay phải cõng người thắng chạy một vòng quanh sân, quanh cổng…

Câu hỏi 5: Trò chơi nhảy cóc được diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Trang 3

Nhảy cóc là trò chơi vận động nhẹ nhàng Vì thế, rất thích hợp với các bé gái và các emnhỏ ở lứa tuổi nhi đồng.

Cách chơi trò chơi này như sau:

Chọn một bãi cỏ hoặc bãi đất dài, bằng phẳng ở chính giữa, vẽ một vạch (gọi là đích)

Từ đích, đo ra hai bên, mỗi bên một đoạn có độ dài bằng nhau (điểm xuất phát của haingười chơi)

Hai người chơi đứng đối diện ở vị trí hai điểm xuất phát Cả hai cùng oẳn tù tì

Sau khi oẳn tù tì, người thắng được quyền nhảy cóc về phía trước một nhịp Khi nhảy,chụm hai chân lại và cố gắng bật thật xa

Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi nào có một người về đích trước thì kết thúc

Ai oẳn tù tì mà thắng nhiều thì người đó sẽ có cơ hội về đích trước và giành chiến thắng Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi nhảy, nếu người chơi không chụm hai chân, để taychạm xuống đất hoặc bị ngã thì bước nhảy đó sẽ không được tính Lúc này, người chơiphải trở về vị trí cũ trước khi nhảy

Tùy theo thỏa thuận của những người chơi, phần thưởng dành cho người thắng cuộc

có thể là một cái búng tay, búng tai, hay được người thua cõng chạy một vòng

Câu hỏi 6: Trò chơi đi tàu hoả cần bao nhiêu người chơi và được diễn ra như thế

nào?

Trả lời:

Đây là trò chơi mang tính tập thể Vì thế, càng nhiều người chơi càng vui

Cách chơi như sau:

Những người chơi đứng thành hàng dọc Người sau để tay lên vai người trước làm tàuhỏa Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh "Tàu lên dốc" hoặc "Tàu xuống dốc"

Khi nghe lệng "Tàu lên dốc", tất cả chạy chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bànchân Khi nghe lệnh "Tàu xuống dốc", tất cả chạy chậm bằng gót chân Trong lúc chạy,mọi người đồng thanh hát bài đồng dao:

Đi cầu đi quán

Đi bán lợn con

Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu

Về biếu ông bà Mua một đàn gà

Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp cài đầu

Đi mau, về mau Kẻo trời sắp tối.

Lưu ý, trong quá trình chơi, nếu ai hát nhỏ hoặc không làm đúng động tác của ngườidẫn đầu sẽ bị cả đoàn tàu phạt (hình thức phạt như thế nào tùy thuộc vào các thành viêntrong đoàn tàu)

Trang 4

Câu hỏi 7: Trò chơi đi câu ếch cần chuẩn bị những vật dụng gì? Cách thức chơi như

Cách chơi như sau:

Người chơi oẳn tù tì để chọn ra người đi câu

- Những người còn lại vào trong ao làm ếch Người đi câu ở ngoài cầm cần đi câu Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì mọi người bắt đầu hát:

"ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nhảy ra bì bọp ếch kêu ộp ộp ếch kêu oạp oạp Thấy bác đi câu

Rủ nhau trốn mau ếch kêu ộp ộp ếch kêu oạp oạp".

Vừa hát, những người đóng giả làm ếch vừa phải làm động tác như ếch đang nhảy: taychống nạnh, chân chụm lại hơi nhún xuống, nhảy lung tung trong vòng tròn Nếu thấyngười đi câu còn ở xa thì có thể nhảy lên bờ (ra khỏi vòng tròn) để chơi nhưng phải cảnhgiác người đi câu, vì nếu đang ở trên bờ mà để người đi câu quăng dây trúng là bị bắt,phải thay làm người đi câu Ngược lại, người đi câu cũng tỏ ra lơ là đi rảo quanh bờ đểlừa ếch mất cảnh giác rồi bất ngờ quăng dây bắt

Trong quá trình chơi, chú ếch nào bị người đi câu quăng dây trúng thì sẽ bị bắt và phảithay làm người đi câu Nếu lâu (thời gian tùy nhóm chơi quy định) mà không câu đượccon ếch nào thì người đi câu sẽ bị phạt bằng cách nhảy ếch một hoặc nhiều vòng quanh

ao (số vòng tùy nhóm chơi quy định)

Câu hỏi 8: Trò chơi đuổi vịt còn có tên gọi là khác là gì?Cách thức chơi như thế

nào?

Trả lời:

Đuổi vịt còn có tên gọi khác là Bắt lợn thường dành cho các em ở lứa tuổi thiếu niên,nhi đồng Chỉ khác là, tùy theo cách gọi tên của trò chơi mà tên của các nhân vật tham giatrò chơi cũng có sự thay đổi

Để tổ chức trò chơi này, người chơi cần chuẩn bị đủ các điều kiện sau:

Một nhóm bạn (càng đông càng vui)

Một bãi đất rộng, bằng phẳng Trên bãi đất, vẽ một vòng tròn (to, nhỏ tùy thuộc vào sốlượng người tham gia cuộc chơi)

Trang 5

Cách chơi của trò chơi này khá đơn giản, vì thế, ai cũng có thể chơi được.

Cụ thể:

Người chơi rút thăm để chọn ra một người làm hổ (hoặc người chăn vịt); cũng có thể,vai này do một người chơi nào đó trong nhóm xung phong Những người còn lại làm lợn(hoặc vịt)

Hổ (hoặc người chăn vịt) đứng ở ngoài vòng tròn, lợn (hoặc vịt) đứng ở bên trong củavòng tròn (Chú ý, không được giẫm lên vạch)

Khi có lệnh chơi, hổ (người chăn vịt) chạy quanh vòng tròn, tìm cách đập vào nhữngngười đứng trong vòng tròn (tức là đập vào lợn hoặc vịt)

Trong quá trình chơi, các chú lợn (hoặc vịt) có thể lừa lúc hổ (hoặc người chăn vịt) lơ

là để chạy ra khỏi vòng tròn (chuồng) kiếm ăn hoặc đi chơi Khi đó, nếu phát hiện được,

hổ (người chăn vịt) sẽ chạy đuổi theo những chú lợn (hoặc vịt) đó

Nếu hổ (người chăn vịt) đập trúng vào chú lợn (hoặc vịt) nào thì chú lợn (hoặc vịt) đóphải ra ngoài thế chỗ cho người làm hổ (người chăn vịt)

Trò chơi cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi nào tất cả mệt nhoài thì thôi

Câu hỏi 9: Trò chơi đi cà kheo mang ý nghĩa gì? Cách thức trò này như thế nào? Trả lời:

Cà kheo xưa kia vốn là một dụng cụ mưu sinh gắn liền với các ngư dân miền biển.Trước đây, khu vực vùng biển An Nam là những vùng lầy đơn sơ Người dân ở đây đãnghĩ ra cách để lội xuống biển bắt cá, bắt tôm, đánh moi do thời kỳ đó chưa có cácghe , thuyền Ngoài ra cà kheo còn giúp họ "cất te", "đi xẻo" và "quăng chài"

Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cà kheo làphương tiện đi lại để tránh bị dính đất cát vào người làm bẩn nhà trong những ngày mưa

lũ Cũng có nơi, họ còn sử dụng cà kheo để bước lên nhà thay vì phải sử dụng cầu thang

do nhà ở truyền thống của các dân tộc này là nhà sàn

Ngày nay, tuy việc sử dụng cà kheo để làm phương tiện đi lại không còn phổ biến nhưxưa nữa, nhưng để lưu giữ những giá trị truyền thống, hàng năm, trong một số lễ hội dângian, cà kheo vẫn trở thành một nghi thức quan trọng và là trò chơi thu hút nhiều ngườiđến tham gia thi đấu

Cách chơi trò này như sau:

Trước hết, chọn những cây tre già, thẳng, đặc, chịu lực tốt, có đường kính từ 4 đến5cm, mỗi đoạn kheo dài từ 1 đến 3m, có chỗ đặt chân và nén kheo (Thông thường, độcao của bệ đặt chân cách mặt đất khá cao, khoảng 1,5m - 2m)

Sau đó, nén kheo đeo ở đầu gối để giữ kheo và phải có độ co giãn để tránh làm trầyxước kheo chân

Riêng với những người đi kheo trên biển, khi đi, họ phải dựa vào nước để lấy thăngbằng Càng ra xa thì càng phải nối thêm kheo Có người nối kheo dài đến 9 mét hoặc 10mét

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, để đi được trên cà kheo, đòi hỏi người sử dụng phải có một

sự khéo léo nhất định và quan trọng nhất là phải giữ được thăng bằng thật tốt

Trong quá trình chơi, nếu ai ngã khi đang thi đấu hoặc không kịp thời gian thi đấu thì

sẽ bị phạt (Cách phạt như thế nào tùy thuộc vào quy định của Ban tổ chức cuộc chơi)

Trang 6

Câu hỏi 10: Trò chơi ném còn thường được tổ chức trong dịp nào? Cách thức chơi

trò này ra sao

Trả lời:

Ném còn là trò chơi dân gian thường được tổ chức chơi trong các dịp lễ, tết của đồng bàomiền núi phía Bắc

Để tổ chức trò chơi này, Ban tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sau:

Thứ nhất, chọn một quả còn nhỏ được làm bằng chiếc túi vải, bên trong chứa một vật

nặng khoảng 200g (có thể cho đất dẻo) Dưới đuôi của quả còn có gắn một dải lụa nhiềumàu sắc

Thứ hai, chọn một bãi đất rộng, bằng phẳng ở giữa sân dựng một cây cọc cao khoảng

3m trở lên (tùy theo độ tuổi, thể hình người chơi) Trên ngọn cây có treo một vòng trònđường kính khoảng 35cm

Cách chơi trò này như sau:

Người chơi được chia làm hai nhóm đứng đối diện nhau, cách cột khoảng 7m trở lên(tùy theo đối tượng người chơi) Mỗi nhóm cử từng người lần lượt ném quả còn Khiném, người chơi cầm trái còn quay quay trên đầu lấy đà, nhắm kỹ và ném sao cho quảcòn chui qua vòng treo trên ngọn cây là được điểm

Bên đối phương sẽ bắt còn của đội bạn ném qua Nếu bắt được cũng tính điểm

Sau khi có quả còn trong tay, đội chơi lại cử một người ra ném quả còn qua vòng đểlấy điểm

Cứ như vậy, trò chơi có thể kéo dài suốt cả một ngày trong tiếng reo hò, cổ vũ củanhững người xem

Câu hỏi 11: Trò chơi búng dây chun dành cho lứa tuổi nào? Cách thức chơi trò này

ra sao?

Trả lời:

Đây là trò chơi thường dành cho các bé trai, từ 7 - 12 tuổi

Để tổ chức trò chơi này, mỗi người chơi phải chuẩn bị một số lượng vòng chun, càngnhiều càng tốt

Cách chơi như sau:

Bắt đầu, oẳn tù tì hoặc rút thăm để tìm ra thứ tự người nào chơi trước, người nào chơisau

Rồi tùy theo quy ước của cả đội chơi, mỗi người chơi phải bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây chun.Một người đại diện được cử ra để trộn đều các sợi dây chun ấy lên rồi thảy xuống đất

Sau đó, lần lượt, từng người chơi sẽ theo thứ tự dùng ngón tay búng các sợi dây chunđan vào nhau

Luật chơi của trò chơi này rất đơn giản Ai búng được hai dây sợi chun đan vào nhau làthắng và được nhận phần thưởng hai sợi dây chun đó Nếu không búng được hai sợi dâychun đan vào nhau thì tới lượt người tiếp theo

Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi một người chơi trong nhóm ăn nốt được haisợi dây chun cuối cùng thì ván chơi kết thúc Nếu muốn chơi tiếp, những người chơi lạiphải rút thăm và oẳn tù tì giống như lúc ban đầu

Câu hỏi 12: Trò chơi keng trái cây được tổ chức như thế nào?

Trang 7

Cách chơi như sau:

Cả nhóm chơi sẽ rút thăm hoặc oẳn tù tì để chọn ra một bạn "bị" Bạn "bị" sẽ đi lùacác bạn còn lại, chạm được vào bạn nào thì bạn đó thua, phải thay làm "bị"

Để tránh "bị", khi người "bị" lùa gần đến nơi, người đang chạy phải lập tức hô tên củamột loại trái cây bất kỳ, đồng thời đứng yên tại chỗ theo trạng thái vừa thực hiện, chỉđược di chuyển khi có người khác đến cứu (bằng cách một bạn chơi khác lừa lúc "bị"không để ý liền chạy nhanh đến và chạm tay vào "trái cây") Khi đã được cứu, "trái cây"lại được chạy chơi bình thường

Luật chơi của trò chơi này cũng rất đơn giản:

Trong quá trình chơi, người chơi không được hô tên của loại trái cây mà người khác

đã hô, chỉ được gọi tên những trái cây trong nước, không được lấy tên trái cây nước ngoài(như me Thái Lan, xoài ấn Độ, táo Tàu…)

Khi đã hô tên trái cây xong, tuyệt đối không được nhúc nhích hay động đậy, thậm chí,ngứa cũng không được gãi Nếu phạm luật, người chơi đó sẽ thua và phải thay làm "bị"

Cứ như vậy, trò chơi tiếp diễn cho đến khi nào tất cả mệt nhoài thì thôi

Câu hỏi 13: Cách chơi trò một, hai, ba được diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Đây là trò chơi vận động khá nhẹ nhàng Vì thế, thường thích hợp với các bé gái.

Cách chơi trò này như sau:

Đầu tiên những người chơi sẽ oẳn tù tì để xác định người bị phạt

Sau đó, người bị phạt đứng úp mặt vào tường Những người còn lại đứng cách xatường khoảng từ 5 - 7m, trên một lằn mức

Trong khi người bị phạt đập tay vào tường ba cái, đồng thời đọc to "Một - hai - ba",những người ở phía sau bước lên thật nhanh một hoặc hai bước Sau tiếng "ba", người bịphạt quay lại, nếu thấy ai đang bước thì người đó bị tạm ngừng chơi và lên đứng sáttường

Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến khi có người nào đó đã bước lên được sát đằngsau người bị phạt (cách khoảng 0,5m) thì sẽ dùng tay đập vào lưng người bị phạt Lúcnày, tất cả người chơi (kể cả người đang bị tạm ngưng chơi) sẽ chạy ùa về mức ban đầu.Người bị phạt sẽ đuổi theo Nếu người bị phạt chạm tay trúng ai thì người đó sẽ bị phạt

và trò chơi lại bắt đầu

Câu hỏi 14: Trò chơi trồng nụ trồng hoa dành cho ai? Thể lệ trò chơi này như thế

nào?

Trả lời:

Trồng nụ trồng hoa là trò chơi chủ yếu dành cho con gái Tuỳ từng địa phương mà tròchơi này có thể có những thể lệ khác nhau Thông thường, tham gia trò chơi này cần ítnhất là 3 người Hai người sẽ ngồi bệt xuống đất, đối diện nhau Lần lượt, họ chồng cácbàn chân rồi đến các bàn tay, hết nắm rồi lại xoè ra để cho số người còn lại nhảy qua Khinào đã chồng đủ bốn chân và xoè đủ bốn tay mà người nhảy vẫn không bị chạm thì người

Trang 8

nhảy được quyền chơi tiếp ván khác cho đến khi chạm chân thì mất lượt, phải ngồi vàothay thế.

