1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THCS MODUL 24,25,26,27

13 887 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 35,84 KB

Nội dung

Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giá

Trang 1

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN THCS

MODUL 24,25,26,27

I Nội dung 1:Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học(thời lượng 30 tiết):

1 Tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT, Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;

2 Tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác trong các nhà trường Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tại đơn vị

3 Đề cao tinh thần đổi mới và sáng tạo trong quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục Tập trung đổi mới phong cách, nâng cao hiệu quả công tác quản lí trong đơn vị theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường

4 Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học

* Thực hiện trong quá trình dạy học:

- Phối hợp với các giáo viên dạy môn Tin học xây dựng Phân phối chương trình phù hợp với trường, trong đó có hoạt động Trải nghiệm sáng tạo

- Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục thực

Trang 2

hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương

- Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch cá nhân có lồng ghép các nội dung như giáo dục An ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường…

- Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017- 2018 với các chỉ tiêu đã đăng ký từ đầu năm học

II Nội dung 2:Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục

địa phương theo năm học (thời lượng 30 tiết):

1 Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" Các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp

2 Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động

3 Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/ 2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trên cơ sở đảm bảo mục tiêu của giáo dục THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh

4 Chương trình BDTX, các chuyên đề dạy học, các nội dung dạy học năm học: dạy học theo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

* Thực hiện trong quá trình dạy học:

- Thực hiện tốt chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, luôn rèn luyện phẩm chất, lối sống và lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo

- Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

- Thực hiện đúng chương trình giáo dục phổ thông theo mục tiêu định hướng năng lực

- Tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo

- Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy họcvà các nội dung giáo dục (bảo vệ môi

Trang 3

trường;bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; an ninh quốc phòng; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; ) vào môn học và hoạt động giáo dục

III Nội dung 3: Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo

viên(thời lượng 30 tiết):

Modun 24 THCS – Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học

Nội dung 1 Các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh

1 Những hạn chế của việc xây dựng đề kiểm tra hiện nay

- GV chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng đề kiểm tra

- Các bước ra đề chưa được chú ý đúng mức như: ma trận, đề, đáp án, thang điểm

- Kĩ thuật viết đề chưa chuẩn

- Soạn đề thiếu chiều sâu

- Đề ít ý đến chú tính sáng tạo, có sự phân hóa quá thấp hoặc quá cao

2 Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần cãn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn

cứ chuẩn kiến thức kĩ nãng của chương trình và thực tế học tập của hs để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp

Bước 2 Xác định hình thức đề kiểm tra: Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:

1) Đề kiểm tra tự luận;

2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp

lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của hs chính xác hơn

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho HS làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài

Trang 4

kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho

HS làm phần tự luận

Bước 3.Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ nãng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của hs theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao) Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ nãng chýõng trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng Số điểm của các câu hỏi

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lýợng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ) Cấp độ

Tên

chủ đề (nội

dung,chương…)

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng

Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao

Chủ đề 1

Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch)

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu điểm= %

Chủ đề 2

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu điểm= %

Chủ đề n

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu

Số điểm

Số câu điểm= %

Tổng số câu

Tổng Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

%

Số câu

Số điểm

Các bước cõ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:

B1 Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương ) cần kiểm tra;

Trang 5

B2 Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;

B3 Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ); B4 Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;

B5 Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương ) tương ứng với tỉ lệ %;

B6 Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;

B7 Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;

B8 Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

B9 Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết

Bước 4.Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định, mỗi câu hỏi TNKQ chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm

Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các

yêu cầu sau:(ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)

a Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và Số điểm tương ứng;

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

4) Không nên trích dẫn nguyên vãn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;

5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi hs;

6) Mỗi phýõng án nhiễu phải hợp lý đối với những hs không nắm vững kiến thức; 7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của hs; 8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;

11) Không đýa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”

b Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chýõng trình;

Trang 6

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và Số điểm týõng ứng;

3) Câu hỏi yêu cầu hs phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;

