1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận chung về lãnh đạo và những tố chất của nhà lãnh đạo

13 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 268 KB

Nội dung

Các định nghĩa về lãnh đạo:  Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng, thúc đẩy và khuyến khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công chung của tổ chức....’House et a

Trang 1

Lý luận chung về lãnh đạo và những tố chất của nhà lãnh đạo

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở thành một chủ đề được quan tâm đặc biệt Sự thành công của tổ chức đòi hỏi những người đứng đầu các tổ chức phải giỏi cả Quản trị lẫn Lãnh đạo Nhà lãnh đạo là người tạo ra ảnh hưởng lên người khác để đạt được một mục đích nào đó Lãnh đạo là một phần của thái độ, sự tự tin là thái độ quan trọng và chủ đạo của nhà lãnh đạo thành công

Trong bài phân tích này bằng những kiến thức tiếp thu được từ môn học, những vấn đề được rút ra trong quá trình nhiên cứu những tài liệu tham khảo và

từ những trải nghiệm trong cuộc sống của chính bản thân, ,hình ảnh người lãnh đạo thàmh công hay là hình ảnh về một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ được xem xét dựa qua việc nghiên cứu: Lãnh đạo là gì? những tố chất kỹ năng của một nhà lãnh đạo hiệu quả, các phương pháp đánh giá hiệu quả của người lãnh đạo và dựa trên những phân tích đó đưa ra mô hình người lãnh đạo thành công

Bài viết gồm 03 phần:

Phần 1: Lý luận chung về lãnh đạo và những tố chất của nhà lãnh đạo;

Phần 2: Phân tích, đánh giá các tố chất tạo nên thành công của nhà lãnh đạo;

Phần 3: Kết luận

Với kiến thức, trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, nên trong quá trình tìm hiểu phân tích không tránh khỏi những điều khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến chỉ giáo của thầy giáo, giúp cho em hiểu vấn đề nghiên cứu được chuẩn xác và hoàn thiện hơn !

NỘI DUNG

I Lý luận chung về lãnh đạo và những tố chất của nhà lãnh đạo

Trang 2

1 Lãnh đạo là gì?

Kết quả nghiên cữu của Bennis( 1959, trang 259) vẫn đúng cho đến ngày nay mặc dù nghiên cứu được thực hiện nhiều năm trước:

Khái niệm về lãnh đạo dường như luôn luôn làm chúng ta bối rối hoặc nó xuất hiện dưới một hình thức khác và làm chúng ta khốn khổ một lần nữa bởi tính chất khó định hình và quá linh hoạt của nó Vì vậy chúng ta phải sáng tạo ra nhiều thuật ngữ twong ứng để đối phó với nó nhưng thuật ngữ này vẫn chưa đựoc định nghĩa một cách thoả đáng

Hầu hết các định nghĩa về lãnh đạo phản ánh nhận định rằng lãnh đạo bao gồm một quá trình trong đó sự ảnh hưởng có chủ định được tạo ra bởi một cá nhân đối với người khác nhằm mục đích định hướng, tổ chức và hỗ trợ các hoạt động, các mối quan hệ trong một nhóm người hoặc một tổ chức Các định nghĩa

về lãnh đạo:

 Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng, thúc đẩy và khuyến khích người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công chung của tổ chức ’(House et al, 1999, trang 184)

 Lãnh đạo là “một quá trình gây ảnh hưởng đối với các hoạt động của một nhóm người có tổ chức để thực hiện một mục tiêu chung” (Rauch

&Behling, 1984, trang 46))

 “ Lãnh đạo là một quá trình chỉ đạo có ý nghĩa đối với nỗ lực của tập thể và huy động nỗ lực sẵn sàng để đạt được mục đích(Jacobs & Jacques, 1990, trang 281)

Trang 3

 “ Lãnh đạo là một quá trình làm cho những gì mà mọi người chung sức làm cùng nhau trở nên ý nghĩa nhờ đó mà mọi người có thể hiểu và quyết tâm” (Drath & Palus, 1994, trang 4)

Qua một số định nghĩa về lãnh đạo trên đây chúng ta có thể nhận thấy rằng các định nghĩa lãnh đạo được đưa ra theo quan điểm cá nhân và các mặt của hiện tượng mà họ quan tâm nhất chính Đây hoàn toàn toàn là một khái niệm tương đối nó chỉ đúng và đủ trong mỗi hoàn cảnh, mỗi lĩnh vực và mỗi thời điểm nhất định

Chính vì vậy sẽ tiếp tục có nhiều định nghĩa khác trong tương lai về lãnh đạo, kết luận của Stogdill đã nói nên điều đó “có bao nhiêu người cố gắng định nghĩa thế nào là lãnh đạo thì cũng có bấy nhiêu định nghĩa”

Bằng nhận thức của mình qua nghiên cứu môn học kết hợp với những kinh

nghiệm thực tế học hỏi được , tôi đồng quan điểm với định nghĩa : “ Lãnh đạo

là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để hiểu và nhất trí về những việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả, và quá trình hỗ trợ nỗ lực tập thể,

cá nhân để hoàn thành mục tiêu” ( Giáo trình Phát triển khả năng lãnh

đạo-MBA 2009 p.11)

2 Các tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo

Để có cái nhìn đúng đắn hơn về những tố chất của nhà lãnh đạo, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là tố chất nhà lãnh đạo Theo giáo trình Phát triển khả năng lãnh

đạo của chương trình MBA thì tố chất là nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị

*Tố chất của nhà lãnh đạo:

Cá tính : Là đặc điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử, cụ thể sự tự tin là

một đặc điểm không thể thiếu ở người lãnh đạo hiệu quả, thông thường là những người có cá tính khá mạnh mẽ, họ luôn có sự tự tin mãnh liệt vào bản thân khi giải quyết các vấn đề hoặc trong giao tiếp chủ động trong các tình huống tự tin với mong muốn tự khảng định mình, hơn nữa người lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận hậu quả về quyết định và hành động của mình nên cũng là lý do làm tăng thêm sự

Trang 4

tự tin của nhà lãnh đạo Nếu không có sự tự tin người lãnh đạo sẽ khó gây được ảnh hưởng với những hành vi gây ảnh hưởng nếu có thì những hành vi này cũng

ít gây khả năng thành công Người lãnh đạo hiệu quả là người luôn kiểm soát được sự tự tin của mình nếu không sự tự tin thái quá cũng làm nảy sinh nhiều vấn

đề như sự ngoại mạn, chuyên quyền và không chấp nhận quan điểm chính thống Trong những trường hợp cụ thể khác nhau mức độ nhiệt tình trong cư xử của người lãnh đạo cũng phần nào nói lên cá tính của họ, người lãnh đạo hiệu quả không nhất thiết phải là người luôn luôn phải nhiệt tình trong tất cả các vấn đề nhưng lại biết rất nhiệt tình trong các vấn đề mình cần phải quan tâm và được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ

Nhu cầu hoặc một động cơ: Là mong muốn có được một sự khuyến khích

hoặc một sự trải nghiệm cụ thể nào đó Người lãnh đạo hiệu quả cần phải có những mong muốn mạnh mẽ được gánh vác trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, mãnh liệt và kiên trì trong việc thực hiện mục tiêu, điều này là động lực thôi thúc

họ phải làm việc, phải suy nghĩ, phải hành động, sẵn sàng chấp nhận áp lực trong các mối quan hệ, sãn sàng chịu đựng sự thất bại để được thoả mãn nhu cầu Có thể các nhà tâm lý học thường phân biệt giữa nhu cầu tâm sinh lý như đói khát và các nhu cầu mang tính xã hội như sự quý trọng, quyền lực, sự độc lập, tư cách cá nhân, thành tích

Trên thực tế nhu cầu và động cơ có ý nghĩa quan trọng với cả hai yếu tố này gây ảnh hưởng đến sự quan tâm, đến thông tin, sự kiện và định hướng, tiếp sinh lực và duy trì sự ổn định hành vi Người lãnh đạo hiệu quả thường phải có động cơ quyền lực, tuỳ vào mức độ lớn hay nhỏ của động cơ này, người lãnh đạo

có thể trở thành nhà lãnh đạo cấp cao, hay cấp trung, có động cơ về quyền lực mới có thể gây ảnh hưởng đối với người khác và những sự kiện Các nghiên cứu

