1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại công ty cổ phần cao su đồng phú

128 127 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 4,68 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HUỲNHLỢI

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2014

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sỹ Huỳnh Lợi

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCMngày 22 tháng 05 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

T1 P Ch

G2 P

G Phb3 P

G Phb4 T

S 5 T

S Ủvi

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Trang 4

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP HCM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐHCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP HCM, ngày.22 tháng 05 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: TRẦN THỊ THANH HÒA Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: Ngày 14 tháng 10 ngăn 1962 Nơi sinh: Quảng BìnhChuyên ngành: Kế toán MSHV: 1241850017

I- Tên đề tài:

“Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú”

II- Nhiệm vụ và nội dung:1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về chi phí và hệ thống kế toán chi phí doanhnghiệp.

- Thống kê, mô tả, phân tích thực trạng về hệ thống kế toán chi phí Công ty CổPhần Cao Su Đồng Phú để tìm những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân để tìm biệnpháp khắc phục.

- Khảo sát, đánh giá tính hữu ích và nhu cầu thực tiển hoàn thiện hệ thống kếtoán chi Công ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú.

- Đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tạicông ty; đồng thời đề xuất một số kiến nghị để những giải pháp có thể thực hiệnđược tốt nhất.

2 Nội dung nghiên cứu

Với những nhiệm vụ nêu trên, luận văn cần thực hiện các nội dung sau:

Trang 5

- Nghiên cứu, hệ thống hoá những lý luận về chi phí , hệ thống kế toán chi phídoanh nghiệp.

- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và phân tích thực trạng về hệ thống kế toánchi phí tại công ty Cổ Phần Cao Su Đồng phú; đánh giá những ưu điểm, hạn chế vànguyên nhân của những hạn chế đó.

- Đánh giá tính hữu ích và nhu cầu thực tiển hoàn thiện hệ thống kế toán chiphí công ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú

- Đề xuất một số giải pháp để góp phần xây dựng hệ thống kế toán chi phícông ty, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để những giải pháp có thể thực hiệnđược tốt nhất.

III- Ngày giao nhiệm vụ: 01-07-2013IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30-03-2014V- Cán bộ hướng dẫn: TS Huỳnh Lợi

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại công tyCổ Phần Cao Su Đồng Phú” đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự cố

vấn, hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học Các số liệu, kết quả nêu trong Luận vănlà trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn nàyđã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồngốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Trần Thị Thanh Hòa

Trang 7

Tôi xin cảm ơn sự đóng góp quý báu của tập thể Lãnh đạo Công ty Cổ phầnCao su Đồng Phú, đặc biệt là Kế toán trưởng và Phòng kế toán đã giúp đỡ tôi trongquá trình nghiên cứu thu thập số liệu, cũng như cho tôi những ý kiến, nhận xét có giá trịđể hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Gia đình tôi, quý đồng nghiệp, bạn bè luôn quan tâmkhích lệ và hỗ trợ Tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến đến tất cả những người đã giúp đỡ tôihoàn thành luận văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Thanh Hòa

Trang 8

TÓM TẮT

Chi phí là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh trong kỳ.Vì vây, Kế toán chi phí có vai trò cung cấp thông tin về chi phí phục vụ cho việchoạch định, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản lý Trong những năm gần đây,Kế toán chi phí có vai trò quan trọng đối với mô hình doanh nghiệp sản Do đó, Kếtoán chi phí cần được tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng hiệu quả trong kinh doanh.

Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh cạnh tranh toàn cầu, thực tiễn, thựctrạng hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp Việt Nam cung cấp thông tin về chiphí phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản lý vềchiến lược sản xuất kinh doanh sản phẩm cùng loại qua giá cả, chi phí, chất lượngthì khó có thể giúp cho doanh nghiệp tồn tại lâu dài Tại công ty Cổ phần Cao suĐồng Phú cũng không nằm ngoài quy luật đó Hiện nay hệ thống kế toán chi phícủa công ty chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin chi phí cho kế toán quả trịvà kế toán tài chính, nhất là kế toán quản trị Vì vậy, đã đặt ra vấn đề thời sự và tầmnhìn chiến lược phải nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện lại hệ thống kế toán chi phí.Luận văn này trình bày việc khảo sát đánh giá hệ thống kế toán chi phí tại Công ty Cổphần Cao su Đồng Phú Qua đó phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán chi phítại Công ty, đề tài sẽ đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí cho Công tyCổ phần Cao su Đồng Phú, cũng như đưa ra các kiến nghị và kết luận của công trìnhnghiên cứu.

Thông qua đề tài, tác giả muốn đóng góp vào việc hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí của Công ty Cổ Phần Cao Su Đồng Phú, từ đó đề ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể để có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Trang 9

Cost is a very important factor in business activities of enterprises Itdirectly affected the outcome in any business Thus , cost accountant role toprovide information about servicing costs for the planning , control and decisionmaking of managers In recent years , cost accountants have an important role tothe real business model Therefore, cost accounting should be further research toapplications in business efficiency

With the market economy, production and business activities globallycompetitive, practical, reality cost accounting system Vietnam now providesinformation on servicing costs for the planning, control and decisions of managersin business strategy similar products through pricing, cost, quality is difficult tomake long-term business survival At company Dong Phu Rubber Joint is not out ofthis rule Currently the cost accounting system of the company is not providingadequate and timely cost information for accounting treatment results and financialaccounting, management accounting is therefore, raises the issue the vision andstrategic research to build and perfect the system of cost accounting This paperpresents the survey assessed the cost accounting system at JSC DPR Through thisanalysis, assess the status of the cost accounting system in the Company, subject tothe complete solution proposed cost accounting system for Corporation DPR, aswell as offering reviews recommendations and conclustions of the study.

Through the subject , the author would like to contribute to the completioncost accounting system of the Dong Phu Rubber Joint Stock company , which setout the objectives and specific measures to survive and sustainable developmentfirm

Trang 10

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH x

Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kế toánchi phí tại công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú 01

1.1 Tính thời sự và tính cấp thiết của đề tài 01

1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 01

1.3 Mục tiên đề tài nghiên cứu 03

1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 03

1.5 Nội dung nghiên cứu của đề tài 03

1.6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 04

1.7 Kế cấu bố cuc luận văn 06

1.8 Những mong muốn đóng góp 06

Kết luận chương 1 06

Chương 2 - Tổng quan về chi phí và hệ thống kế toán chi phí doanhnghiệp ……… …… 08

2.1 Bản chất kinh tế của chi phí và tiếp cận chi phí trong doanh nghiệp 08

2.2 Nhu cầu thông tin chi phí và mục tiêu của hệ thống kế toán chi phí 09

2.3 Tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp .11

2.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kế toán chi phí 12

2.5 Quy trình kế toán chi phí doanh nghiệp 17

Trang 11

3.1 Những vấn đề chung về Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú 26

3.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành phát triển công ty 26

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển của công ty 28

3.1.3 Đặc điệm kỹ thuật- công nghệ- quản lý- tài chính- kế toán 29

3.1.3.1 Đặc điểm kỹ thuật công nghệ sản xuất 29

3.1.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty 32

3.1.3.3 Đặc điểm tài chính của công ty 35

3.1.3.4 Đặc điểm kế toán của công ty 36

3.2 Thực trạng kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng phú 40

3.2.1 Một số quy định chung về chi phí, kế toán chi phí tại công ty 40

3.2.2 Thục trạng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm công ty 42

3.2.2.1 Nội dung và trình tự tiến hành kế toán chi phí tại công ty 42

3.2.2.2 Tổ chức vận hành kế toán chi phí tại công ty 45

3.2.3 Tình hình sử dụng thông tin hệ thống kế toán chi phí trong quản trị hoạtđộng sản xuất kinh doanh 45

3.3 Đánh giá sơ lược về hệ thống kế toán chi phí tại công ty 47

3.3.1 Đánh giá tổng quan về hệ thống kế toán chi phí công ty 47

3.3.2 Những kết quả đạt được 48

3.3.3 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại 48

Kết luận chương 3 49

Trang 12

Chương 4 – Tính hữu ích và những biểu hiện suy giảm tính hữu ích cùngnguyên nhân gây nên của hệ thống kế toán chi phí tại công ty Cổ phần

Cao su Đồng Phú 50

4.1 Tính hữu ích hệ thống kế toán chi phí của Công ty 50

4.2 Các biểu hiện suy giảm tính hữu ích và nguyên nhân gây nên của hệthống kế toán chi phí Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú 57

5.3.3 Xác lập quy trình kế toán chi phí và sơ đồ kế toán chi phí 84

5.3.4 Xác lập bộ máy và cơ chế vận hành hệ thống kế toán chi phí 86

5.4 Xác lập các nội dung và phương pháp kỹ thuật hỗ trợ khác 87

Trang 13

BẢNG DANH MỤC CHỬ VIẾT TẮT

BHTN Bảo hiểm thất nghiệpBHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tếBP Bộ phận

BTP Bán thành phẩmCP Chi phí

CP BH Chi phí bán hàng

CP CCDC Chi phí công cụ dụng cụCP QLDN Chi phí quản lý doanh nghiệpCP SX Chi phí sản xuất NCTT Nhân công trực tiếp NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp SXC Sản xuất chung

PRI Chỉ số chuyển độ dẻoSXKD Sản xuất kinh doanhTP Thành phẩm

TSCĐ Tài sản cố định VNĐ Việt nam đồng XDCB Xây dựng cơ bảnXN Xí nghiệp

Trang 14

BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG

ng 2.1 Mộtố 22Bả

ng 3.1 Các 27Bả

ng 3.2 Chi 36Bả

ng 3.3 Bả 39Bả

ng 3.4 Tìn 45Bả

ng 3.5 Nhphí 46Bả

ng 4.1 Bảcô 52

ng 4.2 Hệ 52Bả

ng 4.3 Hệ 4.2 54Bả

ng 4.4 Tot 55Bả

ng 4.5 Kết 55Bả

ng 4.6 Th 56Bả

ng 4.7 Biểtoá 57Bả

ng 4.8 Bảho 62Bả

ng 4.9 Hệ 63Bả

ng 4.10 Hệ 4.9 64Bả

ng 4.11 To 65Bả

ng 4.12 Kết 66Bả

ng 4.13 Th 67Bả

ng 4.14 Giá 67Bả

ng 5.4 Bá(Tph 83

Trang 15

BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ

Các q

172SơđồBộ 33SơđồMô 36SơđồHệ 41SơđồHạ44SơđồQu84SơđồSơ85SơđồTổ 87

Trang 16

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾTOÁN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐỒNG PHÚ

1.1 Tính thời sự và cấp thiết của đề tài

Thông tin chi phí là một trong những thông tin kế toán giữ vai trò quan trọngđể công bố tình hình hoạt động, tài chính doanh nghiệp ra bên ngoài và để thực hiệnviệc quản trị nội bộ trong doanh nghiệp Sự thay đổi nhanh chóng môi trường hoạtđộng sản xuất kinh doanh, khoa học - kỹ thuật - công nghệ - quản lý hoạt động kinhdoanh đã dẫn đến hệ thống kế toán chi phí ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chungvà tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú nói riêng bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế,nhất là sự giảm sút tính hữu ích của nó trong đáp ứng nhu cầu thông tin để quản trịchi phí, quản trị hoạt động kinh doanh Vì vậy, nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện hệthống kế toán chi phí nhằm đảm bảo, nâng cao tính hữu ích của thông tin chi phídoanh nghiệp đang là một vấn đề chuyên môn kế toán có tính khoa học, thời sự, cầnthiết đang đặt ra tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú Đó là lý do, sự cần thiết mà

tác giả chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Caosu Đồng Phú” để làm luận văn tốt nghiệp.

1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hệ thống kế toán chi phí đã được khá nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiêncứu Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu hệ thống kế toán chi phí thườngtập trung vào nâng cao tính hữu ích của nó đối với quản trị Cụ thể, với những côngtrình nghiên cứu của một số tác giả khác đã được tác giả tiếp cận, học hỏi như sau.- Ở Nước ngoài,

• Công trình nghiên cứu hệ thống kế toán chi phí của tác giả Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management Accounting

Trang 17

Information for Creating and Managing Value (Quản lý thông tin kế toán choviệc tạo và quản lý giá trị gia tăng) Công trình này được tập trung nghiên cứu,trình bày hệ thống kế toán chi phí qua nhiều góc nhìn khác nhau của kế toántài chính, kế toán quản trị ở chương 5, chương 6, chương 7, chương 8 và vớinghiên cứu này tác giả đã cảnh báo sự thay đổi môi trường sản xuất kinhdoanh cần phải tiếp cận, điều chỉnh lại mục tiêu, trọng tâm, nội dung, kỹ thuậtcủa hệ thống kế toán chi phí cho thích hợp với nhu cầu, nền tảng hoạt động, kỹthuật, quản trị, kế toán doanh nghiệp

• Công trình nghiên cứu của tác giả James R.Martin (2005), ManagementAccounting: Concepts, Techniques & Controversial Issues (Quản lý kế toán:khái niệm, kỹ thuật và các vấn đề gây tranh cãi) Công trình này tập trung vàonghiên cứu các thành phần của hệ thống kế toán chi phí và cách thức vận dụng,chọn lọc các thành phần hệ thống kế toán chi phí để sắp xếp thành quy trình kếtoán chi phí đáp ứng những mục tiêu nhất định.

