Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1995 chính sách đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN chính là cách chúng ta vượt qua “thách thức tự nhiên” đó.. Trong gia
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I Vài nét về tổ chức ASEAN: 3
II Quan hệ của Việt Nam và ASEAN từ 1975 đến 1995: 3
1 Giai đoạn 1975 – 1985: 4
1.1 Hoàn cảnh trong nước và tình hình quốc tế: 4
1.2 Quan hệ của Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn 1975 – 1985: 4
1.2.1 Giai đoạn 1975 – 1978: 4
1.2.2 Giai đoạn 1979 – 1986: 7
a) Hoàn cảnh trong nước và tình hình quốc tế: 7
b) Quan hệ Việt Nam (Đông Dương) – ASEAN trong giai đoạn này: 7 2 Giai đoạn 1986 – 1991: 9
2.1 Hoàn cảnh trong nước và tình hình quốc tế: 9
2.2 Quan hệ Việt Nam – ASEAN trong giai đoạn này: 9
3 Giai đoạn 1992-1995: 11
3.1 Hoàn cảnh trong nước và tình hình quốc tế: 11
3.2 Quan hệ Việt Nam - ASEAN trong giai đoạn này: 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 2MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước thuộc khu vược Đông Nam Á, có vị trí chiến lược quan trọng, là đầu mối giao lưu với nhiều nước trong khu vực và thế giới Với vị trí chiến lược quan trọng đó, Việt Nam có nhiều thuận lợi tuy cũng gặp không ít khó khăn trở ngại nhất định Chính vì vậy, thiết lập một mối quan hệ khu vực chặc chẽ, đoàn kết
hỗ trợ nhau, cùng tồn tại hòa bình và phát triển, đó là nhu cầu tiên quyết không những chỉ của Việt Nam, mà còn là nhu cầu chung của tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, đó cũng chính là nhu cầu của toàn nhân loại
Quan hệ với các nước láng giềng luôn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia Với một nước bé như nước ta và đặc biệt trong bối cảnh mới giành được độc lập năm 1975 thì mối quan hệ khu vực ấy lại càng cần thiết Ngày nay tất
cả các nước Đông Nam Á đều là thành viên của một hiệp hội bình đẳng, hòa bình, hiệu quả và uy tín Có được như vậy, phải kể đến vai trò không nhỏ của “mắt xích” Việt Nam trong việc gắn kết hai nhóm nước: Đông Dương và các nước Đông Nam
Á còn lại thành một thể thống nhất Trước khi “hiểu biết lẫn nhau” như ngày nay, Việt Nam và ASEAN cũng phải trải qua khoảng thời gian thăng trầm với những bất đồng, e ngại và kể cả xung đột
Trong chính sách đối ngoại của một quốc gia có những đối tượng và đối tác chiến lược không thể bỏ qua đó chính là các nước lớn, các nước cùng chế độ và các nước láng giềng Nói như đồng chí Nguyễn Khắc Huỳnh rằng “láng giềng là một thách thức tự nhiên” , người ta có thể chọn bạn nhưng không ai chọn được láng giềng Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1975-1995 chính sách đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN chính là cách chúng ta vượt qua
“thách thức tự nhiên” đó Trong giai đoạn này, quan hệ của Việt Nam và ASEAN trải qua nhiều thăng trầm, có những lúc tưởng như việc hợp tác cùng tồn tại hòa bình
đã được đặt nền móng, nhưng cũng có những giai đoạn, vấn đề Campuchia đã gây
ra nghi kị và đối đầu giữa khối các nước ASEAN và Việt Nam, tuy nhiên trong giai đoạn sau, cùng với sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, quan hệ của Việt Nam và ASEAN đã đi vào hợp tác thật sự với mốc quan trọng là năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai bên
Trang 3NỘI DUNG