đã chỉ ra cho chúng ta mối quan hệ giữa nhu cầu về quyền lực và sự thăng tiến lên các cấp quản lý cao hơn trong các tổ chức lớn Nhu cầu quyền lực cao là điều tích cực của một nhà lãnh đạo hiệu quả, tuy nhiên mức độ thành công cũng phụ thuộc vào cách thức thể hiện những nhu cầu này như thế nào, chính vì vậy một

Trang 5

nhà lãnh đạo hiệu quả chính là người luôn biết thể hiện các nhu cầu quyền lực của mình đúng lúc, đúng chỗ

Các giá trị : Là thái độ của cá nhân đối với việc cái gì đúng, cái gì là sai, cái

gì là có đạo đức, cái gì là không có đạo đức, cái gì đúng với lương tâm, cái gì trái với lương tâm Cụ thể về giá trị là tính công bằng, công lý, tính trung thực, sự tự

do, tính nhân văn, tính trung thành, lòng yêu nước, sự tiến bộ, sự tự mãn, sự xuất sắc, tính giáo điều, tính lịch sự,tính xã giao và thái độ hợp tác Các giá trị có ý nghĩa quan trọng vì chúng ảnh hưởng tới thói quen, quan điểm về vấn đề và lựa chọn hành vi của một cá nhân

Đối với người lãnh đạo hiệu quả đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó được thể hiện qua tính liêm trực của nhà lãnh đạo cụ thể hành vi của nhà lãnh đạo hiệu quả phải phù hợp với các giá trị chung mà mọi người nhất trí và nhà lãnh đạo hiệu quả phải trung thực, có đạo đức và đáng tin cậy, nếu không phải là người đáng tin cậy thì chắc chắn sẽ khó duy trì được sự trung thành của cấp dưới hay sự hợp tác, hỗ trợ của cấp trên Là người đứng đầu một tổ chức sự đánh giá các thành viên luôn xảy ra nên các giá trị sẽ giúp cho người lãnh đạo hiệu quả đảm bảo được uy tín của bản thân, đảm bảo giữ vững được kỷ cương của tổ chức trong suốt quá trình thực hiện đạt được mục tiêu, duy trì được sự kính trọng của các thành viên trong tổ chức, một tổ chức sẽ như thế nào nếu người lãnh đạo thiếu

sự công bằng trong giải quyết vấn đề, hay là người lãnh đạo giải quyết vấn đề quá thực tế mà thiếu đi tính nhân văn sẽ làm giảm lòng tin của các thành viên bản thân người lãnh đạo sẽ giảm uy tín

*Kỹ năng lãnh đạo

Để trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả và thành công, ngoài những tố chất

phân tích ở trên, nhà lãnh đạo cần phải có kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng là khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu quả Giống như tố chất, kỹ năng bị quy định bởi yếu tố học hỏi và di truyền Kỹ năng có thể hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau từ rất tổng quát như: Sự thông minh, kỹ năng giao tiếp Cho đến thu hẹp hơn về ý nghĩa như tranh luận bằng lời nói, khả năng thuyết phục ,và còn rất nhiều cách nhìn nhận khác về kỹ năng, nhưng để phân tích

Trang 6

về một nhà lãnh đạo thành công chúng ta có thể phân tích ba loại cơ bản là: kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng nhận thức.

Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: Bao gồm kiến thức về phương pháp, các

quá trình, quy trình và kỹ thuật để thực hiện một hoạt động mang tính chuyên môn và khả năng sử dụng công cụ, thiết bị để thực hiện hoạt động đó

