1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp giúp học sinh khối 4 thực hiện đúng kĩ thuật động tác giậm chân

28 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 685,5 KB

Nội dung

Phương pháp giúp học sinh khối 4 thực hiện đúng kĩ thuật động tác giậm chânPhương pháp giúp học sinh khối 4 thực hiện đúng kĩ thuật động tác giậm chânPhương pháp giúp học sinh khối 4 thực hiện đúng kĩ thuật động tác giậm chânPhương pháp giúp học sinh khối 4 thực hiện đúng kĩ thuật động tác giậm chânPhương pháp giúp học sinh khối 4 thực hiện đúng kĩ thuật động tác giậm chân

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ “ Sức khỏe là vàng”, sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và

ngược lại Thể dục thể thao (TDTT) giúp chúng ta có được sức khỏe tốt, từ đó,

có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường hay ngoài xã hội đạthiệu quả cao hơn TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp các emtrở thành con người có ích cho xã hội

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính của chúng ta rất coi trọngviệc rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ ngày 30/01/1946, Chủ tịch HồChí Minh đã ký sắc lệnh số 14 thiết lập Nhà thể dục Trung Ương có nhiệm vụnghiên cứu phương pháp và thực hành thể dục trong toàn quốc Sau Tổngtuyển cử ngày 06/01/1946, Bác lại ký sắc lệnh số 38 (vào ngày 27/03/1946) vềviệc thành lập Nhà Thanh niên và thể dục Cùng thời điểm đó, Hồ Chủ Tịch đã

có bài viết “ Sức khỏe và thể dục” đăng trên báo Cứu quốc ra ngày 27/03/1946

cũng là lời hô hào đồng bào tập thể dục, Bác nhấn mạnh: “Mỗi một người dân

yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ".

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của TDTT ngàycàng được nâng cao Đối với các nước phát triển, việc tập luyện TDTT đượcdiễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở thành một điều thiết yếu trongcuộc sống

Trong xã hội hiện nay “trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ

đã và đang trở thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc giatrên thế giới Cũng như đất nước ta đang ở trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về

Trang 2

Môn thể dục là một trong những bộ phận của nền giáo dục, góp phầnlàm thay đổi mọi mặt của giáo dục toàn diện có ảnh hưởng rất lớn tới các mặtgiáo dục khác, có vị thế hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh cóđầy đủ khả năng, sức khỏe để tham gia vào cuộc sống sản xuất và bảo vệ tổquốc Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đảng và Nhà nước ta luôn quantâm và coi trọng mục tiêu phát triển con người toàn diện, khẳng định tầm quan

trọng “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy

sự nghiệp: công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực”.

Đất nước ta đang ở trong thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta luôncoi trọng mục tiêu giáo dục đặt lên hàng đầu Vì thế sức khỏe con người ngàycàng được nâng cao hơn, cho nên việc giảng dạy giáo dục thể chất cho thế hệtrẻ, thế hệ tương lai mai sau trong trường tiểu học là rất quan trọng không thểthiếu được Qua những bài tập: Đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung,bài tập rèn luyện tư thế cơ bản, bài tập về kỹ năng vận động cơ bản, trò chơivận động có tác động lên cơ thể các em, làm cho cơ thể các em chuyển biến vềhình thái chức năng theo chiều hướng tích cực là một trong những mặt giáodục có ý nghĩa nâng cao tầm vóc, sức khỏe cho học sinh phát triển tốt hơn Đốivới giáo viên thể dục hiện nay rèn luyện cho các em có đầy đủ sức khỏe là rất

quan trọng tạo cho các em có được “một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể

cường tráng” Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học việc rèn luyện thể chất cho

các em thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đốivới giáo viên giảng dạy thể dục

Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Học sinh tiểuhọc là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng, chưa đủ ý thức tổ chức

kỉ luật, dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới nhưng cũng thiếu sự tập trung cao

độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính

Trang 3

nhanh Vì vậy, việc chú ý vào kĩ thuật của những động tác do giáo viên truyềnđạt là rất thấp, các em ít thực hiện theo đúng yêu cầu mà giáo viên đưa ra Việclựa chọn phương pháp cho học sinh tập đúng, khắc sâu bài học vào trí nhớ củatừng học sinh là một vấn đề không dễ

Đó là những điều khiến bản thân tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ để tìm rahình thức và phương pháp truyền thụ mới cho các em học tốt môn thể dục,nhằm làm cho giờ học đạt được hiệu quả cao, từng bước nâng dần sức khỏe,phát triển tốt các tố chất thể lực cho các em học sinh Từ những băn khoăn,

trăn trở đó tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài “ Phương pháp giúp học

sinh khối lớp 4 thực hiện đúng kĩ thuật động tác giậm chân”.

