Là một giảng viên trực tiếp giảng dạy tại khoa Thanh nhạc của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, tiếp nối nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo nên các thế hệ học viên vừa hồng vừa chuyê
Trang 1PHAN THỊ PHƯỢNG
DẠY HỌC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ HUY THỤC CHO GIỌNG NỮ CAO HỆ TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Khóa 7 (2016 - 2018)
Hà Nội, 2018
Trang 2PHAN THỊ PHƯỢNG
DẠY HỌC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ HUY THỤC CHO GIỌNG NỮ CAO HỆ TRUNG CẤP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc
Mã số: 8140111
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Toàn
Hà Nội, 2018
Trang 3quả, trích dẫn trong luận văn là đầy đủ, chính xác và trung thực Những ý kiến khoa học được đề cập trong luận văn chưa được ai công bố ở bất kỳ nơi nào khác Nếu có điều gì trái với lời cam đoan tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn
Phan Thị Phượng
Trang 4GS Giáo sư
GV
HV
Giảng viên Học viên KHXH
NGND
Khoa học xã hội Nhà giáo nhân dân NSND
NSUT
Nxb
PGS
Nghệ sĩ nhân dân Nghệ sĩ ưu tú Nhà xuất bản Phó giáo sư
Tr
TS
Trang Tiến sĩ
Trang 5Chương 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1 Giới thuyết khái niệm 7
1.1.1 Thanh nhạc 7
1.1.2 Dạy học 8
1.1.3 Dạy học thanh nhạc 10
1.1.4 Phương pháp dạy học thanh nhạc 11
1.1.5 Giọng nữ cao 12
1.2 Đặc điểm ca khúc của Huy Thục viết cho giọng nữ cao 12
1.2.1 Sơ lược về nhạc sĩ Huy Thục 12
1.2.2 Cấu trúc tác phẩm tiêu biểu 15
1.2.3 Giai điệu 20
1.3 Thực trạng việc dạy và học thanh nhạc hệ Trung cấp tại trường
Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội 22
1.3.1 Vài nét về trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội 22
1.3.2 Đội ngũ giảng viên thanh nhạc 29
1.3.3 Thực trạng việc dạy và học thanh nhạc hệ trung cấp 32
Tiểu kết 41
Chương 2: BIỆN PHÁP DẠY HỌC CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ
HUY THỤCCHO GIỌNG NỮ CAO HỆ TRUNG CẤP TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI 43
2.1 Một số biện pháp luyện tập 43
2.1.1 Tư thế ca hát của giọng nữ caoh 43
2.1.2 Cách đặt vị trí âm thanh 45
2.1.3 Khẩu hình của giọng nữ cao 46
2.1.4 Luyện tập hơi thở cho giọng nữ cao 49
2.1.5 Luyện tập một số kĩ thuật đặc thù của giọng nữ cao 53
Trang 62.2.2 Với ca khúc “Trăng Khuyết” 61
2.2.3 Với ca khúc “Tiếng hát trên đường quê hương” 65
2.3 Thực nghiệm Sư phạm 69
2.3.1 Mục đích thực nghiệm 69
2.3.2 Yêu cầu 69
2.3.3 Đối tượng 69
2.3.4 Nội dung 69
2.3.5 Kết quả thực nghiệm 71
Tiểu kết 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 79
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trường Đại học VHNT Quân đội là một đơn vị thuộc Tổng cục chính trị - Bộ Quốc phòng Việt Nam, là trường Đại học chuyên đào tạo các văn nghệ sĩ biểu diễn, nhạc sĩ sáng tác, biên đạo múa chuyên nghiệp cho quân đội và đất nước Là ngôi trường có bề dày truyền thống, nơi ươm mầm và chắp cánh cho nhiều tài năng nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực thanh nhạc vói nhiều tên tuổi của thế hệ các nghệ sĩ lão thành như: Tường Vi, Ngọc Dậu, Quốc Hương, Thanh Huyền, Linh Nhàm, Hoàng Chè, Dương Minh Đức, Bích Việt, Rơ Chăm Phi ang và gần đây là thế hệ các nghệ sĩ trẻ như: Hồ Quỳnh Hương, Kasim Hoàng Vũ, Văn Mai Hương, Hoàng Quyên, Nguyễn Phương Mai
Là một giảng viên trực tiếp giảng dạy tại khoa Thanh nhạc của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, tiếp nối nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo nên các thế hệ học viên vừa hồng vừa chuyên để phục vụ đất nước, chúng tôi luôn ưu tiên sử dụng các ca khúc cách mạng (trong đó không thể thiếu vắng các ca khúc của Huy Thục) để giảng dạy, học tập Tuy nhiên, thực tế từ học tập đến giảng dạy ở các cơ sở đào tạo chính quy về âm nhạc nói chung và trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội nói riêng, tác giả luận văn nhận thấy một thực trạng phổ biến, đó là: việc vận dụng các sáng tác của nhạc sĩ Huy Thục để rèn luyện nâng cao chất giọng nữ cao còn
ít và còn nhiều hạn chế
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành và của xã hội, đồng thời xuất phát từ sự say mê các
sáng tác âm nhạc của Huy Thục, chúng tôi lựa chọn đề tài “Ca khúc của
nhạc sĩ Huy Thục trong dạy học cho giọng nữ cao hệ Trung cấp Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội” làm đối tượng
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Âm nhạc
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu, bài viết chuyên khảo liên quan trực tiếp đến đề tài còn rất ít ỏi, thậm chí là chưa được đề cập, nghiên cứu Từ những
tư liệu bao quát được, chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu “lịch sử vấn đề” trên các bình diện sau đây:
2.1 Tình hình nghiên cứu các ca khúc của nhạc sĩ Huy Thục
Cho đến thời điểm này, chưa một công trình chuyên khảo nghiên cứu
về sáng tác ca khúc cho giọng nữ cao của Huy Thục được xuất hiện Một số
bài viết tuy được in trong các Tuyển tập âm nhạc hoặc qua các lời giới thiệu gắn liền với các ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ nhưng chưa thật tương xứng với tầm vóc cũng như cống hiến lớn lao của ông cho nền âm nhạc quốc gia Tuy nhiên, qua một số bài viết được chúng tôi bao quát được từ
cuốn sách Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại đã phác họa sơ lược sự nghiệp sáng
tác của ông, những đề tài tiêu biểu, những thành công mang tính dấu ấn,
những hình tượng âm nhạc nổi bật
Đáng chú ý là một số nhận định sau đây: “Những năm tháng chiến tranh chống Mỹ gian khổ, Huy Thục sáng tác nhiều ca khúc đặc sắc về người lính, về miền Nam yêu thương Trong đó, nhiều ca khúc của ông đã
đi vào đời sống xã hội mạnh mẽ” [24; tr 248]
Nhạc sĩ Tân Huyền đã khái quát rất ngắn gọn hành trình âm nhạc của Huy Thục: “Trên hành trình đi tìm cho mình một phong cách riêng, một cá tính riêng trong âm nhạc, Huy Thục đã chọn con đường lăn lộn trong cuộc sống với nhân dân, bộ đội và từ đó rút ra những tinh hoa của âm nhạc dân gian để tái tạo trong cuộc sống của mình - đây là con đường đã giúp anh gặt hái những thành công rực rỡ” [24; tr 238] Đồng thời, ông cũng đã
đánh giá rất cao ca khúc Bác đang cùng chúng cháu hành quân: “Hùng
Trang 9tráng, say đắm và rạo rực tình yêu tuổi trẻ mãi mãi là một bông hoa đầy hương sắc trong kho tàng hành khúc Việt Nam” [24; tr 239]
Cô gái Pa-kô và Tiếng đàn Ta Lư tuy cùng chung cảm hứng và hình
tượng âm nhạc nhưng mỗi bài mỗi vẻ mười phân vẹn mười Người con gái dân tộc trong đấu tranh cách mạng được khắc chạm sinh động, giai điệu với tiết tấu nhanh, sôi nổi như hối thúc từng đoàn người giải phóng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc ra chiến trường Nhạc sĩ Trương Quang Lục đã
bình luận cô đọng mà sâu sắc rằng: “Bài Tiếng đàn ta lư của Huy Thục ra
