bài điều kiện môn thủ tục hành chính công

11 672 0
bài điều kiện môn thủ tục hành chính công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Họ và tên: Hồ Văn Khương Lớp: KS13-TCNS1 SBD: KS13A-041 BÀI ĐIỀU KIỆN Môn: Thủ tục Hành chính Điểm Nhận xét Câu 1: Phân biệt Thủ tục hành chính theo cơ chế cũ và Thủ tục hành chính theo cơ chế mới? Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọng của cải cách hành chính. Từ sau đổi mới 1986, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng phát triển, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Để đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đồng thời tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho cả trong và ngoài nước, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân thì việc cải cách nền hành chính được xem là một trong những chủ trương quan trọng và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta mà bước đi đầu tiên là Cải cách thủ tục hành chính. Vấn đề cải cách thủ tục hành chính được đưa ra lần đầu tiên tại Nghị Quyết số 38/1994/NQ-CP về Cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Nghị quyết đã thùa nhận sự rườm rà, phức tạp và thiếu đồng bộc của thủ tục hành chính đương thời nên cải cách thủ tục hành chính là việc làm rất cần thiết. Trải qua 20 năm cải cách thủ tục hành chính, nền hành hính nước ta đã đạt được nhiều thành tựu. Vợi sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng – Nhà nước, nhiều chương trình, hướng đi mới cho công cuộc cải cách thủ tục hành chính lại mở ra. Không chỉ cải cách, chúng ta còn đang từng bước hiện đại hóa các thủ tục hành chính nhằm giảm thiếu sức ép cho các cơ quan Nhf nước và mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện đề án 30c/2011 về cải cách tổng thể nền hành chính trong đó có cải cách hành chính đến năm 2020 và thực hiện mô hình “một cửa-một cử liên thông”, “một cửa-một dấu” tiến đến sử dụng chữ ký điện tử-con dấu điện tử (Quy định tai Quyết định 181/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg), chúng ta vẫn đang thực hiện thí điểm nhiều mô hình cải cách thủ tục hành chính và bước đầu mang lại những kết quả tích cực, hứa hẹn mang đến những hiệu quả tốt trong tương lai. Vậy 20 năm qua, Thủ tục hành chính theo cơ chế mới đã thay đổi đến mức nào? Có thể so sánh thủ tục hành chính theo cơ chế cũ với thủ tục hành chính theo cơ ch mới để rút ra nhận xét. Tiêu chí Cơ chế cũ Cơ chế mới Ví dụ cụ thể Chủ thể Nhà nước Nhà nước, các tổ chức tư nhân được ủy quyền (Văn phòng công chứng tư, Thừa phát lại ) Trong thời bao cấp, Nhà nước quản lý toàn bộ các hoạt động xã hội (tất cả các quá trình sản xuất và tiêu dùng) băng chế độ tem phiếu. Việc thực hiện các thủ tục hành chính chỉ được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sau đổi mới, do nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính ngày càng tăng (dân số tăng, các loại thủ tục hành chính mới ra đời do chuyển đổi cơ cấu kinh tế…), việc chuyển đổi một phần thủ tục hành chính cho các tổ chức tư nhân thực hiện là cần thiết để giảm áp lực cho cơ quan Nhà nước, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhân dân. Do đó Nhà nước đã ủy quyền cho những tổ chức tư nhân có điều kiện, các đơn vị sự nghiệp Nhà nước thự hiện một số thủ tục hành chính: dịch vụ công chứng, xin cấp điện-nước… Đối tượng, khách Không nhiều Đa dạng hơn (do sự Trước cải cách thể xuất hiện các chủ thể kinh tế- xã hội mới sau cải cách 1986… quá trình hội nhậ quốc tế) 1986 , không có các công ty tư nhân, hợp doanh, công ty vố nước ngoài như hiện nay,… Trình tự thủ tục Rườm rà, chồng chéo Thồng nhất, nhanh gọn Trường hợp chuyển hộ khẩu: +Điều 11 Nghị định 104-CP năm 1964 của Chính phủ về những yêu cầu khi chuyển hộ khẩu đến một thành phố, thị xã có quy định như sau: “Trong trường hợp