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Thời gian thực hiện: 5-9-2016 đến 05-11-2016

2 Đánh giá thực trạng

Trường Tiểu học Tịnh Giang nằm ở phía Tây huyện Sơn Tịnh, là mộttrường thuộc xã miền núi, trường tập trung không có điểm lẻ, học sinh đi họccòn xa mà phần lớn phụ huynh là nhà nông, nên việc học tập, trang phục đếntrường hay sinh hoạt hằng ngày của các em đa phần các em tự lo, chưa đượcquan tâm, chăm sóc chu đáo của phụ huynh Trang phục của các em học sinhkhông đồng đều vì hoàn cảnh gia đình còn gặp khó khăn dẫn đến việc tậpluyện của các em không được thường xuyên, liên tục Nhiều khi các em đếntrường không chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc học tập chính khóa,nhiều khi giờ thể dục các em quên cả mặc trang phục thể dục đến trường cũnggây trở ngại ít nhiều đến việc học thể dục

Tôi được phân công về trường Tịnh Giang giảng dạy đã hơn 4 năm, thờigian đó đủ để tôi quan sát được quá trình tập luyện Thể dục của các em họcsinh trong trường Các em chưa thực sự quan tâm đến việc học Thể dục, coiThể dục là môn phụ không đáng để các em lưu tâm Vì vậy đã gây không ítkhó khăn cho bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn Thể dục

Mặt khác, đối với HS các em được nghỉ hè gần 3 tháng, thời gian đócũng đã làm cho các em quên gần như tất cả kiến thức của năm học trước, nhất

là những môn phụ như Thể dục Điều này đã gây khó khăn rất nhiều cho bảnthân tôi khi tiếp nhận các em học sinh bước vào năm học mới

Vì sao tôi nói như vậy, vì ở tuổi các em việc học mà chơi, chơi mà học

là chuyện dễ hiểu, giờ Thể dục đối với các em mà nói là khoảng thời gian các

em được thư giãn nhiều nhất Chính vì thế mà khi nghỉ hè xong tôi tiếp nhậnhọc sinh lớp 3 lên lớp 4 thì bản thân tôi phải dạy lại những động tác của đội

Trang 5

hình đội ngũ, như: tập hợp hàng, dóng hàng, nghỉ, nghiêm, quay phải, quaytrái, giậm chân … Cho các em như khi mới bước vào lớp 3 vậy.

Những năm học qua, khi tôi giảng dạy học sinh khối lớp 4 tôi luôn quansát, theo dõi quá trình tập Thể dục của các em, thậm chí khi nghỉ hè xong vàođầu năm học mới các em quên cả việc tập hợp hàng, điểm số, báo cáo …mànhững điều cơ bản này thì tiết học nào cũng có Đặc biệt, những tuần đầu củachương trình thể dục lớp 4 có ôn phần đội hình đội ngũ trong đó luôn có ôn tậpđộng tác giậm chân, đi đều… Nhưng những năm qua tôi đã theo dõi, quan sátrất kĩ, đa số các em từ lớp 3 lên lớp 4 chưa biết giậm chân, em giậm chân đượcthì đánh tay cùng với chân giậm, em giậm chân được thì quên đánh tay, cònnhững em biết nghe khẩu lệnh để vô nhịp thì đôi khi giậm nhầm chân phảitrước… , số học sinh giậm được thì rất ít (chỉ khoảng 20%)