- Ở trong nước

• Công trình nghiên cứu của tác giả Huỳnh Lợi, Xây dựng hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã nghiệm thu vào tháng 12 năm 2012 Công trình nghiên cứu này tập trung vào những vấn đề lý luận, tiếp cận nhu cầu thông tin chi phí từ đó xây dựng, phát triển hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường theo hướng nâng cao vai trò thông tin chi phí cho quản trị, Luận văn của tác giá trên cơ sở kế thừa, phát triển theo hướng riêng trên cáckết quả trên như “những cảnh báo sự thay đổi môi trường sản xuất kinh doanh cầnphải tiếp cận, điều chỉnh lại mục tiêu, nội dung, kỹ thuật hệ thống kế toán chi phícho thích hợp với nhu cầu, nền tảng hoạt động, kỹ thuật, quản trị, kế toán doanhnghiệp” của tác giả Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012),như “vận dụng, chọn lọc các thành phần hệ thống kế toán chi phí để xây dựng quytrình kế toán chi phí theo những mục tiêu nhất định” của James R Martin (2005),như “những vấn đề lý luận, tiếp cận nhu cầu thông tin chi phí để xây dựng, phát

Trang 18

triển hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường” của tác giảHuỳnh Lợi (2012).

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu nhu cầu thông tin chi phí và mục tiêu, tính hữu ích, thành phần,quy trình tiến hành, cơ chế vận hành hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp;- Nghiên cứu thực trạng hệ thống kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Cao su

Đồng Phú và những hạn chế, tình hình tính hữu ích, nguyên nhân suy giảmtính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí tại công ty này.

- Xác lập mục tiêu, các nội dung và phương pháp kỹ thuật, các giải pháp hỗ trợkhác để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí Công ty Cổ phần Cao su ĐồngPhú nhằm đảm bảo tính hữu ích của nó, nhất là thông tin hữu ích của chi phícho quản trị.

1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Về mặt lý luận, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu cơ sở luận của hệ thống kếtoán chi phí trong doanh nghiệp theo góc nhìn chi phí, nhu cầu thông tin chiphí, tính hữu ích và các thành phần cấu trúc, quy trình, tổ chức vận hành.

- Về mặt thực tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống kế toán chi phí tại Côngty Cổ phần cao su Đồng Phú.

- Về trọng tâm, đề tài tập trung vào nghiên cứu để nâng cao tính hữu ích của hệthống kế toán chi phí cho quản trị.

- Về mặt thời gian, đề tài được thực hiện trong năm 2013.

- Về mặt địa điểm, đề tài nghiên cứu tại công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú.

1.5 Nội dung nghiên cứu đề tài

- Nội dung thứ nhất – Tiếp cận, xác lập cơ sở lý thuyết như: Bản chất kinh tếcủa chi phí, nhu cầu thông tin chi phí, mục tiêu, tính hữu ích của hệ thống kế

Trang 19

- Nội dung thứ ba – Kiểm định tính hữu ích, mô tả những biểu hiện lỗi thời củahệ thống kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú.

- Xây dựng mục tiêu và các nội dung, phương pháp kỹ thuật cùng các giải pháphỗ trợ khác để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại Công ty Cổ phần Cao suĐồng Phú.

1.6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài- Phương pháp luận

Đề tài dựa trên cơ sở luận của quan điểm triết học duy vật biện chứng

thông qua các phép biện chứng duy vật Phép duy vật biện chứng cho thấy mọi sựvật, hiện tượng trong thế giới quanh ta đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, ràngbuộc nhau và tác động thúc đẩy nhau phát triển, không có sự vật nào tồn tại độc lập.Phép duy vật biện chứng còn cho thấy sự vật, hiện tượng tồn tại trong sự thống nhấtvà đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự thống nhất tồn tại ở mức cao.

Vận dụng phương pháp này, khi nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hệ thốngkế toán chi phí tại công ty Cổ Phần Cao Su (ồng Phú”, cần đặt nó trong mối quan hệvới hệ thống các quy luật kinh tế vi mô và các lý thuyết kinh tế vi mô khác nhaunhư: quy luật cung cầu, quy luật khan hiếm, quy luật chi phí cơ hội, quy luật giátrị,…; lý thuyết lựa chọn, lý thuyết ra quyết định,…

- Phương pháp nghiên cứu

Trang 20

• Phương pháp khảo sát và phân tích.

Đây là phương pháp khảo sát trực tiếp tại Công ty Cổ Phần Cao Su đồng phúđể thu thập số liệu, cũng như những thông tin phục vụ cho qúa trình phân tích, đánhgiá tình hình thực tế về một vấn đề cung cấp thông tin từ kế toán chi phí trong hệthống kế toán chi phí tại doanh nghiệp Để đưa ra các biện pháp phản ánh thông tinchi phí phù hợp với hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cao,ta cần phải nắm bắt tình hình thực tế tại kế toán tại doanh nghiệp Do đó, ta phải sửdụng các nghiệp vụ khảo sát tại nơi làm việc như chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tàichính để nghiên cứu quá trình hệ thống kế toán chi phí, nghiên cứu các nhân tố ảnhhưởng, thu nhập thong tin phục vụ cho quá trình phân tích, từ đó đề ra các biệnpháp hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí cho phù hợp.

• Áp dụng phương pháp định tính như mô tả, thống kê, phân tích, tổng hợp, lấyý kiến các nhà chuyên môn, chọn lọc, quy nạp trong xác lập cơ sở lý thuyết(chương 2), trong mô tả thực trạng (chương 3), đề xuất giải pháp (chương 4).Khi nghiên cứu tính hữu ích của kế toán chi phí tại công ty Cỗ phần Cao suĐổng Phú nhu cầu cung cấp thông tin từ kế toán chi phí của Công ty cho bêntrong nội bộ của công ty có phù hợp với tính hình hiện tại của Công ty nữa haykhông.

• Áp dụng cả phương pháp định tính (thống kê, phân tích, tổng hợp, lấy ý kiếncác nhà chuyên môn, chọn lọc, quy nạp) và định lượng (dùng kỹ thuật SPSS)trong kiểm định, nhận định thực trạng hệ thống kế toán chi phí tại Công ty Caosu Cổ phần Đồng Phú để xác lập sở thực tiễn (chương 4) xác định tính hữu íchcủa hệ thống kế toán chi phí tại công ty đã giảm sút, không cung cấp đầy đủ,kịp thời thông tin chi phí cho các đối tượng sử dụng thông ti chi phí ở bêntrong Công ty Cần phải hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí để tính hữu íchcủa hệ thống kế toán chi phí được nâng cao cung cấp đầy đủ thông tín chi phícho các bộ phận bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Với các biện pháp màtác giả đã đề xuất ở chương 5 của đề tài .

Trang 21

1.7 Kết cấu bố cục luận văn

Ngoài phần kết luận chung, phụ lục, đề tài được xây dựng với 5 Chương

- Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kế toánchi phí tại công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú

- Chương 2 - Tổng quan về chi phí và hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp.- Chương 3 – Thực trạng hệ thống kế toán chi phí Công ty Cổ phần Cao su

Đồng Phú.

- Chương 4 – Tính hữu ích và những biểu hiện suy giảm tính hữu ích cùngnguyên nhân gây nên của hệ thống kế toán chi phí Công ty Cổ phần Cao suĐồng Phú.

- Chương 5 – Kết luận và kiến nghị hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí Công tyCổ phần Cao su Đồng Phú.