Kỹ năng chuyên môn cũng bao gồm sự hiểu biết thực tế về tổ chức như các quy định, quy tắc, hệ thống quản lý, đặc điểm nhân viên Hiểu biết về các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức mình như hiểu về đặc tính kỹ thuật, những ưu và nhược điểm, những kiến thức này có thể thu được thông qua sự kết hợp giữa đào tạo và từ kinh nghiệm trong quá trình làm việc Để tiếp thu tốt kiến thức nghiệp

vụ đòi hỏi nhà quản lý hiệu quả bên cạnh việc phải có trí nhớ tốt các chi tiết và khả năng học hỏi tài liệu kỹ thuật nhanh còn phải có khả năng thu thập thông tin

và ý tưởng từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ trong trí nhớ để có thể huy động

sử dụng khi cần thiết Nhà lãnh đạo thành công có kỹ năng chuyên môn nghiệp

vụ trong lãnh vực quản lý, chỉ đạo của mình tốt chính là hiểu rõ về chính mình, chỉ như vậy thôi chưa đủ mà đôi khi phải có kiến thức rộng về sản phẩm dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho nhà lãnh đạo lập kế hoạch chiến lược hiệu quả Đúng như Khổng Tử nói ” Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”

Kỹ năng nhận thức: Là khả năng phân tích chung, tư duy lôgic, sự thông

hiểu về các hình thành khái niệm, khái niệm hoá các mối quan hệ phức tạp và mập mờ, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích các sự kiện và xu hướng, lường trước sự thay đổi và nhận ra cơ hội hoặc các vấn đề tiềm tàng

Đối với nhà lãnh đạo thành công không những phải có khả năng hiểu những thay đổi từ bên trong mà phải hiểu cả những thay đổi từ môi trường bên ngoài sẽ tác động như thế nào với tổ chức mình Trong công tác lập kế hoạch chiến lược đòi hỏi lãnh đạo phải có năng lực phân tích các sự kiện và xu hướng, phải dự tính,

dự báo được những thay đổi trong tương lai trên cơ sở đó phát hiện ra những cơ hội những rủi ro tiềm tàng có thể gặp phải Người lãnh đạo thành công phải sử dụng kết hợp trực giác và tư duy phù hợp với hoàn cảnh khi đưa ra quyết định,

Trang 7

trực giác chính là kinh nghiệm liên quan đến việc giải quyết các vấn đề tương tự Kiến thức liên quan đến kinh nghiệm này có thể được sử dụng khi cần thiết cũng giống như một một cầu thủ bóng đá chuyền bóng chính xác cho đồng đội mà không cần phải quan sát Trực giác là một công cụ rất hữu ích đối với những nhà lãnh đạo thành công khi phải đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh còn mơ hồ thông tin còn hạn chế không rõ ràng và nhiều yếu tố không chắc chắn Để đưa ra các quyết định trực giác thành công đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng về tổ chức

và các sản phẩm dịch vụ và môi trường …

Kỹ năng giao tiếp: Là kiến thức về hành vi của con người, các quá trình giao

tiếp giữa con người với nhau, khả năng hiểu cảm xúc, thái độ và động cơ của người khác dựa trên những gì họ nói và làm ( sự thấu cảm, tính nhạy cảm trong giao tiếp), khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả( sự lưu loát và tính thuyết phục của lời nói), khả năng thiết lập các mối quan hệ hiệu quả và hợp tác( sự tế nhị, kỹ năng lắng nghe, kiến thức về hành vi xã hội chấp nhận được)

Kỹ năng giao tiếp của một nhà lãnh đạo thành công được thể hiện như một sự đồng cảm, sức lôi cuốn thông qua hiểu biết xã hội, sự tế nhị và khéo léo trong giao tiếp, tính thuyết phục và khả năng giao tiếp bằng lời nói Đây là một yếu tố cần thiết để nhà lãnh đạo duy trì các mối quan hệ hợp tác với cấp dưới, cấp trên, đồng sự và người bên ngoài tổ chức

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố không kém phần cũng quan trọng để gây ảnh hưởng đối với người khác, sự đồng cảm, hiểu biết xã hội đồng nghĩa với khả năng hiểu động cơ, giá trị và tình cảm của người khác Hiểu rõ những gì người khác mong muốn và cách họ nhìn nhận vấn đề là một yếu tố cần thiết để lựa chọn và

áp dụng chiến lược gây ảnh hưởng phù hợp khi giao tiếp với họ Tính thuyết phục

và khả năng giao tiếp giúp người lãnh đạo thực hiện chiến lược ảnh hưởng của mình một cách hiệu quả hơn