ở các làng quê, trò chơi này thường được các em nữ rất ưa chuộng Họ có thể chơi ởbất kỳ đâu, bất cứ lúc nào: ở sân nhà, ở ngõ hay ở sân trường, sân đình; khi chăn trâu,trông em hoặc cắt cỏ Cũng có nơi, các em chia số người tham gia thành hai đội Trongtrường hợp này, nếu người cuối cùng có thể nhảy qua phần thách đố, chẳng hạn nhưchồng thêm hai tay nắm, hoặc hai tay xoè nữa thì sẽ cứu được một số người nhất định củađội mình được tiếp tục tham gia trò chơi ở ván tiếp theo Trò chơi này có tác dụng giúpcho các em vận động nhẹ nhàng, tạo sự đoàn kết nên được phổ biến rộng rãi ở rất nhiềuđịa phương

Câu hỏi 15: Trò chơi thi dệt vải thường được tổ chức ở đâu? Cách thức chơi trò này

như thế nào?

Trả lời:

Nội Duệ, Cầu Lim tỉnh Bắc Ninh bao đời nay vốn nổi tiếng là vùng có nghề dệt vải lâuđời Năm nào hội Lim cũng có thi dệt vải Đến ngày thi, ai muốn thi thì đem khung cửiđặt ở đầu hàng vải (chợ Lim) Các khung cửi đặt cách đều nhau Trên khung mọi việcchuẩn bị cho dệt đã xong

Người dự thi chỉ việc ngồi vào là bắt đầu dệt Các cô dự thi là gái chưa chồng Dânlàng chỉ định một bà cầm trịch, giỏi nghề canh cửi để chấm thi Khi mọi người đã ngồivào khung cửi, chờ hiệu trống nổi lên thì bắt tay đưa thoi dệt

Người xem thì đánh nhịp hoa tay nói đùa những câu chọc ghẹo Ai rơi thoi thì phảingừng dệt, coi như bị loại Điều đặc biệt là người dệt phải vừa dệt vừa hát quan họ Có

năm tất cả đều hát bài Ngồi tựa mạn thuyền Dệt chừng ba thước ta thì đủ số lượng quy

định Ai dệt xong trước mà mặt vải mịn, không có lỗi trên mặt vải thì được xếp hạng theothứ tự nhất, nhì, ba Các gia đình coi việc đi thi dệt vải của con gái mình là hệ trọng đếntiếng tăm của con gái, nền nếp gia đình, nên việc chuẩn bị cho cuộc thi rất chu đáo Cácchàng trai, cô gái đi dự hội cũng náo nức xem cuộc thi này thường các cô gái sau khi đoạtgiải thường rất "đắt chồng" vì được nhiều người ngưỡng mộ và theo đuổi

Câu hỏi 16: Trò chơi tập tầm vông được diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Tập tầm vông là một trò chơi dành cho trẻ em, phổ biến khắp ba miền Bắc, Trung,Nam Trò chơi này không đòi hỏi phải có không gian rộng rãi, lại không bắt buộc phải cónhiều sức khỏe nên trẻ em, cả trai lẫn gái đều có thể chơi được

Cách chơi hiện nay của trò chơi này cũng khá đơn giản Từng cặp người chơi ngồi đốimặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đậpchéo, hoặc một cao một thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau Bài hát mà trẻ em lựachọn để làm nhịp cho trò chơi này được nhại theo âm trống tầm vông (gọi theo Nghệ An),tức trống cơm

Bài hát như sau:

Tập tầm vông Chị có chồng

Em ở vá Chị ăn cá,

Em mút xương.

Chị ăn kẹo,

Trang 9

Em ăn cốm Chị ở Lò Gốm,

Câu hỏi 17: Trò chơi đánh trống gắn với những lời mời như thế nào? Để tổ chức trò

chơi này người chơi phải chuẩn bị dụng cụ gì?

Trả lời:

Thôi hãy hượm đừng đi anh ạ

Nầy con khăng tôi đã đẵn rồi

Cùng nhau ta hãy đánh chơi

Lát rồi ta sẽ tới nơi cũng vừa

Đó là những lời mời dùng để mở đầu cho một cuộc chơi Không giống như nhiều tròchơi khác, Đánh trổng (hay còn gọi là Đánh khăng) là trò chơi chủ yếu dành cho con trai

Để tổ chức trò chơi này, người chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:

Thứ nhất, chọn hai khúc cây (thường là cây tầm vông hoặc tre) Lựa khúc ngọn, có

đường kính cỡ 2cm Khúc dài độ 50 - 60 cm, khúc ngắn độ 20 - 30cm

Thứ hai, tìm một khoảnh đất rộng, thoáng và đặc biệt phải dài (ít nhất là 10m) Khoét

một cái lỗ dài chừng 20cm, sâu từ 7 - 10cm

Sau đó, từ miệng lỗ, đo các đoạn thẳng có độ dài lần lượt là: 2m, 5m và 8m (hoặc là một

số bất kỳ khác, theo quy ước của họ) rồi dùng que hoặc gạch vạch các đường thẳng songsong để đánh dấu

Ngoài ra, cần phải đảm bảo số người tham gia trò chơi (ít nhất là 2 người, nhưngthường trò chơi này cuốn hút rất đông người tham gia)

Người chơi được chia làm hai đội, mỗi đội tự cử ra đội trưởng Các đội trưởng cónhiệm vụ oẳn tù tì, bốc thăm hoặc gồng để chọn ra đội được chơi trước, đồng thời họcũng là người phân công vị trí cho các thành viên đứng bắt con khăng Trước khi cuộcchơi bắt đầu, những người tham gia chơi phải thống nhất một số quy ước với nhau.Chẳng hạn, tính điểm như thế nào? Khi cuộc chơi kết thúc, đội thua sẽ phải làm gì…

Cách chơi đánh trổng diễn ra như sau:

Đội được chơi trước sẽ lần lượt chơi các bài: Vít, Tán và Gồng Nếu người nào chơikhông đạt, sẽ bị "chết", phải ra ngoài để các thành viên khác trong đội tiếp tục chơi.Trong trường hợp tất cả các thành viên đều bị "chết" thì lượt chơi sẽ thuộc về đội kia.Khi đội thứ nhất thực hiện chơi, đội còn lại ra chờ bắt trổng (khăng) Nếu ai bắt đượckhăng, người đang chơi sẽ bị "chết" và đội bắt khăng sẽ được thưởng điểm

Cụ thể, Vít, Tán và Gồng được chơi như sau:

Vít chơi dễ nhất Người chơi để cây khăng nhỏ nằm ngang trên miệng lỗ, cây lớn luồnbên dưới, vít một cái thật mạnh Xong, gác cây lớn nằm ngang Nếu đội kia không ai bắt

Trang 10

được thì họ sẽ cử một người đi nhặt cây khăng nhỏ để ném về lỗ Nếu ném trúng thì sẽđược thưởng điểm và người vừa chơi sẽ bị "chết" Trường hợp vít không qua vạch quyước thì cũng bị "chết"

Tán khó chơi hơn Vít Người chơi chỉ dùng một tay Cầm cây dài bằng 3 ngón tay(giữa, nhẫn, út) và kẹp cây trổng bằng hai ngón tay (cái, trỏ) Hất cây trổng lên, lấy câydài quất một cái thật mạnh Bên kia bắt không được thì lượm, ném về, nếu cách lỗ ngắnhơn một sào (cây dài) thì "chết", nếu dùng cây dài quất trúng thêm lần nữa thì sẽ đượcthưởng điểm, tuỳ theo xa, gần

Gồng chơi khó nhất Đặt trổng xuống lỗ, một đầu nghếch lên Lấy cây dài đập vàophần nghếch lên cho nó lên, rồi quất mạnh Nếu không bị bắt dính thì trổng rơi tới đâutính điểm tới đó Trong 3 bài trên, chỉ có Tán và Gồng là được tính điểm Kết thúc cuộcchơi, nếu đội nào thua thì sẽ bị phạt Hình thức phạt như thế nào là do hai đội thỏa thuậnvới nhau từ trước

Câu hỏi 18: Trò chơi chọi chim dành cho lứa tuổi nào? Loài chim nào được sử dụng

trong trò chơi này?

Trả lời:

Chọi chim là thú vui tao nhã, thường dành cho các bậc phụ lão trong làng Lợi dụngtập tính của chim hoạ mi là sống phân đàn từng đôi trống, mái riêng rẽ, vì vậy người tathường chọn loài chim này vào cuộc chơi Để có được chim, người ta đã tìm cách bẫy,nuôi và huấn luyện chúng, chờ đến khi làng có hội hay vào những dịp đặc biệt trong năm

là tổ chức các cuộc chọi chim

Chim chọi được đưa đến trong "lồng chiến" Hoạ mi trống mỗi khi vào trận bao giờcũng cần có con mái đi cùng Con mái này được nhốt riêng trong một chiếc lồng khác, đểbên cạnh lồng chiến Khi chim trống đánh, chim mái "xuỳ, gõ" cổ vũ

Bắt đầu cuộc chiến, người ta cho hai "đấu sĩ" vào hai chiếc lồng riêng Cửa hội chọigọi là "cửa chiến" Cửa này có các trụ ngăn với khoảng cách đủ để hai con chim có thểtrổ hết tài chân, mỏ nhưng không thể chui sang lồng nhau Trong quá trình đánh, chimchọi sử dụng nhiều đòn, miếng Với những chú chim chọi nhà nghề, chúng thường dùngnhững đòn võ lợi hại như: dùng chân khoá cánh, bóp hầu, khoá mặt, bóp đùi non; dùng

mỏ xỉa vào mặt, tiện rỉa theo chân Tuy nhiên, cách đánh mà các cụ cho là "độc" nhất đó

là lồng mỏ, nhưng cũng ít con biết sử dụng miếng đòn này Nếu đã dùng đến lồng mỏ thìđối phương gan mấy cũng phải đầu hàng

Cũng như nhiều trò chơi dân gian khác, chọi chim cũng có luật Những trận đấu đểphân tài cao thấp giữa hai con gọi là "chọi đôi" Con chim nhiều điểm nhất là "khôinguyên", con đứng lại được đến cuối trận đấu là "điện quân" Giải khuyến khích gọi là

"trúng cách"

Con chim nào thắng, chủ nhân sẽ được tặng thưởng Tùy theo từng địa phương mà giátrị vật chất có thể ít hoặc nhiều Nhưng có một món quà ý nghĩa mà chủ chim nào cũngmuốn đạt được, đó là cờ thêu và áo phủ lồng tượng trưng cho sự chiến thắng trong mỗihội chọi chim

Câu hỏi 19: Trò chơi thìa la thìa lảy dành cho ai? Cách thức chơi như thế nào?

Trả lời:

Thìa la thìa lảy là trò chơi luyện tập sự nhịp nhàng, chủ yếu dành cho con gái Khônggiống như nhiều trò chơi vận động khác, trò chơi này không đòi hỏi phải có không gian

Trang 11

rộng lớn, người chơi có thể chơi trong nhà, trong lớp học (giờ ra chơi) hay ở các gốccây… Vì thế, các em nữ rất thích.

Cách chơi được tiến hành như sau:

Từng cặp một ngồi đối diện nhau Dùng hai bàn tay đập thẳng, chéo vào nhau, vừa đập

vừa hát bài đồng dao Vè con gái hư:

Thìa la thìa lảy, Con gái bảy "tài"

Ngồi lê là một, Dựa cột là hai.

Thày lay là ba

Ăn quà là bốn Trốn việc là năm Hay nằm là sáu Láu táu là bảy

Tùy theo quy ước của các đội đề ra ban đầu mà có hình thức thưởng, phạt cho các độithắng, thua Thông thường, đội thua phải cõng đội thắng, hoặc cũng có khi, đội thắng sẽđược búng tai đội thua

Câu hỏi 20: Trò chơi pháo đất được ra đời từ khi nào? Cách thức tổ chức trò chơi

này như thế nào?

Trả lời:

Trò pháo đất có lịch sử từ rất lâu đời Các câu chuyện được lưu truyền ở đồng bằng Bắc

Bộ cho biết pháo đất được hình thành trong quá trình đắp đê ngăn lũ Hay truyền thuyết vềlịch sử hội thi pháo đất ở xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình kể rằng: Năm

1288, trong khi đang đánh trận Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo sa lầy ở khúc sôngHóa chảy qua đây, nhân dân quanh vùng đã dùng đất ném xuống sông cho voi thoát lên Từ

đó, khi nông nhàn, nhân dân thường tụ tập diễn lại cảnh này và dần dần hình thành nên hộithi pháo đất Cổ xưa hơn, truyền thuyết của người dân ở xã Hồng Phong, huyện NinhGiang, tỉnh Hải Dương nói rằng: trò chơi này có ở đây từ thời Hai Bà Trưng, khi nữ tướng

Lê Chân dùng pháo đất với mục đích nghi binh và chơi trong những ngày hội hè nhằm xuatan âm khí, dịch bệnh

Từ đó đến nay, cứ vào các dịp lễ hội, nhân dân các vùng lại tổ chức hội thi pháo đất,quy tụ đông đảo bà con xa gần nhiệt tình tham gia

Luật chơi pháo đất được quy định như sau: Những người tham gia chơi sẽ được chianhững phần đất đều nhau để làm quả pháo đất của mình Trong một khoảng thời giannhất định, họ phải làm xong quả pháo Đến giờ nổ pháo, người chơi sẽ lần lượt cho pháo

nổ, pháo của ai nổ to, có vết phá ở đáy rộng, vành pháo không bị đứt đoạn… thì sẽ đượccoi là thắng cuộc ở các cuộc thi, người ta cũng có thể chia mỗi làng thành một đội chơi

và cử đại diện cho pháo nổ

Nguyên liệu để làm pháo đất thường là các loại đất có độ quánh cao như đất sét , đấtthịt Pháo thường có dạng như hình cái chảo , không có tay cầm hoặc hình bầu dục cóthành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt và nhiều khi phụ thuộc vào lượng đất nguyên

liệu mà người chơi kiếm được ở các lễ hội thi, pháo đất được chế tác rất to, gọi là mâm

Trang 12

pháo và có thể dùng từ 20kg đến 50kg đất Sân chơi thường là một mặt bằng càng phẳng

càng tốt và không có bụi để vành pháo có thể tiếp xúc khít nhằm gây tiếng nổ to

Cách làm pháo đất như sau:

Đất được nhào nặn nhiều lần cho đến khi đạt đến độ dẻo nhất định

Khi nặn, cần chú ý độ dày của đáy phải ở mức độ phù hợp với diện tích của nó thì khi

nổ mới tạo thành tiếng kêu to Vành của pháo đất phải được làm sao cho nó tạo thành mộtmặt phẳng có thể úp khít xuống mặt sân chơi ở những hội thi, khi làm pháo lớn, người tathường làm vành pháo giống như cạp của rổ , rá

Sau khi pháo đã làm xong, người chơi cho pháo nổ bằng cách đặt đáy pháo tiếp xúcvới lòng bàn tay rồi ụp mạnh xuống để vành pháo tiếp xúc với bề mặt sân chơi Vớinhững mâm pháo lớn, phải có nhiều người tham gia công đoạn này Theo kinh nghiệmcủa những người lâu năm trong các hội thi pháo đất, đây được coi là khâu khó nhất, bởi

kỹ thuật này đòi hỏi độ chính xác cao để mặt phẳng của vành pháo tiếp xúc đều với bềmặt sân chơi mới có thể tạo ra tiếng nổ to, nếu góc tiếp xúc không chuẩn, pháo sẽ vónthành một cục đất chứ không nổ Khi pháo đập xuống mặt sân chơi, áp suất cao củakhông khí trong lòng pháo khi bị nén sẽ phá vỡ đáy của nó tạo thành tiếng nổ