Đặc biệt ở lớp 3 các em chưa tham gia sinh hoạt Đội, nhưng khi lên lớp

4 các em sẽ tham gia sinh hoạt đội đều đặn, các em phải biết giậm chân đúng,đẹp để tham gia đi diễu hành vì gần cuối năm học học sinh cùng giáo viên toàntrường sẽ đón đoàn kiểm tra liên đội của huyện, điều này đòi hỏi các em họcsinh khối lớp 4 phải thực hiện nghiêm túc và chính xác động tác giậm chân đểtới thực hiện động tác giậm chân để tiến tới thực hiện động tác đi đều chođúng, đẹp chứ không phải học mà chơi, chơi mà học như các em học sinh lớp1,2, 3 nữa

Từ thực tế như thế tôi đã băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi ra những phươngpháp mới để kích thích học sinh thực hiện động tác giậm chân đúng kĩ thuật vàđạt hiệu quả cao hơn

Kết hợp kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, học hỏi đồng nghiệptrong trường và trường bạn để đưa chất lượng giảng dạy bộ môn Thể dụctrong nhà trường đạt hiệu quả cao tôi đã mạnh dạn đưa phương pháp tập luyện

Trang 6

mới để giúp học sinh ham thích Thể dục hơn mà giáo viên trực tiếp giảng dạycũng thấy hài lòng với việc học tập của học sinh hơn.

a Kết quả đạt được

Ở khối 4 có 116 học sinh cuối năm học 2015-2016 có khoảng 80 học sinhchưa hoàn thành và 36 học sinh hoàn thành ở kĩ thuật động tác giậm chân tạichỗ

b Những mặt còn hạn chế

Số học sinh chưa hoàn thành không biết vô nhịp chân trái trước, giậmcùng tay cùng chân, không có tính tự giác, không tập trung nói chuyện riêngnhiều hơn là tập

c Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân đạt được: số học sinh hoàn thành là những học sinh biết

chú ý lắng nghe, siêng năng trong tập luyện và có ý thức trong lúc tập luyện.Các em biết cách giậm chân nào trước và tránh giậm chân cùng tay cùng chân

Nguyên nhân hạn chế: Số học sinh chưa hoàn thành đa phần là do các

em giậm chân trái trước và giậm cùng tay cùng chân Có một số ít là do khôngchú ý lắng nghe và lười biếng trong tập luyện

Trang 7

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Căn cứ thực hiện

Dựa trên thực trạng học sinh chưa hoàn thành kĩ thuật động tácgiậm chân tại chỗ, học sinh chưa chú ý vào kĩ thuật của những động tác do

giáo viên truyền đạt, nhiều em thực hiện động tác sai như giậm chân phải

trước và giậm cùng tay cùng chân, tôi đã đưa ra sáng kiến kinh nghiệm

“Phương pháp giúp học sinh khối lớp 4 thực hiện đúng kĩ thuật động tác giậm chân”

2 Nội dung, giải pháp và cách thức thực hiện:

-Thời gian nghiên cứu: 8 tuần đầu của học kỳ I, năm học 2016 - 2017

- Đối tượng nghiên cứu: Gồm 60 học sinh nam nữ lớp 4A và lớp 4B củatrường Tiểu học Tịnh Giang, chia thành 2 nhóm (nhóm A1 hay còn gọi nhómđối chứng gồm 30 học sinh nam nữ lớp 4A, nhóm A2 hay còn gọi nhóm thựcnghiệm gồm 30 học sinh nam nữ lớp 4 B)

- Địa điểm nghiên cứu Tại trường Tiểu học Tịnh Giang – huyện SơnTịnh – tỉnh Quảng Ngãi

a Nội dung, phương pháp

* Nội dung

Để giải quyết vấn đề của đề tài trên, bản thân tôi đã đi sâu vào nghiêncứu 3 nhiệm vụ chính là:

- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu đặc điểm của phương pháp giảng dạy động tác

đối với học sinh tiểu học, cụ thể là:

Đối với học sinh tiểu học, giáo viên giảng dạy thể dục thể thao cần kiêntrì nhẫn nại, khéo léo dìu dắt, uốn nắn tư thế, giáo dục cho các em những đức

Trang 8

tính cần thiết, tạo thói quen rèn luyện thân thể nhằm phát triển thể chất cânđối.

Nội dung giảng dạy cần được sắp xếp hợp lý và toàn diện, đảm bảo chặtchẽ nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Mức độ tác động củacác bài tập lên các bộ phận cơ thể, việc phát triển các tố chất thể lực cần đượcxen kẽ nhau, nhằm đảm bảo cho học sinh tập một cách toàn diện và duy trìđược sự hăng say tập luyện Nội dung giảng dạy trên lớp cần được liên hệ vớimọi hoạt động học tập, sinh họat của các em, giáo viên cần lấy những hoạtđộng cụ thể hàng ngày để liên hệ với bài, dạy cho học sinh những tư thế cơbản chính xác về đi, chạy, nhảy, đứng bồi dưỡng tác phong nhanh nhẹn,khẩn trương trong học tập cũng như trong sinh hoạt Có như vậy mới gây chohọc sinh ham thích tập luyện thể dục thể thao

Đối với học sinh tiểu học, vốn kỹ năng kỹ xảo vận động và kinh nghiệmvận động còn ít Điều đó cũng là những khó khăn cho việc tiếp thu những kỹnăng kỹ xảo vận động mới nên cần phải lựa chọn các bài tập sao cho các em

có thể học được những dạng vận động mới bằng con đường ngắn nhất dựa trên

cơ sở chuyển tốt kỹ xảo vận động và loại trừ sự chuyển xấu

Đối với lứa tuổi này, phương pháp trực quan chiếm ưu thế lớn trong giờhọc thể dục thể thao và vai trò của ngôn ngữ trong việc giảng giải, phân tíchcủa giáo viên tăng lên từ năm này đến năm khác Các em ở lứa tuổi nàythường dễ bắt chước những động tác cụ thể, dễ hiểu, đơn giản, cho nên khigiảng dạy giáo viên cần làm mẫu để xây dựng biểu tượng động tác, khẩu lệnh

rõ ràng, phân tích động tác ngắn gọn đầy đủ Khi làm mẫu, giáo viên phải làmchậm, rõ ràng chính xác Căn cứ vào tình hình học tập của học sinh mà làmmẫu có trọng điểm từng bộ phận hoặc toàn bộ động tác

Do đặc điểm hiếu động, tự do, tản mạn, của học sinh nên công tác tổchức giảng dạy cần tỉ mỉ, cụ thể Công tác tổ chức giảng dạy có ảnh hưởng rất

Trang 9

lớn tới chất lượng giảng dạy và học tập Giáo viên cần tìm hiểu tình hình họcsinh và điều kiện học tập cụ thể mà suy nghĩ, xây dựng cách tổ chức lên lớp,

có dự phòng những trường hợp trở ngại về thời tiết nhằm đảm bảo cho buổihọc được tiến hành thuận lợi và việc tập luyện được liên tục với lượng vậnđộng thích hợp

Cần bố trí nhiệm vụ tập luyện một cách cụ thể, sắp xếp nội dung trướcsau thích hợp, quy định vị trí tập luyện cho từng tổ, có dự định cụ thể về thờigian và số lần tập luyện của từng nội dung v.v

Đảm bảo cho học sinh được tập luyện với lượng vận động thích hợp làrất cần thiết Có thể phải qua nhiều lần lặp lại học sinh mới thực hiện đượcđộng tác chính xác và có tác dụng nâng cao sức khoẻ Cho học sinh tập nhữngđộng tác nhẹ nhàng, thả lỏng sau mỗi lần vận động với khối lượng vận độngtương đối lớn Đối với lớp nhỏ, khi cần thiết có thể bố trí thời gian nghỉ ngắn ởgiữa Nâng cao mật độ vận động cũng làm ột trong những phương pháp nângcao chất lượng giảng dạy

Hình thức tổ chức tập luyện luôn thay đổi là rất thích hợp với đặc tínhchưa ổn định của lứa tuổi học sinh tiểu học; nó tạo sự hưng phấn và tăngcường sự tập trung chú ý, gây hứng thú trong tập luyện Phương pháp trò chơicũng được sử dụng nhiều trong giảng dạy Ngoài ra các biện pháp thực hiệncũng cần thay đổi, như đội hình tập luyện được sắp xếp theo nhiều khác nhau Học sinh trai, gái ở lứa tuổi tiểu học tuy chưa có nhiều phân biệt về giớitính rõ rệt (nhất là các lớp nhỏ) nhưng trong giảng dạy cũng cần chú ý đến đặcđiểm riêng của các em Các em gái thường thích tập luyện những động tác nhẹnhàng, mềm dẻo, có tính nhịp điệu hơn các em trai Ở các lớp lớn hơn (lớp4,5) nên chia các em thành những nhóm riêng để tiện cho việc giảng dạy vànâng cao được hiệu quả của buổi học

Trang 10

- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực trạng học sinh khối 4 của trường Tiểu học

Tịnh Giang khi tham gia ôn tập động tác giậm chân

- Nhiệm vụ 3: Đưa phương pháp mới và hiệu quả của việc đưa phương

pháp mới cho học sinh khối 4 của trường Tiểu học Tịnh Giang khi tham gia ôntập động tác giậm chân

- Phương pháp tổng hợp tài liệu:

Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài nhằmmục đích tìm hiểu cơ sở lý luận tổng hợp ở tất cả các tài liệu cần thiết để đưa

ra phương hướng giải quyết đề tài

*Nhóm phương pháp thực tiễn:

- Phương pháp quan sát sư phạm:

Để tiến hành đề tài tôi đã quan sát theo dõi rất kĩ các khối lớp 4 trongnhững giờ dạy Thể dục Sử dụng phương pháp này tôi có thể tìm ra nguyênnhân vì sao học sinh thực hiện không đúng kĩ thuật động tác giậm chân, từ đótìm ra phương pháp mới để đưa vào áp dụng một cách có hiệu quả

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Trang 11

Sử dụng phương pháp này để kiểm tra, đánh giá hiệu quả trong quá trìnhthực nghiệm các bài tập Sau khi đã lựa chọn và xác định được bài tập tôi đãtiến hành phân nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm: 30 em học sinh nam nữlớp 4A làm nhóm đối chứng, 30 em học sinh nam nữ lớp 4 B làm nhóm thựcnghiệm.

….giậm” thì các em giậm chân phải trước….Qua đó đưa ra nhận định vàphương pháp đổi mới để học sinh nâng cao chất lượng hơn trong quá trìnhthực hiện động tác giậm chân

* Quan sát, trò chuyện cùng học sinh:

Quan sát học sinh lớp 4 A và lớp 4B khi các em thực hiện động tác giậmchân Trò chuyện cùng học sinh những lúc giải lao hay những lúc có điều kiện

Từ đó thấu hiểu tâm lý của học sinh khi tham gia tập luyện động tác giậmchân Đưa các bài dạy thực nghiệm và đối chứng vào các tiết học Thể dụcchính khóa

Trang 12

Thực hiện công việc này nhằm tìm ra được phương pháp giảng dạy vàtập luyện có hiệu quả nhất, từ đó rút ra kết luận về việc áp dụng phương phápđổi mới của bản thân.

Thực hiện được công việc này thực chất chúng ta đã giải quyết xong

nhiệm vụ 2: Tập Thể dục là một hoạt động cơ bản và rất cần thiết trong quá

trình học tập của các em Để phát triển thể chất cho học sinh ngay từ bậc họcđầu đời của các em đó là bậc tiểu học, ngành giáo dục và đào tạo đã coi tậpThể dục là một bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong quá trìnhhọc tập của các em Thế nhưng xuất phát từ tình hình thực tế của trường cũngnhư của học sinh hiện nay, trong suốt thời gian tôi được phân công về trườngTiểu học Tịnh Giang giảng dạy Thể dục, tôi nhận thấy học sinh không hề hamtập Thể dục, hay nói cách khác là coi thường việc tập Thể dục, ham chơi hơnham tập Nên những giờ Thể dục tôi quan sát thấy các em đứng vào đội hìnhkhông nghiêm túc, tập động tác rất xấu và nhiều em không tập mà chỉ mãi mênói chuyện riêng…

