Câu 1: Khái niệm, đặc điểm, và hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước. a. Khái niệm: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước. b. Đặc điểm: Các nguyên tắc này có tính pháp lý được chỉ ra trong các nghị quyết của Đảng, ghi nhận trong văn bản pháp luật. Mang tính khách quan, khoa học. Mang tính ổn định, phản ánh những nguyên lý cơ bản nhất của thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. c. Hệ thống các nguyên tắc: Tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước xuất phát từ tính thống nhất của hoạt động hành chính. Tính hệ thống thể hiện ở chỗ: Quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng đề cập những mặt khác nhau của cùng một hiện tượng. Chúng thường được chia làm 2 nhóm: các nguyên tắc chính trị xã hội và các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật. Câu 2: Nội dung các nguyên tắc chính trị xã hội trong quản lý hành chính nhà nước. Các nguyên tắc chính trị xã hội trong quản lý hành chính nhà nước bao gồm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước, nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc dân tộc. a. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo: Lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước Việt nam kiểu mới gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung cũng như của các cơ quan của Đảng nói riêng với hoạt động trong từng giai đoạn nhất định được ghi nhân trọng cương lĩnh, điều lệ, chiến lược và các nghị quyết của cơ quan Đảng các cấp. Hình thức lãnh đạo của Đảng trước hết là bằng các nghị quyết của các cơ quan của Đảng các cấp, vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cho hoạt động hành chính. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng hình thức đào tạo, lựa chọn và giới thiệu cán bộ cho bộ hành chính. Đảng lãnh đạo thông qua hình thức tuyên truyền, vận động thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của tổ chức các cấp của Đảng. Đảng lãnh đạo thông qua hoạt động kiểm tra. Đảng lãnh đạo hoạt động hành chính nhưng không bao biện, làm thay.
Trang 1Câu 1: Khái niệm, đặc điểm, và hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước.
a Khái niệm: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước là những tư tưởng chỉ đạo làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước
b Đặc điểm:
- Các nguyên tắc này có tính pháp lý được chỉ ra trong các nghị quyết của Đảng,
ghi nhận trong văn bản pháp luật
- Mang tính khách quan, khoa học.
- Mang tính ổn định, phản ánh những nguyên lý cơ bản nhất của thực tiễn quản
lý hành chính nhà nước
c Hệ thống các nguyên tắc:
Tính hệ thống của các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước xuất phát từ tính thống nhất của hoạt động hành chính Tính hệ thống thể hiện ở chỗ:
- Quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng đề cập những mặt khác nhau của cùng một hiện tượng
- Chúng thường được chia làm 2 nhóm: các nguyên tắc chính trị - xã hội và các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật
Câu 2: Nội dung các nguyên tắc chính trị - xã hội trong quản lý hành chính nhà nước.
Các nguyên tắc chính trị - xã hội trong quản lý hành chính nhà nước bao gồm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước, nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc dân tộc
a Nguyên tắc Đảng lãnh đạo:
Lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước Việt nam kiểu mới gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Vai trò lãnh đạo của Đảng nói chung cũng như của các cơ quan của Đảng nói riêng với hoạt động trong từng giai đoạn nhất định được ghi nhân trọng cương lĩnh, điều lệ, chiến lược và các nghị quyết của cơ quan Đảng các cấp
Hình thức lãnh đạo của Đảng trước hết là bằng các nghị quyết của các cơ quan của Đảng các cấp, vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cho hoạt động hành chính
Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng hình thức đào tạo, lựa chọn và giới thiệu cán bộ cho bộ hành chính
Trang 2Đảng lãnh đạo thông qua hình thức tuyên truyền, vận động thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật của tổ chức các cấp của Đảng
Đảng lãnh đạo thông qua hoạt động kiểm tra Đảng lãnh đạo hoạt động hành chính nhưng không bao biện, làm thay
b Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Là nguyên tắc quy định trước hết là sự lãnh đạo tập trung nhưng không phải là tập trung toàn diện và tuyệt đối mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất của hoạt động hành chính
Biểu hiện cụ thể được quy định khá cụ thể trong pháp luật:
- Quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của các cơ quan hành chính trước cơ quan dân cử
- Phân cấp quản lý: phân định chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan hành chính các cấp đảm bảo sự lãnh đạo tập trung của cấp trên, của TW và quyền chủ động của cấp dưới, của địa phương, đơn vị cơ sở theo đường lối hướng về cơ sở
- Nguyên tắc hai chiều trực thuộc trong tổ chức và hoạt động của các tất cả các cơ quan hành chính địa phương
- Kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng
- Thảo luận tập thể, quyết định theo đa số, thiểu số phục tùng đa số
c Nguyên tắc nhân dân tham gia trực tiếp quản lý nhà nước
Nguyên tắc này chính là biểu hiện tập trung nhất của nguyên tắc dân chủ, là hình thức dân chủ quan trọng nhất Quyền của nhân dân tham gia quản lý nhà nước được thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Đây chính là hai hình thức dân chủ:
- Hình thức tham gia trực tiếp: được quy định rõ trong Hiến pháp 1946, hiến
pháp 1959, Hiến pháp 1992 Hình thức tham gia trực tiếp của nhân dân như: thảo luận, góp ý vào dự thảo luật, thực hiện yêu cầu, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý hành chính, thực hiền quyền khiếu nại tố cáo…
- Hình thức tham gia gian tiếp: Tham gia thành lập các cơ quan hành chính (bầu
cử), thông qua các hoạt động của tổ chức xã hội…
d Nguyên tắc pháp chế:
Pháp chế là sự tuân thủ một cách nghiêm minh, bình đẳng và thống nhất pháp luật bởi tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân Nội dung nguyên tắc này thể hiện:
- Không vượt ra khỏi phạm vi thẩm quyền do luật định trong hoạt động ban hành
quyết định và thực hiện hành vi hành chính
- Mở rộng các bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức xã hội,
của cơ quan cấp dưới, tổ chức và đơn vị cơ sở
Trang 3- Thiết lập chế độ trach nhiệm nghiêm ngặt đối với mọi chủ thể trong hoạt động hành chính và một chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát có hiệu quả để pháp chế được tuân thủ thống nhất
e Nguyên tắc dân tộc:
Nguyên tắc dân tộc trong hoạt động hành chính thể hiện dưới hai hình thức:
- Trong quan hệ đối ngoại: hoạt động hành chính phải dựa vào nhân tố dân tộc, nội lực của dân tộc, phát huy tối đa năng lực tiềm tang, những tinh hoa, phẩm chất tốt đẹp, tinh thần tự lực tự cường, lòng tự hào về truyền thống dân tộc, vừa quán triệt nguyên tắc dân tộc vừa mở cửa hội nhập quốc tế
- Trong quan hệ đối nội: là quốc gia đa sắc tộc nên bình đẳng pháp lý giữa các dân tộc là nên tảng cho sự phát triển bền vững, ổn định của nhà nước Tạo điều kiện tốt nhất, các cơ hội phát triển toàn diện về kình tế , văn hóa, truyển thống giữa các dân tộc
Câu 3 Nội dung các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật trong quản lý hành chính nhà nước.
Các nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật quan trọng trong tổ chức và hoạt động hành chính hầu hết là những biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ
a Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ:
- Trong quản lý mỗi ngành hoặc lĩnh vực liên ngành đều cần thực hiện hầu hết các chức năng cơ bản nhất định và việc này được trao đổi cho các cơ quan hay bộ phận cơ cấu theo chức năng của cơ quan như cục, vụ, ban, ngành
- Bộ máy quản lý lại cần thiết có các cơ quan chuyên môn hóa quản lý theo các chức năng quan trọng Trong mỗi cơ quan quản lý theo chức năng vẫn cần các cơ quan hay bộ phận cơ cấu chuyên theo dõi, quan lý theo ngành hay lĩnh vực liên quan và chức năng nhất định
- Chuyển từ quản lý ngành chuyên sâu thành quản lý ngành lớn, liên ngành,
đa ngành, đa lĩnh vực thể hiện trong việc sắp xếp lại các bộ thu gọn đầu mối từ bộ quản
lý theo ngành chuyên sâu thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực
b Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng
Chế độ tập thể lãnh đạo là biểu hiện của mặt dân chủ, chế độ thủ trưởng biểu hiện của mặt tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ Cả hai hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế nên phải kết hợp chúng lại với nhau thật hợp lý để chế độ tập thể lãnh đạo là cần thiết trong công việc thảo luận các vấn đề cơ bản thì cũng cần có chế độ trách nhiệm cá nhân và cá nhân điều khiển để tránh hiện tượng lề mề và trốn tránh trách nhiệm
Trang 4c Nguyên tắc trực thuộc hai chiều
Trực thuộc cheo chiều ngang là biểu hiện của mặt dân chủ, trực thuộc theo chiều dọc là biểu hiện của mặt tập trung trong nguyên tắc tập trung dân chủ Đây là biểu hiện đặc thù của nguyên tắc tập trung dân chủ và của bộ máy hành chính xã hội chủ nghĩa Theo đó Ủy ban nhân dân các cấp vừa trực thuộc Hội đồng nhân dân (trực thuộc ngang) vừa trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp (trực thuộc dọc) Tuy vậy trên thực tế bao giờ vẫn có chiều trực tiếp cơ bản nếu không trách nhiệm sẽ không rõ ràng
d Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền
Nguyên tắc này không chỉ là bộ phận quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ mà thực ra còn là nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ Nguyên tắc này đòi hỏi phải làm rõ trách nhiệm của người ban hành quyết định và thực hiện quyết định Phải xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm
Câu 4: Những hình thức cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước
Quản lí hành chính nhà nước được biểu hiện ra bên ngoài bằng nhiều hoạt động
cụ thể khác nhau, tuy nhiên căn cứ vào nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thể quản lý lên khách thể, đối tượng quản lý chúng ta có thể phân loại các hình thức quản lý hành chính nhà nước thành 5 hình thức sau:
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động khác mang tính pháp lý.
- Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp.
- Thực hiện các hoạt động về nghiệp vụ - kỹ thuật.
Câu 5: Phương pháp cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước.
Quản lí là sự tác động đến nhận thức và hành vi của con người Trên thực tế có 2 khả năng tác động: khả năng thứ nhất là tổng hợp những biện pháp và cách thức khác nhau để đảm bảo đạt được hành vi xử sự cần thiết một cách tự giác và khả năng thứ hai là
sử dụng tổng hợp những biện pháp, cách thức khác nhau để bắt buộc thực hiện hành vi cần thiết Kết hợp những khả năng này dẫn đến hình thành những phương pháp quản lý
hành chính nhà nước là phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.
Trang 5Câu 5: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và các nguyên tắc của thủ tục hành chính?
a Khái niệm:
Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền cuả các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân tổ chức được uỷ quyền hành pháp trong việc thực hiện công việc của nhà nước và các kiến nghị yêu cầu thích đáng của công dân, tổ chức nhằm thi hành nghĩa vụ hành chính bảo đảm công vụ nhà nước phục vụ nhân dân Thủ tục hành chính do pháp luật quy định, toàn bộ các quy phạm về thủ tục hành chính tạo thành chế định quan trọng của luật hành chính Chỉ các hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính, còn tất cá các hoạt động tổ chức tác nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước không được các quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính
b Đặc điểm:
Thủ tục hành chính là một trong các hình thức tủ tục pháp lý là thủ tục lập pháp,
thủ tục hành pháp và thủ tục tư pháp củng như mọi hiện tượng có tính chất thủ tục khác
cụ thể là cá hình thức thủ tục TTHS, TTDS , TTHC… thủ tục hành chính có đặc điểm chung cơ bản sau: Là hình thức của các quy phạm thực chất phát sinh từ quy phạm thực chất nhưng lại là phương tiện đảm bảo thực hiện quy phạm thực chất Song bản thân thủ tục hành chính là loại thủ tục riêng, có đặc điểm riêng, chứng tỏ nó là một hiện tượng pháp lý có tính chất độc lập tương đối, đó là các đặc điểm sau:
- Thủ tục hành chính là thủ tục được áp dụng trong quản lý hành chính nhà
nước( lĩnh vực chấp hành điều hành) Nói cách khác thủ tục hành chính được thi hành ngoài trình tự toà án, có thể nói đây là một đặc điểm rất quan trọng của thủ tục hành chính, nó cho phép phân biệt thủ tục hành chính với các hình thức thủ tục khác thường được gọi là thủ tục tố tụng được tiến hành tại toà án
- Các quy phạm thủ tục hành chính không chỉ là cách thức trình tự thực hiện quy
phạm vật chất của luật hành chính mà còn là hình thức đảm bảo quy phạm vật chất của hầu hết các ngành luật Trong hệ thống pháp luật nước nhà , hình thức thủ tục hình sự bảo đảm thực hiện chỉ quy phạm ngành luật hình sự Nhưng riêng đối thủ tục hành chính một đặc diểm đáng chú ý là nó đảm bảo thực hiện quy phạm của rất nhiều ngành luật như luật hành chính, luật đất đai, luật hôn nhân gia đình…
- Khác với các hình thức thủ tục tư pháp luôn là các thủ tục được ban hành để
giải quết các vụ án liên quan đến tranh chấp pháp luật như tranh chấp dân sự, kinh tế…Hoặc để áp dụng các chế tài pháp luật như chế tài hình sự, chế tài
Trang 6hành chính, chế tài dân sự; còn thủ tục hành chính không phải lúc nào củng nhằm vào mục đích nói trên
- Thủ tục hành chính được tiến hành bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền khác
nhau Trong lĩnh vực tư pháp, việc tiến hành tố tụng được thực hiện theo các thủ tục được quy định chỉ do một số cơ quan nhất định như toà án, viên kiểm sát, cơ quan điều tra thực hiện Trong việc thực hiện thủ tục hành chính lại khác do rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau tiến hành: Các cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp; trong quan hệ nội bộ giữa các cơ quan và đối tượng ngoài cơ quan với tư cách quản lý nhà nước