Riêng đối với trẻ em ở một số vùng, trước khi cho pháo đất của mình nổ, các em

thường hô to pháo nổ, pháo nang, cả làng chịu chưa? rồi hà hơi vào miệng pháo đất

trước khi cho nổ Động tác hà hơi nhằm cầu mong cho pháo đất của mình nổ to Trongtrường hợp cuộc chơi được chia làm hai phe, sau khi một bên đã hô như trên, bên kia sẽ

hô "chưa chịu!", hàm ý thách thức đội bạn và tuyên bố pháo của mình sẽ nổ to hơn

Không giống như phần thưởng được trao trong hội thi pháo đất của các làng, phầnthưởng của trẻ em đơn giản hơn, thường là người thua cuộc phải dùng một lượng đấtđược lấy từ chính quả pháo của mình ra dàn mỏng để có thể phủ kín diện tích đáy pháo

đã bị phá vỡ của người thắng cuộc với ý nghĩa là "đền" cho người thắng Nếu nhiều hơn haingười chơi có thể thỏa thuận người xếp cuối cùng "đền" cho người thứ nhất, người xếpngay trước người cuối cùng "đền" cho người thứ hai Những người thua cuộc nhiều lần

sẽ rơi vào tình trạng đất vật liệu ít dần, dẫn đến pháo không thể nổ to được nữa và phải bỏcuộc

Câu hỏi 21: Trò chơi đánh bi được diễn ra như thế nào và có bao nhiêu kiểu chơi? Trả lời:

Đánh bi (hay chơi bi) là trò chơi phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Đây là trò chơi có công cụ đơn giản, cách chơi phong phú, thuận tiện nên có thể chơi cảtrong nhà lẫn ngoài trời ở Việt Nam , trò chơi này chủ yếu dành cho con trai, từ hai ngườichơi trở lên

Để tổ chức trò chơi này, người chơi cần chuẩn bị các viên bi Bi là viên hình cầu cóđường kính trung bình khoảng 0,5cm đến 1cm, cá biệt có thể có những viên bi kích thướclớn hơn Bi có thể làm từ đất nung (có thể sơn các màu sặc sỡ), gạch, đá hoặc thủy tinhbằng phương pháp thủ công hay sản xuất công nghiệp Bi đất nếu làm thủ công thường cóchất lượng không cao: dễ vỡ, không tròn nên trẻ em thường chế tác một vài viên bi chấtlượng tốt dùng làm bi cái khi chơi

Trang 13

Để đạt thành tích tốt, người chơi cần nắm vững một số kỹ thuật sau:

Thứ nhất, kẹp viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, móng của ngón giữa tiếp xúc

với đốt ngón tay cái Nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay trỏ cho viên bi bắn ra

Thứ hai, ngón tay trỏ cuộn viên bi vào giữa, gập ngón tay cái vào phía trong ở phía sau

bi Nhằm về mục tiêu rồi bật ngón tay cái cho bi bắn ra

Kỹ thuật bắn bi đòi hỏi độ khéo léo, chính xác để trúng mục tiêu theo những cự lykhác nhau Khi bắn có thể dùng tay kia làm bệ tỳ để viên bi ở độ cao thuận lợi hơn tùytừng tình huống

Tùy từng kiểu loại mà người chơi lại đưa ra những luật chơi khác nhau:

- Bi hòm (hay bi lồ):

+ Vẽ một vòng tròn hoặc hình vuông nhỏ (có đường kính hoặc cạnh khoảng 20

-30cm) gọi là hòm hay lồ, cách đó chừng 1,5 - 2m vẽ tiếp một vạch thẳng

+ Mỗi người chơi góp một số lượng bi bằng nhau và cho vào hòm Sau đó, người chơilần lượt bắn bi cái từ vạch thẳng về phía hòm Viên bi của người nào dừng lại ở gần hòmnhất nhưng không nằm trong hòm thì người đó được quyền chơi lượt đầu tiên Và cứ nhưthế cho đến người cuối cùng Trường hợp bi dừng lại trong hòm thì tính như nó dừngngay tại vạch

Tiếp theo, người chơi bắn bi cái từ vị trí của nó vào những viên bi trong hòm nhằmđưa những viên bi đó ra ngoài Những viên bi bị bắn ra khỏi hòm sẽ thuộc về người chơi.Khi khai cuộc, người chơi cũng được quyền bắn thẳng vào bi trong hòm, nếu có ít nhấtmột viên bi ở hòm bị đẩy ra ngoài và bi cái không dừng trong hòm thì người đó được tiếptục bắn nữa Người chơi mất lượt khi không đưa được viên bi nào ra khỏi hòm hoặc bi cái

bị dừng lại trong hòm Nếu đưa được bi trong hòm ra ngoài nhưng bi cái lại nằm trong đóthì những viên bi ấy được đưa trở lại vào hòm, thậm chí người chơi có thể bị "phạt" phảiđưa thêm bi của mình vào

Những người chơi giỏi thường bắn bi sao cho bi trong hòm bắn ra ngoài còn bi cái bậttrở lại rồi dừng ngay gần hòm để lần bắn tiếp theo thuận lợi hơn Cuộc chơi kết thúc khitất cả bi trong hòm đã hết Cũng giống như đánh đáo , những viên bi người nào bắn khỏihòm sẽ thuộc về người đấy Kết thúc cuộc chơi sẽ có người còn bi, người hết bi Trongthể thức này, người chơi hay dùng những viên bi cái to, nặng để có thể từ vạch bắn ngayđược bi từ trong hòm ra ngoài

- Bi hào (hay bi tàng):

+ Vẽ hai vạch thẳng song song cách nhau khoảng 2 - 3m, gọi là hào Một vạch làm điểm

xuất phát còn một vạch là đích ở vạch đích có thể vẽ thêm một hình chữ nhật ở giữa, dài

20 - 30cm, rộng 7 - 10cm gọi là tương

+ Người chơi lần lượt bắn bi từ vạch xuất phát sao cho bi dừng lại ở trong tương vàcàng gần vạch đích càng tốt (nhưng không được vượt quá vạch) Tiếp đến, những ngườichơi sẽ xác định thứ hạng của những viên bi theo luật sau:

- Bi ở trong tương xếp trên bi ở ngoài tương

- Trường hợp cùng ở trong tương hoặc ngoài tương thì bi của ai gần vạch hơn sẽ xếptrên Nếu bi vượt quá vạch thì thứ hạng được xếp ngược lại, viên bi nào xa vạch hơn sẽxếp trên

Khi có hai người trở lên cùng có bi dừng đúng vạch hoặc cách vạch một khoảng bằngnhau thì người nào bắn sau được xếp trên Để đo khoảng cách đến vạch trong nhữngtrường hợp khó xác định bằng mắt thường thì trẻ em hay dùng dây hay que để đo Ngườixếp đầu tiên được quyền bắn bi của mình lần lượt vào những viên bi xếp từ thứ hai trở đi,

Trang 14

nếu bắn trúng thì được "ăn" một số viên bi của người đó, nếu bắn trượt thì lượt chơichuyển sang cho chính người có bi bị bắn Do luật chơi như vậy nên khi thấy một ngườinào đó có khả năng xếp thứ nhất rất cao (ví dụ đã đưa được bi dừng đúng vạch và ở trongtương) thì những người chơi sau sẽ tìm cách gây khó khăn cho người đó bằng cách cốbắn bi sao cho thứ hạng của những viên bi xếp liền nhau càng xa nhau càng tốt Việc nàygọi là "giằng" Số lượng bi mà mỗi lần bắn trúng được "ăn" sẽ do những người chơi thỏathuận với nhau Nếu bi dừng ở trong tương thì được gấp lên theo một hệ số nào đó (phổbiến là gấp đôi bình thường), dừng ở trong tương nhưng lại ở đúng vạch đích thì đượcgấp lên tiếp.

- Bi biển (hay bi bể):

+ Vẽ một đường khép kín có hình dạng bất kỳ và chu vi tương đối rộng

+ Khi bắt đầu cuộc chơi, những người tham gia tùy ý chọn vị trí đặt viên bi của mình

ở trong hình vẽ đó Thứ tự lượt chơi được xác định bằng cách oẳn tù tì hoặc rút thăm.Những người tham gia cuộc chơi tìm cách bắn bi của người khác ra khỏi hình vẽ, người

bị bắn ra sẽ phải mất cho người bắn một số bi theo thỏa thuận

Cái thú của thể thức này là rình rập nhau để chờ cơ hội khi bắn bi trong hình vẽ Nếu bắn đốiphương không trúng thì sẽ dẫn đến nguy cơ, hoặc bi của mình bị lăn ra ngoài, hoặc ở gần đốiphương sẽ rất dễ bị đối phương bắn trúng

- Bi gẩy: Đây là trò chơi thường dành cho các bé gái, tên gọi phổ biến là khía - đùng,

mô phỏng những động tác khi chơi Thể thức này rất đơn giản, những người chơi góp vào

số bi bằng nhau rồi "oẳn tù tì" để xác định người được chơi lượt đầu tiên Người chơi rải

cả nắm bi lên mặt đất sao cho càng đều càng tốt và khoảng cách giữa những viên bi vừaphải Tiếp đến người chơi sẽ chọn ra một cặp bi, dùng bất kỳ ngón tay nào di trên mặt sân

chơi ở khoảng cách giữa hai viên bi đó, gọi là khía Nếu ngón tay chạm vào bi sẽ bị mất lượt

còn nếu không, người chơi sẽ dùng ngón tay gẩy viên bi này vào viên bi kia, gẩy trúng

(gọi là đùng) và cả hai không bị chạm vào bất cứ viên nào khác sẽ được "ăn" hai viên bi

này, ngược lại thì mất lượt Cuộc chơi kết thúc khi toàn bộ bi đã bị "ăn" hết Do khi rải

thường có những viên bi nằm rất sát nhau, không thể khía được nên người chơi phải tìm

cách "ăn" dần từng viên một để có thể ăn được nhiều bi Bi gẩy còn được chơi bằng nhữngvật có hình dạng gần giống bi như hạt quả nhãn, thậm chí những viên sỏi, đá nhỏ…

Câu hỏi 22: Trò chơi tam cúc có thể chơi được mấy người, cách thức chơi như thế

nào?

Trả lời:

Tam cúc là tên một trò chơi bài lá dân gian phổ biến ở miền Bắc Việt Nam , có nguồngốc từ Trung Quốc Đây được coi là một trong những thú chơi của tầng lớp bình dân, thuhút được đông đảo đối tượng tham gia, hưởng ứng Tam cúc không chỉ được chơi khi giảitrí, rỗi rãi mà trong các ngày lễ, t ết, nó cũng là trò chơi không thể thiếu ở các vùng quê.Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu chơi tam cúc vẫn là phụ nữ và trẻ em vì tam cúc có số bài ít

và luật chơi cũng khá đơn giản, dễ nhớ

Thông thường, bộ bài tam cúc có 32 lá bài, chia làm hai loại quân là quân đỏ và quânđen Các lá bài được làm bằng bìa mỏng, hình chữ nhật , dài và hẹp, ở trên có ghi các tênbài bằng chữ Hán và có hình minh họa Mặt sau thì giống hệt nhau

Mỗi loại quân gồm có: tướng, sĩ, tượng (có vẽ hình con voi), xe (có vẽ hình cỗ xe),pháo (có vẽ hình khẩu thần công), mã (có vẽ hình con ngựa), tốt (có vẽ hình người lính).Trừ tướng chỉ có 1 lá và tốt có 5 lá mỗi loại quân, còn lại các quân khác đều có 2 lá

Trang 15

Quân bài tướng của loại quân đỏ được gọi là tướng ông Quân bài tướng của loại quânđen được gọi là tướng bà Quân bài sĩ của loại quân đỏ được gọi là sĩ điều Còn các quânkhác đều gọi theo tên kèm màu sắc của loại quân (ví dụ: tượng đen, tượng đỏ, xe đen, xeđỏ…)

Theo quy ước, các quân bài được phân định thứ cấp như sau:

+ Tướng > Sĩ > Tượng > Xe > Pháo > Mã > Tốt

+ Các quân bài cùng tên thì giá trị quân đỏ lớn hơn quân đen

Các bộ quân trong bài gồm:

- Bộ đôi: Hai quân bài cùng màu, cùng tên như đôi sĩ điều, đôi pháo đen, đôi tượngđỏ

- Bộ ba: Ba quân Tướng - Sĩ - Tượng, Xe - Pháo - Mã cùng màu

- Tứ tử: Bốn quân tốt cùng màu

- Ngũ tử: Năm quân tốt cùng màu

Tam Cúc có thể được chơi 4 người, 3 người hoặc 2 người Nhưng nếu chơi 3 người thìphải bỏ đi 1 con tốt đỏ và 1 con tốt đen; hoặc bỏ đi 5 quân: Tướng ông, tướng bà, 1 sĩđiều, 1 sĩ đen và 1 tốt đen

Cách chơi được tiến hành như sau:

Đầu tiên, một người sẽ trộn bài và một người bắt

cái Cái sẽ được tính bằng cách đếm theo chiều tay phải của người bắt cái và đọc lần lượt

Xe->Pháo->Mã->Tốt Lá bài được bắt cái có tên là gì thì việc đếm sẽ dừng lại ở người tương ứng với tên bài đó Nhà cái sẽ được ra bài đầu tiên và được chia bài đầu tiên.

Trong trò chơi này, các quân bài được chia hết cho tất cả mọi người tham dự chiếu bài

Tiếp theo, người có cái sẽ ra bài đầu tiên và gọi bài "một cây", "đôi cây" hay "ba

cây" thì những người chơi còn lại sẽ cho ra tương ứng số cây bài của mình Các cây bàiđược ra với mặt phải, mặt có ký hiệu quân được giữ kín và úp xuống chiếu bài Khi mọingười đã ra đầy đủ bài thì người gọi bài sẽ lật bài đầu tiên rồi theo thứ tự những người

bên cạnh, ai có lá bài có giá trị lớn nhất thì người đó được bài và giành cái Tuy nhiên, tất

cả mọi người được phép chui bài bằng cách chịu thua và không lật bài lên để khỏi lộ bài Các bài thua bị gọi là rác và bị bỏ đi khỏi ván bài đó.

Trường hợp đặc biệt, ngũ tử hoặc tứ tử rất hiếm khi xảy ra nên nếu ván bài nào có

người may mắn có "Tứ tử trình làng" thì sẽ được ăn, nhưng không được làm cái Nếu có ngũ tử (trường hợp có 2 người hoặc 4 người chơi) thì có quyền cướp cái và trình làng bất

cứ lúc nào Nếu chơi 3 người thì có tứ tử cũng sẽ được trình làng bất kỳ lúc nào và cướp

cái

Đến vòng bài cuối cùng trước khi hết quân, người cầm cái gọi đôi tốt đen (nhóm quân

có giá trị thấp nhất trong bài), nếu thắng thì được gọi là kết đôi, nếu cuối bài mà gọi được

3 tốt đen thì được gọi là kết ba.

Tuỳ từng nơi chơi, từng hội chơi mà giá trị kết đôi hay kết ba được tính thêm điểm vào

lúc tổng kết cuối mỗi ván chơi Việc "đi đêm" cũng có nhiều hội chơi sử dụng, đó là cáchtráo đổi quân giữa những người chơi sao cho có lợi cho cả hai bên để được nhiều nhómquân hơn Khi "đi đêm", các quân bài được úp mặt phải xuống chiếu để đảm bảo tên cácquân tráo đổi được giữ kín

Kết thúc ván bài, người nào có số lượng lá bài thắng nhiều nhất thì người đó xếp thứnhất và tiếp theo đến người thứ nhì, ba

Trang 16

Câu hỏi 23: Trò chơi tứ sắc cần bao nhiêu người chơi và cách thức chơi như thế

nào?

