Điều kiện để xác định chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN ? So sánh với cách quy định của Luật thuế TNDN năm 2003 ? điều kiện xác định chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế doanh nghiệp: Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều 9 LTTTDN( quá dài không thể đưa ra đây) thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp: mua hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra, mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm. So sánh với các quy định tại LTTTDN 2003 Trong vấn đề xác định chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế doanh nghiệp thì ta có thể nhận thấy một điều: quy định tại LTTTDN 2003 (k1 đ9) mang tính liệt kê không có sự bao quát như vậy rõ ràng khi áp dụng sẽ làm thiệt cho doanh nghiệp bởi có những chi phí nằm ngoài quy định đó nhưng lại rất hợp lý có giấy tờ hợp pháp nhưng pháp luật lại không cho phép họ trừ. Vô hình chung pháp luật đã tước đi của doanh nghiệp cái quyền được hưởng lợi chính đáng của mình. Còn đối với quy định tại LTTTDN 2008 (cũng tại k1đ9) thì lại rất gọn nhẹ không hề cồng kềnh mà lại hiệu quả điều luật không chỉ rõ những khoản chi nào sẽ được trừ mà chỉ nêu một cách tổng quát mà lại dẽ dàng thực hiện chỉ cần doanh nghiệp đưa ra các giấy tờ hợp pháp là có thể được trừ khi tính thuế thu nhập, quy định này đem lại sự thuận lợi cho cả phía doanh nghiệp và phía nhà nước, doanh nghiệp thì không cần phải xem xem cái khoản chi của mình có trong “danh mục” được trừ hay không mà chỉ xem xét rằng các khoản chi của mình là có phù hợp hay không và có các giấy tờ hợp pháp hay không là được. Còn về phía nha nước thì cũng không cần phải đối chiếu các khoản chi để trừ có hợp lý hay không mà chỉ cần doanh nghiệp đưa ra các giấy tờ hợp pháp cho các khoản chi là có thể tiến hành việc trừ chi phí hợp lý khi tính TTNDN.
Trang 1Căn cứ xác định thu nhập chịu thuế TNDN và thuế TNCN hiện hành So sánh với căn cứ xác định thu nhập chịu thuế của Luật thuế TNDN năm 2003 và Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ?
a khái niệm thu nhập chịu thuế:
Do thuế thu nhập có đối tượng đánh thuế là thu nhập phát sinh, vì thế một trong những nội dung quan trọng của chính sách thu nhập thuế là phải các định được thu nhập chịu thuế Trong nền kinh tế thị trường thu nhập của các tổ chức,
cá nhân cũng rất rộng và đa dạng Do đó, thường thì các nhà nghiên cứu kinh tế và pháp luật chỉ liệt kê các khoản thu được gọi là thu nhập của các tổ chức cá nhân tùy thuộc vào tiêu chí phân loại:
- Nếu căn cứ vào hoạt động làm phát sinh thu nhập thì thu nhập gồm: thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu nhập từ lao động; thu nhập từ tài sản, tiền vốn; thu nhập từ thừa kế, tặng, cho; trợ cấp xã hội; trợ cấp cho các đối tượng chính sách, ưu đãi xã hội và các khoản thu nhập khác…
- Nếu căn cứ vào một số tiêu chí khác thì thu nhập gồm:
+ Thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên
+ Thu nhập hợp pháp và thu nhập bất hợp pháp
+ Thu nhập thực tế đã phát sinh và thu nhập tiềm năng
+ Thu nhập nhà nước có thể kiểm soát và thu nhập mà nhà nước chưa thể kiểm soát được
+ Thu nhập của tổ chức và thu nhập của cá nhân
+ Thu nhập phát sinh trong nước và thu nhập phát sinh ở nước ngoài
+ …
Chính vì tính chất đa dạng và phức tạp của thu nhập mà dưới góc độ pháp lý, pháp luật xác định thu nhập chịu thuế là những khoản thu nhập hợp pháp, đã thực tế phát sinh, có tính phổ biến và nằm trong giới hạn nhà nước có thể kiểm soát được
b Căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 3 về thu nhập chịu thuế thì có thể xác định đối tượng chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp là các khoản thu nhập hợp pháp của doanh nghiệp gồm 2 nhóm:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức kinh
doanh.
