So sánh chương trình hóa học THPT hiện hành và chương trình hóa học THPT dự thảo ngày 19 – 1 – 2018.Chương trình Hóa học THPT hiện hành và chương trình Hóa học THPT dự thảo (1912018) không có sự khác nhau nhiều về đặc điểm môn học, quan điểm xây dựng chương trình... Bên cạnh đó chương trình Hóa học THPT dự thảo (1912018) có những điểm mới, rõ ràng, đầy đủ, ngắn gọn hơn về mục tiêu, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả dạy học tập, các yêu cầu về phẩm chất năng lực cho tới định hướng về nội dung chương trình.
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
*****
BÀI KIỂM TRA SỐ 1
Đề bài: So sánh chương trình hóa học THPT hiện hành và chương trình hóa học THPT dự thảo ngày 19 – 1 – 2018.
Lớp: Hóa 3B MSV: 16S2011001
Huế, tháng 04/2018
PHẦN I: NHẬN XÉT CHUNG
Trang 2Chương trình Hóa học phổ thông là văn bản cụ thể nội dung trí dục môn hóa học phổ thông đã được nhà nước thông qua và thể hiện trong nội dung sách giáo khoa Hóa học phổ thông Nội dung chương trình được đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, trong khu vực và trên thế giới
Hóa học là một bộ môn thực nghiệm nhưng sự khảo sát chất và biến đổi của chúng không thể sờ nắm được mà chỉ quan sát được qua hiện tượng, qua sự khảo sát vi mô trên hiện tượng vĩ mô Hóa học cũng là môn học đòi hỏi phải dùng nhiều
kí hiệu, phương trình hóa học, nhiều khái niệm trừu tượng nên một phần đem lại sựu khó khăn cho việc tiếp thu của học sinh. Nội dung kiến thức Hóa học được hình thành và phát triển trong hai giai đoạn:
- Giai đoạn giáo dục cơ bản.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Vì vậy giáo viên, các nhà quản lí giáo dục không những phải nắm vững nguyên tắc xây dựng, nội dung, cấu trúc chương trình hóa học phổ thông mà còn phải cập nhật kịp thời, nhanh chóng những đổi mới, thay đổi của chương trình
Chương trình Hóa học THPT hiện hành và chương trình Hóa học THPT dự thảo (19/1/2018) không có sự khác nhau nhiều về đặc điểm môn học, quan điểm xây dựng chương trình Bên cạnh đó chương trình Hóa học THPT dự thảo (19/1/2018) có những điểm mới, rõ ràng, đầy đủ, ngắn gọn hơn về mục tiêu, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả dạy học tập, các yêu cầu về phẩm chất năng lực cho tới định hướng về nội dung chương trình
Cụ thể như sau:
1 Quan điểm xây dựng:
a Giống nhau:
Xây dựng theo các nguyên tắc đảm bảo: định hướng chung cho tất cả các
Trang 3môn học; định hướng xây dựng chương trình môn Hóa học ở trường phổ thông ở
cả 2 giai đoạn giáo dục
b Khác nhau:
Điểm mới quan trọng nhất trong Chương trình môn Hoá học dự thảo ngày 19/1/2018 là định hướng tăng cường bản chất hoá học của đối tượng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu
“toán học hoá”, ít đi vào bản chất hoá học và gắn với thực tiễn
2 Về mục tiêu môn học:
a Giống nhau:
Cả 2 chương trình đều hướng tới mục tiêu: trí dục, đức dục, phát triển hệ thống năng lực chung và riêng, giáo dục kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh
b.
Khác nhau:
Chương trình dự thảo 2018 còn giúp cho học sinh thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới 4.0 Ngoài ra, Chương trình dự thảo có điểm mới so với chương trình hiện hành về mục tiêu môn học là phát triển cho học sinh một cách toàn diện từ phẩm chất đến kiến thức, vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua môn học…
3 Về yêu cầu cần đạt về năng lực:
a Giống nhau:
Cả 2 chương trình đều góp phần tích cực, hiệu quả trong việc phát triển cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm hóa học
Trang 4b Khác nhau:
Chương trình môn Hóa học cấp THPT giúp học sinh phát triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên, gắn với chuyên môn về hóa học như: năng lực nhận thức kiến thức hóa học; năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn Từ đó biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.
4 Về nội dung chương trình
a Giống nhau:
Chương trình đều gồm mạch 3 nội dung chính: kiến thức cơ sở hóa học chung, hóa học vô cơ, hóa học hữu cơ
Mỗi mạch nội dung chính có các đại ý cơ bản giống nhau:
- Kiến thức cơ sở hóa học chung: cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Hóa học vô cơ: lựa chọn các nguyên tố hóa học, các chất hóa học tiêu biểu
có ứng dụng cao trong thực tế và là cơ sở làm sáng tỏ những kiến thức cơ sở hóa học chung như nguyên tố nhóm IA, IIA, VIIA, nitơ và lưu huỳnh, đại cương về kim loại, thực hành hóa học
- Hóa học hữu cơ: những nội dung chính hóa học hữu cơ của chương trình dự thảo hầu như không thay đổi về những loại hợp chất hữu cơ so với chương trình hiện hành: Đại cương về hóa học hữu cơ, Hidrocacbon, dẫn xuất halogen- ancol- phenol, hợp chất cacbonyl, axit cacboxylic- este, lipit, cacbonhidrat, hợp chất nitơ, polime, thực hành hóa học
b Khác nhau:
Trang 5Chương trình Hóa học THPT dự thảo được xây dựng theo hướng mới, cung cấp tất cả các khái niệm, kiến thức, các vấn đề lý thuyết nền cơ bản liên quan đến chất, nhóm… Sau đó mới nghiên cứu của các chất và nhóm chất trong các mạch Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ
Nội dung lý thuyết được rút ngắn nhưng đảm bảo đầy đủ kiến thức, đồng thời bổ sung thêm một số kiến thức có tính thực tiễn cao Phát huy tối đa năng lực tư duy sáng tạo của học sinh Gắn lý thuyết với vận dụng thực tiễn
Khác với chương trình hiện hành, nội dung chương trình môn Hóa học cấp THPT lần này không thiết kế theo bài/tiết, sắp xếp xen kẽ giữa các mạch nội dung mà theo hệ thống chủ đề, nghiên cứu các kiến thức cơ sở hóa học chung làm nền tảng, làm cơ sở lý thuyết chủ đạo để nghiên cứu kiến thức hóa học vô cơ
và hóa học hữu cơ Tuy nhiên, hệ thống kiến thức về cơ bản không thay đổi Do
đó, giáo viên chỉ cần nghiên cứu kỹ chương trình là có thể thực hiện được
5 Phương pháp dạy học:
a Giống nhau:
Áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và tổ chức các tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập
b.Khác nhau:
Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng:
- Định hướng hoạt động: Các hoạt động học tập của học sinh dựa trên các hoạt động trải nghiệm, vận dụng, gắn kết với thực tiễn và định hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao sự hứng thú của học sinh, góp phần hình
Trang 6thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh mà môn học đảm nhiệm
- Định hướng dạy học tích cực: Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phù hợp với sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học; coi trọng thực hành, trải nghiệm trong các nội dung dạy học đặc biệt khi nghiên cứu về các chất
vô cơ, hữu cơ có nhiều ứng dụng trong thực tiễn thông qua các dự án học tập
- Sử dụng các bài tập hóa học đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (bài tập mở,
có nhiều cách giải, ), các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn, tăng cường bản chất hóa học, giảm các bài tập nặng về tính toán toán học
- Đa dạng hóa các hình thức học tập, sử dụng công nghệ thông tin và các thiết
bị dạy học một cách phù hợp, hiệu quả trong dạy học hóa học
PHẦN II: NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT HIỆN HÀNH:
1 Ưu điểm
- Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chương trình Hoá học trường phổ thông Việt Nam là bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, tính sư phạm, tính đặc trưng bộ môn Hoá học
- Chương trình được cấu tạo chủ yếu theo đường thẳng, song cũng có một số nội dung có cấu trúc đồng tâm với chương trình hoá học THCS Các kiến thức lý thuyết được nghiên cứu theo đường thẳng, một số khái niệm, chất được nghiên cứu đồng tâm mang tính chất mở rộng, phát triển khái niệm trên cơ sở lý thuyết chủ đạo của chương trình
Trang 7- Các kiến thức lý thuyết và các nội dung về chất cũng được sắp xếp xen kẽ nhau đảm bảo logic phát triển của kiến thức và tính vừa sức trong hoạt động nhận thức của học sinh
- Các kĩ năng hoá học cơ bản của học sinh được hoàn thiện qua nội dung các bài học: Sử dụng ngôn ngữ hoá học, kỹ năng dự đoán, giải thích lý thuyết,
kỹ năng thực hành giải các loại bài tập hoá học…
2 Nhược điểm
- Lý thuyết còn dài, chưa tóm tắt phần quan trọng nhất và đề cập đến ứng dụng thực tiễn còn ít, vì nếu gắn liền với thực tế thì gây thu hút mạnh với học sinh
- Những khái niệm trừu tượng, làm học sinh khó hiểu
- Tiết thực hành nhiều nhưng thực tế thực hành không nhiều ở các trường phổ thông
- Tiết học còn nghèo nàn thí nghiệm trên lớp
- Những kiến thức còn lặp lại không cần thiết
- Tiết luyện tập còn khá ít, chủ yếu là lý thuyết khô khan, không gây hứng thú cho học sinh, cũng như không khắc họa lâu kiến thức cho các em
- Sử dụng ít hình ảnh minh họa thí nghiệm cho các em
II CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC THPT DỰ THẢO (19/1/2018):
1 Ưu điểm
-Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng chương trình Hoá học trường phổ thông Việt Nam là bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, tính sư phạm, tính đặc trưng bộ môn Hoá học Chương trình môn Hóa học đảm bảo tính khoa học, kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục của môn Khoa học tự nhiên ở THCS theo cấu trúc đồng tâm kết hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh
Trang 8-Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình là định hướng tăng cường bản chất hóa học của đối tượng; giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu “toán học hóa”, ít đi vào bản chất hóa học và thực tiễn
- Chương trình cung cấp đủ hệ thống kiến thức phát triển, thực hành được chú trọng, gắn liền kiến thức với thực tế cuộc sống, các chuyên đề luyện tập được nâng cao, phát triển tối đa năng lực của HS, phát triển năng lực toàn diện thông qua môn học
-Nội dung chương trình được rút ngắn, trọng tâm, 3 mạch nội dung chính: kiến thức
cơ sở chung; vô cơ; hữu cơ
2 Nhược điểm:
Mặc dù chương trình dự thảo hướng đến phát triển năng lực toàn diện cho
HS nhưng mạch kiến thức vẫn không xuyên suốt giữa chương trình THCS và THPT Mặc dù có logic kiến thức giữa các khối lớp 10, 11, 12 với nhau nhưng việc logic giữa kiến thức THCS là chưa nhiều Sẽ khó cho HS bởi ở chương trình lớp 10
HS bắt đầu được cung cấp những kiến thức cơ sở chung mà đa số những kiến thức này rất trừu tượng, HS sẽ khó nắm bắt nội dung Liệu khi học xong những kiến thức này HS có thể hiểu để vận dụng nghiên cứu giải thích những bài học ở chương trình lớp 11, 12 Với chương trình cũ khi không phân luồng kiến thức vô
cơ hữu cơ mà xen kẽ nhau HS vẫn có thể tư duy suy luận các hợp chất vô cơ và hữu cơ, còn có thể suy ra được mối liên quan sự khác biết ứng dụng của hợp chất
vô cơ trong công nghiệp hữu cơ và ngược lại…
Để thực hiện tốt chương trình môn Hóa học cấp THPT, các trường cần có phòng học bộ môn với các thiết bị dạy học tối thiểu đầy đủ, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các thí nghiệm và hoạt động trải nghiệm, tìm tòi, khám phá khi học
Trang 9So sánh chi tiết chương trình hóa học lớp 10 THPT hiện và chương
trình hóa học THPT dự thảo 19/1/2018
Các chương trong chương trình 10 cũ được giữ lại trong chương trình 10 dự thảo
chương trình
Chương trình hóa lớp
10 hiện hành
Chương trình hóa lớp 10 dự thảo
nguyên tử
Những nội dung ban cơ bản không học, chỉ áp dụng cho ban nâng cao là
Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình
Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
Obitan nguyên tử
Tất cả các nội dung đó được áp dụng cho tất cả HS
Bên cạnh đó bổ sung thêm một vài kiến thức mới:
– Vận dụng được mối liên hệ giữa
ba số lượng tử n, l, m l để định nghĩa
lớp, phân lớp và xác định số lượng,
kí hiệu các phân lớp trong một lớp electron
– Tính được số lượng AO trong một phân lớp, lớp dựa theo 3 số lượng tử
– Xây dựng được dãy tăng dần phân mức năng lượng theo quy tắc n+l – Biểu diễn được cấu hình electron theo ô orbital
Liên kết hóa
học
Những nội dung chỉ áp dụng cho ban nâng cao là:
Sự lai hóa các obitan nguyên tử
Sự hình thành liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba, liên kết kim loại
Tất cả các nội dung dó được áp dụng cho tất cả HS
Bên cạnh đó bổ sung thêm một vài kiến thức mới:
Tính năng lượng mạng lưới tinh thể theo Kapustinxki cho một số tinh thể ion thường gặp
Mô hình VSEPR
Liên kết hidro và tương tác Van der Waals
Tốc độ phản
ứng hóa học
HS được học ở cuối chương trình hóa 10, được ghép chung với
Điểm mới trong chương này là tốc độ phản ứng hóa học nằm riêng một chương, trong đó bao gồm 2 phần là:
Trang 10vào một chương: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
+ Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ của phản ứng
+ Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc
độ phản ứng
Bảng tuần
nguyên tố hóa
học
+ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn
+ Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử + Tính chất nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ý nghĩa bảng tuần hoàn
+ Về cơ bản giống với chương trình hiện hành
Nhóm VIIA + Khái quát nhóm
halogen + Tính chất đơn và hợp chất của chúng
+ Ứng dụng, điều chế hợp chất quan trọng
– Những nội dung được bổ sung – Nêu được quy luật biến đổi các giá trị ΔrHo của quá trình
HX(aq) + H2O(l) → H3O+(aq) + X−
(aq) 2 và từ đó lí giải được quy luật biến đổi tính acid của dãy acid hydrohalic
Những nội dung được dịch chuyển từ lớp 11, 12 sang lớp 10
Điện hóa học Phần này HS được học
về sự điện phân trong
chương trình hóa lớp 12 chương 5:
“ Đại cương về kim loại”
Ở chương trình mới chương điện hóa học bao gồm 2 mục chính:
Thế điện cực và Điện phân Trong đó: Phần thế điện cực có các điểm mới là:
Sử dụng thế điện cực chuẩn để xét chiều phản ứng oxi hóa khử qua biểu thức G nEF
Tính sự phụ thuộc thế điện cực vào nồng độ qua phương trình Nernst
Động học phản
ứng
Nội dung này được đề cập ở cuối chương trình lớp 10 chương tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Động học phản ứng được thiết kế thành một chương lớn gồm nhiều nội dung, và tốc độ phản ứng hóa học là một trong số đó
Trong chương này có 3 phần lớn là:
Trang 11HS được học về
Tốc độ phản ứng hóa học
Phương trình Van’t-hoff
Nêu sơ qua ảnh hưởng của nồng độ,
áp suất, diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng và cho HS chấp nhận điều đó
Phần 1: Phương trình tốc độ phản ứng, bậc và hằng số tốc độ của phản ứng
Phần 2: Năng lượng hoạt hóa
Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng
Các nội dung mới được đề cập trong chương này là:
Phần 1:
Bậc phản ứng
Phương trình động học (dạng tích phân) của phản ứng bậc 1
Tính được hằng số tốc độ phản ứng sử dụng phương pháp nồng độ đầu
Biểu thức thời gian nửa phản ứng của phản ứng bậc một
Phần 2:
Khái niệm năng lượng hoạt hóa theo thuyết va chạm
Mối liên hệ giữa năng lượng hoạt hóa tới hằng số tốc độ phản ứng qua phương trình Arrhenius
Phần 3:
Trên cơ sở thuyết va chạm HS hiểu cách mà nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng
Giải thích được vai trò của chất xúc tác
Thực hành Chương trình cơ bản
hóa lớp 10 bao gồm 6 bài thực hành trong đó
có một bài thực hành thuộc kiến thức chương
trình hóa học 10 mới: “
Tốc độ phản ứng hóa
Hệ thống các bài thực hành được bổ sung thêm một vài nội dung hay và thú vị hơn cũng với những nội dung kiến thức có ở chương trình hiện hành:
Bài tinh thể: HS thực hành lắp đặt mô hình phân tử, tinh thể theo mẫu và tự thiết kế