Trả lời:

Tứ sắc là tên một trò chơi bài lá phổ biến ở miền Trung và miền Nam Việt Nam Đâychính là một dạng khác của bộ bài tam cúc Đối tượng chơi tứ sắc chủ yếu là phụ nữ vàngười già Để tổ chức chơi trò này thường cần có 4 người chơi

Về hình thức, lá bài tứ sắc được làm bằng bìa , hình chữ nhật Bộ bài có 3 loại quân với

4 màu xanh , vàng , trắng , đỏ nên có tên là "Tứ sắc" Khác với bài tam cúc, trên mặt quânbài tứ sắc chỉ viết chữ chứ không minh họa hình ảnh, đồng thời kích thước cũng nhỏ vàngắn hơn Phía mặt ngoài lá bài chỉ có một màu và các đạo quân khác màu nhưng có giátrị như nhau cho mỗi loại quân cùng tên Mỗi đạo quân màu bao gồm : tướng (4 lá), sĩ (4lá), tượng (4 lá), xe (4 lá), pháo (4 lá), mã (4 lá), tốt/chốt (4 lá) Mỗi màu có 28 lá và cả

bộ bài có 112 lá

Mục đích của trò chơi tứ sắc là làm tròn bài, cách làm này được gọi là tới, bằng cách kết hợp các nhóm bài chẵn và lẻ Người nào tới trước thì người đó thắng và không có

nhất, nhì, ba, bét Cụ thể:

- Khái niệm chẵn cho các quân, nhóm quân thỏa mãn điều kiện sau:

+ Từ 2 đến 4 lá bài giống nhau và cùng màu

+ Riêng quân tốt (chốt) có thể từ 3 đến 4 lá bài khác màu

+ Tướng có từ 1 đến 4 lá bài

Bốn lá bài giống nhau mà cùng màu được gọi là quan hay quằn (đọc theo giọng miền Nam là guằn) Ba lá bài giống nhau mà cùng màu được gọi là khạp.

- Khái niệm lẻ cho các quân, nhóm quân thỏa mãn điều kiện sau:

+ Bộ ba Tướng - Sĩ - Tượng, Xe - Pháo - Mã cùng màu

Những lá bài thừa ra, không được xếp vào chẵn hay lẻ thì được gọi là rác hay cu ki.

Cách chơi được áp dụng cho loại bài này là: Một người sẽ chia bài cho những ngườichơi cùng, cứ 5 lá một lượt cho đến khi đủ 20 lá một người Người nào muốn lấy cái sẽđược chia thêm 1 quân nữa và được ra bài đầu tiên Phần bài còn lại được úp kín, đặt ở

giữa (gọi là nọc hay tỳ) để cho mọi người có thể lấy được thêm về sau Mọi người sẽ sắp

xếp bài theo các bộ chẵn và lẻ, rác để chuẩn bị làm tròn bài

+ Cách ăn vào bài chẵn:

Người nào cầm cái sẽ đánh trước một lá rác vào cửa bên phải của mình Người ngồi bên phải nhà cái nếu trên tay đã có một lá rác giống lá đánh ra đó thì sẽ lấy vào làm một đôi (chẵn) Sau khi ăn quân này thì người đó phải có trách nhiệm đánh sang bên phải mình một lá rác khác để bài trên tay mình luôn có số lượng là 20 lá Nếu hai người còn lại có một đôi giống quân bài nhà cái đánh ra thì một trong hai nhà đó có quyền lấy lá bài

đó về và phải đánh trả lại lá bài rác vào cửa đó Cách ăn lá bài và trả lại lá bài hơi giống

trong chơi bài tá lả Tuy nhiên, trong hai người còn lại đó, người nào có số lượng lá bài

chẵn nhiều hơn thì được ưu tiên vào chẵn (ăn quân) hơn.

+ Cách ăn vào bài lẻ:

Nếu nhà cái đánh ra một quân pháo xanh, mà nhà bên tay phải đã có quân xe xanh và

mã xanh thì sẽ được lấy bài vào lẻ Nếu người này không có bài để lấy vào lẻ thì haingười còn lại cũng không được lấy mặc dù trên tay có cặp quân chờ lẻ sẵn Nguyên tắc ăn

lẻ là phải ăn đúng vị trí cửa đánh

Trang 17

Trong trường hợp, nếu người bên tay phải có thể ăn pháo xanh vào lẻ, nhưng hai nhà còn lại lại có thể ăn quân đó vào chẵn thì hai người này được ưu tiên ăn quân rác vừa được nhà cái đánh Luật chơi của tứ sắc là ưu tiên chẵn trước, lẻ sau.

Nếu cả ba người còn lại không thể lấy con rác do nhà cái đánh thì theo thứ tự, người ngồi bên tay phải nhà cái sẽ được lấy (còn gọi là kéo hay lật) một lá bài ở tập bài giữa

chiếu (nọc) và lại tuân theo những quy định trên để mọi người ăn vào bài chẵn, lẻ cho đến

khi xuất hiện tới.

Tới là tình huống khi một người đã hết rác và có hai tình huống chờ để tới:

+ Bài đã chẵn:

Khi một người đã hết rác thì chỉ cần chờ đến lượt mình hoặc người khác lấy bài ra từ nọc được lá tướng thì được tới và sẽ thắng Hoặc khi trên tay đã có hai lá bài của bộ bài chẵn mà bài do người khác vừa đánh ra có thể lấy để kết hợp cùng làm bộ chẵn thì cũng

sẽ được tới Nếu bài ăn vào chẵn đó tạo thành đủ 4 quân thì được tới ở giá trị tới quan + Bài đang chờ vào chẵn hoặc lẻ thì vừa hết rác

Khi một người đã đủ các bộ chẵn hoặc lẻ mà chỉ cần thêm 1 lá bài phù hợp nữa là hết rác thì trường hợp này gọi là chờ vào chẵn hoặc lẻ để được tới.

Trong khi chơi, các lá bài được lấy vào chẵn hoặc lẻ thì được để dưới chiếu bài trước

mặt, để mọi người cùng nhìn thấy chứ không được cầm lên trên tay Nếu ngay từ lúc chiabài, trên tay đã có 4 lá bài giống nhau (có quan) thì cũng phải hạ quan này xuống chiếu

để mọi người cùng biết

Sau khi đã tới, người tới phải xòe bài ra để tính lệnh (điểm) Cách tính như sau:

- Đôi: không được lệnh nào

Ngoài ra, người tới còn được cộng thêm 3 lệnh nữa

Số lệnh cuối cùng bắt buộc phải lẻ, nếu không tức là đã đánh sai luật và người tới cóthể bị phạt

Nếu tới quan, số lệnh sẽ được gấp đôi

Câu hỏi 24: Trò chơi cờ người gồm bao nhiêu quân? Cách thức chơi trò này như thế

Trang 18

Khác với các cuộc thi cờ khác, cuộc đấu cờ người được chuẩn bị chu đáo hàng thángtrời Định được bàn cờ, sân bãi, chỉ mới là việc phụ Đầu tiên là việc tuyển tìm người.Những người được chọn làm quân cờ phải là những trai thanh gái lịch, con cái của nhữnggia đình có nền nếp được dân làng quý trọng, đồng tình Số lượng cần thiết là 16 nam, 16

nữ Trong số này phải chọn ra hai tướng: một nam, một nữ (tướng Ông, tướng Bà) Ngoài

ra, không thể thiếu người thứ 33 là tổng cờ (trọng tài) trực tiếp giúp ban giám khảo theodõi cuộc đấu Ba người này (tổng cờ và hai tướng) phải thuộc gia đình khá giả, phonglưu, có thể "khao quân" khi cần thiết Chọn xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo

về trang phục, dặn dò về phong thái trong lúc làm nhiệm vụ "quân cờ" Quần áo mỗingười tự sắm, song phải thống nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân bãi Vìthế, nhìn vào bàn cờ đã thấy đầy ắp sắc màu rực rỡ dưới trời hội xuân

Khi ván cờ bắt đầu, mỗi "quân cờ" đều được mang theo một chiếc ghế đẩu để ngồi.Trong trường hợp trời mưa nhẹ hoặc nắng, quân cờ cũng có thể đội nón khi ra sân Trướcngực mỗi "quân cờ" có treo tên quân cờ bằng chữ Hán Còn tướng, trang phục như hình

vẽ trong quân bài, hoặc gần như thế, đó là quân phục cấp tướng đời xưa, có lọng che Haiđấu thủ có chỗ ngồi riêng

Quân cờ được di chuyển theo luật sau:

- Tướng: Đi từng ô một, đi ngang hoặc dọc Tướng luôn luôn phải ở trong phạm vi

cung và không được ra ngoài "Cung" tức là hình vuông 3 x 3 được đánh dấu bởi gạchchéo hình chữ X

- Sĩ: Đi chéo 1 ô mỗi nước Sĩ luôn luôn phải ở trong cung như tướng.

- Tượng: Đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2) cho mỗi nước đi Tượng chỉ được phép ở mộtbên của bàn cờ, không được di chuyển sang nửa bàn cờ của đối phương Nước đi củatượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi

- Xe: Đi ngang hay dọc trên bàn cờ miễn là đừng bị quân khác cản đường từ điểm điđến điểm đến

- Mã: Đi ngang 2 ô và dọc 1 ô (hay dọc 2 ô và ngang 1 ô) cho mỗi nước đi Nếu cóquân nằm ngay bên cạnh mã và của đường ngang 2 (hay đường dọc 2), mã bị cản khôngđược đi đường đó

- Pháo: Đi ngang và dọc giống như xe Điểm khác biệt là nếu pháo muốn ăn quân,pháo phải nhảy qua đúng 1 quân nào đó Khi không ăn quân, tất cả những điểm từ chỗ điđến chỗ đến phải không có quân cản

- Chuột: (hay tốt) đi một ô mỗi nước Nếu chuột chưa vượt qua sông, chỉ có thể đithẳng tiến Khi đã vượt sông rồi, chuột có thể đi ngang 1 nước hay đi thẳng tiến 1 bướcmỗi nước

Trong khi chơi, cần chú ý một số tình huống sau:

- Ăn quân: Khi quân di chuyển đến một vị trí được giữ bởi quân đối phương, quân đối

phương bị ăn và bị lấy ra khỏi bàn cờ

- Chống tướng: Hai con tướng trên bàn không được nằm trên cùng một cột dọc mà

không có quân cản nào ở giữa Nước đi để 2 con tướng trong vị trí chống tướng là khônghợp lệ

- An toàn của tướng: Sau 1 nước đi, tướng của phe đi không được để quân đối phương

ăn ngay trong nước tiếp Những nước để tướng không an toàn là không hợp lệ

Ván cờ kết thúc khi xảy ra một trong những tình huống sau:

+ Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt tướng), và đối thủ không có khả năng đỡ, bênchiếu tướng thắng

Trang 19

+ Hết nước đi: Nếu bên tới phiên đi nhưng không có nước hợp lệ để đi, bên đó sẽ bịthua.

+ Khi một hoặc hai bên vi phạm luật cao cấp Hiểu một cách đơn giản, luật cao cấphạn chế không cho phép bất cứ bên nào đuổi một quân cờ của đối phương liên tục bằngmột hoặc nhiều quân của mình Nếu vi phạm luật này, ván cờ cũng sẽ bị kết thúc

Bên cạnh sự náo động của các trò chơi khác như đánh đu đầy tính chất hào hứng vàlãng mạn; hay cuộc chọi gà "ăn thua"; hoặc cuộc đấu vật thiên về sức mạnh cơ bắp vàdũng khí, thì cái đẹp của sân cờ người là sự tinh tế, trầm tĩnh, có giá trị tinh thần cao Vìthế, trong các dịp lễ, tết hễ ở đâu có cờ người là ở đó thu hút được đông đảo người đếnxem và cổ vũ nồng nhiệt

Câu hỏi 25: Trò chơi diều sáo được tổ chức ở đâu và phải chuẩn bị diều như thế nào

mới thực hiện được trò chơi?

Trả lời:

Diều sáo là một trong những trò chơi phổ biến ở Việt Nam Từ thành thị đến nôngthôn, từ trẻ em đến người già, bất cứ ở đâu và bất kỳ đối tượng nào cũng đều quen thuộcvới trò chơi diều sáo

Mặc dù chỉ là trò chơi mang tính chất giải trí, nhưng ở một số vùng trong cả nước,hàng năm, các làng vẫn tổ chức được những cuộc thi diều sáo, thu hút đông đảo ngườidân tham gia Vào những dịp này, người ta làm những chiếc diều thật lớn, bề ngang cókhi đến một sải rưỡi tay, được trang trí cầu kỳ và có kèm theo một hoặc nhiều chiếc sáo

Để có được những chiếc diều như ý, trước hết phải kể đến việc lựa chọn nguyên liệu

Có những nơi, người ta phải lo chuẩn bị nguyên liệu trước cả năm trời Thông thường,khung diều được làm bằng cật tre, giấy dán diều phải là loại giấy bản hoặc bằng chất liệunilon nhẹ Diều thả bằng dây mây hay dây nilon Sáo diều được chế tạo bằng cách dùngnan tre đan thành ống, sau đó dùng sơn ta đun để gắn với miệng sáo được khoét bằng gỗ.Sáo diều có 3 loại chính, phân theo tiếng kêu: sáo cồng, tiếng kêu vang như tiếng cồngthu quân; sáo đẩu, tiếng kêu than như tiếng lời than; sáo còi, tiếng kêu the thé như tiếngcòi Diều càng nhẹ, càng bay cao

Thi diều sáo, Ban giám khảo có thể chấm theo tiếng sáo, nhưng trước tiên bao giờcũng phải xem diều có lên bổng, dây diều căng hay võng, nhất là lúc ở trên không diều cólắc lư đảo ngang đảo dọc hay không Bên cạnh đó, về hình thức, các hình vẽ, họa tiết trênchiếc diều cũng được các thành viên trong Ban giám khảo chú trọng

Mặc dù giá trị vật chất của giải thưởng dành cho người đoạt giải trong trò chơi nàykhông lớn, nhưng hàng năm, hội thi thả diều vẫn thu hút được đông đảo người dân nhiệttình tham gia

Câu hỏi 26: Trò chơi hái trộm dưa được diễn ra như thế nào?

- Trái dưa (những người còn lại)

Cuộc chơi được tiến hành như sau:

Trang 20

Cặp vợ chồng chủ nhà trồng được một rẫy dưa Tới mùa thu hoạch, họ chuẩn bị lựachọn những trái dưa tốt hái đi bán, không may có những tên trộm đang rình rập ở rẫy dưa,chờ đêm xuống, chủ nhà ngủ sẽ lẻn vào hái trộm.

Hai tên trộm rón rén từng bước nhẹ nhàng tiến vào rẫy dưa, nhưng không sao tránhkhỏi đôi mắt rất tinh và đôi tai rất thính của con chó giữ nhà

Tiếng chó sủa dồn dập (gâu… gâu… gâu… hừm hừm…hừm…) càng lúc càng hung

dữ và kéo dài để cho chủ nhà biết mà thức giấc, chó sủa mỗi lúc một hăng lên và tiếnthẳng tới hướng những tên ăn trộm

Những trái dưa chín mọng bị 2 tên trộm hái để đem đi, chúng dùng tay búng vào từngtrái dưa để chọn Những người làm trái dưa ngồi từng cụm, từng cụm Ai bị 2 tên trộmcốp vào đầu thì đứng dậy đi theo chúng, khi hái hết những trái dưa, 2 tên trộm đưa cáctrái dưa chạy rất xa và trốn kín đáo, tránh để cho chủ nhà tìm thấy

Tiếng chó sủa mỗi lúc một hăng lên làm cho chủ nhà thức giấc, sực nhớ đến rẫy dưacầm đèn đi ra xem xét, con chó quấn quýt đi theo, nhưng than ôi những trái dưa chínmọng đã bị kẻ gian hái hết

Hai vợ chồng chia nhau đi tìm cho đến khi nào tìm được hết những trái dưa bị mất cắpthì cuộc chơi kết thúc Nếu chủ nhà không tìm được hết thì phải đầu hàng, chấp nhận thuacuộc, không làm chủ nhà nữa Một trong hai người sẽ phải oẳn tù tì để tìm một người làmchó cho cuộc chơi tiếp theo

Câu hỏi 27: Trò chơi nhảy bao bố được tổ chức như thế nào? Người chơi phải chuẩn

bị những gì để tham gia cuộc chơi?

