1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu về phát triển du lịch tỉnh quảng nam

113 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Mở rộng quan điểm trên, tác giả Michael Coltman 1999 cho rằng “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Nguyễn Thị Phương, học viên cao học khóa 2014 – 2016, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học và Đào tạo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Thị Phương

Trang 4

MỤC LỤC

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Lược sử nghiên cứu vấn đề 7

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 7

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 10

3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 13

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4.1 Đối tượng nghiên cứu 13

4.2 Phạm vi nghiên cứu: 13

5 Phương pháp nghiên cứu 14

5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 14

5.1.1 Thu thập, phân tích nguồn tài liệu 14

5.1.2 Phỏng vấn sâu 14

5.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 17

5.2.1 Thiết kế thang đo 17

5.2.2 Thiết kế bảng hỏi 18

5.2.3 Chọn mẫu điều tra 18

6 Bố cục luận văn 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 22

1.1 Khái niệm 22

1.1.1 Phát triển 22

1.1.2 Du lịch 23

1.1.3 Phát triển du lịch 26

Trang 5

1.2 Nội dung phát triển du lịch 27

1.2.1 Điều kiện phát triển du lịch 27

1.2.2 Các bên liên quan trong phát triển du lịch 30

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch 32

1.2.4 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM 37 2.1 Phân tích điều kiện phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam 37

2.1.1 Điều kiện TNDL tự nhiên 37

2.1.2 Điều kiện TNDL nhân văn 38

2.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội – CSHT 41

2.2 Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam 45

2.2.1 Hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch tỉnh Quảng Nam 45

2.2.2 Hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực trong kinh doanh du lịch 51

2.2.3 Nhu cầu và thực trạng các bên liên quan trong phát triển du lịch 58

2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam 67

2.4 Phân tích SWOT trong việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam 75

2.4.1 Điểm mạnh 75

2.4.2 Điểm yếu 76

2.4.3 Cơ hội 77

2.4.4 Thách thức 78

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 86

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ–KẾT LUẬN 87

3.1 Căn cứ cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam 87

3.1.1 Căn cứ vào quan điểm,mục tiêu, tầm nhìn phát triển đến năm 2025 87

3.1.2 Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài 88

3.2 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam 91

3.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch 91

3.2.2 Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch 92

Trang 6

3.2.3 Đầu tư phát triển du lịch 93

3.2.4 Về nguồn nhân lực 94

3.2.5 Về phát triển hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ du lịch 95

3.2.6 Giải pháp trong hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường 95

3.3 Kiến nghị 96

3.3.1 Đối với UBND tỉnh Quảng Nam 96

3.3.2 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch QuảngNam 96

3.3.3 Đối với UBND các huyện 97

3.3.4 Đối với phòng Văn hóa Thông tin tại các huyện trong tỉnh 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 103

Trang 7

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn

hóa của Liên hiệp quốc

UNESCO

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 GRDP tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2015 theo

Bảng 2.6 Tình hình cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh 2011 - 2015 52 Bảng 2.7 Tình hình hoạt động lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng

Nam 2011 - 2015

54

Bảng 2.10 Thông tin nhân khẩu học của mẫu khảo sát 60 Bảng 2.11 Quan điểm của người dân về tác động của phát triển

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, ngành du lịch từng bước trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam [27] Trong những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ Năm 2015 tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 7.943.651 lượt đóng góp hơn 6,5% vào GDP cả nước theo[29] Sự phát triển đó mang lại cho kinh tế Việt Nam những cơ hội, nguồn lợi kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường …Song cũng mang lại những thách thức và những đe dọa tiềm ẩn với môi trường, cộng đồng cư dân Do

đó để ngành du lịch phát triển đúng hướng, mang lại hiệu quả thì cấp quản lý du lịch cần xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch khoa học ở cấp quốc gia và từng địa phương Có thể nói một kế hoạch, một chiến lược tốt là điều then chốt để phát triển ngành du lịch một cách toàn diện và hiệu quả, hạn chế sai sót

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, thể hiện là một điểm đến nổi bật của du lịch với việc sở hữu 2 di sản thế giới phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn Ngoài ra, phân bố đều khắp tỉnh là các điểm du lịch gắn liền với thiên nhiên, con người và những giá trị truyền thống riêng có mang lại những giá trị

du lịch đặc sắc cho tỉnh Tuy nhiên theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa Thể thao

và Du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2015, tổng lượt khách quốc tế đến Quảng Nam khoảng 3.8 triệu người so với tiềm năng, nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh rõ ràng còn rất hạn chế Mặt khác lượng khách phân bố không đồng đều giữa các điểm du lịch khi lượng khách chủ yếu tập trung tại Hội An chiếm hơn 2 triệu lượt khách theo

số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố Hội An Từ đó đặt ra câu hỏi “Làm gì để phát triển đồng bộ, bền vững mang lại hiệu quả kinh tế và tác động tích cực đến cư dân và địa phương trong tỉnh” Đó đang là một vấn đề quan trọng mang tính chiến lược cần có sự nghiên cứu một cách khoa học

Trang 10

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề“Nghiên về cứu về phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam”

2 Lược sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Du lịch hiện nay được xem như là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của thế giới với tiềm năng kinh tế to lớn [34] Do đó, không chỉ trên thế giới mà trong nước hoạt động du lịch được rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản

lý quan tâm nghiên cứu

Hoạt động du lịch trên thế giới xuất hiện cùng với sự phát triển của ngành thủ công nghiệp, ngành thương mại và hoạt động tôn giáo [34] Nhưng những nghiên cứu về các khía cạnh của du lịch như tài nguyên du lịch (TNDL), quy hoạch

du lịch (QHDL) mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với hàng loạt các dự án như: Quy hoạch du lịch dọc bờ biển Azure (Pháp), dọc bờ biển Riviera trên các đảo ở Vienice (Italia), Tây Ban Nha; Anh… Ở các nước thuộc địa giới quan chức thực dân cai trị cũng tiến hành nghiên cứu và quy hoạch các khu du lịch nghỉ dưỡng ở Goa (Ấn Độ), Bali (Inđônêxia) [34]….Như vậy, các nghiên cứu về du lịch trong giai đoạn này chỉ tập trung vào đánh giá tài nguyên tự nhiên phục vụ cho thú vui chơi và thể hiện mình của giới thượng lưu Du lịch chưa thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng để được nghiên cứu một cách độc lập mà chỉ là một

bộ phận của các nghiên cứu khác

Từ sau chiến tranh Thế giới thứ II, số lượng người đi du lịch càng nhiều đã thúc đẩy hoạt động nghiên cứu du lịch tại nhiều quốc gia Theo điều tra nghiên cứu của tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đến năm 1978 trên toàn thế giới có tới 1619

dự án điều tra, kiểm kê, đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch tại 210 quốc gia

và vùng lãnh thổ Điển hình trong số đó có Cơ hội phát triển du lịch của Văn phòng Tổng kiến trúc sư trưởng về du lịch, Paris, 1975, Tổ chức các vùng du lịch của Guun (CI.A), 1972, Quy hoạch và phát triển du lịch của Kaiser và Helber (L.E),

1978 Hầu hết các nghiên cứu trong giai đoạn này đã định hướng được tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế Do đó bên cạnh việc điều tra, kiểm kê,

Trang 11

đánh giá các nguồn lực du lịch thì hệ thống lý thuyết về ngành du lịch dần được hình thành và hoàn thiện bởi các học giả