I Vài nét về tổ chức ASEAN:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (Association of Southest Asian Nations) được thành lập năm 1967 sau sự ra đời của tuyên bố Bangkok, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực
Trong giai đoạn mới thành lập, ASEAN chỉ có năm nước thành viên là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan Năm 1984 kết nạp thêm Brunei Darusalam làm thành viên thứ sáu Ngày 27/8/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của Hiệp hội Tháng 7/1997 kết nạp Lào và Myanmar Ngày 30/4/1999, Campuchia trở thành thành viên thứ mười của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á
và vì Đông Nam Á
Lá cờ của tổ chức ASEAN
ASEAN có diện tích 4.5 triệu km2 với dân số 575 triệu người Kinh tế của ASEAN có tốc độ phát triển khá nhanh với thế mạnh là các mặt hàng như cao su, thiếc, dầu thực vật, gạo, gỗ xẻ, gỗ súc Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN không đồng đều Xu hướng phát triển kinh tế chung của các nước ASEAN trong giai đoạn hiện nay là công nghiệp hoá
II Quan hệ của Việt Nam và ASEAN từ 1975 đến 1995:
Căn cứ theo cách chia giai đoạn của chính sách đối ngoại Việt Nam, ở đây sinh viên tìm hiểu quan hệ của Việt Nam với cộng đồng các nước Đông Nam Á theo ba giai đoạn, từ năm 1975 đến năm 1985, từ năm 1986 đến năm 1991 và từ năm 1991 đến năm 1995 – năm đặt dấu mốc quan trọng trong quan hệ của Việt Nam và khối này khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức
Trang 41 Giai đoạn 1975 – 1985:
1.1 Hoàn cảnh trong nước và tình hình quốc tế:
Trước hết, nói về tình hình quốc tế trong giai đoạn này, đây vẫn là năm Chiến tranh lạnh phủ bóng mây lên quan hệ quốc tế, thế giới sống trong trật tự hai phe hai cực Những xu thế lớn của thời đại là xu thế đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình, bên cạnh đó là xu thế chia rẽ trong nội bộ từng phe mà không thể không kể đến chủ nghĩa xã hội có biểu hiện trì trệ, mâu thuẫn trong nội bộ
Năm 1975 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam Đại thắng Mùa xuân
1975 đã hất cẳng đế quốc Mỹ ra khỏi Việt Nam, nước ta thực sự giành được độc lập, thống nhất hai miền Nam Bắc Đó không chỉ là sự thống nhất về chủ quyền và lãnh thổ mà còn là sự độc lập tuyệt đối về hành chính và chính trị
Tuy nhiên, sau khi giành được độc lập, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt những thách thức do chiến tranh để lại với nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và hàng loạt các vấn đề xã hội Chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp, kinh tế bao cấp, tất cả phụ thuộc vào Đảng và Nhà nước đã khiến trong giai đoạn này, nước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trầm trọng
Đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, giai đoạn này là giai đoạn mà các nước tập trung cho việc phát triển kinh tế trong thời đại mới hòa bình và ổn định Sau khi Mỹ rút quân khỏi chiến trường Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc đã đẩy mạnh tăng cường sự hiện diện và chi phối ở khu vực này
1.2 Quan hệ của Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn 1975 – 1985:
1.2.1 Giai đoạn 1975 – 1978:
Có một vấn đề mang tính chất quan trọng quyết định tới quan hệ giữa Việt Nam