Trả lời:

Trò chơi nhảy bao bố không giới hạn số người chơi Để tham gia trò chơi này, ngườichơi phải chuẩn bị:

- Bao bố (tùy theo độ tuổi người chơi để chuẩn bị số lượng và kích cỡ của bao)

- Sân chơi (thường là các bãi đất bằng hoặc sân bê tông, sân gạch )

Bắt đầu cuộc chơi, mỗi người chơi đứng bên trong một bao bố và đứng đúng vạch quyđịnh của mình Mỗi lượt, số lượng người chơi có thể từ 3 đến 10 người Trong khi haichân đứng ở bên trong bao bố thì hai tay cầm hai bên bao kéo thẳng lên

Khi người điều khiển trò chơi thổi một tiếng còi dài hoặc đếm một, hai, ba thì các vậnđộng viên tham gia trò chơi với hai tay thật chắc để giữ bao bố và nhanh chân nhảy từngbước một đến vạch đã được quy định phía trước Rồi quay đầu lại ngay, tiếp tục nhảy đếnđiểm khởi hành Người nào nhanh chân có bước nhảy dài hơn sẽ đến đích sớm và người

đó thắng cuộc Việc khó khăn khi nhảy bao bố là phải giữ thăng bằng trong khi nhảy vìrất dễ vấp ngã khi cố sức nhảy nhanh để vượt qua những đối thủ bên cạnh đang cùng thiđấu với mình

Câu hỏi 28: Trò chơi bịt mắt bắt dê dành cho lứa tuổi nào? Cách thức chơi ra sao? Trả lời:

Trẻ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi trò bịt mắt bắt dê Một người xung phong cho mọingười bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứngthành vòng tròn quanh người bị bịt mắt

Trang 21

Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô "bắt đầu" hoặc

"đứng lại" thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa Lúc này người

bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không

bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịtmắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra "bắt dê", nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làmtiếp

Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được

ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng

Câu hỏi 29: Trò chơi đánh đáo thường được tổ chức ở đâu? Cách thức chơi như thế

nào?

Trả lời:

Đáo là trò chơi dường như chỉ dành riêng cho con trai Không chỉ có trẻ con mà ngay

cả người lớn cũng mê đánh đáo Xưa kia, ở một số vùng, đáo còn được đưa vào tổ chứctrong các dịp lễ, tết Chẳng hạn, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, hàng năm tổ chức chơi

"đáo đá" vào ngày mồng 6 tháng Giêng, để chọn người làm chủ tế ở đình cho suốt năm.Những người được làng cử ra chơi phải hội đủ mấy điều kiện: trên 50 tuổi, đông concháu, gia đình đạo đức, không tang chế

Tại sân đình, người ta đào một cái hào Đào xong, chính ông lý trưởng tự tay trồng haicái cọc trong hào Lúc chơi đáo, cứ hai cụ một lần lượt ra chơi Từ bờ hào, mỗi cụ đượcdùng sáu viên đá để ném vào cọc của mình Cụ nào ném trúng giữa thân cọc, chỗ có dán

tờ giấy điều là thắng cuộc, sẽ được làm chủ tế

Làng Lũng Ngoại, tỉnh Vĩnh Yên thì có trò chơi "đáo hú" Đáo hú gần giống đáo đá.Người chơi vừa hú vừa ném viên đá sao cho trúng chân cọc Mỗi người chỉ được némmột viên

Làng Vọng Nguyệt, tỉnh Bắc Ninh lại có tục tổ chức đánh "đáo lỗ" tại sân đình vàongày mồng 4 tháng Giêng

Tại mỗi đầu sân người ta đào 4 lỗ đủ rộng và sâu để có thể ném một viên gạch vào.Làng chọn 8 người có chức sắc ra chơi đáo Những người này mặc bộ quần áo tế, chialàm hai phe, mỗi phe 4 người Một hồi chiêng trống nổi lên báo hiệu bắt đầu trò chơi.Mỗi người cầm một viên gạch nhắm ném vào lỗ của đối phương Ai ném trúng, được vàongồi chiếu cỗ của làng Ném không trúng thì phải lấy tà áo bọc viên gạch, đem đến bỏvào lỗ Bỏ rồi, đến trước bàn thờ Thành hoàng làng khấn: "Con trót vụng về để thua vánđáo, vạn lạy ngài, xin ngài xá tội cho con"

Nổi tiếng và bình dân nhất có lẽ là "đáo đĩa" được tổ chức tại Bắc Ninh và Bắc Giang.Người chơi đáo đứng ở vạch cấm, ném đồng tiền vào một chiếc đĩa đặt trong một cái mẹt.Nếu đồng tiền nằm trong đĩa thì người chơi (nhà con) thắng giải Văng ra mẹt thì thua,người tổ chức (nhà cái) ăn đồng tiền ấy Văng ra khỏi mẹt, rơi xuống đất thì hòa, ngườichơi được lấy lại đồng tiền

Đáo đĩa khó hay dễ tùy theo đĩa nhỏ hay lớn, vạch cấm xa hay gần Giải thưởng cóthể bằng tiền hay gói trà tàu, hoặc vuông nhiễu điều

Có nơi thay đổi cách chơi, biến đáo đĩa thành "đáo ô" Chiếc đĩa được thay bằng chiếckhay kẻ ô Mỗi ô được sơn màu trắng hay đen để phân biệt ô được, ô thua Người chơiđứng ở vạch cấm ném đồng tiền vào khay Tiền nằm trong khay thì theo màu ô mà địnhđược thua Tiền văng ra ngoài khay thì hòa

Làng Lũng Ngoại, tỉnh Vĩnh Yên lại có thú vui chơi "đáo cọc" Để tham gia trò chơinày, người ta trồng một cái cọc ở một mé sân đình Đầu cọc cắm cờ ngũ sắc, vừa đẹp vừa

Trang 22

dễ thấy từ xa Sáng mồng 3 Tết, ông tiên chỉ của làng làm lễ tại đình, rồi ra ném viên đáđầu tiên, khai mạc cuộc chơi Người chơi đáo đứng ở vạch cấm, ném những viên đá tròntới chân cọc Viên đá của ai nằm gần chân cọc nhất thì người đó thắng cuộc Trò chơicàng hào hứng, vui nhộn mỗi khi có ai nhắm đánh văng bật viên đá của người khác ra xachân cọc.

Trước đây, chơi đáo tại hội làng là thú vui của người lớn, đúng hơn là của các ông.Nhưng dần dần, Đáo trở thành trò chơi của cả đám trẻ Không cầu kỳ, kiểu cách giốngnhư các ông, các cụ, luật chơi đáo của trẻ con bình dân hơn Thông thường, trẻ con haychơi đáo lỗ Để tổ chức trò chơi này, chỉ cần khoét một cái lỗ dưới đất, to, nhỏ, nông, sâutùy theo thỏa thuận giữa những người chơi Muốn dễ chơi thì khoét lỗ to và sâu nằm giữabãi đất Nhưng những tay lão luyện thì chỉ cần một lỗ vừa khít kích thước đồng tiền xu

Để làm tăng thêm khó khăn, các bậc đàn anh thường chọn chỗ đất nghiêng, khoét lỗ gầnmột chướng ngại vật, cạnh một gốc cây, sát một mảnh chai chẳng hạn Cạnh lỗ, kẻ mộtlằn mức Cách lằn mức này độ hai, ba mét là vạch cấm

Đầu tiên, người chơi phải "đi cái" để định thứ tự chơi Từ vạch cấm, ai thảy đồng cáigần lỗ nhất (trường hợp lý tưởng là bít kín lỗ) thì sẽ được chơi trước Người chơi đứng ởvạch cấm thảy tiền đáo (tiền góp) lên quá lằn mức Nếu có đồng nằm dưới lằn mức thì bịthua hoặc bị phạt, phải góp thêm tiền Đồng nào chạm hoặc rơi vào lỗ thì người khácđược quyền đặt lại vào bất cứ vị trí nào Trường hợp có nhiều đồng chồng dính lên nhau,người khác được tùy ý xếp lại thành đống lớn Nếu người chơi đánh tan hết đống tiền thìthắng ván đáo, đánh tan một phần thì chỉ được những đồng đánh tan này Đây là lúc phải

"bày binh bố trận" sao cho khéo để khi đụng đến là văng tung toé, nếu va chạm lung tungngười chơi sẽ bị phạt Nếu không có tiền chồng dính nhau, thì người khác được chỉ địnhbất cứ đồng nào, người chơi phải đánh trúng đồng đó Đặc biệt là đồng nằm ở lằn mức,đánh trúng nhưng vẫn còn phải nằm ở lằn mức Lúc đánh, nếu chạm bất cứ đồng nàokhác, ngoài những đồng được chỉ định, là bị phạt Đánh văng xuống dưới lằn mức hoặcchạm vào lỗ cũng bị phạt

Lúc bắt đầu một ván đáo, mỗi người chơi góp vài ba đồng Sau vài lần phạt, số tiền cứtăng dần Thỉnh thoảng có ván lên đến mấy chục đồng, bàn tay trẻ con cầm không hết, cảbọn phải đồng ý lấy bớt để ra ngoài

Kẻ mới nhập môn làng đáo, còn e ngại đáo lỗ khó chơi, thường bắt đầu bằng "đáođiệu", còn gọi là "đáo thủ" Đáo điệu dễ chơi hơn đáo lỗ Chỉ có lằn mức và vạch cấm;hoặc chỉ khoét lỗ, không vạch lằn mức Từ vạch cấm, thi nhau thảy đồng tiền vào lỗ Tạicác thành phố lớn, vỉa hè được tráng xi măng, nhiều lúc không tìm ra khoanh đất để khoét

lỗ, trẻ con đành phải vẽ một vòng tròn con con thay vào Cách chơi tuy không thay đổinhưng trò chơi đã giảm mất đôi phần thú vị

Một kiểu chơi nữa mà trẻ con cũng rất thích, đó là "đáo tường", còn gọi là "đáo đập",chỉ cần một lằn mức Lúc chơi đập đồng tiền vào tường cho văng ra Đồng nào nằm gầnlằn mức là được, vượt quá là thua Người thứ nhất được lấy đồng của mình chọi với đồngcủa người thứ hai Chọi trúng thì được ăn đồng ấy và được chọi tiếp đồng của người thứba Nếu chọi không trúng thì đến lượt người vừa bị chọi được chọi với người tiếp theo

Cứ lần lượt như vậy cho đến hết

ở các vùng quê, trẻ con chơi đáo lại càng đơn giản hơn Khi không có tiền xu, chúng

có thể thay bằng các hạt gấc, hoặc các mảnh sành… Thế là cũng có thể có được một vánđáo thật vui

Trang 23

Kết thúc cuộc chơi, người thua phải làm ngựa cõng người thắng, chạy nhong nhongquanh gốc cây, hay chạy rồng rắn lượn qua lượn lại một vòng Dù thua hay thắng, cả đámtrẻ cũng đều reo hò vui vẻ.

Câu hỏi 30: Trò chơi u dành cho ai? Điều kiện của trò chơi này là gì và tổ chức chơi

như thế nào?

Trả lời:

Đây là trò chơi chủ yếu dành cho con trai Vào những trưa hè hay những đêm trăngsáng, trẻ em thường chọn những bãi đất rộng, bằng phẳng để tổ chức trò chơi này

Trò u không hạn chế người chơi, nhưng điều kiện bắt buộc phải là số chẵn, để khi chia

ra thành hai đội thì hai bên phải đảm bảo có số người chơi đều nhau

Cách tổ chức trò chơi như sau:

Vẽ lằn mức chạy ngang sân chơi, chia mỗi phe một bên

Từ lằn mức chuẩn giữa sân, ta đếm khoảng 5 - 7 bước đi xuống phía cuối sân của mỗibên, gạch tiếp một lằn mức nữa (đó là mức dành cho người bị chết đứng để chờ phe của

họ xuống tiếp cứu trở về)

Mỗi bên chọn một người dẫn đầu của phe mình sao cho lanh lợi, khỏe mạnh, có hơidài

Có 2 dạng u: U tiếng và u câm

Câu hỏi 31: Trò chơi u tiếng được chơi như thế nào?

Trả lời:

Cách chơi cụ thể như sau:

Hai đội trưởng rút thăm hoặc oẳn tù tì để chọn ra đội đi trước Lần lượt, mỗi bên cử ramột người đi

Bên thắng đi trước Từ mức bên mình, người chơi lấy hơi thật dài, u ra tiếng chạythẳng qua mức bên kia, chạy sao cho thật nhanh và cố gắng đánh trúng người của phe bênkia trong lúc đang dàn trận để bắt mình Trong khi tấn công, tránh không để cho quân củađối phương bắt Nếu bị bắt thì phải cố gắng vừa u vừa vùng vẫy Trường hợp đã đánhtrúng một hoặc nhiều người thì phải cố gắng giữ hơi thật dài, không tắt tiếng, chạy thậtnhanh về phía bên mình Những người bị đánh trúng bên kia sẽ bị bắt về bên mình làm tùbinh, đứng ở lằn mức cuối sân để chờ tiếp cứu Nếu đứt hơi, tắt tiếng mà chưa chạy qualằn mức bên mình là chết, phải sang đứng ở lằn mức bên kia làm tù binh, chờ tiếp cứu Bên thua tiếp tục đi cũng giống như ở trên, lúc này phải cần một người trong nhóm lựclưỡng, hơi dài, u sang bên kia để xuống tiếp cứu những bạn mình bị chết trở về Nếungười chơi chạy được đến chỗ người chết mà không bị bắt, chạm được vào người chết thìngười chết sẽ được sống lại, trở về và tiếp tục chơi Những người bị chết đứng lằn mứcphía bên kia khi nhìn thấy đồng đội của mình u xuống cố gắng vươn thẳng tay ra để bạnmình đánh trúng vào tay của mình để cứu mình về Trên đường đi cứu bạn, nếu người uđánh trúng vào quân của đối phương thì quân của đối phương cũng vẫn bị bắt làm tùbinh

Trò chơi chỉ kết thúc khi người đứng đầu phe bị chết, hoặc khi nào người đứng đầuđồng thời là người cuối cùng của một đội bị chết thì đội đó sẽ bị thua

Tùy theo thỏa thuận, bên thua cuộc có thể bị véo tai hoặc phải cõng bên thắng đi 5hoặc 6 vòng từ mức này đến mức kia

Trang 24

Câu hỏi 32: Trò chơi u câm được chơi như thế nào?

Trả lời:

Cách chơi u câm và u tiếng khá giống nhau, chỉ khác là trong u câm, khi người chơi uqua mức bên kia thì ngậm miệng lại, không được nói, không được cười, thậm chí, khôngđược phát ra tiếng động Khi bị bắt, phe bên kia sẽ làm đủ mọi cách như cù lét, chọccười… nhưng người u phải cố gắng đừng cười, nếu cười thì bị thua cuộc Đồng thời, phải

cố vùng vẫy để thoát khỏi về lằn mức bên mình Người nào ôm mình thì bị chết, bắt làm

tù binh chờ tiếp cứu

Câu hỏi 33: Trò chơi leo cầu lấy thưởng được tổ chức ở đâu? Cách thức chơi như

thế nào?

Trả lời:

Trò chơi này rất đơn giản mà không kém phần thú vị

Để tổ chức trò chơi, người ta lựa chọn một bờ đất cao trên một hố đất rộng, bắc mộtđoạn tre làm cầu Đoạn tre ấy một đầu nằm ghếch trên bờ đất, đầu kia buộc vào sợi thừnghay chão, đầu kia của sợi dây lại được buộc tiếp vào một chiếc cột chôn vững chắc Mụcđích của việc buộc như vậy là làm sao để chiếc cầu đung đưa, càng khó đi càng tốt

Trên cột, người ta treo các giải thưởng Đến lượt ai, người đó leo cầu lấy thưởng Cóngười mới leo được vài bước thì đã té xuống ao Có người ra tới mút đầu cầu lấy đượcthăng bằng nhưng khi với tay lấy giải thưởng thì loạng choạng cũng lăn tùm xuống nước.Hai bên cầu, người xem và cổ vũ rất dông Vì thế, cuộc chơi càng hấp dẫn và kích thích

sự hiếu thắng của mọi người

Câu hỏi 34: Trò chơi oẳn tù tì dành cho lứa tuổi nào? Để tham gia trò chơi này, người

chơi phải nhớ những quy ước gì?

Trả lời:

Oẳn tù tì là trò chơi dân gian dành cho trẻ em, cả nam và nữ Đôi khi, đây cũng là cáchlựa chọn ra người thắng, thua để chơi trước, chơi sau trước khi bắt đầu một trò chơi nào

đó

Để tham gia trò chơi này, người chơi cần nhớ được một số quy ước sau:

- Cái búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm

- Cái kéo: nắm 3 ngón tay (gồm có ngón cái, ngón áp út, và ngón út) lại, đồng thời xòe

2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) ra để tạo thánh cái kéo

- Cái bao: xòe cả 5 ngón tay ra

Luật chơi như sau: Cái búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì chùmđược cái búa

Bắt đầu chơi, những người chơi giấu bàn tay ở sau lưng Sau đó cùng đồng thanh đọc:

"Oẳn tù tì ra cái gì, ra cái này" Khi vừa dứt câu thì tất cả đồng loạt đưa tay ra, khôngđược người trước, người sau Căn cứ vào kết quả vật dụng được giơ ra để chọn ra ngườithua, người thắng Trường hợp các bên ra cùng một dấu hiệu thì được oẳn tù tì lại

Câu hỏi 35: Trò chơi kéo chữ cần bao nhiêu người?

Trả lời:

Trang 25

Trò chơi kéo chữ phát triển ở vùng Hoa Lư, Tam Điệp (Ninh Bình) Đây là trò chơidành cho con trai Để tổ chức trò chơi, Ban tổ chức phải chọn ra 32 thiếu niên nam, dưới

15 tuổi, mặc quần xanh, áo trắng có nẹp đỏ, chân quấn xà cạp, tay cầm gậy dài 1,2m cuốngiấy màu và ở trên đầu gậy có gù sặc sỡ

Tất cả được chia làm hai dãy, mỗi dãy có một người cầm đầu (tổng cờ tiền) và mộtngười đứng cuối (tổng cờ hậu) Tổng cờ phải chọn những người có mặt mũi khôi ngô,mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp, thắt lưng ba múi, tay cầm cờ thần vuông

Vào cuộc kéo chữ, theo tiếng trống của người tiểu cảnh, hai cánh quân dàn ra dưới sựhướng dẫn của các tổng cờ để xếp thành các chữ khác nhau Các tổng cờ vừa dẫn quânvừa múa hát, làm cho không khí rất sôi nổi và náo nhiệt Đội quân theo tổng cờ chạy theohình xoáy ốc với những động tác phức tạp, lần lượt các chữ được hiện ra (chữ Hán hoặcNôm) "Thái bình", "Thiên phúc", "Xuân hoà khả lạc", "Quốc thái dân an"

Câu hỏi 36: Trò chơi đúc cây dừa, chừa cây mỏng được tổ chức ở đâu? Cách chơi

trò này như thế nào?

Trả lời:

Đây là trò chơi phổ biến ở Nam Bộ, dành cho các em nhỏ, cả nam và nữ

Khác với nhiều trò chơi khác, trò chơi này không quy định số lượng người tham gia

Để tổ chức trò chơi, chỉ cần chọn một nơi bằng phẳng, thoáng mát, chẳng hạn như thềmnhà, góc sân, hay thậm chí là dưới bóng cây dừa, cây nhãn…

Cách chơi đơn giản, dễ nhớ Vì thế, trẻ con Nam Bộ hầu như ai cũng biết chơi

Đầu tiên, tất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm (sân, nền nhà…), hai chân duỗithẳng ra phía trước Người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng vàngười ở cuối hàng lại đếm chuyền ngược lên đến người ở đầu hàng Vừa đếm vừa đồngthanh đọc to bài ca dân gian như sau:

Đúc cây dừa chừa cây mỏng cây bình đỏng (đóng) cây bí đao

cây nào cao cây nào thấp chập chùng mùng tơi chín đỏ con thỏ nhảy qua

bà già ứ ự chùm rụm chùm rịu (rạ)

mà ra chân này.

Khi đọc hết bài ca, từ "này" tới chân người nào, thì người đó được thụt chân vào.Người nào thụt được hết hai chân thì thắng, người nào còn lại sau cùng sẽ bị thua Khi đónhững người thắng cuộc chuẩn bị chạy để người thua cuộc rượt bắt Bắt được một ngườithì được xả bàn làm lại

Trong kho trò chơi dân gian ở nước ta, trò nu na nu nống cũng có cách chơi gần giốngvới trò chơi này

Câu hỏi 37: Trò chơi hóp cần bao nhiêu người? Cách thức chơi trò này như thế nào?

Trang 26

Trả lời:

Chơi hóp là một trong những trò chơi dân gian phổ biến ở Ninh Hòa Cũng giống nhưmột số trò chơi khác, chơi hóp không đòi hỏi chính xác số lượng người tham gia Vì thế,trò chơi này thu hút khá đông đảo người đến góp mặt

- Cách thức chơi của trò này như sau:

Vẽ một hình chữ nhật, dài rộng tùy thích, không cần kích thước

Lấy một cục gạch thẻ nguyên và một nửa cục gạch thẻ khác kê sát vào nhau ở giữa lằnmức của cạnh (hay một đầu) của hình chữ nhật Hai cục gạch này được cấu trúc sao chonửa cục gạch dựng đứng (điểm tựa) và cục gạch nguyên vẹn được gác lên đầu tựa củanửa cục gạch kia Như vậy, chúng ta sẽ có đuôi của cục gạch nguyên chạm mặt đất cònđầu kia chĩa lên trời Chính giữa tựa trên đầu của nửa cục gạch kia tạo thành một mặt dốcđể

có thể khởi động đồng tiền cắc (hòn chì) chạy tròn Đến đây, chúng ta có mái xuôi (mặtdốc) giống hình của một đòn bẩy

Tiếp theo, vạch một đường thẳng kể từ đường giao tuyến của mặt dốc (của cục gạchnguyên) và mặt đất (mái xuôi) dài khoảng 5 tấc và cứ cách 1 tấc vạch 1 lằn mức ngangdành cho những người bị hóp mang đồng tiền cắc (hòn chì) lên đặt ở mức ngang đó

Trước khi chơi, người chơi phải qua một vòng thi để chọn ra người đi sau cùng bằngcách dùng đồng tiền xu hoặc viên ngói vỡ được đập và mài tròn đến khi có kích thướcbằng đồng tiền (còn gọi là hòn chì), đứng thẳng rồi khảy (khởi động chạy tròn) tùy ýxuống dốc xuôi của cục gạch, sao cho hòn chì chạy và ngã dừng gần mức thì tốt, cán mứcthì càng tốt hơn

Thi xong, người chơi đi theo thứ tự: người nào khảy hòn chì chạy ra ngoài mức đitrước, xa mức đi kế và gần mức đi sau cùng

Người đi đầu khảy hòn chì xuống viên gạch (mặt xuôi) để cho nó lăn xuống mứcdưới; phiên người kế tiếp cố gắng khảy hòn chì chạy xa hơn người đi trước thì tốt, cứ nhưthế người chơi lần lượt đi, người đi sau cố gắng đi xa hơn người trước, đừng để hòn chìchạy ra khỏi mức phía trước gọi là hóp

Trong khi chơi, người chơi có thể "bắt bồ" và tìm cách "cứu bồ" Khi hòn chì của bạn

mình khảy thua phe khác, ta có quyền xê dịch viên gạch xéo qua góc này hoặc góc khácvới mục đích là để khảy hòn chì không theo đường thẳng chính diện (trực chỉ song songvới hai cạnh bên của hình chữ nhật) mà chạy xéo góc hơn bạn mình, thua người bắt bạnmình, như vậy gọi là "xỉa tiền"

Người được đi sau cùng sẽ xem xét kỹ cách bắt những hòn chì của người đi trước, nếukhảy xa hơn để bắt được thì tốt và được đi sau cùng bàn kế tiếp, bằng không thì khảy nhẹhòn chì để bắt những người bị hóp, xong cứ thứ tự người nào gần mức đầu dưới thì "chố"người thua mình ở phía trên

- Cách thức chơi như sau:

Người thắng cuộc cầm hòn chì lên trên tay rồi gạch lằn mức ngay tâm hòn chì nằm đểđánh dấu vị trí của hòn chì nằm trước khi được lượm lên tay Sau đó, hai chân đứng thẳng

ở ngay lằn mức gạch rồi với tay cầm hòn chì cố gắng chố sao cho hòn chì của mình trúng

Trang 27

hòn chì của người thua Nếu trúng chố tiếp người kế, nếu chố trật không được quyền chốnữa mà nhường người chơi kế tiếp

Giải thưởng dành cho người thắng cuộc tùy vào sự thỏa thuận từ lúc ban đầu củanhững người chơi

Xong bàn này, người chơi lại tiếp tục chơi bàn khác và đi theo thứ tự: những người bịthua đi trước, người thắng cuộc đi sau cùng

Câu hỏi 38: Trò chơi hòn chì dành cho lứa tuổi nào? Để chơi trò này cần chuẩn bị

những gì và cách chơi như thế nào?

Trả lời:

Đây là trò chơi dành cho trẻ em, cả nam lẫn nữ đều thích Có nhiều biến thể của tròchơi này như: hòn chì tàu bay, hòn chì con rắn, hòn chì chéo, hòn chì chữ T, hòn chì quasông… Dưới đây là cách chơi hòn chì qua sông

Số người tham gia trò chơi này thường từ 2 đến 5 người Sau khi bốc thăm (hoặc oẳn

tù tì), người chơi sẽ lần lượt chơi theo kết quả bốc thăm

Chuẩn bị cho trò chơi này như sau:

Mỗi người tự chuẩn bị cho mình một mẩu ngói hoặc một mảnh sành nhỏ (gọi là hònchì)

Dùng hòn chì vẽ lên mặt đất hoặc nền xi măng một hình chữ nhật, dài chừng 3 - 5m,rộng chừng 2m (gọi là bàn) Sau đó, chia thành các canh (từ canh 1 đến canh 6) ở giữacác canh là sông

Cách chơi như sau:

Từ đầu bàn, người chơi thả hòn chì và nhảy lò cò vào canh 1, lựa thế xũi hòn chì quacanh 2, tiếp tục nhảy lò cò qua canh 2, lựa thế xũi hòn chì qua sông lọt vào canh 3 rồi tiếptục nhảy lò cò qua sông, tiếp tục xũi hòn chì qua canh 4 (canh chụm) Đến canh 4, ngườichơi được nghỉ Sau khi đỡ mỏi chân, người chơi lại nhảy lò cò và tiếp tục xũi hòn chìqua canh 5, qua sông để vào canh 6 Khi đã đến canh 6 thì xũi hòn chì ra ngoài và nhảy

ra Đến đấy là xong một canh

Cứ như thế, người chơi lần lượt đi các canh tiếp theo

Hòn chì qua sông (Thúc chì qua sông)

Trang 28

Bỏ hòn chì lên mu bàn chân, cong các ngón chân để đỡ cho hòn chì khỏi bị rơi xuống,sau đó đi từng bước một thật cẩn thận, không được chụm 2 chân lên một canh Khó khănnhất là lúc qua sông phải cố gắng giữ hòn chì cho khỏi rơi xuống Khi sang được hai lầnsông, tới canh 1 nhảy ra ngoài là xong.

Nhảy lò cò từ canh 1 đến canh 4, rồi sang canh 6; xong nhảy tới canh 4 lần thứ hai,đứng ở canh 4 gieo chì

Đứng ở canh 4, quay lưng về phía canh 1, cầm hòn chì trước mặt ném qua đầu ra saulưng Hòn chì rơi vào canh nào là được cấm nhà canh đó Khi đã có nhà rồi, những canhtiếp theo, lúc lò cò qua nhà, người chơi sẽ được vào nhà để đứng nghỉ Cứ chơi như vậykhi nào cất nhà hết là xong cuộc chơi

Chú ý, trong quá trình chơi, nếu người chơi để chân chạm vào vạch, xũi hoặc thả hònchì cán mức hoặc ra ngoài, xũi chì không qua sông, chụm chân xuống ô thì bị mất lượt,phải ra ngoài cho người khác vào chơi

Câu hỏi 39: Trò chơi đánh gụ dành cho ai? Để chơi trò này, cần chuẩn bị con gụ bằng

gì và chơi như thế nào?

Cách chơi: Dùng dây quấn xung quanh thân gụ rồi giữ chặt dây và quật xuống đất Gụ

sẽ quay theo quán tính giống như viên đạn thoát ra khỏi súng Đầu tiên, những người chơicùng đánh một nhát Gụ ai bị đổ trước thì phải đặt xuống để người khác đánh vào Chính

vì vậy nên gụ tốt phải được làm bằng gỗ tốt Gỗ làm gụ thường là gỗ xoan, hoặc thứ gỗ gì

dễ đẽo gọt

Mặc dù trò chơi này không hạn chế số người tham gia, nhưng không phải ai cũng cóđược những con gụ hay để tham gia thi đấu Vì thế, chỗ nào có đám chơi gụ là chỗ đó cóđông đảo người đến xem và cổ vũ rất nhiệt tình Tuy nhiên, trò chơi này cũng rất nguyhiểm, bởi nếu không cẩn thận, gụ văng vào người dẫn đến bị thương

Câu hỏi 40: Trò chơi cắp cua bỏ giỏ dành cho lứa tuổi nào? Để tham gia trò chơi cần

phải chuẩn bị gì?

Trả lời:

Đây là trò chơi chủ yếu dành cho các em nữ ở lứa tuổi nhi đồng

Cách chơi trò này rất đơn giản Để tham gia trò chơi, mỗi em cần chuẩn bị từ 10 đến

20 viên sỏi (tùy theo kích thước bàn tay của các em và số lượng người trực tiếp tham giachơi) Lấy một viên sỏi vẽ lên nền đất một hình tròn (đường kính tùy ý, nhưng thôngthường, khoảng 40cm; đường kính càng nhỏ, độ khó càng cao)

Trước khi bắt đầu cuộc chơi, các em có thể bốc thăm hay oẳn tù tì để chọn ra ngườichơi trước, chơi sau Cũng có nơi, các em thi bằng cách mỗi em cho tất cả các viên sỏicủa mình vào lòng bàn tay, ngửa bàn tay lên rồi hất ngược lại, tiếp tục hất ngược lại lầnnữa Ai có số viên sỏi ở trong tay nhiều hơn thì người đó được chơi trước

Thông thường, trò chơi này có từ 2 đến 4 em tham gia

Cách chơi cụ thể như sau:

Người chơi thứ nhất sẽ gom tất cả các viên sỏi vào lòng của hai bàn tay, sau đó thả cảhai tay ra để cho sỏi rơi xuống Cố gắng làm sao để cho sỏi càng tản rộng ra càng tốt,

Trang 29

nhưng không được lăn ra khỏi vạch của vòng tròn Nếu viên nào lăn ra, người chơi ở vịtrí kế tiếp sẽ được ăn.

