1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận '''' việt nam và chính sách đối ngoại sau khi gia nhập asean ''''

16 708 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 131 KB

Nội dung

sau khi ra nhập ASEAN , Việt Nam cũng đã có những nét mới trong chính sách đối ngoại trên nền tảng của tư duy đổi mới giúp đất nước có những thay đổi tích cực.Bên cạnh đó đây cũng là một

Trang 1

Nhóm Athena lớp CT36B

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI II

TIỂU LUẬN

KHI GIA NHẬP ASEAN

Nhóm thực hiện:

1 Hoàng Bảo Lan( nhóm trưởng)

2 Nguyễn Vũ Trang Ly

3 Phạm Thị Quỳnh

4 Đồng Thị Phương Thùy

5 Trần Thị Thùy Linh

Trang 2

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2011

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU -3

I-HOÀN CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN -3

II- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN -5

1-Thời cơ: . -5

2- thách thức: -6

III- CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM -7

1-CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG CŨ -7

2-CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ASEAN CÒN LẠI -10

3-CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC LIÊN QUAN -11

IV-ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM -13

A, Tích cực: -13

B-Hạn chế và bài học kinh nghiệm. -14

LỜI KẾT -15

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

28 năm sau khi "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á" (ASEAN) được thành lập (1967 - 1995), và 20 năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc (1975 - 1995), nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất đã trở thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN Ngoài 5 thành viên sáng lập của ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, thành viên thứ 6 của tổ chức là Brunei đã được kết nạp ngay sau khi nước này được trao trả độc lập từ phía Anh (1984) Đây có thể nói là một động thái tích cực,.nó chứng tỏ nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện chính sách đối ngoại sau đổi mới năm 1986 :thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển sau khi

ra nhập ASEAN , Việt Nam cũng đã có những nét mới trong chính sách đối ngoại trên nền tảng của tư duy đổi mới giúp đất nước có những thay đổi tích cực.Bên cạnh đó đây cũng là một trong những động lực thúc đẩy Việt Nam gia nhập hàng loạt các tổ chức khu vực và thế giới khác như APEC, WTO ,v.v…chính vì ý nghĩa quan trọng đó nhóm em đã chọn mốc thời gian này cho bài tiểu luận của nhóm bài tiểu luận này nhằm cung cấp một cái nhìn cơ bản về chính sách đối ngoại của Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN và những nhận xét chủ quan của nhóm về những chính sách đó.các thành viên trong nhóm đã làm việc nghiêm túc và tích cực để hoàn thành bài viết tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu xót, kinh mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết thêm hoàn chỉnh.dưới đây chúng em xin trình bày bài viết của mình

I-HOÀN CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN

Những năm 1960 khi cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam đang ở cao trào và có sự tham gia (trực tiếp hay gián tiếp) của một số nước ASEAN, hai bên hầu như không có quan hệ với nhau (trừ mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Indonesia)

Năm 1975 chấm dứt chiến tranh suốt 30 năm qua, nước ta độc lập và thống nhất toàn vẹn.Khu vực Đông Nam Á đã có hòa bình và cũng có ít nhiều thay đổi Nguyện vọng chung của các nước trong khu vực lúc đó là hòa bình, ổn định để

Trang 5

cùng phát triển Các nước ASEAN trước đấy có dính líu với chiến tranh của Mỹ đã muốn có mối quan hệ tốt với ta một phần vì sợ nước ta trả thù Lúc bấy giờ, đối với các nước ASEAN thì ta vẫn cho tổ chức ASEAN là khối SEATO trá hình Vì vậy mà thời gian đó Việt Nam và ASEAN trong tình trạng đối đầu căng thẳng Nhưng cục diện thế giới đã thay đổi, chúng ta đã nhìn nhận một cách cởi mở hơn đối với tổ chức này và nhận thức rõ việc gia nhập vào ASEAN Sau khi ký hiệp ước Bali vào tháng 2 năm 1976 thì quan hệ giữa các nước Đông Dương nói chung

và Việt Nam nói riêng với ASEAN bước đầu được cải thiện Từ thập kỷ 70 đến thập kỷ 80 mối quan hệ đó lại trở nên căng thẳng bởi các tác động như: sự kích động, sự can thiệp của các nước lớn khi nước ta đưa quân vào giúp đỡ Campuchia lật đổ chế độ Khơme đỏ Giữa những năm 80 tình hình Campuchia hòa dịu dần, ASEAN bắt đầu đối thoại với Việt Nam