Các tác giả Hunziker và giáo sư tiến sỹ Krapf (1942) đưa ra định nghĩa về du lịch coi du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc cư trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời Trong khái niệm của mình, tác giả đã bao quát được hiện tượng du lịch, song định nghĩa chưa chỉ ra được đặc trưng và mối quan hệ trong từng lĩnh vực của hoạt động

du lịch [13] Mở rộng quan điểm trên, tác giả Michael Coltman (1999) cho rằng

“Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.” Quan điểm trên đã chỉ ra du lịch là một hoạt động đặc thù với sự tham gia của nhiều thành phần tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp mang những đặc điểm về kinh tế, chính trị và xã hội [17] Đứng trên góc độ coi

du lịch là một ngành công nghiệp tác giả Robert Lanquar (1993) với Kinh tế du lịch

đã khẳng định du lịch là một ngành công nghiệp vì nó là toàn bộ những hoạt động nhằm biến tài nguyên, nhân lực, nguyên liệu thành sản phẩm cung cấp đến khách

hàng và mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế Cùng quan điểm trên trong Giải trí và

Du lịch tác giả John Ward, Phil Higson và Wiliam Campbell (1994) đã đề cập đến

tác động từ việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch, bảo vệ tài nguyên, đến hoạt động quản lý từ các khu du lịch đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường [42]

Tác giả Wililam Theobald (1994) với Du lịch toàn cầu – Thập kỷ tới khi

phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của ngành du lịch đến mọi mặt của cuộc sống đã rút ra hệ thống lý thuyết những khái niệm, cách thức phân loại du lịch cũng như cách định hướng chiến lược và kế hoạch trong phát triển du lịch Điểm mới của nghiên cứu chính là việc nhìn nhận du lịch như là một nguồn lực trong việc thúc đẩy hòa bình hợp tác trên toàn thế giới thông qua việc phân tích mối tương tác

Trang 12

giữa các nền văn hóa, văn minh trên thế giới khi hoạt động du lịch diễn ra trên quy

mô toàn cầu [41]

Khi du lịch phát triển thì hoạt động Marketing trở thành một yếu tố then chốt trong phát triển hoạt động kinh doanh kinh doanh, tác giả Robert Lanquar và Robert Hollier (1992) đã tập trung lý giải về vai trò và tác động của yếu tố cung cầu trong thị trường du lịch cũng như nhận định đây là một trong những nhân tố quan trọng chi phối sự phát triển bền vững hoạt động du lịch Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị cho các nước cần phát triển marketing với những mục tiêu như cần phát triển hiệu quả mạng lưới giao thông, cải thiện thiết bị công cộng, cung cầu hướng vào từng nhóm khách…[42]

Cũng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự phát triển của hoạt động du lịch song tác giả Susan A.Weston (1996) nhấn mạnh đến vai trò quản lý trong việc vận hành hiệu quả hoạt động của ngành du lịch [46] Mở rộng hơn trong hướng nghiên cứu về công tác quản lý trong du lịch tác giả S.Medlik (1991) trong tài liệu

Quản lý Du lịch cho rằng chính sách quản lý ngành phải dựa trên sự kết hợp chặt

chẽ với các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội, môi trường để tạo ra sự liên kết hỗ trợ giữa các ngành trong sự phát triển nền kinh tế [47]

Các công trình nghiên cứu ứng dụng những lý thuyết phát triển du lịch vào

thực tế của từng khu vực đã được thực hiện có thể kể đến là Du lịch ở các nước

đang phát triển của hai tác giả Martin Oppermann và Kye – Sung Chon (1997), Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn của

Stephen J Page và Don Getz (1997), Quản lý du lịch địa phương của Ngô Tất Hổ

(1998)…điểm chung của các nghiên cứu là vận dụng các lý thuyết chung về phát triển du lịch để phân tích những điều kiện để phát triển du lịch đặc biệt ở các nước đang phát triển và tại các vùng nông thôn, qua đó tác giả đưa ra các mô hình phân tích du lịch cũng như các phương pháp đo lường cho sự phát triển Đồng thời các tác giả nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa chính phủ, ngành du lịch, và cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch Đây là những nghiên cứu thiết thực giúp tác

Trang 13

giả phân tích những điều kiện phát triển du lịch của địa phương cũng như đề ra các giải pháp phát triển du lịch tại địa bàn nghiên cứu [39]

Như vậy, các nghiên cứu trên thế giới trong giai đoạn này đều đưa ra các hệ thống lý luận về du lịch Các nghiên cứu trước năm 1990 chủ yếu tập trung vào phân tích các yếu tố về điều kiện phát triển du lịch và tác động của hoạt động du lịch đến nền kinh tế Từ sau năm 1990 bên cạnh việc phân tích hiện trạng phát triển của du lịch thế giới các nghiên cứu đi sâu vào từng bộ phận của ngành du lịch như tiếp thị, các dịch vụ giải trí, nguồn nhân lực đến công tác quản lý Các nghiên cứu

về du lịch trong giai đoạn này quá tập trung vào lý luận du lịch,ít các các nghiên cứu đi sâu vào phân tích về từng lĩnh vực trên địa bàn nhỏ cụ thể

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam ngành Du lịch thực sự phát triển trong khoảng 20 năm gần đây Do đó việc nghiên cứu các vấn đề về du lịch Việt Nam được các nhà khoa học trong nước đặc biệt quan tâm Có thể kể đến là nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính và

Trần Thị Minh Hòa (2008) trong cuốn Kinh tế du lịch đã hệ thống cơ sở lý thuyết

những khái niệm, lịch sử hình thành và những xu hướng phát triển của ngành Bên cạnh đó giáo trình cũng chỉ ra những tác động của nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật đối với sự phát triển du lịch Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến vai trò then chốt của công tác quản lý đối với du lịch Việt Nam [7]

Ngoài ra các công trình nghiên cứu cấp nhà nước của các tác giả Vũ Tuấn

Cảnh (1991) với Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Phạm Trung Lương (2000) Tài

nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Đỗ Quốc Thông ( 2004) Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận Các

công trình đã phân tích cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch để từ đó đưa ra những tiêu chí về cách thức phân vùng du lịch, hệ thống phân vị trong vùng du lịch cũng như việc dự báo nhu cầu trong việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch Đây được xem như là các công trình nghiên cứu đặt nền móng cho việc nghiên cứu du lịch tại Việt Nam

Trang 14

Nhìn nhận một khía cạnh khác khi nghiên cứu về hoạt động du lịch tác giả

Phạm Hồng Chương và Nguyễn Văn Mạnh (2012) trong giáo trình Quản trị kinh

doanh lữ hành đã nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của quảng bá trong du lịch

Tác giả đã chỉ ra đặc trưng của quan hệ cung, cầu trong sản xuất và tiêu dùng du lịch và tiếp thị chính là cầu nối mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngành Du lịch trong thời đại hội nhập [3]

Việt Nam đã xậy dựng các chiến lược phát triển du lịch như Quy hoạch tổng

thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Thông qua các chiến lược ngành Du lịch Việt Nam đã được hệ thống hóa

trên cơ sở dự án để tiếp tục triển khai mô hình thực tế trên từng khu vực cụ thể theo từng giai đoạn cụ thể nhằm mang lại hiệu quả thiết thực [2]

Ngoài ra, Tổng Cục Du lịch Việt Nam (2014) công bố Báo cáo thường niên

Du lịch Việt Nam 2014 đã cung cấp những thông tin chính về hoạt động của ngành

Du lịch bao gồm các hoạt động lưu trú, lữ hành, tiếp thị và xúc tiến du lịch Báo cáo

đã xác định đóng góp của kinh tế du lịch với nền kinh tế quốc dân thông qua đóng góp trực tiếp và đóng góp gián tiếp mang lại [27]

Tại Quảng Nam các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch có

thế kể đến là Phạm Côn Sơn (2012) với Cẩm nang du lịch - Đà Nẵng Hội An Mỹ

Sơn đây là cuốn sách trình bày khá chi tiết về lịch sử hình thành, sơ liệu hành chính

của hai di sản phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn Không chỉ có vậy cuốn sách

là sự chỉ dẫn rất tỉ mỉ về những địa chỉ tham quan, các món ăn, hay văn hóa của người dân bản địa Cuốn sách là tài liệu cần thiết cho những du khách khi đến với hai điểm du lịch nổi tiếng này [21]

Cộng đồng là một nhân tố trọng việc phát triển du lịch, muốn phát triển thì việc nghiên cứu về phong tục tập quán, nét sinh hoạt lối sống của cư dân bản địa là điều rất quan trọng Tất cả những điều ấy đã được tác giả Lê Minh Quốc (2012) đưa

vào cuốn sách Người Quảng Nam Trong cuốn sách tác giả nêu ra những ví dụ cụ

thể cho thấy nét tính cách độc đáo của người Quảng Nam như hay cãi, lối nói bộc

Trang 15

trực, lý sự nhưng hay cười và giàu tình cảm Tác giả cũng bàn đến phần hấp dẫn của người Quảng Nam đó chính là ẩm thực từ dân dã như con cá nục cuốn bánh tráng, cái bánh bèo con con…đến những món ngon phức tạp như món mì quảng với sợi mì óng ánh, con bò thui bên trong nhét lá ổi…Những món ăn mà từ cách ăn đến cách chế biến biểu hiện rõ nét tính cách của người Quảng là cần kiệm, dè sẻn mà lại phóng khoáng vui tươi [19]

Văn hóa lễ hội là một nét độc đáo của người xứ Quảng với Văn hóa xứ

Quảng – một góc nhìn của nhóm tác giả Võ Văn Hòe, Hồ Tấn Tuấn, Lưu Anh Rô

(2007) Các tác giả đã cung cấp nhiều tư liệu về tập tục sinh hoạt, các lễ hội, đến lịch sử đền, chùa, miếu cho đến góc văn hóa tết… Cuốn sách giúp người đọc hiểu

về một vùng văn hóa xứ Quảng [11]

Trong lĩnh vực phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh đáng chú ý có dự án tăng

cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền ở tỉnh Quảng Nam của

chính phủ Luxembourg phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh thực hiện Dự án được triển khai tại khu vực huyện Duy Xuyên,

và các huyện miền núi dọc đường Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch và lữ hành tại các điểm sâu trong đất liền, phát triển và quảng bá các điểm du lịch sâu trong đất liền cho khu vực đường Hồ Chi Minh và Mỹ Sơn, phát triển sản phẩm địa phương Dự án đã góp phần vào việc phát triển du lịch theo hướng giảm nghèo và tạo công ăn việc làm cho người dân theo hướng bền vững tại

khu vực phía tây tỉnh [6] Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch với Quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã phân tích

những điều kiện phát triển du lịch của vùng, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ trong đó có tỉnh Quảng Nam Trên cơ sở đó quy hoạch đã đưa ra những định hướng phát triển, liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong giai đoạn 2020 đến 2030 đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển du lịch của vùng [30] Cụ thể hơn, hoạt động phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam cũng được tác giả

Nguyễn Thị Hoàng nghiên cứu trong đề tài Giải pháp phát triển du lịch bền vững

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ngoài việc phân tích điều kiện phát triển du lịch tác

Trang 16

giả còn đánh giá hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn 2005 – 2009 dựa trên các tiêu chí phát triển bền vững như: tiêu chí kinh tế, môi trường, tiêu chí

xã hội từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển du lịch của tỉnh [13]

Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và Việt Nam về lý luận cũng như thực tiễn về phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam nói riêng sẽ là những tư liệu giúp tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận văn của mình

3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá, phân tích hiện trạng phát triển du lịchđề xuất các giải pháp nhằm triển khai hoạt động du lịch hiệu quả và bền vững hơn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với các mục tiêu nêu trên nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra:

+ Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển du lịch

+ Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam

+ Đánh giá tình hình phát triển du lịch Quảng Nam

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại tỉnh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trang 17

+ Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016 Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài được giới hạn từ năm

2010 đến năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học phố biến đang được thực hiện vừa định tính và định lượng

5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

5.1.1 Thu thập, phân tích nguồn tài liệu

Phương pháp này được tiến hành vào giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu Trên cơ sở tra cứu các nguồn số liệu thống kê, các báo cáo từ chính quyền địa phương về điều kiện phát triển du lịch địa phương để làm cơ sở định hướng cho các hoạt động nghiên cứu chi tiết và so sánh sự thay đổi của hoạt động du lịch ở địa phương theo thời gian (Các số liệu minh chứng trong phần hiện trạng phát triển du lịch trong chương 2)

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lượng khách, các tổ chức lữ hành, lưu trú tập trung chủ yếu vào một số điểm như Hội An và Tam Kỳ thưa dần ở các vùng lân cận Mặt khác do tính thời vụ của ngành nên việc chọn hình thức phỏng vấn sâu phù hợp với nội dung nghiên cứu và thời gian thực hiện Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đặt ra tác giả đã:

+ Đánh giá cảm nhận và nhu cầu của du khách khi đi du lịch tại Quảng Nam

+ Đánh giá tình hình hoạt động, nhu cầu cấp thiết trong hoạt động quản lý

tổ chức kinh doanh du lịch

Trang 18

+ Đánh giá hoạt động của chính quyền địa phương về quản lý và phát triển

du lịch

Mẫu được chọn là mẫu chủ đích tại thành phố Hội An, thành phố Tam Kỳ, huyện Đông Giang, dựa trên phân tích thông tin của tác giả và dựa theo đề xuất của của cán bộ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam

+ Thành phố Hội An đại diện khu vực phía bắc tỉnhnơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch như di sản phố cổ Hội An, đảo Cù Lao Chàm, các làng nghề, các điểm thu hút sinh thái Nơi hoạt động du lịch phát triển bậc nhất tỉnh với hơn 2 triệu lượt khách mỗi năm, 203 cơ sở lưu trú, người dân tham gia sôi nổi vào hoạt động cung ứng du lịch (Trung tâm Xúc tiến

Du lịch thành phố Hội An, 2015)

+ Thành phố Tam Kỳ là trung tâm hành chính của tỉnh, nơi đặt trụ sở của

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cơ quan quản lý du lịch của tỉnh Được xác định là trung tâm kết nối các điểm thu hút tiềm năng của tỉnh tại phía nam với nhiều tiềm năng phát triển du lịch

+ Huyện Đông Giang đại diện cho khu vực phía tây tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Nơi tập trung đông nhất cộng đồng dân tộc Cơ Tu với văn hóa truyền thống đặc sắc là tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng Ngoài ra với 60% diện tích rằng bao phủ trong đó có 2 khu bảo tồn thiên nhiên là điều kiện để phát triển du lịch sinh thái

Việc chọn điểm nghiên cứu là cơ sở để tìm hiểu điều kiện phát triển du lịch, hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh, nghiên cứu hoạt động của các bên liên quan trên cơ sở kết hợp với các khu vực khác để đưa ra đề xuất giải pháp phát triển du lịch của tỉnh

Các nhóm đối tượng cung cấp thông tin

- Chính quyền địa phương: Bao gồm những người hiện đang công tác tại Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố Hội An, phòng Văn hóa Thông tin huyện Đông Giang Họ được phỏng vấn để làm sáng tỏ các vấn đề về những chính sách của tỉnh nhằm hỗ

Trang 19

trợ phát triển du lịch,hiện trạng quy hoạch du lịch tại địa phương và các giải pháp của chính quyền địa phương để phát triển du lịch của tỉnh

- Tổ chức kinh doanh du lịch: Là các cá nhân công tác tại các hãng lữ hành Công ty dịch vụ du lịch Tara Hội An, Công ty lữ hành Đà Nẵng Thanh Cơ

sở kinh doanh lưu trú TiPi hostel, khách sạn Trâm Oanh, Palm Garden Beach Resort & Spa Hội An, homestay Bhờ Hôồng nhằm làm rõ các vấn đề về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của địa phương, những kiến nghị của doanh nghiệp để tạo điều kiện phát triển trong hoạt động kinh doanh

- Khách du lịch: Là khách nội địa và quốc tế đến du lịch tại tỉnh Quảng Nam Cuộc phỏng vấn nhằm hiểu được cảm nhận của du khách về sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch, điều kiện đáp ứng của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành tại điểm thu hút

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành 40 phỏng vấn định tính bằng phương pháp phỏng vấn cấu trúc dựa trên bảng hỏi đã được soạn thảo để thu thập những thông tin cân thiết cho đề tài Bảng phỏng vấn được trình bày trong phụ lục

b Bảng phỏng vấn

Bảng phỏng vấn được thiết kế cho từng đối tượng nhằm thống nhất lượng thông tin thu thập

Đối với khách bảng phỏng vấn thể hiện những nội dung chính:

+ Thông tin chung của du khách

+ Cách thức tiếp cận điểm đến

+ Nhu cầu của khách về thời gian, địa điểm, các dịch vụ lưu trú, lữ hành, dịch vụ bổ sung

+ Điểm hấp dẫn của tài nguyên du lịch

+ Đối với chính quyền địa phương, bảng phỏng vấn gồm những nội dung: + Thông tin chung của người được phỏng vấn

+ Hiện trạng quy hoạch du lịch tại địa phương

Trang 20

+ Các giải pháp cải thiện hiện trạng

Đối với các tổ chức kinh doanh thông tin chủ yếu cần thu thập gồm:

+ Thông tin chung của người được phỏng vấn và doanh nghiệp

+ Hiện trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

+ Các chính sách hỗ trợ của địa phương

sơ lược lại nội dung phỏng vấn và đề nghị người được phỏng vấn ký xác nhận, cảm

ơn sự hợp tác

Thời gian phỏng vấn giữa các đối tượng được linh động, đối với khách thời lượng từ 15-20 phút, đối với các cấp lãnh đạo địa phương kéo dài từ 40 – 60 phút, các doanh nghiệp tư nhân 30 dến 45 phút

d Phân tích số liệu

Số liệu của phỏng vấn đượctổng hợp từ bảng hỏi vàtừ máy ghi âm được tác giả chuyển tải qua phiếu phỏng vấn và tổng hợp lại thành bảng số liệu chung sau đó dùng phân tích theo từng nhóm đối tượng với 3 nhóm đã trình bày ở phần mẫu và

cỡ mẫu Trong từng nhóm lại phân chia thành từng chủ đề theo kết cấu bảng hỏidùng để phân tích kết quả nghiên cứu theo từng nhóm các bên tham gia phát triển du lịch tại chương 2

5.2 Phương pháp nghiên cứu định tính

5.2.1 Thiết kế thang đo

- Thang đo về thông tin cá nhân

Trang 21

Bảng 1.1 Thang đo về thông tin cá nhân

5.2.2 Thiết kế bảng hỏi

Về mặt hình thức, bảng hỏi được trình bày trên giấy A4 gồm những nội dung sau: + Phần 1: Tác động của phát triển du lịch

+ Phần 2: Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động du lịch

+ Phần 3: Nhu cầu của người dân trong việc phát triển du lịch

+ Phần 4: Thông tin cá nhân của đáp viên

5.2.3 Chọn mẫu điều tra

a Kích thước mẫu

Khu vực điều tra được tiến hành tại 3 vùng du lịch trọng điểm tại tỉnh Quảng Nam Trong quá trình điều tra do tính đa dạng của cộng đồng cư dân, mức độ phát triển tại mỗi khu vực cũng như quy mô không gian là khác nhau nên tác giả chọn

Trang 22

cách tính mẫu không đồng nhất theo công thức của Nancy J.Helen F Clair E (2004) với độ sai số được chọn trong khoảng 10%

Trong đó: n: Số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra

N: Số nhân khẩu trong cộng đồng e: Độ sai số được tính bằng phần trăm sai số của gốc phản ánh mức độ sai số mong muốn

Độ sai số e có thể diễn biến từ 5%, 10%, 20% tùy theo mức độ đa dạng của mẫu

Do phạm vi không gian rộng, tính đa dạng của cộng đồng dân cư và mức độ phát triển du lịch của mỗi vùng là khác nhau nên độ sai số được chọn là e = 7% Trong nghiên cứu này số nhân khẩu tính đến năm 2015 của tỉnh Quảng Nam theo niên giám thống kê tỉnh là 1.480.790 người Theo công thức trên thì số lượng mẫu cần xác định là:

= 205 phiếu Như vậy số mẫu 205 phiếu sẽ cho độ tin cậy trên 90%, do trong quá trình điều tra không tránh khỏi những sai sót nên tác giả tăng cỡ mẫu lên 220 Theo quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Nam với 3 vùng du lịch trọng điểm, trong đó trung tâm lan tỏa chính là TP Hội An Với số lượng 220 phiếu được chia theo mức độ phát triển du lịch của vùng, trong vùng lại phân chia theo khu vực trung tâm và điểm phụ cận Theo đó do nắm giữ vị trí trung tâm lan tỏa du lịch của tỉnh Quảng Nam phía bắc đại diện là TP Hội An và huyện Duy Xuyên (di sản Mỹ Sơn) nên số lượng phiếu phát ra là 110 phiếu được phát đến tay người dân Trong đó do nắm giữ nhiều điểm du lịch nổi bật và hoạt động du lịch của người dân diễn ra sôi nổi nên 70 phiếu được phát tại Hội An và 40 phiếu được phát tại huyện Duy Xuyên (khu dân cư quanhdi sản Mỹ Sơn) Khu vực phía nam với trung tâm là TP Tam Kỳ và vùng phụ

Trang 23

cận có 80 phiếu được phát ra trong đó 45 phiếu cho TP Tam Kỳ và 35 phiếu tại huyện Núi Thành Khu vực phía nam với trung tâm là huyện Đông Giang là vùng hoạt động du lịch mới bắt đầu đưa vào hoạt động chưa phát triển về mặt quy mô, người dân chưa hiểu cũng như chưa tham gia nhiều vào hoạt động du lịch địa phương thì số lượng phiếu phát ra là 30 phiếu

b Phương pháp chọn mẫu

Quá trình điều tra được tác giả tiến hành cùng với 2 phỏng vấn viên trong đó

1 phỏng vấn viên là sinh viên khoa Du lịch trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, 1 phỏng vấn viên là nhân viên Maketing tại 1812 Hostel

Với việc chọn cách tính mẫu không đồng nhất nên tác giả đã lựa chọn mẫu ngẫu nhiên phân tổ với 3 khu vực để khảo sát, sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong từng tổ Với lựa chọn này tác giả mong muốn hạn chế được nhược điểm về quy mô điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức và thực hiện điều tra, giảm thiểu sai sót trong kết quả điều tra

Việc phát bảng hỏi chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 được tiến hành trong 4 đợt bắt đầu từ tháng 2 năm 2016 đến tháng 11 năm 2016 Đợt 1 tháng 2/2016, đợt 2 vào tháng 4 /2016, đợt 3 vào tháng 7/2016, đợt 4 vào tháng 10/2016 vào dịp cuối tuần Bảng hỏi được phát tận nhà các hộ dân và hầu hết theo hình thức phỏng vấn viên đọc và đáp viên trả lời sau đó phỏng vấn viên tích vào bảng hỏi Tại các điểm trừ TP Hội An, huyện Duy Xuyên các bảng phỏng vấn được phát cho hộ dân hẹn thu về trong ngày Tại mỗi cụm sau khi thu mỗi bảng hỏi phỏng vấn viên phải kiểm tra trực tiếp với mỗi phiếu thiếu thông tin thì trực tiếp bổ sung với hộ dân ngay tại thời điểm thu phiếu do đó đảm bảo được độ hợp lệ cao của phiếu Tuy nhiên điểm trừ là quá trình điều tra khá tốn thời gian đòi hỏi phỏng vấn viên phải kiên nhẫn Trong 220 phiếu phát ra 207 phiếu thu về đạt 94,1% hợp lệ đưa vào phân tích kết quả

Trang 24

c Phân tích kết quả

Số liệu thu thập được tổng hợp thành một bản thông tin chung và được tác giả phân tích để đưa ra các thông tin về hiện trạng, xu hướng, tác động của du lịch đến cộng đồng, nhu cầu mong muốn của người dân trong phát triển du lịch

6 Bố cục luận văn

Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch

Chương 2 Thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam

Chương 3 Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam

Trang 25

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1 Khái niệm

1.1.1 Phát triển

Phát triển là một thuật ngữ được nghiên cứu nhiều trên thế giới Theo Mason (1990) từ những năm 1970 phát triển gắn liền với (Tổng sản phẩm quốc nội) GNP, chỉ số việc làm, và chỉ số sản xuất hàng tiêu dùng Đây là các chỉ số phản ánh mức

độ giàu có của một quốc gia Tuy nhiên cách hiểu này đã thay đổi sau đó bởi Sen.A (1987) cho rằng sự phát triển không chỉ đề cập đến con số và thu nhập, mà còn liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như giáo dục và sức khỏe [36] Trong

lý thuyết cạnh tranh của Porter lý thuyết phát triển được mở rộng với các tiêu chí để đánh giá sự thịnh vượng bao gồm: Thu nhập bình quân đầu người, giáo dục và y tế

cơ bản, tỷ lệ nghèo, bất bình đẳng và chất lượng môi trường Với Ingham (1993) phát triển mang ý nghĩa rộng rãi hơn bao gồm các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong mỗi quốc gia hay khu vực như: Tăng trưởng và phát triển trong bối cảnh lịch sử, thay đổi cấu trúc, hiện đại hóa, thay đổi chính trị, phân cấp và sự tham gia, sự phân phối lại và nhu cầu cần thiết, phát triển con người, phát triển bền vững, phát triển theo luận thường đạo lý Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sau này khi xã hội đã phát triển lên 1 bước cao hơn Raanan Weitz (1995) cho rằng phát triển phải đảm bảo các yếu tố như: Nâng cao các quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội, tác giả nhấn mạnh đến quyền tự do của con người và quyền bình đẳng trong phân phối, nếu như hệ thống giá trị của con người không đạt được thì sẽ dẫn đến đấu tranh, những cuộc đấu tranh làm đẩy lùi sự phát triển Nhìn chung lại, phát triển

là thuật ngữ chỉ sự thay đổi theo chiều hướng tích cực về các khía cạnh xung quanh cuộc sống của con người như kinh tế, xã hội, sức khỏe, trí tuệ [40]

Ngày nay, việc sử dụng chỉ số phát triển con người của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP, 2001) cũng được xem là đơn vị đo lường tạm thời về

sự phát triển Theo Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED, 1987) ngày nay phát triển được xem như một tiến trình thay đổi và cải tiến, tiến trình này ảnh hưởng đến tất cả các cá nhân ở tất cả các quốc gia

Trang 26

Như vậy, phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng, về số lượng thì đó là

sự tăng trưởng, còn về mặt phẩm chất thì nhất định phải có sự biến đổi về mặt chất lượng theo hướng tiến bộ (Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, 2000).Trong lĩnh vực du lịch hiện nay phát triển du lịch bền vững được xem như chỉ số đo lường cho

sự phát triển du lịch [10]

1.1.2 Du lịch

Khái niệm du lịch

Khái niệm về du lịch xuất hiện đầu tiên ở nước Anh năm 1811, xem du lịch

là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí [7]

Cùng quan điểm trên, Kaspar đã coi du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải

là nơi ở thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ [38]

Trong một cách nhìn khác, Pirojnik (1985) cho du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức… [26]

Định nghĩa của Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa Canada tháng 6/1991 du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm [8]

Như vậy, “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi ở thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất định” [16]

Khách du lịch

Định nghĩa về khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp vào thế kỷ XVIII Đến nay có nhiều khái niệm về khách du lịch được các nhà nghiên cứu đưa ra Theo định nghĩa của WTO (1950), khách du lịch là những người đi đến nơi khác môi trường sống thường xuyên của họ và ở đó trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục

Trang 27

đích chính của chuyến đi không phải để hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến [28]

Theo Điều 4, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi học, làm thêm hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi khác”

Qua nghiên cứu các khái niệm về khách du lịch, ta có thể hiểu khách du lịch

là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian nhất định

để nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm người thân, không vì mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến

Trên cơ sở nhu cầu nghiên cứu khác nhau, khách du lịch được chia làm hai loại là khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

Theo Luật Du lịch Việt Nam “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa

và khách du lịch quốc tế: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, khách

du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” [16]

Tài nguyên du lịch

Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [16]

Với tác giả Pirojnik (1985): Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi

và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch

và nghỉ ngơi [26]

Trang 28

Cùng quan điểm Nguyễn Minh Tuệ cũng cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch [26]

Để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên vấn đề phân loại tài nguyên là hết sức cần thiết Hiện nay trên thế giới có nhiều cách phân loại khác nhau

Theo UNWTO (1977), phân tài nguyên du lịch làm 3 loại, 9 nhóm: Loại cung cấp tiềm tàng gồm 3 nhóm văn hóa kinh điển, tự nhiên kinh điển và vận động, loại bao gồm 3 nhóm hoạt động du lịch, cách thức, tiềm lực khu vực, loại cung cấp hiện đại gồm 3 nhóm đường xá, thiết bị, hình tượng tổng thể Từ cuối những năm

80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một số tác giả như Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Trung Lương, Nguyễn Minh Tuệ… đã phân chúng thành 2 nhóm tài nguyên du lịch

tự nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các đối tượng gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa thể thao, các hoạt động nhận thức khác [26]

Sản phẩm du lịch

Sản phẩm chính là trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh, mọi ngành kinh

tế Do đó, khi tìm hiểu về ngành du lịch chúng ta cũng phải tìm hiểu về sản phẩm du lịch và đặc trưng của nó [7]

Hai nhà nghiên cứu Kotler và Tuner đã định nghĩa rằng một sản phẩm là tất

cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của một thị trường, điều đó bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng [43]

Nằm trong chuỗi sản phẩm nói chung sản phẩm du lịch mang những đặc điểm riêng được tác giả Michael M Coltman định nghĩa sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình [17]

Các nhà nghiên cứu du lịch của Việt Nam cho rằng sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai

Trang 29

thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó [7]

Du lịch là ngành tổng hợp, do đó sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực là: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng, hay một quốc gia nào đó [17]

Qua các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng sản phẩm du lịch bao gồm

cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình và thường được cấu thành bởi các yếu tố sau:

- Dịch vụ vận chuyển

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống

- Dịch vụ tham quan giải trí

- Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm

- Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch

1.1.3 Phát triển du lịch

Trên cơ sở các khái niệm về phát triển, khái niệm về du lịch của các tác giả

đã được nêu ra và phân tích ở phân trên, tác giả có thể hiểu nội hàm của phát triển

- Thứ 4: Tăng chỉ số bền vững trong kinh doanh du lịch

Ngày nay, phát triển du lịch bền vững trở thành xu thế phát triển của ngành

Du lịch Tại hội nghị về môi trườngvà phát triển của Liên Hợp Quốc tại Riodejaneiro năm 1992, UNWTO đã đưa ra định nghĩa “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có

kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu kinh tế xã hội,

Trang 30

trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”

1.2 Nội dung phát triển du lịch

1.2.1 Điều kiện phát triển du lịch

Sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có những điều kiện khách quan cần thiết Một địa phương, một vùng, một quốc gia muốn phát triển du lịch phải được đặt trong những điều kiện nhất định

a Điều kiện về TNDL tự nhiên

Vị trí địa lý

Vị trí địa lý tác động đến hoạt động du lịch bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên (giới hạn tọa độ, giới hạn lãnh thổ ) và vị trí địa lý kinh tế - chính trị - xã hội Đối với du lịch vị trí địa lý ảnh hưởng đến các yếu tố như khí hậu, thủy văn, động thực vật, môi trường đây là tiền đề cho việc phát triển các loại hình du lịch Ngoài

ra vị trí còn tác động lớn đến luồng du lịch, khoảng cách từ điểm đến tới nơi phát sinh cầu ngắn hay dài

Địa chất địa hình

Địa hình tại nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh tại nơi đó Đối với du lịch địa hình đa dạng như biển, rừng, sông hồ, núi, cảnh quan đẹp v.v…tạo điểm nhấn và sức hấp dẫn cho điểm thu hút, tạo điều kiện để phát triển các loại hình du lịch khác nhau

Khí hậu

Điều kiện khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, các hiện tượng thời tiết đặc biệt tác động đến quyết định thực hiện chuyến đi của du khách Du khách có xu hướng lựa chọn những điểm thu hút có điều kiện khí hậu thuận lợi với mục đích chuyến đi của mình Những du khách đi với mục đích nghỉ dưỡng thường chọn những nơi có khí hậu ôn hòa, số khác sẽ chọn đi vào mùa đông lạnh để ngắm tuyết và khám phá các hoạt động vui chơi giải trí vào màu đông như trượt tuyết hay ngắm băng tan…

Sự phát triển của mỗi loại hình du lịch lại đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau Ví dụ như loại hình du lịch nghỉ biển, leo núi thường chọn những dịp ít mưa, nắng nhiều, nước mát, lượng gió vừa phải Loại hình du lịch giải trí tham gia

Trang 31

các môn thể thao trên biển như nhảy dù, lướt sóng… thường chọn những thời điểm khí hậu trời nhiều gió sóng lớn

Khí hậu có ảnh hưởng đến tính mùa vụ trong du lịch khiến cho hoạt động du lịch diễn ra khác nhau giữa các vùng, các điểm du lịch Điển hình như tại các vùng

có khí hậu nhiệt đới rộ nhất vào mùa hè với các hình thức du lịch biển, núi Đối với miền khí hậu cận nhiệt thì mạnh nhất lại vào mùa đông với các loại hình du lịch trên núi, du lịch thể thao mùa đông

Tài nguyên nước

Bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm Nguồn nước trên bề mặt bao gồm biển, sông, hồ, suối…dưới sự ảnh hưởng của quá trình kiến tạo và chế độ thủy triều đã tạo nên nhiều bãi biển đẹp với hệ sinh thái đa dạng đáp ứng nhu cầu du lịch biển của du khách Ngoài ra với hệ thống sông ngòi nhiều cũng mang lại nhiều giá trị về mặt sinh vật và cảnh quan trên bờ Đây là cơ sở để phát triển nhiều loại hình

du lịch sinh thái, du lịch nghỉ biển…

Trong tài nguyên nước, cần kể đến tài nguyên nước ngầm Đây là nguồn tài nguyên có giá trị thích hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh

Hệ động thực vật

Đây là nguồn tài nguyên đã và đang khai thác có sức hấp dẫn lớn đối với du khách Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật, hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên để hiểu được nhiều giá trị cuộc sống Ngoài ra sự phong phú của nguồn động thực vật còn phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học

b Điều kiện về TNDL nhân văn

Theo điều 13, chương II, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”

Trang 32

TNDL nhân văn được các nhà nghiên cứu chia ra làm hai loại chính là TNDL nhân văn vật thể và TNDL nhân văn phi vật thể

TNDL nhân văn phi vật thể

Theo Luật DSVH Việt Nam năm 2003: “DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, được lưu trữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hính thức lưu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian”

c Điều kiện kinh tế - xã hội- CSHT

Điều kiện về kinh tế

Các điều kiện kinh tế để một địa phương phát triển du lịch phải kể đến là đảm bảo nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, thiết lập các mối quan hệ với bạn hàng, cung ứng vật tư, hàng hóa, lương thực, thực phẩm phải đảm bảo thường xuyên và có chất lượng, giá cả tốt giúp cho tổ chức du lịch tăng khả năng cạnh tranh

Các yếu tố xã hội

Các yếu tố xã hội như số dân, mật độ dân số, thành phần dân tộc, sự phân bố dân cư tác động đến sự phong phú và tính hấp dẫn của văn hóa bản địa cũng như sự phân bố các loại hình du lịch

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng (CSHT) trong phát triển du lịch bao gồm mạng lưới và phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát điện nước, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng…CSHT là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Mặt khác phát triển du lịch cũng là

Trang 33

yếu tố tích cực thúc đấy, mở rộng CSHT cũng vùng hay quốc gia Trong CSHT, yếu

tố có tầm quan trọng nhất là hệ thống giao thông vận tải, tiếp đến là các yếu tố về hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp nước… sự phát triển theo hướng hoàn thiện

về CSHT góp phần hoàn thiện chất lượng dịch vụ du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các điểm, vùng, quốc gia

1.2.2 Các bên liên quan trong phát triển du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, khách du lịch của một điểm đến là những người cư trú tại các địa phương khác, các quốc gia khác đến, sản phẩm du lịch lại mang tính dịch vụ, hoạt động kinh doanh dựa trên tài nguyên du lịch Hoạt động du lịch có nhiều mối quan hệ trực tiếp với cộng đồng cư dân sở tại Từ đó có thể thấy có rất nhiều những cá nhân tập thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch Theo đó các bên liên quan bao gồm khách du lịch, nhà cung ứng sản phẩm du lịch, dân cư tại điểm du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Hiệu quả của phát triển du lịch cũng như khả năng phát triển du lịch tại điểm đến phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ giữa các bên liên quan [9]

a Khách du lịch

Khách du lịch là yếu tố cầu trong du lịch được nghiên cứu để cho thấy được hiệu quả trong kinh doanh của yếu tố cung Là đối tượng sử dụng các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, nghiên cứu…ảnh hưởng của du khách đến sự phát triển du lịch thể hiện thông qua số lượng, ý thức, thái độ, trình độ và mức độ hài lòng đối với điểm tham gia du lịch

Sự phát triển về chất và lượng của khách tác động đến sự phát triển theo mức

độ CSVC kỹ thuật du lịch, CSHT, nguồn nhân lực du lịch, các dự án đầu tư phát triển du lịch, sản phẩm du lịch cũng như hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch

b Các tổ chức kinh doanh du lịch

Các tổ chức kinh doanh du lịch bao gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch như đầu tư, quy hoạch, điều hành, phát triển sản phẩm, hướng dẫn du khách tiêu dùng sản phẩm du lịch [12]

Trang 34

Là cầu nối giữa khách du lịch, cộng đồng, các nhà cung cấp khi liên kết các sản phẩm đơn lẻ thành những sản phẩm mang tính trọn vẹn để bán với giá trị cao hơn, đồng thời sản xuất ra một số sản phẩm du lịch (lưu trú, ăn uống, vận tải, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, mua sắm…) để đáp ứng nhu cầu của du khách và gia tăng nguồn lợi cho cộng đồng và các nhà cung cấp Kết hợp với các cấp chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, đầu tư, tổ chức quản lý tại điểm đến du lịch Tổ chức kinh doanh du lịch đóng vai trò then chốt trong việc quảng bá hình ảnh điểm đến cho khách du lịch

c Cộng đồng địa phương

Xu hướng của phát triển du lịch là phát triển bền vững, trong đó mục tiêu là

vì sự phát triển của cộng đồng, đem lại lợi ích cho cộng đồng Cộng đồng là chủ nhân của một trong những tài nguyên du lịch, là đối tượng trức tiếp tham gia sản xuất và phục vụ du lịch Do đó sự hiểu biết, khả năng nhận thức của cộng đồng về

du lịch cũng như nhu cầu, mong muốn của họ vào quá trình phát triển du lịch của địa phương là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch của địa phương

d Cơ quan quản lý nhà nước

Theo UNWTO (1993), trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

là đảm bảo thông qua các chính sách quy hoạch của mình nhằm hạn chế các tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực của du lịch với môi trường, kinh tế

và xã hội

Theo đó, với cộng đồng địa phương là cơ quan quản lý và điều hành các hoạt động du lịch tại điểm đến Chính quyền sử dụng các công cụ quản lý để đánh giá tác động của môi trường, kinh tế, xã hội, kế hoạch quản lý để du lịch phát triển hiệu quả

Với du khách, cơ quan quản lý nhà nước một mặt ban hành các điều luật, luật

lệ của điểm đến Mặt khác đảm bảo các điều kiện an toàn an ninh, quản lý giám sát những hành vi vi phạm của du khách

Đối với các tổ chức kinh doanh, cơ quan quản lý cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Trang 35

Đối với cộng đồng cư dân, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân

về lợi ích của việc phát triển du lịch tại địa phương, tạo cơ chế để người dân tham gia và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch mang lại Cùng với đó là có những biện pháp kế hoạch để ngăn chặn những hành vi tiêu cực của cộng đồng gây ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường du lịch [9]

Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý về du lịch được chia làm 3 nhóm, các cơ quan quản lý nhà nước địa bàn về du lịch, các cơ quan quản lý chuyên ngành về du lịch, các cơ quan quản lý hữu quan về du lịch Thuộc nhóm thứ nhất có thể kể đến : Chính phủ (ở cấp trung ương) và Ủy ban Nhân dân các cấp (ở cấp địa phương) Các

cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề thuộc chuyên môn của ngành Du lịch Nhóm thứ hai bao gồm: Bộ Văn hóaThể thao Du lịch (VHTTDL),

mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch (ở cấp Trung Ương) và Sở VHTTDL (ở cấp địa phương) Thuộc nhóm thứ ba là các Phòng Du lịch (ở cấp địa phương)

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch

a Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của ngành du lịch

Nguồn khách

Khi đánh giá sự phát triển du lịch thông qua tiêu chí nguồn khách thì các chỉ tiêu cần quan tâm đến là: Tổng số lượt khách du lịch và tốc độ tăng trưởng lượng khách đến địa phương qua các năm, đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá về lượng Trong khi đó các chỉ tiêu đánh giá về chất lại thể hiện ở mức chi tiêu bình quân và tốc độ tăng trưởng số ngày khách bình quân của khách du lịch tại một điểm đến Số liệu được thu thập và tổng hợp từ Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh

Doanh thu

Doanh thu du lịch được thu từ nhiều nguồn như dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ đi kèm với hoạt động du lịch Nó thể hiện chức năng kinh tế của du lịch, doanh thu tăng là một mặt phản ánh sự phát triển của ngành du lịch Số liệu được thu thập và tổng hợp từ Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh

Trang 36

Đầu tư du lịch

Cơ chế chính sách mở, hoàn thiện sẽ thu hút hoạt động đầu tư và phát triển

du lịch Mức tăng về số dự án đầu tư, quy mô dự án là những nhân tố phản ánh mức

độ hấp dẫn của ngành, địa phương trong hoạt động phát triển kinh tế

Chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn lao động được đánh giá thông qua sự gia tăng về mặt số lượng và trình độ chuyện môn của đội ngũ lao động Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến mức độ hài lòng của du khách Số liệu được thu thập và tổng hợp từ Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh

Mức độ phong phú và hấp dẫn của sản phẩm

Đánh giá thông qua số lượng và mức độ phát triển sản phẩm hiện có Qua đó

có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như phát triển các sản phẩm mới dựa trên đặc thù riêng biệt của từng địa phương

Thị trường và xúc tiến quảng bá

Thể hiện thông qua việc tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá trong và ngoài nước, sử dụng các công cụ xúc tiến quảng bá trong việc xây dựng thương hiệu, định vị trựa trên nguồn lực du lịch và đặc điểm phân khúc mục tiêu

b Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế các lĩnh vực trong kinh doanh du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng của hoạt động du lịch, giúp tăng mức độ hài lòng của du khách khi đến địa phương Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện qua số lượng cơ sở lưu trú, tỷ lệ cơ sở lưu trú đạt chuẩn (có sao) Ngoài ra sự có mặt của các dịch vụ vui chơi giải trí, ăn uống, lữ hành, vận chuyển…là một điều kiện cần để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một địa phương Số liệu được thu thập và tổng hợp từ Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh

c Chỉ tiêu hoạt động của các bên tham gia trong phát triển du lịch

Hoạt động khai thác các tài nguyên, và vận hành ngành du lịch phải được xem xét từ 4 bên tham gia bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức kinh donah, cộng đồng địa phương, và khách du lịch

Trang 37

1.2.4.Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch

a Các nhân tố về kinh tế chính trị

Kinh tế ổn định và phát triển là cơ hội cho những nước có tài nguyên du lịch thu hút khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài Kinh tế phát triển bao gồm sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp, ngoại thương, nội thương là cơ sở cung cấp vật tư cho ngành du lịch và đảm bảo cho việc sản xuất ra sản phẩm du lịch cũng như việc bán các sản phẩm du lịch đến tay du khách Do đó kinh tế là một trong những nhân tố cơ bản làm xuất hiện và mở rộng những nhu cầu khác nhau một trong số đó là nhu cầu du lịch

