1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đề cương MÔN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

14 238 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

- Các quy định trong TTHC không được trái quy định pháp luật trong các văn bản của nhà nước * Nguyên tắc quy định TTHC phù hợp thực tế khách quan Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi: các T

Trang 1

1 Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

* Nguyên tắc tuân thủ pháp luật về quản lý nhà nước

- Tuân thủ giới hạn thẩm quyền, phạm vi và phân cấp phân quyền của mỗi

cấp hành chính quy định trong pháp luật nội dung

- Không được đặt ra các quy định TTHC mà pháp luật nội dung không giao

- Các quy định trong TTHC không được trái quy định pháp luật trong các văn bản của nhà nước

* Nguyên tắc quy định TTHC phù hợp thực tế khách quan

Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi: các TTHC ban hành phải mang tính khả thi, thực hiện được gắn với tình kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế; nhưng cũng bảo đảm tính quản lý được của nhà nước “không buông lỏng quản lý” đồng thời cũng không siết chặt quản lý TTHC cùng với cơ chế pháp lý tạo hành lang cho sự phát triển của doanh nghiệp và quyền tự do của nhân dân nhất là trong lĩnh vực kinh tế Phù hợp thực tế là chìa khóa để thay đổi khi mà điều kiện hoàn cảnh thay đổi có thể cả hướng mở rộng hoặc hướng siết chặt quản lý

* Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện

-Tính đơn giản của TTHC: TTHC đơn giản là không quá phức tạp, bắt đầu

từ tên gọi của TTHC để người dân có thể tra cứu được, biết được Mỗi TTHC chỉ

là một vấn đề (một quan hệ pháp luật) cần giải quyết Các quan hệ pháp luật phải

rõ ràng về chủ thể, khách thể, nội dung Các bước phải hiện thực hóa tuần tự gắn kết nhau theo hướng quan tâm đến “đầu vào và đầu ra” và trách nhiệm của người

có yêu cầu TTHC, còn các quan hệ nội bộ của TTHC nên quy định ở phạm vi khác Tính đơn giản còn thể hiện ở việc quy định về nơi thực hiện, người tiếp nhận thực hiện (ai, cơ quan nào, ở đâu?); bằng cách nào; giấy từ thủ tục gồm cái gì; trong bao lâu thì xong; hết bao nhiêu tiền; nhận được kết quả là cái gì

-Tính dễ hiểu của TTHC: thể hiện các khái niệm, các thông tin của TTHC

đưa ra bất kỳ ai từ trình độ thấp (biết chữ trở lên) đến trình độ cao đều hiểu một nghĩa như nhau; nhận biết được ngay mà không phải tìm kiếm bằng các khái niệm pháp lý, các khái niệm khoa học Thông tin cần cung cấp trong TTHC chỉ ở mức cần và đủ để thực hiện TTHC và luôn luôn có thể thay thế (loại bỏ) nếu có biện pháp khác

-Tính dễ thực hiện: TTHC là một khâu thực hiện quyền quản lý hành chính

của nhà nước, nhưng cũng là một khâu để công dân phát huy quyền của họ, do đó

Trang 2

phải để công dân dễ thực hiện Dễ thực hiện nghĩa là không quá khó để thực hiện các thao tác, các hành vi thực hiện quyền Như việc tiếp cận biểu mẫu phải có ngay, thông tin trong biểu mẫu giản lược tối đa;

* Nguyên tắc có tính hệ thống

- Hệ thống dọc: là việc xác định TTHC thuộc lĩnh vực nào thì thiết lập TTHC

phải thuộc về ngành đó quản lý ví dụ: lĩnh vực đất đai, tài nguyên, giao dục

- Hệ thống ngang: là bảo đảm sự tương thích trong phân quyền của từng cấp;

cấp Trung ương là thể chế hoặc tác động quy mô lớn; cấp tỉnh là cụ thể hóa chính sách và thực hiện quyền quản lý cấp khu vực; cấp huyện là thi hành chính sách và thực hiện nhiệm vụ sự vụ; cấp xã là lĩnh vực quản lý xác nhận, xác thực