1.8 Những mong muốn đóng góp

- Tổng kết lý luận hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp theo góc nhìn từ chiphí, nhu cầu thông tin chi phí và mục tiêu, tính hữu ích, các thành phần, quytrình, tổ chức vận hành.

- Xác lập quan điểm; những nội dung, giải pháp kỹ thuật và giải pháp hỗ trợ đểhoàn thiện hệ thống kế toán chi phí Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú nhằmnâng cao cao tính hữu ích đối với nhu cầu thông tin quản trị theo góc nhìn củalý thuyết đã xây dựng.

Kết luận chương 1

Lý thuyết, thực tế đã chỉ ra sự cần thiết và tính thời sự về nghiên cứu hoànthiện hệ thống kế toán chi phí Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú nhằm nâng caotính hữu ích đối với nhu cầu thông tin quản trị Việc nghiên cứu này trên cơ sở kếthừa, phát triển một số công trình nghiên cứu hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp

Trang 22

trong nền kinh tế thị trường trên thế giới và ở Việt Nam để hướng đến giải quyết 3mục tiêu, đảm bảo 4 nội dung rên cơ sở kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính,định lượng và trình bày theo kết cấu 5 chương chính.

Trang 23

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ VÀ

HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DOANH NGHIỆP

2.1 Bản chất kinh tế của chi phí và tiếp cận chi phí trong doanh nghiệp

Bản chất kinh tế của chi phí được thể hiện qua nguồn gốc phát sinh của chi phívà những hình thức tiếp cận chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tiếp cận theo học thuyết giá trị, chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phílao động sống, lao động vật hóa phát sinh gắn liền với quá trình sản xuất kinhdoanh Tiếp cận này chỉ ra nguồn gốc của chi phí là từ hao phí động sống, lao độngvật hóa phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tiếp cận theo khuôn mẫu chuẩn mực kế toán, chi phí là những phí tổn phátsinh làm giảm nguồn lợi kinh tế của doanh nghiệp đang kiểm soát trong kỳ gắn liềnvới mục đích sản xuất kinh doanh và tác động giảm vốn sở hữu Tiếp cận này chỉ racụ thể hơn về nguồn gốc của chi phí là từ giảm nguồn lợi kinh tế, giá trị tài sản sửdụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ tiếp cận chi phí theo những quan điểm khác nhau, chi phí cũng được thểhiện qua các định nghĩa, phạm vi khác nhau.

Với tư duy quản lý chuyên môn hóa, chi phí được định nghĩa, xác lập theotừng giai đoạn, bộ phận chức năng như chi phí giai đoạn đầu tư, chi phí giai đoạnsản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và những chi phí này có thể được tiếp tụcchi tiết hơn theo những công đoạn, những hoạt động chức năng trong từng giai đoạnhoạt động sản xuất kinh doanh.

Với tư duy quản lý chuỗi giá trị, chi phí được định nghĩa, xác lập xuyên suốtcho cả quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh Đó là chi phí trước khi tiến hành,

trong khi tiến hành và sau khi kết thúc hoạt động sản xuất kinh doanh (Kim

Trang 24

2.2 Nhu cầu thông tin chi phí và mục tiêu của hệ thống kế toán chi phí

Bản chất kinh tế của chi phí đã chỉ ra nguồn gốc và phạm vi, hình thức thểhiện chi phí trong doanh nghiệp và từ đó cũng chỉ ra một vấn đề cơ bản trong tiếpcận thông tin chi phí, xác định nhu cầu thông tin chi phí và mục tiêu của hệ thốngkế toán chi phí.

Sự chuyển đổi môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh cạnh tranh đã chỉ rasự lỗi thời về mặt thông tin, kỹ thuật của hệ thống kế toán chi phí cổ điển và tính tấtyếu, vai trò, yêu cầu thiết thực của những cải tiến thông tin, kỹ thuật của hệ thống

kế toán chi phí doanh nghiệp (H.Thomas Johnson & Robert S.Kaplan, 1987).

Trong nền kinh tế hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh cạnh tranh củadoanh nghiệp luôn đặt trong sự tác động, nhu cầu thông tin từ hai nhóm đối tượngcơ bản Nhóm thứ nhất gồm những cá nhân, tổ chức bên ngoài doanh nghiệp có lợiích liên quan và nhóm thứ hai gồm những nhà quản trị, cá nhân, tập thể bên trongnội bộ doanh nghiệp Mỗi nhóm đối tượng sẽ hướng đến những mục đích khác nhauvà từ đó đặt ra những nhu cầu khác nhau về thông tin chi phí hoạt động sản xuấtkinh doanh cạnh tranh của doanh nghiệp.

Với nhóm đối tượng bên ngoài, nhất là các nhà đầu tư, cơ quan quản lý chứcnăng, thường đặt ra nhu cầu thông tin chi phí liên quan đến đo lường, kiểm tra, đánhgiá quá trình, kết quả, thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 25

Với nhóm đối tượng bên trong doanh nghiệp, ngoài những nhu cầu thông tinchi phí như những đối tượng bên ngoài, còn rất quan tâm đến thông tin chi phí đểquản trị hoạt động sản xuất kinh doanh Đó chính là những thông tin chi phí cần chodự báo, hoạch định hoạt động; đo lường, đánh giá quá trình, quy trình, kết quả,thành quả hoạt động và trách nhiệm của những nhà quản trị, bộ phận có liên quan;

ra các quyết định giá bán, quyết định phương án kinh doanh cạnh tranh (James R.Martin (2005), Management Accounting: Concepts, Techniques & ControversialIssues, page 134)

Trên cơ sở này, từ nhu cầu thông tin chi phí của những đối tượng khác nhau,hệ thống kế toán chi phí cũng sẽ hướng đến những mục tiêu, trọng tâm khác nhau.

Với đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí hướng đếnmục tiêu, trọng tâm cung cấp thông tin để lập và trình bày thông tin chi phí của quátrình, kết quả, hiệu quả hoạt động trên báo cáo tài chính Thông tin chi phí cung cấpcho đối tượng này phải tuân thủ những giả thuyết, nguyên tắc, chuẩn mực và quyđịnh chung của kế toán, chế độ kế toán ở mỗi quốc gia, trong từng thời kỳ Từ đó,hệ thống kế toán chi phí với mục tiêu này thường ít thay đổi, và đôi khi khá lạc hậuvề thông tin, kỹ thuật.

Với đối tượng bên trong doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí hướng đếnmục tiêu, trọng tâm cung cấp thông tin chi phí để thực hiện các chức năng quản trịnhư dự báo, hoạch định hoạt động; đo lường, đánh giá quá trình, quy trình, kết quả,thành quả hoạt động và trách nhiệm của những nhà quản trị, bộ phận có liên quan;ra các quyết định giá bán, quyết định phương án kinh doanh Thông tin chi phí cungcấp cho mục tiêu này đòi hỏi phải linh hoạt, thay đổi kịp thời với những thay đổi tưduy, lý thuyết, mô hình quản trị Từ đó, hệ thống kế toán chi phí với mục tiêu nàythường có tính cá biệt, đặc thù ở mỗi doanh nghiệp và thông tin, kỹ thuật cũng khátiến bộ, khá cá biệt.

