Hơn thế, học văn còn là học làm người, để mỗi người sống nhân hậu, biết yêuthương và đối nhân xử thế… Để học sinh lớp 9 học tốt môn văn, các trường THCS đã nỗlực đổi mới phương pháp giản
Trang 1Họ và tên: NGUYỄN THỊ SAO MAI
Trình độ chuyên môn: ĐH VĂN
Để góp phần dạy tốt môn Ngữ văn 9
Các môn học ở phổ thông, ngữ văn là một trong hai môn thi bắt buộc trong các kỳ thituyển sinh Hơn thế, học văn còn là học làm người, để mỗi người sống nhân hậu, biết yêuthương và đối nhân xử thế… Để học sinh lớp 9 học tốt môn văn, các trường THCS đã nỗlực đổi mới phương pháp giảng dạy trong đó việc vận dụng các phương pháp dạy học tíchcực là một việc làm tất yếu
PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.
1 Kĩ thuật động não
Là sự vận dụng trí tuệ (Động não) tập thể để giả quyết một vấn đề phức tạp
Động não là kĩ thuật trong dạy học nhằm giúp HS trong một thời gian ngắn nảy sinhđược nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó
Để thực hiện kĩ thuật này, GV cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề chobuổi thảo luận Sau đó tiến hành theo trình tự:
- GV nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm, khích lệ họcsinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt
- Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưc lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ýkiến nào, trừ trường hợp trùng lặp
- Phân loại ý kiến
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý
2 Học theo góc
Là phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khácnhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu và học thoảimái Các bước dạy học theo góc như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị:
+ Lựa chọn nội dung bài học phù hợp
+ Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc
Trang 2+ Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/ tàiliệu ( tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc, bản hướng dẫn theo mức độ hỗtrợ, bản hướng dẫn tự đánh giá, )
- Bước 2: Tổ chức hoạt động học tập theo góc:
+ Giới thiệu bài học và các góc học tập
+ HS được lựa chọn góc theo sở thích, sau đó học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (VD 10-15’ mỗi góc) để đảm bảo học sâu
+ Tổ chức trao đổi/ chia sẻ (Thực hiện linh hoạt)
3 Kĩ thuật các mảnh ghép
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kếtgiữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cựccủa HS : nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoànthành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng2)
- Vòng 1: Hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm đựoc giao 1 nhiệm vụ
VD: Nhóm 1: Nhiệm vụ A; Nhóm 2: Nhiệm vụ B; Nhóm 3: Nhiệm vụ C,
> Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trongnhiệm vụ được giao, trình bày được kết quả câu trả lời của nhóm
- Vòng 2: Hình thành nhóm mới (1 người từ nhóm 1, 1 người từ nhóm 2, 1 người từnhóm 3, )
> Sau khi chia sẻ thông tin vòng 1, nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm vừa thànhlập để giải quyết và trình bày kết quả nhiệm vụ vòng 2
4 Kĩ thuật "Khăn phủ bàn"
Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm cuả cá nhân HS, phát triển mô hình hợp tác giữa các HS
Trang 3- Thực hiện kĩ thuật "Khăn phủ bàn" qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như hình
vẽ, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề, ), sau đó trình bày ý kiến của bảnthân vào ô quy định trong "khăn phủ bàn" độc lập tương đối với các thành viên khác
+ Giai đoạn HS hoạt động tương tác: Các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu trảlời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn
VD: Vận dụng kĩ thuật này vào việc hướng dẫn HS khám phá về ý nghĩa sâu sắc ở khổthơ cuối bài "Sang thu"
5 Sơ đồ KWL:
Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liênquan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học, và những điều đã học saukhi học
Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học,đồng thời giáo viên biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy họccho hiệu quả
- Bước 1: Lập kế hoạch