và ASEAN trong giai đoạn này đó là sự dính líu của các nước Đông Nam Á với Mỹ trong cuộc chiến tranh của nước ta với tên đế quốc sừng sỏ này Trong chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, hầu hết các nước ASEAN đã dính líu trực tiếp hay gián tiếp vào cuộc chiến tranh Thái Lan có hai sư đoàn bộ binh cùng chiến đấu với quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Philippines có đội “công dân vụ” 2000 người làm công việc “xã hội” và xây dựng lại cơ sở hạ tầng ở miền Nam ; đó là chưa kể máy bay và tàu chiến Mỹ hàng ngày xuất phát từ những căn cứ quân sự ở Philippines sang đánh phá nước ta Singapore là nơi quân đội Mỹ tới nghỉ ngơi giải trí và cũng
là căn cứ hậu cần tiếp tế lương thực thực phẩm và sửa chữa những chiến cụ của Mỹ
Trang 5bị hư hỏng ở Việt Nam Malaysia giúp huấn luyện lực lượng cảnh sát cho chính quyền Ngô Đình Diệm Tất nhiên, lúc đó ta coi tất cả các nước tiếp tay cho Mỹ - Ngụy dù dưới hình thức nào cũng là kẻ thù của nhân dân ta Và do hầu hết các nước ASEAN đứng về phía Mỹ - Ngụy chống ta nên ta cũng dễ dàng chấp nhận quan điểm cho rằng tổ chức ASEAN là sản phẩm của Mỹ và là khối quân sự xâm lược trá hình, các nước ASEAN chỉ là thuộc địa kiểu mới và tay sai của Mỹ
Tuy nhiên trước những động thái thân thiện thể hiện việc sẵn sàng tạo cơ sở cho việc đặt quan hệ với Việt Nam của các nước ASEAN trong giai đoạn sau Hiệp định Paris 1973, phía Việt Nam cũng đã bắt đầu tích cực triển khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước thuộc tổ chức ASEAN Trong các năm 1974,1975 Việt Nam đã đón một số đoàn từ các nước ASEAN như đoàn tổ chức Á
- Phi của Malaysia (12/1974), đoàn 16 hạ nghị sĩ Thái Lan (11/1975) Cũng trong thời gian này, Việt Nam đã xúc tiến đàm phán lập quan hệ ngoại giao với Philippines
và Singapore
Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước Đông Nam Á lần đầu tiên được thể hiện rõ ràng trong chính sách bốn điểm tháng 7/1976, trong đó nêu lên những nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á như : tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cùng tồn tại trong hoà bình không để lãnh thổ của mình cho nước ngoài sử dụng, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng phát triển hợp tác khu vực
Để tranh thủ sự ủng hộ cho chính sách trên, tháng 7 năm 1976, Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phan Hiền đã lần lượt đi thăm Philippines, Singapore, Indonesia, Malaysia và các nước ASEAN đều tuyên bố ủng hộ chính sách bốn điểm của Việt Nam Trong thời gian này quan hệ ngoại giao Việt Nam – Malaysia đã được thiết lập và phía Malaysia đã hứa giúp Việt Nam khôi phục kinh tế theo khả năng của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực cao su Tháng 8 năm 1976, Việt Nam và Thái Lan cũng thoả thuận lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước
Như vậy, đến tháng 8/1976, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước thành viên ASEAN Trong các năm 1977 và 1978, quan hệ song phương của Việt Nam với từng nước ASEAN đã phát triển mạnh mẽ với các nước ASEAN (tháng 9 và tháng 10/1978) và của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thăm năm nước ASEAN (tháng 12 năm 1977 và tháng 1 năm 1978) Trong các chuyến đi, giữa Việt Nam và các nước ASEAN đã ký nhiều hiệp định về hợp tác
Trang 6kinh tế thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, hàng không, hàng hải Đặc biệt trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam và các nước này đều ra thông cáo chung nêu lên các nguyên tắc chỉ đạo ( quan hệ chung sống hoà bình) Ngoài ra, Việt Nam còn cử nhiều đoàn đại biểu của các ngành triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể khác