* Nguyên tắc tiết kiệm thời gian và chi phí

TTHC là loại quan hệ liên quan hàng ngày hàng giờ đến mọi đối tượng; một người dân có thể cả đời không liên quan đến hoạt động tư pháp nhưng phải tham gia vào các quan hệ hành chính So với các loại thủ tục khác thì TTHC là loại có tần số nhiều nhất, đa dạng và phong phú, do đó mỗi TTHC mà khi xây dựng không cân nhắc kỹ đến nguyên tắc tiết kiệm về: chi phí tiền bạc (lệ phí); chi phí hồ sơ tài liệu (số lượng tài liệu, hồ sơ ); chi phí thời gian (dài hoặc quá dài ) đều sẽ là lãng phí, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, đánh mất cơ hội đầu

tư, cạnh tranh cắt giảm các yêu cầu điều kiện, giảm chi phí tiền bạc và nhất là giảm thời gian thực hiện là xu thế trọng yếu quan tâm hiện nay của mỗi lần Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện

8 Khái niệm hồ sơ, tài liệu trong thủ tục hành chính Phân tích các hoạt động xây dựng tài liệu, hồ sơ trong thủ tục hành chính

* Khái niệm hồ sơ, tài liệu trong TTHC

-Hồ sơ trong TTHC được hiểu là bộ tài liệu chuẩn theo danh mục liệt kê

thành phần tài liệu buộc phải có để làm cơ sở thông tin để chủ thể có thẩm quyền giải quyết TTHC ra quyết định giải quyết

-Tài liệu trong TTHC được hiểu là các giấy tờ có chứa đựng thông tin minh

chứng nội dung cần và đủ để giải quyết một TTHC mà pháp luật quy định cho loại TTHC nhất định Giấy tờ có thể là các giấy tờ gốc, có thể là các biểu mẫu, mẫu đơn, mẫu tờ khai đã ấn định…

* Xây dựng tài liệu, hồ sơ trong thủ tục hành chính

- Xây dựng hồ sơ, tài liệu trong thực hiện TTHC là việc người có yêu cầu làm TTHC phải thu thập, tạo ra, sản xuất ra… tài liệu mới là thành phần hồ sơ theo quy định để nộp khi làm TTHC; tạo ra, làm ra, sản xuất ra… tài liệu mới có thể là các công việc sau đây:

Trang 3

+ Lập bản khai đăng ký thực hiện TTHC theo mẫu: là việc chủ thể có yêu

cầu TTHC căn cứ mẫu công bố tự mình kê khai theo các thông tin có sẵn và xác nhận, xác thực bằng việc ký, diềm chỉ hoặc đóng dấu vào bản khai, tờ khai, mẫu đơn đó

+Xây dựng tài liệu là các biên bản giải quyết công việc liên quan đến TTHC theo mẫu: là việc căn cứ mẫu biên bản có sẵn đó, yêu cầu các thành phần

có liên quan tham gia làm việc (họp, thỏa thuận, hòa giải, phân chia…) thống nhất

để làm cơ sở giải quyết TTHC Ví dụ: yêu cầu các thành viên hội đồng quản trị của Công ty cổ phần họp ra nghị quyết tăng vốn góp để thay đổi đăng ký kinh doanh tăng vốn góp….; yêu cầu những cá nhân liên quan đến quyền chia thừa kế họp để chia thừa kế tài sản

+ Xây dựng các biên bản giải quyết công việc liên quan đến TTHC không

theo mẫu: là việc người có yêu cầu thực hiện TTHC tự mình phải thiết lập các

biên bản là tài liệu không có sẵn theo mẫu, nhưng phải đáp ứng được thông tin mà TTHC yêu cầu để được giải quyết Ví dụ: trong TTHC phân chia di sản thừa kế là đất đai có người không nhận mà từ chối thì phải xác lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế để đưa vào hồ sơ TTHC, từ đó giải quyết cho người khác được đăng ký quyền sử dụng đất

-Việc tạo ra tài liệu mới để đưa vào TTHC có thể đơn giản như làm bản khai, biểu mẫu, đơn… song cũng có thể là việc làm rất phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao của người có trình độ pháp lý nhất định, họ phải am hiểu quy định pháp luật về nội dung mới giải quyết được như: Luật thương mại, Luật hôn nhân và gia đình, Luật dân sự… vì các thông tin cơ bản của tài liệu phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản, rõ nội dung, tính chất của TTHC giải quyết mới có cơ sở pháp lý giải quyết Trong thị trường pháp luật hiện nay là lĩnh vực để các Trung tâm tư vấn pháp luật, luật gia, luật sư, văn phòng luật sư thực hiện các dịch vụ pháp lý và hành chính

2 Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

* Nguyên tắc thực hiện đúng thẩm quyền

Việc thực hiện TTHC phải bảo đảm đúng thẩm quyền mà pháp luật quy định

cho cá nhân, tổ chức được giao TTHC đó; Nếu phát hiện không thuộc thẩm quyền thì phải hướng dẫn để người có yêu cầu nộp đúng cơ quan có thẩm quyền Khi đã xác định đúng thẩm quyền thì không được từ chối giải quyết TTHC đó Khi cấp dưới được giao thực hiện thẩm quyền của cấp trên, cấp giúp việc được giao ủy quyền thưc hiện thay cấp quản lý thì giải quyết TTHC phải nhân danh cấp có thẩm

Trang 4

quyền quản lý Cấp có thẩm quyền quản lý đã ủy quyền phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc người đã ủy quyền giải quyết

* Nguyên tắc chính xác, khách quan, công bằng

- Yêu cầu chính xác đòi hỏi: Thực hiện TTHC yêu cầu phải chính xác, chính

xác về thông tin của người giải quyết, chính xác về thông tin kết quả, chính xác về các bước trong quy trình, thủ tục, chính xác về lệ phí về thời gian

-Yêu cầu về khách quan: là tôn trọng sự thật trong đánh giá, hồ sơ tài liệu,

không vì nể nang, vì khó khăn phiền hà mà ảnh hưởng đến công việc giải quyết

-Yêu cầu về công bằng: Việc giải quyết từng hồ sơ TTHC của chủ thể có

yêu cầu giải quyết là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân, của người dân và quan chức là như nhau không ưu tiên cho chủ thể nào

* Nguyên tắc công khai hóa TTHC

Mọi TTHC phải được công bố công khai trên mạng thông tin quốc gia, của đơn vị cấp tỉnh và chính đơn vị thực hiện Công khai đối với TTHC đang thực hiện (phần bổ sung, thay đổi kịp thời); Nội dung công khai toàn bộ các nội dung như: công khai quy trình nhận hồ sơ, công khai các bước hồ sơ, công khai thành phần

hồ sơ, yêu cầu điều kiện, công khai lệ phí, công khai thời gian thực hiện…

Công khai còn bao gồm: công khai để các chủ thể tiếp cận được về biểu mẫu,

về văn bản pháp quy quy định về TTHC đó để họ giám sát

* Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Nguyên tăc này đòi hỏi khi giải quyết TTHC của các đối tượng có nhu cầu giải quyêt TTHC và chủ thể giải quyết (cá nhân có thẩm quyền, và cơ quan có thẩm quyền) đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Khi người có yêu cầu TTHC đã hoàn thành đầy đủ hồ sơ, thủ tục, lệ phí thì phải nhận được kết quả giải quyết TTHC, các cơ quan nhà nước không được nại ra các lý để không giải quyết cho họ Việc giải quyết phải tuân thủ thời gian, chất lượng của TTHC đã quy định

* Nguyên tắc bảo đảm liên thông trong TTHC

Trong một TTHC có thể là TTHC đơn lẻ, tuy nhiên cũng có thể là TTHC phức hợp, giải quyết nhiều TTHC con trong một TTHC lớn Vì vậy, để bảo đảm TTHC chỉ tiến hành một lần cần phải quy định tính liên thông trong giải quyết Liên thông trong TTHC là việc cơ quan nhà nước có mối liên hệ nhau giải quyết từng TTHC nhỏ, kết quả của các TTHC này là tiền đề để TTHC khác làm cơ sở giải quyết Đối với người có yêu cầu giải quyết TTHC họ chỉ phải nộp hồ sơ giải quyết một TTHC chính, là kết quả cuối cùng họ mong đạt được mà không phải quyết các TTHC nhỏ khác

* Bảo đảm quyền khiếu nại, phản ánh của cá nhân, tổ chức

Việc giải quyết TTHC là hành vi công vụ của người có thẩm quyền và cơ quan nhà nước, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ pháp luật quy định; đây là nghĩa

Trang 5

vụ phục vụ nhân dân của các chủ thể hành chính; không phải là việc ban ơn, cơ chế xin cho như trước đây quan niệm; nền hành chính phục vụ đòi hỏi mọi yêu cầu của

tổ chức, cá nhân đều phải được giải quyết Nếu vì không giải quyết thì phải nêu rõ

lý do; nếu không có lý do cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm pháp lý về việc không thực hiện TTHC đó Có thể là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính nếu người dân khởi kiện theo pháp luật tố tụng hành chính