Là bước đầu tiên quan trọng, tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia xâydựng và xác định được: Mục tiêu cần hướng tới – nhiệm vụ phải làm- sản phẩm dự kiến –cách triển khai thực hiện hoàn thành dự án – thời gian thực hiện và hoàn thành
- Bước 2: Thực hiện dự án
Trang 4Bao gồm các công việc: Thu thập thông tin – Xử lí thông tin – Thảo luận với cácthành viên khác – Trao đổi và xin ý kiến GV hướng dẫn.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả
Bao gồm các công việc: Xây dựng sản phẩm – Trình bày sản phẩm – Bài học kinhnghiệm sau khi thực hiện dự án
PHẦN II: MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC
Ví dụ 1: Ứng dụng "kĩ thuật mảnh ghép" và "Kĩ thuật khăn phủ bàn" khi dạy bài "Luyện tập cách làm văn nghị luận" - Ngữ văn 9
Với mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đặc điểm thể loại nghị luận, vận dụng cácthao tác làm văn nghị luận Giáo viên nên sử dụng "kỹ thuật mảnh ghép" và "kỹ thuật khănphủ bàn" để hướng dẫn HS
Hết thời gian quy định, HS chuyển nhóm
+ Vòng 2: Các nhóm mới được hình thành bằng cách sát nhập thành viên của banhóm theo dãy bàn hàng ngang Cứ 2 bàn là một nhóm
Yêu cầu các nhóm trình bày dàn ý đã làm Như vậy, lúc này mỗi nhóm đã có đủ dàn ý
GV yêu cầu HS viết một số đoạn văn
+ Giai đoạn 1: GV chia nhóm theo dãy bàn hàng ngang Các dãy tự viết từng phần theo phân công:
Nhóm 1: Phần mở bài
Nhóm 2: Phần thân bài
Nhóm 3: Phần kết bài
+ Giai đoạn 2: Các dãy bàn hàng dọc cùng đưa ra nội dung
Các dãy bàn hàng ngang cùng đưa ra nội dung
=> GV và HS cả lớp bổ sung , chọn nội dung bài của nhóm chính xác nhất
Dàn ý TB
Trang 5Ví dụ 2: Ứng dụng "kĩ thuật học theo sơ đồ KWL" khi dạy bài Dạy bài "Ôn tập
về thơ" - Ngữ văn 9
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam
đã học trong chương trình Ngữ văn 9, có cái nhìn khá toàn diện về nội dung tư tưởng, nghệthuật các tác phẩm đã học
Sau khi hệ thống kiến thức, phần bài tập xác định các chủ đề có thể sử dụng sơ đồ tưduy KWL
- Từ những bài thơ đã học, học sinh tập hợp thành từng chủ đề cụ thể và tìm nét tiêubiểu cho từng chủ đề đó
lửa, Khúc hát ru những
em bé lớn trên lưng mẹ
Chủ đề tình cảm giađình
- Tình cảm gia đình là thiêngliêng, quý giá
- Giọng thơ thiết tha, trìu mến.Đồng chí, Bài thơ về tiểu
đội xe không kính, Ánh
trăng
Chủ đề về người lính - Vẻ đẹp trong tính cách, tâm
hồn, lí tưởng của người lính
- Ngôn ngữ giản dị, chân chất.Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn
thuyền đánh cá, Sang
thu
Chủ đề về quê hươngđất nước
- Cảm xúc, niềm vui trước vẻđẹp của quê hương đất nước,trước cuộc sống mới
- Hình ảnh đẹp, trong sáng
Viếng lăng Bác Chủ đề về lãnh tụ - Lòng tự hào, kính trọng và biết
ơn đối với Bác Hồ
- Nghệ thuật ấn dụ đặc sắc,giọng thơ thành kính
Ví dụ 3: Ứng dụng "kĩ thuật học theo góc" khi dạy bài "Ôn tập về truyện"-Ngữ văn 9
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các tác phẩm truyện hiện đại ViệtNam đã học trong chương trình Ngữ văn 9, có cái nhìn khá toàn diện về nội dung tư tưởng,nghệ thuật các tác phẩm đã học
- Trước khi hệ thống, giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, chia vị trí ở 5 góc khác nhau
- Mỗi nhóm được phân công một tác phẩm cụ thể (có 5 tác phẩm) với các yêu cầugiống nhau là:
+ Tóm tắt
+ Nêu tác giả, tác phẩm
+ Nêu nội dung, nghệ thuật
+ Ấn tượng về tác phẩm
+ Trưng bày tranh, ảnh, bài viết liên quan đến tác phẩm đang tìm hiểu
- Sau khi học sinh làm việc theo góc, giáo viên yêu cầu các góc trình bày để có sự trao đổi, chia sẻ và đi đến kết luận
Ví dụ 4: Ứng dụng "kĩ thuật học theo dự án" khi dạy bài "Tổng kết văn bản nhật dụng"-Ngữ văn 9
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm một cách hệ thống các văn bản nhật dụng đã học trongchương trình THCS, từ đó có cái nhìn khách quan về các vấn đề cần quan tâm trong thựctiễn cuộc sống, có quan điểm và thái độ đúng đắn trước những vấn đề đó
Trang 6Sau khi hệ thống, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh học theo dự án theo trình tựsau:
- Báo cáo kết quả:
+ Các ngóm trình bày sản phẩm của mình: Bài viết, tư liệu
+ Rút kinh nghiệm
PHẦN III: GIÁO ÁN MINH HOẠ.