Thủ tướng Thái Lan, Tướng Kriangsak Chomanan đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong chuyến thăm chính thức Thái Lan đầu tiên của một Thủ tướng Việt Nam, tháng 9/1978
Việt Nam đã lần luợt lập Đại sứ quán tại Manila (1/1976) Kular Lumpur(7/1977), Bangkok (2/1978) và các nước Philippines, Malaysia, Thailand cũng đã lập Đại sứ quán tại Việt Nam vào các thời điểm tương ứng Các cuộc đàm phán với Indonesia
về thềm lục địa chồng lấn ở cấp chuyên viên cũng bắt đầu được xúc tiến
Tuy nhiên ở giai đoạn này Việt Nam vẫn chưa có quan hệ hợp tác với tổ chức ASEAN Tại Hội nghị bất thường các Bộ trưởng Ngoại Giao ASEAN ngày 18/4/1973 và Hội nghị AMM năm 1974, Việt Nam đều được mời nhưng không tham
dự vì trong số các bên có cả Nguỵ quyền Sài Gòn
Đánh giá quan hệ Việt Nam – ASEAN trong giai đoạn này ta có thể thấy rằng mối quan hệ này đã phát triển theo hướng khá tốt đẹp và cả hai bên đã có những bước đầu đặt nền móng cho quan hệ hai bên Tuy nhiên do những sự dính líu của ASEAN với đế quốc Mỹ thời kì trước, trong quan hệ hai bên vẫn tồn tại nhiều nghi
kị và chưa đi vào hợp tác thực sự Văn bản nổi bật nhất trong giai đoạn này là Chính sách Bốn điểm của Việt Nam – thể hiện thiện chí của Việt Nam trong việc hợp tác với các quốc gia ASEAN
Trang 71.2.2 Giai đoạn 1979 – 1986:
a) Hoàn cảnh trong nước và tình hình quốc tế:
Trong giai đoạn này sự kiện nổi bật nhất ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam ASEAN là vấn đề Campuchia Trung Quốc – với mục đích “dạy cho Việt Nam một bài học” đã bí mật hỗ trợ tiền tài, vũ khí cho quân Khmer Đỏ tiến hành những cuộc tấn công quân sự, tàn sát đẫm máu người dân Việt Nam Trước những tội ác của Khmer Đỏ mà đằng sau là hậu thuẫn của người Trung Quốc – với mục đích làm
“chảy máu người Việt Nam”, phá hoại chế độ, quân dân Việt Nam đã tiến hành đưa quân vào Campuchia
b) Quan hệ Việt Nam (Đông Dương) – ASEAN trong giai đoạn này:
Trong giai đoạn này, sau khi xuất hiện vấn đề Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam
và ASEAN chuyển sang đối đầu, quan hệ song phương của Việt Nam với từng nước ASEAN giảm xuống mức rất thấp Việt Nam vừa phải đấu tranh với ASEAN về vấn
đề Campuchia vừa triển khai đấu tranh ngoại giao, gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với việc xây dựng khu vực hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á, thúc đẩy
đối thoại để đẩy lùi sự đối đầu, phân hoá liên minh chống Việt Nam
Xuất phát từ chính sách trên, cùng với việc đưa ra các đề nghị giải quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam đã đưa ra nhiều đề nghị về hoà bình và hợp tác ở Đông Nam
Á Tại 13 cuộc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Đông Dương ( từ tháng 1/1980 đến tháng 8/1986) Việt Nam đã đưa ra một loạt các đề nghị như tháng 1/1980, Việt Nam đề nghị ký hiệp định không xâm lược giữa các nước Đông Nam Á và sẵn sàng thảo luận việc lập một “khu vực Đông Nam Á hoà bình, độc lập, tự do, trung lập, ổn định và phồn vinh” với các nước ASEAN Tháng 1/1981, Việt Nam đê nghị họp hội nghị khu vực giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN Tháng 7/1982, Việt Nam tuyên bố đơn phương rút một số quân khỏi Campuchia, đồng thời đề nghị họp “Hội nghị quốc tế về Đông Nam Á” với sự tham gia của hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN Tháng 3/1983, theo đề nghị của Việt Nam, Hội nghị cấp cao không liên kết lần thứ bảy ở New Delhi đã ra nghị quyết kêu gọi tất cả các nước Đông Nam Á tiến hành đối thoại để giải quyết mối bất đồng Tháng 7/1983, Việt Nam đề nghị đối thoại không có điều kiện tiên quyết giữa hai nhóm nước và lấy đề nghị của ASEAN về ZOPFAN ( khu vực tự do, hoà bình, trung lập ở ASEAN) làm
