+ CH1: Hãy nhận xét về xương sau khi lấy ra và uốn nhẹ? Từ đó, nhận xét tính
chất của xương. Phân tích nguyên nhân?
+ CH2: Thành phần nào của xương còn lại sau khi ngâm vào dung dịch axit? + CH3: Hiện tượng khói đen bay lên khi đốt xương chúng tỏ điều gi?
+ CH4: Có nhận xét gì sau khi bóp nhẹ phần xương đã đốt?
+ CH5: Qua hai thí nghiệm, hãy nhận xét về thành phần của xương? - Thí nghiệm 2:
+ CH1: Vì sao xương lại có khả năng chịu lực cao như vậy? + CH2:Thí nghiệm nói lên tính chất gì của xương?
+ CH3: Từ thí nghiệm ngâm xương ở thí nghiệm 1và thí nghiệm 2, hãy kết luận về tính chất của xương?
- Trên cơ sở quan sát thí nghiệm, vận dụng kiến thức đã học, HS phân tích kết quả thí nghiệm để trả lời các câu hỏi.
Yêu cầu HS phân tích được: Khi đốt cháy, xương sẽ mất hết chất cốt giao chỉ còn lại chất vô cơ, chỉ cần đập nhẹ là xương vỡ vụn. Khi ngâm xương vào axit HCl loẵng thì muối vô cơ sẽ hòa tan (có bọt khí), ta có thể uốn cong dễ dàng.
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm, sau đó kết luận, chính xác hó kiến thức: Xương có 2 tính chất: rắn chắc và mềm dẻo vì trong xương có sự kết hợp giữa chất hữu cơ (chất cốt giao) và chất vô cơ (gồm nhiều muối canxi).
c, Sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức kỹ năng.
- GV giới thiệu nguyên liệu, dụng cụ thí nghiệm. - Gv biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát
- GV yêu cầu HS nêu các hiện tượng xảy ra và giải thích
- HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng của thí nghiệm - GV kết luận và giúp HS khắc sâu kiến thức.
2.1.5. Thí nghiệm 5:Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy (Bài 45: Dây thần kinh tủy, Sinh học 8) thần kinh tủy, Sinh học 8)
2.1.5.1. Mục đích
a, Sử dụng trong khâu mở bài
b, Sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới mục II. Chức năng của dây thần kinh tủy
c, Sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức kỹ năng
2.2.5.2. Tiến trình tổ chức
a, Sử dụng trong khâu mở bài
b, Sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới mục II. Chức năng của dây thần kinh tủy thần kinh tủy
* Đặt vấn đề: Dây thần kinh tủy với cấu tạo như trên thì sẽ có chức năng tương
ứng như thế nào?
- GV giới thiệu nguyên liệu, dụng cụ thí nghiệm.
- GV thực hiện các thí nghiệm, HS quan sát hiện tượng. - GV đưa ra hệ thống câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời
+ CH1: Tại sao khi rễ trước bên phải bị cắt, kích thích nó bằng HCl thì chi đó không co nhưng lại co chi sau bên trái và cả 2 chi trước?
+ CH2: Khi rễ sau bên trái bị cắt, kích thích bằng HCL, tại sao không chi nào co?
+ CH3: Từ 2 thí nghiệm trên, hãy rút ra nhận xét về chức năng của rễ trước và rễ sau?
+ CH4: Hãy đưa ra kết luận về chức năng của dây thần kinh tủy? Vì sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
- Trên cơ sở phân tích thí nghiệm, vận dụng kiến thức vừa học, HS thảo luận để trả lời các câu hỏi.
Yêu cầu HS phân tích giải thích được kết quả và tự rút ra được kết luận về chức năng của rễ trước, rễ sau và của đây thần kinh tủy
- GV kết luận, chính xác hóa kiến thức:
+ Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm) + Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác (hướng tâm)
Dây thần kinh tủy có chức năng dẫn truyên các xung thần kinh vận động và cảm giác.
c, Sử dụng trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức kỹ năng
- GV giới thiệu nguyên liệu, dụng cụ thí nghiệm. - Gv biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát
- GV yêu cầu HS giải thích kết quả. Đồng thời, yêu cầu HS giải quyết tình huống sau: Giả sử trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tủy, bạn Hòa đã vô ý thúc mũi kéo làm đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện rễ nào còn, rễ nào mất?
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm với hầu hết các hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình trong Sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn và thí nghiệm là một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng sinh học. Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn do đó nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy. Vì vây, trong quá trình dạy học giáo viên cần thường xuyên sử dụng thí nghiệm nhằm tạo hứng thú cho học sinh, tù đó tăng hiệu quả dạy học.
Tùy vào nội dung kiến thức bài học mà giáo viên đưa nội dung thí nghiệm cho phù hợp, có thể dùng để đặt vấn đề vào bài học, có thể dùng để giới thiệu một vấn đề, quá trình, hiện tượng hay cơ chế sinh học, thí nghiệm còn được sử dụng để tạo tình huống có vấn đề, còn dùng thí nghiệm đểcủng cố kiến thức kỹ năng. Do vậy, thí nghiệm có tác dụng kích thích hoạt động nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học đồng thời rèn luyện một số kỹ năng thực hành.
Tóm lại, trong quá dạy học, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các thí nghiệm vào các khâu khác nhau, đồng thời nghiên cứu tìm tòi thêm các thí nghiệm mới để tăng hứng thú cho học sinh và sử dụng cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.