1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT

167 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Thực trạng việc sử dụng bài tập trắc nghiệm về nhận biết và phân biệt các chất trong dạy học hoá học ở trường THPT ………...16 Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ NHẬN BIẾT V

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài ……… 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu ……… 3

3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ………3

4 Phương pháp nghiên cứu ………4

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu ………5

6 Giả thuyết khoa học ………5

7 Những đóng góp của đề tài ……….5

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ………7

1.1 Phân loại bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học ……… 7

1.1.1 Trắc nghiệm khách quan loại “đúng – sai “ ………7

1.1.2 Trắc nghiệm khách quan loại ghép đôi ……… 9

1.1.3 Trắc nghiệm khách quan loại điền khuyết ………11

1.1.4 Trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn ………12

1.2 Tác dụng của bài tập trắc nghiệm về nhận biết và phân biệt các chất trong dạy học hoá học ……… 15

1.3 Thực trạng việc sử dụng bài tập trắc nghiệm về nhận biết và phân biệt các chất trong dạy học hoá học ở trường THPT ……… 16

Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ NHẬN BIẾT VÀ TÁCH MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC THPT ……… 21

2.1 Bài tập nhận biết các chất ………21

2.1.1 Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết ……….21

2.1.2 Các phương pháp nhận biết ……….22

Trang 2

2.1.2.1 Nhận biết bằng phương pháp vật lý ……… 22

2.1.2.2 Nhận biết bằng phương pháp hóa học ……… 25

2.1.2.3 Phương pháp làm bài tập nhận biết ……… 36

2.1.2.4 Các dạng bài tập nhận biết ……….37

Dạng 1: Nhận biết các hóa chất (rắn, lỏng, khí ) riêng biệt ……… 38

1 Nhận biết các chất rắn riêng biệt ……… 38

2 Nhận biết các chất lỏng, dung dịch riêng biệt ……… 42

3 Nhận biết các chất khí riêng biệt ………50

Dạng 2: Nhận biết các chất trong cùng một hỗn hợp ……….53

Dạng 3: Nhận biết sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dung dịch ………57

2.1.3 Hệ thống bài tập áp dụng ……….62

2.2 Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp trong hóa vô cơ ………78

2.2.1 Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp ……… 78

2.2.1.1 Sử dụng phương pháp vật lý ……… 78

2.2.1.2 Sử dụng phương pháp hóa học ……… 79

2.2.2 Các dạng bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp ……….80

Dạng 1: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý ………… 80

Dạng 2: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất hóa học …………82

1 Tách các chất khí ………82

2 Tách các chất rắn ở dạng bột ……….86

3 Tách các chất ở dạng dung dịch ……….90

Dạng 3: Tách các chất không làm thay đổi khối lượng ……… 95

Dạng 4: Tinh chế (làm sạch) các chất ………98

2.2.3 Hệ thống bài tập áp dụng ……… 102

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ……….108

1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm ……….108

2 Nội dung thực nghiệm ……… 108

3 Phương pháp thực nghiệm ………109

Trang 3

3.1 Chọn mẫu thực nghiệm ……… 109

3.2 Tổ chức giảng dạy – đánh giá và lấy ý kiến giáo viên ……… 109

4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ……… 109

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ……….116

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 118

PHỤ LỤC ………120

Trang 4

Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn:

Các thầy cô giáo trong bộ môn phương pháp giảng dạy Hóa học và toàn thể các thầy cô giáo khoa Hóa học trường Đại học Vinh Các thầy cô giáo, các em học sinh trường THPT Nam Đàn 1 – Nam Đàn – Nghệ An cùng gia đình và bạn bè

Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt Khóa luận này

Vinh, ngày 10 tháng 05 năm 2011

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Sen

Trang 5

MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT

TNKQ : Trắc nghiệm khách quan THPT : Trung học phổ thông

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin trong giai đoạn hiện nay, đã làm xuất hiện nhanh và nhiều nguồn tin tức mới Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO Đó là cơ hội cũng là thách thức đối với cả nước nói chung và ngành Giáo dục – Đào tạo nói riêng Những yêu cầu của

xã hội ngày càng cao đòi hỏi ngành Giáo dục – Đào tạo phải đào tạo học sinh trở thành những con người vừa có khả năng đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt, vừa có khả năng sáng tạo, có năng lực và phẩm chất trí tuệ để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước Muốn vậy bắt buộc phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho thích ứng

Vì mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học thay đổi nên phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới Hiện nay việc nghiên cứu ứng dụng các phương pháp kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học và kết quả dạy học một cách khách quan chính xác và nhanh chóng là một vấn đề được đặc biệt quan tâm trong thực tiễn và lý luận sư phạm Trong quá trình dạy học nói riêng, giáo dục và đào tạo nói chung, kiểm tra đánh giá là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quy trình đào tạo Việc kiểm tra đánh giá không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả của học sinh, mà còn

có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy động cơ, thái độ tích cực của người học, hoàn thiện quá trình dạy học, kiểm tra chất lượng, hiệu quả dạy học

Hiện nay các trường THPT ở nước ta vẫn còn đang sử dụng các phương pháp kiểm tra truyền thống như: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết (kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ… ) bằng hình thức tự luận Các phương pháp kiểm tra này giáo viên đặt ra những câu hỏi tùy đối tượng, thời gian và nội dung cần kiểm

Trang 7

tra, còn học sinh thì dùng những kiến thức đã tiếp thu được rồi tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh và trả lời trực tiếp hoặc biện luận, lý giải Phương pháp kiểm tra này có ưu điểm nổi bật là đánh giá được vai trò chủ động sáng tạo của học sinh trong cách giải quyết vấn đề, khuyến khích khả năng phát triển tư duy logic, rèn luyện khả năng suy diễn, tổng quát hóa, có thể kiểm tra sâu một mục tiêu nào đó của chương trình Tuy vậy phương pháp kiểm tra này vẫn bộc lộ những nhược điểm cơ bản như không thể kiểm tra hết mục tiêu của chương trình vì vậy khó tránh khỏi tình trạng quay cóp học tủ của học sinh, cho kết quả thiếu chính xác và không khách quan Ngoài ra việc chấm bài mất nhiều thời gian và công sức Đặc biệt là trong các kỳ thi có số lượng đông học sinh như các kỳ thi tuyển sinh Đại học

Thấy được những ưu điểm của trắc nghiệm khách quan, trong những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đã khởi xướng áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra – đánh giá chất lượng học tập của học sinh mà điển hình là kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2007 áp dụng cho các môn: Anh, Sinh, Hóa, Lý Đây là phương pháp kiểm tra – đánh giá có nhiều

ưu điểm, trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra một lượng kiến thức lớn, làm bài, chấm bài nhanh, kết quả đánh giá lại hết sức khách quan

Bên cạnh đó, hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, nó gắn liền với khoa học kĩ thuật và với lao động sản xuất Ngoài việc học sinh tiếp cận với các dụng cụ, hóa chất, các thí nghiệm hóa học… Trong quá trình học, việc làm các bài tập lí thuyết cũng như các dạng bài tập định tính, định lượng hết

sức quan trọng

Trong những dạng bài tập lí thuyết của môn hóa học, dạng bài tập nhận biết, tách các chất ra khỏi hỗn hợp là dạng bài tập mà học sinh thường lúng túng Để giải quyết loại bài tập này ngoài việc nắm vững lí thuyết, về tính chất hóa học của các chất, học sinh cần phải nhạy bén trong việc phát hiện sự khác nhau về tính chất của các chất nhằm nhận biết một chất hay tách một

Trang 8

chất ra khỏi hỗn hợp Đó là nỗi lo âu, trăn trở của nhiều giáo viên dạy môn

hóa học ở bậc trung học phổ thông

Là một sinh viên năm cuối, chuẩn bị trở thành giáo viên bộ môn hóa học bậc trung học phổ thông, với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học, để góp phần phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi và hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản của môn hóa học Đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học và góp phần đề xuất phương pháp kiểm tra – đánh giá chính xác và hiệu quả hơn Được sự thống nhất của giáo viên hướng dẫn cũng như tổ chuyên môn chuyên ngành phương pháp dạy học, sự tìm tòi nghiên

cứu sách vở, tôi xin viết về vấn đề : “Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm

về nhận biết và tách một số chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT“

Qua luận văn sẽ giới thiệu một số dạng cơ bản về nhận biết và tách một

số chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạng bài tập nhận biết và tách một

số chất vô cơ của một số tác giả như Ngô Ngọc An, Cao Cự Giác, … Nhiều sách tham khảo về dạng bài tập này cũng đã được xuất bản

Nhìn chung các đề tài trên đã mở ra hướng đi cơ bản cho dạng bài tập nhận biết và tách một số chất vô cơ, nhưng chủ yếu được khai thác dưới những dạng bài tập tự luận; chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan trong việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của

học sinh

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Mục đích của đề tài

- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất

vô cơ trong chương trình hóa học THPT nhằm đánh giá kết quả học tập của

Trang 9

học sinh một cách chính xác hơn, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập môn hóa học

- Góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của dạy học hóa học ở trường phổ thông, đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của học sinh, phân loại học sinh (trung bình, khá, giỏi )

- Góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống phương pháp kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và đánh giá được một cách khách quan kết quả học tập

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận trắc nghiệm khách quan trong dạy học hóa học

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn bài tập trắc nghiệm về nhận biết

và tách một số chất vô cơ trong hóa học THPT

- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất

vô cơ trong chương trình hóa học THPT

- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở trường phổ thông

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học, các tài liệu khoa học cơ bản, sách giáo khoa, sách bài tập hóa học nâng cao lớp 12, các tài liệu liên quan đến bài tập nhận biết và tách các chất vô cơ

- Nghiên cứu cơ sở kỹ thuật trắc nghiệm khách quan, cách soạn thảo các câu hỏi để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi

- Sử dụng các tài liệu thống kê và xử lý số liệu để đánh giá kết quả học tập của học sinh và đưa ra kết quả định lượng và hiệu quả

- Sử dụng một số câu hỏi đã soạn thảo để kiểm tra kiến thức hóa học phần nhận biết và tách các chất vô cơ trong chương trình hóa học phổ thông

Trang 10

- Thực nghiệm sư phạm

- Thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh về phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra – đánh giá chất lượng dạy và học

5 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về nhận biết và tách một số chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT Dùng để kiểm tra kết quả học tập của học sinh THPT

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

- Nếu xây dựng được hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan có chất lượng tốt để kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hóa học của học sinh THPT và tích cực sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan, phối hợp với phương pháp kiểm tra truyền thống sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường phổ thông

- Việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ có tác dụng đối với công tác tuyển sinh nếu như ngay

từ phổ thông, học sinh đã được làm quen với phương pháp kiểm tra này

7 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

7.1 Về mặt lý luận

- Góp phần làm sáng tỏ nội dung, đổi mới phương pháp học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy phần nhận biết và tách một số chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT

- Làm sáng tỏ tác dụng bài tập trắc nghiệm khách quan

- Góp phần làm phong phú phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT

7.2 Về mặt thực tiễn

Trang 11

- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất

vô cơ trong chương trình hóa học THPT Để kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan vào việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ góp phần tích cực trong quá trình dạy

và học

Trang 12

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Phân loại bài tập trắc nghiệm khách quan môn hoá học

Bài tập trắc nghiệm khách quan gọi tắt là bài tập trắc nghiệm (BTTN ) trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải chọn một câu để trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ Loại này còn gọi là câu hỏi đóng, được xem là trắc nghiệm khách quan vì cách đánh giá và cho điểm hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan như: Giáo viên chấm bài, học sinh làm bài, tình cảm của giáo viên đối với học sinh, cách trình bày bài, …

Trắc nghiệm khách quan phải được xây dựng sao cho mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng hoặc một câu trả lời “tốt nhất “

Trắc nghiệm khách quan được chia thành các loại sau:

1.1.1 Trắc nghiệm khách quan loại “đúng – sai “

a Cấu tạo câu

Gồm hai phần: Phần yêu cầu và phần thông tin

- Phần yêu cầu: Thông thường là chọn nội dung đúng (Đ ) hoặc sai (S )

hoặc có (C ) hoặc không (K )

- Phần thông tin: Gồm 4 – 5 câu hoặc mệnh lệnh (khái niệm, tính chất

các chất, hiện tượng hóa học, công thức hóa học, … )

Mỗi câu có nội dung đúng hoặc sai, có hoặc không

b Yêu cầu trả lời

Học sinh chỉ rõ câu nào đúng, câu nào sai trong số các câu được đưa ra Tùy theo yêu cầu của đề mà có cách trả lời cho phù hợp

Trang 13

c Phương pháp thiết kế

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể cần đánh giá

Bước 2: Thiết kế nội dung đúng hoặc sai

- Việc thiết kế nội dung căn cứ vào những lỗi mà học sinh thường mắc phải vì chưa hiểu khái niệm, chưa nắm được tính chất của chất một cách rõ ràng, hiện tượng của phản ứng hóa học, …

- Câu đúng chỉ diễn đạt đúng bản chất mà không dùng nguyên bản trong sách giáo khoa Câu sai thường thêm hoặc bớt một từ hay một cụm từ để câu không còn chính xác

- Số lượng câu đúng sai nên chênh lệch nhau để tránh trường hợp học sinh đoán mò mà vẫn được điểm

- Có mức độ, hiểu và vận dụng để vẫn có thể đạt được yêu cầu đánh giá học sinh

d Ưu – Nhược điểm

- Ưu điểm:

+ Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với thời gian được ấn định, như vậy có thể làm tăng tính tin cậy của bài trắc nghiệm đó nếu các câu trắc nghiệm được soạn kĩ càng, không tối nghĩa và tránh được sự đoán mò

+ Viết câu trắc nghiệm này giáo viên sẽ tốn ít thời gian hơn so với các loại trắc nghiệm khác

Thật ra viết được một câu hỏi loại này không phải là một việc làm đơn giản Người giáo viên phải lựa chọn những mệnh đề, những phát biểu quan trọng để làm cơ bản cho các câu trắc nghiệm, phải sử dụng từ ngữ độc đáo để câu phát biểu trở nên khó khăn hơn đối với những học sinh chỉ học vẹt

- Nhược điểm:

+ Loại câu hỏi này gây cho học sinh dễ đoán mò với xác suất đúng 50%,

vì vậy độ tin cậy thấp

Trang 14

+ Những câu hỏi trắc nghiệm “Đúng – Sai “ được trích từ sách giáo khoa

sẽ khuyến khích cho học sinh học thuộc lòng mà chưa hiểu thấu đáo, hay chỉ nhận ra được một số chữ quen thuộc trong sách giáo khoa là có thể biết câu nào đúng, câu nào sai

+ Có những câu phát biểu thoạt đầu có vẻ như là đúng hoặc sai nhưng khi đưa ra sử dụng thì lại gặp những thắc mắc nhiều khi rất chính đáng của học sinh về đáp án của câu phát biểu ấy Nguyên nhân là do lời văn, cách dùng từ không chính xác hay thiếu một số thông tin cơ bản

+ Loại câu hỏi này rất khó xác định điểm yếu của học sinh

+ Việc sử dụng những câu phát biểu sai mà lại được trình bày như là đúng có thể gây hiệu quả tiêu cực đối với học sinh, khiến cho học sinh có khuynh hướng tin và nhớ những câu phát biểu sai, điều đó dẫn đến bất lợi cho việc học tập của học sinh

1.1.2 Trắc nghiệm khách quan loại ghép đôi

a Cấu tạo câu thông thường gồm hai cột (nhóm ) tương ứng

Mỗi cột biểu diễn một số nội dung chưa đầy đủ, có liên quan với nhau Nội dung ở cột I cần ghép với nội dung ở cột II thì tạo nên một nội dung đầy đủ

Số lượng nội dung ở cột I và cột II nên lệch nhau để học sinh không thể dùng phép loại trừ

b Yêu cầu trả lời

Để trả lời câu hỏi này học sinh cần thấy rõ mối liên hệ giữa các nội dung

ở 2 cột tương ứng để ghép lại cho phù hợp

c Phương pháp thiết kế

Trang 15

Bước 1: Xác định nội dung và mục tiêu cụ thể cần kiểm tra đánh giá Bước 2: Thiết kế câu hỏi cụ thể

Nội dung chưa đầy đủ ở mỗi cột có thể là:

- Chỉ gồm các chất tham gia hay chỉ gồm các sản phẩm

- Chỉ gồm loại chất và các công thức hóa học, tên chất cụ thể

- Chỉ gồm khái niệm chung và các thí dụ cụ thể, …

d Ưu – Nhược điểm

- Ưu điểm:

+ Dễ soạn câu hỏi, dễ sử dụng

+ Trắc nghiệm khách quan loại ghép đôi sẽ làm tăng độ tin cậy và làm giảm yếu tố đoán mò, may rủi

+ Có thể dùng để kiểm tra việc tiếp thu ở mức độ cao thấp khác nhau

- Nhược điểm:

+ Dùng loại câu hỏi này để trắc nghiệm lượng kiến thức về công thức, phân loại… không phù hợp cho việc kiểm tra khả năng xếp đặt và áp dụng kiến thức, nguyên lý, đặc biệt khi dùng để đo mức độ kiến thức

+ Khi danh sách câu, vế câu… trong một cột quá dài khiến mất nhiều thời gian đọc và tìm câu hỏi tương ứng để ghép đôi Điều này làm ảnh hưởng đến việc ấn định số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra của giáo viên

1.1.3 Trắc nghiệm khách quan loại điền khuyết

a Cấu tạo của câu gồm 3 phần: Phần yêu cầu, phần nội dung và phần cung cấp thông tin

- Phần yêu cầu: Là phần bắt buộc phải có, thường viết dưới dạng mệnh

lệnh thức

Trang 16

- Phần nội dung: Là phần bắt buộc phải có, thường là định nghĩa, mô tả

trong số cụm từ (từ ), công thức, số… cho nhiều hơn số chỗ trống cần điền

- Phần cung cấp thông tin: Đó là nội dung (cụm từ, CTHH… ) cho

trước, trong đó số cụm từ (từ ), công thức, số… cho nhiều hơn số chỗ trống cần điền

Trong câu điều kiện đôi khi không có phần cung cấp thông tin mà học sinh tự lựa chọn trong nội dung đã học

b Yêu cầu trả lời

Học sinh cần chọn nội dung thích hợp đã cho hoặc trong bài học điền vào chỗ trống (ô trống, khoảng trống… ) hoặc ghép một chữ số ở chỗ trống với từ cần điền vào

Chú ý: - Nội dung cần điền phải đơn nhất và xác định, không nhất thiết

lấy nguyên trong sách giáo khoa

Trang 17

+ Học sinh không có cơ hội đoán mò câu trả lời như trong các loại trắc nghiệm khách quan khác Học sinh phải viết ra câu trả lời thay vì lựa chọn câu trả lời đúng trong số các câu trả lời cho sẵn

+ Dễ soạn hơn so với các loại trắc nghiệm khách quan khác

+ Giúp học sinh rèn luyện trí nhớ

- Nhược điểm:

+ Cách tính điểm không dễ dàng và điểm số không đạt được tính khách quan tối đa Mặt khác, câu trắc nghiệm khách quan loại này khi chấm sẽ mất thời gian so với các loại trắc nghiệm khách quan khác

+ Câu hỏi loại này thường ngắn hơn so với các loại trắc nghiệm khách quan khác, phạm vi khảo sát thường chỉ giới hạn các chi tiết, các sự kiện vụn vặt

+ Nếu như trong một câu có nhiều chỗ trống cần điền sẽ làm cho học sinh trở nên khó hiểu hoặc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau gây cho học sinh sự rối trí

e Mục đích sử dụng

Loại câu hỏi này thường dùng để kiểm tra nhanh: Củng cố ngay sau bài học, kiểm tra đầu giờ hay 15 phút

1.1.4 Trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn (MCQ)

a Cấu tạo của câu gồm 3 phần chính

Phần yêu cầu, phần dẫn và phần lựa chọn

- Phần yêu cầu: Nêu yêu cầu ngắn gọn đề ra (có hoặc không có )

- Phần dẫn: Thường là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh

- Phần lựa chọn: Thường gồm 4 – 5 phương án, trong đó thường có một

phương án đúng, các phương án còn lại được gọi là nhiễu

b Yêu cầu trả lời

Chọn phương án phù hợp để có câu đầy đủ hoặc phương án đáp ứng với yêu cầu (đúng hoặc sai ) trong số 4 – 5 phương án

c Phương án thiết kế câu MCQ

Trang 18

Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung cụ thể cần đánh giá

Bước 2: Thiết kế câu hỏi cụ thể

- Phần lệnh: Viết rõ ràng, ngắn gọn, có thể sẽ dùng chung cho nhiều câu

- Phần dẫn: Viết ngắn gọn, rõ ràng, không nên đưa nhiều ý để học sinh hiểu lầm Hạn chế dùng câu phủ định Nếu cần in đậm hoặc gạch chân từ

+ Khách quan khi chấm điểm, điểm số không bị ảnh hưởng đến các yếu

tố chủ quan bởi người chấm, chữ viết, trình bày, người làm bài, …

- Nhược điểm:

Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn tuy có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số nhược điểm như: khó soạn thảo câu hỏi vì phải tìm ra phương án trả lời duy nhất, đúng; các câu nhiễu cũng phải hợp lý (không thỏa mãn nếu học sinh tìm ra phương án hay hơn trong các phương án có sẵn )

e Mục đích sử dụng

Trang 19

Loại câu MCQ có thể dùng trong tất cả các loại bài kiểm tra, đánh giá: Củng cố vận dụng trong bài học, kiểm tra miệng, kiểm tra 15ph, 45ph, học kỳ, trong các bài kiểm tra đầu vào, kỳ thi tốt nghiệp hoặc tuyển sinh

f Các yêu cầu cơ bản khi soạn bài tập trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn

- Cần soạn 4 đến 5 phương án lựa chọn, trong đó có 1 phương án đúng (hay đúng nhất ), các phương án còn lại gọi là câu “nhiễu “ hay câu “mồi “ Không nên soạn các phương án lựa chọn quá ít hay quá nhiều

- Hình thức trình bày cần được thống nhất, không thay đổi để học sinh không bối rối và có thể ảnh hưởng đến kết quả Ví dụ: Nên dùng số 1, 2, 3, …

để chỉ thứ tự câu hỏi và dùng chữ cái A, B, C, … để chỉ thứ tự câu trả lời

- Phần chính của câu hỏi phải được diễn đạt và cô đọng trong một dạng câu hoàn chỉnh Diễn đạt trong sáng là yếu tố cần thiết, cần tránh những cách dùng từ phức tạp làm cho câu hỏi trở nên khó khăn vì những lý do không liên quan đến kiến thức hóa học

- Trong phần câu trả lời, chỉ cần nêu những dự kiện liên quan đến câu hỏi, các dự kiện khác có thể khác có thể gây khó khăn cho câu trắc nghiệm

mà không giúp gì cho sự hiểu biết của học sinh thì không nên đưa vào

- Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn phải độc lập với các câu khác trong bài kiểm tra, tránh trường hợp thông tin cung cấp cho câu hỏi này thường lại là gợi ý để trả lời đúng cho một câu hỏi khác Đặc biệt

là việc xây dựng nhiều câu hỏi loại này trên một số dự kiện chung

- Phương án đúng phải duy nhất, và phải sắp xếp chúng một cách ngẫu nhiên (không theo một thói quen nào )

- Trong việc soạn các phương án lựa chọn, thì soạn câu “nhiễu “ là công đoạn khó khăn nhất Câu “nhiễu “ phải có vẻ hợp lý và phải có sức thu hút học sinh kém và làm khó khăn “học sinh “ khá Một câu “nhiễu “ mà không học sinh nào chọn thì chẳng có tác dụng gì Kinh nghiệm cho thấy, nên xây

Trang 20

dựng câu “nhiễu” xuất phát từ những sai lầm của học sinh hay mắc phải hay những khái niệm mà học sinh còn mơ hồ, chưa phân biệt được đúng, sai

1.2 Tác dụng của bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất vô cơ trong dạy học hoá học

- Hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách các chất giúp HS ôn

tập những kiến thức đã học một cách có hệ thống, dễ nhớ

- Nội dung kiến thức trong loại bài tập này giúp học sinh hiểu được phương pháp phân tích định tính như cách nhận biết một số ion vô cơ (cation kim loại và anion) trong dung dịch và cách nhận biết một số chất khí Đồng thời còn trang bị cho học sinh những kiến thức đại cương về phương pháp phân tích định lượng hóa học như bản chất và đặc điểm của các phương pháp định lượng hóa học (phân tích khối lượng và phân tích thể tích) và các ứng

dụng phổ biến của các phương pháp đó

- Rèn luyện khả năng tư duy, tính nhạy bén, khả năng nhớ và vận dụng

kiến thức của học sinh

- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức của mình về tính chất vật lí

cũng như về tính chất hóa học của các chất trong nhận biết

- Tạo mối gắn kết giữa lí thuyết và thực hành, giúp cho học sinh không

bị lúng túng khi giải quyết vấn đề nào đó trong cuộc sống liên quan đến việc

nhận biết các chất nói riêng và công việc liên quan nói chung

1.3 Thực trạng việc sử dụng bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách một số chất vô cơ trong dạy học hoá học ở trường THPT

Quá trình giảng dạy môn Hóa học THPT cho thấy khi gặp các bài tập dạng nhận biết và tách các chất, đa số học sinh thường bỡ ngỡ trong vận dụng kiến thức đã học vào từng yêu cầu cụ thể, trong đó có một số không biết cách

Trang 21

nhận biết, một số không biết vận dụng kiến thức về tính chất hóa, lý đặc trưng

để nhận biết và tách các chất trước và sau phản ứng Học sinh thường có cảm giác ngợp trong kiến thức đã học

Qua việc xây dựng phiếu điều tra và thăm dò ý kiến của một số giáo viên trong tổ hóa học và học sinh trường THPT Nam Đàn 1, kết quả như sau:

- Về phía giáo viên: Tôi tiến hành xây dựng “Phiếu điều tra về thực trạng

sử dụng bài tập trắc nghiệm (BTTN) về nhận biết và tách một số chất vô cơ trong dạy học hóa học ở trường THPT”:

+ Đa số giáo viên (80%) đều cho rằng dạng bài tập nhận biết và tách một

số chất vô cơ nên kiểm tra theo cả hai hình thức: Trắc nghiệm và tự luận + 60% nhận thấy BTTN về nhận biết và tách một số chất vô cơ chưa được đưa nhiều vào hệ thống bài tập hóa học và nên thường xuyên đưa vào + 60% nhận thấy mức độ hoạt động của học sinh khi làm dạng bài tập này là bình thường và 40% là tích cực

- Về phía học sinh: Tôi tiến hành xây dựng “Phiếu điều tra về hứng thú của học sinh khi làm BTTN về nhận biết và tách một số chất vô cơ trong chương trình hóa học THPT”:

+ Đa số học sinh (80%) thích dạng bài tập nhận biết và tách một số chất

vô cơ kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, 10% tự luận và 10% theo cả hai hình thức

+ 50% học sinh thường cảm thấy lúng túng khi gặp dạng bài tập nhận biết và tách một số chất vô cơ, 30% học sinh thấy hứng thú và 10% học sinh cảm thấy bình thường

Trang 22

+ 80% học sinh nhận thấy khó khăn nhất khi gặp dạng bài tập này là việc lựa chọn thuốc thử tối ưu

+ Cuối cùng đa số học sinh (80%) đều cho rằng nên đưa nhiều hơn nữa BTTN về nhận biết và tách một số chất vô cơ vào hệ thống bài tập hóa học Như vậy, qua việc xây dựng phiếu điều tra về thực trạng sử dụng, hứng thú của học học sinh và qua việc cho học sinh thường xuyên giải các bài tập nhận biết các chất trong quá trình học lý thuyết, ôn tập, các bài luyện tập ở nhà và thực hành thí nghiệm mà các giáo viên đã áp dụng trong những năm

gần đây tôi nhận thấy dạng bài tập này có các ưu, nhược điểm như sau:

* Ưu điểm:

- Giúp học sinh có một cách ôn tập, một cách hệ thống lại các kiến thức

đã học

- Gây hứng thú và tích cực cho học sinh khi giải các bài tập hóa học

- Tiết kiệm thời gian, có thể dùng trong câu hỏi củng cố, sau các bài

giảng lí thuyết giúp học sinh khắc sâu kiến thức

- Giúp các em nắm vững, chắc kiến thức và rèn luyện khả năng tư duy, nhạy bén trong việc áp dụng kiến thức vào việc giải các bài tập, trong đó có

dạng bài tập nhận biết và tách các chất nói chung ở bậc học THPT

- Giúp các em rèn luyện tính tiết kiệm, ý thức giữ gìn vệ sinh công

cộng,…

* Nhược điểm:

- Tạo thói quen không tốt cho học sinh là bỏ qua các bước lập luận chặt

chẽ và viết thành thạo các phương trình hóa học

Trang 23

- Để làm thành thạo loại bài tập này yêu cầu HS phải nắm vững các lý thuyết cơ bản và chủ đạo của hóa học, nắm vững không những tính chất hóa học của các chất mà còn cả tính chất vật lý, do đó một số em sẽ gặp khó khăn

khi giải loại bài tập này

- Quá trình tiến hành các thí nghiệm nhận biết các chất, do còn phải dùng các hóa chất để lâu ngày, chất lượng kém nên nhiều lần có sự không ăn khớp giữa kết quả với lý thuyết làm cho các em hoang mang thiếu tự tin

Bài học kinh nghiệm và kiến nghị:

- Để đánh giá đúng kết quả học tập về lí thuyết cũng như rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh, các dạng bài tập định tính nhận biết và tách các chất trong môn hóa của trường THPT cần phải đạt được những yêu cầu sau: + Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong phương pháp dạy và học hóa học ở trường THPT là trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, tiếp cận với kiến thức hiện đại để có vốn hiểu biết làm tiền đề cho việc học bộ môn hóa phân tích sau này và cũng nhằm giúp cho học sinh làm quen với việc nghiên cứu các chất trong đời sống hàng ngày để các em có thể tự mình tự giác góp phần vào việc bảo vệ môi trường chung

Ví dụ: Giáo viên có thể cho học sinh nhận biết tính axit hoặc kiềm trong một mẫu nước trong tự nhiên (nước thải công nghiệp, nước ao, hồ nơi đang sinh sống bị ô nhiễm,…) và đề ra biện pháp xử lí thích hợp (đối với học sinh lớp 11)

+ Bám sát vào nội dung chương trình để đề ra những bài tập phù hợp với trình độ học sinh, tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng nhằm giúp cho học sinh hiểu rõ và nhớ sâu hơn những kiến thức đã

Trang 24

học, đồng thời cũng đưa ra những bài tập khó dành cho học sinh khá và giỏi

để phát triển, nâng cao kiến thức của số học sinh này

Ví dụ: Với học sinh trung bình ở lớp 10 khi học chương 5 có thể cho bài tập "Nhận biết dung dịch các chất sau đựng trong các lọ mất nhãn: H2SO4, HCl, NaOH, BaCl2 "

Để phát hiện học sinh khá và giỏi có khả năng tư duy quan sát, tổng hợp tốt, từ bài tập trên ta có thể phát triển thành bài tập sau: "Trong phòng thí nghiệm có 3 dung dịch có cùng nồng độ CM bị mất nhãn: NaOH, HCl, H2SO4 Chỉ dùng phenolphtalein hãy dán nhãn cho mỗi dung dịch "

Bài tập ra cần có nhiều hình thức, nhiều dạng để kích thích học sinh tìm tòi, nghiên cứu nhằm phát triển năng lực tư duy và tạo hứng thú trong quá trình học tập của học sinh

Khi trình bày bài tập nhận biết và tách các chất bằng phương pháp thực hành cần kết hợp việc giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm, tránh gây lãng phí và làm hỏng hóa chất cũng như phải bảo đảm vệ sinh nơi thực hành và an toàn cho con người khi sử dụng hóa chất

- Để nâng cao chất lượng học và thực hành cho học sinh cần phải thường xuyên kết hợp lý thuyết với bài tập và thực hành, trong điều kiện hiện tại việc

bố trí học 2 tiết/tuần là quá thiếu thời lượng Do vậy học sinh cần phải tự thân học hỏi, tự giác tìm tòi thì mới học tốt môn hóa được

- Nhà trường phải cải thiện điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường học đường và nơi thực hành cho các em đủ điều kiện để học tập và áp dụng

Trang 25

Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ NHẬN BIẾT VÀ TÁCH MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC THPT

2.1 Bài tập nhận biết các chất

2.1.1 Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết

Nhận biết là quá trình dùng các phương pháp để tìm ra các chất, hỗn hợp

bị mất nhãn hoặc bị hỗn tạp trong hỗn hợp (hay không rõ nguồn gốc )

- Để nhận biết các chất hóa học cần nắm vững tính chất lý hóa cơ bản của chất đó, chẳng hạn: Trạng thái tồn tại, màu sắc, mùi vị, độ tan, độ nóng chảy, độ sôi, các phản ứng hóa học đặc trưng có kèm theo dấu hiệu tạo kết tủa, hòa tan, sủi bọt khí, thay đổi màu sắc, … kể cả những chất do chúng tạo nên trong quá trình nhận biết

- Để làm được các bài toán về nhận biết một cách thành thạo phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để nhận biết nghĩa là phản ứng mà dùng

để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan ta có thể cảm nhận và cảm thụ được

Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan, kết tủa, mất màu, tạo màu hay đổi màu Dùng mũi để nhận biết các mùi vị đặc trưng như NH3

có mùi khai, SO2, sốc, H2S mùi trứng thối Thường chỉ dùng các phản ứng đặc trưng để nhận biết Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hóa chất cần phải tiến hành (n-1) thí nghiệm

Ví dụ: Để phân biệt hai dung dịch NaOH và NaCl, hóa chất được dùng là:

A Dung dịch HCl B Dung dịch AgNO3

C Dung dịch Na2CO3 D A hoặc B

Phân tích:

Trang 26

Khi gặp bài tập này, đa số học sinh sẽ chọn ngay đáp án B, vì dung dịch NaCl khi tác dụng với dung dịch AgNO3 sẽ tạo kết tủa màu trắng:

Tuy nhiên phản ứng giữa dung dịch bazơ và dung dịch axit lại là phản ứng tỏa nhiệt Vậy sau phản ứng nếu ta sờ vào bình sẽ thấy bình nóng Hay nói cách khác dung dịch HCl có thể phân biệt được NaOH và NaCl

 Đáp án D

Chú ý: Khi làm các bài toán về dạng này ta cần đọc kỹ đề bài xem đề

bài yêu cầu nhận biết hay là phân biệt các hoá chất Để phân biệt các chất A,

B, C, D ta chỉ việc nhận biết các chất A, B, C Chất này còn lại đương nhiên phải là chất D.Trái lại để nhận biết A, B, C, D cần phải xác định tất cả các chất không bỏ qua chất nào cả Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết các hoá chất theo yêu cầu của đề đều được coi là thuốc thử Cần phân biệt thật kỹ thuốc thử và chất xúc tác, chất xúc tác không tính là thuốc thử

Trang 27

sắc, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, từ tính Các đặc tính của từng chất như: khí

CO2 không cháy, sắt bị nam châm hút, khí NH3 có mùi khai, khí H2S có mùi trứng thối, khí Cl2 có màu vàng lục…

Ví dụ 1 : Để phân biệt các lọ đựng các chất sau bị mất nhãn: cát, Fe, đường glucozơ, ta có thể dựa vào tính chất vật lý:

Chất còn lại là cát

 Đáp án D

Ví dụ 2: Để nhận biết lọ bị mất nhãn: F2, Cl2, Br2, I2, S Ta có thể dựa vào tính chất vật lí nào?

A Tính tan B Mùi đặc trưng

C Màu sắc D Trạng thái và màu sắc

Trang 28

Ví dụ 3: Để phân biệt các chất khí: Cl2, H2S, H2 đựng trong các bình mất nhãn bằng thủy tinh Ta dùng phương pháp:

A Dựa vào màu sắc B Dựa vào màu sắc và mùi đặc trưng

C Dựa vào độ tan D Dựa vào mùi đặc trưng

Trang 29

- Đưa nam châm vào các mẫu thử, mẫu nào bị nam châm hút, đó là mẫu Fe

- Lấy 2 mẫu thử còn lại với thể tích như nhau đem cân, thấy mẫu nào khối lượng nhẹ hơn đó là Al, mẫu nào có khối lượng nặng hơn đó

là Ag

 Đáp án D

2.1.2.2 Nhận biết bằng phương pháp hóa học

Nhận biết bằng phương pháp hóa học là phương pháp nhận biết các chất bằng phản ứng hóa học hay bằng dấu hiệu hóa học Dạng bài tập này dựa vào dấu hiệu đặc trưng khi các chất phản ứng hóa học với nhau (phản ứng tạo ra sản phẩm có dấu hiệu rõ ràng như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa hoặc có chất khí thoát ra ) Gọi là phương pháp xác định định tính Bao gồm các dạng:

- Dùng các phản ứng đặc trưng hay thuốc thử để nhận biết từng chất hay từng nhóm chất chung 1 phản ứng đặc trưng

- Trong các chất đã cho có chung 1 phản ứng đặc trưng, ta có thể dùng thêm các phản ứng khác (nếu đề cho phép )

- Nếu các chất đã cho đều có dấu hiệu chưa thể nhận biết rõ, thì ta nên chuyển hóa chúng thành 1 chất trung gian, rồi lại dùng thuốc thử nhận biết chúng  chất tương ứng ban đầu

* Chú ý:

- Khi nhận biết các muối nên chú ý đến các phản ứng thủy phân trong nước

Ví dụ : Muối Na2CO3 là muối trung hòa nhưng lại có tính bazơ Vì sao?

Đó là vì Na2CO3 bị thủy phân trong nước tạo môi trường bazơ:

O H CO

NaOH O

H CO

- Chú ý chọn thuốc thử, và trong quá trình nhận biết nên chú ý các phản ứng phụ

Trang 30

- Không lãng phí, gây ô nhiễm môi trường

A

b) Lựa chọn thuốc thử

Cần nắm rõ tính chất của chất cần nhận biết và chọn thuốc thử phải phù

hợp Nên chọn thuốc thử khi cho phản ứng có dấu hiệu đặc trưng mà các chất

khác không có

Ví dụ: Có các chất cần nhận biết như: Na2CO3 , NaCl

- Nếu muốn nhận biết Na2CO3 thì nên dùng H+

- Nếu muốn nhận biết NaCl nên dùng Ag+ …

Nhận biết được dùng thuốc thử không hạn chế

Dạng này có thể dùng nhiều thuốc thử khác nhau để nhận biết, miễn sao

hợp lí Tuy nhiên, dạng đề này ít phổ biến trong các đề thi và thí nghiệm Do

độ khó và tính khả thi của chúng vì phải chọn nhiều thuốc thử, quá trình dài

và phức tạp

Ví dụ 1: Để nhận biết 5 chất bột màu trắng bị mất nhãn sau : CuSO4,

Na2CO3, CaCO3 và BaSO3, các hóa chất được dùng là:

A HCl và NaOH B H2O, HCl và dung dịch Br2

C BaCl2 và HCl D NaOH và BaCl2

Giải

Trích mỗi chất bột một ít làm mẫu thử

Hòa tan các mẫu thử vào nước:

- Mẫu tan trong nước là : NaCO3 và CuSO4 (nhóm I )

- Mẫu không tan trong nước là: CaCO3 và BaSO3 (nhóm II )

Trang 31

- Nhóm (I) có 2 dung dịch tan nhưng có 1 dung dịch có màu xanh lam là dung dịch CuSO4.

- Nhóm (II) cho vào HCl; sau dẫn lần lượt qua dung dịch Br2 Mẫu khí làm mất màu dung dịch Br2 là BaSO3

Còn lại là Na2SO3

 Đáp án B

Ví dụ 2: Để nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch: NaCl,

Na2SO4, NaNO3 ta dùng hóa chất nào?

A Dung dịch BaCl2 B Dung dịch AgNO3

C Dung dịch Ba(OH)2 D Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3

BaCl SO

 Nhận biết với thuốc thử hạn chế

Dạng này chỉ được dùng những thuốc thử mà đề cho hay đề yêu cầu Trường hợp này ta lựa chọn một hóa chất thích hợp có khả năng gây phản ứng cho dấu hiệu đặc trưng cho tất cả các chất cần nhận biết (hoặc 1 hay 2 chất )

và từ những chất đó có thể nhận biết các chất còn lại Để giải dạng toán này ta

có một số điểm lưu ý sau:

- Có thể dùng chất đã nhận biết trở lại làm thuốc thử

Trang 32

- Trong dung dịch các muối nhận biết có các ion Al3+, Zn2+, Cr3+, Sn2+,

NaCl HCl

CO

- Dùng Ba(OH)2 nhận ra Na2SO4 (có kết tủa )

NaOH BaSO

OH Ba SO

SO K OH

- FeCl (kết tủa trắng xanh sau hóa nâu trong không khí ):

Trang 33

2 2

2

) (OH FeCl Fe OH BaCl

4Fe OH O H O Fe OH

- AlCl3 (có kết tủa, sau đó kết tủa tan trong kiềm dư):

2 3

3

) (

3Ba OHAlClAl OH   BaCl

O H AlO

Ba OH

Ba OH

 Đáp án B

Nhận biết không được dùng thêm thuốc thử

Dạng này không được dùng bất cứ một thuốc thử nào, có dùng là sai

Để giải dạng toán này ta lưu ý một số điểm sau:

- Trong các dung dịch muốn nhận biết có muối HCO3-, HSO3- ta đun nóng các mẫu dung dịch muối này, thông qua hiện tượng khí bay ra hay kết tủa để nhận biết, rồi dùng nó trở lại làm thuốc thử

O H CO

CO Na NaHCO t o

2 2

3 2 3

O H CO

CaCO HCO

Ca t o

2 2

3 2

3 )

- Nguyên tắc chung để giải dạng toán này là cho các chất tác dụng lẫn nhau từng đôi một rồi lập bảng quan sát hiện tượng để kết luận (Quy tắc này gọi là quy tắc bóng đá vòng tròn )

Ví dụ 1: Không dùng thêm hóa chất nào khác có thể nhận biết được những dung dịch nào trong các dung dịch phân biệt sau: NaOH, H2SO4,

NH4Cl, Al2(SO4)3, CuSO4, AgNO3, BaCl2?

A NaOH, H2SO4, NH4Cl, Al2(SO4)3

B NH4Cl, Al2(SO4)3, CuSO4, AgNO3

C Al2(SO4)3, CuSO4, AgNO3, BaCl2

D Tất cả dung dịch trên

Phân tích:

Trích ra mỗi lọ làm nhiều mẫu thử rồi lần lượt cho mẫu thử này tác dụng với các mẫu thử còn lại ta được kết quả ở bảng sau:

Trang 34

NaOH H2SO4 NH4Cl Al2(SO4)3 CuSO4 AgNO3 BaCl2

NaOH - - NH3 Al(OH)3 Cu(OH)2

Trang 35

- Mẫu thử nào phản ứng với các mẫu thử còn lại mà có 4 kết tủa tạo thành, mẫu thử đó là BaCl2

c) Nhận biết các chất trong hỗn hợp đã biết thành phần

 Chất phân tích là chất lỏng hoặc dung dịch

Trang 36

Trường hợp đơn giản có thể dùng các phản ứng đặc trưng để nhận ra từng ion có trong dung dịch; nếu phản ứng không bị cản trở bởi các chất khác trong dung dịch

Ví dụ 1: Để xác nhận sự có mặt của các ion có trong dung dịch X: BaCl2, Al(NO3)3, CuCl2, các hóa chất cần có là:

- Nhận biết Al3+ và Cu2+: cho lượng NH3 dư vào cho đến dư

+ Có kết tủa trắng không tan trong thuốc thử dư là Al(OH)3 :

Cu NO

* Chú ý: Trong trường hợp không thể dùng phản ứng đặc trưng phát hiện

ra các ion có mặt trong hỗn hợp do các yếu tố khác cản trở; thì phải dùng thuốc thử nhóm để phân chia các ion thành nhóm; dùng phản ứng đặc trưng

để nhận biết

Trang 37

Ví dụ 2: Để nhận biết các ion có trong dung dịch Y : Pb2+ , Ba2+, Al3+,

Sau cho NH3 vào

+ Nhận Zn2+ nhờ tạo phức tan (Al3+ không tạo phức tan ):

4 3 3

2NH Ag NH Ag

Trang 38

Phân tích:

Dùng HCl hòa tan hỗn hợp trên thấy không có khí:

O H AlCl HCl

O

O H MgCl HCl

MgO 2  2 2

O H FeCl HCl

O

 các chất trên không phải là kim loại ,sau đó cho NaOH vào:

- Nhận ra Al2O3 nhờ tạo tủa sau tan dần trong NaOH dư Dùng HCl lại cho kết tủa lại:

O H NaAlO NaOH

O

NaCl OH

Al O H HCl

d) Nhận biết dựa trên kết quả định lượng

Trong một số trường hợp khó phát hiện sự có mặt của các ion trong dung dịch do chúng có phản ứng giống nhau với các thuốc thử đặc trưng, hoặc khó tìm thấy thuốc thử thích hợp Tuy vậy về mặt định lượng chúng có phản ứng với những mức độ khác nhau đối với 1 lượng thuốc thử nhất định , do đó có

thể nhận biết chúng bằng cách định lượng thuốc thử phản ứng

Ví dụ: Có 3 lọ bị mất nhãn: dung dịch A: H2SO4 0,1M, dung dịch B: NaHSO4 0,1M, dung dịch C: H2SO4 0,1M và HNO3 0,1M

Chỉ được phép dùng dung dịch NaOH 0,1M và chỉ thị phenolphtalein, có thể phân biệt được dung dịch nào?

A Dung dịch A B Dung dịch B

Trang 39

 Đáp án D

e) Nhận biết các chất dựa vào các hiện tượng, giả thiết đã cho

Trong thực nghiệm để phân tích các chất chưa biết người ta phải tiến hành thí nghiệm thử các tính chất của chất cần nhận biết

Các bài tập nhận biết các chất chưa rõ nguồn gốc thường được cho trước dưới dạng sơ đồ phân tích các thao tác thí nghiệm nêu trên kèm theo đó là hiện tượng hóa học xảy ra Trên cơ sơ đó mà dùng suy luận lôgic để nhận biết các chất

Ví dụ: Một chất X là muối nguyên chất có màu xanh lục nhạt, tan trong nước và có phản ứng axit yếu Cho dung dịch X phản ứng với NH3 dư thì mới đầu thu được kết tủa sau đó kết tủa tan và cho dung dịch màu xanh da trời

Trang 40

Cho H2S lội qua dung dịch X đã được axit hóa bằng HCl thấy có kết tủa đen Cho BaCl2 vào dung dịch X thu được kết tủa trắng, không tan trong axit Cho biết X?

) (OH NH Cu NH OH

- H2S lội qua dung dịch X đã được axit hóa bằng HCl thấy có kết tủa đen

phải là muối của Cu2+, vì NiS tan trong HCl

 Đáp án B

2.1.2.3 Phương pháp làm bài tập nhận biết

Để trình bày một bài giải bài tập nhận biết ta có thể sử dụng một trong hai cách sau:

Cách 1: Dùng phương pháp mô tả

Cách này gồm 4 bước như sau:

Ngày đăng: 21/11/2019, 14:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Ngọc An – Câu hỏi và bài tập hóa học 12. NXB Giáo dục Khác
2. Ngô Ngọc An - Bộ đề thi trắc nghiệm hóa học. NXB Đại học sư phạm 3. Ngô Ngọc An - Nhận biết và tách các chất ra khỏi hỗn hợp. NXB giáo dục, 2006 Khác
4. Ngô Ngọc An - Tuyển chọn, phân loại các dạng bài tập đề thi tuyển sinh đại học (Hóa học đại cương và vô cơ ). NXB Đại học sư phạm, 2003 Khác
5. Cao Thị Thiên An - Tổ hợp câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học (Phần đại cương – vô cơ ). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 Khác
6. Cao Thị Thiên An – Phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học 12 (Phần đại cương – vô cơ ). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 Khác
7. Nguyễn Hải Châu (Chủ biên ), Vũ Anh Tuấn - Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Hóa học. NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 Khác
8. Ngô Tuấn Cường (Chủ biên ), Trần Mạnh Cường, Phùng Hoàng Hải, Nguyễn Thị Thiên Nga – Bài tập trắc nghiệm hoá học 12. NXB Giáo dục, 2008 Khác
9. Cao Cự Giác – Bài giảng trọng tâm hoá học 12. Nxb ĐHQG Hà Nội, 2010 Khác
10. Cao Cự Giác – Bài tập lý thuyết và thực nghiệm hóa học (Tập 1: Hóa học vô cơ ). NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 Khác
11. Cao Cự Giác - Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học, tập 3. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 Khác
12. Cao Cự Giác – Các dạng đề thi trắc nghiệm hóa học. NXB Giáo dục, 2007 Khác
13. Lê Thanh Hải (Chủ biên ), Đinh Quang Cảnh, Nguyễn Thị Kim Tiến - Trọng tâm kiến thức và bài tập hóa học 12. NXB Giáo dục Việt Nam, 2009 Khác
14. Hoàng Nhâm – Hóa học vô cơ, tập 2. NXB Giáo dục, 2001 Khác
15. Nguyễn Khắc Nghĩa – Áp dụng toán học thống kê để xử lý số liệu thực nghiệm, 1997 Khác
16. Nguyễn Ngọc Quang – Lý luận dạy học hóa học, tập 1,2. NXB Giáo dục, 1994 Khác
17. Nguyễn Thị Sửu (Chủ biên ), Lê Văn Năm – Phương pháp dạy học hóa học (Học phần phương pháp dạy học hóa học 2 ). NXB Khoa học và kỹ thuật Khác
18. Nguyễn Xuân Trường – Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông. NXB Giáo dục, 2005 Khác
19. Lê Xuân Trọng, Trần Quốc Sơn, Phạm Tuấn Hùng, Đào Việt Nga, Lê Trọng Tín – Sách giáo viên Khác
20. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên), Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng – Hóa học 12, nâng cao.NXB Giáo dục, 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w