Vì vậy là một giáo viên Thể dục trong nhà trường, là người trực tiếphướng dẫn cho học sinh làm quen với kĩ thuật của những động tác mới hoặc ôntập những động tác cũ mà những động tác đó xuyên suốt hết cấp học, tôi luôntrăn trở để tìm ra những phương pháp mới để nâng cao hơn chất lượng của bộmôn Qua tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp học hỏi giáo viên ở nhữngtrường chuyên nghiệp và đặc biệt là kinh nghiệm của bản thân trong nhữngnăm công tác tại trường tôi đã áp dụng một số phương pháp mới nhằm nângcao chất lượng và hiệu quả cho học sinh khối 4 khi tập động tác giậm chân

Trước khi áp dụng bài tập và phương pháp mới tôi chọn 30 học sinh lớp4A làm nhóm đối chứng (A1) và 30 học sinh lớp 4B làm nhóm thực nghiệm(A2) Để kiểm tra kết quả ban đầu ý thức và tính tự giác của học sinh khi thamgia tập động tác giậm chân, tôi đã áp dụng theo Thông tư 30 của Bộ giáo dục

Trang 13

và đào tạo về việc đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học và đã chia các mứcđánh giá như sau:

*Học sinh hoàn thành: Thực hiện đúng kỹ thuật động tác giậm chân,biết chú ý lắng nghe khẩu lệnh của giáo viên để vô nhịp đúng, ý thức kỷ luậttốt, tính tự giác cao, luôn biết tự tập luyện mặc dù không có ai bên cạnh nhắcnhở

*Học sinh chưa hoàn thành: Không biết vô nhịp chân trái trước, giậmcùng tay cùng chân, không có tính tự giác, không tập trung nói chuyện riêngnhiều hơn là tập…

Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu thì thấy kỹ thuật và ý thức tập luyệncủa học sinh hai khối lớp tương đương nhau Nhóm A1 chỉ hoàn thành bài tậpkhoảng 30% Nhóm A2 cũng chỉ hoàn thành khoảng 30%, còn lại chưa hoànthành Cụ thể theo bảng thống kê sau:

Trang 14

cho học sinh tập hợp thành đội hình hàng ngang để các em dễ dàng quan sátđộng tác mẫu do bản thân tôi thực hiện, tôi phải giảng giải lại động tác giậmchân phải thực hiện như thế nào, và kết hợp làm mẫu chậm cho các em quansát.

Những tiết học tiếp theo cũng vậy, nhưng tôi giảm phần giải thích độngtác hơn, ít làm mẫu hơn Mục đích của tôi là muốn các em chủ động tập chứkhông phụ thuộc vào giáo viên

*Nhóm A 1 tôi cho học sinh tập theo đội hình bình thường như nhữngnăm học trước, đó là tập hợp lớp theo hàng ngang, dàn hàng khởi động sau đódồn hàng và chuyển thành hàng dọc, hàng cách hàng, bạn cách bạn một cánhtay, khẩu lệnh do giáo viên hoặc cán sự lớp hô

*Nhóm A 2 tôi cũng cho học sinh tập hợp lớp theo đội hình hàng dọc sau

đó tôi cho các em chuyển thành đội hình hàng ngang, hàng cách hàng, bạncách bạn một cánh tay, tôi là người trực tiếp điều khiển lớp tập luyện

Tiến hành tập, nếu ở nhóm A1 tập theo đội hình hàng dọc, khẩu lệnh dotôi hoặc cán sự điều khiển, thì ở nhóm A2 tập bằng phương pháp mới và tôi sẽngười trực tiếp điều khiển lớp tập Nhóm A2 sẽ áp dụng ngay phương phápmới vào những tiết học đầu tiên của chương trình thể dục lớp 4 Cụ thể nhưsau:

-Tuần 2 bài 4 trang 49 sách giáo viên Thể dục lớp 4 có phần ôn tập độihình đội ngũ trong đó có ôn động tác quay phải, quay trái, giậm chân, điđều….Lúc này tôi không vội vàng hô khẩu lệnh cho các em: “Giậm chân

…… Giậm”, mà tôi sẽ cho các em tập các động tác bổ trợ rất đơn giãn, cụ thểnhư sau:

-Các em phải biết đứng trong tư thế nghiêm trước khi thực hiện động tácgiậm chân (Hình minh họa bên dưới)

Ngày đăng: 25/12/2018, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w