chuyển chỗ ở đến một thành phố, thị xã, thì khi đến đăng ký lấy giấy "Chứng nhận chuyển đi", đương sự phải đem theo một trong những giấy tờ sau đây: Giấy thuyên chuyển công tác; Giấy chứng nhận được tuyển dụng do cơ quan quản lý lao động ở thành phố, thị xã nơi chuyển đến cấp; Giấy chứng nhận trúng tuyển vào học các trường đại học hay trường chuyên nghiệp của thành phố, thị xã đó; Giấy "cho phép chuyển đến" do cơ quan công an của thành phố, thị xã đó cấp.” + Trong khi đó, Luật Cư trú 2013 quy định như sau: Để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cũng như minh bạch, công khai trong đăng ký, quản lý cư trú, Điều 28 Luật Cư trú qui định về giấy chuyển hộ khẩu như sau: 1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. 2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây: a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau: a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. So sánh hai quy định về cùng một vấn đề ở hai thời kì khác nhau như trên, ta dễ dàng nhận ra sự rườm rà, phức tạp của Thủ tục hành chính cơ chế cũ so với cơ chế mới. Sơ lượng hồ sơ để giải quyết một thủ tục cụ thể của cơ chế thủ tục hành chính theo cơ chế cũ tương đối nhiều nên dễ dẫn đến sự rườm rà, phức tạp nêu trên. Còn rất nhiều ví dụ khác cũng có thể nêu bật vấn đề này. Thời gian giải quyết Chậm Nhanh, quy định cụ thể cho từng loại thủ tục. Trước đây đăng kí kinh doanh (thành lập doanh nghiệp) hồ sơ gairi quyết từ 6 tháng đến 1 năm, giờ chỉ còn từ 3 đến 6 tháng. Một bước giảm đáng kể nhưng cần tiếp tục giảm nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất-kinh doanh. Số lượng thủ tục Ban đầu ít sau đó tăng dần đến số lượng lớn (Do sự phát triển, thống nhất nhà nước giữa 2 miền, chế độ tem phiếu bao cấp) Ngày càng được tinh giảm phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước (Những thủ tục mới vẫn phát sinh nhưng chủ yếu là do xuất hiện những đối tượng, quan hệ quản lý mới) Không có số lượng thống kê cụ thể nhưng thủ tục hành chính theo cơ chế cữ đa được cắt giảm nhiều từ cải cách, những thủ tục không còn phù hợp như :Nghị Định 184-CP của Chính phủ năm 1972 về thể lệ sát sinh trâu bò… và nhiề thủ tục khác. Nhìn chung, từ khi cải cách, số lượng thủ tục hành chính đã giảm đáng kể (nhất là do việc xóa bỏ chế độ tem phiếu). Dù có nhiều Thủ tục hành chính mới nhưng thực chất được xuất phát từ yêu cầu quản lý do các yêu cầu kinh tế- xã hội, quá trình hội nhập (những lĩnh vực sản xuất- kinh doanh mới xuất hiện: điện tử- viễn thông….) Cơ chế giải quyết thủ tục Nhiều cửa, nhiều dấu, hồ sơ qua nhiều cơ quan có liên quan mới được giải quyết. Mối liên hệ giữa các cơ quan liên quan không trực tiếp. Một cửa, một dấu, một của liên thông. Hồ sơ đươc tiếp nhận và trả ở một bộ phận duy nhất. Các cơ quan liên quan tự luân chuyển hồ sơ để giải quyết theo thời hạn quy định. Quan hệ giữa các cơ quan mang tính trực tiếp. Trước đây, người dân phải tự mình chạy khắp các cơ quan Nhà nước có liên quan để giải quyết một loại thủ tục (mua bán đất, hộ tịch, ). Giờ chỉ cần nộp và nhận lại hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ trong một thời gian nhất định. Tiếp xúc với một cửa duy nhất. Cán bộ công chức Quan liêu, thiếu trách nhiệm. Quan hệ với dân chưa tốt Nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, tích cự trong công việc, quan hệ tốt với dân. Những vụ quan liêu, sách nhiễu, giảm dần… là ví dụ cụ thể nhất lcho yếu tố này. Bộ thủ tục hành chính chung Chưa có bộ thủ tục chung Có bộ thủ tục chung, được công khai, viêm yết ở các cơ quan Hành chính. Lệ phí thực hiện thủ tục hành chính Không được quy định rõ rang, cacsn bộ-công chức dễ Được quy định rõ rang, công khai tại các cơ quan hành sách nhiễu, nhận hối lộ khi thục hiện thủ tục hành chính. chính cùng với bộ thủ tục hành chính chung. Tính chất việc thực hiện thủ tục hành chính Đơn xin phép, hướng đến quản lý, Nhà nước làm chủ điều hành tất cả , chú trọng nghĩa vụ ,thủ tục hành chính hướng đến kết quả không hướng đến hiệu quả “Hành là chính” Các quyền đương nhiên được hưởng củ người dân. hướng đến phục vụ nhân dân, đảm bảo quyền và nghĩa vụ, chú trọng vào hiệu quả. Nhà nước đóng vai trò người cung cấp dịch vụ. Vai trò của nhân dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính Nghĩa vụ phải làm, không thể giám sát quá trình thực hiện thủ tục, đóng góp ít. Đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thủ tục hành chính (có thể đánh giá thủ cán bộ công chức thực hiện thủ tục hành chính ), quan trọng là có thể giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của mình. Đóng góp ý kiến cho cán bộ- công chức thực hiện thủ tục. Vai trò khách hàng. Tóm lại, thủ tục hành chính là một phương tiện quan trọng để nhân dân thực hiện mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước. Mối quan hệ này có bền vững và tốt đẹp hay không thì thủ tục hành chính cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, cải cách thủ tục hành chính hướng tới phục vụ nhân dân tốt hơn là việc làm rất cần thiết và cần được quan tâm, cũng như chú trọng đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới để xây dựng một cơ chế thủ tục hành chính ngày càng mới, ngày càng hiện đại, đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế-xã hôi của đất nước./. Câu 2: Tại sao nói việc xây dựng Thủ tục hành chính phải đảm bảo nguyên tắc phù hợpc thực tế khách quan và sựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thực hiện tốt những nguyên tắc này cần phải làm gì? Khái niệm thủ tục hành chính Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thủ tục là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của Nhà nước”. Theo đó, hoạt động quản lý nhà nước nào cũng đều được tiến hành theo những thủ tục nhất định.Tương ứng với ba lĩnh vực hoạt động của nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba nhóm thủ tục: thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp. Trong đó, khái niệm thủ tục hành chính có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng theo tinh thần nội dung các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật gần nhất thì “thủ tục hành chính được hiểu là tổng thể những hành vi pháp lý cần thiết phải thực hiện theo cách thức, trình tự do pháp luật xác định nhằm tổ chức nhiệm vụ, quyền hạn hay quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quản lý hành chính nhà nước”. Thủ tục hành chính bảo gồm những nội dung cơ bản sau: - Số lượng các hoạt động cụ thể cần thực hiện để tiến hành những hoạt động quản lý nhất định; - Trình tự của các hoạt động cụ thể, mối liên hệ giữa các hoạt động đó; - Nội dung, mục đích của các hoạt động cụ thể - Cách thức tiến hành, thời hạn tiến hành các hoạt động cụ thể Cách hiểu này cho phép đánh giá đúng ý nghĩa, vai trò của thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu nhu cầu, định ra phương hướng, biện pháp thích hợp để cải cách thủ tục hành chính nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện hiện nay. Vì vậy có thể nói đây là cách hiểu đầy đủ nhất về thủ tục hành chính. Có thể chi thủ tục hành chính thàng 2 loại chủ yếu: Thủ tục hành chính nội bộ trong cơ quan Nhà nước (Thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động; thủ tục thẩm định, ban hành văn bản quy phạm….) và các thủ tục hành chính trong mối quan hệ Nhà nước với Nhân dân (Thủ tục tiếp dân; thủ tục đăng kí sử dụng đất; xin giấy phép xây dựng…) Thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức của các cơ quan Nhà nước và hoạt động điều hành các mối quan hệ đời sống xã hội, nhât là hoạt động của các cơ quan Hành pháp. Chính vì vai trò quan trọng đó, Thủ tục hành chính được xây dựng, ban hành và thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, tuân thủ những quy tắc nhất định. Một thủ tục hành chính muốn mang lại hiệu quả cho hoạt động quản lý thì cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Đầu tiên,nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: thủ tục hành chính xây dựng phù hợp với pháp chế xã hội chủ nghĩa, phù hợp với Hiến pháp- Luật và các Văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan vì suy cho cùng các hoạt động tổ chức bộ máy Nhà nước, các hoạt động điều hành các quan hệ xã hội đều là hoạt động hiện thức hóa Hiến pháp- Luật của Nhà nước và các chủ trương, đường lối, chính sách cảu Đảng. Đáp ứng được nguyên tắc này, thủ tục hành chính mới có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho hoạt động quản lý nội bộ và quản lý xã hội của Nhà nước. Nguyên tắc này đảm bảo các cơ quan ban hành, sủa đổi và thực hiện thủ tục đúng thẩm quyền, trình tự do luật định, tránh những thủ tục hành chính tự phát hay những bất cập trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Nguyên tắc tiếp theo đòi hỏi phải tuân thủ khi xây dựng thủ tụa hành chính là phải phù hợp với thực tế khách quan,phù hợp với sự phát triẻn kinh tê –xã hội của đất nước. Nguyên tắc này xin được bàn sau. Cuối cùng, một thủ tục hành chính muốn áp dụng hiệu quả cần phải đơn giản, dễ hiểu và tiện lợi thực hiện. Càng đơn giản, dễ hiểu, thủ tục hành chính càng dễ đến với người dân để họ dễ dàng sử dụng và còn tránh sự sách nhiễu, quan liêu của đội ngũ thực hiện thủ tục, không chỉ tiết kiệm về thời gian mà còn kinh phí cho hoạt động thực hiện thủ tục. Quay trở lại với nội dung chính, việc xây dựng thủ tục hành chính cần đảm bảo phù hợp thực tế khách quan, phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc xây dựng thủ tục hành chính phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ nhứng yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển xã hội. Lý do vì sao cần tuân thủ nguyên tắc này, xin lấy một vài ví dụ: Đầu tiên, Thông tư 27/2012/TT-BCA về việc đổi mẫu giấy chứng minh mới, có tên cha mẹ và có mã vạch để quản lý. Thông tư này ra đời với ý nghĩa tạo sự thuận lợi, dễ dàng cho cơ quan quản lý nhưng cuối cùng không thức hiện vì sự phản ứng của người dân bởi khá tốn kém, phiền phức và đụng chạm đến nhiều người (không thích người khác gọi tên cha mẹ). Sự thất bại của Thông tư này thể hiện tính thiếu thực tế, khách quan trong việc ban hành thủ tục hành chính. Bên cạnh Thông tư 27 của Bộ Công An, còn nhiều văn bản Pháp luật “từ trên trời rới xuống khác” trong thời gian qua như: Thông tư 02 của Bộ Công an quy định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe máy; Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe của liên bộ Y tế - Giao thông vận tải; Thông tư liên tịch số 06 giữa bộ KH&CN, Công Thương, Công an, GTVT, trong đó cho phép các lực lượng chức năng xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khi tham gia giao thông; Quy định lưu thông xe theo ngày chẵn, lẻ; Nghị định 105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức mà bộ VH-TT&DL chủ trì soạn thảo là cấm lắp ô cửa kính trên nắp quan tài với lập luận để tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dự tang lễ; Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định “thịt heo 8 tiếng”… và còn nhiều văn bản quy pham khác nữa. Những văn bản “Thiếu thực tế, khách quan này” nếu đi vào thực tế và được quy định thành các thủ tục hành chính thì thử hỏi sẽ thế nào? Thịt heo muốn được đem ra chợ bán phải có giấy xác nhận thời gian giết mổ, tang lễ cán bộ, công chức Nhà nước sẽ bị kiểm tra số vòng hoa xem có vượt quy định “7 vòng” hay không, muốn lái xe phải có giấy chứng nhận “vòng 1 đủ chuẩn”, xe máy muốn lưu thông ngoài đường thì phải có giấy tờ xác nhận là chính chủ (như thế mỗi người đều phải mua một chiếc xe?)… còn với việc quy định lưu thông xe theo ngày chẵn, ngày lẻ thì thậ sự chưa phù hợp với tình hình kinh tê - xã hội nước ta (nếu gia đình chỉ có một chiếc xe không thể một ngày đi xe, một ngày không đi được?). Từ những ví dụ trên có thể thấy việc xây dựng và ban hành thủ tục hành chính rất cần tuân thủ nguyên tắc phù hợp thực tế khách quan và sự phát triêtn kinh tế xã hội của đất nước. Thủ tục hành chính có thể xem như phương tiện để người dân thực hiện các mối quan hệ với Nhà nước nhưng nếu phương tiện không tốt, không phù hợp thực tế thì sẽ khiến người dân phản đối, mất lòng tin vào Nhà nước. Chỉ có xuất phát từ thực tế khách quan thì thủ tục hành chính mới có thể đi vào thực tế, đáp ứng yêu cầu của nhân dân (như việc hợp nhất quyền sử dụng đất với quyền sử dụng nhà và tài sản gắn liền với đất, việc thực hiện thủ tục kê khai thuế điện tử, giải quyết thủ tục hành [...]... có tâm huyết, tầm nhìn vì suy cho cùng thủ tục hành chính nhằm mục đích phục vụ nhân dân và Quản lý xã hội Cuối cùng, việc xây dựng và ban hành thủ tục hành chính phải là một việc nghiêm túc, đòi hỏi những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải thật sự tận tâm, nghiêm túc và nỗ lực hết sức mình nhằm tạp ra những quy định đúng đắn Không tự tạo ra những thủ tục hành chính nhằm mục đích vụ lợi các nhân, vi... dạng hóa quan hệ đối ngoại, việc xây dựng hệ thống thủ tục hành chính sao cho tạo điều kiện tốt cho các hoạt động của nền kinh tế đó phát triển đúng hướng, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục được các mặt tiêu cực của nó là một yêu cầu bức xúc, một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia Do đó viẹc xây dựng thủ tục hành chình, hơn bào giờ hết cần đảm bảo yêu cầu thực.. .chính theo cơ chế một cửa – một cửa liên thông… đã mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân) và được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng Để đảm bảo yêu cầu phù hợp thực tế khách quan và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong việc xây dựng và ban hành thủ tục hành chính cần phải thực hiện những nội dung sau: Đầu tiên, việc xây dựng và ban hành thủ tục hành chính cần thực hiện một... phạm pháp luật Bản thân ngững người xây dựng và ban hành thủ tục hành chính phải hường đến mục đích phục vụ nhân dân Không ngừng nâng cao năng lực huyên môn, nghiệp vụ, bắt kịp xu thế phát triển của thời đại nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, hiệu quả Với tinh thần đổi mới toàn diện đất nước, trong công cuộc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,... không có tiền mua nhiều xe Thứ hai, việc xây dựng và ban hành thủ tục hành chính cần cso một thời gian thực hiện đủ dài, có sự giám định, giám sát chặt chẽ của cơ quan thẩm định nhàm tránh những sai sót như thời gian qua Nếu Bộ Tư pháp làm tốt hơn thì có lẽ những quy định kiểu trên sẽ không xuất hiện Việc xây dựng, ban hành các thủ tục hành chính cần lắng nghe và tiếp thu thật nhiều ý kiến của Nhân . KS13-TCNS1 SBD: KS13A-041 BÀI ĐIỀU KIỆN Môn: Thủ tục Hành chính Điểm Nhận xét Câu 1: Phân biệt Thủ tục hành chính theo cơ chế cũ và Thủ tục hành chính theo cơ chế mới? Cải cách thủ tục hành chính là một trong. công khai tại các cơ quan hành sách nhiễu, nhận hối lộ khi thục hiện thủ tục hành chính. chính cùng với bộ thủ tục hành chính chung. Tính chất việc thực hiện thủ tục hành chính Đơn xin phép, hướng. được tiến hành theo những thủ tục nhất định.Tương ứng với ba lĩnh vực hoạt động của nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp là ba nhóm thủ tục: thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp.

Ngày đăng: 28/01/2015, 15:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan