Câu 1: Phân biệt kỹ năng tiến hành kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị đối với quyết định mở thủ tục phá sản và quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.1A.LỜI MỞ ĐẦU1B.NỘI DUNG21.Khái niệm phá sản22.Kiểm sát thủ tục giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản33.Kiểm sát thủ tục giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản34.Phân biệt kỹ năng tiến hành kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị đối với quyết định mở thủ tục phá sản và quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.5C.KẾT LUẬN7Câu 2: Tình huống8I.Những vấn đề Kiểm sát viên phải tiến hành kiểm sát9II.Bản Báo cáo lãnh đạo12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO15THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI16Ngày 21012015, anh Nguyễn Văn Cường cùng vợ là chị Trần Thị Hoa (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (bên A)) nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 60m2 đất và tài sản gắn liền trên đất là ngôi nhà cấp 4 tại số nhà 21 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội của vợ chồng anh Trần Thanh Hải và chị Lê Thị Lan (phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội (Bên B)). Giá chuyển nhượng: 2.100.000.000 VNĐ. Việc chuyển nhượng được lập thành Hợp đồng và được công chứng. Điều 6 của hợp đồng có ghi: “Trong thời hạn một năm kể từ ngày Hợp đồng này được công chứng. Bên B có quyền chuộc lại ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất quy định tại Điều 1 của hợp đồng với giá chuộc lại là 2.600.000.000 VNĐ”. Các bên đã tiến hành làm thủ tục đăng ký sang tên nhà đất theo đúng quy định của pháp luật và Bên A đã được UBND quận Thanh Xuân cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất nêu trên.Ngày 1682015, do cần tiền để hùn vốn làm ăn nên vợ chồng anh Cường, chị Hoa đã chuyển nhượng ngôi nhà gắn liền với 60m2 đất nêu trên cho vợ chồng anh Trần Văn Quang, chị Nguyễn Thị Hồng với giá là 2.500.000.000 VNĐ. Việc chuyển nhượng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và anh Quang, chị Hồng đã được UBND quận Thanh Xuân cấp GCNQSDĐ. Ngày 19012016, vợ chồng anh Hải, chị Lan đến gặp vợ chồng anh Cường, chị Hoa yêu cầu được chuộc lại ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất theo đúng thỏa thuận thì mới biết anh Cường, chị Hoa đã chuyển nhượng nhà đất trên cho người khác. Do không thống nhất được với nhau về cách giải quyết nên anh Hải, chị Lan đã khởi kiện ra TAND quận Thanh Xuân yêu cầu vợ chồng anh Cường, chị Hoa thực hiện đúng thỏa thuận trong Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa hai bên.
Trang 1BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN KỸ NĂNG KIỂM SÁT VỤ VIỆC DÂN SỰ VÀ VIỆC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
-ĐỀ
21 -Câu 1: Phân biệt kỹ năng tiến hành kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị đối với quyết định mở thủ tục phá sản và quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
A LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, tại nhiều quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan trong tiến trình lịch sử nền kinh tế thị trường Tương tự như vậy, đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam, hiện tượng này cũng không phải là hiếm Có thể nhận định rằng đây là sản phẩm khách quan của quá trình cạnh tranh, của quá trình đào thải và sự chọn lọc tự nhiên: các chủ thể kinh doanh làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng thanh toán, tất yếu phải chấm dứt sự tồn tại của mình qua việc bị tuyên bố phá sản Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, chỉ có các doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, năm bắt
cơ hội cũng như hoạt động thực sự có hiệu quả mới có thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế Phá sản không những có vai trò thanh lọc thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, làm cho kinh tế thị trường trở nên đúng với bản chất của nó Mặt khác, phá sản còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh của mình
Vì là một vấn đề hết sức quan trọng như vậy nên pháp luật điều chỉnh
về phá sản rất được quan tâm từ phía các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như trong công chúng Từ đó đặt ra vai trò của Viện kiểm sát thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật khi giải quyết vụ việc phá sản cũng là rất quan trọng Trong đó, điển hình cho vai trò của Viện kiểm sát là quyền tiến hành kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị đối với quyết định mở thủ tục phá sản và quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác
xã phá sản
Trang 2B NỘI DUNG
1 Khái niệm phá sản
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hàng ngày, trên các phưong tiện thông tin đại chúng ta có thể bắt gặp vô số những thông báo thành lập doanh nghiệp, cùng với đó cũng là rất nhiều những thông tin về giải thể, phá sản doanh nghiệp Sau khi thành lập, bất kể ai cũng muốn doanh nghiệp của mình hoạt động, làm ăn có hiệu quả, nhưng vì rất nhiều lí do mà nhiều doanh nghiệp, làm ăn thua lỗ, không thực hiện được mục tiêu kinh doanh, mất khả năng thanh toán các khoản nợ và lâm vào tình trạng phá sản Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều không hề mong muốn đi đến kết cục này nhưng đây lại
là điều phổ biến trong nền kinh tế thị trường nếu doanh nghiệp không có những chiến lược đúng đắn để thực hiện công việc kinh doanh của mình
Vì vậy pháp luật có quy định tại khoản 2, điều 4, Luật phá sản 2014:“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản” Như vậy, phá sản
là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với các điều kiện: mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên
bố phá sản Từ đây có thể thấy, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã phá sản, doanh nghiệp chỉ bị coi là phá sản khi có quyết định của Tòa án
Quy định này so với quy định của Luật phá sản 2004 thì tiêu chí xác định tình trạng phá sản đã được quy định theo hướng ngắn gọn, đơn giản và đi vào bản chất mà không căn cứ vào việc doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ đến hạn và không căn cứ vào yêu cầu của chủ nợ Luật Phá sản
2014 không còn dùng khái niệm “lâm vào tình trạng phá sản”, hay “không có khả năng thanh toán được” như trước mà dùng khái niệm “mất khả năng thanh toán” và “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ” cho thấy, Luật Phá sản 2014 không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp không có khả năng thanh toán bằng bảng cân đối tài
Trang 3chính Như vậy, chỉ cần xác định là có khoản nợ và đến thời điểm tòa án quyết định việc mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp vẫn không thanh toán là tòa án có thể ra quyết định mở thủ tục phá sản Quy định này là bước tiến của Luật phá sản 2014, phù hợp với thông lệ chung trên thế giới tạo điều kiện cho việc sớm mở thủ tục phá sản cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
2 Kiểm sát thủ tục giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản
Theo quy định tại Điều 44 Luật phá sản năm 2014 Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết
đề nghị xem xét lại, kháng nghị và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp Sau khi nhận được hồ sơ vụ việc phá sản, Kiểm sát viên, cán bộ kiểm sát cần thực hiện và tuân thủ những nội dung sau:
- Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát được nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
vụ việc phá sản và chuẩn bị bài phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên họp theo Mẫu số 19 ban hành kèm theo Quyết định 204/2017/QĐ – VKSTC
- Về quyền tham gia phiên họp của Viện kiểm sát
Phiên họp của Tổ thẩm phán có Viện kiểm sát tham gia Tại phiên họp, sau khi phân tích những căn cứ, nội dung kháng nghị, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm và đề xuất hướng giải quyết theo: Giữ nguyên quyết định mở thủ tục phá sản; hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản Quyết định của Tổ Thẩm phán là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành
3 Kiểm sát thủ tục giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Trang 4Theo quy định tại Điều 112 Luật phá sản năm 2014 thì ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp Sau khi nhận được hồ sơ vụ việc phá sản, Kiểm sát viên, cán bộ kiểm sát cần thực hiện và tuân thủ những nội dung sau:
- Thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát được nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
vụ việc phá sản và chuẩn bị bài phát biểu của Viện kiểm sát tại phiên họp theo Mẫu số 19 ban hành kèm theo Quyết định 204/2017/QĐ – VKSTC
- Về quyền tham gia phiên họp của Viện kiểm sát
Phiên họp của Tổ thẩm phán có Viện kiểm sát tham gia Tại phiên họp, sau khi phân tích những căn cứ, nội dung kháng nghị, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm và đề xuất hướng giải quyết theo: Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại
Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định
Như vậy, quyết định này chưa phải là quyết định cuối cùng như quyết định xem xét lại quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản Sự khác biệt này được lý giải bởi trong thực tiễn giải quyết có những quyết định giải quyết
đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản của Tòa án cấp trên trực tiếp có thể mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong việc
áp dụng pháp luật hoặc có tình tiết mới, nếu không được xem xét lại dẫn đến ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đồng
Trang 5thời làm giảm long tin của người dân và xã hội vào hoạt động xét xử của Tòa
án Do vậy, Luật phá sản 2014 có quy định việc xem xét đơn đề nghị, kháng nghị theo thủ tục đặc biệt
4 Phân biệt kỹ năng tiến hành kiểm sát việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị đối với quyết định mở thủ tục phá sản và quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Tiêu chí
Kiểm sát thủ tục giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định
mở thủ tục phá sản
Kiểm sát thủ tục giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
Cơ sở pháp
lý
Điều 44, Luật phá sản 2014 Điều 111,112, Luật phá sản
2014
Những người
có quyền nộp
đơn đề nghị
xem xét lại
- Chủ nợ;
- Người lao động;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
- Cổ đông, nhóm cổ đông;
- Thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã;
- Người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
- Chủ nợ;
- Cơ quan thi hành án dân sự;
- Cơ quan thuế;
- Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính
Thời hạn đề
nghị xem xét
07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở
15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc được
Trang 6lại, kháng
nghị
thủ tục phá sản thông báo hợp lệ
Thời hạn gửi
hồ sơ cho
Tòa án cấp
trên trực tiếp
Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị
Thời hạn chỉ
thẩm phán
và gửi hồ sơ
vụ việc phá
sản cho Viện
kiểm sát
cùng cấp
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị
Ngay sau khi nhận được hồ
sơ về phá sản kèm theo đơn
đề nghị xem xét lại, kháng nghị
Thời hạn tổ
chức phiên
họp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ về phá sản do Viện kiểm sát cùng cấp trả lại
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn
đề nghị, kháng nghị
Thẩm quyền
của Tổ Thẩm
phán
- Giữ nguyên quyết định
mở thủ tục phá sản
- Hủy quyết định mở thủ
tục phá sản và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định
mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ
tục phá sản
- Không chấp nhận đơn đề
nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản
- Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại
Trang 7Hiệu lực của
quyết định
Quyết định xem xét lại quyết định mở thủ tục phá sản là quyết định cuối cùng
và có hiệu lực thi hành
Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị có hiệu lực pháp luật từ ngày ra quyết định nhưng chưa phải quyết định cuối cùng và có thể bị xem xét lại theo thủ tục đặc biệt
C KẾT LUẬN
Hiện nay, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ ngoại giao cũng như tham gia vào rất nhiều diễn đàn kinh tế Điều đó có nghĩa là thị trường kinh tế
có sự gia nhập của các nền kinh tế lớn và phát triển, nên không tránh khỏi quy luật cạnh tranh khốc liệt Trong khi phần lớn doanh nghiệp của nước ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu kinh nghiệm quản lý Đó là thách thức đặt ra với các doanh nghiệp Từ thực tiễn đó cho thấy vấn đề phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có thể diễn ra hàng ngày hàng giờ và đây đang là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội
Vì vậy, để phù hợp với bối cảnh hiện nay, các nhà làm luật cần nghiên cứu và hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về phá sản Hơn thế nữa,
để phát huy tối đa vai trò của Viện kiểm sát khi thực hiện công tác kiểm sát các vụ việc phá sản, các Kiểm sát viên cần liên tục cập nhật và nâng cao hiểu biết pháp luật cũng như trau dồi kiến thức xã hội Có như vậy mới góp phần bảo vệ pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất, tạo điều kiện cho các ban, ngành, các tổ chức, cá nhân phối hợp giải quyết tốt việc phá sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã
Trang 8Câu 2: Tình huống
Ngày 21/01/2015, anh Nguyễn Văn Cường cùng vợ là chị Trần Thị Hoa đều có hộ khẩu thường trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Bên A) nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 60m2 đất và tài sản gắn liền trên đất là ngôi nhà cấp 4 tại số nhà 21 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội của vợ chồng anh Trần Thanh Hải và Lê Thị Lan đều có hộ khẩu thường trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội (Bên B), Diện tích đất trên vợ chồng anh Hải, chị Lan đã được Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân cáp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang số hiệu A23407886 năm 2009 Giá chuyển nhượng hai bên thống nhất là 2 100 000 000 VNĐ Việc chuyển nhượng đã được hai bên lập thành Hợp đồng và có chứng nhận của Công chứng viên Văn phòng Công chứng Phương Đông Trong hợp đồng chuyển nhượng nhà gắn liền với quyền sử dụng đất trên, tại Điều 6 có ghi: “Trong thời hạn một năm
kể từ ngày Hợp đồng này được công chứng Bên B có quyền chuộc lại ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất quy định tại Điều 1 của hợp đồng với giá chuộc lại là 2 600 000 000 VNĐ”
Thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng nhà và đất nêu trên, các bên đã tiến hành làm thủ tục đăng ky sang tên nhà đất theo đúng quy định của pháp luật
và Bên A đã được Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nêu trên
Ngày 16/8/2015, do cần tiền để hùn vốn làm ăn nên vợ chồng anh Nguyễn Văn Cường, chị Trần Thị Hoa đã chuyển nhượng ngôi nhà gắn liền với 60m2 đất tại số nhà 21 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội cho vợ chồng anh Trần Văn Quang, chị Nguyễn Thị Hồng với giá là 2 500 000 000 VNĐ Việc chuyển nhượng nhà đất giữa hai bên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và anh Quang, chị Hồng đã được Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 9Ngày 19/01/2016, vợ chồng anh Hải, chị Lan đến gặp vợ chồng anh Cường, chị Hoa yêu cầu được chuộc lại ngôi nhà gắn liền với quyền sử dụng đất tại số nhà 21 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội theo đúng thỏa thuận thì mới biết anh Cường, chị Hoa đã chuyển nhượng nhà đất trên cho người khác Do không thống nhất được với nhau về cách giải quyết Vì vậy, anh Hải, chị Lan đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân yêu cầu vợ chồng anh Cường, chị Hoa thực hiện đúng thỏa thuận trong Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa hai bên Ngày 01/07/2016 Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân đã thụ lý vụ án trên để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp
Yêu cầu:
Chỉ bằng các dữ liệu trên, là kiểm sát viên được Viện trưởng phân công tiến hành công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, anh chị sẽ kiểm sát những vấn đề gì? Nội dung vấn đề anh chị kiểm sát? Viết một bản báo cáo lãnh đạo (không quá 2 trang) về việc anh chị đã tiến hành kiểm sát đối với vụ
án trên và đề xuất cho công tác kiểm sát tiếp theo
Bài làm
I Những vấn đề Kiểm sát viên phải tiến hành kiểm sát
Thứ nhất, kiểm tra văn bản thông báo thụ lý vụ án Kiểm sát viên phải
tiến hành kiểm tra thời hạn, hình thức và nội dung văn bản thông báo thụ lý
vụ án do TAND quận Thanh Xuân gửi đến Cụ thể:
- Về hình thức văn bản thông báo thụ lý vụ án: Kiểm tra văn bản thông báo về việc thụ lý vụ án của TAND quận Thanh Xuân có đảm bảo về mặt hình thức theo Mẫu số 30-DS ban hành kèm theo NQ 01/2017 hay không?
- Về thời hạn gửi thông báo thụ lý VADS: KSV căn cứ vào ngày thụ lý
vụ án của Tòa án (1/7/2016) so với ngày VKS nhận được thông báo thụ lý vụ
án để tính xem TAND quận Thanh Xuân có vi phạm về thời hạn gửi thông báo thụ lý vụ án không? Theo khoản 1 Điều 196 BLTTDS, Tòa án phải gửi thông báo cho VKS về việc đã thụ lý VADS trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày
Trang 10thụ lý vụ án Như vậy, nếu sau ngày 3/7/2016 mà TAND quận Thanh Xuân không gửi thông báo thụ lý vụ án thì vi phạm thời hạn gửi thông báo
- Về nội dung văn bản thông báo: Kiểm tra xem nội dung văn bản thông báo thụ lý VA có đảm bảo đúng theo quy định tại Khoản 2 Điều 196 BLTTDS 2015 và Điều 10 Quy chế kiểm sát dân sự ban hành kèm theo Quyết định 364/2017/QĐ-VKSTC hay không? Cụ thể:
Kiểm tra thẩm quyền thông báo thụ lý, KSV phải kiểm tra tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý và phần ký tên chức danh, đóng dấu văn bản thông báo về việc thụ lý vụ án để xác định
Kiểm tra họ tên của người khởi kiện, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, tuổi của người khởi kiện: anh Trần Thanh Hải và chị Trần Thị Lan
Kiểm tra xem vợ chồng anh Hải, chị Lan yêu cầu TAND quận Thanh Xuân giải quyết những vấn đề gì? Từ đó xác định tranh chấp trong
VA là gì và tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận Thanh Xuân hay không? Cụ thể trong VA trên, vợ chồng Hải, Lan đã khởi kiện ra TAND quận Thanh Xuân yêu cầu vợ chồng Cường, Hoa thực hiện đúng thỏa thuận trong Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa hai bên Đối tượng tranh chấp: Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, đối tượng của hợp đồng: quyền sử dụng nhà đất Đây là một vụ án dân sự, bởi lẽ, vợ chồng Cường, Hoa đã không thực hiện đúng thỏa thuận trong Hợp đồng và vi phạm Điều 6 Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa vợ chồng Cường, Hoa với vợ chồng Hải, Lan được lập ngày 21/01/2015 Theo quy định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS, đây là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án và TAND cấp huyện nơi bị đơn (vợ chồng Cường, Hoa) cư trú
có thẩm quyền giải quyết, đó là TAND quận Đống Đa Do đó, việc TAND quận Thanh Xuân thụ lý vụ án là không đúng thẩm quyền theo lãnh thổ