Người chơi chắp hai bàn tay lại với nhau, các ngón tay đan vào nhau để tạo thành mộtcái giỏ Riêng hai ngón trỏ thì chụm lại giống như chiếc càng cua

- Dùng hai ngón trỏ lần lượt gắp các viên sỏi cho vào lòng của hai bàn tay Trong khigắp, cố gắng không để cho viên sỏi được gắp hay các ngón tay chạm vào những viên sỏikhác; cũng không được để cho các viên sỏi đang gắp hay đã được gắp ở trong giỏ bị rơi

ra Nếu phạm luật, người chơi sẽ bị mất lượt Lúc này, người ở vị trí tiếp theo sẽ đượcchơi

Cuộc chơi kết thúc khi tất cả các viên sỏi đã được gắp hết (cua đã được bắt hết vào cácgiỏ) Ai bắt được số cua nhiều hơn thì người đó sẽ chiến thắng Người nào bắt không đủ

số cua ban đầu của mình thì bị thua và sẽ phải "mua" lại cho đủ số cua của mình bằngcách mỗi một con cua phải trả một cái búng tay, hay búng tai, tùy thỏa thuận

Câu hỏi 41: Trò chơi sẻ cần bao nhiêu người? Cách thức chơi như thế nào?

Trả lời:

Sẻ là trò chơi dành cho các em gái Để tổ chức trò chơi này, các em cần một nhóm bạn

từ 2 - 4 em Mỗi em chuẩn bị đồng đều khoảng từ 10 - 20 viên sỏi (Tùy theo kích thướcbàn tay của các em và số lượng người trực tiếp tham gia mà thỏa thuận số viên sỏi củamỗi người là bao nhiêu) Lấy một viên sỏi vẽ lên nền đất một hình tròn (đường kính tùy ý,nhưng thông thường, khoảng 40cm; đường kính càng nhỏ, độ khó càng cao)

Cũng giống như trò chơi cắp cua bỏ giỏ, trước khi bắt đầu cuộc chơi, các em có thểbốc thăm hay oẳn tù tì để chọn ra người chơi trước, chơi sau Cũng có nơi, các em thibằng cách mỗi em cho tất cả các viên sỏi của mình vào lòng bàn tay, rồi hất ngược lên

mu bàn tay, tiếp tục hất ngược lại lần nữa Ai có số viên sỏi ở trong tay nhiều hơn thìngười đó được chơi trước

Cách thức chơi được tiến hành như sau:

Người chơi thứ nhất vốc tất cả các viên sỏi vào tay, sau đó hất một số ít viên sỏi lên

mu bàn tay sao cho những viên sỏi rơi xuống được rải đều khắp phía vòng trong của hìnhtròn (đối với những người chơi thạo có thể vừa hất vừa chuyển động bàn tay để các viênsỏi được rải đều hơn), tiếp tục lại hất tay ngược lại (vừa hất vừa lựa thật khéo sao chocuối cùng chỉ còn lại duy nhất một viên sỏi trong lòng bàn tay) Quá trình đó gọi là "rảigianh" Nếu trong lúc rải gianh, viên nào lăn ra khỏi vòng tròn, người chơi ở vị trí kế tiếp

sẽ được ăn

Tiếp theo, tung viên sỏi lên, vừa tung vừa nhặt một viên sỏi trong vòng sao cho taykhông chạm đến những viên sỏi khác, đồng thời nhanh tay hứng cho được viên sỏi vừatung lên Nếu thao tác đó thành công, người chơi sẽ được ăn một viên sỏi

Sau khi đã có cả 3 viên sỏi trong tay, tiếp tục rải gianh Trong quá trình rải gianh phảichú ý làm sao để các viên sỏi được rải xuống ở những vị trí thuận tiện cho các lần bắt kếtiếp

Vừa thực hiện những thao tác này, người chơi vừa hát:

Rải gianh

Tranh bàn một Chộp bàn hai Rải gianh

Trang 30

- Cứ như vậy, người chơi tiếp tục chơi cho đến khi phạm luật: viên sỏi bị rơi, chạm tayvào các viên sỏi khác hay bắt nhầm số quân… Người nào phạm luật, người ấy sẽ bị mấtlượt Lúc này, người ở vị trí tiếp theo sẽ được chơi

Trò chơi kết thúc khi tất cả các viên sỏi đã được nhặt hết Ai nhặt được số viên sỏinhiều hơn thì người đó sẽ chiến thắng Người nào nhặt không đủ số viên sỏi ban đầu củamình thì bị thua và sẽ phải "mua" lại cho đủ số sỏi của mình bằng cách mỗi một viên sỏiphải trả một cái búng tay, hay búng tai

Câu hỏi 42: Trò chơi chắt cần bao nhiêu người? Cách thức chơi như thế nào?

Trả lời:

Đây là trò chơi thường dành cho các bé gái từ 6 - 12 tuổi Trò chơi này gần giống như tròchơi cắp cua bỏ giỏ

Để tổ chức trò chơi này, các em cần một nhóm bạn từ 2 đến 4 người, mỗi người chuẩn bị

từ 10 - 20 viên sỏi (Tùy theo kích thước bàn tay của các em và số lượng người trực tiếptham gia mà thỏa thuận số viên sỏi của mỗi người là bao nhiêu) Trước khi bắt đầu cuộcchơi, các em có thể bốc thăm hay Oẳn tù tì để chọn ra người chơi trước, chơi sau Cũng

có nơi, các em thi bằng cách mỗi em cho tất cả các viên sỏi của mình vào lòng bàn tay,ngửa bàn tay rồi hất ngược lên, tiếp tục hất ngược lại lần nữa Ai có số viên sỏi ở trongtay nhiều hơn thì người đó được chơi trước

Cách chơi như sau:

Lấy một viên sỏi vẽ lên nền đất một hình tròn (đường kính tùy ý, nhưng thông thườngkhoảng 40cm; đường kính càng nhỏ, độ khó càng cao)

Người được chơi thứ nhất vốc tất cả các viên sỏi lên hai lòng bàn tay, sau đó hất lênmột mu bàn tay (càng có nhiều sỏi trên mu bàn tay càng tốt) Trong quá trình hất, chú ý vừa phải rải đều các viên sỏi rơi đều trong vòng tròn, vừa tránh không cho cácviên sỏi lăn ra khỏi vòng tròn Viên nào lăn ra, người chơi ở vị trí kế tiếp sẽ được ăn.Vừa cố gắng giữ nguyên các viên sỏi đang có trên mu bàn tay, vừa dùng ngón cái vàngón trỏ gắp một viên sỏi ở trong vòng tròn sao cho các ngón tay không chạm đến nhữngviên sỏi khác, đồng thời, không có viên sỏi nào bị rơi ra khỏi tay Sau đó, bằng một độngtác nhanh nhẹn và khéo léo, vừa hất các viên sỏi trên mu bàn tay ra khỏi vòng tròn, vừabuông hai ngón tay (cái và trỏ) ra rồi lại nghiêng mu bàn tay để đỡ viên sỏi ấy (quá trìnhnày còn gọi là chắt) Đây là một thao tác liên hoàn Nếu có bất cứ sơ suất nào trong thaotác này, người chơi sẽ bị mất lượt

Sau khi đã thành công ở lượt ăn thứ nhất, các lượt ăn tiếp theo tương tự như trên, chỉkhác là trong mỗi lần ăn sau, người chơi chỉ được ăn mỗi viên một lượt

Trường hợp người chơi phạm luật, người ở vị trí kế tiếp sẽ được tham gia chơi Cáchchơi của những người tiếp theo tương tự như người chơi thứ nhất

Cuộc chơi kết thúc khi tất cả các viên sỏi đã được ăn hết Ai ăn được nhiều sỏi nhất,người đó thắng cuộc Người nào ăn không đủ số viên sỏi ban đầu của mình thì bị thua và

sẽ phải "mua" lại cho đủ số sỏi của mình bằng cách phải trả một cái búng tay, hay búngtai cho mỗi một viên sỏi, tùy các bên thỏa thuận

Trang 31

Câu hỏi 43: Trò chơi nhảy ngựa dành cho bao nhiêu người? Cách thức chơi như thế

nào?

Trả lời:

Đây là trò chơi dành cho các em gái, từ 7 đến 15 tuổi

Để tổ chức trò chơi này, các em cần một nhóm bạn, từ 4 - 10 người, chia làm hai đội,

số người tham gia của các đội bằng nhau

Trước khi cuộc chơi bắt đầu, mỗi đội cử ra một đội trưởng để rút thăm, hoặc Oẳn tù tì

để chọn ra các đội thắng, thua Căn cứ vào kết quả, đội thắng được chơi trước, đội thuaphải làm ngựa

Cách chơi như sau:

Trước hết, chọn một gốc cây hay một bệ bê tông làm trụ

Tiếp đến, đội làm ngựa phân chia theo thứ tự như sau: người yếu nhất đứng trong,người khỏe nhất đứng ngoài Sau đó tất cả khom lưng bám vào nhau giống như thân củacon ngựa Người đứng đầu tiên sẽ bám vào trụ

Trong khi đội làm ngựa chuẩn bị, đội được nhảy ngựa cũng họp bàn để phân chia xem

ai nhảy trước, ai nhảy sau Thường thì người nào có khả năng nhảy dài hơn sẽ được nhảytrước

Quá trình nhảy, nếu đội nào bị ngã thì sẽ bị thua, hoặc nếu đội được nhảy mà khôngnhảy được hết số người của đội mình lên lưng ngựa cũng sẽ bị thua Lúc này, đội thua sẽphải chịu làm ngựa cho đội thắng nhảy

Tuy là trò chơi dành cho các em gái, nhưng sự nguy hiểm của trò chơi này cũng khôngkém các trò đánh khăng, cù… của con trai Mặc dù vậy, trẻ em ở nhiều nơi trên cả nước,

từ thành thị đến nông thôn, vẫn rất say mê trò chơi này

Câu hỏi 44: Trò chơi Nhảy dây đơn dành cho ai? Cách thức chơi như thế nào?

Cách chơi trò này rất đơn giản:

Đầu tiên, các em rút thăm hoặc oẳn tù tì để phân chia người nào chơi trước, người nàochơi sau

Tiếp đó, người chơi thứ nhất đưa hai tay cầm hai đầu của sợi dây sao cho dây khôngquá dài, cũng không quá ngắn so với chiều cao của mình

Vừa nhịp nhàng quay hai tay xuống theo chiều ngược kim đồng hồ, vừa nhảy hai chânlên sao cho sợi dây không bị vướng vào chân Tiếp tục quay sợi dây ra phía sau, qua đầurồi lại vòng về phía trước, co chân và nhảy qua sợi dây…

Lưu ý, các thao tác này phải diễn ra nhịp nhàng, liên hoàn Nếu trong quá trình nhảy,người nào vấp vào dây thì sẽ bị mất lượt, quyền chơi sẽ thuộc về người ở vị trí kế tiếp

Khi người chơi nhảy, người ở vị trí kế tiếp sẽ có nhiệm vụ đếm số vòng quay của dây.Kết thúc cuộc chơi, ai có số vòng quay nhiều hơn thì người đó sẽ chiến thắng

Đối với những người đã chơi thành thạo, có thể vừa nhảy, vừa xoay người theo các tưthế; hoặc nhảy chéo dây…

Trang 32

Trò chơi này cũng có tác dụng rèn luyện thể chất cho các em, nên ở trường học, các

em cũng được thầy cô giáo hướng dẫn cách chơi trò này

Câu hỏi 45: Trò chơi đập niêu thường được tổ chức trong dịp nào? Trò chơi này có

những điều kiện gì?

Trả lời:

Đập niêu là trò chơi dân gian, thường được tổ chức trong các dịp hội làng hay lễ, tết

Để tổ chức trò chơi này, ban tổ chức cần chuẩn bị một số điều kiện sau:

- Một số chiếc niêu bằng đất có đường kính khoảng 15cm

- Ba cây tre nhỏ

- Một đoạn dây dài

- Vài chiếc chày hoặc gậy ngắn

- Một mảnh vải dày để bịt mắt

- Phần thưởng tùy ý

Cách chơi như sau:

Đào hai cái hố để chôn hai cây tre

Buộc cây còn lại lên hai chiếc cọc vừa chôn, song song với mặt đất, cách mặt đấtkhoảng 2,5 – 3m

Cắt sợi dây thành từng đoạn có độ dài chừng 1,2 - 1,5m Một đầu dây buộc vào nồi đất,đầu còn lại buộc chặt vào cây tre nằm ngang sao cho nồi đất cách đất chừng 2m

Cách nồi đất chừng 5 - 7m, vẽ một vạch vôi để đánh dấu điểm xuất phát của ngườichơi

Lần lượt từng người vào vị trí xuất phát Ban tổ chức cử ra một người làm nhiệm vụbịt mắt người chơi, đồng thời phát cho họ một chiếc chày hoặc gậy ngắn để làm dụng cụđập niêu Theo hướng đã được treo niêu đất, người chơi thẳng tiến Lúc này, bên ngoài,những người cổ vũ reo hò mách nước cho người chơi Ước chừng đã đến đích, người chơidừng lại, phán đoán và giơ chày đập mạnh Nếu trúng, niêu đất vỡ, người chơi sẽ đượcnhận phần thưởng của Ban tổ chức Nếu thua, người chơi bị mất lượt, phải nhượng lượtchơi cho người khác

Lưu ý, trong quá trình chơi, mỗi người chỉ được đập một lần

Mặc dù phần thưởng về vật chất của trò chơi này thường không lớn, nhưng trong cácdịp lễ, tết, chỗ nào có tổ chức đập niêu là chỗ đó thu hút đông đảo người đến cổ vũ vàtham gia Rất ít người may mắn đập trúng Vì thế, mỗi khi có người thắng cuộc là tất cảđều nhảy lên ăn mừng chiến thắng làm huyên náo cả một vùng Không chỉ người thắngvui mà tất cả những người đến xem và cổ vũ cũng vui

Câu hỏi 46: Trò chơi dung dăng dung dẻ dành cho lứa tuổi nào? Cách thức chơi ra

sao?

Trả lời:

Đây là trò chơi dành cho các em nhỏ ở lứa tuổi nhi đồng Thường vào những đêm hètrăng sáng, các em lại tập hợp nhau đến những khoảng sân rộng để tổ chức chơi trò chơinày

Cách chơi như sau:

Trang 33

Một nhóm bạn, càng đông càng tốt, chia thành hai đội chơi (số người chơi của mỗi độibằng nhau).

Mỗi đội cử ra một đội trưởng rút thăm hoặc Oẳn tù tì để chọn ra đội chơi trước Cácthành viên còn lại có thể bàn bạc để thống nhất phạm vi chơi (Chẳng hạn, không đượcchạy ra khỏi mép sân, bóng cây…)

Sau khi rút thăm xong, đội thắng sẽ được tản ra mỗi người một nơi Đội thua phải cầmtay nhau, vừa dung dăng dung dẻ, vừa hát bài đồng dao:

Dung dăng dung dẻ Nhà nào còn đèn còn lửa

Mở cửa cho anh em chúng tôi vào?

Bước lên giường cao Thấy đôi rồng thấp Bước xuống giường thấp Thấy đôi rồng chầu ".

hoặc:

Dung dăng dung dẻ Dắt dế đi chơi Đến ngõ nhà Trời Lạy Cậu lạy Mợ Cho chó về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp

Câu hỏi 47: Trò chơi cướp cầu thường diễn ra ở đâu? Để tổ chức trò này cần chuẩn

bị vật dụng gì và cách chơi như thế nào?