cơ sở để thảo luận về việc biến Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định.Tháng 4/1985, Việt Nam khẳng định lại đề nghị triệu tập hội nghị quốc tế bàn tất cả các
Trang 8vấn đề có liên quan đến hoà bình, ổn định ở Đông Nam Á bao gồm các nước trong
và ngoài khu vực liên quan trực tiếp hoặc đã đóng góp vào hoà bình, ổn định ở khu vực Tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, từ năm 1980 đến năm 1985, hàng năm Việt Nam, Lào cùng với một số nước bạn bè đều nêu vấn đề “hoà bình, ổn định và cùng hợp tác ở Đông Nam Á” nhằm thúc đẩy xu hướng đối thoại giữa Đông Dương và ASEAN đổi lại vấn đề tình hình Campuchia do ASEAN đưa ra tại diễn đàn này Tuy nhiên, tất cả các đề nghị nêu trên về đối thoại và hợp tác khu vực đều không được ASEAN chấp nhận với lý do vấn đề Campuchia là nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định khu vực; phải giải quyết vấn đề Campuchia trước rồi mới giải quyết vấn đề hoà bình, hợp tác khu vực
Giai đoạn này có thể nhận thấy có hai nhóm nước tách biệt phản ảnh lợi ích an ninh và quan niệm về mối đe doạ về an ninh khác nhau trong các nước ASEAN Một nhóm tỏ ra lo ngại về nguy cơ cơ bản và lâu dài là Trung Quốc đối với khu vực, do vậy chủ trương đối thoại với Việt Nam nhằm tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia Nhóm nước còn lại chủ trương dựa vào Trung Quốc gây sức ép toàn diện với Việt Nam
Đầu năm 1984, tình hình bắt đầu có thay đổi Mặc dù chịu nhiều sức ép song chính quyền cách mạng Campuchia vẫn đứng vững và đến mùa khô 1984-1985 còn đạt được thắng lợi lớn về quân sự Trong khi đó Việt Nam vẫn đang thực hiện việc rút quân từng phần
Trên bình diện quốc tế, quan hệ Xô – Mỹ, Xô – Trung bắt đầu được cải thiện, gây nguy cơ các nước lớn sẽ vượt lên trước ASEAN để giải quyết vấn đề Campuchia Trong bối cảnh đó, sự phân hoá giữa các nước ASEAN ngày càng rõ nét hơn Indonesia và Malaysia muốn thoát ra và vượt lên trên vấn đề Campuchia để giải quyết các vấn đề rộng lớn hơn của khu vực Tháng 9/1984, Indonesia và Malaysia bắt đầu nêu ra sáng kiến thực hiện khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á, coi
đó là một phần quan trọng để thực hiện ZOPFAN mà không chờ kết thúc vấn đề Campuchia
Những chuyển biến quan trọng trong chính sách của ASEAN đối với Việt Nam được đánh dấu bằng việc tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tháng 2/1985, các nước ASEAN đã nhất trí cử Indonesia làm đại diện đối thoại với các nước Đông Dương, khẳng định xu thế đối thoại giữa hai nhóm nước Đông Nam Á
Trang 9Đánh giá quan hệ hai bên trong giai đoạn này, có thể nhận thấy đây là thời kì vô cùng căng thẳng giữa hai bên do không có sự song trùng trong lợi ích quốc gia đặc biệt là về an ninh Sự tham gia của Trung Quốc vào cuộc chiến Việt Nam – Campuchia đã gián tiếp gây ra sự chia rẽ, đối nghịch giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á
2 Giai đoạn 1986 – 1991:
Năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt đối với Việt Nam trong việc thực hiện đường lối đổi mới toàn diện được thông qua tại Đại hội Đảng VI (6/1986) trong đó Việt Nam chủ trương thực thi chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá quan
hệ Nghị quyết 13 của Bộ chính trị với tiêu đề “Giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế” chính là văn bản quan trọng nhất thể hiện sự đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng ta Nghị quyết đổi mới một loạt chủ trương, biện pháp đối ngoại lớn, nhất là giải pháp cho vấn đề Campuchia, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, ASEAN
2.2 Quan hệ Việt Nam – ASEAN trong giai đoạn này:
Thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã rút hết quân khỏi Campuchia Trở ngại lớn nhất trong quan hệ hai bên đang dần được gỡ bỏ, vấn đề Campuchia đi dần vào giải pháp hoà bình Trong tình hình đó, các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song phương với Việt Nam và hoan nghênh việc Việt Nam tham gia vào hợp tác khu vực Tháng 12/1987, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ ba họp tại Manila, Tổng thống Philippines tuyên bố không coi Việt Nam là mối đe doạ Tiếp
đó Philippines cũng tỏ rõ “không chống việc Việt Nam gia nhập ASEAN” Thủ tướng Thái Lan khi lên nắm quyền tháng 8/1988 đã đưa ra chủ trương biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường Chính sách trên của Thái Lan đã được Thủ tướng Malaysia tuyên bố ủng hộ (6/1989) Về phần mình, Việt Nam cũng luôn bày
tỏ lòng mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ASEAN
Sự xích lại gần nhau giữa Việt Nam và ASEAN có thêm những nhân tố thúc đẩy mới bởi thái độ của Việt Nam kiên trì chính sách đàm phán để giải quyết mọi tranh chấp về lãnh thổ với các nước láng giềng, cùng với việc Việt Nam giữ đúng cam kết rút hết quân khỏi Campuchia trước thời hạn vào năm 1988, mặc dù lúc đó chưa đạt được giải pháp về vấn đề Campuchia Điều đó đã tạo dựng được lòng tin
Trang 10vào thiện chí của Việt Nam trong chính sách tăng cường hợp tác ở khu vực Quan
hệ Việt Nam – ASEAN được đẩy mạnh trong năm 1989 và các năm tiếp theo
Sự kiện chính trị nổi bật và quan trọng nhất trong quan hệ hai bên là việc Tổng thống Indonesia Suharto, nguyên thủ một nước thành viên ASEAN đầu tiên thăm Việt Nam Tiếp đó là các chuyến viếng thăm của Thủ tướng Singapore và Thailand Các quan chức và các học giả ASEAN cũng bắt đầu thể hiện thiện chí và mong muốn
có sự hội nhập của Việt Nam và các nước Đông Dương khác vào khu vực Đông Nam
Á Tháng 1/1989, tại Hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á – Thái Bình Dương ở thành phố Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tuyên bố “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực” Cũng tại Hội nghị này,
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố “ Việt Nam sẵn sàng gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á” Tại Hội nghị liên Bộ trưởng các nước ASEAN 2 (2/1989), Việt Nam và Lào tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp Ước Bali (1976) của ASEAN
Bộ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trong vòng vây của phóng viên năm 1988
Những diễn biến mới trong tình hình quốc tế và khu vực cũng đã tạo thêm điều kiện để thúc đẩy xuhướng tích cực trên quan hệ Việt Nam – ASEAN Từ đây, quan hệ hai bên bắt đầu có những biến chuyển tích cực và việc Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết tháng 10/1991 đã đánh dấu sự chấm dứt của “thời kỳ Campuchia” trong quan hệ Việt Nam – ASEAN, và mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ của hợp tác hai bên