II-Phân tích, đánh giá các tố chất tạo nên thành công của nhà lãnh đạo

Người lãnh đạo thành công được đánh giá qua kết quả những hành động của người lãnh đạo đối với cấp dưới và những người có liên quan đến tổ chức như: hiệu quả hoạt động, sự tăng trưởng của nhóm hoặc tổ chức người lãnh

Trang 8

đạo,quyết tâm và cam kết của cấp dưới trong việc thực hiện mục tiêu chung, sự hài lòng của cấp dưới với người lãnh đạo, sự phát triển về tâm lý và kỹ năng của cấp dưới, sự duy trì vị thế của người lãnh đạo trong tổ chức và sự thăng tiến lên vị trí quyền lực cao hơn của người lãnh đạo trong tổ chức

1 Phương pháp đánh giá hiệu quả lãnh đạo phổ biến nhất

-Mức độ thực hiện thành công và đạt được mục tiêu đề ra: Cụ thể như trong

doanh nghiệp có thể xem mục tiêu về tăng trưởng: doanh số, lợi nhuận, thị phần

so với kế hoạch đề ra

-Thái độ của cấp dưới với lãnh đạo: Là một chỉ tiêu phổ biến để đánh giá hiệu

quả của người lãnh đạo Người lãnh đạo đáp ứng được những yêu cầu và kỳ vọng của cấp dưới như thế nào? cấp dưới có thích, kính trọng, khâm phục người lãnh đạo không? Cấp dưới có quyết tâm thực hiện các yêu cầu của lãnh đạo ? để đánh giá được thái độ của cấp dưới có thể sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn, hành vi của của cấp dưới cũng là một chỉ số gián tiếp thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng với lãnh đạo

Hiệu quả lãnh đạo trong một số trường hợp được đánh giá thông qua sự cống hiến của người lãnh đạo cho chất lượng của tổ chức theo nhìn nhận của cấp dưới hay người ngoài tổ chức Người lãnh đạo có gắn kết được các thành viên trong nhóm không, sự hợp tác của các thành viên, nỗ lực giải quyết vấn đề, ra quyết định và giải quyết xung đột giữa các thành viên? Người lãnh đạo đóng góp cho hiệu quả của việc chuyên môn hoá ,vai trò tổ chức các hoạt động, tích trữ các nguồn lực và củng cố sự sẵn sàng của nhóm để đối phó với những biến động và thánh thức Người lãnh đạo giúp cải tiến chất lượng của công việc, xây dựng lòng tin giữa các cấp dưới, tăng cường kỹ năng và đóng góp vào sự phát triển về tâm

lý của họ?

Tóm lại để đánh giá thành công của một nhà lãnh đạo có rất nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ vào mỗi hoàn cảnh thực tế, từng giai đoạn cụ thể chúng ta sẽ

áp dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp để đánh giá chính xác nhất về hiệu quả thành công của người lãnh đạo

Trang 9

2 Từ những nghiên cứu trên đây giúp cho chúng ta xây dựng được hình ảnh của một người lãnh đạo thành công như sau:

- Người lãnh đạo thành công là người có những khát vọng và biết mơ

đến một thế giới tốt hơn.

Người có khả năng lãnh đạo là người có thể biến ước mơ, một tầm nhìn về một tương lai tốt hơn thành thực tiễn thông qua sự hợp tác với những người khác

Để làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, một người có thiên hướng lãnh đạo luôn

mơ đến một điều gì đó cao đẹp, vượt quá khả năng hiện tại của mình và tạo ra những thử thách cho bản thân

Nếu chỉ nghĩ đến những mục đích bình thường của hiện tại, không sớm thì muộn, chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng, mục tiêu là động cơ nội lực thúc đẩy giúp người lãnh đạo có được sức mạnh cần thiết để vượt qua những trở ngại và thử thách để làm được những việc dường như không thể, mục tiêu cụ thể sẽ giúp người lãnh đạo có những định hướng rõ ràng tạo nên lòng quyết tâm không lay chuyển nổi đó giúp người lãnh đạo vượt qua những thời khắc khó khăn nhất tưởng chừng như không còn hi vọng Niềm khát khao đạt được những mục tiêu sẽ giúp người lãnh đạo đánh giá tình hình một cách khách quan để chọn đúng hướng

đi mà vẫn duy trì được những giá trị đích thực và quan điểm riêng trong cuộc sống của mình, mục tiêu cụ thể giúp nhà lãnh đạo thu hút được những người khác xung quanh và gây ảnh hưởng đối với các hoạt động có tổ chức để thực hiện đạt mục tiêu

Ví dụ tiêu biểu về khát vọng thực hiện mục tiêu thành công của của một nhà lãnh đạo nổi tiếng của tập đoàn General Electric: Đầu những năm 80, khi Jack Welch bắt đầu giữ vị trí phải chèo lái GE, tình hình lạm phát đang ở mức cao, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của GE (chẳng hạn như đồ gia dụng) đang tỏ ra không mấy khả quan ở mọi thị trường, tương lai có vẻ đang mờ mịt, nhưng Welch có nhiều ý tưởng khác nhau và có được sự ủng hộ cũng như nhiệt huyết để theo đuổi chúng Ý tưởng lớn đầu tiên của ông là hướng sự tập trung quản lý để đưa sản phẩm của mình lên hạng nhất nhì trong ngành Ông đã cùng đội ngũ của mình theo sát ý tưởng đó Nếu họ không vươn lên được vị trí đầu

Trang 10

ngành, họ sẽ không còn nhiều lựa chọn Và vấn đề lớn của ông là vượt qua được tính tự mãn, bộ máy tổ chức quan liêu và sự phát triển cồng kềnh của tổ chức Ban đầu ngoài ông ra, chẳng ai coi đó là vấn đề đáng quan tâm Cuối cùng GE đã trở thành một công ty tổ chức chuyên nghiệp, thành công và lớn mạnh Nhưng ông vẫn không ngừng theo đuổi mục tiêu khắc phục sự cồng kềnh và tính tự mãn trong công ty Trong những năm 1980, số công nhân của ông giảm từ 404.000 xuống còn 229.000, và ông bắt đầu được biết đến như “Neutron Jack”.Và ông cũng không phải là một nhà lãnh đạo “chỉ tay năm ngón”, đứng ngoài cuộc.Vì những lẽ đó, ý tưởng lớn phải trở thành công ty số 1 hoặc ít nhất là số 2 trong ngành đã là một mục tiêu hàng đầu của công ty Cho đến nay tất cả mọi ý tưởng lớn khác của ông đều được thực hiện thành công, kể cả mục tiêu hướng tới toàn cầu hoá GE tăng trưởng từ mức doanh thu 25 tỷ đô la với lợi nhuận 1,5 tỷ đôla năm 1980 lên mức 110 tỷ doanh thu với 10 tỷ đôla lợi nhuận vào năm 1999 Đó

là một mục tiêu rõ ràng mà họ đã thực hiện được.(theo Vn_media)

- Nắm bắt được cốt lõi vấn đề

Trước khi đưa ra một đánh giá nào đó, người lãnh đạo khôn ngoan nhanh chóng cảm nhận được điều gì ẩn chứa sau tình huống, tưởng tượng ra tương lai hay kết cục của vấn đề, và quyết định hành động để hiểu rõ những cảm đoán ấy Chính sự khôn ngoan thực tiễn giúp họ có khả năng nhìn thấy được cốt lõi của vấn đề cũng như bằng trực giác có thể tìm hiểu được bản chất và ý nghĩa của con người, sự vật, sự kiện

Soichiro Honda, nhà sáng lập của công ty sản xuất môtô số một thế giới Honda là một minh chứng ấn tượng cho khả năng này Cách mà ông làm được minh họa trong bức ảnh treo ở cung điện của những người có thành tích trong ngành sản xuất ô tô (Automobile Hall of Fame) tại tiểu bang Michigan, Mỹ

Trong bức ảnh, Honda có mặt tại một cuộc đua Môtô, ông cúi người đủ thấp ngang với tầm mắt của tay đua băng qua với tốc độ tối đa Honda chống một tay xuống đất để cảm nhận sức rung, tai lắng nghe âm thanh của động cơ Đó là cách

Ngày đăng: 27/12/2018, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w