1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án 10 NC T22- 27.doc

13 352 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 250 KB

Nội dung

Ngày soạn…./…./200 CHƯƠNG V: THỦY QUYỂN Tiết 22: Thuỷ quyển. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất. Nước ngầm. Hồ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trình bày được KN thuỷ quyển - Mô tả được vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất . - Nhận biết được sự hình thàn nước ngầm và vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và sự sống - Hiểu rõ nguồn gốc, đặc điểm, quá trình hình thành và phát triển hồ 2. Kĩ năng Phân tích hình ảnh để nhận biết các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất, sự phát triển của hồ, đầm 3. Thái độ - Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sạch. Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh - Tập BĐ thế giới và các châu lục. III. Phương pháp. Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: Cả lớp/ Cặp nhóm - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I nêu khái niệm thủy quyển + Dựa H 19.1 mô tả 2 vòng tuần hoàn của nước? - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi. - Bước 3: Giáo viên gọi HS trình bày,chuẩn kthức I.Thuỷ quyển. Là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biển,đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. II. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất a. Vòng tuần hoàn nhỏ - Nước trong các biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển.  VTH nhỏ gồm hai giai đoạn: Bốc hơi và nước rơi b. Vòng tuần hoàn lớn - Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa sâu vào đất liền. Ở vĩ độ thấp, đồi núi thấp mây gặp lạnh tạo thành mưa Ở vĩ độ cao, núi cao mây gặp lạnh tạo thành tuyết Mưa nhiều, tuyết tan nước chảy theo sông, suối, hồ và các mạch HĐ 2 Cá nhân - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin mục III, IV cho biết: + Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm? Vai trò của nước ngầm đối với sản xuất và đời sống? + Phân loại hồ? Nguyên nhân hồ cạn? Giải pháp khắc phục? - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: Giáo viên gọi HS trình bày,chuẩn kthức nước ngầm từ lục địa ra biển. Nước biển .  VTH lớn gồm các giai đoạn: Bốc hơi, nước rơi và dòng chảy III. Nước ngầm - Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm: + Địa hình + Cấu tạo của đá + Lớp phủ thực vật IV. Hồ - Nguồn gốc hình thành: Do khúc uốn của một con sông, do băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ kiến tạo - Dựa vào tính chất của nước: Hồ nước ngọt, hồ nước mặn - Nguyên nhân hồ cạn dần: Khí hậu, có sông chảy ra, hồ có sông chảy vào 4. Củng cố: - Nắm được 2 vòng tuần hoàn của nước - Nguồn cung cấp nước ngầm - Phân loại hồ 5. Dặn dò: Học bài, Đọc trước bài mới, Làm bài tập SGK Ngày soạn…./… /200… Tiết 23: Một số nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy và chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông - Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của một con sông. Biết cách phân loại sông theo nguồn tiếp nước. 2. Kĩ năng - Phân biệt được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên tới chế độ dòng chảy của một con sông. II. Đồ dùng dạy học - Các bản đồ TN thế giới, tập BĐ thế giới và các châu lục III. Phương pháp - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Dựa vào biểu đồ, nêu đặc điểm khí hậu của HN và TP. HCM? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: Nhóm - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ: Nhóm1: Chứng minh chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Nhóm 2: Vì sao địa thế, thực vật và hồ đầm lại ảnh hưởng đến sự điều hoà của chế độ nước sông? - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: Giáo viên gọi HS trình bày,chuẩn kthức I. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông 1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm. - Ở XĐ: sông ngòi nhiều nước quanh năm vì mưa đều trong các tháng - Ở KV nhiệt đới gió mùa: sông có 1mùa lũ-1 mùa cạn, trùng với mùa mưa và mùa khô của KH - Ở miền ôn đới lạnh, sông bắt nguồn từ dãy núi cao: mùa xuân sông nhiều nước (do tuyết tan) - Vùng đá thấm nước nhiều, nước ngầm cung cấp một lượng nước đáng kể. 2. Địa thế, thực vật và hồ đầm a. Địa thế - Ở miền núi nước sông chảy nhanh, lũ lên nhanh hơn đồng bằng + Sông ở miền trung: ngắn dốc do ĐH sát biển. + Mưa khá tập trung, lượng nước lớn, trong thời gian ngắn ( do địa hình) b. Thực vật. - Rừng cây giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt. + Trên các lưu vực sông rừng phòng hộ thường được trồng ở HĐ 2: Nhóm - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và gia nhiệm vụ: - Nhóm 1: S. Nin - Nhóm 2: S. A madôn - Nhóm 3: S. Iênítxây Yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK cho biết nơi bắt nguồn, chiều dài, diện tích lưu vực, vị trí, nguốn cung cấp nước của các sông. - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: Giáo viên gọi HS trình bày,chuẩn kthức vùng núi cao, thượng nguồn của sông để điều tiết nước c. Hồ đầm. - Hồ đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước sông + Khi nước sông lên: chảy vào hồ đầm + Khi nước sông xuống: nước hồ đầm chảy ra sông. III. Một số sông lớn trên Trái Đất Sông Bắt nguồn hướng Chiều dài DT Lvực Vị trí Nguồn CC nước Nin HồVíchtoria hướng N-B 6685 km 2881000km 2 XĐ,cận XĐ, nđới châu Phi Mưa và nước ngầm Amad- ôn Dãy Anđét hướng T-Đ 6437 km 7170000km 2 XĐ châu Mỹ mưa và nước ngầm Iênítxây Dãy Xai an hướng N-B 4102km 2580000 km 2 ônđ lạnh châu Á băng tuyết tan 4. Củng cố: - Một số nhân tố ảnh hưởng tới tố độ dòng chảy và chế độ nước sông - Xác đinh trên BĐ một số sông lớn trên Trái Đất 5. Dặn dò: Học bài, Đọc trước bài mới, Làm bài tập Ngày soạn …./… /200… Tiết 24: Nước biển và đại dương I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nhận biết sự thay đổi tính chất của nước biển và đại dương, hiểu rõ nguyên nhân của sự thay đổi đó - Thấy rõ mối quan hệ giữa các yếu tố nhiệt độ, mưa với tính chất của nước biển - Hiểu rõ vai trò của nước biển và đại dương đối với đời sống con người 2. Kĩ năng - Phân tích đồ thị - Giải thích mối quan hệ nhân quả. 3. Thái độ - Thấy được biển và đại dương là kho tài nguyên phong phú và khổng lồ - Nhận biết được các tài nguyên của biển phải sử dụng hợp lí và phải được bảo vệ đồng thời phải chống ô nhiễm nước biển và đại dương II. Đồ dùng dạy học - Hình vẽ SGK phóng to - Tranh ảnh - Các bản đồ TN thế giới, tập BĐ thế giới và các châu lục III. Phương pháp - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông và tốc độ dòng chảy? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Cá nhân - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục I cho biết: + Thành phần của nước biển? + Độ muối 35 0 /00 là gì? + Câu hỏi SGK + Vì sao ở xích đạo độ muối nhỏ hơn ở chí tuyến? + Tỉ trọng của nước như thế nào so nước ngọt? - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi I. Một số tính chất của nước biển và đại dương 1. Thành phần của nước biển - Thành phần của nước biển: Các chất muối, chất khí và chất hữu cơ - Độ muối: Độ muối trunh bình của nước biển là 35 0 /00 + Độ muối ở đại dương thay đổi theo vĩ độ, tương quan giữa độ bốc hơi và lượng mưa, lượng nước sông đổ ra biển - Bước 3: GV gọi HS trình bày, chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Cặp nhóm - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS dựa vào H21.1 nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước biển? + Giả thích sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo mùa? + Giải thích vì sao nhiệt độ nước biển thay đổi từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao? - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: GV gọi HS trình bày, chuẩn kiến thức Hoạt động 3: Cả lớp - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục III cho biết vai trò của biển và đại dương đối với đời sống con người? - Bước 2: HS đọc thông tin SGk trả lời câu hỏi - Bước 3: GV gọi HS trình bày, chuẩn kiến thức 2. Tỉ trọng của nước biển Nước biển có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt. Độ muối càng cao thì tỉ trọng càng lớn 3. Nhiệt độ của nước biển a. Giảm dần theo độ sâu b. Thay đổi tùy theo mùa trong năm c. Giảm dần từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao II. Vai trò của biển và đại dương đối với đời sống con người - Cung cấp hơi nước mây, mưa duy trì cuộc sống - Là kho tài nguyên sinh vật phong phú - Là kho tài nguyên khoáng sản khổng lồ - Là cầu nối các lục địa với nhau - Là nguồn cung cấp năng lượng vô tận - Là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng Đồ dùng dạy học lịch hấp dẫn 4. Củng cố: 1. Tại sao độ muối ở các đại dương thay đổi theo vĩ độ? 2. Biển và đại dương có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? 5. Dặn dò: Học bài, Đọc trước bài mới, Làm bài tập Ngày soạn…./… /200… Tiết 25: Sóng. Thủy triều. Dòng biển I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển và sóng thần - Hiểu rõ vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào - Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên Trái Đất cũng có quy luật nhất định. 2. Kĩ năng - Từ những hình ảnh, video hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong SGK phóng to - Tranh ảnh sóng biển, sóng thần - Các bản đồ TN thế giới, tập BĐ thế giới và các châu lục III. Phương pháp - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Vai trò của biển và đại dương đối với đời sống con người? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: Cặp nhóm - Bước 1: GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh về sóng, kết hợp thông tin SGK cho biết: + Khái niệm về sóng biển? + Nguyên nhân gây ra sóng biển? Em biết về những loại sóng biển nào? + Sóng thần là gì? Nguyên nhân và tác hại của sóng thần? - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: Giáo viên gọi HS trình bày,chuẩn kthức . HĐ 2: Cặp nhóm - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin mục II + H22.1, 22.2 cho biết: + Em hãy cho biết thủy triều là gì? + Nêu đặc điểm của thủy triều: lớn nhất lúc nào? nhỏ nhất lúc nào? + Liên hệ với hiện tượng thủy triều ở Việt Nam? - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: Giáo viên gọi HS trình bày,chuẩn kthức HĐ 3: Cặp nhóm - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS quan sát lược đồ trong SGK + thông tin mục III cho biết: + Em hãy cho biết dòng biển là gi? + Nêu đặc điểm hoạt động của các dòng biển? - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: Giáo viên gọi HS trình bày,chuẩn kthức I. Sóng biển. - Khái niệm: Sóng biển là hiện tượng dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng, nhưng lại cho người ta cảm giác chuyển động ngang từ ngoài xô vào bờ. - Nguyên nhân tạo ra sang biển chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh sang càng to. Sóng có nhiều loại: sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần - Sóng thần là sóng có chiều cao 20 – 40m, truyền theo chiều ngang 400 – 800 km/h. Nguyên nhân là do động đất và núi lửa. II. Thủy triều - Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động thường xuyên có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương, do ảnh hưởng của sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng - Đặc điểm: + Thủy triều lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất Nằm trên đường thẳng. + Thủy triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm vuông góc với nhau. III. Dòng biển - Khái niệm: Là hiện tượng chuyển động của các lớp nước trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. - Nguyên nhân: + Do hoạt động của các loại gió thường xuyên như gió tín phong, gió Tây, gió mùa… + Do chênh lệch về nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng nước ở các biển khác nhau… - Đặc điểm: + Dòng biển nóng phát sinh ở hai bên xích đạo chảy về hướng tây, gặp lục địa chảy về 2 cực. + Dòng biển lạnh xuất phát từ vĩ tuyến 30 – 40 0 rồi chảy về Xích đạo, gặp dòng biển nóng tao thành hoàn lưu ở 2 bán cầu. Bán cầu bắc là theo chiều kim đồng hồ, BCN ngược chiều. + Bán cầu Bắc có các dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực chảy về Xích Đạo. + Vùng gió mùa xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa (VD: ở Việt Nam) + Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua bờ các dại dương. 4. Củng cố: - Nắm được khái niệm thuỷ triều, dòng biển, sóng thần? - Nắm được phân loại dòng biển và phân bố. 5. Dặn dò: Học bài, Đọc trước bài mới, Làm bài tập Ngày soạn… /……/200… Tiết 26: Thực hành: Phân tích chế độ nước sông Hồng I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nhận biết được chế độ nước của sông Hồng có hai mùa và sự khác nhau giữa hai mùa - Hiểu rõ mối quan hệ giữa chế độ nước sông với độ dốc, lưu vực của sông Hồng 2. Kĩ năng - Đọc, phân tích bảng số liệu về chế độ nước của sông Hồng II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ tự nhiên Việt Nam III. Phương pháp Nêu vấn đề, thảo luận, đàm thoại gợi mở IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Câu. hỏi SGK 3. Bài mới Hoạt động 1: Cả lớp/ Cặp nhóm - Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu BT1, hướng dẫn HS cách xác định cá tháng mùa lũ ( Gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hoặc bằng lưu lượng dòng chảy cả năm) + Dựa vào BSL cho biết: - Các tháng mùa lũ - Tổng lưu lượng các tháng trong năm - Tổng lưu lượng nước cả năm - Tỉ trọng lưu lượng mùa lũ so với cả năm - Lưu lượng tháng lũ cao nhất, thấp nhất - Lưu lượng tháng lũ cao nhất gấp ba nhiêu lần lưu lượng tháng lũ cao thấp nhất - Liệt kê các tháng mùa cạn - Tỉ trọng lưu lượng mùa cạn so với cả năm - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: GV gọi HS trình bày, chuẩn kiến thức Hoạt động 2: Nhóm - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS dựa vào kết quả đã tính toán rút ra nhận xét về chế độ nước sông Hồng - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: GV gọi HS trình bày, chuẩn kiến thức Chế độ nước của sông Hồng rất phức tạp và thất thường - Lưu lượng nước mùa lũ và mùa cạn chênh lệch nhau rất lớn: 3 lần - Ngay trong mùa lũ, tháng có đỉnh lũ cao nhất và tháng có đỉnh luc thấp nhất chênh nhau 2,2 lần - Mùa lũ bắt đầu vào tháng 6, tăng dần vf lên đỉnh điểm vào t8 sau đó giảm dần đến cuối mùa lũ ( t10) - Mùa khô kéo dài 7 tháng, 11-5 - Chênh lệch giữa lưu lượng tháng cao nhất t8 và tháng thấp nhất t3 trong năm là rất lớn: 10 lần 4. Củng cố: Giáo viên nhận xét kết quả giờ thực hành 5. Dặn dò: Học bài, Đọc trước bài mới, Hoàn thiện bài thực hành [...]... của GV và HS Nội dung cơ bản HĐ 1: Cá nhân - Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS đọc thông tin SGK + quan sát H24.1 cho biết: + Trình bày KN thổ nhưỡng, độ phì của đất, thổ nhưỡng quyển? + Vì sao nói đất là vật thể TN độc đáo? + Trả lời câu hỏi SGK ? - Bước 2: HS thảo luận trả lời câu hỏi - Bước 3: Giáo viên gọi HS trình bày,chuẩn kthức HĐ 2: Nhóm - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ: +... Ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua sự thay đổi lượng nhiệt và độ ẩm - Vùng núi: lớp đất mỏng và bạc màu - Bước 3: Giáo viên gọi HS trình - Vùng bằng phẳng: Đất màu mỡ bày,chuẩn kthức 5 Thời gian - Thời gian hình thành đất là tuổi đất - Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt Tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới 6 Con người - Hoạt động SX của con người làm gián đoạn hoặc... nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển II Các nhân tố hình thành đất 1 Đá mẹ - Là những SP phong hoá từ đá gốc - Vai trò: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí hoá của đất 2 Khí hậu - Các yếu tố nhiệt ẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất:nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá huỷ trở . ( t10) - Mùa khô kéo dài 7 tháng, 11-5 - Chênh lệch giữa lưu lượng tháng cao nhất t8 và tháng thấp nhất t3 trong năm là rất lớn: 10 lần 4. Củng cố: Giáo. động 1: Cả lớp/ Cặp nhóm - Bước 1: Giáo viên nêu yêu cầu BT1, hướng dẫn HS cách xác định cá tháng mùa lũ ( Gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng

Ngày đăng: 18/08/2013, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w