3 Nội dung của một thủ tục hành chính

* Tên thủ tục hành chính:

Mỗi TTHC đều phải có tên gọi cụ thể để nhận diện, phân biệt TTHC này với TTHC khác; trong cùng một lĩnh vực của một ngành cũng có rất nhiều TTHC khác nhau, đặt tên gọi là để định danh cho một TTHC Ví dụ: TTHC “Đăng ký kết hôn”; “Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất”… Đặc điểm của tên gọi phải ngắn gọn, xúc tích, chính xác phản ánh nội dung của TTHC đó

* Trình tự thực hiện:

- Các bước tiến hành: Nội dung này quy định một TTHC gồm mấy bước (3

hay 4 bước ), bước nào là tiền đề, điều kiện của bước nào Mỗi bước chủ thể nào phải làm gì? Ví dụ: tất cả các TTHC đều phải qua bước 01 bắt buộc là nộp hồ sơ TTHC cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết

- Trách nhiệm, nội dung công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện:

Trong trình tự thực hiện TTHC còn phân cấp, phân quyền, giao trách nhiệm cho các đơn vị khác nhau, bộ phận khác nhau thực hiện các khâu của TTHC đó (Nhất là TTHC liên thông); Thẩm quyền của mỗi bộ phận, cấp, khâu thực hiện xong là tiền đề điều kiện để khâu khác thực hiện bước tiếp theo

- Thời gian thực hiện:

Là việc TTHC ấn định tổng thời gian cơ quan nhà nước được thực hiện TTHC đó Tổng thời gian này tính từ ngày nhận hồ sơ cho đến ngày trả kết quả Tổng thời gian của mỗi TTHC được ấn định theo mức độ phức tạp của TTHC đó

và mối quan hệ phải giải quyết khi các khâu phải tham gia giải quyết (ví dụ: đối với thủ tục chứng thực văn bản sao từ bản chính thực hiện ngay trong buổi làm việc) Trong tổng thời gian của một TTHC còn phân chia thành thời gian thực hiện các khâu giải quyết từng phần việc Đối với đối tượng thực hiện TTHC phải trú trọng từng loại thời gian; đối với đối tượng thụ hưởng kết quả TTHC họ chỉ quan tâm đến tổng thời gian thực hiện của cả TTHC theo giấy hẹn

*Cách thức thực hiện: Trực tiếp hay gián tiếp:

Trang 6

-Đối với người có yêu cầu thực hiện TTHC (thụ hưởng): có thể chọn

phương thức trực tiếp (nộp tận nơi và ghi biên nhận); hoặc gián tiếp như: gửi qua bưu điện, gửi qua Email (thư điện tử) nếu TTHC quy định phương thức đó

-Đối với người thực hiện TTHC (người có nghĩa vụ phải thi hành công vụ):

có hai phương thức là trực tiếp tự mình xử lý giải quyết hoặc gián tiếp ủy quyền cho cá nhân, cơ quan tổ chức cấp dưới thực hiện nhân danh mình

* Quy định về hồ sơ:

-Thành phần, số lượng giấy tờ, hồ sơ, thông tin, dữ liệu mà cá nhân, tổ chức phải cung cấp cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TTHC

Quy định này ấn định theo loại TTHC nào thì cần thành phần hồ sơ nào để giải quyết theo nguyển tắc “Cần và đủ”; thành phần hồ sơ chính là các “tài liệu

minh chứng”, tài liệu này chứa đựng các thông tin ĐỦ để giải quyết TTHC đó Để

giản tiện thành phần tài liệu trong hồ sơ thì nên áp dụng triệt để các biện pháp thay thế tài liệu minh chứng

Trường hợp nội dung giấy tờ, hồ sơ, thông tin, dữ liệu đã được lưu trữ trong

cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã có sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật thì không phải cung cấp

Quy định loại tài liệu nào cũng cấn phải dựa trên nguyên tắc khả năng cung cấp và chứng minh của người nộp hồ sơ Ví dụ cụ ông 90 tuổi đi làm “Thẻ căn cước công dân” cán bộ yêu cầu nộp bản sao giấy khai sinh của Cụ là điều không thể thực hiện