đời ngay tại chiến trường, thể hiện niềm vui của bà con Vân Kiều mừng chiến thắng của quân dân ta Ngôn ngữ âm nhạc mang màu sắc núi rừng, chất phác, gần với ngữ điệu giọng nói Vân Kiều” [18; tr.2] Ở một góc độ khác nhà báo Võ Thế Hùng nhấn mạnh: “Huy Thục ca ngợi các thiếu nữ Vân Kiều, tuy vất vả, gian nan, gùi gạo nặng trĩu trên vai, đói thì uống nước suối, ăn rau rừng, chứ không tơ hào đến một hạt gạo của cách mạng Không sức mạnh tàn bạo nào dập tắt được niềm lạc quan của người thiếu
nữ Vân Kiều đi tiếp lương tải đạn Sự thật ấy, tâm sự ấy, Huy Thục gói ghém vào cả một tiếng đàn, một khí phách quật cường, quyết thắng” [8; tr.17] Đây là những nhận xét quan trọng, mang đến những gợi ý quý cho tác giả luận văn khi thực hiện đề tài nghiên cứu
2.2 Tình hình nghiên cứu về giọng nữ cao
Giọng nữ cao (Soprano) là một trong những nội dung quan trọng của
hệ thống phân loại giọng hát trong thanh nhạc gắn với lí thuyết âm nhạc thính phòng cổ điển Châu Âu Về cơ bản giọng hát chia làm 4 giọng chính: Bass, Tenor, Contralto và Soprano Đây cũng chính là 4 bè của một dàn hợp xướng Tuy nhiên về sau trong Opera do nhu cầu đa dạng hoá các nhân vật với nhiều tính cách khác nhau nên trong Opera giọng hát được phân chia một cách cụ thể hơn, gồm có 6 giọng: Bass, Baritone, Tenor, Contralto, Mezzo-soprano và Soprano Trong mỗi loại giọng lại chia ra làm
Trang 10nhiều loại tuy theo âm sắc và âm vực Trên cơ sở tue liệu nghiên cứu thu thập được của quốc tế và trong nước như:
- Phương pháp Thanh nhạc thực hành của Nicola Vaccaj Khoa
Thanh nhạc, nhạc viện Hà Nội
- Phương pháp giảng dạy Thanh nhạc của GS NSND Nguyễn
Trung Kiên, Viện âm nhạc Cuốn sách có nội dung về các quy trình, phương pháp, nguyên tắc dạy hát, các kĩ thuật cơ bản về hơi thở, khẩu hình; hát legato, staccato, xử lý sắc thái to, nhỏ
- Phương pháp dạy Thanh nhạc của Nhà giáo ưu tú Hồ Mộ La Nxb Từ
điển bách khoa Giáo trình có nội dung về các vấn đề của bộ máy phát âm, vấn đề cộng minh, các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản, phát âm tiếng Việt
- Năm 2011, Trần Ngọc Lan xuất bản cuốn Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, Nxb giáo dục Việt Nam Trong cuốn
này, tác giả đã đi sâu phân tích những đặc điểm của tiếng Việt trong nghệ thuật hát dân tộc và nghệ thuật hát mới, luận án mang tính lý luận về sự phối hợp của hai phạm trù ngôn ngữ và nghệ thuật ca hát Mặc dù không nghiên cứu về giọng nữ cao nhưng đây cũng là công trình liên quan đến thanh nhạc rất cần thiết để đề tài của chúng tôi tham khảo
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học
âm nhạc Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương của tác giả
Phạm Thị Kim Thoa năm 2016 với đề tài Rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc cho giọng nữ cao hệ trung cao hệ Trung cấp Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học
âm nhạc Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương của tác giả
Nguyễn Thị Hương Giang năm 2016 với đề tài Dạy học ca khúc mang âm hưởng dân gian của nhạc sĩ An Thuyên tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Trang 11Những công trình nghiên cứu trên đây là tài liệu vô cùng quý giá đã giúp tôi tích lũy được những kinh nghiệm cần thiết để thực hiện đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật thanh nhạc, khả năng thể hiện biểu cảm tốt tác phẩm, thẩm mỹ âm nhạc cho học viên giọng nữ cao khi biểu diễn các tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Huy Thục
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của giọng nữ cao
- Khảo sát, nghiên cứu thực trạng dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
- Đề xuất một số biện pháp pháp rèn luyện kĩ thuật thanh nhạc cho giọng nữ cao hệ trung cấp Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội thông qua một số tác phẩm tiêu biểu của Huy Thục
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Giọng nữ cao và các ca khúc của nhạc sĩ Huy Thục trong dạy học thanh nhạc giọng nữ cao hệ trung cấp thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp dạy học thanh nhạc cho giọng nữ cao
Nghiên cứu khả năng khai thác và vận dụng kĩ thuật thanh nhạc của giọng nữ cao nhằm nâng cao kỹ thuật trong nghệ thuật ca hát cho giọng nữ cao hệ trung cấp thanh nhạc như: hát liền giọng, hát âm nảy, hát lướt nhanh, hát to dần, hát ngắt tiếng… vào việc xử lí các sáng tác của nhạc sĩ Huy Thục
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này, tác giả luận văn dự định sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Trang 12- Phương pháp tra cứu tài liệu: Để hoàn thiện luận văn của mình tác giả đã sử dụng, tìm hiểu và nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan Phương pháp tra cứu tài liệu giúp tác giả có được cái nhìn chung nhất
về đời sống văn hóa, từ đó rút ra những kết luận cần thiết
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Là phương pháp yêu cầu tác giả cần tìm hiểu, phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan để từ đó chắt lọc những thông tin để xây dựng, hoàn thiện nội dung của đề tài
- Phương pháp thực nghiệm
6 Những đóng góp của luận văn
Đề tài cung cấp thêm cơ sở lí luận và thực trạng trong dạy học thanh nhạc hệ trung cấp cho giảng viên chuyên ngành thanh nhạc qua một số tác phẩm tiêu biểu của Huy Thục
Sưu tầm, tổng hợp phân tích tư liệu, đánh giá thực trạng việc rèn luyện kĩ thuật thanh nhạc cho giọng nữ cao tại khoa thanh nhạc, trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Xây dựng hệ thống phương pháp, biện pháp, cách tổ chức dạy học cho giọng nữ cao hệ trung cấp thanh nhạc trên nền tảng một số ca khúc của nhạc sĩ Huy Thục nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo âm nhạc tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được tổ chức thành hai chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp dạy học ca khúc của nhạc sỹ Huy Thục cho giọng nữ cao hệ trung cấp trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân Đội
Trang 13sự phát triền của nghệ thuật âm nhạc hiện nay thì đã có tác phẩm khí nhạc
có sự thể hiện của giọng người và nhiều tác phẩm thanh nhạc lại có phần thể hiện quan trọng của nhạc cụ Tuy nhiên, đặc trưng của khí nhạc vẫn là âm nhạc được diễn tấu bằng nhạc cụ, còn thanh nhạc là âm nhạc được thể hiện bằng giọng người
Về thuật ngữ thanh nhạc, trong Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như
Ý chủ biên có viết: “Thanh nhạc là âm nhạc được biểu hiện bằng giọng hát, phân biệt với khí nhạc (do nhạc khí phát ra)” [35; tr 881]
Người ta thường gọi thanh nhạc là hát Có thể nói, thuật ngữ hát và thanh nhạc đều chỉ một loại hình nghệ thuật sử dụng giọng người để thể hiện những cung bậc cảm xúc thông qua những tác phẩm âm nhạc Tuy nhiên ở nước ta, thuật ngữ hát xuất hiện từ rất lâu trong đời sống con người, còn thanh nhạc là một thuật ngữ có nguồn gốc từ phương Tây, du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 50 của thế kỷ XX, qua các chuyên gia dạy hát người nước ngoài
Tuy thanh nhạc và hát là hai thuật ngữ cùng chỉ một loại hình nghệ thuật nhưng nó lại thể hiện ở hai mức độ khác nhau Khi nói đến thanh nhạc là nói đến ca hát chuyên nghiệp và khi muốn thể hiện sự chuyên nghiệp trong ca hát người ta thường dùng thuật ngữ thanh nhạc Nhưng trong cách hiểu và cách gọi thông thường thì thanh nhạc chính là hát
Hát được biểu hiện bằng giọng người và liên quan mật thiết đến
Trang 14ngôn ngữ Do đó, học hát chính là học kỹ thuật để phát triển giọng và học cách xử lý ngôn ngữ riêng của từng dân tộc Muốn hát tốt, trước tiên phải
có giọng tốt Mỗi giọng hát đều mang những đặc điểm riêng và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm ngôn ngữ, môi trường sống, cấu tạo của cơ quan phát âm, thể chất, cá tính và độ nhạy bén của từng người
Từ những khái niệm nêu trên, tác giả quan niệm: thanh nhạc là nghệ thuật phối hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ, được thể hiện thông qua giọng hát của con người, khác với khí nhạc - loại âm nhạc viết cho các nhạc cụ diễn tấu Âm thanh của thanh nhạc được vang lên từ chính giọng hát của con người, dùng giọng hát của con người để diễn tả muôn vàn cảm xúc tinh
tế thông qua giai điệu và ca từ, thể hiện tâm tư tình cảm và khát vọng của con người
1.1.2 Dạy học
Trong giáo dục, dạy học là một quá trình tương tác giữa người dạy
và người học, đồng thời là bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể Hoạt động dạy học bao gồm hai mặt của một quá trình, đó là dạy và học luôn đi kèm biện chứng với nhau Dạy là hoạt động của giáo viên, không đơn thuần chỉ là một tiến trình truyền thụ những nội dung đáp ứng mục tiêu
đề ra mà là hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội Học là hoạt động nhận thức độc đáo của người học, thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách quan
Tổ chức hoạt động dạy bao gồm hệ thống các phương pháp nhằm trang bị cho người học một nền tảng kiến thức cơ bản, đồng thời nêu những phương hướng vận dụng các thao tác, kỹ năng để thực hành, luyện tập trong thực tiễn và các hoạt động liên quan trực tiếp đến kiến thức đã học nhằm kiểm nghiệm, trải nghiệm, từ đó tích lũy nhận thức, thành thạo quy
Trang 15trình, trình tự các bước tiến hành, sáng tỏ lý thuyết và thực tiễn
Như vậy, theo tác giả Phạm Viết Vượng, viết trong cuốn Giáo dục học thì: “Dạy học là hoạt động trí tuệ của thầy và trò, một quá trình vận
động và phát triển liên tục trong trí tuệ và nhân cách” [34; tr.97] dạy học là:
“Con đường quan trọng nhất để thực hiện mục đích giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đồng thời là phương thức để đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội”
Đối với người học, trước hết phải có ý thức, xác định đúng động cơ học tập, chủ động, tích cực và sáng tạo trong nhận thức Tính tích cực, chủ động học tập được biểu hiện: tìm kiếm và xử lý thông tin cùng với khả năng vận dụng vào thực tiễn, có khả năng tìm tòi, khám phá những vấn đề mới bằng phương pháp mới Nói cách khác, người học có sự sáng tạo trong học tập, không bị động, sao chép, rập khuôn máy móc
Từ những khái niệm trên tôi cho rằng: dạy học là một hình thức tổ chức dưới sự điều khiển có mục đích, định hướng của người dạy, giúp cho người học có được hệ thống tri thức kĩ năng, kĩ xảo để phát triển năng lực
tư duy, năng lực hành động và phẩm chất cá nhân
Trang 161.1.3 Dạy học thanh nhạc
Dạy học thanh nhạc là một hoạt động bao gồm quá trình dạy và học hát, trong đó liên quan tới những vấn đề mang tính đặc thù bộ môn là khoa học về cấu tạo cơ quan phát âm của con người (thanh đới, vòm họng, cổ, mũi, khoang ngực, bụng ) cùng hệ thống kỹ thuật, phương pháp hát
Yêu cầu đối với GV dạy học thanh nhạc là có trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn thanh nhạc, có sự hiểu biết sâu sắc kỹ thuật, nghệ thuật ca hát, đặc biệt là những người có phương pháp truyền thụ kiến thức thanh nhạc đến người học Quá trình dạy học thanh nhạc là quá trình tác động của nhà sư phạm thanh nhạc với đối tượng đào tạo, là quá trình phân tích, diễn giải kiến thức thanh nhạc, nhằm tạo nên giọng hát có âm thanh đẹp, có sức truyền cảm sâu sắc
Cũng trong Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý chủ biên, dạy được
nêu ở nhiều nghĩa, chúng tôi chọn một nghĩa sát nhất với đề tài là: “truyền lại tri thức hoặc kỹ năng một cách ít nhiều có hệ thống, có phương pháp”
[35; tr.236]; còn học là “thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại” [38; tr.437] Mặc dù rất ngắn gọn nhưng khái niệm dạy và
học nêu trên cho chúng ta thấy những ý cốt lõi nhất
Dạy học thanh nhạc hiện nay có hai hình thức chính là trong đào tạo chuyên ngành thanh nhạc và đào tạo giáo viên chuyên ngành sư phạm âm nhạc Sự khác nhau của hai hình thức dạy học này xuất phát từ việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo Tác giả thiết nghĩ, là GV thanh nhạc, muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ dạy học của mình, thì cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa hai hình thức đào tạo này, từ đó mới có thể đưa ra được phương pháp dạy học phù hợp, giúp người dạy đạt được mục tiêu đào tạo một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
Như vậy, quá trình dạy bao gồm các hoạt động tổ chức, điều khiển, chỉ dẫn… hoạt động học của người học; quá trình học bao gồm hoạt động nhận thức, chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, điều khiển của người dạy
Trang 17Từ những ý kiến nêu trên, chúng tôi rút ra: Dạy học là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa người dạy và người học, bao gồm các hoạt động tổ chức, điều khiển, chỉ dẫn… của thầy và hoạt động nhận thức, lĩnh hội tri thức… của trò, nhằm giúp người học lĩnh hội các kiến thức có chất lượng và hiệu quả nội dung học vấn
Thực tiễn dạy học thanh nhạc tại khoa cho thấy, các giảng viên trong quá trình lên lớp chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về giáo án, chất lượng các tiết dạy chưa cao, chủ yếu còn mang tính đối phó Sự chủ động trong công tác đổi mới chương trình lên lớp là chưa sâu, các giảng viên chưa có
sự chủ động trong công tác dạy và học Vì những lý do đó,giảng viên chưa khai thác được tiềm năng của học viên, chưa tạo được hứng thú trong mỗi tiết học
1.1.4 Phương pháp dạy học thanh nhạc
Dạy thanh nhạc là hoạt động của người dạy và người học nhằm phát triển khả năng, hoàn thiện kỹ thuật, thể hiện các bài hát một cách trọn vẹn, đạt tính thẩm mỹ
Về phương pháp dạy học thanh nhạc, từ các khái niệm đã nêu trên, chúng ta có thể hiểu phương pháp dạy học thanh nhạc là cách thức, con đường chuyển tải những kiến thức về khoa học thanh nhạc; hình thành, phát triển các kĩ năng nhận thức và hoạt động hát cho người học; là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành kỹ năng hát của học viên như tư thế, khẩu hình, hơi thở, các kỹ thuật hát legato, staccato, hát to, nhỏ… nhằm đạt được mục tiêu dạy học thanh nhạc