Ổn định chính trị là yếu tố đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh

tế chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới, nhờ đó sự giao lưu về du lịch giữa các nước trong khu vực, trên toàn cầu không ngừng phát triển Nếu thế giới có tình hình chính trị căng thẳng thì hoạt động đi du lịch khó có điều kiện phát triển Một quốc gia tùy thuộc vào tình hình kinh tế và chính trị của mình để đưa ra những chính sách điều tiết góp phần tạo điều kiện để phát triển du lịch phù hợp với tình hình hiện tại và những dự đoán tương lai

Các nhân tố về văn hóa xã hội

Đối với du lịch, yếu tố văn hóa xã hội có tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành Cùng với các thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, các yếu tố hóa vật thể

và phi vật thể… là những đối tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch khai thác và sử dụng Sự khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên, việc xây dựng các khu điểm du lịch đều phản ánh trí tuệ và sức sáng tạo của loài người Chính những tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương

Đối với nhân tố về xã hội các vấn đề cần được xem xét bao gồm: Tình trạng, mức độ phát triển của các tệ nạn xã hội tại các điểm thu hút diễn ra hoạt động du lịch Mức độ bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống (yếu tố được xem

là trọng yếu để thu hút du khách) Mức độ thân thiện của cộng đồng đối với sự hiện

Trang 38

diện của du khách Trình độ văn minh và dân trí tại điểm tham quan du lịch, chất lượng cuộc sống của cộng đồng cũng như số lượng và chất lượng lao động

b Các nhân tố về công nghệ

Là yếu tố quan trọng góp phần trọng trong quảng bá xúc tiến, đưa sản phẩm

du lịch đến với du khách Tạo điều kiện cho khách du lịch tìm kiếm nhu cầu của mình Đồng thời công nghệ thông tin giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn giảm bớt chi phí nhân công Thêm vào đó công nghệ thông tin góp phần đẩy các nước trên thế giới xích lại gần nhau hơn

Nhu cầu của du khách

Bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào được tạo ra nhằm để cung cấp cho nhu cầu của thị trường (du khách) Vì vậy sự biến động của nhu cầu của du khách làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển du lịch Các nhân tố tác động đến nhu cầu của du khách là: Sự biến động của nền kinh tế chính trị, sự thay đổi về mức thu nhập, thay đổi trong lối sống, thay đổi về tư duy, chi phí và chất lượng của dịch vụ

du lịch….Sự thay đổi này có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với sự phát triển của ngành du lịch

Trang 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những khái niệm về phát triển, du lịch, phát triển du lịch trên cơ sở đó xác định được khái niệm phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu của đề tài Để phát triển du lịch đề tài đã trình bày những điều kiện để phát triển du lịch bao gồm các điều kiện về tài nguyên và điều kiện CSHT – CSVC ngành Xác định và phân tích vai trò của các bên tham gia bao gồm cộng đồng- chính quyền – tổ chức kinh doanh- khách Trong chương này tác giả cũng trình bày một số tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch địa phương bao gồm các tiêu chí về hiệu quả kinh tế ngành, tiêu chí hiệu quả hoạt động từng lĩnh vực hoạt động, tiêu chí đánh giá mức độ hoạt động của các bên tham gia Đây là những căn cứ để tác giả đánh giá những mặt được và chưa được của du lịch tỉnh Quảng Nam là căn cứ để đưa ra giải pháp Rõ ràng bối cảnh quốc tế và trong nước có tác động nhất định đến

sự phát triển du lịch của địa phương Thông qua việc phân tích những thuận lợi và khó khăn từ bối cảnh quốc tế và trong nước từ đó nhìn nhận những khó khăn mà du lịch Quảng Nam đang và sẽ giải quyết làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng trong chương 2

Trang 40

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM

2.1 Phân tích điều kiện phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam

2.1.1 Điều kiện TNDL tự nhiên

tế Quảng Nam còn nằm trên trục kinh tế trọng điểm miền Trung, và nằm trên con đường di sản miền Trung tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết và phát triển Đây là

vị ví thuận lợi để đón khách, và phát triển nhiều loại hình giao thông phục thúc đẩy phát triển du lịch [1]

b Địa hình

Bao gồm cả núi, đồng bằng, ven biển và hải đảo Hướng địa hình nghiêng từ tây sang đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái là núi cao ở phía tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển Hệ thống sông ngòi nhiều bao gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang Địa hình kết hợp với hệ thống sông ngòi tạo nên hệ thống cảnh quan thiên nhiên đa dạng có ý nghĩa trong phát triển du lịch của tỉnh Ngoài biển có đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,5km² là một cụm đảo bao gồm 8 hòn đảo lớn nhỏ là một vùng sinh thái có núi, rừng, biển với hệ động thực vật phong phú tạo nên vùng cảnh quan độc đáo có thể phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo [1]

Ngày đăng: 21/12/2018, 11:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đình An, Thạch Phương (2010), Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Quảng Nam – Đà Nẵng
Tác giả: Nguyễn Đình An, Thạch Phương
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2010
2. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Tác giả: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2013
3. Phạm Hồng Chương, Nguyễn văn Mạnh (1999), Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành
Tác giả: Phạm Hồng Chương, Nguyễn văn Mạnh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1999
4. Cục thống kê Quảng Nam (2015), Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2015
Tác giả: Cục thống kê Quảng Nam
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2015
5. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam ( 2015), Báo cáo tổng điều tra kinh tế tỉnh Quảng Nam 2015, Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng điều tra kinh tế tỉnh Quảng Nam 2015
6. Chính phủ Luxembourg, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền ở tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền ở tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Chính phủ Luxembourg, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Năm: 2013
7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2006
8. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình Kinh Tế Du lịch, NXB Lao Động–Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh Tế Du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính
Nhà XB: NXB Lao Động–Xã Hội
Năm: 2006
9. Trần Thị Minh Hòa (2013), “Hoàn thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và Nhân văn. Tập 29, Số 3, tr. 19 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Minh Hòa
Năm: 2013
10. Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng - Lý thyết và vận dụng, NXB. Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cộng đồng - Lý thyết và vận dụng
Tác giả: Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang
Nhà XB: NXB. Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
11. Võ Văn Hòe, và cộng sự (2007), Văn hóa xứ Quảng – một góc nhìn, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa xứ Quảng – một góc nhìn
Tác giả: Võ Văn Hòe, và cộng sự
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2007
12. Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam, Tổ chức Phát triển Hà Lan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Thanh Hương, Nguyễn Đức Hoa Cương
Năm: 2007
13. Nguyễn Thị Hoàng, Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
15. PGS.TS. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Tác giả: PGS.TS. Phạm Trung Lương
Năm: 2002
17. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2009), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2009
18. Đặng Văn Phan (2006), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập
Tác giả: Đặng Văn Phan
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
20. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Du lịch
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
21. Phạm Côn Sơn ( 2012 ), Cẩm nang du lịch Đà Nẵng Hội An Mỹ Sơn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang du lịch Đà Nẵng Hội An Mỹ Sơn
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
22. Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Quảng Nam (2008), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Nam đến 2015 và định hướng đến 2020, Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Nam đến 2015 và định hướng đến 2020
Tác giả: Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Quảng Nam
Năm: 2008
23. Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Quảng Nam (2009), Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Nam, Quảng Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Nam
Tác giả: Sở Văn hóa, Thể Thao & Du lịch Quảng Nam
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w