- Mẫu đơn, mẫu tờ khai của TTHC quy định:

để thuận tiện cho việc đồng nhất hóa TTHC, nhiều TTHC quy định bắt buộc mẫu đơn, mẫu tờ khai… các mẫu này chỉ quy định thông tin tối thiểu mà người yêu cầu TTHC phải cung cấp chỉ phục vụ cho việc giải quyết TTHC đó Nếu người nộp hồ sơ không thực hiện đúng mẫu sẽ không được chấp nhận

Việc quy định TTHC là quyền của các cơ quan nhà nước, chính vì thế nên thời gian trước dựa trên nhận thức thuần túy này mà các cơ quan có thẩm quyền thực hiện TTHC thường xây dựng quy trình TTHC có lợi nhất cho mình, đẩy khó khăn về phía người có nhu cầu thực hiện TTHC

* Các điều kiện bảo đảm

- Đối tượng áp dụng, điều kiện nhất định: có loại TTHC áp dụng cho mọi

đối tượng có nhu cầu, nhưng có loại đối tượng TTHC hạn chế đối tượng, chỉ áp dụng cho một số đối tượng khi đáp ứng các điều kiện nhất định Ví dụ: quy định về ngân hàng đổi ngoại tệ cho người dân chỉ cho phép họ được đổi khi chứng minh có nhu cầu sử dụng ngoại tệ như: đi du lịch, đi chữa bệnh ở nước ngoài, gửi tiền cho thân nhân ở nước ngoài… mà không cho phép mọi đối tượng được đổi ngoại tệ

Trang 7

- Phí hoặc lệ phí và các khoản chi khác phải thanh toán theo quy định của pháp luật Hoạt động thực hiện các TTHC hoặc dịch vụ công vừa là yêu cầu

quản lý nhà nước, nhưng cũng xuất phát từ nhu cầu của người dân Vì vậy, để bù đắp chi phí nhà nước bỏ ra phục vụ đó, nhà nước quy định lệ phí hoặc phí nhất định Nguyên tắc tính phí là không kinh doanh mà nhằm bù đắp hoạt động mà nhà nước phải vận hành phục vụ người dân

- Quy định về công sở, niêm yết TTHC Để công khai minh bạch TTHC,

các văn bản quy định TTHC đều quy định việc thực hiện TTHC phải diễn ra tại công sở cơ quan công quyền theo cơ chế một cửa hoặc một cửa liên thông Đồng thời quy định bắt buộc phải niêm yết công khai các TTHC để người dân kiểm soát Hiện nay vấn đề công khai các bước của một TTHC trên môi trường mạng để theo dõi tiến độ đang được Chính phủ khuyến khích nhân rộng như ở một số Sở, ngành của TP Hồ Chí Minh của thành phố Đà Nẵng, của Bộ Công Thương…

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính (Cơ quan giải quyết thủ tục hành

chính):

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính Trường hợp một thủ tục hành chính do nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện thì quy định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan, khi thực hiện trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến

*Quy định kết quả cuối cùng của việc thực hiện thủ tục hành chính là một

quyết định hành chính hoặc một loại sản phẩm dịch vụ công đã được cung ứng; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Quyết định hành chính là văn bản thể hiện ý chí của cơ quan nhà nước về một vấn đề quản lý nhà nước mà cá nhân, tổ chức cần có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước để thực hiện như: quyết định giao đất, quyết định phê duyệt… nhìn chung kết quả dạng này chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng số kết quả của TTHC Sản phẩn dịch vụ hành chính công khác thường là các chứng thư phản ánh ý chí của cơ quan quản lý nhà nước đồng ý về việc gì đó như: giấy phép kinh doanh, giấy khai sinh, giấy kết hôn, giấy phép đặc thù… hoặc là loại văn bản chứng thư quyền của chủ thể như: sổ bìa đỏ, bằng cấp, chứng chỉ…

Kết quả của TTHC có thể hành vi của cơ quan nhà nước nhất định như việc ghi sổ đăng ký biến động đất đai, ghi vào sổ hộ tịch…

4 Ý nghĩa, vai trò của thủ tục hành chính

- TTHC là một bộ phận của thể chế pháp luật trong thực hiện quyền hành pháp; do đó TTHC tạo ra trật tự, quy trình thống nhất trong thực hiện quyền lực nhà nước theo quy trình, nội dung, nguyên tắc, điều kiện…để các cơ quan công

Trang 8

quyền phục vụ nhân dân, để bảo đảm quyền của công dân theo pháp luật, phòng ngừa tham nhũng, nhũng nhiều độc quyền, chuyên quyền

- TTHC có tính chất công khai, minh bạch là cơ sở pháp lý để thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước hiệu quả, trực tiếp

- TTHC còn là cơ sở, thước đo đánh giá hành vi công vụ của các chủ thể thực hiện thẩm quyền (đúng hay sai, phải làm hay không làm); là cơ sở đánh giá tính thống nhất, nhất quán trong thi hành công vụ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong thực hiện quyền hành chính ở các cấp, các địa phương, các ngành, các đơn vị

- TTHC còn là thước đo văn hóa, văn minh pháp luật trong quản lý nhà nước;

là thước đo đánh giá mức độ cải cách tiến môi trường đầu tư, phục vụ người dân và doanh nghiệp

- TTHC tốt, cởi mở thân thiện, đáp ứng yêu cầu tương thích hội nhập còn là

cơ hội để thúc đẩy kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, tỉnh, thành phố, ngành, cấp

5 Bản chất của nền hành chính

Các bản Hiến pháp đều khẳng định “Nhà nước CHXNCN Việt Nam là nhà nước

của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, hoạt động quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của quyền hành pháp, do đó phải hướng đến phục vụ nhân dân, vì nhân dân, coi phục vụ nhân dân là động lực để phát triển

Trước đây có một thời gian dài với quan niệm “Hành chính cai trị” nghĩa là người thực hiện quyền hành chính thực hiện cai quản, ban phát ân huệ hành chính cho

cá nhân, tổ chức theo ý chí chủ quan; các thủ tục hành chính thể hiện sự “xin – cho”; người dân phải xin phép như: Đơn xin phép kinh doanh, đơn xin đăng ký kết hôn, đơn xin… từ đó ảnh hưởng tư duy pháp lý thiết kế TTHC mang nặng “tính xin cho”

Từ khi Đảng và nhà nước đẩy mạnh cải cách hành chính, coi TTHC là khâu đột phá tư duy hành chính cai trị được nhận thức lại, xác lập tư duy mới cởi mở hơn tư duy “hành chính phục vụ” Tư duy này hướng đến quy định TTHC có nhiều thay đổi

so với trước đây theo hướng: đơn giản, thuận tiện, cởi mở, hiệu quả

Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thiết kê lại theo hướng gọn đầu mối, tăng tính chịu trách nhiệm (có người, cơ quan chịu trách nhiệm chính và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ hành chính của ngành, cấp mình) Các nguyên tắc hành chính xác lập làm rõ quyền và nghĩa vụ, giới hạn quyền

Trang 9

của cơ quan nhà nước, nguyên tắc công khai, minh bạch, nguyên tắc hiệu quả… được đưa vào tổ chức và vận hành của quản lý hành chính nhà nước Các nguyên tắc này chi phối trực tiếp đến việc thiết lập và thực hiện các TTHC

Hiện nay việc nhận thức về quản lý hành chính nhà nước được đẩy mạnh thêm một bước mới với nhận thức đầy đủ và toàn diện theo hướng nhà nước không chỉ quản lý mà phải “quản trị nhà nước”; tìm kiếm các “phương pháp quản trị tốt”, quản trị hiệu quả thay cho quản lý đơn thuần

6 Đặc điểm của các chủ thể trong thực hiện thủ tục hành chính.

* Bên có thẩm quyền thực hiện TTHC:

- Là cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền, khi thực hiện việc giải quyết

TTHC nhân danh nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực nào

đó như: đất đai, y tế, giáo dục, tư pháp…,

- Việc giải quyết TTHC thông qua hành vi thi hành công vụ của mình theo quy trình, quy định về mặt nội dung tại các văn bản QPPL về thẩm quyền của cơ quan tổ chức; phải thực hiện các bước, các giai đoạn mà pháp luật quy định để giải quyết việc đó tại TTHC đó; việc này không thể làm tùy tiện, đi tắt, đón đầu…