Đối với khoa Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, nhiệm vụ của khoa là dạy học viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu để các học viên sau khi ra trường có khả năng phục vụ trong các đoàn nghệ thuật quân đội và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp
Trang 181.1.5 Giọng nữ cao
1.1.5.1 Phân loại giọng nữ cao
Nhiều công trình nghiên cứu về thanh nhạc đã phân chia giọng nữ cao thành ba loại giọng chính là: giọng nữ cao kịch tính, nữ cao trữ tình và nữ cao màu sắc Mỗi loại giọng nữ cao này đều mang những đặc điềm riêng và được thể hiện qua âm sắc, âm vực và âm khu
Trong cuốn Giáo trình thanh nhạc hệ trung học 4 năm cho các giọng Cao, Trung, Trầm của Nguyễn Trung Kiên, tác giả có những đúc kết sau:
- Nữ cao kịch tính (Soprano - dramático): có đặc điểm là “âm sắc chắc khỏe, mạnh mẽ, âm vực rộng, khi hát xuống âm khu thấp hơi giống
âm thanh của giọng nữ trung” [14; tr.88]
- Nữ cao trữ tình (Soprano - ly rico): “Giọng nữ cao trữ tình có âm sắc mềm mại uyển chuyển, âm vực rộng với âm thanh bay bổng, mềm mại trong sáng và êm dịu, giọng có thể chuyển thành kịch tính ở những đoạn cao trào” [14; tr 64]
- Nữ cao màu sắc (Sopran - Cororatura): “Âm sắc trong sáng linh hoạt, nhẹ nhàng, đặc biệt có khả năng luyến láy các nốt ở âm vực cao rất tốt, âm vực rộng hơn so với nữ cao bình thường Ở âm khu cao giọng nữ cao, âm sắc nghe giống tiếng sáo” [14; tr.47]
Sở trường của giọng nữ cao là việc thể hiện tốt những kỹ thuật, kỹ xảo ở âm khu cao Tuy nhiên để thể hiện được những kỹ thuật, kỹ xảo đó lại đòi hỏi người học phải nắm chắc những kỹ thuật hát cơ bản như: tư thế, khẩu hình, hát rõ lời, hát chuẩn xác và cộng minh
1.2 Đặc điểm ca khúc của Huy Thục viết cho giọng nữ cao
1.2.1 Sơ lược về nhạc sĩ Huy Thục
Huy Thục sinh năm 1935, quê ở Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam Tên khai sinh của ông là Lê Huy Thục, còn có bút danh khác là Lê Anh Chiến (đây là bút danh được ông dùng trước bút danh Huy Thục) Ông hoạt
Trang 19động cách mạng từ tháng 8 năm 1945, bắt đầu đi vào con đường âm nhạc từ năm 1950 bằng chơi đàn violon Từ năm 1954-1956, ông vào Đoàn Văn công Quân khu Hữu Ngạn Sau đó ông theo học lớp sáng tác âm nhạc đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam Một thời gian sau, ông lại được cử đi
tu nghiệp tại Nhạc viện Liszt ở Hungary.Về nước ông tham gia giảng dạy
ở Trường Nghệ thuật Quân đội Trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, ông
đã có mặt trên trận đường 9 Nam Lào Sau đó ông về làm lãnh đạo và chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị
Nhạc sĩ Huy Thục là một trong những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng hiện đại Việt Nam Sự nghiệp của ông song hành với quá trình chiếu đấu và chiến thắng của dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ Hơn 450 sáng tác thuộc nhiều thể loại (như
ca khúc, khí nhạc, hợp xướng), các nhạc phẩm của ông hầu hết đều mang
âm hưởng hào hùng, truyền cảm, có sức lan tỏa mãnh liệt Vượt lên gian khổ, hiểm nguy xông pha trong lửa đạn, các tác phẩm của ông viết rất vui
vẻ, khoan thai, một tinh thần phơi phới, lạc quan yêu đời Âm nhạc của ông luôn hướng đến ngợi ca hình tượng con người Việt Nam trong tranh đấu gìn giữ mảnh đất quê hương với hình tượng người chiến sĩ xung kích, người dân tiếp đạn - gùi lương, hình ảnh người phụ nữ tần tảo kiên trung, với tình yêu chan chứa nồng hậu của người con gái hậu phương qua các tác
phẩm: (Kèn xuất trận, Cô gái Pa-kô, Tiếng đàn Ta lư, Ơi con suối La La, Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Chào đường 9 chiến thắng, Tiếng hát trên đường quê hương ) Đặc biệt, ông đã tiếp thu chất liệu nhạc dân gian
ví dặm Nghệ Tĩnh và tiết tấu đảo phách rất đặc trưng của nhạc chèo và chất liệu Ca trù để xây dựng ca khúc của mình, nhạc sĩ có những đóng góp mới tại ra những tác phẩm âm nhạc vừa đảm bảo tính sang trọng của dòng âm nhạc thính phòng vừa mang đậm màu sắc dân gian độc đáo như các ca
khúc Trăng khuyết, Đợi, Mưa xuân… Đây là những ca khúc giàu sắc thái
Trang 20để luyện tập kỹ thuật nhả chữ, nhấn nhá, giả thanh… và tràn đầy xúc cảm, hoàn thành sứ mệnh của con người, của tâm hồn người Việt sau ngày thống nhất đất nước 1975
Một trong những đặc điểm nổi bật của âm nhạc Huy Thục chính là thường xuyên xây dựng hình tượng âm nhạc thiên tính nữ, bóng dáng của những người con gái kiên cường, trung hậu xuất hiện với tần suất dày đặc trong hàng loạt các ca khúc Nói cách khác, ông đã hoàn thiện trọn vẹn đầy cảm xúc vẽ bức chân dung người con gái hậu phương bằng âm nhạc Tính chất, cường độ lực độ trong giai điệu âm nhạc luôn được thể hiện theo hướng vút cao đạt đến đỉnh điểm của cao trào (nhiều ca khúc có những nốt treo rất đặc trưng, đặc sắc) Bên cạnh trục chủ âm ở một vài tác phẩm, tác giả còn sự xuất hiện của âm ngoài điệu tính li điệu tạo nên tính phức hợp trong hòa âm được thể hiện bằng một quãng giọng rộng với âm khu cao Mặt khác, với nhịp độ nhanh như gấp gáp, giục giã, ca khúc của Huy Thục đòi hỏi kĩ thuật hát phải điêu luyện, trường hơi, liền mạch v.v
Ông là một nhạc sĩ có khối lượng sáng tác lớn Với nhiều các ca
khúc như: Kèn xuất trận (thơ Tô Đức Chiêu), Tiếng hát trên đường quê hương, Ơi dòng suối La La, Tiếng đàn ta-lư, Tiến lên chiến sĩ đồng bào (phổ thơ Bác Hồ), Đợi (thơ Vũ Quần Phương), Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân, Hợp xướng Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Ông còn có một
số tác phẩm khí nhạc: Độc tấu đàn bầu Vì Miền Nam, Độc tấu trống dân tộc Nhịp điệu nước non, âm nhạc cho vũ kịch Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (viết cùng Nguyễn Thành và Lương Ngọc Trác), Tiến lên giành toàn thắng (chương I) Ngoài ra, ông còn viết phần âm nhạc cho kịch nói, phim
truyện, phim tài liệu, múa
Trong sự nghiệp của mình,nhạc sỹ Huy Thục đã xuất bản hai Tuyển tập ca khúc và album Tiếng đàn ta-lư Ông đã được nhận Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1993, 1995), Giải thưởng Bộ Quốc phòng (1994),
Trang 21Giải thưởng Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1980) [6, tr.16-20]
Trong số các ca khúc của Huy Thục, có thể kể ra một số tác phẩm
viết cho giọng nữ cao như Tiếng đàn Ta Lư, Trăng khuyết, Ơi dòng suối La
La, Tiếng hát trên đường quê hương …
1.2.2 Cấu trúc tác phẩm tiêu biểu
Phân tích cấu trúc để khi học thanh nhạc, HV có thể xử lý được các đoạn nhạc với những tính chất khác nhau, biết phân chia hơi thở theo câu nhạc, tiết nhạc trong tác phẩm
Các ca khúc của nhạc sĩ Huy Thục viết cho giọng nữ cao có cấu trúc
không phức tạp, đa số viết ở hình thức 2 đoạn đơn, như bài Tiếng đàn Ta
lư, Cô gái Pako, Trăng khuyết
Chẳng hạn như bài Tiếng đàn Ta Lư [PL.1; tr 81] có cấu trúc 2 đoạn đơn
Đoạn a: Câu 1 từ ô nhịp 1 đến ô nhịp 8 Câu 2 từ ô nhịp 11 đến ô nhịp 17
Đoạn b: Gồm 3 câu, câu 1: 8 nhịp; câu 2: 8 nhịp: câu 3: 10 nhịp; Coda: 13 nhịp Đây là ca khúc phù hợp với giọng nữ cao màu sắc, tính chất vui hoạt, khỏe mạnh, có âm vực rộng Khi thể hiện ca khúc sử dụng chủ yếu là kỹ thuật hát nảy tiếng, ngoài ra còn sử dụng kỹ thuật hát nhanh, phong cách linh hoạt, âm thanh trong sáng
Ví dụ 1:
Trang 22Bài Cô gái Pako [PL.6; tr 92] được viết ở hình thức 2 đoạn đơn
Đoạn a: Từ ô nhịp 15 đến 23 bắt đầu vào chủ đề tác phẩm được trình bày với đoạn nhạc không phân câu
Từ ô nhịp 23 đến 27 là phần nối chuẩn bị chất liệu cho phần tiếp theo Đoạn b:
Câu 1 từ ô nhịp 28 đến ô nhịp 33 sau đó là phần nối từ ô nhịp 33 đến ô nhịp 37 tính chất tiết tấu được đưa vào nhiều hơn chuẩn bị sự xuất hiện của câu 2, câu 2 từ đó cho đến kết bài
Ví dụ 2
Đây là ca khúc phù hợp với giọng nữ cao màu sắc, khi hát sử dụng kỹ thuật hát nhanh, hát luyến Người thể hiện ca khúc cần phải có kỹ thuật thanh nhạc tốt, âm thanh trong sáng, linh hoạt khi biểu diễn mới có thể truyền tải được hết nội dung tác phẩm
Trang 23Bài Trăng khuyết [PL 2; tr 84] cũng có hình thức cấu trúc 2 đoạn đơn
16 nhịp đầu tiên là phần mở đầu
Đoạn a: Câu 1 bắt đầu từ ô nhịp 16 đến ô nhịp 31 Câu 2 bắt đầu từ
Ví dụ 3:
Về cách lấy hơi của bài Tiếng đàn Ta lư, Cô gái Pako được phân
chia theo tiết nhạc
Cũng vậy các bài viết ở hình thức 2 đoạn như Đợi, Mưa xuân
Bài Đợi [PL.4; tr 88] có cấu trúc:
Đoạn a: 9 nhịp đầu là phần dạo, từ ô nhịp 9 đến ô nhịp 14 là phần mở đầu, từ ô nhịp 16 đến ô nhịp 27 là phần tiếp diễn, từ ô nhịp 29 đến ô nhịp
39 là phần đóng
Đoạn b: Câu 1 từ ô nhịp 39 đến ô nhịp 49 Câu 2 từ ô nhịp 65 đến ô nhịp 87 là nối,từ 87 đến hết là phần kết
Trang 25Bài này đoạn a được nhắc lại 1 lần có thay đổi (a’), đoạn b là sự phát triển chất liệu mới so với a, không có tái hiện Đoạn a’ nhắc lại a nhưng có thay đổi về trường độ ở đầu mỗi câu
Sơ đồ của bài Mưa xuân như sau:
Các bài cấu trúc hình thức 2 đoạn là một lối cấu trúc điển hình trong
âm nhạc cổ điển phương Tây, có cấu trúc mạch lạc, rõ ràng, số nhịp trong các tiết nhạc thường là 2 hoặc 4, tạo sự vuông vắn, khúc chiết trong cấu trúc Xin dẫn một số bài như sau:
Bài Đợi được viết ở hình thức 2 đoạn có tái hiện (a b), cấu trúc rất
cân phương Một đoạn có 2 câu, mỗi câu gồm 2 tiết, mỗi tiết có 2 nhịp
Bài Tiếng đàn Ta Lư ở hình thức 2 đoạn có cấu trúc cân đối, đoạn 1
gồm 2 vế nhạc giai điệu nhẹ nhàng vui tươi, đoạn 2 cũng gồm 2 vế nhưng được mở rộng bằng các thủ pháp mô phỏng
Trang 26Phần 1.2.1 luận văn đã phân tích cấu trúc của một số bài hát của
nhạc sĩ Huy Thục cho giọng nữ cao, với các nội dung về hình thức, câu nhạc, tiết nhạc và sự liên quan về cách lấy hơi trong thanh nhạc Ða số viết
ở hình thức 2 đoạn đơn, gồm 2 câu, một số ít viết ở hình thức 1 đoạn Cấu trúc các bài phần lớn là cân phương Cách lấy hơi chủ yếu dựa theo tiết nhạc, song cũng có vài bài không tuân thủ quy tắc này mà theo quy luật của giai điệu chi phối
1.2.3 Giai điệu
1.2.3.1 Âm vực
Âm vực của tác phẩm thanh nhạc liên quan chặt chẽ đến việc lựa chọn bài hát cho học viên, nếu chọn không hợp về âm vực có thể sẽ dẫn tới kết quả HV không thể hát được Làm sao nốt cao nhất và thấp nhất của bài phải nằm trong tầm cữ giọng của học viên, không nên chọn bài hát có âm vực không phù hợp giọng tự nhiên của học viên Hơn nữa trường hợp bài hát có âm vực quá rộng hay việc chọn bài âm vực quá hẹp so với giọng học viên, nhất là giai điệu không có nốt cao bởi những nốt cao ở cường độ mạnh hoặc thật nhẹ luôn tạo ra mỹ cảm nhờ kỹ thuật tinh tế, mang đến cảm xúc cho người nghe
Âm cao nhất và thấp nhất trong âm vực của bài cũng chỉ là một yếu
tố cần chú ý về âm vực của bài hát Một yếu tố nữa cũng phải tính đến là các nốt trong tuyến của giai điệu chủ yếu nằm ở âm khu nào, có hợp với cữ giọng của người học không Có những bài chỉ hợp với giọng người này mà không hợp với người khác không chỉ bởi phong cách âm nhạc mà còn bởi giai điệu của bài được viết ở âm khu khác nhau có thể gây bất lợi cho người này hoặc thuận lợi cho người kia Điều này rõ nhất với giọng nữ, khi những nốt của bài có nhiều âm ở âm khu chuyển giọng, sẽ rất bất lợi vì âm chuyển giọng (giọng mix) màu thường không đẹp bằng các âm ở âm khu tự nhiên hoặc âm khu giọng đầu
Trang 27Một số ít bài có âm vực hẹp hơn hoặc rộng hơn Bài có âm vực hẹp
nhất là Tiếng hát trên quê hương chỉ trong 1 quãng 8 (c1-c2), bài này để luyện kỹ thuật legato và hát đều giọng ở âm khu trung Bài có âm vực
quãng 9 là Mưa xuân (c1-d2) Bài có âm vực rộng nhất Đợi, trong tầm quãng 13 thứ (g-es2); bài có âm vực khá rộng (quãng 12) là Ơi dòng suối
La la (a-e2) Cả hai bài này đều thuộc thể loại hành khúc và trữ tính, có những quãng nhảy khá rộng và phù hợp với năm thứ 3 và thứ 4 để bật âm thanh, đồng thời luyện mở rộng âm vực giọng hát Các bài còn lại có âm vực rộng quãng 10 hoặc quãng 11
1.2.3.2 Tính chất giai điệu
Đa số các bài hát của nhạc sĩ Huy Thục dành cho giọng nữ cao có giai điệu trữ tình: trữ tình mượt mà, bay bổng hoặc trữ tình sâu lắng… Một
số ca khúc có chất mạnh mẽ thuộc thể loại hành khúc
- Các bài trữ tình mượt mà, bay bổng có thể kể đến những ca khúc
dạng này như Trăng khuyết, Đợi Đây là những bài có giai điệu thường mượt mà, nhiều quãng liền bậc, ít nhảy, tiết tấu bình ổn, nhịp độ andante hoặc andantino, rất phù hợp với cách hát legato Chẳng hạn như câu 1 của bài Trăng khuyết dưới đây cho thấy rõ đặc điểm đó:
Ví dụ 6:
Các bài trữ tình trong sáng có bài Mưa xuân, Đợi Các bài này giai
điệu trữ tình trong sáng bởi đa số viết ở giọng trưởng hoặc đoạn a ở điệu thứ, đoạn b sang điệu trưởng; nhịp độ vừa phải hoặc hơi chậm; giai điệu có
Trang 28thể tiến hành ít liền bậc hơn dạng trên Những bài này cũng chủ yếu sử dụng kỹ thuật hát legato và một số chỗ là kỹ thuật hát ngân dài
Các bài trữ tình sâu lắng là Trăng khuyết, Đợi, Mưa xuân viết ở điệu
thứ, nhịp độ thường chậm hoặc hơi chậm, cách tiến hành quãng trong giai điệu phảng phất buồn man mác hoặc có chất tự sự Dạng bài trữ tình sâu lắng cũng sử dụng kỹ thuật legato
Bài Mưa xuân được viết ở nhịp 3/4, tiết tấu uyển chuyển, nhịp
nhàng, giọng d-moll giai điệu trữ tình tha thiết, ở cuối câu 1 có quãng sáu thứ (d1-b1) và ngân dài 4 phách ở nốt si giáng, tạo cảm giác chơi vơi, hơi tối và buồn; nốt biến âm fis1 cũng tạo cảm giác da diết, chơi vơi cho giai điệu:
- Các bài hành khúc, mạnh mẽ:
Các bài Tiếng hát trên đường quê hương, Chào đường 9 anh hùng
là hai ca khúc có tiết tấu nhịp đi, giọng thứ nên tính chất trầm hùng và phảng phất chất trữ tình, tha thiết
Như vậy, các bài hát của nhạc sĩ Huy Thục cho giọng nữ cao rất phong phú, bao gồm các ca khúc ở dạng trữ tình: mượt mà, sâu lắng, trong sáng, các bài hành khúc, các bài hát nhanh và cả những ca khúc mang âm hưởng ca trù và chèo Xem xét đặc điểm giai điệu của tác phẩm để nhận thấy các bài hát của nhạc sĩ Huy Thục phù hợp việc luyện kỹ thuật legato, marccato và một số bài sử dụng kỹ thuật ngân dài
1.3 Thực trạng việc dạy và học thanh nhạc hệ Trung cấp tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
1.3.1 Vài nét về trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng trong quân đội, ngày 23/9/1955, Bộ quốc phòng, Tổng cục chính trị ra quyết định thành lập trường Nghệ thuật Quân đội Trải qua 76 năm nhà trường không
Trang 29ngừng phát triển, từ trường Trung cấp Nghệ thuật Quân đội đến trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (1995), ngày 3/1/2006 Thủ tướng chính phủ ra quyết định ra quyết định thành lập trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Đây là bước phát triển vượt bậc của nhà trường Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật là trung tâm đào tạo cán bộ, diễn viên, nhân viên văn hóa nghệ thuật cho Quân đội, và góp phần đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời đào tạo cán bộ, diễn viên, nhân viên văn hóa nghệ thuật cho quân đội nhân dân Lào
và Campuchia
Hiện nay, Trường Đại học VHNT Quân đội có 12 khoa, 5 phòng chức năng, 8 tiểu đoàn quản lý học viên, học viên và các ban trực thuộc Giảng dạy các môn chung có các khoa: Quân sự - Thể chất, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Văn hóa cơ bản.Đào tạo các chuyên ngành VHNTcó 09 khoa là: Thanh nhạc, Âm nhạc, Nghệ thuật dân tộc và miền núi, Quân nhạc, Múa, Sư phạm Nhạc - Họa, Sân khấu - Điện ảnh, Viết văn, Kiến thức Nghệ thuật cơ bản, Quản lý Văn hóa
Trường Đại học VHNT Quân đội đào tạo ở ba bậc học là Đại học, Cao đẳng và Trung cấp với các ngành: Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy âm nhạc, Thanh nhạc, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Biên đạo múa, Huấn luyện múa, Đạo diễn sân khấu, Diễn viên kịch - điện ảnh, Diễn viên sân khấu kịch hát, Quay phim, Đạo diễn điện ảnh truyền hình, Sư phạm âm nhạc - Mỹ thuật, Khoa học thư viện, Bảo tàng học, Quản lý văn hóa, Sáng tác văn học, Báo chí
Hình thức đào tạo của trường cũng khá đa dạng: chính quy tập trung; tại chức; liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học; bồi dưỡng tập huấn nghệ thuật cho các đoàn văn công quân đội trong nước và cho một số nước bạn như Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia…
Trang 30Từ khi lên cao đẳng, nhà trường đã mở rộng đào tạo các ngành nghề
và loại hình văn hóa - nghệ thuật cho các đối tượng là con em các dân tộc ít người ở vùng sâu vùng xa Hiện nay nhà trường có chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác văn hóa nghệ thuật cho cán bộ chuyên trách, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp
- Tham gia đào tạo cán bộ, nhân viên văn hóa nghệ thuật và cán bộ chuyên trách các đoàn nghệ thuật cho các nước bạn (nước Cộng hòa Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia)
- Kết hợp đào tạo với việc tham gia các hoạt động văn hóa nghệ
Trang 31thuật phục vụ bộ đội và nhân dân
- Nghiên cứu khoa học các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật phục vụ nhân cho công tác đào tạo và ứng dụng trong thực tiễn
- Hợp tác quốc tế đại học và sau đại học trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
- Đào tạo cán bộ, diễn viên văn hóa nghệ thuật cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và nguồn lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Quá trình phát triển cũng như sự mở rộng phạm vi mở rộng chức năng nhiệm vụ của nhà trường vừa là cơ hội, vinh dự, nhưng cũng là thách thức đối với đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường… Bởi từ những mục tiêu đào tạo các nghệ sĩ, ca sĩ phục vụ trong quân đội, phục vụ cho công tác chính trị của đất nước, nay mục tiêu ấy được mở rộng hơn, kể cả đối với việc đào tạo chuyên ngành thanh nhạc, hệ trung cấp Những nghệ sĩ, ca sĩ được đào tạo tại trường không chỉ phục vụ trong quân đội mà còn được đào tạo trở thành các nghệ sĩ diễn viên cho các đoàn nghệ thuật ngoài quân đội Đội ngũ ca sĩ, diễn viên đã được đào tạo tại trường phải đáp ứng tốt yêu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày một đa dạng của quần chúng yêu âm nhạc, có trình độ kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn vững vàng, kiến thức thẩm mỹ âm nhạc ngày một phát triển nhằm bắt kịp với sự phát triển của xã hội,
và trở thành những “nghệ sĩ - chiến sĩ” trong thời đại mới
Bên cạnh đó là những yêu cầu, đòi hỏi việc nâng cao năng lực, trình
độ sư phạm của đội ngũ giáo viên trẻ đang công tác tại trường, từng bước hoàn thiện quy trình đào tạo theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo xứng đáng với vị trí là Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội của một quốc gia Yêu cầu nhiệm vụ cụ thể trong đào tạo chuyên ngành thanh nhạc
hệ trung cấp của nhà trường như sau:
Phẩm chất đạo đức: Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức
Trang 32và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
Kiến thức: Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và biểu diễn thanh nhạc nói riêng
Kỹ năng: Có kỹ thuật ca hát và có khả năng truyền tải được cảm xúc bài hát, có kỹ năng, bản lĩnh trong thực hành biểu diễn tương xứng với trình độ đào tạo
Từ năm 2007 đến năm 2012, nhà trường đã có những bước phát triển mới về quy mô ngành nghề, không gian đào tạo và lực lượng học viên, hiện nay đã có 49 chuyên ngành đào tạo văn hóa nghệ thuật từ trung cấp, cao đẳng đến đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo lực lượng cán bộ, diễn viên các đoàn nghệ thuật, đoàn quân nhạc, cán bộ nhân viên văn hóa các đơn vị quân đội, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, giáo viên sư phạm nhạc họa cán bộ văn hóa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cán bộ, diễn viên văn hóa nghệ thuật cho quân đội nhân dân Lào và quân đội quốc gia Campuchia Đã tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo của nhà trường với thực tiễn xã hội và đơn vị cơ sở với nhiều loại hình nghệ thuật mới (sân khấu, điện ảnh, viết văn, biên đạo, quay phim…) đáp ứng yêu cầu cuộc sống xã hội Tập trung vào nghiên cứu, biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo ở các cấp bậc từ trung cấp, cao đẳng đến đại học Đại đa số học viên - học viên của nhà trường sau khi tốt nghiệp đều được các đơn vị quân đội đón nhận và cơ bản hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
Trong những năm qua nhà trường đã đào tạo được gần 10.000 học viên, học viên trong đó có gần 4.000 học viên quân sự, có nhiều đồng chí
Trang 33thành đạt và đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi nghệ thuật toàn quân, toàn quốc, tiêu biểu như nghệ sĩ ưu tú Ngọc Lan - Đoàn trưởng Đoàn nghệ thuật Bộ đội biên phòng: 2 huy chương vàng Liên hoan nghệ thuật toàn quân năm 2003, Đ/c Hồng Hạnh huy chương vàng toàn quốc năm 2009; đ/c Phương Mai giải nhất cuộc thi hát thính phòng toàn quốc năm 2009; đ/c Lê Xuân Hảo giải nhất dòng nhạc thính phòng cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm 2009; đ/c Minh Hải giải nhất liên hoan tiếng hát Việt - Trung năm 2010… Trong tổng số học viên của nhà trường, có 1605 học viên là người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa sau khi tốt nghiệp ra trường, các em đã trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tư tưởng văn hóa và công tác dân vận của Đảng ở các địa bàn chiến lược Điển hình như Ysarh Asalyo - đoàn trưởng đoàn nghệ thuật Đam Sam trong Đak Lắc; nhạc sĩ Yfol Ksor nổi tiếng ở Tây Nguyên; NSƯT Đinh Thị Kiều Minh - đoàn trưởng đoàn nghệ thuật tỉnh Lai Châu; Yvol, Agaria và 3 cháu nội của anh hùng Núp, Y Mỹ Châu giải nhất giọng hát truyền hình Hà Nội năm 2009; Lý Mỹ Như giải nhì cuộc thi Sao Mai điểm hẹn 2010… Số học viên dân sự có 2556 học viên (nguồn nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa) trong đó có nhiều học viên tham gia và đoạt giải cao trong các cuộc thi ca nhạc và liên hoan nghệ thuật của toàn quân, toàn quốc và quốc tế Điển hình có Hồ Quỳnh Hương giải thưởng âm nhạc Liên hoan Nghệ thuật Châu Á; Kasim Hoàng Vũ giải nhất Sao Mai điểm hẹn năm 2008; Vương Dung giải nhất Sao Mai điểm hẹn năm 2008; Minh Chuyên giải nhất Sao mai điểm hẹn năm 2010 Với
111 học viên quốc tế, trong đó có nhiều học viên thành đạt, điển hình như Phin Pa - Đoàn trưởng đoàn ca múa nhạc Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Lào; Đoàn trưởng đoàn ca múa nhạc Quân đội Hoàng gia Campuchia …
Nhà trường đã chú trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về Văn hóa nghệ thuật; đã nghiên cứu 2 đề tài cấp Bộ quốc phòng,
Trang 34trong đó có một đề tài đã nghiệm thu đạt loại xuất sắc; 3 đề tài cấp cơ sở trong đó có 2 đề tài nghiệm thu đạt loại xuất sắc Đã biên soạn 33 đầu giáo trình, tài liệu bậc trung cấp, cao đẳng và đại học; sửa chữa, nâng cấp 15 đầu giáo trình, tài liệu; đã in ấn 28 đầu giáo trình, tài liệu Các giảng viên, học viên, học viên đã ứng dụng hiệu quả các giáo trình vào thực tiền, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là trên lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến nhạc cụ; thực hành biểu diễn Nhà trường đã triển khai lắp đặt xong thư viện điên tử giai đoạn một;
tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ và đưa vào sử dụng khai thác Tài liệu nghiệp vụ văn hóa nghệ thuật và trang web điện tử của nhà trường có bước đổi mới về nội dung, hình thức, đảm bảo đúng tôn chỉ mục đích, có giá trị định hướng tư tưởng và những người làm công tác văn hóa nghệ thuật trong toàn quân
Nhà trường đã tổ chức dàn dựng và biểu diễn nhiều chương trình nghệ thuật lớn, có tính tư tưởng, nghệ thuật cao phục vụ các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước, Quân đội và các đơn vị địa phương Để lại ấn tượng tình cảm tốt đẹp, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao (80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, 80 năm ngày thành lập Đoàn thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, , Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 2012…) [36]
Tổ chức biên chế nhà trường thường xuyên được củng cố, kiện toàn; chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên được nâng lên, hầu hết được đào tạo
cơ bản, trình độ đại học gần 40% đều có phẩm chất, sáng tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo văn hóa nghệ thuật Bên cạnh đội ngũ giảng viên cơ bản nhà trường đã cộng tác với hơn
100 nhà giáo là nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo ưu tú, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong và ngoài quân đội tham gia giảng dạy
Trang 351.3.2 Đội ngũ giảng viên thanh nhạc
Trường Đại học VHNT Quân đội là trường đào tạo đa ngành thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật gồm ca múa nhạc, kịch, quản lý văn hóa, điện ảnh, viết văn, báo chí… trong đó đào tạo diễn viên thanh nhạc giữ vai trò chủ lực Giảng dạy thanh nhạc do nhiều khoa trong nhà trường đảm nhiệm, nhưng giảng dạy trung cấp thanh nhạc chuyên nghiệp là nhiệm vụ chuyên trách của Khoa Thanh Nhạc Vì vậy, đánh giá thực trạng giảng dạy thanh nhạc trung cấp chuyên nghiệp tác giả trực tiếp nghiên cứu khoa thanh nhạc
Hoạt động giảng dạy, đào tạo đội ngũ ca sĩ chuyên nghiệp của khoa Thanh nhạc đã, đang và luôn là một trong những thế mạnh của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển của nhà trường Từ hoạt động giảng dạy và tham gia biểu diễn phục
vụ công tác chính trị, tư tưởng, văn hóa của Đảng- Nhà nước - Quân đội, các giảng viên trong khoa đã góp phần không nhỏ trong việc định hình, hoàn thiện định hướng mục tiêu đào tạo văn hóa nghệ thuật của nhà trường trong thời kỳ mới
Trong gần 60 năm đồng hành cùng sự phát triển và trưởng thành của nhà trường, khoa Thanh nhạc đã đạt được những thành quả đáng kể trong hoạt động đào tạo, đã đóng góp cho Quân đội, đất nước một đội ngũ đông đảo những chiến sĩ - nghệ sĩ là ca sĩ, hoạt động tích cực, hăng say, có có hiểu biết trong biểu diễn trong các tác phẩm thanh nhạc, các ca khúc mang tính nghệ thuật và tư tưởng nhân văn, đáp ứng được yêu cầu cơ bản trong thưởng thức âm nhạc của hầu hết quần chúng Tuy nhiên hoạt động giảng dạy thanh nhạc chuyên nghiệp của khoa vẫn chưa kịp thời cập nhật, nghiên cứu đổi mới đáp ứng đòi hỏi và định hướng thẩm mỹ của thực tiễn phát triển âm nhạc hiện nay Đó là sự nghèo nàn về vốn kiến thức của một bộ phận giảng viên thiếu sự nghiên cứu mở rộng, số lượng các tài liệu, tác phẩm thanh nhạc được sáng tác trong giai đoạn mới có tính nghệ thuật cao,
Trang 36sự bằng lòng với những cái đã có, thiếu sự trau dồi kiến thức, sự bảo thủ trong phương pháp giảng dạy Điều đó sẽ dẫn đến sự dậm chân tại chỗ về chất lương đào tạo
Trong hoạt động giảng dạy thanh nhạc những năm gần đây đã đóng góp tích cực trong việc củng cố nâng cao uy tín, vị thế của nhà trường trong đào tạo nghệ thuật cho các đơn vị biểu diễn nghệ thuật trong và ngoài quân đội Góp phần tạo nên những chiến sĩ - nghệ sĩ thực thụ, là những ca sĩ có sức khỏe, sức trẻ, tài năng và tâm huyết với nghề Có được điều đó, một phần từ những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giảng viên khoa Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội hầu hết là những sĩ quan - nghệ sĩ tài năng, có thâm niên công tác biểu diễn và kinh nghiệm giảng dạy thanh nhạc, là những người tâm huyết với nghề, có nhiều cống hiến có xã hội - quân đội trong lĩnh vực ca hát và đạt được nhiều danh hiệu cao quý Nhiều người đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp khoa, cấp trường Nhiều giáo viên đã giành giải cao trong các cuộc thi hát như giảng viên Hà Thúy giải ba thính phòng toàn quốc, giảng viên Bích Việt giải ba thính phòng Miền Bắc, giảng viên Văn Giáp giải nhất giọng hát hay truyền hình
Hà Nội, giảng viên Lê Xuân Hảo giải nhất cuộc thi Sao mai 2010…
Tính từ khi thành lập đến nay, hầu hết các giảng viên giảng dạy ở Khoa Thanh nhạc đều được đào tạo ở nước ngoài và một số đào tạo tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nên có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy tốt công việc đào tạo các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên thanh nhạc cho trường Ngoài ra, hàng năm khoa còn mời nhiều cộng tác viên có uy tín
và trình độ cao như: GS.NSND Nguyễn Trung Kiên, NSND Quang Thọ, NSƯT Quang Huy, NSƯT Mạnh Tuấn, NSƯT Thanh Vinh, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương… Các giảng viên của nhà trường có trình độ chuyên môn tốt đã về hưu cũng được mời tham gia giảng dạy như trước đây có
Trang 37NGƯT Hồ Mộ La, hiện nay là NSƯT Minh Đức, NSƯT Ma Bích Việt, NSƯT Kim Phúc…
Hiện nay số lượng giảng viên thuộc biên chế của nhà khoa là 10 giảng viên, số lượng giảng viên cộng tác là 12 - 15 giảng viên, hầu hết các giảng viên cộng tác giảng dạy thanh nhạc tại khoa đều là những NSND, NSUT, NGUT, Thạc sĩ biểu diễn thanh nhạc, có kiến thức và kinh nghiệm biểu diễn, giảng dạy thanh nhạc phong phú
Chất lượng giảng viên biên chế của khoa:
Tuy vậy đội ngũ giảng viên của khoa vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của một trường đại học, còn thiếu hụt nguồn kế cận cho những năm tiếp theo Phương pháp dạy thanh nhạc của đội ngũ giảng viên chưa thực sự thống nhất Kinh nghiệm và trình độ sư phạm của đội ngũ giảng viên vẫn còn có khoảng cách, chưa đồng bộ và hạn chế trong công tác nghiên cứu chuyên sâu, chưa đáp ứng kịp thời mục tiêu, yêu cầu phát triển của nhà trường trong tình hình mới
Cụ thể, giáo viên còn một số bất cập trong nghiệp vụ sư phạm, chưa
Trang 38thể đáp ứng các kỹ năng phân tích tacs phẩm, lựa chọn kiến thức cơ bản và trọng tâm, kỹ năng xác định, lựa chọn và sử dụng phương pháp dảng dạy hướng dẫn cách thức cho học sinh học tập, kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới
Đối với những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong biểu diễn và giảng dạy thanh nhạc, hầu hết những kiến thức truyền lại cho học sinh là những kiến thức cơ bản truyền thống, thiếu sự cập nhật mới, ít đổi mới trong nội dung và phương pháp giảng dạy, áp dụng một cách máy móc giáo trình cũ trong giảng dạy dẫn đến việc không phát huy hết được khả năng của học sinh
Đối với những giảng viên trẻ, tuy cũng có kinh nghiệm biểu diễn, nhưng ít kinh nghiệm giảng dạy, chưa tập trung cho việc nghiên cứu, ít có thời gian cho việc cập nhật những phát triển trong lĩnh vực âm nhạc hoặc những phương pháp giảng dạy cũng chỉ là những thử nghiệm bước đầu, thiếu trình tự và chưa được công nhận
1.3.3 Thực trạng việc dạy và học thanh nhạc hệ trung cấp
Trong quá trình đào tạo thanh nhạc hệ trung cấp của trường ĐHVHNT Quân đội,gần đây theo thống kê cho thấy học viên nữ luôn chiếm số lượng nhiều hơn học viên nam, đáng chú ý là giọng nữ cao chiếm phần lớn Trong đó, phổ biến nhất là giọng nữ cao trữ tình Giọng
nữ cao kịch tính và giọng nữ cao màu sắc cũng có nhưng chiếm số lượng không nhiều
Về mức độ đồng đều ở giọng nữ cao cũng có những điều kiện chung giống như các giọng hát khác Tuy cùng được xác định là giọng nữ cao nhưng mỗi học viên lại có mức độ khác nhau về kỹ năng thanh nhạc và màu giọng Đa số các em đều ở độ tuổi từ 18 trở lên, thuận lợi cơ bản ở độ tuổi này là các em đã có giọng hát tương đối ổn định, đã qua thời kỳ vỡ giọng Có những học viên được đào tạo ngắn hạn, cũng có những học viên
Trang 39chưa được học qua trường lóp, chỉ là giọng hát bản năng sẵn có, có giọng
nữ vang, dày, khỏe cũng có những giọng nữ mảnh, mờ, yếu, Đây là một thực tế mang lại không ít khó khăn cho giảng viên cũng như học viên trong quá trình dạy và học bộ môn thanh nhạc
Ở năm học thứ nhất, với các em có giọng nữ cao, do kiến thức và kinh nghiệm bản thân của các em còn hạn chế nên khi hát các âm khu cao các em chưa thực hiện tốt, dẫn đến chưa đạt được hiệu quả khi thể hiện ca khúc
Đề làm rõ nguyên nhân của thực trạng này, chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát tìm hiểu thực trạng dạy và học thanh nhạc cho học viên giọng nữ cao Trong quá trình thực hiện cuộc khảo sát, chúng tôi đã tiến hành dự giờ, sử dụng phiếu điều tra và đàm thoại với một số GV tham gia giảng dạy bộ môn thanh nhạc
Trước tiên, chúng tôi tiến hành dự giờ dạy thanh nhạc của các nhóm
SV khóa H38 Đây là những SV năm thứ nhất, đang học tín chỉ 1 Quan sát quá trình giảng dạy chứng tôi thu được kết quả dự giờ như sau:
Phương pháp sử dụng: Phương pháp thuyết trình, phương pháp thị phạm, phương pháp trình diễn tác phẩm, phương pháp hướng dẫn thực hành luyện tập, phương pháp sử dụng phương tiện dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá
Phương tiện dạy học: Đàn Piano, giáo trình giảng dạy thanh nhạc, bản nhạc, bút Ngoài ra một số nhóm giảng viên có sử dụng đĩa nhạc, loa
Trang 40Nội dung giảng dạy: Trong khi luyện thanh giảng viên hướng dẫn học viên thực hiện những kỹ thuật thanh nhạc như: hơi thở, tư thế đứng, khẩu hình, vị trí âm thanh bị sâu, bí, cao độ chưa chuẩn Với những học viên có giọng nữ cao trong nhóm, trong khi luyện thanh các giảng viên chú trọng cho những mẫu luyện phù hợp với quãng giọng, đặc điểm của giọng, hát mở khẩu hình, hơi nén chặt, mà không hướng dẫn cụ thể lưỡi, môi, hàm ếch
Trong quá trình vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc vào bài hát, GV thực hiện với từng cá nhân Trước tiên GV yêu cầu học viên xác định giọng điệu, âm vực, nội dung và tính chất của bài hát Tuy nhiên, GV chưa yêu cầu SV chỉ ra những âm khu cao trong bài để khi hát sẽ chú ý vị trí đó Trong khi hướng dẫn SV sửa bài, GV chủ yếu nhắc nhở về khẩu hình, hơi thở, nét mặt, tư thế, cao độ, sắc thái Nhìn chung trong quá trình thể hiện bài hát, đa số SV thực hiện đúng tư thế, biết cách lấy hơi, hát chính xác nhưng khi hát ở âm khu cao, âm thanh nghe chưa tới, không sáng, mượt
mà, bay bổng do chưa nắm rõ và hiểu sâu về vấn đề kiểm soát hơi thở, khẩu hình và vị trí âm thanh
Hoạt động của học viên: Qua khảo sát, trung bình một nhóm học thanh nhạc được chia từ 10 - 12 học viên/buổi học Mỗi tiết học giảng viên hướng dẫn 2 em trong thời gian 50 phút Học viên học theo hình thức cá nhân, những học viên khác ngồi dưới nghe, quan sát Đa số các em học viên sau khi được giao bài sẽ được giảng viên hướng dẫn cách vỡ bài Hầu hết khả năng tiếp thu kiến thức môn học của các em là không đồng đều, có những học viên tiếp thu nhanh, giọng hát tốt, nắm bắt được kiến thức một cách chủ động, bên cạnh đó cũng có những học viên giọng hát yếu, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không linh hoạt trong giờ học
Hiện nay khoa thanh nhạc đang đảm nhiệm đào tạo thanh nhạc ở các bậc học: Đại học hệ 4 năm, đại học hoàn thiện hệ 2 năm, cao đẳng 2 năm