Tiết 156 : TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI(Tiết 1)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I Chuẩn kiến thức -kĩ năng:
1 Kiến thức: Giúp HS tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về nội dung củanhững văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS
2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học
3 Giáo dục: Bồi dưỡng lòng yêu quý, say mê văn học
II Nâng cao:Hs hiểu thêm về văn hoá, con người một số nước trên thế giới.
B.CHUẨN BỊ:
1 Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ
2 Học sinh: Soạn kĩ bài ở nhà
C PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
I Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề.
II Kĩ thuật: KWL, khăn phủ bàn, học theo dự án, mảnh ghép, động não.
D TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I Ổn định tổ chức: (1 phút)
II.Kiểm tra bài cũ:(4 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III Bài mới:
1 Đặt vấn đề: Văn học nước ngoài là một bộ phận không nhỏ mà chúng ta đã họctrong suốt những năn THCS Vậy, hôm nay chúng ta sẽ tổng kết lại tất cả những gì đã họctrong 4 năm vừa qua
2 Triển khai bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thống kê.
Trang 7Nước (Châu)
Thế kỉ
Thể loại Lớ
p
3 Cảm nghĩ trong đêm
thanh tĩnh
buổi về mới về quê
Cư-rơ-gư-xtan
9
hội
9
20 Chó sói và cừu trong
thơ ngụ ngôn
La-phông – ten
Trang 8Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết nội
dung (20 phút)
- HS thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn:
Các nhóm tìm nội dung, các cá nhân ghi ý
kiến riêng, sau đó ghi ý kiến chung
- Trình bày, thảo luận
? Các tác phẩm VH nước ngoài đã học
được viết dưới những thể loại nào? Đặc sắc
của mỗi thể loại?
+ GV cho HS thảo luận nhóm 10 phút
vào phiếu học tập, sau đó đại diện nhóm
trao đổi chéo, trình bày, nhận xét bổ sung
- GV chốt ý
? Phong cách sáng tác của tác giả có
những nét độc đáo như thế nào qua các tác
phẩm? Nêu ví dụ cụ thể?
- HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời
? Những ấn tượng sâu sắc của em khi
học các tác phẩm Văn học nước ngoài?
- Thể hiện thiên nhiên và tình yêu thiênnhiên ( Xa ngắm thác núi Lư, Mây vàsóng )
- Thương cảm với số phận những ngườinghèo khổ và khát vọng giải phóngngười nghèo (Cô bá bán diêm, Bài canhà tranh )
- Giáo dục người đọc hướng tới cáithiện, cái đẹp, tránh xa cái xấu (ÔngGiuốc-đanh )
- Thể hiện tình yêu làng xóm, yêu quêhương đất nước (Cố hương, Cảm nghĩtrong đêm thanh tĩnh )
2 Về nghệ thật:
* Thơ: + Thơ Đường luật chuẩn mực.+ Thơ tự do giàu hình ảnh và giá trị biểucảm
* Truyện và tiểu thuyết:
+ Nghệ thuật xây dựng cốt truyện vànhân vật
+ Nghệ thuật hư cấu, tưởng tượngphong phú
+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạtđưa đến hiệu quả cao
* Văn nghị luận:
+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục + Luận điểm, luận cứ rõ ràng, chínhxác
Trang 9? Những tác phẩm nào: Tác giả nào em
yêu thích? Vì sao?
- GV hướng tới sự yêu thích bởi những
giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác
- Học bài theo yêu cầu ở tiết 1
- Đọc, tìm hiểu các TP VHNN đã thống kê: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật, những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của mỗi tác giả trong mỗi tác phẩm VHNN
Theo tôi, để thực hiện một tiết dạy sinh động, hấp dẫn, đạt kết quả cao thật vô cùngkhó Trước hết, giáo viên cần nắm rõ đặc điểm nhận thức cũng như đặc điểm nhân cáchcủa từng HS Trên cơ sở đó sẽ phân loại HS chính xác Giáo viên cần tạo cho các em niềmđam mê học tập, nâng cao tính tự giác, tích cực chủ động học tập Trong quá trình giảngdạy, GV cần kết hợp cung cấp kiến thức mới với việc ôn tập một cách hợp lý Giáo viênphải phối hợp nhiều phương pháp, kỹ năng để tạo nên những giờ học sinh động, lôi cuốn,đạt hiệu quả cao Giáo viên chú ý hướng dẫn HS cách học trên lớp, ở nhà; đa dạng hóa cáchình thức kiểm tra đánh giá; kết hợp giữa học chính khóa và học tự chọn, tăng tiết
Qua kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học, qua việc tìm hiểu thực tế ở dạy– học môn Ngữ Văn ở trường sở tại, chúng tôi mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm nângcao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn nói chung và môn ngữ văn 9 nói riêng như sau:
1 Giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân
- Cuộc sống xã hội biến đổi từng ngày từng giờ nên dù giáo viên giảng dạy môn NgữVăn đều được đào tạo chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ nhưng cần tích cực, thường xuyên
tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân Từ năm học 2008 – 2009 là năm mà BộGiáo dục lấy là năm ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc dạy - học Vì thế tất cảcác trường trong cả nước đều được hỗ trợ lắp đặt mạng Internet Việc lắp đặt mạng sẽ giúpcác thầy cô giáo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Có thể tìm kiếm thông tin phục vụgiảng dạy, trao đổi với các thầy cô giáo trên mọi miền tổ quốc (VD: Bài giảng Bạch kim,
Xa lô.Vn, E.Văn, Thi viên.Nett; Sachhay.com, ) Bên cạnh đó cũng có thể học hỏi bạn bèđồng nghiệp để tích luỹ nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nên nắm vững kiến thức chung cho chương trình cấp học để có cái nhìn bao quát
về nội dung yêu cầu cho từng khối lớp
- Soạn - giảng theo đúng chương trình mà Bộ GD&ĐT đã quy định trong phân phối
chương trình
- Khi giảng dạy cần chú ý đến từng loại đối tượng học sinh trong lớp học để có phươngpháp giảng dạy cho phù hợp Giáo viên cũng cần phân loại được học sinh trong lớp Dù làlớp chọn, lớp đại trà hay lớp yếu kém thì mức độ tiếp thụ, học tập của học sinh có sự khácnhau Từ đó xác định học sinh yếu kiến thức, kĩ năng nào để tìm nguyên nhân, biện pháp
Trang 10khắc phục còn đối với học sinh giỏi bồi dưỡng nâng cao kiến thức kĩ năng đã học để tạohứng thú trong việc học tập bộ môn.