Trả lời:

Trò cướp cầu (tung cầu) là một trò chơi mang tính nghi lễ, thường có ở nhiều lễ hội.Tuỳ từng địa phương mà quy định, cách chơi hay tên gọi khác nhau

Để tổ chức trò chơi này, Ban tổ chức cần chuẩn bị các vật dụng sau:

Quả cầu bằng gỗ tròn, có khi là quả bưởi hay quả dừa (đối với những địa phương cótục cướp cầu nước) Kích thước của quả cầu như thế nào tùy theo sự chuẩn bị của từngđịa phương Trước khi đưa cầu ra cướp phải qua nghi lễ trình Thánh

Một bãi đất rộng, bằng phẳng, ở hai hướng đông, tây đào sẵn hai cái hố; hoặc một cái

ao sạch (đối với tục cướp cầu nước), ở giữa ao treo một cái giỏ

Cách chơi như sau:

+ Sau khi thực hiện xong các nghi thức tế lễ, quả cầu được tung ra sân đình Hai nhómthanh niên đại diện cho hai nhóm cộng đồng, tất cả đều mình trần đóng khố khác màu.Cuộc tranh cướp diễn ra rất quyết liệt Những người nhanh nhẹn luôn bật lên đón bắt cầu

Trang 34

rồi chuyền ngay cho đồng đội của mình Bên ngoài trống thúc liên hồi, tiếng hò reo cổ vũnáo nhiệt cả sân đình Nhiều người bị trượt chân ngã Cuộc chơi rất sôi động.

Một bên cướp cầu để ném vào một cái hố đào sẵn bên hướng đông, nhóm bên kia cướpcầu để ném vào hố hướng tây Bên nào cướp được cầu và ném vào hố của bên kia nhiềulần là bên đó thắng cuộc Cũng có nơi cầu được ném vào một hố ở giữa sân đình hay némvào một cái giỏ không đáy treo trên cây, bên nào ném vào giỏ của bên kia trước thì bên

đó thắng cuộc Cũng có nơi lại quy ước, bên nào ném vào giỏ của bên mình trước thì bên

Cách chơi được tiến hành như sau:

Một người trong nhóm được cử làm thầy thuốc Bạn này đứng ở một góc của sânchơi Những người còn lại sắp thành hàng một, tay người sau nắm vạt áo (hoặc đặt trênvai) của người đứng trước Cả hàng này được gọi là "rắn" Muốn cho trò chơi diễn ra lâu

và vui vẻ thì người đứng đầu (có vị trí như là đầu rắn) và người đứng sau cùng (có vị trínhư là đuôi rắn) phải thật khéo léo, nhanh nhẹn và hoạt bát, biết cách lựa hướng kết hợpvới chạy vòng vèo để thầy thuốc không bắt được

Trò chơi bắt đầu, người bạn làm đầu rắn dắt đoàn quân (tựa như thân rắn) của mìnhđến nhà thầy thuốc Họ không theo một đường thẳng mà lượn qua lượn lại như thân củamột con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Lúc đó, người đóng vai thầy thuốc trả lời:

- Thầy thuốc đi chơi! (hay đi chợ, đi câu cá, đi vắng nhà tùy ý mà chế ra lý do)

Nhận được câu trả lời, đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:

- Thầy thuốc có nhà!

Và hai bên bắt đầu cuộc đối thoại như sau:

Thầy thuốc hỏi:

- Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:

- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con

- Con lên mấy?

- Con lên một.

- Thuốc chẳng hay

- Con lên hai.

Trang 35

- Con lên mười.

- Thuốc hay vậy.

Sau đó, thầy thuốc đòi hỏi:

Trong quá trình chơi, nếu hai bên giằng co mà rồng rắn bị đứt ngang thì có thể tạmngừng để nối lại Sau đó lại tiếp tục trò chơi

Lưu ý, không nên để trẻ em dưới 5 tuổi chơi trò này vì các em còn quá nhỏ, không đủsức để chạy

Câu hỏi 49: Hãy cho biết về trò chơi đua thuyền?

Trả lời:

Đua thuyền là trò chơi mang tính cổ truyền của dân tộc Việt Nam Đua thuyền thườngdiễn ra ở những địa phương gần sông nước Đây không những là trò chơi, cuộc thi tài màcòn là hành vi thực hiện nghi lễ với thủy thần, xuất phát từ tục cầu nước của cư dân nôngnghiệp - tín ngưỡng phồn thực

Trò chơi được tổ chức cho cả những tay đua nam và tay đua nữ Có những hội đuathuyền được tổ chức với hàng 5 - 7 thuyền, nhưng có những hội thi chỉ có hai thuyền,một trải "đực" mang hình chim ở mũi thuyền, trải kia là "cái" mang hình cá Hai biểutượng đối ứng giao hòa âm - dương (chim trên cao - dương, cá dưới nước - âm); khô(thuyền) - ướt (nước); thuyền trôi, mái chèo khuấy nước nhằm "đánh thức thủy thần" vàcuộc đua ấy chỉ thực hiện vào ban đêm, đến rạng sáng thì kết thúc Cuộc đua thuyền của

Trang 36

cư dân miền biển thì lại mang ý nghĩa cầu ngư Có địa phương tổ chức đua thuyền đểtưởng niệm các anh hùng giỏi về thủy chiến

Ngày nay, đua thuyền là một nội dung quan trọng trong chương trình của rất nhiều lễhội từ Bắc chí Nam, nhất là các địa phương có nhiều sông hồ hoặc gần biển Cuộc đuathuyền hiện nay ở nhiều địa phương không đơn thuần là một hoạt động tín ngưỡng nhưbuổi ban đầu mà đã trở thành sự kiện thể thao hấp dẫn có quy mô lớn, thu hút nhiều đốitượng tham gia Đua thuyền đã có thêm sứ mệnh của cuộc thi tài và biểu dương sức mạnhtập thể

Vào những ngày có hội đua thuyền, nhân dân trong vùng đều nô nức đi xem, khôngkhí lễ hội diễn ra rất tưng bừng, náo nhiệt Tiếng mái chèo khua nước, tiếng hò đẩy củacác tay đua, tiếng reo hò hưởng ứng của những người đi xem… đã tạo nên một ngày hộikhó quên trong lòng mọi người Vì vậy, đến hẹn lại lên, hàng năm, cứ mùa xuân về, hộiđua thuyền lại diễn ra ở hầu khắp các vùng sông nước Việt Nam

Câu hỏi 50: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ dành cho lứa tuổi nào và diễn ra ở đâu?

Trả lời:

Đây là trò chơi dành cho trẻ em và được phổ biến ở tất cả các địa phương trong cả nước.

Địa điểm tổ chức cuộc chơi cũng không rộng lắm, chỉ cần bằng manh chiếu, đủ chỗ cho haingười ngồi

Cách thức chơi như sau:

Hai người (không phân biệt trai gái) ngồi đối diện và cầm chặt tay nhau Vừa hát vừa

kéo tay và đẩy qua đẩy lại trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người Mỗi lần hát

một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần Bài hát có thể là:

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Trang 37

Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè

Câu hỏi 52: Trò chơi tìm nụ, tìm nịu được diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Trò chơi này rất phổ biến đối với các bạn nữ (nhưng không ngoại trừ các bạn namtham gia chơi) Địa điểm không cần rộng, chỉ cần đủ chỗ cho từ hai đến ba người ngồi.Trò chơi có thể diễn ra vào bất cứ thời gian rảnh rỗi nào trong ngày

Đây là trò chơi đố vui để trả lời câu hỏi có hay không có một vật gì đó trong lòng bàntay

Trò chơi bắt đầu khi một bạn nắm chặt một vật gì đó (chẳng hạn: một viên sỏi, mộtviên phấn, một cục tẩy hay một bông hoa nhỏ…) Sau đó cả nhóm cùng đồng thanh hátbài:

Tìm nụ, tìm nịu

Tay tí, tay tiên

Đồng tiền, chiếc đũa

Hột lúa ba bông

Ăn trộm, ăn cắp trứng gà

Trang 38

Bù xa, bù xít

Con rắn, con rít trên trời

Ai mời mày xuống?

Ngày xuân đến, khi trong chùa mọi người đang lễ Phật, thì ngoài sân, trai chưa vợ, gáichưa chồng tụ họp nhau dự trò chơi ném cầu để "bói" hôn nhân Để tiến hành trò chơi,người ta phải chuẩn bị hai quả cầu (thường là hai quả chanh có lớp vỏ bện bằng mây bọcquanh: sơn màu xanh gọi là âm cầu và sơn màu đỏ trắng gọi là dương cầu) và một chiếclồng tre Khi tất cả đã chuẩn bị xong, trai, gái chia làm hai bên, mỗi bên có người cầmđầu Hai bên hẹn ước với nhau rằng: "Trong hai nhóm chúng ta, hễ ai đã kết hôn mà némđược quả cầu vào trong lồng thì chỉ được thưởng; còn cặp nào chưa kết hôn mà némtrúng thì không những được thưởng mà còn hẹn sẽ cưới nhau Nếu ai sai lời sẽ có Phậttrời chứng giám" Giao hẹn xong, mấy cặp bắt đầu trò chơi Trước khi ném cầu, trai gailần lượt hát:

Cầu này là cầu thiên duyên Đôi ta mà trúng, kết nguyền cùng nhau.

Trò vui kéo dài từ sáng đến chiều Tuy là trò chơi nhưng mỗi lần một cặp trai gái cótình ý mà cùng ném trúng thì đều hứa hôn với nhau và sống với nhau rất hạnh phúc

Câu hỏi 54: Trò chơi ô ăn quan cần bao nhiêu người và được diễn ra như thế nào? Trả lời:

Đây là trò chơi dân gian dành cho trẻ con Trò chơi chỉ cần từ 2 đến 6 người chơi, cóthể chia thành hai bên hoặc là hai bè

Trang 39

Cách thức chơi cũng rất đơn giản Trước tiên, vẽ một hình chữ nhật, sau đó chia đôitheo chiều dọc và chiều ngang thành 10 ô vuông nhỏ đều nhau Ta gọi đó là các ô chứadân Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành hai hình vòng cung, tượng trưng cho ô quan, vàđây cũng là hai ô quan trọng nhất trong cả bàn Mỗi ô quan đặt một viên sỏi lớn có hìnhthể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên Mỗi ô vuông được đặt năm viên sỏinhỏ Quân của hai bên cũng phải có hình thù và màu sắc khác nhau để không bị lẫn lộn.Cuộc chơi bắt đầu, hai người ngồi hai bên Người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ôvuông nhỏ (có thể chọn một ô bất kỳ) Sỏi được rải đều chung quanh, mỗi ô một viên, kể

cả phần của ô quan Khi thả hết hòn sỏi cuối cùng thì tiếp tục bắt lấy ô bên cạnh và cứ thếtiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục) Cho đến lúc nào viên sỏicuối cùng được dừng cách khoảng một ô trống, như thế là ta chặp ô trống bắt lấy phần sỏitrong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, vàngười đối diện khi đó mới được bắt đầu

Cũng có trường hợp, nếu người chơi thả viên sỏi cuối cùng ngay trước ô quan thìngười đó cũng bị mất lượt, vì không được phép lấy sỏi của ô quan để rải như là ô chứadân Và khi đó, lượt chơi cũng thuộc về người đối diện

Cứ như vậy, cả hai bên thay phiên nhau đi quan cho đến khi bên nào nhặt được phần ôquan lớn và lấy được hết phần của đối phương thì bên ấy sẽ là người thắng cuộc

Hết quan tàn dân, thu quân kéo về Hết ván, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bênkia Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi Tùy từng địa phương, một ô quan có thể phảiđổi từ 5 đến 10 viên sỏi

Cách chơi ô ăn quan nghe thì đơn giản, nhưng người tham gia trò chơi này muốnthắng được đối phương dễ dàng thì không thể nói chuyện may rủi mà phụ thuộc rất nhiềuvào việc tính toán, lựa chọn ô nào để đi Đây cũng được coi là trò chơi phát triển trí tuệcho trẻ Thông qua trò chơi, trẻ có thể học đếm, học tính… Chẳng thế mà ở nhiều địaphương, trò chơi này vẫn rất hấp dẫn, không chỉ đối với trẻ em, mà cả đối với các bậclàm cha, làm mẹ

Câu hỏi 55: Trò chơi thả đỉa ba ba dành cho lứa tuổi nào? Cách chơi trò này ra sao? Trả lời:

Đây là trò chơi được phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước Các em từ 6đến 15 tuổi đều có thể tham gia chơi trò này Khi chơi, nhóm bạn không giới hạn là namhay nữ Số lượng khoảng từ 5 đến 10 người, thậm chí có thể hơn nếu như có một bãi đấtrộng ở các địa phương miền Bắc, nhà nào cũng có sân rộng và bậc hè cao Đám trẻthường quy định bậc hè là bờ, còn sân là sông, bưng, ruộng

Cách chơi trò này như sau:

Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m (hay quy định khoảng trống nàođó) giả định là sông nước Một em ra giữa vòng vừa hát vừa lấy tay ra đập nhịp vào vaicác bạn:

Thả đỉa ba ba Chớ bắt đàn bà Tha tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo thuyền như nước

Đổ mắm đổ muối

Trang 40

Đổ chuối hạt tiêu

Đổ niêu nước chè

Đổ phải nhà nào Nhà ấy phải chịu.

Từ "chịu" trúng em nào thì em ấy xuống sông làm "đỉa" Bọn trẻ đứa chạy đầu này,đứa băng qua sông góc nọ "Đỉa" rượt theo để bắt Bọn trẻ vừa chạy vừa hát bài hát ghẹo:

Sang sông

Về sông Trồng cây

Ăn quả Nhả hạt.

"Đỉa" rượt bên này thì bên kia xuống sông "Đỉa" quay lại bên kia thì lũ bên nọ lại réolên: "ăn quả / nhả hạt" rồi ào xuống Nếu ai bị "đỉa" bắt được thì trở thành "đỉa" ở cuộcchơi tiếp theo

Câu hỏi 56: Trò chơi đấu vật mang ý nghĩa biểu trưng gì? Trò này thường được tổ

chức cho phái nào?

Trả lời:

Đấu vật là trò chơi dân gian mang tính cổ truyền của dân tộc Việt Nam Gọi là "đấuvật" bởi đây là trò chơi nhằm thể hiện sức mạnh và tinh thần thượng võ của các đô vật.Trò chơi này thường được tổ chức chủ yếu cho phái nam Trước đây, phạm vi của tròchơi chỉ giới hạn trong một làng, một vùng Nhưng nay, trò chơi đã được mở rộng raphạm vi rộng lớn hơn, chẳng hạn như có những cuộc thi mang tầm quốc gia và quốc tế

ở Việt Nam, có nhiều vùng đất vật nổi tiếng như Hà Tây, Hà Nam, Bình Định, HảiPhòng… Hàng năm, khi mùa xuân về cũng là lúc tiếng trống vật rộn rã vang lên thu húthàng nghìn người đến xem Các đô vật ở các nơi cũng nô nức kéo nhau về dự giải

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần và chỉ đóng một cái khố cho kín hạ bộ Cởi trần cốt

để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây mất lợi thế cho đối phương Khố củacác đô vật phần nhiều bằng lụa, màu sắc khá sặc sỡ Trước khi vào vật, hai đô vật lễ vọngvào trong đình

Trống hiệu nổi lên, cuộc thi bắt đầu, các đô vật bước lên lễ đài Sau một hồi khua chânmúa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau Họ lừa nhau, dùng nhữngmiếng để vật ngửa địch thủ Với miếng võ nằm bò, có tay đô vật nằm lì mặc cho địch thủđẩy mình, rồi bất thần họ nhỏm dậy để phản công

Thường thì giải ba được vật trước, rồi đến giải nhì và sau cùng là giải nhất Trước đây,mỗi một giải vật xong, người thắng cuộc được làng đốt mừng một bánh pháo Nhưng nay,khi pháo đã bị cấm, người ta mừng nhau bằng những tràng pháo tay, tiếng reo hò vànhững hồi trống rộn ràng, vang dội

Câu hỏi 57: Trò chơi nhún đu thường diễn ra vào thời gian nào trong năm? Trò chơi

này dành cho lứa tuổi nào?

Trả lời:

Ngày đăng: 04/01/2019, 20:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w