Ngày nay, với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường hoạt động sản xuấtkinh doanh, của khoa học – kỹ thuật – công nghệ - quản lý đã dẫn đến mục tiêu

Trang 26

cung cấp thông tin chi phí cho những nhà quản trị bên trong nội bộ doanh nghiệpngày càng quan trọng hơn, giữ vai trò quyết định hơn đến hệ thống kế toán chi phí.Và đây cũng chính là khía cạnh làm suy giảm rất nhanh tính hữu ích của hệ thống

kế toán chi phí doanh nghiệp trong thời gian gần đây và tương lai (Kim Langfield –Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management Accounting Informationfor Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 25).

2.3 Tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp

Kế toán chi phí là một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳdoanh nghiệp nào đang hoạt động sản xuất kinh doanh Để có tính hữu ích, hệ thốngthống kế toán chi phí doanh nghiệp cần phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin chotừng đối tượng sử dụng và chính sự đảm bảo, mức độ đảm bảo cùng với vai tròtrong đảm bảo, đáp ứng nhu cầu thông tin cho từng đối tượng sử dụng thể hiện tínhhữu ích của hệ thống kế toán chi phí.

Quan điểm về tính hữu ích của kế toán cũng như kế toán chi phí có nhiều gócnhìn khác nhau nhưng theo quan điểm của Hội Đồng Chuẩn Mực Kế toán M ỹ(FASB), Hội Đồng Chuẩn Mực Kế toán quốc tế (IASB) năm 2001, tính hữu ích củakế toán chi phí được thể hiện qua những tiêu chuẩn định tính sau :

- Tính phù hợp (Relevance): Thể hiện kế toán chi phí phải có năng lực tạo ranhững thông tin chi phí khác biệt để đáp ứng linh hoạt và kịp thời các quyếtđịnh của nhà quản trị có liên quan đến chi phí.

- Tính đáng tin cậy (Reliability): Thể hiện kế toán chi phí cung cấp thông tin chiphí được người sử dụng đặt niềm tin vào đó để ra quyết định.

- Tính có thể so sánh (Comparability): Thể hiện kế toán chi phí phải cung cấpđược những thông tin chi phí đảm bảo so sánh được với những thông tin đượctrình bày trên báo cáo tài chính, so sánh được với các lý thuyết, mô hình quảntrị chi phí của nhà quản trị doanh nghiệp.

Trang 27

- Tính có thể hiểu (Understandability): Thể hiện kế toán chi phí phải cung cấpthông tin chi phí được trình bày theo cách thức sao cho những người đối tượngcó liên quan, có trình độ hiểu được và kết nối được với các nhu cầu, quản trị,thực hiện các công cụ quản trị.

- Tính trọng yếu (Materiality): Thực chất chỉ là kết quả việc đảm bảo các tínhchất phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh, có thể hiểu hay nói cách khác tínhtrọng yếu của hệ thống kế toán chi phí là tổng hợp các tiêu chuẩn trên.

Trên cơ sở này, rõ ràng, tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí được thểhiện qua thông tin chi phí mà nó cung cấp cho các đối tượng Ngày nay, với sự thayđổi nhanh chóng của hoạt động, khoa học - kỹ thuật - công nghệ - quản lý, vai tròthông tin chi phí cho quản trị ngày càng quan trọng hơn nên tính hữu ích của kếtoán chi phí từ đó cũng được quyết định bới vai trò cung cấp thông tin chi phí choquản trị hoạt động sản xuất kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp Cụ thể, tính hữuích của hệ thống kế toán chi phí trong lĩnh vực này được nhấn mạnh và xem xétthông tin chi phí ở các nội dung cơ bản như: thông tin chi phí phải phù hợp với nhucầu, kết cấu thông tin thực hiện các chức năng quản trị như dự báo, đo lường vàđánh giá, kiểm soát, phân tích và lựa chọn hoạt động, phương án sản xuất kinhdoanh, định giá bán cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, xét về mặt thông tin, tính hữuích còn chịu sự chi phối của việc xem xét, lựa chọn các thành phần, quy trình, tổ

chức kế toán chi phí thích hợp (Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, RonaldHilton (2012), Management Accounting Information for Creating and ManagingValue, Mc Graw-Hill Australia, page 347.

2.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kế toán chi phí

Hệ thống kế toán chi phí có thể được tiếp cận theo những tiêu thức khác nhau.Nếu tiếp cận theo các bộ phận cấu thành, hệ thống kê toán chi phí gắn liền với 5 bộphận cơ bản và tùy theo mục đích cung cấp thông tin cho lập và trình bày báo cáotài chính hay thông tin quản trị nội bộ doanh nghiệp, các bộ phận cấu thành hệthống kế toán chi phí có thể được chọn lựa thích hợp.

Trang 28

PHỤ LỤC 1

CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ

Trang 29

Hệ thốngkế toánchi phí(Cost ofAccounting

Thông tinchi phí

đầu vào

đánh giá

hàng tồn kho

Phươngpháptập hợp

chi phí

Giả thiết(phươngpháp)

tínhgiá vốn,giá thành

Ghi nhậnthông tinchi phí

trênhệ thốngsổ kế toán

định mức

- Tính theo chi

phí nguyên vậtliệu trực tiếp

- Tính theo

phương phápbiến phí

- Tính theo

phương pháptoàn bộ

- Ghi nhận theo

từng lô

- Ghi nhận kết

hợp công việcvà quy trình

- Thực tế đích danh- Nhập trước

Sơ đồ 2.1 Các thành phần của hệ thống kế toán chi phí (James R Martin (2005),

Management Accounting: Concepts, Techniques & Controversial Issues, page 132)

Trang 30

Bộ phận thứ nhất - thông tin chi phí đầu vào, hệ thống kế toán chi phí có thểgắn liền với các lựa chọn cơ sở thông tin cho đầu vào theo chi phí thực tế - giá gốc(Pure Historical Costing), theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính (NormalHistorical Costing), hay theo chi phí định mức (Standard Costing).

Bộ phận thứ hai - phương pháp đánh giá hàng tồn kho, hệ thống kế toán chiphí có thể lựa chọn các phương pháp đánh giá hàng tồn kho theo:

- Phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (The throughput method) Vớiphương pháp này chỉ tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho hàng tồn kho vàcác chi phí khác tính toàn bộ vào chi phí thời kỳ.

- Phương pháp biến phí (phương pháp trực tiếp - The Direct or VariableMethod) Phương pháp này chỉ tính biến phí sản xuất cho hàng tồn kho và cácchi phí khác tính vào chi phí thời kỳ.

- Phương pháp toàn bộ (The Full Absorption Method) Phương pháp này tínhtoàn bộ chi phí sản xuất cho hàng tồn kho các chi phí khác ngoài sản xuất tínhvào chi phí thời kỳ.