2 Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà)
* Khi tiếp nhận lớp cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép sao cho đúng, đủ, khoa học,
dễ học Học sinh rất tiết kiệm, thường để lề rất ít hoặc không để lề, vì vậy giáo viên phảikiểm tra nhắc nhở để học sinh phải để lề đủ lớn (2,5-3,0 cm) đề dễ theo dõi bài học Nếucần bổ sung thì ghi vào lề cho tiện Phần số tiết, tên bài, các đề mục cũng cần phải ghi làmsao cho nổi bật dễ nhận thấy Sau mỗi tiết học cần có thói quen kẻ hết bài để dễ học, dễkiểm tra
* Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập
- Với phân môn Văn (Phần văn bản)
+ Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học (Mặc dù ở phần học chính khoá đã đọc) Đốivới văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt dược nội dung củavăn bản, học thuộc dẫn chứng
+ Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả (Năm sinh nămmất- nếu có- tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương của tác giả đó, hiểuđược hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
+ Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm hiểu phầnnội dung cần đạt, phần ghi nhớ)
+ Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết (câu, đoạn) được cho là đặc sắc (Đối với họcsinh khá giỏi
- Đối với phân môn Tiếng Việt
+ Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó(Từ nhận biếtđến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao)
+ Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép tu từ đótrong hoàn cảnh sử dụng
+ Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề và yêu cầukhác nhau (Diễn dịch, quy nạp…)
- Đối với phân môn Tập làm văn
+ Nắm được đặc trưng các thể loại: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận, thuyết minh,hành chính công vụ
+ Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết viết cácđoạn để hoàn chỉnh bài viết
* Hướng dẫn học sinh cách làm bài :
- Phần trắc nghiệm: Học sinh thường hay nhầm lẫn ở tác giả, phương thức biểu đạt, …
vì thế giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để học sinh tránh các lỗi đó Cần cho học sinhnắm rõ các hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa chon, trắc nghiệm điền khuyết,trắc nghiệm ghép đôi,
- Phần tự luận: Khi làm phần tự luận cũng cần chú ý ở từng câu Học sinh thường chủquan khi đọc câu hỏi, thấy câu nào quen thường chú tâm vào làm mà không để ý đến thangđiểm nên những câu ít điểm thì chú ý còn câu nhiều điểm thì làm rất sơ sài … dẫn tới bàilàm bị điểm thấp, không đạt yêu cầu
+ Đối với dạng tự luận ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả lời, cách làmbài Không nhất thiết viết thành một bài có bố cục ba phần đầy đủ nhưng trong đoạn văncũng cần có phần nêu, phần nội dung và kết thúc
VD: Nêu ý nghĩa tình huống truyện "Làng" của Kim Lân
Trang 11"Làng" là một thành công của Kim Lân Truyện thể hiện tình yêu làng của nhân vậtông Hai Tình cảm ấy của ông Hai được đặt trong một tình huống thử thách, tình huốngông đột ngột nghe tin dữ: làng quê ông - làng Chợ Dầu, theo giặc lập tề Làng Chợ Dầu
mà ông hằng tự hào, hãnh diện bấy lâu nay bỗng theo giặc Tình huống ấy giúp nhà văn cóthể đi sâu khai thác nội tâm nhân vật để thể hiện rõ tình yêu làng và tinh thần kháng chiếncủa những người nông dân phải rời làng đi tản cư như ông Hai
+ Đối với dạng tự luận dài, giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết học sinh cóthể vận dụng để lập dàn ý một cách thuần thục Giáo viên cũng cần viết mẫu cho học sinhmột số bài văn để học sinh có thể dựa vào đó mà vận dụng
Nên rèn cho học sinh cách viết bài cho các kiểu văn bản nhất là văn bản nghị luận.Trước hết là phần mở bài để ít nhất khi đọc một đề văn học sinh biết tự làm phần mở bài(dù là học sinh yếu) Muốn thế giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều cách mở bài.,hướng dẫn cho học sinh một cách mở bài và viết gợi ý cho học sinh một cách mở bài Đểlên các lớp trên học sinh biết viết phần thân bài (từ khâu viết đoạn)
* Sau mỗi tiết dạy, ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách làm, những nôi dung cụ thểcần học thuộc, cần ghi nhớ để học sinh chuẩn bị cho tiết sau
3 Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá
Với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên cần đa dạng hoá để học sinh phải tự giáchọc tập
- Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ không(nhắc nhở về cách ghi chép)
- Kiểm tra sách, tài liệu - sách tham khảo, vở nháp của học sinh Học sinh nào chưa
có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại Nên giới thiệu một số sách tham khảo chohọc sinh sưu tầm để học tập
- Kiểm tra đầu giờ"
+ Kiểm tra miệng: Nội dung đã nhắc từ tiết trước
+ Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra miệng có thể là tác giả, bài văn;kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm truyện, bài thơ,…+ Làm bài tập Tiếng Việt: Nếu bài tập trong sách giáo khoa nên kiểm tra sách của họcsinh để tránh việc học sinh ghi lời giải vào bài tập trong sách Có thể ra bài tập tương tựSGK, bài tập nâng cao (HS khá, giỏi)
* Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc Lần đầu cho kiểm tra vào cuối tiết.lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có thể bố trí riêng mộtbuổi để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để thông báo, nhắc nhở, trao đổithêm Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ năng, giáo viên nên lập mộtdanh sách riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn
4 Kết hợp giữa học chính khoá và học chuyên đề (Học thêm, phụ đạo)
Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường tổ chức học thêm để nâng câo chất lương dạy họccác môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng Vì thế khi tổ chức các lớp học chuyên đềgiáo viên phải biết lựa chon những kiến thức cơ bản nhất để dạy có hiệu quả và gây sựhứng thú học tập bộ môn
Khi dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra, đánh giá vì dạy chuyên đề có nhiều thời gian so với dạy chính khoá
Ở mỗi khối lớp, cần chia theo các nội dung lớp để giảng dạy cho có hệ thống
VD: Ở lớp 9, có thể chia thành các nội dung như: Truyện Trung đại, Thơ hiện đại,truyện hiện đại, Văn bản nhật dụng, Văn bản thuyết minh, Các phương châm hội thoại,
Trang 12Kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của học sinh
để đề ra cách giảng dạy cho phù hợp Những học sinh chưa đạt yêu cầu (bước đầu có thểkiểu tra học sinh từ điểm 4 đến 4.75) cần cho học sinh ôn lại để kiểm tra theo sự bố trí củagiáo viên
5 Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với GVCN
Thông báo cho Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập chung củahọc sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất các hình thức khenthưởng, kỉ luật kịp thời
6 Kết hợp gia đình học sinh
Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy - học: Giáo viên dạy Văn thường làcác giáo viên chủ nhiệm nên có thể trao đổi với phụ huynh qua buổi họp phụ huynh, nếukhông có thể đến gặp gỡ với gia đình, trao đổi qua điện thoại, thư, … để gia đình đôn đốcnhắc nhở, kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm chỉ tích cực hơn nhằm nâng cao chấtlượng học tập bộ môn
Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ huynh từng lớp hoặc theo đối tượng họcsinh (Trung bình, Yếu) để thông báo với gia đinh, bàn với gia đình những biện pháp nângcao chất lượng học tập
Trên đây là một số kinh nghiệm có thể áp dụng để nhằm nâng cao chất lương dạy học
bộ môn Tuy nhiên đó cũng chỉ là những ý kiến cá nhân Trong thực tế còn có rất nhiều cáckinh nghiệm từ các đồng nghiệp Rất mong sự đóng góp của các thầy cô
3 NỘI DUNG 3 THCS 14 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP Phần 1 Nhận thức việc tiếp thu nội dung kiến thức và kỹ năng
Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, họctập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hoà, trọn vẹn cửa hệthống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tổt nhất Dạy học tích hợp là quá trình dạy học
mà ở đó các nội dung, hoạt động dạy kiến thúc, kĩ năng, thái độ được tích hợp với nhautrong cùng một nội dung và hoạt động dạy học để hình thành và phát triển năng lục thụchiện hoạt động cho người học; tạo ra mối liên kết giữa các môn học và tri thức, giúp họcsinh phát triển tư duy sáng tạo và tính tích cực học tập
I Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
1 Dạy học tích hợp (DHTH):
Phương thức tích hợp các môn học hay DHTH đã được vận dụng tương đối phổbiến ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, đã có nhiều môn học, cấp học quan tâm vậndụng tư tưởng sư phạm tích hợp vào quá trình dạy học đề nâng cao chất lượng giáo dụchọc sinh (như các môn Sinh học, Địa lí, Ngữ văn đưa các nội dung giáo dục vào mônhọc )
DHTH chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập trung vàonăng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức Thực hiện một năng lực là biết sử dựngcác nội dung và các kĩ năng trong một tình huống có ý nghĩa Thay vì việc dạy một sổ lớnkiến thức cho học sinh, người giáo viên trước hết hãy xem xét xem học sinh có thể vậndựng các kiến thức đó vào tình huống thực tế hay không, chẳng hạn như: thay vì nhắc lạinhững lời mẫu nói lễ phép trong dạy học đạo đức, hãy xem xét học sinh có khả năng lựachọn một mẫu lời nói lễ phép trong tình huống cho trước và biết sử dụng mẫu đó mộtcách đúng đắn; hoặc thay vì học một lượng kiến thức liên quan đến môi trường (trong