BÁO CÁO HIỆN TRẠNG VÀ KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Phần thứ nhất: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢ
Trang 1BÁO CÁO HIỆN TRẠNG VÀ KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG
GIẢNG DẠY
Phần thứ nhất:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRƯỜNG HỌC
Phần mềm được sử dụng cho công tác quản lý trường học là phần mềm VNPT – School do Viễn thông Hải Phòng cung cấp Hiện nay trường THPT Ngô Quyền là một trong những đơn vị đầu tiên và là đơn vị ứng dụng đạt hiệu quả cao phần mềm VNPT – school
I Mục đích ứng dụng:
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để tin học hóa công tác quản lý và xây dựng các ứng dụng cần thiết khác như:
- Quản lý hồ sơ học sinh: Đảm bảo hồ sơ học sinh được quản lý chặt chẽ trên hệ
thông CNTT giúp cho quá trình quản lý học sinh của trường cũng như tổng hợp số liệu được thống nhất, nhanh chóng và chính xác
- Quản lý hành chính: Đảm bảo hệ thống giấy chứng nhận; chứng chỉ được cấp
chính xác, đúng quy định, nhanh chóng
- Các ứng dụng phục vụ quản lý trường học như: Quản lý điểm, thời khóa biểu,
sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trường, thông tin giữa lãnh đạo với giáo viên, phụ huynh
- Triển khai dịch vụ tra cứu điểm,đặc biệt là tra cứu điểm kiểm tra trong năm
dưới nhiều hình thức ( Qua website, điện thoại di động, điện thoại cố định,…)
Trang 2II Quá trình thực hiện
Trước khi sử dụng phần mềm VNPT – School, trường THPT Ngô Quyền đã sử dụng nhiều phần mềm ứng dụng khác, như phần mềm quản lý điểm sử dụng trên Access mạng Lan Tuy nhiên, khi mạng internet ngày càng phát triển mạnh thì những phần mềm này bộc lộ nhiều hạn chế trong ứng dụng Vì vậy, phần mềm VNPT – School được nhà trường chọn sử dụng trong công tác quản lý nhà trường
1 VNPT – School Hải Phòng trong công tác quản lý trường học:
- Quản lý giáo viên:
* Danh sách giáo viên toàn trường với đầy đủ các thông tin
* Phân công giảng dạy và công tác kiêm nhiệm khác
* Tiến độ giảng dạy của từng giáo viên qua lịch báo giảng và kết quả giảng dạy qua điểm số của học sinh
* Tình hình giảng dạy qua kiểm diện hàng ngày
* Thông báo kế hoạch hàng tuần của nhà trường
- Quản lý học sinh:
* Phân bố danh sách lớp
* Điều chuyển học sinh, thống kê số chuyển đi, chuyển đến
* Thống kê học sinh với nhiều thành phần khác nhau: giới tính, phường
xã, tôn giáo, dân tộc, chính sách, kết quả học tập,…
* Quản lý điểm số, xếp loại về học tập và hạnh kiểm
- Quản lý hành chính:
* Cung cấp nhanh chóng các loại giấy chứng nhận, phiếu điểm, giấy xác nhận
* Các thống kê, báo cáo hiện tại và những năm học trước
Trang 3* In ấn số điểm.
2 VNPT – School trong liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh:
- Thông tin nhanh cho phụ huynh về tình hình vắng trễ, vi phạm nội quy hàng ngày
- Báo cáo điểm số của học sinh, sau khi kiểm tra tối đa 2 tuần
III Đánh giá sau hai năm sử dụng
- Có nhiều tiện ích trong công tác quản lý
- Lãnh đaoọ và giáo viên có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, không nhất thiết phải đến trường
- Thống nhất và chính xác về số liệu báo cáo
- Tiết kiệm cơ sở hạ tầng, không cần phải trang thiết bị nhiều máy
- Giải phóng nhiều sức lao động không cần thiết cho giáo viên, đặc biệt là việc nhập điểm và ghi điểm cuối học kỳ, cuối năm
- Có thể ứng dụng ở cấp quản lý cao hơn, như sở GD-ĐT
- Tăng cường liên hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội
IV Kiến nghị, đề xuất:
- Kiến nghị với đơn vị cung cấp phần mềm:
o Nâng cấp tính năng sử dụng qua các phiên bản cao hơn
o Nâng cao tính ổn định của chương trình
- Đề xuất với sở GD-ĐT: nên có sự thống nhất và ổn định trong các mẫu báo cáo của các phòng ban
- Đề xuất với Bộ DG&ĐT: nên đảm bảo tính ổn định của các quy định, quy chế đối với đánh giá, xếp loại học sinh trong năm học
Trang 4Phần thứ hai:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy bẳng cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ như: PowerPoint, Photoshop, Zebra, Emindmap, Chemistry,… trong việc soạn bài giảng của giáo viên trong ngành