Bên cạnh những thay đổi sâu sắc diễn ra trên thế giới và ở khu vực từ năm 1989, nhận thức về lợi ích chung của ĐNA, về sự liên kết cùng nhau phát triển đã đưa đến sự thông cảm hơn giữa Việt Nam và ASEAN về lợi ích an ninh của nhau, để tiến tới cùng chia xẻ một số phận chung của các dân tộc ĐNA

Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986)

và được phát triển thêm qua các Đại hội VII (1991) và Đại hội VIII (1996), đã thúc đẩy những cải cách kinh tế theo hướng thị trường nhằm đưa đất nước phát triển, hội nhập với khu vực và thế giới, với mục tiêu xây dựng một đất nước giàu mạnh, một xã hội công bằng và văn minh sống theo pháp luật

Cách nhìn mới về phát triển kinh tế - xã hội: "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh sống theo pháp luật", và đường lối đối ngoại "là bạn với tất cả" thể hiện quan niệm mới về an ninh của Việt Nam, là những nhân tố tích cực thúc đẩy việc Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới

Thang 1/1992 diễn ra một sự kiện quan trọng, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 họp tại Singapore quyết định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) trong thời hạn 15 năm (l/1993 - l/2008) Lúc này, các nước ASEAN không những chấm dứt chia rẽ mà còn nhận rõ và đánh giá cao vai trò quan trọng của các nước Đông Dương đối với hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực Cũng vào thời gian này, Việt Nam triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại "đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế" Trước thắng lợi của ta trong công cuộc đổi mới và

Trang 6

trong thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, các nước thành viên cũ của ASEAN

đã chủ động đặt vấn đề có thể sớm kết nạp Việt Nam vào ASEAN nếu ta tự thấy

đã sẵn sàng Thêm vào đó,năm 1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh

cấm vận đối với Việt Nam.Đây là mốc lịch sử vô cùng quan trọng Bạn bè các

nước, các nhà ngoại giao Mỹ tại LHQ đều theo dõi sít sao hoạt động của ngoại giao Việt Nam tại diễn đàn đa phương lớn nhất hành tinh này Việt Nam đang ở trong tình thế chỗ dựa truyền thống vừa bị tan ra (Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu), Phái đoàn "một vấn đề" (one issue Mission - vì suốt cả thời gian dài ta phải tập trung đấu tranh với một liên minh bao vây phong tỏa về vấn đề Việt Nam giúp tiêu diệt nạn diệt chủng tại Campuchia) sẽ hoạt động như thế nào đây

Tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (AMM) họp ở Bangkok thang 7/1994 các nước chính thức hỏi ta "Đã sẵn sàng gia nhập ASEAN chưa?" và khi ta chính thức trả lời "Việt Nam sẵn sàng gia nhập sớm", các Bộ trưởng đã vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh và lập tức thông qua nghị quyết tiến hành chuẩn bị các thủ tục cần thiết theo quy trình để làm lễ kết nạp Việt Nam vào kỳ họp Bộ trưởng ngoại giao tới, tức năm 1995 tại Thủ đô Brunei

Và ngày 28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam vào ASEAN đã được tổ chức tại Bandar Seri Begawan, thủ đô của Brunei trong dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 ASEAN trở thành ASEAN-7

Việt Nam gia nhập ASEAN đã làm chấm dứt tình trạng khu vực Đông Nam Á chia

rẽ thành 2 khối đối địch nhau, chuyển sang một kỷ nguyên mới tất cả các nước trong khu vực đoàn kết với nhau dưới một mái nhà chung, hợp tác với nhau để mỗi nước phát triển và cả khu vực cùng phát triển, mở ra triển vọng hiện thực hóa ước mong của các nhà sáng lập ASEAN là ASEAN sẽ bao gồm tất cả các nước trong khu vực