- Phương pháp tính trên cơ sở hoạt động (The Activity Based Method) Phươngpháp này tính toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động vào hàng tồn kho.

Bộ phận thứ ba - phương pháp tập hợp chi phí, hệ thống kế toán chi phí có thểsử dụng các phương pháp như tập hợp chi phí theo đơn đặt hàng (Job Ordermethods), theo quy trình sản xuất (Process method), theo từng lô hàng (Back Flushmethod), theo sự kết hợp giữa đơn đặt hàng và quy trình sản xuất (Hybrid, or MixedMethods).

Bộ phận thứ tư – giả thiết sử dụng để tính giá vốn, giá thành sản phẩm dịch vụ,hệ thống kế toán chi phí có thể sử dụng các giả thiết như nhận diện trực tiếp(specific identification method), hoặc nhập trước xuất trước (first in, first outmethod), hoặc bình quân gia quyền (weighted average method).

Trang 31

Bộ phận thứ năm – phương pháp ghi nhận thông tin chi phí trên hệ thống sổkế toán, hệ thống kế toán chi phí có thể hoặc ghi nhận ghi nhận bằng phương pháphạch toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên (perpetual inventory method) hoặcghi nhận bằng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo kiểm kê định kỳ (periodicmethod)

Trên cơ sở những bộ phận cấu thành trên, việc chọn lựa các bộ phận cấuthành hệ thống kế toán chi phí hướng đến đáp ứng và phù hợp với mục tiêu cungcấp thông tin để lập, trình bày báo cáo tài chính hay để lập, trình bày thông tin quảntrị hoạt động trong doanh nghiệp.

Với mục tiêu cung cấp thông tin để lập, trình bày báo cáo tài chính, các bộphận cấu thành hệ thống kế toán chi phí chỉ có thể lựa chọn, áp dụng các phươngpháp được quy định trong chuẩn mực, chế độ kế toán chung Cụ thể, các bộ phậncấu thành hệ thống kế toán chi phí với mục tiêu cung cấp thông tin để lập, trình bàybáo cáo tài chính thường dựa trên cơ sở chi phí thực tế; đánh giá hàng tồn kho dựatrên cơ sở quan điểm của phương pháp toàn bộ; tập hợp chi phí có thể theo từng đơnđặt hàng (Job Order methods), theo quy trình sản xuất (Process method), theo từnglô hàng (Back Flush method), theo sự kết hợp giữa đơn đặt hàng và quy trình sảnxuất (Hybrid, or Mixed Methods); phương pháp tính giá vốn, giá thành sản phẩm cóthể sử dụng giả thuyết của phương pháp nhận diện trực tiếp (specific identificationmethod), hoặc nhập trước xuất trước (first in, first out method), hoặc bình quân giaquyền (weighted average method); phương pháp ghi nhận thông tin chi phí trên hệthống sổ kế toán có thể theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho kê khai thườngxuyên (perpetual inventory method) hay kiểm kê định kỳ (periodic method).

Với mục tiêu cung cấp thông tin để lập, trình bày thông tin cho quản trị hoạtđộng trong doanh nghiệp, các bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán chi phí chỉ cóthể lựa chọn, áp dụng các phương pháp linh hoạt hơn sao cho đảm bảo tính hữu íchthông tin chi phí cho quản trị Cụ thể, các bộ phận cấu thành hệ thống kế toán chi

Trang 32

phí có thể là cả các phương pháp lựa chon cho mục tiêu cung cấp thông tin để lập,trình bày báo cáo tài chính và cũng có thể linh hoạt hơn trong chọn lựa các phươngpháp khác như thông tin đầu vào có thể là thông tin chi phí thực tế kết hợp chi phíước tính, chi phí định mức; trong đánh giá hàng tồn kho có thể dựa trên quan điểmcủa phương pháp biến phí (phương pháp trực tiếp - The Direct or Variable Method),trên cơ sở hoạt động (The Activity Based Method);

2.5 Quy trình kế toán chi phí doanh nghiệp

Quy trình kế toán chi phí là trật tự các bước tiến hành hệ thống kế toán chiphí Vì vậy, từ những mục tiêu khác nhau, quy trình kế toán chi phí cũng sẽ cónhững trật tự tiến hành khác nhau.

Quan sát quy trình kế toán chi phí, hiện nay phổ biến hai quy trình kế toánchi phí cơ bản Đó là quy trình kế toán chi phí của những hệ thống kế toán chi phí

cổ điển và quy trình kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (Sơ đồ 2.2)

kế toán chi phí cổ điểndựa trên cơ sở hoạt động (ABC)Nguồn lực kinh tế sử dụng Nguồn lực kinh tế sử dụng

Hoạt động phát sinh chi phíĐối tượng chịu chi phí

(Sản phẩm, dịch vụ)

Đối tượng chịu chi phí(Sản phẩm, dịch vụ)Sơ đồ 2.2 Các quy trình kế toán chi phí

Trang 33

Với quy trình kế toán chi phí cổ điển, kế toán chi phí thường tiến hành phântích sự tiêu dùng nguồn lực của từng bộ phận, tập hợp chi phí sử dụng nguồn lựckinh tế cho từng bộ phận Sau đó, chọn tiêu thức để phân bổ chi phí đầu vào cho kếtquả đầu ra (từng sản phẩm, dịch vụ) Quy trình kế toán chi phí này thích hợp chonhững hoạt động sản xuất kinh doanh chi phí gián tiếp, chi phí ngoài sản xuất chiếmmột tỷ trọng nhỏ hay chi phí trực tiếp, chi phí sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn; sựphát sinh phát sinh chi phí đầu vào chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi một hoạt động hoặcchi phí đầu vào quan hệ tỷ lệ với kết quả đầu ra Quy trình kế toán chi phí này đơngiản, không đòi hỏi cao về kỹ thuật tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành Vìvậy, mặc dầu quy trình kế toán chi phí này đã lạc hậu, việc phân bổ chi phí khôngđược chính xác cao nhưng vẫn được nhiều doanh nghiệp sử dụng trên cơ sở cải tiến,mở rộng tiêu thức phân bổ chi phí Cụ thể, ở đây, việc tập hợp chi phí thay vì tậphợp tất cả chi phí cho từng bộ phận có thể tập hợp riêng cho biến phí, định phí và từđó phân bổ biến phí (theo tiêu thức kết quả), định phí (theo hệ sộ phân bổ dài hạn)cho từng đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, dịch vụ.

Với quy trình kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động, kế toán thường tiếnhành phân tích sản phẩm, dịch vụ để xác định những hoạt động phát sinh chi phí,nguồn lực sử dụng được sử dụng cho từng hoạt động Sau đó, tập hợp chi phí theotừng hoạt động và phân bổ chi phí đầu vào cho sản phẩm, dịch vụ theo các tiêu thứcđo lường hoạt động phát sinh chi phí Quy trình kế toán chi phí này thích hợp chonhững hoạt động sản xuất kinh doanh mà chi phí gián tiếp, chi phí ngoài sản xuấtchiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng cao Mặc dầu quy trình kế toánchi phí này đạt được sự phân bổ chi phí chính xác cho từng sản phẩm, dịch vụnhưng việc thực hiện quy trình này hết sức phức tạp, vì vậy, quy trình kế toán chiphí này chỉ được áp dụng rất hạn chế trong những doanh nghiệp có trình độ, kiềukiện nhất định về khoa học kỹ thuật công nghệ tính toán, và đặc biệt là những hoạtđộng chi phí ngoài sản xuất, chi phí gián tiếp ngày càng tăng cao Ngoài ra, trongthực tiễn, để đơn giản, các doanh nghiệp cũng có thể đơn giản quy trình kế toán chi

phí này bằng cách tập hợp và phân bổ chi phí theo từng loại biến phí, định phí (K im

Trang 34

Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management AccountingInformation for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 197)

Với phân tích các quy trình kế toán chi phí trên chứng minh rằng việc chọnlựa quy trình kế toán chi phí cũng là một vấn đề kỹ thuật quan trọng Ở đây, khôngphải đề cập đến sự lạc hậu hay hiện đại của quy trình kế toán chi phí mà là sự lựachọn phù hợp với đặc điểm hoạt động, đặc điểm chi phí, điều kiện hoạt động vàmục tiêu cụ thể của kế toán chi phí ở từng doanh nghiệp.

2.6 Tổ chức vận hành kế toán về kế toán chi phí trong doanh nghiệp

Hệ thống kế toán doanh nghiệp gắn liền với hai phân hệ là kế toán tài chính vàkế toán quản trị Kế toán chi phí là một phần linh hoạt có thể trong phân hệ kế toántài chính hoặc trong phân hệ kế toán quản trị tùy theo mục tiêu, trọng tâm của hệthống kế toán chi phí của doanh nghiệp.

Với những doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí với mục tiêu và trọng tâmcung cấp thông tin chi phí để lập và trình bày trên báo cáo tài chính, kế toán chi phíthường được bố trí và vận hành như là một bộ phận trong phân hệ của kế toán tàichính, do nhân sự kế toán tài chính thực hiện Từ đó, việc vận hành các bộ phận cấuthành, quy trình kế toán chi phí chịu sự chi phối, ràng buộc khá sâu sắc bởi nhữngquy phạm pháp luật kế toán, chế độ kế toán chung.

Với những doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí với mục tiêu và trọng tâmcung cấp thông tin chi phí cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp để thựchiện việc dự báo, dự toán, đo lường, đánh giá, định giá, ra quyết định… kế toán chiphí thường được bố trí và vận hành như là một bộ phận trong phân hệ của kế toánquản trị do nhân sự kế toán quản trị vận hành Từ đó việc vận hành các bộ phận cấuthành, quy trình kế toán chi phí chịu sự chi phối quyết định bởi những tiêu chuẩn,

quy phạm quản trị trong nội bộ doanh nghiệp (Sơ đồ 2.3)

Trang 35

BỘ MÁY KẾTOÁN DOANH

BỘ PHẬNKẾ TOÁNTÀI CHÍNH

BỘ PHẬN

KẾ TOÁN CHI PHÍKẾ TOÁNBỘ PHẬNQUẢN TRỊ

THÔNG TINCUNG CẤP RA

BÊN NGOÀI

THÔNG TIN CUNGCẤP CHO QUẢN

TRỊ NỘI BỘ

Sơ đồ 2.3 Tổ chức vận hành kế toán và kế toán chi phí doanh nghiệp

Phân tích về nhu cầu thông tin, xu hướng phát triển, hệ thống kế toán chi phí,hướng đến mục tiêu và trọng tâm cung cấp thông tin chi phí cho nhà quản trị thựchiện các chức năng quản trị Điều này cũng đã được lịch sử chứng minh rất rõ ràngqua quá trình hình thành, phát triển của kế toán chi phí trong kế toán quản trị Giaiđoạn đầu tiêu của kế toán quản trị chỉ là kế toán chi phí và quá trình phát triển củakế toán quản trị gắn liền với sự phát triển kế toán chi phí, thay đổi một cách toàndiện kế toán chi phí Từ chỉ cung cấp thông tin chi phí đơn thuần cho mục tiêu lập,trình bày báo cáo tài chính bằng những nội dung, kỹ thuật ghi nhận, phân bổ chiphí, tính giá vốn, giá thành đơn giản đến cung cấp thông tin chi phí toàn diện hơncho các nhu cầu thông tin quản trị bằng những nội dung, kỹ thuật ghi nhận, phân bổ

hiện đại hơn, có sự kết hợp với công nghệ thông tin nhiều hơn (Kim Langfield –Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management Accounting Informationfor Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 29) Từ phân tích

này, một vấn đề cơ bản và là một xu hướng tất yếu, hệ thống kế toán chi phí doanhnghiệp được tổ chức vận hành thiên về tổ chức, vận theo theo những phương thứcvận hành kế toán quản trị trong bộ máy kế toán doanh nghiệp.

Trang 36

2.7 Những biểu hiện lỗi thời của hệ thống kế toán chi phí và bài học kinh nghiệm cải tiến hệ thống kế toán chi phí

Hệ thống kế toán chi phí được hình thành và thay đổi theo sự thay đổi của môitrường hoạt động sản xuất kinh doanh, khoa học - kỹ thuật - công nghệ - quản lý Vìvậy, có những hệ thống kế toán chi phí rất hữu ích khi mới ra đời nhưng sau đó cóthể rơi vào sự suy giảm, thậm chí suy giảm nghiêm trọng tính hữu ích nếu khôngkịp thời thay đổi về quan điểm nhận thức, về mục tiêu và trọng tâm, về các bộ phậncấu thành, về quy trình kế toán, về tổ chức vận hành.

Theo nghiên cứu của các tác giả Kim Langfield – Smith, Helen Thorne, sự lỗithời của hệ thống kế toán chi phí hay thể hiện suy giảm tính hữu ích của hệ thống kế

toán chi phí được thể hiện qua một số biểu hiện lỗi thời trên (Bảng 2.1) (Kim

Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management AccountingInformation for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 343)

Trang 37

Bảng 2.1 Một số biểu hiện lỗi thời và nguyên nhân lỗi thờicủa hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp

HệthốngkLợi nhuận,

n Những biểu hiện lỗi thời hay sự suy giảm tính hữu ích của hệ thống kế toánchi phí doanh nghiệp đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm về cải tiến, hoàn thiện

hệ thống kế toán chi phí được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sau (Kim Langfield –

Trang 38

Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management Accounting Information for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia, page 363-364)

- Thứ nhất, tính hữu ích của hệ thống kế toán có xu hướng được quyết định bởitính hữu ích của thông tin chi phí cho quản trị hoạt động doanh nghiệp Vì vậy,hiện tại và trong định hướng phát triển hệ thống kế toán chi phí cần bổ sungthông tin cho quản trị doanh nghiệp.

- Thứ hai, không có hệ thống kế toán chi phí nào là tốt cho tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp, phù hợp với tất cả các thời kỳ khác nhau dù đó là hệ thống kếtoán chi phí rất hiện đại như hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động– Activity Based Costing) mà chỉ có hệ thống kế toán chi phí thích hợp với đặcđiểm hoạt động, đặc điểm chi phí, quản lý và điều kiện cụ thể về nguồn lựckinh tế của mỗi doanh nghiệp.

- Thứ ba, với những mục tiêu khác nhau, hệ thống kế toán chi phí được thiết kếvới sự chọn lựa các bộ phận cấu thành như thông tin chi phí đầu vào, phươngpháp đánh giá hàng tồn kho, phương pháp tập hợp chi phí, phương pháp tínhgiá vốn, giá thành và phương pháp ghi nhận thông tin chi phí trên hệ thống sổkế toán khác nhau và từ đó quy trình kế toán chi phí cũng khác nhau Như vậy,với hai mục tiêu cung cấp thông tin khác nhau là cung cấp thông tin chi phícho lập và trình bày báo cáo tài chính và mục tiêu cung cấp thông tin cho nhàquản trị thực hiện các chức năng quản trị các bộ phận cấu thành và quy trìnhkế toán chi phí cũng khác nhau Cụ thể, với mục tiêu cung cấp thông tin chiphí cho lập và trình bày báo cáo tài chính đòi hỏi hệ thống kế toán chi phí cótính chất, đặc điểm, tổ chức vận hành của kế toán tài chính; với mục tiêu cungcấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp, hệ thống kế toán chi phí có tính chất,đặc điểm, tổ chức vận hành của kế toán quản trị như :

• Kế toán chi phí với trọng tâm cung cấp thông tin cho những nhà quản trị trongnội bộ doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các giám đốc bộphận, nhà quản trị ở các phòng ban quản trị trong doanh nghiệp

Trang 39

• Thông tin kế toán chi phí chủ yếu giúp nhà quản trị thực hiện các chức năngquản trị trong nội bộ doanh nghiệp.

• Thông tin kế toán chi phí được thể hiện có thể là thông tin kinh tế tài chính,phi tài chính ở quá khứ, hiện tại, tương lai nhưng thường hướng đến tương lai;được đo lường bằng bất kỳ đơn vị nào; linh hoạt, kịp thời, phù hợp theo yêucầu quản trị; báo cáo theo quy chuẩn nội bộ, không nhất thiết phải tuân thủnhững nguyên tắc, chuẩn mực, quy định của chính sách kế toán chung; đượcchi tiết theo từng sản phẩm, khách hàng, người lao động, công đoạn, quy trình,chuỗi giá trị, trung tâm trách nhiệm…hay bộ phận trong tổ chức quản trị hoạtđộng sản xuất kinh doanh; thường xuyên cung cấp cho nhà quản trị có thẩmquyền ở các cấp của doanh nghiệp khi có nhu cầu.

- Việc xây dựng, phát triển hệ thống kế toán chi phí phải chú ý đến những kếtnối, tương thích với thông tin, kết cấu thông tin của các công cụ quản trị nhưdự toán, định giá bán, phân tích phương án kinh doanh và áp dụng, ứng dụngnhững tiến bộ quản trị, kỹ thuật xử lý thông tin, công nghệ thông tin.

Kết luận chương 2

Chi phí gắn liền với những nguồn gốc khác nhau theo những quan điểm tiếpcận khác nhau và được ghi nhận theo ở phạm vi, hình thức khác nhau theo từng tưduy, phương thức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhu cầu thông tin chi phí quyết định mục tiêu của kế toán chi phí nên mục tiêukế toán chi phí được quyết định bởi nhu cầu thông tin lập và trình bày báo cáo tàichính và nhu cầu thông tin cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị.

Tính hữu ích của kế toán chi phí được thể hiện qua năm tiêu chuẩn định tính làphù hợp, tính đáng tin cậy, tính có thể so sánh, tính có thể hiểu, tính trọng yếu.

Trang 40

Hệ thống kế toán gắn liền với 5 bộ phận cấu thành đó là thông tin chi phí đầuvào, phương pháp đánh giá hàng tồn kho, phương pháp tập hợp chi phí, phươngpháp tính giá vốn, giá thành và phương pháp ghi nhận thông tin chi phí trên hệthống sổ kế toán Những thành phần này được chọn lựa, sắp xếp linh hoạt theo từngquy trình kế toán chi phí để đảm bảo cho những mục tiêu của kế toán chi phí.

Ngày nay với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường sản xuất kinh doanh,khoa học – kỹ thuật – công nghệ - quản lý đã dẫn đến xu hướng thông tin chi phíphục vụ cho nhà quản trị có vai trò, tầm quan trọng, trọng tâm tăng dần và quyếtđịnh đến tính hữu ích và tổ chức vận hành hệ thống kế toán chi phí.

Ngày đăng: 01/01/2019, 20:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh, khoa kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2011), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: ộ "môn k"ế "toán qu"ả"n tr"ị "và phân tích ho"ạ"t "độ"ng kinh doanh, khoa k"ế "toán –Ki"ể"m toán, tr"ườ"ng "Đạ"i h"ọ"c Kinh t"ế "Tp. H"ồ "Chí Minh (2011), K"ế "toán chi phí,Nhà xu"ấ"t b"ả"n Lao "độ
Tác giả: Bộ môn kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh, khoa kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2011
2. Bộ môn kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh, khoa kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2011), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: ộ "môn k"ế "toán qu"ả"n tr"ị "và phân tích ho"ạ"t "độ"ng kinh doanh, khoa k"ế "toán –Ki"ể"m toán, tr"ườ"ng "Đạ"i h"ọ"c Kinh t"ế "Tp. H"ồ "Chí Minh (2011), K"ế "toán qu"ả"n tr"ị",Nhà xu"ấ"t b"ả"n Lao "độ
Tác giả: Bộ môn kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh, khoa kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2011
6. Nathan S.Lavin, (Đặng Kim Cương dịch 1994), Kế toán chi phí, Nhà xuất bản Thống kêTÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặ"ng Kim C"ươ"ng d"ị"ch 1994), K"ế "toán chi phí, Nhà xu"ấ"t b"ả"nTh"ố"ng kê"TÀI LI"Ệ"U TI"Ế
7. Ahmed Riahi Belkaoui (1993), Accounnting theory, third edition, The University Press, Cambridge Khác
8. H.Thomas Johnson, Robert S.Kaplan (1987), Relevance lost the rise and fall of management Accounting, Harvard Business School Press Khác
9. John K Shank, Vijay Govindarajan (1993), Strategic cost management the new tool for competitive advantage, The Free Press Khác
10. Langfield – Smith, Helen Thorne, Ronald Hilton (2012), Management Accounting Information for Creating and Managing Value, Mc Graw-Hill Australia Khác
11. Simon Dekker.Ltd (2001), Management Accounting for the year 2000, Deker.Ltd Khác
12. Ray H.Garirison và Eric W.Noreen (2012), Managerial Accounting, Mc Graw – Hill Companies, Inc Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w