4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tý duy cần đo;

5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;

6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của hs;

7) Yêu cầu hs phải hiểu nhiều hõn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;

8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải đýợc hết những yêu cầu của cán

bộ ra đề đến hs;

9) Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận; Các tiêu chí cần đạt

10) Nếu câu hỏi yêu cầu hs nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của hs sẽ đýợc đánh giá dựa trên những lập luận logic mà

hs đó đýa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đõn thuần

là nêu quan điểm đó

Bước 5.Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm

Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

Nội dung: khoa học và chính xác Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhýng ngắn gọn và

dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra

Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt đýợc để hs có thể tự đánh giá đýợc bài làm của mình (kĩ thuật Rubric)

Bước 6 Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết

để đảm bảo tính khoa học và chính xác

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có

Trang 7

thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? (gv tự làm bài kiểm tra, thời gian làm bài của gv bằng khoảng 70% thời gian dự kiến cho hs làm bài là phù hợp) 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chýõng trình và đối tượng hs (nếu có điều kiện, hiện nay đã có một số phần mềm hỗ trợ cho việc này, gv có thể tham khảo)

4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm

Nội dung 2: Các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá hỗ trợ cho dạy học có kết quả

1 Quan sát

Quan sát, trong giáo dục học, được hiểu là phương pháp tri giác có mục đích một hiện tượng sư phạm nào đó, để thu lượm những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể, đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng

Đây là một phương pháp được sử dụng rộng rãi, có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài lớp thuận lợi cho việc thu thập thông tin để đánh giá về thái độ về giá trị của học sinh

Để giúp cho việc quan sát có hệ thống, có thể dùng các kỹ thuật sau để ghi chép, thu thập những biểu hiện của học sinh trong quá trình giáo dục:

- Ghi chép chuyện vặt

- Phiếu kiểm kê

1 1 Ghi chép chuyện vặt

Trong quá trình quan sát học sinh, giáo viên có thể ghi lại những chuyện vặt bất chợt gặp phải, nó phản ánh những nét độc đáo về tính cách thái độ , hành vi của học sinh; những tình huống, những sự cố trong hoạt động dạy học và giáo dục

Việc ghi chép chuyện vặt thích hợp với việc đánh giá các em học sinh nhỏ tuổi, những học sinh có nhu cầu đặc biệt, những hứng thú…

Trong quá trình quan sát, người giáo viên có thể dành cho mỗi em học sinh (đối tượng quan sát) một tờ phiếu hoặc vài trang sổ tay để lần lượt ghi vào những điều cần thiết đã quan sát được

Sau một thời gian ghi chép, giáo viên có thể điểm lại các phiếu, có nhận xét và đưa ra các giải pháp giúp đỡ các em cho phù hợp

1.2 Phiếu kiểm kê

Trang 8

Trong quá trình quan sát, để nắm được mức độ thành thạo của học sinh về một

kỹ năng nào đấy trong học tập, người giáo viên sử dụng phương pháp dùng phiếu kiểm kê

1.3 Thang xếp loại

Là một phiếu kiểm kê nhưng có yêu cầu cao hơn, điều này được thể hiện ở chỗ học sinh được xếp hạng theo thang 3 hoặc 5 bậc hoặc theo thứ tự A, B, C, D, E

2 Câu hỏi kiểm tra

Trong quá trình dạy học, người giáo viên sử dụng các câu hỏi nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Để giúp người giáo viên có kỹ thuật xây dựng và sử dụng câu hỏi, cần chú ý một điểm sau:

2.1 Kỹ thuật đặt câu hỏi

Để xây dựng các câu hỏi, người giáo viên cần tuân theo các yêu cầu sau:

- Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung của việc kiểm tra đánh giá để xây dựng một hệ thống các câu hỏi chính và câu hỏi phụ có tính chất gợi ý

- Đặt câu hỏi với nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu thốâng nhất, sát trình độ học sinh… với hình thức gọn gàng, sáng sủa