Rõ ràng việc Việt Nam gia nhập ASEAN là sự gặp nhau giữa chủ trương của Việt Nam đối với các nước trong khu vực và yêu cầu của các nước trong khu vực nhìn nhận về vai trò của Việt Nam trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế Nói một cách khác, Việt Nam cần ASEAN và ASEAN cũng cần Việt Nam Và cũng từ đây quan hệ Việt Nam - ASEAN đã lật sang một trang mới

II- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN

1-Thời cơ:

Khi gia nhâp ASEAN tạo thuận lợi cho Việt Nam hoà nhập và cộng đồng khu

Trang 7

vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á tạo cơ hội để để nước ta có điều kiện

mở rộng hợp tác với các nước lớn và các tổ chức khu vực trên thế giới : bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, Mĩ, tham gia tổ chức diễn đàn hợp tác kinh

tế châu Á- Thái Bình Dương(APEC) Tạo thời cơ để Việt Nam thu hút vốn đầu tư,

mở ra cơ hội giao lưu hợp tác trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật, công nghệ để phát triển.Mở rộng giao lưu hợp tác trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng là cơ hội để

Vn mở rộng thị trường trên thế giới và khu vực Tăng cường an ninh quốc phòng trên đát liền cũng như trên biển ASEAN ra đời 8/1967 gồm 5 nước có thể xem là mạnh về kinh tế nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ ( Thái, In, Ma, Sin, Phi ) Trải qua

sự phát triển của các nước từ ASEAN 6 đến 10 với nhiều biến động về kinh tế, chính trị ở mỗi quốc gia có sự phát triển đặc thù, nhưng nhìn chung vấn đề hợp tác phát triển trong và ngoài khu vực Đông Nam Á là cơ bản nhất Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN không ngoài mục đích hợp tác phát triển với bạn bè trên thế giới, vì vậy đây là yếu tố thuận lợi để chúng ta thực hiện chủ trương này Khi tham gia ASEAN chúng ta đã đóng góp tích cực về nhiều mặt, làm cho tổ chức ASEAN vững mạnh hơn đặc biệt trọng tâm là hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá ( Cộng đồng ASEAN tương đồng về văn hoá - lúa nước ) Thứ hai thông qua ASEAN chúng ta tiếp xúc, hợp tác với nhiều tổ chức trên thế giới để làm bạn và hợp tác song phương, tạo tiếng nói trên chính trường quốc tế Thứ ba không nằm ngoài quy luật xu thế phát triển chung của thế giới là hợp tác đa dạng hoá, đa phương hoá, đòi hỏi chính sách ngoại giao và hợp tác với bạn bè trên thế giới là tất yếu 2- thách thức:

Tuy vậy, không có nghĩa là việc Việt Nam tham gia vào hợp tác ASEAN về các mặt đều diễn ra suôn sẻ, và Việt Nam đã không gặp mấy khó khăn và thách thức Bên cạnh những kết quả tốt đẹp của hai năm tham gia hợp tác ASEAN, một số vấn

đề vẫn còn tồn tại, và một số vấn đề mới nảy sinh sẽ tiếp tục thách thức sự tham gia và hội nhập của Việt Nam trong ASEAN

Ngoài những thắc mắc từ bên ngoài ASEAN, ngay trong một số nước ASEAN cũng còn những ý kiến e ngại về khả năng của Việt Nam - một nước có trình độ kinh tế phát triển thấp hơn rất nhiều so với các nước ASEAN có chế độ chính trị

và kinh tế khác biệt - tham gia vào hợp tác ASEAN, và việc Việt Nam với những bất hoà và tranh chấp lãnh thổ vốn có với Trung Quốc có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc

Song song với sự hợp tác song phương, đa phương, với nhiều nước trong và ngoài khu vực ASEAN, kèm theo đó là những vấn đề phức tạp về các loại hình văn hoá đồi truỵ xâm nhập, ảnh hưởng vào nước ta dưới nhiều dạng thức khác

Trang 8

nhau khó phát hiện và nắm bắt nếu không cẩn trọng dễ bị ảnh hưởng nhất là trong giai đoạn xu thế hiện nay, Mặt khác một số vấn đề cạnh tranh không lành mạnh của một số phần tử xấu từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập hòng phá hoại kinh tế đất nước, kéo theo là những âm mưu thù địch nếu chúng ta không xử lý và có những biện pháp hữu hiệu tăng cường sức mạnh về mọi mặt Kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị thì nguy cơ ( thách thức ) tụt hậu của đất nước là rất lớn

III- CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

1-CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG CŨ Lào và Campuchia vốn là 2 người láng giềng gần gũi, thân mật của Việt Nam và đều được gọi tên là những nước Đông Dương Không chỉ có chung những phần biên giới mà còn chung về nhiều đường lối và chính sách phát triển khác Việt Nam và 2 quốc gia này cũng giúp đỡ nhau rất nhiều trong các hiệp định tương trợ

từ trước đến nay Vậy khi cả 3 quốc gia đều cùng gia nhập vào 1 tổ chức hợp tác lớn nhất khu vực thì các chính sách của Việt Nam đối với Lào, Campuchia sẽ như thế nào?

Trước hết, ta nhìn lại mối quan hệ giữa Việt Nam với 2 quốc gia Đông Dương trong thời kì trước 1995 Khi nước CHDCND Lào ra đời ngày 2/12/1975, quan hệ Việt-Lào đã chuyển sang giai đoạn mới đó là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và hai Nhà nước Từ đó đến nay, mối quan

hệ đặc biệt Việt-Lào ngày càng được củng cố và phát triển Trước khi chính thức gia nhập vào ASEAN, một số hiệp định và thỏa thuận hợp tác đã ký giữa hai bên trên rất nhiều lĩnh vực: Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt - Lào (18/7/1977); Hiệp ước hoạch định biên giới (7/1977); Hiệp định lãnh sự 1985; Hiệp định về quy chế biên giới 1990; Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học, kỹ thuật

1992-1995 (tháng 2/1992); Hiệp định về kiều dân (01/4/1993); Hiệp định quá cảnh hàng hóa (23/4/1994); Hiệp định hợp tác lao động (29/6/1995) Điều này cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào đã được thiết lập và duy trì trong khoảng thời gian rất lâu và nó có xu hướng ngày càng hợp tác mở rộng hơn về nhiều mặt trong đời sống kinh tế-xã hội của từng quốc gia Trong giai đoạn 1991-1995, đặc biệt sau Đại hội Đảng VII, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, củng cố và phát triển qua hệ hữu nghị hợp tác truyền thống với các nước XHCN, các nước anh em trên bán đảo Đông Dương, phát triển quan hệ với Đông Nam Á, phát triển quan hệ hợp tác hữu

Trang 9

nghị, giúp đỡ lẫn nhau với các nước đang phát triển Đối với Lào thì hai Đảng, 2 nước liên tục coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt-Lào

Về phía Campuchia, sau hiệp định Paris, Nhà nước Campuchia chuyển sang chế độ chính trị xã hội khác Tháng 1-1-92, hai bên khẳng định: xây dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vện lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ mỗi nước, không dũng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề giữa hai nước bằng con đường hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết từng bước thỏa đáng vào thời gian thích hợp những vấn đề tồn tại Hai bên khuyến khích hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kĩ thuật, lập các nhóm chuyên viên về vấn đề phân định biên giới, lập nhóm làm việc cấp chuyên viên để giải quyết vấn

đề Việt Kiều trên cơ sở tôn trọng luật pháp Campuchia và luật pháp quốc tế cũng như thông lệ quốc tế Nhìn chung có thể thấy, những mâu thuẫn có xảy ra giữa Việt Nam với 2 quốc gia láng giềng nhưng Việt Nam luôn nỗ lực đưa ra các chính sách giải quyết, điều hòa quan hệ bằng biện pháp hòa bình, xây dựng sự hợp tác dựa trên những hiệp định tương trợ về mọi mặt để cùng nhau phát triển Đấy là khi Việt Nam đang ở trong giai đoạn rất khó khăn khi Liên Xô sụp đổ cùng sự bao vây cấm vận mọi mặt của Mỹ Vậy khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN thì tình hình

có gì khác? Các chính sách đối với 2 nước láng giềng sẽ như thế nào?