- Thủ tục hành chính được quy định bởi nhiều cơ khác nhau Đối với các hình
thức thủ tục tư pháp: hình sự, dân sự, lao động…Các văn bản quy định về những hình thức này do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành, còn đối với văn bản quy định về thủ tục hành chính lại khác Có một số thủ tục hành chính được quy định bởi cơ quan quyền lực nhà nnước cao nhất nhưng bên cạnh đó phần lớn là do nhiều cơ quan nhà nưóc khác nhau ban hành
- Các văn bản về thủ tục hành chính tản mạn, không tập trung Các văn bản chứa
đựng các thủ tục hành chính được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau
c Nguyên tắc của thủ tục hành chính:
- Bảo đảm công khai, minh bạch các thủ tục hành chính đang được thực hiện.
- Bảo đảm khách quan, công bằng trong thực hiện thủ tục hành chính.
- Bảo đảm tính liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà trong thực
hiện thủ tục hành chính
- Bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với các
thủ tục hành chính
- Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá
nhân, tổ chức
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên tắc phù hợp với thực tế khách quan.
- Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, thực hiện thuận lợi.
d Ý nghĩa thủ tục hành chính:
- Thủ tục hành chính bảo đảm cho các quy định nội dung của luật hành chính
được thực hiện;
- Thủ tục hành chính còn đảm bảo cho các quy phạm nội dung của các ngành
luật khác đi vào cuộc sống;
- Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết định HC được thống
nhất
Trang 7- Làm giảm sự phiền hà, củng cố được quan hệ giữa Nhà nước và công dân;
- Công việc sẽ có thể được giải quyết nhanh chóng, chính xác theo đúng yêu cầu
cơ quan Nhà nước, góp phần chống được tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu;
- Thủ tục hành chính khi được tạo lập một cách hợp lý, sẽ tạo khả năng mang lại
kết quả thiết thực trong việc thực hiện các quyết định quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế xã hội
Câu 7: Trình bày chủ thể của thủ tục hành chính.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thủ tục hành chính gọi là chủ thể của thủ tục hành chính
Các chủ thể đó có thể là: chủ thể thực hiện và chủ thể tham gia thực hiện
- Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà
nước tiến hành các thủ tục hành chính gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức
xã hội, và những cán bộ, công chức có thẩm quyền đang thi hành công vụ (những người với tư cách công dân không thể là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính)
- Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là cơ quan nhà nước , tổ chức xã hội,
những người có chức vụ, công dân Chủ thể tham giao có thể là các bên thứ ba: người làm chứng, chuyên gia giám định…
Câu 8: Các loại thủ tục hành chính.
Tùy theo tiêu chí, cách phân loại khác nhau mà theo đó các loại thủ tục hành chính cũng đa dạng:
- Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước: phân theo cơ cấu chức
năng của bộ máy quản lý nhà nước thực hành
- Phân loại theo các hình thức công việc cụ thể mà các cơ quan Nhà nước được
giao nhiệm vụ thực hiện trong quá trình hoạt động của mình: thủ tục thông qua
và ban hành văn bản, thủ tục thông qua ban hành công văn, thủ tục tuyển dụng cán bộ, công chức…
- Phân loại theo chức năng hoạt động của cơ quan: thủ tục cung cấp các dịnh vụ
thông tin, thủ tục kiểm tra an toàn phóng xạ…
- Phân loại theo tính chất quan hệ thủ tục hành chính: thủ tục hành chính nội bộ,
thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền, thủ tục hành chính văn thư.