I Một số kết quả đã đạt được về ứng dụng CNTT trong nhà trường thời gian vừa qua:
- Việc ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý được lãnh đạo nhà trường đặc biệt quan tâm và được đông đảo giáo viên hưởng ứng nhiệt tình Hầu hết giáo viên của trường đã biết sử dụng phần mềm trình chiếu và một số phần mềm chuyên dụng cho
hỗ trợ dạy học Việc thiết kế bài giảng điện tử theo mẫu chuẩn Elearning đã triển khai được 2 năm, hiện tại đã thiết kế được hơn 100 bài ở tất cả các môn học
- Nhà trường đã xây dựng đề án ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý, lựa chọn nền tảng Google Apps (điện toán đám mây) làm công cụ giao tiếp và truyền thông, nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản:
+ Thông tin liên lạc
+ Hạ tầng CNTT (mạng, lưu trữ,…)
- Trong lúc chờ cơ quan chủ quản phê duyệt và cấp kinh phí, trường đã chủ động tổ chức các lớp đào tạo về Google Apps cho cán bộ, giáo viên và nhân viên văn phòng
- Tổ chức khai thác các ứng dụng của Google Apps Kết quả:
+ 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên văn phòng đã sử dụng thành thạo gmail, calendar, dóc
+ VIệc trao đổi công việc, thông tin, báo cáo giữa các thành viên trong đơn vị chủ yếu qua hệ thống email đã được xác lập
+ Thí điểm cho 6 lớp (250 học sinh) sử dụng gmail để trao đổi học tập
Trang 5II Xây dựng phòng học trực tuyến, ngân hàng giáo án điện tử theo chuẩn E-learning:
1 Đặt vấn đề:
- Tổ chức các khóa học trực tuyến là vấn đề không mới trên thế giới Ở Việt Nam, một số trường Đại học, Cao đẳng cũng đã xây dựng các website hỗ trợ đào tạo trự tuyến
- Tuy nhiên, ở phạm vi giáo dục phổ thông thì vấn đề này không đơn giản Bởi
lẽ, thói quen tự học, tự ngiên cứu tài liệu của học sinh còn yếu Một số ít trường THPT cũng đã ứng dụng moodel để tổ chức các khóa học trực tuyến, nhưng nội dung còn ít, chất lượng chưa cao và còn nặng về tính hình thức
- Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để cải thiện vấn đề tự học của học sinh? Làm thế nào để học sinh được học (nghe giảng) một bài trong nhiều lần? Làm thế nào để học sinh được học với những thầy, cô giáo giỏi? Làm thế nào để hạn chế được tiêu cự trong dạy thêm và học thêm?
- Từ những vấn đề nêu trên, trường THPT Ngô Quyền quyết tâm từng bước xây dựng phòng học trực tuyến và ngân hàng bài giảng điện tử theo chuẩn E-learning
2 Một số kế quả bước đầu.
- Từ năm học 2010 – 2011: Ngoài việc sử dụng cho việc học tập các môn văn hóa, còn tổ chức được các chuyên đề về ngoại khóa, sinh hoạt hướng nghiệp,…
- Nhà trường đã tập huấn cho tất cả giáo viên sử dụng phần mềm Lecture Maker để thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn E-learning Hiện nay, các giáo viên của trường đã thiết kế được trên 120 bài giảng điện tử của tất cả các môn học
III Kế hoạch thời gian tới:
1 Tiếp tục tổ chức tập huấn và triển khai rộng rãi Google Apps cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh của trường
2 Hoàn thành lắp đặt thiết bị cho phòng thiết kế bài giảng điện tử (studio e-learning) và đưa vào sử dụng
3 Kết nối internet cho tất cả các phòng hiện có
Trang 64 Upload các bài giảng điện tử lên website của trường để học sinh có điều kiện tham khảo
5 Tiếp tục tổ chức thiết kế, biên tập các bài giảng điện tử khác
6 Thí điểm tổ chức một số tiết dạy trực tuyến (online) để rút kinh nghiệm
IV Kiến nghị, đề xuất:
1 Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ thêm kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị và kinh phí đào tạo bồi dưỡng giáo viên để tiếp tục triển khai các ứng dụng có hiệu quả thiết thực hỗ trợ giáo viên và học sinh trong quá trình day – học
2 Mời các chuyên gia IT có kinh nghiệm để tư vấn và hỗ trợ thêm cho nhà trường trong thời gian thực hiện thí điểm
3 Mời các thầy, cô giáo có kinh nghiệm giảng dạy cùng tham gia hoạt động thiết
kế, biên tập bài giảng điện tử để xây dựng ngân hàng bài giảng điện tử dùng chung cho các trường THPT trong thành phố