Ngày 28/7/1995, Việt nam chính thức gia nhập vào tổ chức ASEAN nhưng 23/7/1997 Lào mới gia nhập và muộn hơn là 30/4/1999- năm gia nhập của

Campuchia Tuy nhiên khi mới gia nhập, Việt Nam đã có những chính sách mới đối với 2 nước láng giềng kể cả khi cả 3 chưa cùng gia nhập vào ASEAN Từ khi Việt Nam gia nhập đến trước khi Lào gia nhập, có rất nhiều văn kiện quan trọng

đã được kí kết giữa 2 bên: Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giai đoạn 1996-2000 (ngày 14/1/1996); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (ngày 14/1/1996); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (ngày 14/1/1996); Hiệp định vận tải đường bộ (ngày 26/2/1996); Hiệp định về trao đổi nhà trụ sở và nhà ở của

cơ quan đại diện (ngày 1/4/1996) Chẳng hạn như hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và chính phủ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (1996), các bên ký kết với mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác lâu dài về kinh tế, công nghiệp và đặc biệt là tạo những đIều kiện thuận lợi cho đầu tư của các nhà đầu tư của bên ký kết này tại lãnh thổ của bên ký kết kia, nhận thấy sự cần thiết bảo hộ đầu tư của các nhà đầu tư của hai bên

Trang 10

ký kết và thúc đẩy đầu tư, kinh doanh vì lợi ích kinh tế của hai bên ký kết Hay là thỏa thuận về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc khuyến khích phát triển hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước với mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế, thúc đẩy, khuyến khích hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển và phù hợp với thông lệ quốc tế Tại Đại Hội IX, trong khi ra sức đẩy mạnh quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng gần gũi, các nước bạn bè truyền thống, trong đó quan hệ hữu nghị với Lào luôn chiếm vị trí hàng đầu, duy trì việc trao đổi thường kỳ cấp cao, các cấp, các địa phương, lập Ủy ban liên chính phủ chuyển từ hợp tác theo từng dự án sang hợp tác theo chương trình dài hạn: “chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học

kĩ thuật đến năm 2000”, “hiệp định khung hợp tác năm năm 01-05”, “chiến lược hợp tác giữa hai nước giai đoạn 2001-2010” và nhiều hiệp định song phương khác

Còn đối với Campuchia, từ năm 1995-1999, có rất nhiều cuộc viếng thăm giữa những người có quyền lực ở 2 nước chẳng hạn Tháng 8-1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm chính thức Campuchia, tháng 12-1995, Quốc vương Norodom Sihanouk thăm chính thức Việt Nam, tháng 5-1999, Chủ tịch Quốc hội

Campuchia, Hoàng thân Norodom Ranarith thăm Việt Nam, tháng 6-1999, Tổng

bí thư Lê Khả Phiêu thăm Campuchia Hai bên nhất trí xây dựng quan hệ hai nước theo phương châm “hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”… Hơn nữa trong giai đoạn này, Campuchia chuyển sang chế độ đa Đảng, tuy không còn chiến tranh, nhưng còn mất ổn định và chịu tác động mạnh từ bên ngoài, Các thế lực thù địch tăng cường xuyên tạc, kích động chống phá Việt Nam, Campuchia, Lào và chia rẽ 3 nước Trước tình hình đó, Việt Nam đã đưa ra phương châm chỉ đạo quan hệ 2 nước là “hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài” Việt Nam kiên trì chính sách hữu nghị, hợp tác với Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia Hai bên

đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, ký nhiều hiệp định hợp tác về kinh tế, văn hóa, an ninh chống tội phạm, thúc đẩy giải quyết vấn đề tồn tại ( Việt kiều và biên giới)

Có thể thấy chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với 2 nước láng giềng vẫn dựa trên những cơ sở hợp tác cũ nhưng đã có bổ sung thêm nhiều khía cạnh của đời sống xã hội đặc biệt là nỗ lực giải quyết triệt để những mâu thuẫn còn tồn đọng, những vấn đề khá nhạy cảm và gây nhiều tranh cãi như vấn đề với Campuchia Hội nghị Thủ tướng 3 nước năm 1999 và 2002 đã thỏa thuận đẩy mạnh hợp tác

Ngày đăng: 27/06/2014, 02:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w