- Những câu hỏi do giáo viên xây dựng phải có tác dụng tích cực, kích thích tính tích cực, độc lập tư duy, phát triển hứng thú nhận thức cho học sinh

- Tránh đặt những câu hỏi chỉ cần trả lời “có” hoặc “không” và những câu hỏi đánh lừa học sinh

Modun 25THCS: Viết SKKN trong trường THCS

Giáo dục là một hoạt động luôn đòi hỏi sự sáng tạo, sự sáng tạo này dược bắt nguồn

từ việc người giáo viên phải thường xuyên sử dụng các phướng pháo giáo dục linh hoạt để xủ lý các tình huống sư phạm bất thường xảy ra

Viết sáng kiến kinh nghiệm là tổng kết lại những việc đã làm có kết quả tốt là nghiên cứu những ứng dụng lí thuyết và sáng tạo thực hành nhằm nâng cao hiểu quả chất lượng giảng dạy

Kết quả đạt được sau khi tôi tự học:

Trang 9

1.Tìm hiểu khái niệm liên quan đến các khái niệm viết sáng kiến kinh nghiệm trongtrường THCS

- Phương pháp tiến hành: Chúng ta thường dùng những khái niệm “ Sáng kiến kinh nghiệm là gì?’ “Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến”

+ Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

+ Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến?

+ Viết sáng kiến kinh nghiệm phải tiến hành như thế nào?

+ Viết sáng kiến kinh nghiệm có cần phải nghiên cứu khoa học không?

Với việc tìm hiểu các khái niệm này, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học để chuẩn bị tốt cho việc viết sáng kiến kinh nghiệm

2 Tìm hiểu ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS

Sau khi học xong hoạt động này:

- Tôi xác định được ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động sư phạm của giáo viên là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ,đối với sự tiến bộ của khoa học giáo dục

- Viết sáng kiến kinh nghiệm là tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp : hình thành năng lực nghiên cứu trong hoạt động chuyên môn : hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học như: Kĩ năng phát hiện, kĩ năng giải quyết vấn đề

- Viết sáng kiến kinh nghiệm là thường xuyên cập nhật , mở rộng kiến thức, nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sự phạm -> Hoạt động sư phạm và bộ môn có chất lượng hơn

- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp nhà giáo biết tư duy nghề nghiệp, biết xác định

mụ tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.hình dung các bước đi, dự doán được các tình huống sư phạm có thể xảy ra

- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ tổng kết được quá trình nghiên cứu khoa học của mình và kết quả đạt được

3 Lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS

- Phải biết lựa chọn đề tại tiêu biểu

- Xác đinh những yêu cầu đối với đề tài nghiên cứu

- Đề tai thường được bắt nguồn từ việc giải quyết thực tế các tình huống sư phạm

Đó có thể là quá trịnh giáo dục cảu bản thân hay đồng nghiệp

Trang 10

4 Thực hành viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS.

Học xong hoạt động này tôi nhận thấy:

- Đây không phải là một bản báo cáo thành tích mà là một bản báo cáo có cơ sở khoa học , thực tiễn, có phân tích và rút ra những kết luận khách quan có lợi và hiểu quả cho bản thân và nhà trường

- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmlà nâng cao chất lượng giáo dục

- Có tính ứng dụng cao.báo cáo có khoa học, thuật ngữ khoa học chính xác

- Sản phẩm: Nghiên cứu và viết SKKN có ứng dụng thực tế vào dạy học

MODULE 26 THCS: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.

1 Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

1.1 Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

- Là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục trong thế kỉ XXI

- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là cách tốt nhất để giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục xác định những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện (lớp, trường học) và tìm giải pháp nhằm cải thiện tình hình

- Các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn

1.2 Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

- Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học

- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác

- Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá

- Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục (lớp học, trường học)

- Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên trung học cơ sở Giáo viên tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực

Ngày đăng: 21/12/2018, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w