- Thu nhập khác của các tổ chức kinh doanh: bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam
Đối chiếu với quy định về người nộp thuế, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 xác định thu nhập chịu thuế dựa trên cả 2 mối quan hệ: mối quan hệ quốc tịch (nhà nước và công dân) và mối quan hệ lãnh thổ (nhà nước và chủ quyền lãnh thổ quốc gia) Xem thêm khoản 2 điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghệp
c Căn cứ xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNCN
Với quan điểm mới yêu cầu cần tạo ra sự bình đẳng giữa các cá nhân trong việc nộp thuế thu nhập cá nhân, phù hợp với thông lệ quốc tế Luật thuế thu nhập cá nhân không còn xác định
thu nhập dựa vào nguồn gốc thu nhập nữa mà xác định: thu nhập chịu thuế là tất cả các khoản thu nhập hợp pháp của cá nhân (Điều 3 Luật TNCN) Với cách quy định như vậy đồng nghĩa với
việc xác định đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là tất cả các khoản thu nhập tính từ đồng thu nhập đầu tiên
1.Thu nhập từ kinh doanh
2 Thu nhập từ tiền lương, tiền công,
3.Thu nhập từ đầu tư vốn,
4.Thu nhập từ chuyển nhượng vốn,
5.Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản,
6.Thu nhập từ trúng thưởng,
7.Thu nhập từ bản quyền,
8.Thu nhập từ nhượng quyền thương mại:
9.Thu nhập từ nhận thừa kế
10.Thu nhập từ nhận quà tặng
1.2 So sánh- t ko biết làm, t chỉ tìm được điểm mới thôi
1.3 Điểm mới về thu nhập chịu thuế theo Luật TNDN 2008
Luật TNDN 2003 quy định thu nhập chịu thuế là phù hợp với thực tiễn tại thời điểm ban hành nhưng trước diễn biến thực tế của đời sống xã hội thì một số quy định không còn phù hợp, cần
Trang 2phải sửa đổi như sau:
- Về thu nhập chịu thuế từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất chuyển quyền thuê đất: Luật TNDN 2003 quy định thu nhập chịu thuế từ thu nhập chuyển quyền sử dụng đất ngoài việc nộp thuế theo thuế suất 25% còn phải nộp thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần từ 0% đến 25% theo tỷ suất thu nhập còn lại trên chi phí Là do: trước đây, các doanh nghiệp được giao đất để kinh doanh nhà, cơ sở hạ tầng theo giá thấp nhưng giá bán nhà, cơ sở hạ tầng cùng với việc chuyển quyền sử dụng đất theo giá thị trường nên có lợi nhuận siêu ngạch , việc nộp thuế như vậy là hợp lý Nhưng từ năm 2005, khi Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực, các trường hợp được giao đất để kinh doanh bất động sản phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự
án, nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo giá đất sát giá thị trường, đồng thời nghiêm cấm việc phân lô, bán nền, chuyển nhượng đất thô để xây nhà ở nên doanh nghiệp không còn lợi nhuận siêu ngạch từ chuyển quyền sử dụng đất Mặt khác, hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm
cả việc bán nhà, tài sản gắn với việc chuyển quyền sử dụng đất nên khó có thể xác định riêng thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất với thu nhập từ bán tài sản trên đất Vì vậy, để phù hợp với thực tế, Luật TNDN 2008 bỏ quy định thu bổ sung đối với chuyển quyền sử dụng đất mà áp dụng chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả chuyển nhượng đất và tài sản trên đất) Tuy nhiên , doanh nghiệp phải kê khai riêng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản để nộp thuế theo thuế suất chung (25%); nhưng nếu doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư thì khoản thu nhập này không được ưu đãi thuế và nếu có lỗ thì chỉ được bù trừ với lãi từ hoạt động này trong 5 năm tiếp theo mà không được bù trừ với lãi từ các hoạt động kinh doanh khác