- Kết quả giải quyết TTHC là việc thể hiện ý chí của người quản lý: để xác nhận, công nhận, giải quyết một việc (công việc, sự việc nào đó) của cá nhân, tổ chức có yêu cầu theo chức trách nhiệm vụ của họ Hoặc từ chối giải quyết việc đó nếu có căn cứ cho rằng không có cơ sở để giải quyết

- Đây là chủ thể bị động trong từng việc giải quyết TTHC, nhưng là chủ thể chủ động trong đưa ra quy định, quy trình, điều kiện, nội dung của TTHC mà họ thực hiện

- Là một bên trong thực hiện quan hệ pháp luật TTHC, song đây là bên có thể

có nhiều cá nhân có thẩm quyền cùng tham gia vào quy trình và mỗi cá nhân chỉ chịu trách nhiệm cá nhân về phần việc của mình, nhưng người đứng đầu về mặt pháp lý của TTHC đó phải chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện toàn bộ TTHC này nếu có vi phạm

- Chủ thể này khi thực hiện công vụ phải diễn ra tại công sở; bị sự chi phối và kiểm soát bởi các quy định về nội dung và hình thức công việc mà pháp luật quy định

* Bên có yêu cầu thực hiện TTHC:

- Là cá nhân, tổ chức có nhu cầu (yêu cầu) phải thực hiện TTHC để bảo đảm

quyền và lợi ích hợp pháp của họ Yêu cầu này có thể xuất phát từ quyền cá nhân của họ mà họ mong muốn thực hiện như: đăng ký kết hôn; đăng ký hoạt động

Trang 10

doanh nghiệp… Nhưng cũng có thể xuất phát từ nhu cầu quản lý nhà nước và để bảo đảm cho quyền của họ: việc đăng ký kinh doanh thuốc tân dược phải xin giấy phép, làm nhà để ở tại đô thị phải xin giấy phép…

- Đây là bên chủ động trong việc có hay không thực hiện TTHC nào đó Tính

chủ động thể hiện việc làm phát sinh quy trình giải quyết TTHC nào đó là xuất phát từ yêu cầu nộp hồ sơ của người có yêu cầu Nếu họ nộp hồ sơ thì phát sinh quan hệ TTHC để giải quyết, họ không nộp hồ sơ thì quan hệ TTHC không hình thành

- Đây là bên bị động khi tham gia vào quy trình để thực hiện TTHC do cơ quan nhà nước đã quy định Tính bị động thể hiện là chủ thể này phải tuân theo các bước, chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, các điều kiện, lệ phí… nộp tại các nơi theo quy định để được giải quyết

7 Quy trình thực hiện thủ tục hành chính

*Quy trình TTHC bất kỳ của một TTHC nào có ba bước không thể thiếu

đó là:

- Bước 1 Quy định về tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết

- Bước 2 Quy định quá trình và thời hạn giải quyết

- Bước 3 Quy định nhận kết quả

Quy trình thực hiện TTHC là một phần cấu thành của TTHC; đây chính là trình tự, các bước của một TTHC phải trải qua từ lúc bắt đầu đến lúc có kết quả Quy trình này càng rõ ràng, minh bạch, chỉ ra được các chủ thể nào (ai, cơ quan nhà nước nào?) phải làm gì (phần việc gì, đến đâu?), trong bao lâu, kết quả của khâu đó, bước đó là cái gì thì TTHC đó càng chứng tỏ TTHC đáp ứng tốt yêu cầu quản lý

Các TTHC thường chia Bước 2 nêu trên thành rất nhiều các bước nhỏ để giao

cho các bộ phận, cá nhân có liên quan phải phối hợp thực hiện (nhất là đối với các TTHC liên thông).Có thể thấy mỗi bước nhỏ trong đó chính là quá trình để giải quyết TTHC con trong TTHC lớn Đây thực chất là mối quan hệ nội bộ của các cơ quan đơn vị trong giải quyết TTHC

Mỗi TTHC là một vấn đề pháp lý khác nhau, vì thế mỗi TTHC là một quy trình đặc thù, có quy trình TTHC đơn giản trong một bước là có kết quả ngay như TTHC chứng thực văn bản sao từ bản chính Nhưng cũng có TTHC rất phức tạp phải qua nhiều bước nội bộ như TTHC cấp giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất do nhận chuyển nhượng hoặc do nhận thừa kế…

- Một nền hành chính hướng đế phục vụ người dân và doanh nghiệp thì các

Ngày đăng: 25/12/2018, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w