Trang 8Câu 9: các giai đoạn của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được tiến hành trong việc ban hành các quy phạm nhằm xác định thể thức áp dụng các biện pháp cần thiết để cho phép hay ngăn chặn, xử phạt hành chính Thủ tục ban hành văn bản quy phạm thủ tục được xem xét trong phần kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản Các thủ tục này có cấu trúc trình tự như sau:
- Khởi xướng vụ việc
- Xem xét và ra quyết định
- Thi hành quyết định
- Khiều nại và xét khiếu nại
Câu 10: Cải cách thủ tục hành chính
Câu 11 Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính
a Khái niệm: Vi phạm hành chính được hiểu là hành vi do cá nhân, tổ chức
thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính
b Đặc điểm:
- Chủ thể thực hiện hành vi này phải là tổ chức, các nhân có năng lực chịu trách
nhiệm hành chính theo qui định của pháp luật hành chính
- Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật.
- Vi phạm hành chính có tính xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.
- Mọi hành vi vi phạm hành chính đều phải có lỗi.
- Vi phạm hành chính không đồng thời là tội phạm.
- Tính bị xử phạt hành chính.
Câu 12: Phân tích cấu thành vi phạm hành chính.
a Khách thể:
- Khách thể ở đây là những quan hệ xã hội được PLHC bảo vệ và bị xâm phạm
- Khách thể là yếu tố quan trọng trong việc quyết định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi trái PL
- Một số khách thể như: trật tự nhà nước và xã hội, sở hữu xã hội chủ nghĩa, quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, trật tự quản lí hành chính nhà nước
b Mặt khách quan:
- Là những hành vi vi phạm pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Trang 9- Đa phần mặt khách quan của vi phạm pháp luật hành chính không bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả có hại của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi- hậu quả Nghĩa là chỉ cần tính đến dấu hiệu " hình thức" ( hành động hoặc không hành động" làm căn cứ để áp dụng sử phạt hành chính
- Tuy nhiên đối với nhiều vi pham hành chính khác thì hậu quả có hại là dấu hiệu bắt buộc chẳng hạn như: hành vi phá hoại các công trình lịch sử, văn hóa đây là căn cứ giúp cho việc lựa chọn biện pháp tác động thích hợp, đặc biệt trong trường hợp phải bồi thường thiệt hai gây ra
c Chủ thể:
- Chủ thể là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính
- Cá nhân chịu trách nhiệm hành chính phải là người có năng lực hành vi pháp lý hành chính
- Những người hành động trong tình thế khẩn cấp, phòng vệ chính đáng và
sự kiện bất ngờ hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình sẽ không phải chịu trách nhiệm hành chính
d Mặt chủ quan:
- Mặt chủ quan thể hiện ở tính chất có lỗi: đó là thái độ chủ quan của con người
đối với hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả do hành vi đó gây ra
- Lỗi có 2 dạng:
+ Lỗi cố ý: người vi pham nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm, mong muốn hay để mặc cho hậu quả xảy ra
+ Lỗi vô ý: người vi phạm không biết hoặc không nhận thức được hậu quả mà đáng lẽ ra phải biết hoặc nhận thức được Hoặc nhận thức được nhưng cho rằng có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra nên vẫn vi phạm
Câu 13: Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính.
a Khái niệm:
Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là sự bắt buộc phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của
quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật đó.
b Đặc điểm:
Trách nhiệm hành chính có những đặc điểm mang tính chất chung của trách nhiệm pháp lý: có cơ sở là vi phạm pháp luật; là sự thể hiện thái độ của nhà nước đối với chủ thể
vi phạm; nó luôn mang tính bất lợi (về nhân than, tài sản và các thiệt hại khác do pháp luật quy định) đối với chủ thể phải gánh chịu; là nghĩa vụ đặc biệt, chỉ phát sinh khi có vi
Trang 10phạm pháp luật Với trách nhiệm hành chính, những vi phạm pháp luật là các vi phạm hành chính Bên cạnh đó, trách nhiệm hành chunhs còn có những đặc điểm nổi bật sau:
- Thứ nhất : Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
- Thứ hai: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trước nhà nước
- Thứ ba: Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải được thực hiện trên cơ
sở các quy định của pháp luật hành chính
Câu 14: Khái niệm và các nguyên tắc xử phạt hành chính:
a Khái niệm:
Xử phạt hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước, phát sinh khi có vi phạm hành chính, biểu hiện ở việc áp dụng chế tài hành chính mang tính trừng phạt gây cho đối tượng bị áp dụng thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần và do các chủ thể có thẩm quyền nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật
b Nguyên tắc xử phạt hành chính:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người
vi phạm đều bị xử phạt
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp
- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình